Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Bảo Cường - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.66 KB, 76 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỨA VĂN DUY

Đề tài:“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
xã Bảo Cường , huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: K42 – QLĐĐ
: Quản lí tài nguyên
: 2010–2014

Thái Nguyên, năm 2016


1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HỨA VĂN DUY

Đề tài:“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
xã Bảo Cường , huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý đất đai
Lớp
: K42 – QLĐĐ
Khoa
: Quản lí tài nguyên
Khóa học
: 2010–2014
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Thị Thanh Thủy

Thái Nguyên, năm 2016


2

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh
viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,
bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện
hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu

thực tiễn của công việc sau này.

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm và Ban chủ
nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Bảo Cường , huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên”
Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và
anh chị nơi em thực tập tốtnghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm, Ban chủ nhiệm
khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là TS. Vũ Thị Thanh Thủy người đã trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệpnày.
Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản khóa luận tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các
thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn
thiệnhơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Hứa văn Duy


3

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


UBND

Ủy ban nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

LX

Lúa xuân

LM

Lúa mùa

VL

Very Low (rất thấp)

L

Low (thấp)

M

Medium (trung bình)

H


High (cao)

VH

Very high (rất cao)

LUT

Land Use Type (loại hình sử dụng đất)

STT

Số thứ tự

FAO

Food and Agricuture Organnization Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam

20

2.2

Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Định Hóa

22

4.1

Tình hình dân số của xã Bảo Cường

32

4.2

Cơ cấu sử dụng đất của xã Bảo Cường

37

4.3

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã Bảo Cường

38

4.4


Các loại hình sử dụng đất chính của xã Bảo Cường

39

4.5

Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm

40

4.6

Hiệu quảm kinh tế một số cây trông chính của xã Bảo Cường

47

4.7

Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

48

4.8

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế.

49

4.9


Hiệu quả kinh tế của LUT chè

50

4.10 Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả

50

4.11 Hiệu quả kinh tế LUT nuôi trồng thủy sản

51

4.12 Hiệu quả xã hội của các LUT

52

4.13 Hiệu quả môi trường của các LUT

54


5

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


4.1

Cánh đồng lúa thôn Cốc Lùng

41

4.2

Cánh đồng thôn Nà Linh

42

4.3

Cánh đồng Làng mạ

43

4.4

Đồng Làng Chùa I

44

4.5

Một khoanh đất tại đồng Thanh Cường

45


4.6

Đồi chè của hộ ông Lương Vắn Chiều (thôn Bãi Lềnh)

48

4.7

Vườn nhãn nha ông Trần Văn Cong( Nà Linh)

49

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục

Tên phụ lục

1

Phiếu điều tra nông hộ

2

Giá phân bón và giá một số loại nông sản trên địa bàn

3

Mức đầu tư cho các loại cây trồng chính

4


Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính

5

Hiệu quả kinh tế của cây Lúa

6

Hiệu quả kinh tế cây Ngô

7

Hiệu quả kinh tế cây Cà Chua

8

Hiệu quả kinh tế cây Chè


6

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá. Với sản xuất nông
nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất thì
không có sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp
thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững.

Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở
phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn
đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên
đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành
vấn đề toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tư liệu
có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao
nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của
loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế xã
hội môi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu này cần bắt đầu từ
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp một cách toàn diện.
Xã Bảo Cường là một xã miền núi thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên. Diện tích tự nhiên 992,26 ha, dân số 4.277 người. Là một xã có nền
kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong trong quà trình sản xuất của xã
nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, định hướng cho người dân trong
xã khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất nông nghiệp là một trong những
vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo phục vụ nhu
cầu về lương thực thực phẩm của người dân. Để giải quyết vấn đề này thì việc
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất giải pháp sử dụng đất
và các loại hình sử dụng đất thích hợp là rất quan trọng.
Từ thực tiễn đó,được sự nhất trí của Khoa Quàn Lý Tài Nguyên , Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Thanh
Thủy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp xã Bảo Cường , huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”


7

1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Bảo Cường .

- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp có hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trong tương lai.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của
xã Bảo Cường.
- Điều tra, thu thập và phân tích số liệu về hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại xã và đưa ra nhận xét đánh giá chính xác, khách quan.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Bảo
Cường.
- Đề xuất các các loại hình sử dụng có hiệu quả, giải pháp để nâng cao hiệu
quả các loại hình sử dụng đất đó.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã được học nghiên cứu trong nhà trường và những kiến
thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá
trình làm đề tài.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp cho sinh viên tiếp cận, học hỏi và đưa ra những cách xử lý đối với
những tình huống trong thực tế.
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề
xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.


8

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người,
con người sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào các sản vật từ đất. Nhưng
không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Đất quý giá như thế nào? Và
tại sao phải giữu gìn nguồn tài nguyên này?
Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai. Khái niệm đầu
tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1987 cho rằng “ Đất là vật thể tự nhiên
cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động của 5 yếu tố hình thành đất,
đó là: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian” [5]. Tuy vậy, khái niệm này
chưa đề cập đến sự tác động của cá yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là
vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất trên.
Theo C.Mac: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến, quý báu nhất của sản
xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của
hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” Các Mác (1949) [3].
- Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và qui hoạch Việt Nam cho rằng: Đất đai là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai được
hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái
đất, bao gồm các thành phần của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới
bề mặt đó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước ( hồ,
sông, suối…) các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá
khứ và hiện tại để lại


9

- Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn,

theo chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng,
thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng
sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động
giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như
cuộc sống của xã hội loài người.
- Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
- Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
2.1.1.2 Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất
a, Sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất
* Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người –
đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn
cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định
và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục đích sử
dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương
diện sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống
cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức
sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía
cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất.


10


- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất dai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai
một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất
- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: Ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,
thủy văn, không khí… trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc
sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và
các nhân tố khác.
+ Điều kiện khí hậu: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay
ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và không gian,
chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm… trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc
hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất,
cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước.
+ Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao sao với
mực nước biển, độ dốc, hướng dốc… thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác
nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông
nghiệp, là căn cứ lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng thủy lợi canh
tác và cơ giới hóa.
Mỗi vùng đị lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy



11

luật của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về
kinh tế, xã hội và môi trường.
- Các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật canh tác :
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất
để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể
hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và
thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động
kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy
luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế
nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến
giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần
đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất
Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điêu kiện tự nhiên (
khí hậu, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, khả naeng thích hợp của
cây trồng đối với đất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống
cây trồng vật nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tạo
điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn
hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [4].
- Hình thức tổ chức sản xuất
Cần phát huy thế mạnh của cá loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng sơ
sở sản xuất, thực hiện đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác



12

lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa
các hình thức đó [12].
- Các yếu tố về xã hội
Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị
trường nông sản. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là năng
suất cây trồng, hệ số quay vòng đất, và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ
sản phẩm đầu ra [17].
- Hệ thống chính sách
Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp của nhà nước.
Những kinh nghiệp, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của
các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.
b, Quan điểm sử dụng đất bền vững
Theo Fetry, “sự phát triển bền vững trong nông nghiệp chính là sự bảo tồn
đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật
thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội” (FAO,1994).
FAO đã đưa ra được những chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng, chất lượng
và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho
những người trực tiếp làm nông nghiệp.
- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên
thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được không phá vỡ
chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ
bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô
nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin
cho nông dân.


