Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại hà nội (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.34 KB, 27 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
------------------------

Nguyễn Đức Thắng

HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CA TRÙ
CỦA MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ, GIÁO PHƯỜNG
TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số:

62 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2017


2
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Bùi Hoài Sơn
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Văn Lưu



Phản biện 1: GS.TS Lê Hồng Lý
Viện Nghiên cứu Văn hóa
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Xuân Thạch
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Phản biện 3: TS Lê Thị Minh Lý
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:
Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
Số 32 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Vào lúc

giờ

ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Lý do khoa học: Về tổng thể, đến nay ca trù chỉ được nghiên cứu ở

khía cạnh di sản, khía cạnh nghệ thuật, âm nhạc, trong khi những hệ thống
lý thuyết liên quan đến những biến đổi tổ chức giáo phường, CLB gắn với
những hoạt động trình diễn vẫn còn một khoảng trống nhất định, hầu như
chưa là đối tượng nghiên cứu chuyên sâu của một công trình hay chuyên
luận nào, đặc biệt từ khi ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2009.
- Lý do thực tiễn: Ngay sau khi ca trù được UNESCO ghi danh, năm 2010,
Bộ VHTTDL đã công bố Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ ca trù giai
đoạn 2010-2015 với các nội dung chính trong đó có nội dung: Tạo điều kiện để
cộng đồng giao lưu, trình diễn, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các cộng
đồng khác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường sự hiểu biết, góp phần bảo vệ
và phát huy đa dạng văn hóa. Có thể nói, nội dung trên liên quan trực tiếp đến
mục đích nghiên cứu của luận án này. Trong khi bối cảnh xã hội hiện nay, kinh tế
phát triển, thương mại năng động, đa chiều, văn hóa đa dạng và phức tạp, nhiều
giáo phường, CLB ca trù đã mạnh dạn, tiên phong trong việc phát huy giá trị di
sản thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá nghệ thuật ca trù tới du khách
bằng cách tổ chức các buổi biểu diễn ca trù cho du khách, chủ yếu theo các tour
du lịch đã đặt trước. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để NCS lựa
chọn các CLB, giáo phường khu vực nội thành Hà Nội để nghiên cứu luận án.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích: Đề xuất, bàn luận mô hình hoạt động trình diễn cụ thể cho
các CLB, giáo phường nội thành Hà Nội và trả lời câu hỏi nghiên cứu nêu ở trên.
2.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động trình
diễn ca trù. Tổ chức CLB, giáo phường xưa và nay, tổng hợp, so sánh, đánh giá
và đưa ra quan điểm, biện pháp bảo vệ, trao truyền; Nghiên cứu hoạt động trình
diễn của một loại hình đơn vị nghệ thuật (ở đây là CLB, giáo phường) đối với
một loại hình nghệ thuật truyền thống là ca trù, để qua đó nghiên cứu sự biến
đổi của nó theo theo thời gian; Đưa ra những vấn đề trọng tâm cần bàn luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt

động trình diễn nghệ thuật ca trù, di sản ca trù và những biến đổi của các
CLB, giáo phường tại Hà Nội.


2
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề lý luận, lý thuyết áp dụng liên quan
đến hoạt động trình diễn nghệ thuật ca trù; vấn đề biến đổi của các tổ chức
CLB, giáo phường xưa và nay; Nghiên cứu thực trạng phát huy giá trị di sản ca
trù và những biến đổi qua hoạt động trình diễn nghệ thuật ca trù của các CLB,
giáo phường tại Hà Nội; Tìm ra những vấn đề cần bàn luận.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Luận án
mong góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca
trù thông qua trao truyền, sáng tạo của các chủ thể văn hóa ca trù và thông qua
hoạt động trình diễn nghệ thuật ca trù và những biến đổi cụ thể; Ý nghĩa thực
tiễn: Những kết quả khoa học có thể được cơ quan quản lý về di sản văn hóa ở
Hà Nội sử dụng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản ca trù. Ngoài ra, luận
án hướng tới việc thử nghiệm xây dựng mô hình CLB, giáo phường phù hợp
trong bối cảnh hiện nay, vừa phát huy, quảng bá, vừa bảo tồn được giá trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành của văn hóa học,
trong đó hạt nhân chủ yếu là tiếp cận chuyên sâu văn hóa dân gian. Bên
cạnh đó, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học để xem xét các
CLB - giáo phường dưới góc độ một thiết chế xã hội.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (4 trang), các danh mục, bảng
biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo (6 trang), nội dung chính của luận án
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu (40 trang);
Chương 2. Truyền thống và biến đổi của một số giáo phường, câu lạc

bộ tại Hà Nội trong trình diễn nghệ thuật ca trù (27 trang);
Chương 3. Những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động của một số giáo
phường, câu lạc bộ biểu diễn ca trù ở Hà Nội từ năm 2009 đến nay (52 trang).
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Văn hóa và văn hóa học: NCS xin đưa ra khái niệm của Trần Ngọc
Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh
và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua


3
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình.
- Di sản văn hóa: Theo Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm
2003 của UNESCO và Luật di sản văn hóa: “Di sản văn hóa là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Di sản văn hóa phi vật thể: Theo Luật di sản văn hóa: “Di sản văn hóa
phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và
không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản
sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn và các hình thức khác”.
- Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp: Theo Công ước
2003, việc lập ra danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ
khẩn cấp mang mục đích rất rõ rằng: Với quan điểm thực hiện các biện pháp
bảo vệ thích hợp, Ủy ban cần phải thiết lập, cập nhật và công bố Danh sách các
Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và sẽ đưa những di sản

loại này vào Danh sách theo yêu cầu của các Quốc gia thành viên.
- Biến đổi: Hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù cũng đã có nhiều
biến đổi theo thời gian. Trong khuôn khổ luận án, NCS đề cập chi tiết đến
những biến đổi đó ở các chương sau nhằm đưa ra những đối chiếu, so sánh
giữa hoạt động xưa và nay, góp phần kế thừa và tiếp thu, chắt lọc giá trị di sản
cha ông để lại áp dụng cho một số CLB, giáo phường hiện nay.
1.1.2. Nghệ thuật và hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian
Trong quy trình sáng tạo của dân gian đối với các loại hình nghệ thuật
biểu diễn truyền thống đều trải qua 3 giai đoạn: 1) Cộng đồng, chủ thể sáng
tác, sáng tạo; 2) Trình diễn, giới thiệu; và 3) Cộng đồng thưởng thức, tiếp
nhận. Thực tế, nghệ thuật ca trù nằm trong nhóm diễn xướng múa hát trong
dân gian Việt Nam. Ngoài yếu tố diễn xướng thì ca trù còn thể hiện yếu tố
trình diễn rất rõ nét qua hoạt động trình diễn nghệ thuật này trong cộng đồng,
qua việc giới thiệu tới công chúng và du khách. Nghệ thuật trình diễn ca trù
có phạm vi lan tỏa trong dân gian ở cương vực lãnh thổ lớn nhất, với tổ chức
hoạt động quy củ và có tính hệ thống, có nhà quản lý rõ ràng và có hình thức
trình diễn, hoạt động chuyên nghiệp nhất.
Điều đặc biệt nhất có lẽ ở chỗ: Nghệ thuật ca trù vừa là nghệ thuật dân gian,
nhưng lại mang tính bác học và có tính nghệ thuật chuyên nghiệp, khó vào bậc
nhất trong nền cổ nhạc Việt Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nghệ thuật ca trù


4
cũng đã được biểu diễn có hơi hướng chuyên nghiệp từ xa xưa khi ca trù được
biểu diễn, diễn xướng trong cộng đồng ở các dịp lễ, hội, trò diễn tại các không
gian văn hóa như đình, làng xã, giáo phường,… một cách bài bản, có chương
trình, tiết mục, vở diễn và các nghệ nhân được tập hợp trong các giáo phường,
phường hội. Không những thế, các giáo phường ca trù thời xưa còn hoạt động
trình diễn chuyên nghiệp bằng cách thành lập các nhóm ca trù, có quản giáp, ông
trùm để đi biểu diễn phục vụ khách chơi tại các đô thị.

