Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÍCH hợp KIẾN THỨC LIÊN môn văn 6 sự TÍCH hồ gươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.67 KB, 6 trang )

HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học: Ngữ ăn 6 kì 1 - SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC
A. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu
biểu của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm (có sự so sánh với các dị bản khác nhau
của truyền thuyết này).
- Liên hệ với kiến thức môn lịch sử nhằm giúp học sinh nắm được tên
những địa danh cụ thể trên đất nước mà hiện nay được coi là di tích lịch sử liên
quan tới truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Vận dụng kiến thức lịch sử để giúp học sinh hiểu được một số sự kiện
lịch sử liên quan tới cuộc đấu tranh chống giặc Minh xâm lược ( ở đầu thế kỉ TK
XV) của nhân dân ta.
B. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức liên môn: Văn học - Văn học, Văn học Lịch sử, Văn học - Địa lý, Văn học - GDCD, Văn học - Âm nhạc, Văn học – Mĩ
thuật, để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
C. Thái độ: Liên hệ với môn GDCD: Bài 4( tiết 4)- Bảo vệ hòa bình; Bài 7
(tiết 7,8) - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Bài 17 ( tiết 31):
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong GDCD 9) ; Bài 7 (tiết 8)- CD7: Đoàn kết tương
trợ; Bài 14 (tiết 22)- CD7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; nhằm
giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc.
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Học sinh lớp 6 - Trường PTDTBT-THCS Sủng Trái (những sinh học
giỏi, khá và quan tâm đến chủ đề, có ý thức tìm tòi nghiên cứu và có nguyện vọng
muốn tham gia chủ đề).
- Số lượng học sinh tham gia: 38 học sinh.
4. Ý NGHĨA BÀI HỌC
Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết địa danh - loại truyền thuyết giải thích
nguồn gốc trực tiếp những tên núi, tên sông, hồ..., nguồn gốc hình thành những
vùng đất, địa bàn cư dân nào đó, thiêng liêng hòa những địa danh không gian
được kể. Nhưng đây cũng là truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi. Vì vậy văn


bản Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cho các em vốn
hiểu biết sâu rộng về kho tàng văn học dân gian của dân tộc.
-Hơn hết, với việc dạy và học thể loại truyền thuyết, không chỉ người dạy
mới được tiếp cận nhiều dị bản khác nhau của thể loại này để củng cố cho chính
mình kiến thức văn hóa xã hội sâu rộng mà còn được mở rộng tầm hiểu biết về
các vị anh hùng thời dựng nước và giữ nước. Vận dụng kiến thức lịch sử trong
giảng dạy truyền thuyết này sẽ giúp cho các em hiểu được bối cảnh lịch sử và đời
sống nhân dân ở thời Hậu Lê. Từ đó có sự so sánh để thấy được bước tiến của
lịch sử hiện đại.
-Bên cạnh đó, khi vận dụng kiến thức địa lý vào giảng dạy, người dạy sẽ
giúp cho học sinh có một vốn kiến thức sâu rộng về các địa danh lịch sử và các
1


khu du lịch trên đất nước Việt Nam có liên quan tới các địa danh và hình tượng
nhân vật Lê Lợi luôn là trung tâm, được tôn vinh, ngợi ca. Mặt khác, toàn bộ các
truyện trong hệ thống luôn chú ý đề cao tính chất nhân dân và tính chất chính
nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi là thủ lĩnh, là người anh hùng của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Qua đó, học sinh sẽ có sự ghi nhớ về hình ảnh Lê Lợi
không chỉ bằng đền thờ, tượng đài, hội lễ được tổ chức hàng năm rất trang
nghiêm và long trọng, mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật dân gian .
Có thể vận dụng kiến thức môn GDCD nhằm khơi gợi lòng yêu nước, giáo
dục các em tinh thần và trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền của
đất nước.
Đặc biệt, với việc vận dụng kiến thức âm nhạc, mĩ thuật sẽ giúp học sinh có một
không khí tiết học vui vẻ và đạt hiệu quả cao.
Như vậy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong một văn bản cụ thể có ý
nghĩa rất lớn trong việc phát triển nhận thức của các em, để từ đó các em có nền
tảng và kỹ năng để học tốt tất cả các môn học.
5: THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Sách ngữ văn, sách giáo viên 6, sách đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6; sách
GDCD6,7,8,9; sách Mĩ thuật 6,7; sách Địa 8; sách Lịch sử 7;
- Tài liệu lịch sử liên quan tới truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm (cuốn Sáng
tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn do Sở văn hóa - Thông tin Thanh
Hóa xuất bản năm 1986 đã công bố hơn 100 truyện sưu tầm)
- Tài liệu, tranh ảnh về vùng Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở Thanh Hóa,
Những bức tranh ảnh về Hồ Gươm.
- Bài hát: Hà Nội niềm tin và hy vọng (nhạc và lời Phan Nhân)
- Các bài văn - thơ - bức ảnh viết về vùng Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở
Thanh Hóa, Hà Thành và Hồ Gươm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: công cụ tìm kiếm google.
6. : HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 13

