Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

32 đề ôn thi tuyển sinh 10 môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.99 KB, 20 trang )

ĐỀ 1
Câu 1 (4,0 điểm):
Suy nghĩ của em về ý nghĩa của bài thơ dưới đây:
Nơi dựa (tác giả Nguyễn Đình Thi)
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có ánh nhìn riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng
bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những
thử thách.
Câu 2 (6,0 điểm)
Bàn về tác động to lớn của văn học đối với tâm hồn con người, có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác
phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”.
Hãy nói về thứ ánh sáng riêng mà em cảm nhận được từ bài thơ Ánh trăng
ĐỀ 2
Phần I (6.0 điểm):
Cho đoạn thơ sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.


(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
1.Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
2.Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?
3.Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng
từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân
tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó.
4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những
phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động
và một phép thế để liên kết (gạch dưới câu bị động và từ ngữ sử dụng trong phép thế).
Phần II (4.0 điểm):
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê):
Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng
300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như


lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần
này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.
Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng
không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các
bạn tôi không quay về?...
(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)
1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên.
3. Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn
đó.
4. Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi
sao xa xôi và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về
sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống hiện nay.
ĐỀ 3

Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau:
“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ
đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải,
người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi .”
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Đây là lời của nhân vật nào?
b. Ý nghĩa lời nói của nhân vật?
Câu 2. (3,0 điểm)
Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu
thương, dìu dắt của thầy cô giáo.
Suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(“Bếp lửa”- Bằng Việt)
ĐỀ 4
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm hội thoại về chất?


A. Nói nhăng nói cuội.
C. Ăn đơm nói đặt.
B. Khua môi múa mép.
D. Ăn không nói có.
Câu 2. Trong câu “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ
Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết.” (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn
Đồng), tác giả đã dùng phép tu từ nào ?
A. So sánh.
C. Ẩn dụ.
B. Liệt kê.
D. Hoán dụ.
Câu 3. Câu văn nào sau đây chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá!
B. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.
C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi dã ngoại.
D. Ô kìa, trời mưa.
Câu 4. Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc thành phần nào của câu?
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
A. Phụ chú.
C. Khởi ngữ.
B. Chủ ngữ.
D. Tình thái.
Câu 5. Từ “nhưng” trong đoạn văn: “Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm.
Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn
Quang Sáng) chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu văn trên?

A. Quan hệ bổ sung.
C. Quan hệ nhượng bộ.
B. Quan hệ tương phản.
D. Quan hệ nguyên nhân.
Câu 6. Dựa vào từ ngữ in đậm, hãy cho biết câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào?
“Còn trời còn nước còn non
Còn cô báo rượu anh còn say sưa.”
A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa.
C. Dùng từ nhiều nghĩa.
B. Dùng từ ngữ cùng trường từ vựng.
D. Dùng từ đồng âm.
Câu 7. Câu văn “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”
là kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp?
A. Câu đặc biệt.
C. Câu rút gọn.
B. Câu ghép.
D. Câu đơn.
Câu 8. Trong các từ “xuân” sau đây (Truyện Kiều - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân.
C. Làn thu thủy nét xuân sơn.
B. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
D. Ngày xuân con én đưa thoi.
PHẦN II – TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
a) (0,5 điểm). Hãy ghi lại tên 2 tác phẩm đã được học có cùng hoàn cảnh sáng tác với tác phẩm
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật), ghi rõ tên tác giả?
b) (0,5 điểm). Hình ảnh “Bắt tay qua cửa kính vỡ” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” gợi
cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về đề tài người lính?
Chép lại câu thơ đó và ghi rõ tác giả, tác phẩm?
c) (1,0 điểm). Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của người lính.