1.2. Tổng quan về ca trù
1.2.1. Sự hình thành và phát triển
Ca trù khởi nguồn từ lối hát Đào nương, một lối hát lấy giọng nữ làm trọng và
đã xuất hiện trong đời sống người Việt hơn hai thế kỉ trước Công nguyên. Sử chép:
“Bính Ngọ năm thứ 3 An Dương Vương (255 TCN), vua ra cửa thành, thấy có con
rùa vàng đến bàn việc tương lai, vua hỏi về nguyên do thành sụp, rùa vàng trả lời:
Con vua trước phụ vào tinh khí núi sông của đất này để báo thù, nấp ở núi Thất
Diệu, trong núi ấy có ma là con hát đời trước đến chôn ở đây”.
Thời Tiền Lê, năm Thiên Phúc thứ 8 (987), Đại Hành Hoàng đế sai
Khuông Việt chế khúc để hát tiễn sứ thần phương Bắc Lý Giác về nước.
Khác với lối làm thơ, chế khúc là viết ca từ cho một ca điệu có sẵn, ca
nương dựa vào điệu mà “bẻ thành làn hát”.
Thời Lý, năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) tại Thăng Long vua Lý Thái Tổ
định ra hát xướng, con trai gọi là Quản giáp, con gái gọi là Ả đào (dân gian vẫn
gọi là quản - đào). Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nghề ca xướng, và những
người làm nghề ca xướng được nhà nước coi trọng và lập ra tổ chức để họ hành
nghề. Do vậy mà nghệ thuật quản - đào ngày càng phát triển và hoàn thiện..
Thời Trần (1225 -1400), âm nhạc có quản giáp, ả đào ngày càng thịnh
hành, ngày càng thể hiện vai trò “bao sân” trong đời sống xã hội.
Thời Lê Sơ, năm thứ 4 Thiệu Bình (1437), vua Lê Thái Tông sai
Lương Đăng định ra quy chế lễ nhạc. Sinh hoạt nhạc quan - đào thu hẹp dần
quy mô và phân chia thành hai bộ phận Nhạc bát âm và Hát ả đào.
Từ niên hiệu Hồng Đức (1470) đến niên hiệu Đức Nguyên (1675),
những người hành nghề âm nhạc phải sinh hoạt trong một tổ chức mới gọi
là ty giáo phường. Nghệ thuật trình diễn phục vụ cúng tế ấy là những canh
hát thờ thần, sau này quen gọi là hát cửa đình.
Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX nhu cầu nghe hát cô đầu
phát triển rầm rộ khắp nước. Nhiều đào nương ở nông thôn đua nhau ra Hà
Nội và các tỉnh thành, phố thị mưu sinh. Người nhiều tiền thì thuê địa điểm



5
mở nhà hát, người ít tiền thì đi hát thuê. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
phát triển quá nóng nhà hát cô đầu ở các đô thị Việt Nam thời bấy giờ. Để thu
hút khách, các chủ nhà hát đã chiêu mộ thêm những cô gái trẻ không biết hát
làm công việc chiêu đãi khách gọi là cô đầu rượu.
Theo Nguyễn Xuân Diện trong Đặc khảo ca trù Việt Nam thì ca trù được
hoàn thiện cơ bản về lối chơi vào thế kỷ thứ XV. Trong khi các tư liệu mỹ thuật
và khảo cổ học chưa đủ chứng lý khẳng định ca trù có từ thời Lý (Thế kỷ XI),
thì bài thơ của Lê Đức Mao là tư liệu sớm nhất về ca trù và đáng tin cậy nhất để
có thể chắc chắn vào thế kỷ XV ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam.
1.2.2. Hệ thống bài bản ca trù
1.2.2.1. Danh xưng nghệ thuật trình diễn ca trù
- Hát ả đào: Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên: Đời vua
Lý Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát,
thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh
tiếng của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương. Theo đó, Ả đào
được coi là tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc ca trù.
- Hát cửa đình: Đây là hình thức sinh hoạt ca trù phục vụ cho nghi
thức tế lễ thần thánh ở các đình hay đền làng.
- Hát ca trù: Xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là Trù, làm bằng mảnh tre ghi
mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Vì
thế hát ả đào còn được gọi là ca trù, nghĩa là hát thẻ.
- Hát cửa quyền: Đây là hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca trù trong
nghi thức cung đình thời phong kiến.
- Hát nhà trò: Ả đào miệng hát tay múa uốn éo lên xuống, làm bộ điệu
người điên, người say rượu, người đi săn... Vì vừa hát vừa làm trò nên gọi
là hát nhà trò.
- Hát nhà tơ: Được gọi là Hát nhà tơ, nghĩa là hát ở trong ty quan.
- Hát cô đầu: Những ả đào danh ca dạy con em thành nghề, mỗi khi đi

hát đình đám bọn con em phải trích ra một món tiền để cung dương thầy gọi
là tiền Đầu. Sau người ta dùng tiếng cô thay tiếng ả cho rõ ràng và tiếng đầu
thay tiếng đào để tỏ ý tán tụng là bậc danh ca lão luyện đã dạy nhiều con em
thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là Cô đầu.
- Hát ca công: Ca công là danh từ được dùng để chỉ các nghệ sĩ chốn
giáo phường. Theo đó, Hát ca công hàm ý là âm nhạc giáo phường.


6
- Ca nương - Ả đào: Ca nương - Ả đào là thành viên quan trọng của
tiệc ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở
chỗ ả đào vừa hát vừa gõ phách.
- Kép, kép đàn: Kép cùng với đào là những thành viên quan trọng trong
tổ chức hát ca trù, thông thường cũng được gọi chung là đào kép, hay thời
nay gọi là ca nương - kép đàn, trong đó vai trò chính của kép là gẩy đàn (nhạc
công), đào là người hát.
- Quan viên, cầm chầu: Khái niệm quan viên trong ca trù dùng để gọi
những người tham gia nghe hát. Trong một cuộc hát ca trù, quan viên cũng
có thể tham gia cầm chầu. Họ có thể vừa là công chúng thưởng thức và
cũng có thể là thành viên của ban nhạc.
Ngoài danh xưng các chủ thể văn hóa trong ca trù, để tạo nên giá trị
nghệ thuật âm nhạc trong ca trù, cần có sự hòa quyện của nghệ thuật diễn
xướng, các nhạc cụ và lời ca tiếng hát của đào nương, trong đó, cỗ phách,
đàn đáy, trống chầu là linh hồn của nghệ thuật ca trù.
1.2.2.2. Hệ thống bài bản ca trù liên quan đến tổ chức, thiết chế
- Quản giáp: Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì người đứng đầu trong
giáo phường gọi là ông trùm, đứng đầu các trùm là các quản giáp hoặc nếu
quản giáp là người đứng đầu giáo phường thì là kép hát, không nên hiểu
quản giáp như một chức trách.
- Giáo phường là một tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Cô đầu và kép

từng vùng đều có một tên họ riêng, đào, kép ở họ nào mang tên họ ấy kèm theo
tên của mình. Trong tổ chức giáo phường thời Lê, giáo phường có hai loại là
giáo phường cung đình và giáo phường dân gian. Giáo phường cung đình có
trách nhiệm như một Ty giáo phường. Ngoài ra, còn có một tên gọi khác nữa
của giáo phường là giáo phòng. Bên cạnh đó còn có các xóm Nhà trò, thôn Ả
đào cũng là những không gian văn hóa ca trù tương tự như giáo phường.
- Ty giáo phường là một sự liên kết, tập hợp của các giáo phường các
địa phương các xã, các giáp, các họ. Ty giáo phường là cơ quan chuyên nắm
giữ tục nhạc (âm nhạc dân gian), là nơi thu thập, chỉnh lý và truyền bá nhạc
vũ dân gian. Có Ty giáo phường cấp phủ (tỉnh, thành hiện nay) và Ty giáo
phường cấp huyện bao gồm giáo phường các xã, các giáp, các họ mà thành.
1.2.3. Các vùng ca trù trên cả nước
Hiện nay, cả nước có 15 tỉnh, thành phố có hoạt động của các CLB,
giáo phường ca trù. Đại đa số nằm ở các tỉnh, thành Bắc Bộ đến Hà Tĩnh,
Quảng Bình và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhắc đến các vùng ca trù nổi


7
tiếng từ xưa, có thể kể đến vùng ca trù Hà Tĩnh với cái nôi ca trù làng Cổ
Đạm, huyện Nghi Xuân; vùng ca trù Hà Tây cũ với các làng, giáo phường
ca trù như Chanh Thôn, Ngãi Cầu; và đặc biệt là vùng ca trù khu vực phía
Đông Hà Nội như Đông Anh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương với mật độ
dày đặc các làng, giáo phường ca trù cổ. Các vùng ca trù trên cả nước trước
đây có tới hàng trăm làng, giáo phường ca trù. Hiện có tổng cộng hơn 60
CLB, giáo phường, nhóm ca trù đang hoạt động. So với trước khi được
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới năm 2009 thì số lượng CLB
ca trù đã tăng lên đáng kể, nhưng số lượng nghệ nhân ca trù lão làng đã tiếp
tục giảm xuống do nhiều cụ đã mất.
Xét về các CLB, giáo phường thì Hà Nội có gần 20 CLB, giáo phường,
nhóm, trung tâm ca trù đã và đang hoạt động ở cả nội và ngoại thành. Ở một số