Văn bản :

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)

I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: H/S hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một
số hình ảnh chính, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện “Sự tích hồ Gươm”
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm và kể chuyện, phân tích để thấy được ý nghĩa sâu
sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
3.Thái độ: Tự hào về người anh hùng Lê Lợi và cuộc k/n Lam Sơn.
II. Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Sgk,giáo án,tài liệu tham khảoTranh minh hoạ.
2 Học sinh: Sgk,vở ghi,soạn,chuẩn bị bài .Đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ : (5)p

A :Câu hỏi: kể tóm tắt truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh.
2


B Đáp án : Gợi ý trả lời:
Kể tóm tắt nhưng phải đủ sự việc chính của truyện.
- Nêu ý nghĩa của truyện: Giải thích hiện tượng lũ lụt. Thể hiện ước mơ
chế ngự lũ lụt của nhân dân ta. Ca ngợi công lao trị thủy dựng nước của các vua
Hùng.
- Học sinh kể đúng đủ nội dung gọng nói to rõ,truyền cảm giáo viên cho
điểm tối đa
2 Bài mới :
* Giới thiệu bài : (1)p
- Giữa Thủ đô Thăng Long - Đông đô - Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một
lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là hồ Lục
Thuỷ, hồ Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỷ XV, hồ mới mang tên Hồ Gươm.
Cái tên này gắn liền với .....
HĐ của GIÁO VIÊN
HĐ của HỌC
NỘI DUNG
SINH
HDD1 :HDHS đọc và tìm hiểu chung ( 10 )p
- HD đọc - đọc mẫu.
1, Đọc- kể tóm tắt, hiểu chú
- Gọi h/s đọc. Yêu cầu nhận
Lắng nghe
thích, bố cục:
xét.
Đọc
a) Đọc- Kể tóm tắt

Nhận xét
- Gọi h/s giải thích 1số từ
Giải thích
khó.
b) Hiểu chú thích
Trả lời
- Truyện có thể chia làm mấy
c) Bố cục: 2 phần.
phần? Nội dung chính của Hồ Hoàn Kiếm P1. Từ đầu-> đất nước: Long
mỗi phần?
(còn gọi là Hồ Quân
*Tích hợp môn địa lí; Hồ Gươm) là một cho nghĩa quân mượn gươm
Gươm nằm ở đâu ?
hồ nước ngọt thần đánh giặc.
nằm giữa Thủ P2. Còn lại -> Lạc Long Quân
đô Hà Nội.
đòi lại gươm.
HĐ2: HDHS tìm hiểu nội dung văn bản.( 25 )p
*Tích hợp kiến thức môn
Trả lời
II Tìm hiểu nội dung văn
lịch sử :Vào thời giặc Minh
bản
đặt ách đô hộ ở nước Nam,
a) Long Quân cho nghĩa
chúng coi dân ta như cỏ rác,
Trả lời
quân mượn gươm thần đánh
làm nhiều điều bạo ngược,
giặc:

thiên hạ căm giận chúng đến
Suy nghĩ
- Giặc Minh đô hộ, làm nhiều
tận xương tủy…".
Trả lời
điều tàn bạo.
- Vì sao đức Long Quân lại
(Dựa sgk)
- Nghĩa quân nổi dậy nhưng
cho nghĩa quân Lam Sơn
còn non yếu. Long Quân
mượn gươm thần?
quyết định cho mượn gươm.
Trả lời
- Người đánh cá bắt được lưỡi
gươm dưới nước.
- Lê Lợi bắt được chuôi gươm
3


- Lê Lợi nhận được gươm
thần ntn?
Thảo luận
*Tích hợp môn Giáo dục Trình bày
công dânlớp 9 :“Kế thừa và
phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc” để khẳng
định một sự thật hiển nhiên
trong tâm hồn của người dân
Trả lời

Việt Nam đó là: Khi Tổ
Quốc lâm nguy
- Sự việc này có ý nghĩa gì?
Trả lời
- GV: Nhắc h/s nhớ lại lời
hẹn khi chia tay trong “
Trả lời
CRCT”.
*Tích hợp môn Giáo dục
công dân lớp tiết 8- CD7)Suy nghĩ
Đoàn kết tương trợ để liên
Trình bày
hệ:
- Sức mạnh của gươm thần
đối với nghĩa quân ntn?
- Việc xây dựng các tình tiết
trong truyện có ý nghĩa ntn?
- Bức tranh (SGK) minh hoạ
cho cảnh gì?
- Lạc Long Quân cho đòi lại
gươm trong hoàn cảnh nào?
*Tích hợp môn Giáo dục
công dân :Bài 7 (tiết 31):
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
(GDCD 9) để khẳng định:
Dân tộc Việt tuy nhỏ nhưng
đã anh dũng đánh giặc và đã
chiến thắng chống kẻ thù
- Cảnh đòi gươm,trả gươm
diễn ra ntn?