13

Những nguyên tắc được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bền vững và là
những mục tiêu cần đạt được:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (Hiệu quả sản xuất).
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (An toàn).
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất, nước.
- Có hiệu quả lâu dài.
- Được xã hội chấp nhận
Năm nguyên tắc được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là mục
tiêu cần phải đạt được. Chúng có mối quan hệ với nhau nếu thực tế diễn ra đồng
bộ với những mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếu chỉ đạt được
một hay vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính
bộ phận.
Vận dụng các nguyên tắc đã nêu ở trên, ở Việt Nam một loại hình được coi
là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được
thị trường chấp nhận.
Hệ thống sử dụng phải có mức năng suất sinh học cao trên mức trung bình
quân vùng có cùng điều kiện đất đai, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong
cơ chế thị trường. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ phẩm
( đối với cây trồng là gỗ, hạt, củi, quả… và tàn dư để lại).
Về chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong
nước và suất khẩu, tùy vào mục tiêu từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của
hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai

đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì
nguy cơ người sản xuất sẽ không có lãi, lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vay
vốn ngân hàng.
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút được
lao động, phù hợp với phong tục tập quán của người dân.
Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nông hộ là việc được ưu tiên hàng đầu,
nếu họ muốn quan tâm đến lợi ích lâu dài ( bảo vệ đất, môi trường…).


14

Sản phẩm thu được cần thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở của nông dân
Nội lực và nguồn lực của địa phương phải phát huy. Về đất đai hệ sử
dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có thể hưởng thụ lâu dài, đất
đã dược giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể.
Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập
quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất[15].
Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu liều lượng đất mất hàng năm dưới mức
cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bề
vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh
học biểu hiện qua thành phần loài ( đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có
khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm…
Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở thời
điểm hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để có
những định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng.
Bền vững là một khái niệm động, bền vững ở nơi này có thể không bền vững ở
nơi khác, bền vững ở thời điểm này, có thể không bền vững ở thơi điểm khác. Đo
lường trực tiếp tính bền vững là một khó khăn nhưng sự đánh giá đó có thể thực hiện

được dựa vào những biểu hiện và chiều hướng của các quá trình chi phối đến chức
năng một hẹ canh tác nhất định, một địa phương cụ thể. Nguyên tác chung khi đánh
giá tính bền vững là:
+ Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định, một mô
hình sản xuất nhất định, cho một đơn vị cụ thể, cho một hoạt động điều hành, cho
một thời gian xác định.
+ Dựa trên quy trình và dữ liệu khoa học, những chỉ số và tiêu chuẩn phản ánh
nguyên nhân và kết quả, các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh hết các mặt bền vững và
không bền vững của một hệ thống đạt mức tối đa. Song trong thực tế không có một
hệ thống lý tưởng như vậy, mỗi một hệ thống chỉ đạt được một số mặt nào đó trong
một mức độ nhất định tùy theo từng mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu trí


15

và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau, và nhận được
sự đánh giá khác nhau xem xét trong từng trường hợp.
Tóm lại: Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững chỉ đạt
được trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản
xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm đối với tài nguyên đất
đai theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động
sống của con người.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.2.1 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông ngiệp
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Đất đai vừa là đối
tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đất
đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện các hoạt động
của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, đất
đai còn là tư liệu lao động thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý

thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hóa học, sinh vật học và các tính
chất khác nhau để tác động vào giúp cây trồng tạo nên sản phẩm [9].
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, có tính chất đặc trưng riêng khiến nó
không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là đất có độ phì, giới hạn
về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu
biết sử dụng hợp lý.
- Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản
xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người.
- Trong nông lâm nghiệp đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc
biệt không thể thay thế. Ngoài vai trò là không gian đất còn có hai chức năng
đặc biệt quan trong:
+ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản
xuất: Là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây
trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm.


16

+ Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước,
muối khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển. Như vậy, đất gần như trở thành một công cụ sản xuất.
Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì của đất. Trong tất cả
các tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này.
2.1.2.2 Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
a, Vấn đề hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong xản xuất để đảm bảo phát
triển nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới.
Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định rõ sự khác nhau và mối quan
hệ giữa kết quả và hệ quả. Kết quả, mà là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật
chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những mục tiêu do

tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của
con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bảo
ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá
kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn
phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản
phẩm đó [11].
Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của
hiệu quả. Trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là
chi phí lao động xã hội. Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động
xã hội được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được
với lượng hao phí lao động xã hội.
Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong
điều kiện thiên nhiên hữu hạn.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay và hầu hết các nước
trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm cảu các nhà khoa học, các nhà