địa phương lân cận Hà Nội và trên cả nước, cũng có nhiều CLB đang hoạt động,
có thể kể đến các CLB như: Hưng Yên có Làng ca trù Đào Đặng ở xã Trung
Nghĩa, TP. Hưng Yên, CLB ca trù Giáo Phòng; Ninh Bình có CLB ca trù đền thờ
Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cố Viên Lầu; Hà Tĩnh có CLB ca trù Nguyễn
Công Trứ, CLB ca trù Cổ Đạm, CLB ca trù TTVH huyện Nghi Xuân; Quảng
Bình có CLB ca trù Đông Dương.
1.2.4. Giá trị di sản ca trù
1.2.4.1. Giá trị âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, văn học, giải trí
- Giá trị âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn: Có thể nói, về nghệ thuật âm
nhạc, ca trù là tên gọi chung của rất nhiều điệu hát bài bản cần phân loại trong
46 điệu hát (Theo Đỗ Bằng Đoàn-Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù biên
khảo) cơ bản chia thành 3 lối: Hát chơi 15 điệu; Hát cửa đình 12 điệu; Hát thi
gồm các điệu còn lại. Số lượng điệu hát đến nay vẫn chưa được xác định. Ca
trù vô cùng kén khách, kén không gian biểu diễn, kỹ thuật thanh nhạc phức tạp,
tinh vi và có thể nói hát ca trù là khó nhất. Chính vì vẻ đẹp trong tiếng hát ca trù
như vậy nên dù nghệ thuật biểu diễn ca trù được thể hiện trong một không gian
tĩnh lặng, khá nhỏ hẹp của các cửa đình, thì người nghe vẫn thấy hết sự trong
trẻo, rõ nét qua từng nhịp phách, từng tiếng đàn và từng nhịp phách hòa với
giọng ca của ca nương. Giá trị âm nhạc, giá trị trình diễn nằm ở chỗ đó.
- Giá trị giải trí, ngoại giao: Theo Nguyễn Xuân Diện trong Lịch sử và
nghệ thuật ca trù thì ngày đó, giáo phường An Thanh huyện Lập Thạch đã
được mời về kinh đô để hát xướng đón sứ bộ các nước, cho thấy các giáo
phường trong dân gian xưa đã được góp phần tham gia vào các hoạt động lễ
tiết ngoại giao của nhà nước. Giá trị di sản ca trù còn được thể hiện trên


8
khía cạnh giải trí. Thời xưa, hát ca trù để vua, quan và nhân dân thưởng
thức, giao lưu và sinh hoạt cộng đồng làng xã. Thời Pháp thuộc, hát ca trù ở
nội thành Hà Nội bị biến thể thành hát cô đầu, cô đầu rượu để phục vụ mục

đích giải trí (theo khía cạnh giải trí không lành mạnh) của giới ăn chơi.
1.2.4.2. Giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử, văn hóa, xã hội
Ca trù xuất hiện trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ thứ XI, sau
đó được thể hiện rõ nét ở thế kỷ XV thời nhà Lê. Ca trù với những tên gọi
khác như hát nhà tơ, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát ả đào, hát cô đầu,… đều
thể hiện những giai đoạn lịch sử khác nhau, những không gian văn hóa khác
nhau ở nông thôn, làng xã phong kiến Việt Nam thời xưa hay ở các đô thị với
các tổ chức giáo phường, nhóm, hội. Thực tế, trong các giai đoạn phong kiến,
ca trù không phải là nghệ thuật đại chúng, đa dạng công chúng, đa dạng
người nghe nên sẽ có giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử nhất định
nhưng sức ảnh hưởng không lớn.
Ngoài ra, ca trù còn có giá trị văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng sâu sắc
trong những giai đoạn lịch sử.
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ca trù và hoạt động trình diễn
nghệ thuật ca trù
1.3.1. Tình hình nghiên cứu giai đoạn trước năm 1954
Tư liệu để nghiên cứu ca trù bao gồm nhiều nguồn khác nhau, hiện đang tồn
tại trong dân gian như: tượng thờ, tự khí, câu đối, hoành phi, sắc phong, văn bia,
ca phả trong các di tích, cùng những tín ngưỡng, tập tục, kiêng kị; các bài ca lưu
truyền trong các giáo phường... Mỗi nguồn tư liệu này đều có giá trị nhất định
trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về ca trù. Tư liệu Hán Nôm là mảng tài liệu rất
quý và đáng tin cậy để nghiên cứu về lịch sử ca trù, lịch sử nghiên cứu ca trù,
nghệ thuật biểu diễn và các văn bản thơ - ca trù.
Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, hay Khâm định Việt sử thông
giám cương mục là những tài liệu lịch sử chính thống đã dành một số dòng
nhất định ghi lại những vấn đề liên quan đến nghệ thuật ca trù. Theo
Nguyễn Xuân Diện trong Góp phần tìm hiểu lịch sử ca trù thì tài liệu thơ cổ
Đại nghĩa giáp bát thưởng đào đại văn của tiến sĩ Lê Đức Mao (14621529) soạn trước năm 1505 được chép trong sách Lê tộc gia phả (A.1855,
thư viện Nghiên cứu Hán Nôm) là tư liệu sớm nhất mang hai chữ ca trù.
Phong phú nhất trong mảng sách về ca trù trong kho tàng thư tịch Hán Nôm

là những bài thơ soạn cho ca trù.


9
Theo Ca trù cung đình Thăng Long, trong một số tư liệu nghiên cứu ca
trù viết bằng chữ Nho có thể kể tên vài tên sách như, Ca trù bị khảo của Vũ
Ngọc Phác, hoặc Ca trù thể phách của Nguyễn Hữu Thanh. Ngoài ra còn có
sách chữ quốc ngữ như Hát ả đào của Phạm Văn Duyệt H.1923, Đào
nương ca của Nguyễn Văn Ngọc H.1932, Hát ả đào Hà Liên 1934. Bên
cạnh đó, không thể không kể đến những tư liệu viết về ca trù như: Văn
chương trong lối hát ả đào, Tạp chí Nam Phong, 1923, Sài Gòn; Khảo luận
về cuộc hát ả đào, Tạp chí Nam Phong, 1923, Sài Gòn; Nguyễn Tường Tam,
Người ca kỹ họ Nguyễn, 1927, Hà Nội. Những bài viết sâu sắc với những từ
ngữ đẹp đẽ nhất dùng để miêu tả ngợi ca nghệ thuật ca trù của Phạm Quỳnh
với Văn chương trong lối hát ả đào, hay một số bài viết của Nguyễn Xuân
Khoát, Ngô Linh Ngọc đều bắt nguồn từ đây.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu giai đoạn từ 1954 đến nay
Giai đoạn này, một số bài viết được đăng tải trên các tạp chí sách báo khoa
học như Văn học, Hán Nôm, Văn hóa nghệ thuật, Âm nhạc,… của tác giả Vũ
Ngọc Khánh, Nguyễn Hữu Mùi, Dương Đình Mình Sơn, Duệ Anh - Bạch Vân,
Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thụy Loan, Tú Ngọc,… cũng
đã góp phần làm dày thêm những sưu tầm, tổng hợp tư liệu, nghiên cứu về ca
trù, âm nhạc trong ca trù. Những tuyển tập như Việt Nam ca trù biên khảo của
Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề; Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Hát ả đào
của Trần Văn Khê, Tuyển tập thơ ca trù của Ngô Linh Ngọc, Ngô Văn Phú
năm 1987,…phải nói là những tư liệu đặc biệt về nghệ thuật ca trù, lịch sử ca
trù; Những bài khảo cứu của thời kì trước đây trên Tạp chí Nam Phong hay sau
này là những nghiên cứu chuyên sâu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện với Góp
phần tìm hiểu lịch sử ca trù; Ca trù qua các khế ước, điều luật của nhà nghiên
cứu Trần Thị Kim Anh, Không gian văn hóa - các chức năng văn hóa xã hội

và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ca trù của nhà nghiên cứu Bùi
Trọng Hiền, Âm nhạc ca trù của PGS.TS Vũ Nhật Thăng, Thơ trong ca trù,
Hát nói Nguyễn Công Trứ, Ca trù nhìn từ nhiều phía của tiến sĩ Nguyễn Đức
Mậu hay Phan Thư Hiền viết về Nguyễn Công Trứ với ca trù, nhạc sĩ Dương
Đình Minh Sơn với Ca trù cung đình Thăng Long… đều là những công trình
vô cùng quý giá để NCS kế thừa, học hỏi và đưa vào luận án những cứ liệu
quan trọng. Bên cạnh đó, có thể kể đến Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Hát
ca trù người Việt năm 2006 tại Hà Nội với một số công trình nghiên cứu có giá
trị về ca trù của một số học giả trong và ngoài nước.


