Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bồi dưỡng thường xuyên modul 16 17 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.94 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THPT
TỔ BỘ MÔN:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BÀI THU HOẠCH CÁC NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
Họ và tên:
Chức vụ: Giáo viên
Công tác đảm nhiệm về chuyên môn:
Công tác kiêm nhiệm: Gi
A. NỘI DUNG 1: Bồi dưỡng về chính trị, thời sự, Nghị quyết về chính sách của
Đảng và pháp luật của nhà nước
Câu 1: Thầy (Cô) hãy nêu các nội dung chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng yêu cầu thực hiện “Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của Bộ
GD&ĐT”?
Trả lời:
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện “Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của Bộ
GD&ĐT”, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai một số nội dung trọng
tâm thực hiện trong năm học 2016 – 2017 như sau:
- Thủ trưởng các đơn vị phải quán triệt và thực hiện đồng bộ những chỉ đạo
chuyên môn của ngành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý; giảm bớt hồ sơ sổ sách cho giáo viên.
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành phố về quản lý dạy thêm – học thêm;
chấm dứt việc dạy thêm – học thêm của tất cả các trung tâm, cơ sở bồi dưỡng văn
hóa, ngoại ngữ, tin học… đã được cấp phép giảng dạy trong nhà trường từ năm học
2016 – 2017, tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày theo điều kiện của nhà trường (nhất là
học sinh khối 12); ngoài ra Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức quản lý dạy thêm
học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn.


- Thủ trưởng các đơn vị phải nắm chắc, đầy đủ các văn bản hướng dẫn về quy
chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện nghiêm túc quy định về công khai,
minh bạch, đặc biệt là vấn đề thu – chi và quản lý tài chính; tổ chức có hiệu quả Hội
nghị cán bộ công chức đầu năm học nhằm làm tiền đề xây dựng khối đoàn kết cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác về việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh; phổ cập
bơi lội, phòng chống tai nạn, phòng chống đuối nước, tăng cường giáo dục kỹ năng
sống; chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, khuyến khích tổ chức bếp ăn, tuyệt
đối đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nhân rộng các mô hình giáo dục kỹ năng sống, đẩy mạnh hoạt động giáo dục


ngoài nhà trường, giáo dục trải nghiệm, nghiên cứu khoa học cho học sinh; nâng cao
hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao; vạn
dụng tốt bộ thiết bị thí nghiệm Lý – Hóa – Sinh được thí điểm nhằm nâng cao hiệu
quả giảng dạy; tăng cường công tác chỉ đạo giáo viên giới thiệu, định hướng cho học
sinh đọc sách góp phần đạt mục đích “giáo dục văn hóa đọc”, góp phần hình thành
thói quen đọc sách; phối hợp đưa âm nhạc, võ dân tộc vào nhà trường; thực hiện
hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở.
- Tăng cường công tác quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhằm nâng
cao chất lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
- Triển khai hiệu quả các Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng
Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp; chương trình tích hợp dạy tiếng Anh,
Toán, Khoa học bằng tiếng Anh…
- Các phòng ban Sở tập hợp đầy đủ các kiến nghị, đề xuất của các đơn vị cơ sở,
phối hợp với các sở ngành có liên quan để tham mưu các văn bản hướng dẫn, tháo
gỡ những khó khăn, nhất là về cơ chế, chính sách, nhân sự, kinh phí; hoàn thành
đúng tiến độ Đề án tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 – tầm nhìn 2030.
Câu 2: Sau khi nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ Thành
phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020, đồng chí nhận thức như thế nào

về hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố? Hãy nêu một số giải pháp
khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực này.
Trả lời:
Thông qua nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ Thành
phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020, tôi có một số nhận thức về hoạt
động giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố. Cụ thể, trong 5 năm qua (2010 2015), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố đã bám sát thực tiễn, phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong
xã hội, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015, đạt được
những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội,
góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước. Trong đó, trên
lĩnh vực giáo dục – đào tạo thành phố cũng đã đạt được một số kết quả nhất định,
tiêu biểu là chất lượng dạy và học ở hệ thống các trường học được nâng lên; đa dạng
hóa các phương pháp, các hình thức dạy và học, kết hợp giáo dục kỹ năng sống,
trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết để giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống; thực hiên các tiết học ngoài nhà trường…
góp phần kết hợp một cách hiệu quả giữa nhận thức và thực tiễn, giữa lý luận và
thực tiễn, khai thác tối đa khả năng ứng dụng thực tế của hệ thống tri thức. Các


trường trong khu vực cũng đã thực hiện dạy học tích hợp, liên môn, ứng dụng tối đa
công nghệ thông tin vào giảng dạy và công tác soạn giảng, tiến hành sử dụng tiếng
Anh trong giảng dạy các bộ môn khoa học, Toán. Ngoài ra, hầu hết các trường đều
đã đưa các bộ môn mang tính giáo dục truyền thống như Âm nhạc (chủ yếu ở các
trường Tiểu học, THCS), võ cổ truyền vào giảng dạy… Góp phần và việc thực hiện
chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và hiện tại hệ thống các trường
trong khu vực thành phố hầu như đã thực hiện thực hiện khá tốt và đạt được hiệu
quả nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động giáo dục và đào tạo
trên địa bàn thành phố vẫn tồn tại một số hạn chế, tiêu biểu như chất lượng giáo dục
- đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế;