17

hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong
muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông
nghiệp .
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, trên cơ sở lựa
chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áo dụng công
nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một trong
những điều kiện để phát triển được nền nông nghiệp hướng và xuất khẩu có tính
ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới

hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.
b, Đánh giá hiệu quả sủ dụng đất.
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên ba khía
cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả
về mặt môi trường.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng cảu các hoạt động
kinh tế. mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội ngày càng trở nên khan
hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khác quan của mọi nền sản xuất xã
hội .
Thông thường hiệu quả được hiểu như một hệ số giữu kết quả và chi phí, tuy
nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép
trừ không có ý nghĩa. Do vậy nói một cách linh hoạt nên hiểu hiệu quả là một
kết quả tốt phù hợp mong muốn và hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí [13].
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống
nhất nhau ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra
những chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn,… So sánh
kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ có hiệu quả kinh tế.


18

Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hóa kết quả với một lượng chi phí định
trước hoặc tối thiểu hóa chi phí để đạt được kết quả nhất định.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuất
nông nghiệp và tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì vậy, hiệu
quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:
Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “ tiết kiệm thời
gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định

phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người mọi thời đại.
Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ
thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ
thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với
con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối
quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và luôn vận động. Theo
nguyên lý đó, khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều
tính chất mới mà từng phần tử đều không có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu
quả các phần tử riêng lẻ. Do vậy việc tận dụng các điều kiện sẵn có, hay giải
quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với các yếu
tố môi trường bên ngoài để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của
từng hệ thống. Đó chính là mục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ
thể sản xuất trong mọi xã hội.
Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng
tăng, vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền
sản xuất xã hội.
Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một
khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định
với chi phí tài nguyên ít nhất.


19

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so

sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại
lượng đó. Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế lỹ thuật có hiệu quả
kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí
nguồn lực đầu tư.
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất
đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vậy chất nhiều nhất với lượng
đầu tư kinh phí về vạt chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về vật chất xã hội.
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và
thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu
biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng
các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động,
xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống
của người dân.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp [16]. Hiện
nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là
vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường
Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, hiệu quả môi trường được các
nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kieenh hiện nay. Một hoạt động sản
xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay có những
tác động xấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh thái học, là
hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi


20

trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn,

mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang
tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến
tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
và môi trường sinh thái. Cụ thể là: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ
màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất bảo vệ môi trường sinh
thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%), đa dạng
sinh học được biểu hiện qua thành phần loài.
Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả
hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi
trường.
Hiệu quả hóa học môi trường được đánh giá thông qua mức độ hóa học
trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong
quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và không
gây ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa
cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử
dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt
được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài
nguyên khí hậu như: ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa… các kiểu sử dụng đất để
đạt được sản lượng cao và chi phí đầu vào.
Sử dụng hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu quả
trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không
có nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không có
hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững [16].
2.2 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
thế giới và Việt Nam



21

2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó đại dương
chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (
29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ
đất có khả năng snar xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha chiếm
khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới
được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu
chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là
12.000 m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng
diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% (
đất có khả năng nhưng chưa được khai thác). Diện tích đất canh tác trên thế giới
chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên ( khoảng 1.500 ha), được đánh giá là:
- Đất có năng suất cao: 14%
- Đất có năng suất trung bình: 28%
- Đất có năng suất thấp: 58%
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất
nông nghiệp mát đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày càng
tăng, theo ước tính mỗi năm dân số trên thế giới tăng từ 80 – 85 triệu người.
Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp
mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước khó khăn rất lớn đó thì việc đánh
giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
2.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Tính đến ngày 01/01/2012, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33095,1
nghìn ha trong đó đất nông nghiệp là 26280,5 nghìn ha chiếm 79,24% diện tích
tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp là 10151,1 nghìn ha chiếm 38,64% diện tích đất
nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp: 15373,1 nghìn ha chiếm 58,48% diện tích đất nông nghiệp.