10
Trên phương diện luận án hoặc công trình có liên quan, đối với nhóm
các công trình nghiên cứu về ca trù thì ở Việt Nam và trên thế giới, tính đến
hiện nay, theo hiểu biết và tìm hiểu của NCS, đã có 02 luận án tiến sĩ
nghiên cứu riêng biệt về nghệ thuật ca trù và đã được bảo vệ thành công
năm 2007 của một nghiên cứu sinh Việt Nam (Nguồn tư liệu Hán Nôm với
việc nghiên cứu ca trù của Nguyễn Xuân Diện); và năm 2012 của một
nghiên cứu sinh người nước ngoài (Lịch sử và âm nhạc của ca trù - Alienor
Anisensel - Đại học Paris Ouest-Nanterre - Pháp, do GS.TS. Trần Văn Khê
và GS.TS. Trần Quang Hải hướng dẫn).
Trong giai đoạn từ 1954 đến nay, các tài liệu như Việt Nam ca trù biên khảo
của Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề; Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Hát ả
đào của Trần Văn Khê, nghiên cứu chuyên sâu của TS. Nguyễn Xuân Diện với
Góp phần tìm hiểu lịch sử ca trù; Không gian văn hóa - các chức năng văn hóa
xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ca trù của nhà nghiên cứu
Bùi Trọng Hiền, Ca trù nhìn từ nhiều phía của TS. Nguyễn Đức Mậu và các
tuyển tập như Đặc khảo ca trù Việt Nam hay Hát ca trù người Việt do Viện Âm
nhạc xuất bản,… đều đã đề cập ít nhiều đến các vấn đề liên quan đến giáo
phường, ty giáo phường xưa cùng hoạt động trình diễn của các giáo phường giai

đoạn trước 1954, đồng thời cũng đề cập đến sự biến đổi của các giáo phường ca
trù, chính xác hơn là sự mai một về văn hóa, không gian trình diễn ca trù trong
giai đoạn Hà Nội có tới hàng trăm ca quán với hàng nghìn kỹ nữ (cô đầu rượu).
Tác giả đã mạnh dạn chắt lọc, kế thừa các nghiên cứu này để đưa vào trong các
phần, chương của luận án để làm căn cứ đánh giá sự biến đổi.
Tóm lại, tác giả đã may mắn kế thừa được nhiều công trình, sách, tài liệu,
kỷ yếu, luận án của các học giả, soạn giả, nhà nghiên cứu, các tiến sĩ đã dày
công nghiên cứu về ca trù. Tuy vậy, xét trên bình diện nghiên cứu chuyên sâu,
có hệ thống về sự biến đổi của các CLB, giáo phường Hà Nội hiện nay và hoạt
động trình diễn của nó trong đời sống hiện nay, thì sau năm 2009, chưa là đối
tượng của một chuyên luận nào, nhìn từ cả hai phía xưa - nay.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đề cập đến 03 vấn đề quan trọng để làm căn cứ nghiên cứu
chuyên sâu các nội dung biến đổi, hiện trạng và mô hình ở các chương sau.
Vấn đề cơ sở lý luận và tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án là những vấn đề có tính bản lề, cơ sở để qua đó áp dụng hệ thống
lý thuyết, bản chất các khái niệm, các quan điểm vào trong nghiên cứu luận
án. Việc nghiên cứu tổng quan về ca trù, tổng quan tình hình nghiên cứu ca


11
trù nói chung và hoạt động trình diễn ca trù nói riêng được đưa ra nhằm làm
rõ hơn những luận điểm, bản chất của các vấn đề gắn với ca trù, giá trị di
sản ca trù, không gian văn hóa giáo phường, CLB của ca trù xưa và nay
nhằm liên kết các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án để làm cơ sở cho các
chương sau.
Chương 2
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI CỦA MỘT SỐ GIÁO PHƯỜNG,
CÂU LẠC BỘ TẠI HÀ NỘI TRONG TRÌNH DIỄN NGHỆ THUẬT
CA TRÙ

2.1. Truyền thống của các giáo phường
2.1.1. Đôi nét về tổ chức, không gian, truyền thống giáo phường xưa
Theo Nguyễn Xuân Diện trong Lịch sử và nghệ thuật Ca trù, giáo
phường ca trù được tổ chức quy củ, chặt chẽ. Quyền lợi lớn nhất của giáo
phường được xác nhận trong một tấm bia đá dựng ngay trước cửa đình là
được quyền giữ cửa đình này. Đào nương và kép đàn đều phải thuộc các
giáo phường. Mỗi giáo phường là một họ, được đặt tên cụ thể và lối gọi này
chỉ dùng trong giáo phường với nhau. Xưa, Ty giáo phường là một tổ chức
quản lý hoạt động ca xướng tương đương cấp huyện. Giáo phường các xã
được đặt dưới sự quản lý của Ty giáo phường. Người đứng đầu Ty giáo
phường là một ông Trùm và chia việc giữ các cửa đình trong huyện cho các
giáo phường.
Các giáo phường này được phép toàn quyền biểu diễn tại đình làng này,
hoặc được phép tùy ý mời giáo phường khác đến hát, trình diễn giúp trong những
ngày tiệc của làng và hưởng quyền lợi. Đặc biệt, giáo phường sẽ được trình diễn,
hát trong lễ xông đình trong dịp hoàn thành công việc tu tạo sửa chữa đình làng.
Ngược lại, giáo phường cũng phải có một số trách nhiệm đóng góp vào các nghi
thức hát xướng tế lễ của làng, theo mức độ quy định giữa làng xã sở tại với giáo
phường. Quyền lợi của giáo phường được xác định bằng một tấm bia đá đặt trang
trọng ngay trước cửa đình làng mà giáo phường được quyền hưởng lợi. Trong
giáo phường xưa, việc thờ kính thầy dạy rất được xem trọng. Trò coi thầy như
cha mẹ, “sống tết, chết giỗ”. Những ả đào già có tài thường dạy dỗ được nhiều
học trò thành nghề và rất được kính trọng. Mỗi khi các học trò đi hát được trả tiền
công vẫn thường trích ra một khoản tiền để góp với giáo phường cung dưỡng
thầy. Đối với giáo phường, tất cả các công việc như lễ tế tổ hằng năm, các lệ
kiêng tên tổ ca trù, việc thờ thầy, việc chia tiền hát, lệ mở xiêm áo để công nhận


12
một cô đào bắt đầu được hành nghề đều được tổ chức và tuân thủ nghiêm ngặt và

tự nguyện.
2.1.2. Lề lối, sinh hoạt của một giáo phường
Trong mỗi giáo phường, người ta bầu ra một kép đàn có đủ tài đức
song toàn làm người thủ lĩnh, sắp đặt mọi công việc của giáo phường, gọi là
ông trùm hàng huyện (tức Quản giáp). Bên cạnh đó là hội đồng trị sự của
giáo phường bao gồm các ông trùm họ ở từng làng xã (còn gọi là trùm cửa
đình). Người quản giáp thời xưa được chính quyền công nhận như một thứ
chức dịch và có quyền điều khiển mọi công việc trong mỗi giáo phường.
Các giáo phường chia nhau ra giữ những cửa đình, cửa đền trong mỗi vùng
cư trú làm chỗ sinh nhai. Về mặt xã hội, đây là một tổ chức phường hội rất
ổn định trật tự. Các giáo phường không bao giờ “xâm phạm” đất làm ăn của
nhau. Mọi đầu mối, sự vụ của đào kép trong phường đều do quản giáp sắp
đặt, điều hành. Trong mỗi giáo phường đều tồn tại những luật lệ truyền
thống như những luật tục kiểu làng xã.
Việc tập hợp thành một tổ chức riêng, chứng tỏ ngay từ thời kỳ đầu, ca
trù đã manh nha hình thành tính chuyên nghiệp. Ví dụ khi các quan có yến
tiệc muốn gọi ả đào vào hát, thì phải sức trước cho quản giáp lựa chọn
người. Các làng tế, lễ hay tư gia có việc vui, muốn tổ chức hát ả đào cũng
phải điều đình trước với quản giáp.
2.1.3. Giáo phường hoạt động ca hát ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX
Thế kỷ XIX được xem là thời kỳ mà hát ả đào chính thức trở thành thú vui
tao nhã của giới nho sĩ. Họ dùng hát ả đào để bộc bạch tâm trạng bị dồn nén
của mình. Dần về sau, hát chơi không còn tưng bừng với đào nương ăn mặc rực
rỡ, khi hát khi múa khi đàn khi sáo như ở thời Lê nữa mà trở nên đằm thắm
hơn, sâu sắc hơn trong cuộc hát. Đến nửa đầu thế kỷ XX, một số giáo phường
Hà Nội vẫn duy trì nền nếp cũ, truyền dạy nhau các lề lối hát xướng trong giáo
phường của mình, vẫn giữ lệ hát cửa đình ở các ngôi đình trong phố, trong
làng, vẫn tổ chức tế tổ, hát thi. Càng về sau, cùng với sự phát triển của ca trù, tổ
chức giáo phường cũng có những phân hoá. Trong khi giáo phường ở nông

thôn vẫn giữ các truyền thống lâu đời thì các giáo phường ở thành thị biến đổi
dần với sự nới lỏng các quy tắc luật lệ và đến đầu thế kỷ XX, tổ chức giáo
phường chỉ còn là hình thức, các nhà hát cô đầu mới là nơi quản lý sinh hoạt và
hoạt động nghề nghiệp của đào nương.