Miêu tả 2 cử chỉ ấy, các tác giả muốn nói gì về tình đồng chí đồng đội?
Câu 2: (1,5 điểm).
Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt”,“học tủ”.
Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên bằng một đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng giấy
thi.
Câu 3: (4,5 điểm). Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm
nhà trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
ĐỀ 5
Câu 1: (1 điểm)
Trong truyện Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ
nhưng tự nhiên, hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
Câu 2: (1 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên:
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…
Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất.
Toàn là sai sự mục đích cả.”
Ông Hai nói: “ làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào?
Trong câu nói,ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng?
Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) với chủ đề: Lời xin lỗi. (Trong đó sử
dụng lời dẫn trực tiếp hoạc gián tiếp)
Câu 4: (5 điểm)
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
ĐỀ 6
Câu 1: (1.0 điểm) Cho đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
a. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ
đó.
b. Nếu được chép chính xác, đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển của từ “lá” trong các trường hợp sau:
a.
Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
b. Công viên là lá phổi của thành phố.
(Sách Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 3: (3.0 điểm) Viết 1 bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết.
Câu 4: (5,0 điểm) Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn


Quang sáng.
ĐỀ 7
Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn:
... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng
trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu.
Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe
với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
(Ngữ văn 9, tập một)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả?
b. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có ý
nghĩa gì?
c. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn? Cho biết tên của thành phần biệt lập đó?

Câu 2. (3,0 điểm)
.... Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ...
(Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một)
Từ lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, hãy viết một bài văn với chủ đề “Niềm
tin”.
Câu 3. (5,0 điểm)
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập một).
ĐỀ 8
Phần I (4 điểm)
Mở đầu một khổ thơ có câu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
1. Hãy chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ. Khổ thơ em vừa chép
nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
2. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng - phân - hợp nêu rõ ý nghĩa hình
ảnh vầng trăng trong bài thơ, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch dưới lời dẫn trực tiếp)
Phần II: (4 điểm)
Lại một đợt bom. Khói lùa vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bay giờ thật vắng.
Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang
bắn.
(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi, SGK Ngữ văn 9, tập hai. NXB Giáo dục)
1. Cách đặt câu trong đoạn văn có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với
việc diễn tả nội dung của đoạn văn.
2. Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) giới thiệu tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm Những ngôi
sao xa xôi.

Phần III (2 điểm)
Trong chương trình chuyển động 24 giờ phát sóng ngày 04/05/2016 trên VTV1 Đài truyền hình
Việt Nam đã đưa nhanh phóng sự: Dư âm biển sau những ngày nghỉ lễ khiến chúng ta giật mình.
Bằng hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó (khoảng nửa trang giấy


thi).
ĐỀ 9
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế
rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng
rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
(Ngữ văn 8, tập hai, trang 49, NXBGD 2004)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Em hiểu từ “thắng địa” trong đoạn văn đã cho như thế nào?
c) Hãy xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi.
d) Hãy chỉ rõ phép thế liên kết câu trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
Khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt viết:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu”
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ.
b) Những câu thơ vừa chép nói lên nội dung gì?
c) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của

Lê Minh Khuê.
ĐỀ 10
Câu 1 (3 điểm)
Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm
vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt dễ
chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà
lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
Đọc kỹ đoạn văn trên rồi thực hiện những yêu cầu sau:
1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của ai?
2. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào?
3. Kể tên các nhân vật trong tác phẩm. Cho biết công việc của họ là gì?
4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
5. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn.
Câu 2: (3 điểm)
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Từ khát vọng sống của nhà thơ Thanh Hải trong khổ thơ trên, hãu trình bày suy nghĩ của em về
lẽ sống của thế hệ trẻ hiện nay


Câu 3 (4 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Người đồng minh thương lắm con ơi
Cao do nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
ĐỀ 11
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 2/3 trang
giấy thi) nêu những suy nghĩ và cảm nhận của em về quê hương.
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau đây:
Biểu giá cho tình mẹ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và
đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
– Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn
– Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn
– Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn
– Trông em giúp mẹ: 1 ngàn
– Đổ rác: 1 ngàn
– Kết quả học tập tốt: 5 ngàn
– Quét dọn sân: 2 ngàn
– Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút
lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
– Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
– Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
– Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
– Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.
Và giá trị hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ
và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn:
“Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”.

(Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008)
Câu 3. (5,0 điểm)
Hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy.
ĐỀ 12
Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn 4 dòng thơ đầu bài “Cảnh ngày xuân”(Truyện Kiều) của
nguyễn Du.
Câu 2 (1 điểm): Trong hai câu thơ sau:
Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà


Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Có thể coi đây là hiện
tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận theo các lập luận diễn dịch (khoảng 10 - > 12
dòng) nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
ĐỀ 13
Phần I (3đ)
Câu 1. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, khi bị Trương Sinh nghi là
“thất tiết”, mắng nhiếc đuổi đi, Vũ Nương đã nói:
“ – Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm
gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu
xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”
Những hình ảnh được dùng trong lời nói của Vũ Nương có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện tâm
trạng của nàng như thế nào?
Câu 2. Nói về việc Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn, có ý kiến cho rằng nàng hành động
như vậy là ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến đứa con của mình. Em có đồng ý với
ý kiến đó không? Vì sao?