22

- Đất nuôi trồng thủy sản là 712,0 nghìn ha chiếm 2,71% diện tích đất nông
nghiệp.
- Đất làm muối: 17,9 nghìn ha chiếm 0,07 diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp khác: 26,5 nghìn ha chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.
Với các vùng đất nông nghiệp trù phú như đồng bằng sông Hồng rộng 760
nghìn ha ( năm 2012), đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,60 triệu ha nhưng
hiện chúng đều bị chia nhỏ, manh mún. Mặt khác, đất nông nghiệp đang bị
chuyển đổi tùy tiện sang đất phi nông nghiệp khác diện tích ngày càng bị thu
hẹp dần.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam năm 2012
Đơn vị: Nghìn ha
STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT



1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2

1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5

ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác

NNP
SXN
CHN
LUA
COC
HNK
CLN
LNP

RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH

DIỆN TÍCH CƠ CẤU
(nghìn ha)

(%)

26.280,5
10.151,1
6.401,3
4.092,8
45,5
2.263,0
3.749,7
15.373,1
7.406,6
5.827,3
2139,2
712,0
17,9
26,5

100
38,64
24,36

15,57
0,17
8,62
14,28
58,48
28,18
22,16
8,14
2,71
0,07
0,1

2.2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Định Hóa.
- Trong tổng số 51643.24 ha diện tích tự nhiên được chia thành các nhóm
như sau:


23

* Nhóm đất nông nghiệp: (gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nhiệp khác)
Diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 46715.23 ha diện tích tự
nhiên cụ thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp:
11049.46 ha
* Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm:
6444.83 ha
+ Đất trồng cây lâu năm:
4604.63 ha

- Đất lâm nghiệp:
34498.22 ha
* Trong đó:
+ Đất rừng sản xuất:
21063.72 ha
+ Đất rừng phòng hộ:
5032.00 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản:
1167.38 ha
* Nhóm đất phi nông nghiệp: (gồm đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín
ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng)
Diện tích đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp là: 3577.39 ha diện
tích tự nhiên cụ thể:
- Đất ở:
1598.51 ha
Trong đó:
+ Đất ở đô thị:
57.94 ha
+ Đất ở nông thôn:
1540.57 ha
- Đất chuyên dùng:
1301.77 ha
Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:
15.48 ha
+ Đất quốc phòng:
58.60 ha
+ Đất an ninh:
0.27 ha
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

17.52 ha
+ Đất có mục đích công cộng:
41209.90 ha
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng:
0.81 ha
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa:
43.02 ha
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:
633.22 ha
- Đất phi nông nghiệp khác
0.06 ha
* Nhóm đất chƣa sử dụng (đất đồi núi chưa sử dụng, đất bằng chưa sử
dụng, núi đá không rừng cây)
Diện tích là 1350.62 ha diện tích tự nhiên cụ thể:
- Đất bằng chưa sử dụng:
174.54 ha


24

- t i nỳi cha s dng:

1176.08 ha

Bng 2.2 C cu s dng t huyn nh Húa, tnh Thỏi Nguyờn nm
2013
STT

Ch tiờu




(1)

(2)

(3)

Tổng diện tích tự nhiên

Din tớch
(ha)
(4)

C cu
(%)
(5)

51643.24

100

90,46
21,39

1

Đất nông nghiệp

NNP


46715.23

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

11049.46

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

6444.83

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

5592.54

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi


COC

1.06

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

851.23

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

4604.63

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

34498.22

1.2.1


Đất rừng sản xuất

RSX

21063.72

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

5032.00

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

8402.50

12,47
10,82
0,00
1,64
8,91
66,80
40,78

9,74
16,27

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

1167.38

2,26

1.4

Đất làm muối

LMU

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

0.17

2

Đất phi nông nghiệp


PNN

3577.39

2.1

Đất ở

OTC

1598.51

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

1540.57

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

57.94

2.2


Đất chuyên dùng

CDG

1301.77

0.00
6,92
3,09
2,98
0,11
2.52


×