13
Như vậy, có thể thấy tổ chức giáo phường xưa có một số biểu hiện cụ
thể như: Thứ nhất, giáo phường xưa thể hiện tính nền nếp, tổ chức hoạt
động chặt chẽ, quy củ và có thiết chế văn hóa cụ thể, được cộng đồng và xã
hội thừa nhận. Thứ hai, cũng để đối trọng với sự miệt thị của một số đối
tượng trong một số giai đoạn lịch sử của xã hội phong kiến, tự thân các
nghệ sĩ phải hình thành một không gian văn hóa cộng đồng có giá trị tương
đương như một đơn vị xã hội - một mô hình nhỏ trong mô hình làng xã.
Thứ ba, trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giáo phường là một tổ
chức xã hội đầy tính nhân văn, che chở đùm bọc cho thân phận lớp người bị
coi là “xướng ca vô loài”. Thứ tư, tổ chức giáo phường là sự biểu hiện
phương thức hoạt động chuyên nghiệp của nghệ thuật ca trù. Hoạt động
trình diễn của giáo phường xưa đã được thể hiện khá rõ nét với tính chuyên
nghiệp, bài bản.
2.2. Một số giáo phường, câu lạc bộ Hà Nội có trình diễn ca trù
2.2.1. Khái quát giáo phường, CLB ca trù Hà Nội
Hà Nội ngày nay có hàng chục CLB, giáo phường ở cả nội và ngoại thành,
được chia thành các nhóm sau: Nhóm thứ nhất: Các giáo phường ca trù hoạt
động theo tổ nghề truyền đời những vẫn giữ được bản sắc giáo phường: giáo
phường ca trù Lỗ Khê (ngoại thành), giáo phường Thái Hà (nội thành); Hai
giáo phường này cũng đã thành lập các CLB ca trù Thái Hà, CLB ca trù Lỗ
Khê để phục vụ việc sinh hoạt văn hóa, biểu diễn giới thiệu là chính; Nhóm thứ
hai: Các giáo phường ca trù xưa và bây giờ chỉ còn hoạt động dưới hình thức
CLB: giáo phường Đồng Trữ, Phượng Cách, Phú Đô, Thượng Mỗ, Yên

Nghĩa,... (đều ở ngoại thành Hà Nội); Nhóm thứ ba: Các giáo phường nhưng
phát triển từ hình thức CLB ngày nay thì chỉ có giáo phường Thăng Long;
Nhóm thứ tư: Các CLB ca trù thành lập mới: CLB ca trù Hà Nội, trung tâm văn
hóa ca trù Thăng Long, CLB ca trù UNESCO, CLB ca trù Phú Thị,...
Xét về hoạt động tổ chức CLB, giáo phường ca trù, có thể chia thành 2
nhóm sau:
- Hoạt động hướng theo tổ nghề, để phần nào đạt được như giáo
phường xưa có các giáo phường, CLB thuộc nhóm 1, nhóm 3 và phần nào
đó là các CLB của các làng thôn ca trù ở nhóm 2.
- Hoạt động biểu diễn phục vụ du khách để phát huy giá trị di sản:
Thời gian qua, tổ chức hoạt động thiên về biểu diễn phục vụ du khách có
giáo phường ca trù Thăng Long, CLB ca trù Hà Nội, CLB ca trù Bích Câu
Đạo quán (trước đây), giáo phường ca trù Thái Hà, ...


14
2.2.2. Chủ thể sáng tạo và sự truyền dạy
2.2.2.1 Chủ thể sáng tạo
Đầu năm 2009 (trước thời điểm UNESCO công nhận là di sản VHPVT
thế giới), theo thống kê của Viện âm nhạc, cả nước có 21 nghệ nhân ca trù
tuổi cao ở độ 70 - 90 tuổi, hiện nhiều nghệ nhân đã mất, chỉ còn khoảng vài
nghệ nhân ca trù lão làng, trong đó riêng Hà Nội chiếm khoảng 40-50% số
lượng nghệ nhân. Tại Hà Nội, khi nghệ thuật ca trù bắt đầu được quan tâm
và khôi phục trở lại trong giai đoạn gần đây thì có khá nhiều thế hệ nghệ
nhân ở Hà Nội đã ra đi. Họ mang theo nhiều vốn tài sản là những điệu,
những giọng hát, những hiểu biết tường tận về không gian trình diễn, về
cách hát, cách đàn, cách múa, cách diễn trò ở những thời vàng son nhất của
nghệ thuật ca trù.
Sau những lão làng ca trù Việt Nam và Hà Nội, giới ca trù Hà Nội ngày
nay còn nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ tài danh khác như: nghệ nhân Nguyễn Văn

Mùi giáo phường ca trù Thái Hà, Nguyễn Thị Vượn sinh năm 1927, nghệ nhân
Nguyễn Thị Khiếu sinh năm 1928 ở Chanh Thôn, xã Văn Nhân, huyện Phú
Xuyên, Hà Nội; NNDG Nguyễn Thị Chúc sinh năm 1930, NSƯT Phó Thị Kim
Đức, sinh năm 1931, ở thôn Ngãi Cầu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Họ đang là
những bậc thầy truyền dạy nghệ thuật ca trù trong các CLB như: CLB ca trù
Tràng An, CLB ca trù Thăng Long, CLB ca trù Chanh Thôn…. Bên cạnh
những nghệ nhân ca trù cao tuổi còn có sự đóng góp rất lớn của các nghệ sĩ
thế hệ sau đó như Lê Thị Bạch Vân, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Thị Thúy Hòa,
Phạm Thị Mận,… Thực tế cho thấy, thế hệ “đại thụ” của ca trù đã không còn
nhiều, các bí kíp đàn, hát phần nào đã bị mất, bị mai một, nhưng vẫn rất cần
nuôi dưỡng, rèn giũa một thế hệ trẻ tài năng và hết lòng đam mê ca trù thì
mới mong góp phần để ca trù không còn xếp vào hàng “cần được bảo vệ
khẩn cấp” nữa.
2.2.2.2. Sự truyền dạy
Giáo phường ca trù Thăng Long hiện là nơi mà có nhiều nghệ nhân,
nghệ sĩ ca trù ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tham gia với tư cách thành viên
hoặc cộng tác viên dài hạn nhất. Các CLB, giáo phường như Thái Hà,
Thăng Long, Lỗ Khê, Chanh Thôn, Đồng Trữ, Yên Lộ... cũng rất chú trọng
tập trung vào việc truyền dạy. Hoạt động truyền nghề cho con cháu của các
CLB, giáo phường ca trù Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được những tiến
bộ đáng kể. Mặt khác, bên cạnh việc trẻ hóa, các giáo phường, CLB ở Hà


15
Nội cũng đã rất quan tâm đến việc đào tạo các thế hệ trẻ đang ở độ tuổi mẫu
giáo, tiểu học.
Hoạt động truyền nghề, đào tạo nghề của các giáo phường thường được
chú trọng, quan tâm hơn các CLB trong phạm vi nội thành Hà Nội. Điển hình
là các giáo phường Thái Hà, Lỗ Khê, Thăng Long thời gian qua đã luôn quan
tâm đến đào tạo, truyền nghề và giúp thế hệ trẻ củng cố, hiểu biết giữ gìn nền

nếp, lề thói của giáo phường, trong khi CLB ca trù Hà Nội thì hầu như chỉ tập
trung vào khía cạnh phát huy giá trị di sản. Các giáo phường rất quan tâm đến
việc dựng lại các bài ca cổ, thể phách cổ, khúc vũ cổ để rèn dạy con cháu, vì đó
là ca trù cổ, ca trù gốc mà đã bị mai một nhiều sau nhiều thế kỉ. Việc quan tâm
này được nhìn nhận như một tín hiệu tích cực trong việc bảo tồn giá trị di sản
ca trù vì ở khía cạnh phát huy, nếu sử dụng các khúc vũ, thể phách, bài ca cổ để
biểu diễn thì rất khó đến được với du khách, công chúng, mà vẫn phải biểu diễn
những bài ca, điệu múa có nét mới.
2.3. Biến đổi trong hoạt động trình diễn của các giáo phường, câu
lạc bộ
Trong di sản ca trù có thiết chế thời xưa là giáo phường, làng, thôn ca trù,
ca quán, còn ngày nay, tồn tại thêm hình thức CLB, nhưng nòng cốt vẫn là các
nghệ nhân ca trù, hay nói cách khác là cộng đồng. Đó là sự biến đổi thiết chế rõ
rệt nhất. Có thể thấy, cách quản lý theo hình thức CLB ca trù ở Hà Nội được
triển khai từ những năm 1991, sau này là giai đoạn phát triển nhiều CLB hơn
(2005 - 2006 đến nay), là một mô hình cộng đồng khá hiệu quả, khá gần với
mô hình “Giáo phường” truyền thống, giúp ca trù được bảo tồn trong một môi
trường sống mới, dù cho môi trường sống đó còn quá nhiều khó khăn và tồn
tại. Trên thực tế, với mô hình thời kì mới là CLB, đã có được một không gian
thiết chế cho nghệ thuật ca trù, tìm được môi trường thực hành và diễn xướng
cho dù vẫn còn nhiều thách thức.
- Giáo phường ca trù Thái Hà bản chất là một họ tộc ca trù truyền đời
tại Hà Nội gần 200 năm qua, nhưng vừa là một giáo phường ca trù cổ đúng
nghĩa, vừa là một mô hình CLB ca trù để truyền dạy, sinh hoạt cho con cháu
trong dòng họ và cho những người yêu ca trù, để biểu diễn, giới thiệu cho du
khách. Những biến đổi cơ bản sau một giai đoạn lịch sử gần 200 năm của giáo
phường ca trù Thái Hà thể hiện yếu tố tự nhiên khách quan.
- Giáo phường ca trù Thăng Long là hình ảnh của một giáo phường ca trù
đã có những biến đổi rất lớn so với bản chất giáo phường trước đây. Nếu như các
giáo phường trước đây được ra đời dựa trên các làng thôn ca trù có các nhóm ca