Một số đơn vị trường học còn quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất
lượng; nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới,
chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa
phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên; chất lượng giáo
dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục mới
quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu kém; yếu về
giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực
hành, kỹ năng sống… Ngoài ra, cơ chế quản lý giáo dục còn nhiều lúng túng, nhất là
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chưa theo kịp sự đổi mới trên
các lĩnh vực khác của đất nước, khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức,
chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, ở một số
đơn vị, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và
năng lực của một bộ phận còn thấp; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu
những quyết sách đồng bộ và hợp lý (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng chỉ
đạo tổ chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số chính sách về
giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.
Để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng đào tạo trên địa bàn thành
phố, tôi xin đóng góp một số giải pháp mang tính xây dựng như sau: cần phải quán triệt
quan điểm toàn diện, cải tiến đổi mới đồng bộ về nhiều mặt, từ chương trình đào tạo,
phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên cho đến công tác quản lý… Trong đó việc tiếp
tục triển khai và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo một cách bền vững. Đổi mới phương
pháp giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt cho người học có thể phát huy hết khả năng tư duy của
mình, biến quá trình học của người học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Thành phố cần chú ý tăng cường cơ sở vật chất cho
các trường học; xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo


dục – đào tạo với cơ quan quản lý nhân lực và việc làm; xử lý nghiêm túc các hiện
tượng tiêu cực trong ngành giáo dục; coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa

học giáo dục nhằm giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong giáo dục, các
chủ trương, chính sách về giáo dục, những đổi mới về nội dung, quy trình, phương
pháp giáo dục, đánh giá, thi …. Đều phải nghiên cứu kỹ lưỡng và trãi qua thực
nghiệm, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đưa vào nhà trường theo đúng quy định.
Ngoài ra còn phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục nhằm loại bỏ tiêu
cực; chú ý công tác tổ chức xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy,
người học, phải đặt trọng tâm vào tạo bước chuyển biến chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Ngoài ra, theo tôi nên thay đổi cách tuyển chọn cán bộ, đánh giá giáo viên, vì
các kỳ thi công chức chưa hẳn đã thực sự khách quan, do vậy cần siết chặt việc thi
tuyển công chức, có cơ chế thi tuyển minh bạch hơn. Tránh việc giáo viên đứng lớp
không đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng giảng dạy.
B. NỘI DUNG 2: Xây dựng chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
Câu hỏi: qua việc tham gia lớp tập huấn “Xây dựng chủ đề dạy học theo hướng phát
triển năng lực học sinh”, Thầy (Cô) hãy trình bày nội dung kế hoạch của cá nhân, kết
quả đạt được và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện bài kế hoạch này?
NỘI DUNG KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Bước 1: Xác định mục tiêu của chủ đề
Xác định mục tiêu học tập kiến thức cần đạt được. Xây dựng quá trình làm việc,
từ đó xây dựng được mức độ hoàn thành của từng cá nhân trong học tập
1. Về kiến thức chuyên môn
- Những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh
thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng
nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân
dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.
- Những thành tự to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây
dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- Trọng tâm: Thành tựu công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.



2. Quá trình thực hiện học tập
- Giáo viên xác định chủ đề học tập “Quá trình khôi phục kinh tế của Liên Xô
sau chiến tranh thế giới thứ hai”
- Giới thiệu những tài liệu liên quan tới học sinh => học sinh sẽ tìm hiểu và xây
dựng nội dung kiến thức cần thiết liên quan về Liên Xô và công cuộc khôi phục kinh
tế.
- Học sinh tìm hiểu những kiến thức mở rộng từ tài liệu đến thực tế (tính ứng
dụng của chủ đề) Bài học về việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh của Liên Xô.
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh
Bước 2: Xây dựng nội dung giáo dục
* Học sinh cần đạt được
Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu
việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.
Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân
dân.
Các Năng lực hình thành trong quá trình học tập của học sinh:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lý.
- Năng lực chuyên biệt: xác định và mối liên hệ , ảnh hưởng của các hiện tượng lịch
sử, nhận xét đánh giá rút ra bài học, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết
vấn đề thực tiễn.
Bước 3: Xây dựng các hình thức học tập hiệu quả
- Học sinh sẽ nghiên cứu tài liệu tại thư viện trường và các thư viện khác ở
Tp.HCM
- Tìm hiểu, trao đổi những thắc mắc với nhà chuyên môn, giáo viên bộ môn
- Thuyết trình về nội dung chuẩn bị
Bước 4: Tổ chức học tập
- Giáo viên giới thiệu cụ thể các loại sách tham khảo
- Lên kế hoạch cụ thể về nội dung học tập và liên hệ các nhà chuyên môn để

giới thiệu những nội dung cô đọng và hiệu quả
Bước 5: Đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên những kiến thức học
sinh có được và trình bày.
Bước 6: Giáo viên kết luận về tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 – 1945) và những biện pháp khôi phục kinh tế của Liên Xô



×