Phần II (7đ)
Kết thúc bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Câu 1. Nêu nội dung khái quát của đoạn thơ trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
Câu 2. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong các câu thơ trên.
Câu 3. Trong khổ thơ đó, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu hiệu quả diễ đạt của biện
pháp nghệ thuật ấy trong khổ thơ.
Câu 4. Tại sao trong bài “Ánh trăng”, Nguyễn Duy không viết hoa chữ cái đầu câu 2, 3, 4 ở mỗi
khổ thơ?
Câu 5. Qua bài thơ “Ánh trăng” và những hiểu biết của em về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn
văn theo phép lập luận diễn dịch có độ dài khoảng 15 câu, trình bày suy nghĩ của em về những
lần “giật mình” của con người trong cuộc sống. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một thành
phần biệt lập phụ chú. Gạch chân câu ghép và thành phần phụ chú và chú thích xuống cuối đoạn
văn.
ĐỀ 14
Phần I: (7 điểm)
Cho câu thơ: “Không có kính, rồi xe không có đèn”.
Câu 1: Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ. Hãy cho biết khổ thơ em vừa chép ở
tác phẩm nào? Tác giả là ai? Được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt?
Câu 3: Trong khổ thơ vừa chép, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích hiệu quả
nghệ thuật của phép tu từ đó.
Câu 4: Từ nội dung khổ thơ trên, em cảm nhận như thế nào về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày


nay. Trình bày bài viết không quá 1 trang giấy thi. Trong bài có sử dụng một câu ghép chính phụ.
(Gạch chân và chỉ rõ).

Phần II: (3 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của
Nguyễn Thành Long
ĐỀ 15
Câu 1: (2,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“…Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ
chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai
cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng
nổi trội”.
(Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD )
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu nào?
c. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người
là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?.
Câu 3: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn đoạn thơ sau:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 – Tập I)
ĐỀ 16
Câu 1 (2,0 điểm
“… Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường…”
Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác?
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 2 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:
“Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác”
Câu 3 (5 điểm): Vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
ĐỀ 17
Phần I (4.0 điểm) Cho đoạn văn sau:
(1) Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.(2) Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt
gian đấy ư ? (3) Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? (4) Khốn nạn, bằng ấy tuổi
đầu ...(5) Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:


- (6) Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước
để nhục nhã thế này.
(Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2015)
Câu 1: Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác
của tác phẩm đó?
Câu 2: Xác định những câu là lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Những lời độc thoại nội
tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật “ông lão” trong tác phẩm được xác định ở
câu hỏi 1 (viết không quá nửa trang giấy thi).
Phần II (6.0 điểm)
Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa…
Câu 1: Chép tiếp 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Nêu tên tác giả của bài thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng.
Câu 3: Hãy viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (từ 10-12 câu) nêu
cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép ở câu hỏi 1. Đoạn văn có sử dụng phép thế và câu có

thành phần phụ chú. Gạch chân dưới thành phần phụ chú và phép thế.
Câu 4: Từ lời tâm sự của người cha với con trong bài thơ trên, cùng với những kiến thức xã hội
mà em có, hãy nêu thái độ và tình cảm mà mỗi người cần có với gia đình và quê hương (viết từ
5-7 dòng).
ĐỀ 19
Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“(1) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. (2) Có
chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một
đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. (3) Có chiếc lá như con chim
bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái
giây nằm phơi trên mặt đất. (4) Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn
gió thoảng (…).”
(Khái Hưng, Ngữ văn 6, tập hai, trang 42)
1.1 Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? Vì sao?
1.2 Xét về cấu tạo, các câu (2), (3), (4) trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu
đó trong đoạn văn?
Câu 2: Đọc hai câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện 1
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất,
đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành
ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ
trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả
không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt
cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những
bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
Câu chuyện 2
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách
không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại



của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách
tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai
lấp lánh tuyệt đẹp...
2.1. Hãy đặt một nhan đề chung thể hiện hàm ý của cả hai câu chuyện trên.
2.2. Bằng một văn bản (dài không quá một trang rưỡi giấy thi), trong đó có sử dụng một khởi
ngữ và một câu hỏi tu từ (gạch chân, xác định), hãy nêu suy nghĩ về bài học cuộc sống em nhận
được từ hai câu chuyện.
Câu 3:
“Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một áng riêng, () và chiếu tỏa lên mọi việc
chúng ta sống, (…) làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
(Nguyễn Đình Thi, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 14)
Từ việc tìm hiểu các ý kiến trên, hãy viết về “lời gửi” của một tác phẩm trong chương trình Ngữ
văn lớp 8 hoặc lớp 9 đã làm “thay đổi hẳn” cách “nhìn”, cách “nghĩ” của em về con người và
cuộc sống.
ĐỀ 20
Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến
không thể được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi,
giọng lạc hẳn đi:
Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ...”
(Làng – Kim Lân )
a. Đoạn văn trên viết về nhân vật nào? Em hãy tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn
văn trên.
b. Dấu chấm lửng trong câu văn: “Hay là chỉ lại ...” có tác dụng gì?
Câu 2 (3 điểm):
Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ông Vũ Khoan viết: “Sự chuẩn bị bản thân con người là

quan trọng nhất.”
(Sách Ngữ văn lớp 9, tập hai-NXB Giáo dục, 2006, tr.27)
Viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.
Câu 3 (5 điểm):
Suy nghĩ về cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác được thể hiện trong đoạn thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ .
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
ĐỀ 21
Phần I: (3 điểm)


Cho khổ thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
1. Em hãy nêu tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ bài thơ.
2. Khổ thơ có những từ ngữ chỉ dấu cho nhan đề bài thơ. Hãy chỉ ra những từ ngữ ấy và
giải thích vì sao?
Phần II: (3 điểm)
Cho câu văn sau: “Trong bài “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá
vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với
chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Coi câu văn trên là câu chủ đề, chọn một khổ thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của
Viễn Phương, viết đoạn văn từ 8-10 câu, có một câu sử dụng thành phần biệt lập, để làm sáng tỏ
nhận định ấy.
Phần III: (4 điểm)
Đọc kĩ câu chuyện sau và viết đoạn văn 15-20 câu cho biết em cảm nhận được gì qua nội
dung câu chuyện, nhất là giờ đây em đang đứng trước một kì thi đòi hỏi bản thân phải nỗ lực rất
nhiều.
"Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị
tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua
100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước. Trừ một cậu bé, cậu ngã liên tục trên
đường đua, cậu bé đã bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại
nhìn. Sau đó tất cả đều quay trở lại không trừ một ai! Một cô bé bị hội chứng Down dịu dàng cúi
xuống hôn cậu bé và nói: “Như thế này em sẽ thấy tốt hơn”. Cô bé nói xong cả chín người cùng
khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay
hoan hô không dứt. Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau".
(Theo "Quà tặng trái tim", NXB Trẻ 2003)
ĐỀ 22
Phần I (6,5 điểm)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1. Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là
thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?
2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy
trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu
chốn này) của bài thơ.
3. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong
nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.

4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của
tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu
ghép và từ ngữ dùng làm phép nối).
Phần II (3,5 điểm)


Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan):
...Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai với các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp
đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý
nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới
- nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1. Văn bản chưa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa
đặc biệt gì?
2. Theo em tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước?
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một thói quen
tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.
ĐỀ 23
Phần I: (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“…Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm
hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác
ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả của
đoạn trích?
2. Đoạn văn trên là lời nói của ai? Ở đâu? Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn
học cổ?
3. Qua những câu văn trên em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn
học cổ? Do ai viết? Mục đích viết?
4. Nội dung của đoạn văn trên nói lên điều gì?
Phần II: (7 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
1. Bài thơ “Bếp lửa” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
2. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu? Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “Bếp lửa” mà
tác giả nhắc tới?
3. Tình cảm gia đình hòa quyện trong tình yêu quê hương, đất nước là một đề tài quen thuộc
được thể hiện trong bài thơ. Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ
văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả?
4. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 13->15 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người
bà trong bài thơ “Bếp lửa”. trong đó có sử dụng câu cảm thán.
5. Bằng những hiểu biết của em, hãy nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ
trong thời đại hiện nay.
ĐỀ 24
I. Phần văn - Tiếng việt
Câu 1: Phần tiếng Việt (1,5 điểm)
a. Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại. (0,5 điểm)
b. Lấy 1 ví dụ vi phạm về phương châm về lượng, 1 ví dụ về vi phạm phương châm về chất. Chỉ
ra lỗi vi phạm trong mỗi ví dụ ấy (1,0 điểm)
Câu 2: Phần văn bản (1 điểm)
Chép theo trí nhớ 4 câu thơ đầu văn bản: "Cảnh ngày xuân" (Trích: "Truyện Kiều" của Nguyễn