16
hát tập hợp lại thì giáo phường ca trù Thăng Long lại ra đời dựa trên việc chuyển
đổi (và phần nào đó là nâng cấp) từ CLB lên giáo phường. Với tiền thân là CLB
ca trù Thăng Long với mô hình hoạt động như mô hình CLB ca trù Hà Nội ngày
nay, nghệ nhân Phạm Thị Huệ đã cùng các nghệ nhân cao tuổi quyết tâm gây
dựng lại mô hình giáo phường của các cụ để lại. Đây chính là những biến đổi
căn bản mô hình giáo phường ca trù, từ mô hình giáo phường ca trù xưa đến
việc hình thành CLB ca trù rồi dần chuyển hóa thành mô hình giáo phường
ca trù nội thành thời nay.
Như vậy, có thể vào thời điểm này, giáo phường Thăng Long chưa
được giới chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân ca trù lão thành và
các CLB, giáo phường khác thừa nhận là giáo phường, kể cả là giáo
phường trong đô thị, nhưng việc làm của giáo phường Thăng Long rất đáng
được biểu dương vì nếu làm đúng, làm tốt thực sự các hoạt động tổ chức
như một giáo phường thì sau này, các thế hệ con cháu chúng ta sẽ cảm nhận
được đó là một giáo phường ca trù đúng nghĩa và sẽ có trách nhiệm bảo vệ
không gian văn hóa ấy.
- CLB ca trù Hà Nội là một mô hình tổ chức sinh hoạt, giao lưu văn
hóa, nghệ thuật cho những người cùng có sở thích và có khả năng trình diễn
nghệ thuật ca trù theo đúng nghĩa của 1 CLB. Nếu như giáo phường ca trù
Thăng Long chuyển đổi mạnh mẽ để tiến tới mô hình giáo phường thì CLB
ca trù Hà Nội lại mang theo tư duy khác, đó là chỉ cần giới thiệu, biểu diễn
thật tốt, đúng bản sắc ca trù Việt cho du khách xem, nghe và hiểu được giá
trị của nghệ thuật ca trù.
Tiểu kết chương 2
Với truyền thống là một trong những đất tổ ca trù, số lượng CLB, giáo
phường, làng thôn ca trù lớn nhất cả nước, nhưng hoạt động ca trù tại Thủ đô
lại riêng lẻ, manh mún, tự phát và thiếu định hướng, theo kiểu “mạnh ai nấy

làm”, thiếu một “sợi dây gắn kết” với nhau để tạo thành một khối vững chắc,
có sự chia sẻ, giao lưu, học tập lẫn nhau. Mô hình CLB, giáo phường như
CLB ca trù Hà Nội, giáo phường ca trù Thăng Long, giáo phường Thái Hà
thể hiện sự tích cực trong khai thác, phát huy, quảng bá giá trị di sản ca trù
Hà Nội, nhưng với tỷ lệ CLB, giáo phường của cả Hà Nội thể hiện được vai
trò phát huy thông qua trình diễn nghệ thuật quá ít ỏi so với một không gian
đồ sộ mà ca trù Hà Nội đang có. So với lề lối và tổ chức giáo phường xưa thì
các CLB, giáo phường ngày nay đã có những sự biến đổi nhất định. Hoạt


17
động trình diễn nghệ thuật ca trù đã mang tính đại chúng hơn và có không
gian biểu diễn khác biệt hơn.
Chương 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA MỘT SỐ GIÁO PHƯỜNG, CÂU LẠC BỘ BIỂU DIỄN CA TRÙ
Ở HÀ NỘI TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Hà Nội liên quan đến hoạt động trình
diễn nghệ thuật của một số giáo phường, câu lạc bộ
Đối với một số giáo phường, CLB ca trù tại Hà Nội, có thể nói, cũng trong
bối cảnh kinh tế-xã hội Thủ đô như những năm qua, nhưng hoạt động lại rất
khó khăn. Nếu như các nhà hát, đơn vị nghệ thuật nhà nước do Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Hà Nội quản lý vẫn sống được phần
nào nhờ ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mỗi năm, thì một số CLB, giáo
phường có hoạt động biểu diễn không được bao cấp hay tài trợ bởi bất cứ tổ
chức, cơ quan quản lý nhà nước nào. Có thể nói, đặt trong hai bối cảnh: 1) Bối
cảnh kinh tế xã hội Hà Nội hiện đại, hội nhập quốc tế và 2) Bối cảnh di sản ca
trù đã có 6 năm tồn tại với tư cách di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần được
bảo vệ khẩn cấp, thì hoạt động trình diễn của một số CLB, giáo phường tại Hà
Nội thời gian qua chính là điểm sáng. Không xã hội hóa bằng mọi giá, thiếu các

nguồn tài trợ, các công ty lữ hành vẫn thờ ơ, thiếu kinh phí quảng bá, cơ quan
quản lý nhà nước chưa quan tâm đúng mức, khán giả trong nước không mặn
mà, giới trẻ đã “lãng quên” nghệ thuật truyền thống,… thì những CLB ca trù
Hà Nội, giáo phường ca trù Thăng Long, giáo phường ca trù Thái Hà và một số
CLB, giáo phường khác đã làm cho giá trị di sản này ngày càng quý giá hơn.
3.2. Vấn đề tổ chức trình diễn hiện nay
Hiện nay, tại Hà Nội, khu vực phố cổ và nội thành có 2 CLB, giáo
phường nổi bật nhất trong làng ca trù Thủ đô được đề cập đến thường
xuyên trên báo chí và được du khách quan tâm, đến thưởng thức, đó là CLB
ca trù Hà Nội (địa điểm biểu diễn ở số 42-44 Hàng Bạc) của nghệ sĩ Bạch
Vân làm chủ nhiệm và Giáo phường ca trù Thăng Long (địa điểm biểu diễn
giai đoạn 2011-2014 ở nhà cổ số 87 Mã Mây, từ đầu năm 2015 đến nay là
đền Quan Đế số 28 Hàng Buồm) do nghệ sĩ Phạm Thị Huệ làm chủ, và
phần nào đó là giáo phường ca trù Thái Hà do nghệ nhân trống chầu nổi
tiếng Nguyễn Văn Mùi làm chủ.
Hoạt động của phát huy, quảng bá của CLB ca trù Hà Nội, giáo phường ca trù
Thăng Long và giáo phường ca trù Thái Hà chủ yếu tập trung vào: Trình diễn nghệ


18
thuật ca trù phục vụ du khách tại 2 địa điểm chính ở phố cổ Hà Nội và tại chính
không gian giáo phường ca trù Thái Hà; Biểu diễn tại những nơi khách có nhu cầu
và các chương trình quảng bá, biểu diễn ở nước ngoài; Xây dựng thương hiệu,
marketing, quảng bá sản phẩm để các đối tác gửi khách đến và du khách đi lẻ biết
đến và thưởng thức; Phối hợp với các làng, thôn, phường ca trù lâu đời trên địa bàn
Hà Nội như làng ca trù Lỗ Khê, làng ca trù Chanh Thôn, làng ca trù Ngãi Cầu, An
Khánh, Đồng Trúc, Yên Lộ và một số làng thôn, CLB ca trù ở các tỉnh lận cận như
Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang,... để tìm nguồn nghệ nhân tài năng, đào tạo,
truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Có thể khẳng định, ở khía cạnh phát huy, quảng bá ca trù thì các CLB, giáo