- Sự việc này đã để lại dấu
ấn nào trong lịch sử?
HĐ3 :HDHS tổng kết
- Qua nội dung bài học em Tóm tắt
nêu vài nét về nội dung và Trả lời
nghệ thuật của văn bản
Bổ xung
4

trên rừng.
-> Kết hợp miền ngược với
miền xuôi mới tạo ra sức
mạnh.
=> Xây dựng các tình tiết ly
kỳ hấp dẫn cho thấy cuộc khởi
nghĩa hợp ý trời và lòng muôn
dân -> một lòng đánh giặc.
b) Lạc Long Quân đòi lại
gươm:
- Đất nước sạch bóng quân
thù, Lê Lợi lên làm vua.
- Vua dạo chơi trên hồ- Rùa
Vàng đòi lại gươm.
- Hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ
Hoàn Kiếm.
=> Mang ý nghĩa tượng trưng
cho hồn thiêng của sông núi,
tổ tiên, sức mạnh của chính
nghĩa, của n/d.


( 5 )p
III Tổng kết
1 nội dung
- Ca ngợi tính chất nhân dân
và chính nghĩa của cuộc


-GV chốt y,kết luận.

Ghi chép.

*Tích hợp với âm nhạc.
hỏi em nào thuộc bài “ Hà Thực hiện
Nội niềm tin và hi vọng” thì
hát cho lớp cùng nghe.
*Tích hợp với môn mĩ thuật
Bằng sự yêu quí Hà Nội em Về nhà thực
hãy vẽ một số bức tranh về hiện
( Hồ Gươm, Tháp Rùa.

kháng chiến.
- Đề cao, suy tôn Lê Lợi và
nhà Lê.
- Giải thích tên gọi của hồ
Hoàn Kiếm.
2 nghệ thuật : ghi nhớ sgk

Học sinh về nhà viết bài thu hoạch – GV thu lại chấm và nhận xét– biểu dương
tinh thần và thái độ tiếp thu chủ đề của học sinh.
3 Củng cố : (3)p

Sự việc Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần và việc trả lại gươm của
vua Lê thái tổ
4 Dặn dò : (1)p
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ
- Soạn và chuẩn bị bài “CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ”
7 : KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học có
tầm quan trọng đặc biệt. Nó là “khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu
trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục”
Kiểm tra, đánh giá không phải lúc nào cũng thực hiện một cách máy móc là
yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK hoặc từ “ngân hàng đề thi” có sẵn vì
như vậy sẽ dễ lặp lại và nhàm chán. Chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá cả về
nội dung cũng như hình thức hiện nay cho phép người GV linh hoạt, sáng tạo
hơn. Do đó, việc sử dụng kiến thức địa lý hay lịch sử để đặt ra những câu hỏi đối
với học sinh là một biện pháp cần thiết và hiệu quả.
GV có thể cho HS kiểm tra bằng câu hỏi:
- Hãy cho biết cốt lõi sự thật lịch sử trong văn bản Sự tích Hồ Gươm?
- Từ ca khúc “Hà Nội niềm tin và hi vọng” em hãy nêu cảm nhận của em
về truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm?
- Ngoài truyện Sự tích Hồ Gươm, em có biết truyện nào cũng có hình ảnh
Rùa Vàng không? Sự tham gia của Long Quân vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của
Lê Lợi gợi ý nghĩa gì??
- Viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận của em về hình ảnh “Gươm và rùa đã
chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, đòi hỏi người học phải chủ động, tích
cực tiếp nhận văn bản, và phải tự tìm tòi các tài liệu liên quan đến truyền thuyết
5


này để vận dụng một cách linh hoạt. Nếu người học nắm được các ý mà GV

truyền đạt thì việc kết hợp biện pháp trên về cơ bản đạt được hiệu quả như mong
muốn.
8.: CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH.
- Kiểm tra miệng: 4/5 em trả lời tốt.
- Kiểm tra 60 phút:
- Kết quả kiểm tra đánh giá
Hiểu sâu,
Câu hỏi
Số bài
vận dụng
Hiểu, biết
Hiểu chưa Không hiểu
tốt
vận dụng

Câu 1
38
28
8
2
0
Câu 2
38
25
10
3
0
Câu 3
38
30

7
1
0
Câu 4
38
22
10
6
0
Kết quả cho thấy việc vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, GDCD,
Âm nhạc, Mĩ thuật vào bài dạy giúp học sinh không những hiểu bài sâu hơn mà
còn có hiểu biết rộng. Học sinh có khả năng phân tích tác phẩm khá tốt. Hầu hết
các em đều nắm được những kiến thức cơ bản mà mục tiêu bài học đã đề ra.

6



×