Du - Ngữ Văn 9, tập 1) và khái quát ngắn gọn nội dung chính của 4 câu thơ ấy.
II. Phần Tập làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội (2,5 điểm)
"Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta".
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2: Nghị luận văn học (4,5 điểm)

Vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
ĐỀ 25
PHẦN I: (7 đ)
Cho khổ thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Câu 1 (2đ):
Nêu xuất xứ bài thơ có khổ thơ trên?
Nêu ý nghĩa của các hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trên?
Câu 2 (4đ):
Viết một đoạn văn có dùng phép nối, trình bày nội dung theo kiểu tổng - phân - hợp, phân tích
hiệu quả của phép tu từ điệp ngữ trong khổ thơ trên.
Câu 3 (1đ):
- Chép lại hai câu thơ có cặp hình ảnh mặt trời trong một đoạn thơ mà em đã được đọc thêm
trong chương trình ngữ văn lớp 9.
- Mặt trời thứ hai trong đoạn thơ ấy được dùng với nét nghĩa gì?
PHẦN II (3đ)
Viết một đoạn văn, trình bày nội dung theo kiểu quy nạp, có dùng thành phần tình thái, nội dung
nêu vai trò của ngôi kể trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
ĐỀ 26
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án
đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Lành lạnh
C. Lấp lánh
B. Cỏ cây
D. Xôm xốp

Câu 2: Trong câu thơ “Vầng trăng đi qua ngõ.”, tác giả Nguyễn Duy sử dụng biện pháp tu từ:
A. So sánh.
C. Ẩn dụ.
B. Hoán dụ.
D. Nhân hóa.
Câu 3: Câu văn “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều
đó.” (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ?
A. Hai
C. Bốn
B. Ba
D. Năm
Câu 4: Câu “Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.” có sử dụng:
A. Thành phần gọi – đáp.
C. Thành phần phụ chú.
B. Thành phần tình thái.
D. Thành phần cảm thán.
Câu 5: Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?


A. Phương châm quan hệ.
C. Phương châm về chất.
B. Phương châm cách thức.
D. Phương châm về lượng.
Câu 6: Trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức.” (Kim Lân), ngoài thành phần chính còn có:
A. Thành phần trạng ngữ.
C. Thành phần phụ chú.
B. Thành phần khởi ngữ.
D. Thành phần gọi – đáp.
Câu 7: Các câu “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.” (Nguyễn
Thành Long) đã sử dụng phép liên kết:

A. Phép lặp từ ngữ.
C. Phép thế.
B. Phép nối.
D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng
con bé chẳng bao giờ chịu gọi.” (Nguyễn Quang Sáng) thuộc kiểu câu:
A. Câu đơn.
C. Câu ghép.
B. Câu đặc biệt.
D. Câu rút gọn.
Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được
10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc
một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy
một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một
mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng
cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc
kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi
thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi
đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để
trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách
đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường
thấp kém…
Và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)
b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn văn? (1,0
điểm)
c) Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm)
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)

Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không
chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn
khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?

ĐỀ 27
Phần I (4.0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng


như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập I , NXB Giáo Dục, 2014)
1. Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh sáng tác ấy có ảnh hưởng
thế nào đến chủ đề của bài thơ?
2. Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả đã viết “vầng trăng
tròn”; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Theo em, việc
lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
3. Từ ý nghĩa của bài thơ Ánh trăng cùng với những kiến thức xã hội mà em có, hãy trình bày
suy nghĩ của em về đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” (trong khoảng nửa trang giấy thi).
Phần II: (6.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
"... Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy
một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây,

tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng
chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao
người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên
bật cười khanh khách:
- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh
Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng,
ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã
ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng
nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả,
khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền
với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi,
cháu buồn đến chết mất...."
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015)
1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết
ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
2. Tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
3. Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trách trên?
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh
niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và
phép lắp để liên kết (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Chỉ ra
kiểu lập luận của đoạn văn đó.
ĐỀ 29
Câu 1: (4,0 điểm) Hãy chia sẻ suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện dưới đây:
LẠNH


Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh.
Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy

một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh
đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng
bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ,
nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo
béo ị và giàu có kia?”. Người đàn ông giàu có lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay,
phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng
đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những
nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”.
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh
ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước”.
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi.
Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều
đã chết cóng.
(Theo www.sgd.edu.vn/hat-giong-tam-hon/)
Câu 2: (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm: Lặng
lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Mùa xuân nho nhỏ
(Thanh Hải), Sang thu (Hữu Thỉnh).
ĐỀ 30
Câu 1: (4 điểm)
Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được hơn nữa có thể là
điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình.
Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau
này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo.
Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả
năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với
cảm xúc của riêng bạn...
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô)
Mượn lời nhân vật Bêtô, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã đưa ra quan niệm về ước mơ. Em có đồng
ý với quan niệm về ước mơ này không? Hãy viết bài văn trao đổi với tác giả để bày tỏ ý kiến của

mình.
Câu 2: (6 điểm)
Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
Như những cây quá thẳng, chim không về.
(Chế Lan Viên, Sổ tay thơ)
Em hãy chọn 2 trong 4 tác phẩm: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật), Con cò (Chế Lan Viên), Nói với con (Y Phương) để làm rõ ý kiến trên.
ĐỀ 31
Câu 1. (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại
dội lên trong tâm trí ông.


Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó
theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay
đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình…
a. Nêu nội dung của đoạn văn?
b. Câu văn “Hay là quay về làng?…” thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói?
Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì?
Câu 2. (3 điểm).
Từ nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, em hãy viết bài
văn ngắn (15 đến 20 dòng) bàn về lẽ sống đẹp của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (4 điểm).
Cảm nhận về lời tâm tình của người cha với con trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
ĐỀ 32
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Em hiểu gì về bút pháp nghệ thuật ước lệ được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng khi gợi tả vẻ
đẹp của chị em Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều”? Tìm câu thơ có sử dụng bút pháp
nghệ thuật ước lệ trong bốn câu thơ sau:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
b) Đoạn văn sau được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa
của văn bản đó.
“Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không
ghìm nổi xúc động.”
Câu 2: (3,0 điểm)
a) Xác định lỗi dùng từ trong mỗi câu sau và sửa lại để có những câu đúng:
a1. Bạn có yếu điểm là chưa tự tin trước đông người.
a2. Qua bài thơ “Nói với con” cho ta hiểu thêm về sức sống của một dân tộc miền núi.
a3. Nguyễn Duy là một nhà thi sĩ tài hoa.
b) Giải nghĩa thành ngữ “nói có sách, mách có chứng”. Cho biết thành ngữ này liên quan
đến phương châm hội thoại nào ? Nêu nội dung của phương châm hội thoại đó.
PHẦN II: LÀM VĂN (5,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ trong bài thơ “Bài thơ
về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.



ĐỀ 33
I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến
nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không
thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm)
2. Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta,
bụng dạ ắt khác”? (0,25 điểm)
3. Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ
trong câu ấy? (1,0 điểm)
II. Làm văn: (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy
can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một hế giới kì diệu sẽ mở
ra”
(Trích Cổng trường mở ra – Lý Lan, theo Ngữ văn 7, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam – 2014)
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ
khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi
học?
(Bài làm không quá 01 trang giấy thi)
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
[…]

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh, theo Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam - 2014)
ĐỀ 34
Câu 1: (1,0 điểm)
Giải nghĩa các thành ngữ sau: hứa hươu hữa vượn, dây cà ra đây muống.
Các thành ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2: (1,0 điểm)
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Hoàng Trung Thông – Bài ca vỡ đất)
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định câu ghép trong trích dẫn dưới đây:


“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng xanh thẳm như dâng
cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa,
biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…”
(Theo Vũ Tú Nam – Biển đẹp)
Câu 4: (2,0 điểm)
Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh hải, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005,

trang 56)
Câu 5: (5,0 điểm)
Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về đức tính trung thực.



×