phường ca trù hiện nay đang hoạt động đã có những đóng góp to lớn. Vấn đề là,
khi hầu như du khách đến xem biểu diễn đều là khách quốc tế thì đồng nghĩa khía
cạnh phát huy giá trị, quảng bá sẽ ra sao nếu chính người Việt chúng ta đứng
ngoài cuộc?
3.2.1. Lịch biểu diễn ca trù hàng ngày
Trong bối cảnh cạnh tranh với nhiều vấn đề khó có thể đi đến thống
nhất, nhưng cả hai đơn vị CLB ca trù Hà Nội và giáo phường ca trù Thăng
Long đã sắp xếp để có được lịch biểu diễn đan xen trong tuần. Tuy vậy, xét
về mặt kinh tế thì việc để trống 1 buổi tối Chủ Nhật hàng tuần không có hoạt
động biểu diễn chính là vấn đề cần quan tâm và đã đến lúc các CLB, giáo
phường ca trù cùng nhau hoạt động cả tối Chủ nhật, xem năng lực cạnh tranh
và năng lực marketing của mình như thế nào, tạo thêm thu nhập và để kín buổi
trong cả tuần, tiến tới biểu diễn nhiều buổi khác nhau trong ngày theo đặt hàng
của các công ty lữ hành.
3.2.2. Nội dung một buổi biểu diễn
- Ở phần mở đầu, khi du khách đã ổn định, MC giới thiệu bằng tiếng Việt
trước rồi dịch luôn sang tiếng Anh (những chương trình đặc biệt chỉ toàn là du
khách của một nước không nói tiếng Anh thì CLB, GP sẽ nhờ phiên dịch của
đoàn). Phần mở đầu bao gồm: 1) Giới thiệu khái quát lịch sử, nghệ thuật ca trù
Việt Nam; 2) Giới thiệu nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn: Ca nương, kép đàn, quan
viên, nghệ sĩ hỗ trợ; 3) Giới thiệu lần lượt các loại nhạc cụ cơ bản của nghệ thuật
ca trù; 4) Giới thiệu nội dung bố cục buổi diễn; 5) Một số lưu ý với du khách
tham dự như tắt chuông điện thoại, không gây tiếng ồn trong không gian, không
nhai kẹo cao su, không đặt những câu hỏi không liên quan đến nghệ thuật ca trù
(đặc biệt là câu hỏi liên quan đến chính trị, lịch sử chiến tranh, xung đột,...); 6)
Mời nghệ sĩ biểu diễn phần 1.


19
- Ở phần biểu diễn, MC đóng vai trò là người giới thiệu từng ca khúc

và điệu múa trong chương trình. Du khách sẽ được trải nghiệm bằng cách
tập gõ phách, gõ trống, chơi thử đàn đáy và đặc biệt là tập thẩm âm theo
giọng điệu ca trù dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân. Những du khách nước
ngoài đã rất thích thú với trải nghiệm và coi đây là phần thú vị nhất trong
toàn bộ nội dung trình diễn nghệ thuật ca trù. Vào phần cuối của chương
trình, du khách sẽ được nghe một, hai bài ca trù đặc biệt nữa và xem màn
hát múa bỏ bộ độc đáo của nghệ thuật này.
3.2.3. Nguồn nhân lực
Trong tổng số 11 người trực tiếp tham gia phục vụ cho 1 buổi diễn thì có
khoảng 3 thành viên là cộng tác viên. Các cộng tác viên là sinh viên các trường
đại học trên địa bàn Hà Nội, có trình độ ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh, vừa yêu
thích nghệ thuật ca trù, vừa mong muốn đóng góp cho hoạt động của các CLB,
giáo phường, vừa kiếm thêm thu nhập dù không đáng kể. Với Giáo phường
Thăng Long thì lượng nhân lực có thể nhiều hơn. Trong các nghệ nhân trực tiếp
biểu diễn thì thông thường ở mỗi CLB đều có 1 nhóm bao gồm 01 ca nương, 01
kép đàn, 01 trống chầu là những nghệ nhân lớn tuổi, có thâm niên cao trong nghề
nghiệp và đã có tên tuổi trong làng ca trù.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức trình diễn
Thứ nhất: Các CLB, giáo phường hãy chủ động tìm hướng đi, hoàn thiện
những điều đang hạn chế để tổ chức biểu diễn cho chất lượng, hấp dẫn. Thứ hai:
Các CLB, giáo phường cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá để thu hút du khách,
cũng không thể thu hút được nhiều khách trong nước, nên tập trung vào mảng
khách quốc tế. Thứ ba: Cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hình thức biểu
diễn để hấp dẫn hơn với du khách. Thứ tư: Các CLB, giáo phường, sau mỗi buổi
diễn, phải xin ý kiến của du khách để qua đó, có được đánh giá xác thực nhất chất
lượng buổi diễn của mình, rút kinh nghiệm và phục vụ tốt hơn. Cuối cùng: Nếu có
khả năng đầu tư hoặc có nhà đầu tư quan tâm đầu tư cho 1 nhà hát di sản đảm bảo
cho ca trù biểu diễn phù hợp thì đây chính là điều tốt nhất và là cơ hội lớn nhất để
thoát khỏi những khó khăn hiện nay.
3.3. Vấn đề khán giả tại các chương trình trình diễn hiện nay

3.3.1. Thành phần, lượng khách, đối tượng, mục đích
CLB ca trù Hà Nội và giáo phường ca trù Thăng Long có lịch biểu diễn cố
định và thường xuyên nhất hiện nay trên địa bàn thành phố với 3 buổi diễn 1
tuần. Tuy các địa điểm này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phục vụ khán
giả vì giao thông không thuận lợi, nằm ở trong các khu phố cổ nhỏ hẹp, xe du


20
lịch 30 - 45 chỗ đi vào rất bất tiện, bị cản trở bởi các quy định cấm về giao
thông nội đô Hà Nội, cơ sở vật chất cũng chưa thật sự rộng rãi, tiện nghi nhưng
trên thực tế, các đơn vị này đã rất cố gắng để có được lượng khán giả ổn định
mỗi đêm diễn. Có những đêm số chỗ ngồi của CLB ca trù Hà Nội kín chỗ với
35 - 40 ghế ngồi, đây quả là một con số mơ ước của những nghệ sĩ làm ca trù vì
thường xuyên lượng khách trung bình đến 1 điểm biểu diễn/1 buổi tối chỉ là 10
- 15 khách. Có buổi chỉ có duy nhất 1 khách nhưng các nghệ sĩ vẫn biểu diễn
hết mình vì khán giả.
Trong số gần 100 khán giả là khách quốc tế được tổng hợp sau 5 buổi
diễn tại câu lạc bộ ca trù Hà Nội thì du khách Mỹ chiếm 20,93% và chiếm
tỷ lệ cao nhất; sau đó đến du khách Anh chiếm 17,44%; du khách Pháp
chiếm 10,47%; du khách Úc và Nhật cùng chiếm 9,3%; du khách Trung
Quốc, Hàn Quốc và Singapore cùng chiếm 6,98%; và du khách đến từ các
quốc gia khác (Ả rập Sau đi, Thái Lan, Malaysia, Canada, ...) chiếm
11,62%. Theo phiếu điều tra với 200 phiếu cho 200 khán giả, chỉ có 2%
khán giả là người Hà Nội, 8% khán giả là khách du lịch trong nước nhưng
khán giả là du khách nước ngoài lại chiếm đến 90%.
3.3.2. Đánh giá của công chúng, người xem về hoạt động trình diễn
nghệ thuật ca trù tại nội thành Hà Nội
Trong những lần khảo sát tại ngôi nhà cổ số 87 Mã Mây và Đình Kim
Ngân số 42 - 44 Hàng Bạc, rất nhiều du khách nước ngoài đã nói rằng đây là
một trải nghiệm văn hóa rất đáng yêu, âm nhạc thì dịu dàng mê hoặc lòng

người, là một cách rất thú vị để tạm rời xa phố phường Hà Nội ồn ã. Một điều
đáng mừng nữa trong kết quả điều tra khảo sát, 100% khán giả quốc tế khi
được hỏi đều muốn xem ca trù vào lần sau và nếu như bạn bè, đồng nghiệp,
người thân xin lời khuyên cho việc họ nên xem thể loại văn hóa truyền thống
nào của Việt Nam thì đều muốn giới thiệu ca trù.
3.4. Vấn đề chủ thể sáng tạo, trao truyền, đào tạo
Đã từng có nhiều câu hỏi đặt ra là ca trù hiện nay đã thực sự có thế hệ kế cận
chưa, khi thế hệ truyền dạy chưa được đãi ngộ và tạo không gian truyền dạy?
Nghệ nhân là chủ thể, lại là báu vật nhân văn sống, là chủ thể thực hành, truyền
dạy di sản. Không có các liên hoan, không có chế độ đãi ngộ, không có không
gian để truyền dạy thì các nghệ nhân gìn giữ di sản chỉ bằng tình yêu với nghề
liệu di sản có sức sống lâu bền? Việc biểu diễn còn có giá trị trong việc giảng
dạy, đào tạo các thế hệ sau vì được học trực tiếp là hàng đầu. Mặt khác, công
chúng cũng cần được đào tạo để thưởng thức thì mới có khán giả. Các CLB, giáo


21
phường Hà Nội hiện nay chỉ đào tạo, truyền nghề qua “gà nòi” của gia tộc, làng
xã mình hoặc qua một số nơi gửi gắm. Công tác truyền nghề được làm theo kiểu
hiểu biết gì dạy thế, không có giáo trình, tư liệu phụ trợ, dạy theo bản năng và khả
năng hiểu biết của nghệ nhân.
3.5. Vấn đề tài chính, cơ chế cho hoạt động trình diễn ca trù
3.5.1. Chế độ đãi ngộ, sự ủng hộ chia sẻ khó khăn với các nghệ nhân ca trù
Những người đã mất như cụ Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Chúc sẽ
không được chứng kiến giá trị của họ được tôn vinh, nhưng hy vọng, những
nghệ nhân đang còn sống sẽ cảm thấy được quan tâm, động viên nhiều hơn.
Nhưng dù là danh hiệu gì đi nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là chính sách
đãi ngộ, chế độ để các nghệ nhân yên tâm với việc bảo tồn, phát huy giá trị
di sản ca trù. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ nghệ nhân tham gia đào tạo ca trù
cũng chưa có. Nếu ngành Văn hóa có những chính sách kịp thời thì có lẽ ca

trù còn phát triển mạnh hơn nữa. Bởi vì, chí ít, khi có được danh hiệu nghệ
nhân ưu tú thì các nghệ nhân cũng cảm thấy vẻ vang trong cộng đồng.
3.5.2. Khó khăn về kinh phí trong truyền nghề, đào tạo nghệ thuật ca trù
Mô hình như CLB ca trù Hà Nội chủ yếu tập trung vào hoạt động biểu
diễn, quảng bá, phát huy nghệ thuật ca trù. NSƯT Bạch Vân cũng rất mong
muốn có được thời gian và điều kiện để truyền dạy, nhưng do thời gian hàng
ngày phải lo “cơm, áo, gạo, tiền” cho nghệ nhân, cộng tác viên, các chi phí
khác nên nghệ sĩ thường tìm tòi các tài năng ca trù ở các giáo phường, làng
thôn, kể cả các tỉnh khác về CLB để đào tạo thêm. NSƯT Phạm Thị Huệ cũng
gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn kinh phí
3.5.3 Về không gian, địa điểm biểu diễn nghệ thuật ca trù
Có thể khẳng định nghệ nhân ca trù Hà Nội đã cố gắng để có được một
điểm biểu diễn chất lượng nhất, không gian nhà hát phù hợp nhất và đảm bảo
được tính đẳng cấp, bác học trong nghệ thuật thanh nhạc của ca trù khi diễn
xướng. Giáo phường Thăng Long thì đã mượn được không gian nhà cổ số 87
Mã Mây để làm nơi biểu diễn, sinh hoạt cho giáo phường mỗi tối. Tuy vậy,
đến cuối năm 2014, BQL phố cổ Hà Nội đã thông báo thu hồi lại không gian
nhà cổ 87 Mã Mây để phục vụ mục đích khác. Giáo phường Thăng Long đã
phải cùng BQL phố cổ bàn bạc và tìm được địa điểm mới là Đền Quan Đế số
28 Hàng Buồm. CLB ca trù Hà Nội cũng rất khó khăn về địa điểm biểu diễn.
3.5.4. Về nguồn thu, nguồn khách trong biểu diễn ca trù
Trong quá trình điều tra khảo sát thực địa tại điểm biểu diễn của giáo
phường Thăng Long, tổng số ghế ngồi có thể xếp được tại đây tối đa là 25 ghế,


22
nhưng hầu như trung bình 1 buổi chỉ có khoảng 10 - 15 khách. Giáo phường
Thăng Long thực tế thường đông khách hơn CLB ca trù Hà Nội. Ở không gian
đình Kim Ngân, không ít buổi diễn chỉ có 1 vài khách, cá biệt có duy nhất 1
khách, nhưng tập thể cán bộ, nghệ sĩ vẫn phục vụ bình thường. Với một tuần

chỉ có 3 buổi nên nguồn thu từ bán vé của các CLB, giáo phường là rất hạn chế
dù giá vé đã là khá cao, 10 đô la Mỹ/1 khách. Tiền thu được từ 1 buổi diễn
trung bình chỉ khoảng 1.500.000 - 2.000.000 đồng, trong khi phải thanh toán
cho nghệ sĩ, MC, người bán vé, bảo vệ… theo buổi diễn với khoảng 10-13
nhân lực/1 buổi. Bên cạnh đó lại còn những chi phí khác như in ấn tập gấp,
quảng cáo mạng, điện, nước,… Tóm lại, khó khăn là không nhỏ, nhưng lòng
đam mê với việc bảo tồn, phát huy giá trị ca trù thì không bao giờ cạn trong
lòng các nghệ nhân, nghệ sĩ ca trù.
3.6. Tác động từ chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
văn hóa phi vật thể
+ Xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản cho đối tượng đặc
thù là các CLB, giáo phường đang hoạt động thiếu sự quản lý nhà nước ở
nội thành Hà Nội như CLB ca trù Hà Nội, giáo phường Thăng Long, giáo
phường Thái Hà.
+ Thực hiện quy trình đào tạo, truyền nghề đã nêu ở trên.
+ Xây dựng phương án hỗ trợ nghệ nhân ca trù Hà Nội với việc tạo lập
một quỹ dành riêng cho các nghệ nhân cao tuổi và lập chế độ bảo hiểm cho
các nghệ nhân này, ít nhất là như thế.
+ Cân đối ngân sách xây dựng một không gian di sản riêng cho ca trù
dưới dạng một nhà hát ca trù, mô hình giống như Trung tâm Văn hóa ca trù
Thăng Long đã từng làm khá thành công và được dư luận, các chuyên gia
đánh giá cao.
+ Nghiên cứu chuyên sâu, lựa chọn mô hình không gian tổ chức hoạt động
CLB, giáo phường phù hợp trong nội thành để tìm ra mô hình tổ chức hoạt động
tốt nhất, vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị di sản, để hỗ trợ ngược lại cho các
CLB, giáo phường hiện nay, đảm bảo phát triển bền vững.
+ Giao cho lĩnh vực Du lịch của Hà Nội tích cực quan tâm, tìm giải
pháp để liên kết với các điểm biểu diễn ca trù nội, ngoại thành để các doanh
nghiệp lữ hành gửi khách thường xuyên đến các CLB, giáo phường, tránh
tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún, tự phát hiện nay.



23
3.7. Bàn luận về mô hình của một số CLB, giáo phường
Mô hình đó theo tác giả cần hội tụ được cơ bản 4 yếu tố: Việc tổ chức
hoạt động giống như hoặc được một phần cốt lõi của một giáo phường xưa, đặc
biệt là nêu cao kỷ luật, tôn ti, trật tự và phép tắc, lễ nghi; Có được 2 không gian
cơ bản: Không gian biểu diễn phù hợp với ca trù dạng một nhà hát di sản và
không gian giáo phường đảm bảo tính bảo tồn, gìn giữ ca trù. Nếu một địa
điểm mà hội tụ được cả hai loại không gian này thì rất tốt, còn nếu không thì
phải là hai không gian riêng lẻ với chức năng khác nhau; Có khả năng phát huy,
quảng bá giá trị di sản như một CLB kiểu như CLB ca trù Hà Nội của ngày nay
để biểu diễn, quảng bá tới khách du lịch và công chúng; Có được sự đầu tư,
quan tâm của nhà nước, các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân, có được một
thế hệ nghệ nhân kinh nghiệm kết hợp với nghệ nhân trẻ tài năng, và được công
chúng, người thưởng thức dễ chấp nhận hơn, dễ thưởng thức hơn. Trong khi
đó, mô hình giáo phường ca trù Thăng Long thì một mặt là vẫn tiếp tục duy trì
hoạt động biểu diễn, một mặt thì vẫn duy trì công tác đào tạo, truyền dạy, phục
dựng,… Mô hình hoạt động của giáo phường ca trù Thái Hà lại có được những
yếu tố cần thiết để là một giáo phường ca trù đúng nghĩa, nhưng yếu tố biểu
diễn, phát huy giá trị di sản phục vụ du khách lại khá hạn chế. Theo NCS, mô
hình phù hợp nhất ở nội thành Hà Nội hiện nay chính là hoạt động như giáo
phường ca trù Thăng Long, nhưng cần điều chỉnh, bổ sung những hạn chế để
vai trò bảo tồn, gìn giữ tốt hơn, trong khi công tác phát huy giá trị di sản qua
hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù cần tập trung đầu tư cho cả “thanh”,
“sắc”, và hình thức biểu diễn để hấp dẫn hơn đối với du khách.
Tiểu kết chương 3
Việc đánh giá được đúng bản chất sự biến đổi hoạt động của các CLB, giáo
phường ca trù tại Hà Nội thông qua hoạt động trình diễn ở chương 2 đã giúp
NCS nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra có liên quan thuận lợi hơn. Trong bối

cảnh kinh tế xã hội nhiều đổi thay, nhịp sống năng động và phức tạp hơn, nhu cầu
hưởng thu văn hóa ngày càng cao thì việc một bộ phận lớn người dân Hà Nội thờ
ơ, lãnh đạm với nghệ thuật biểu diễn truyền thống dân gian nói chung và nghệ
thuật trình diễn ca trù nói riêng không khó lí giải. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
cùng giải quyết những khó khăn, tồn tại đối với mối quan hệ giữa chủ thể sáng
tạo, công chúng, khán giả và nhà quản lý. Ở chương 3, với việc đưa ra 4 nhóm
vấn đề cần giải quyết đặt bên cạnh bối cảnh kinh tế xã hội Hà Nội, tác giả đã
phần nào diễn giải những vấn đề đó trong nội tại sự phát triển của Thủ đô và sự
nỗ lực của các chủ thể sáng tạo.


×