Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1997 đến 2012 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.5 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
THỜI KỲ 1997 - 2012
Mã số: ĐH2014 - TN07 - 09

Chủ nhiệm đề tài: ThS. NCS. ĐOÀN THỊ YẾN

THÁI NGUYÊN, 12/2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỜI KỲ 1997 - 2012
Mã số: ĐH2014 - TN07 - 09

Xác nhận của tổ chức chủ trì
(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)



ThS. NCS. Đoàn Thị Yến

THÁI NGUYÊN, 12/ 2016


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
I. Thành viên thực hiện đề tài
- ThS. Nguyễn Minh Tuấn - Bộ môn Lịch sử - Đại học Khoa học -ĐH Thái Nguyên
- ThS. Nguyễn Đại Đồng - Bộ môn Lịch sử - Đại học Khoa học -ĐH Thái Nguyên
II.
-

Đơn vị phối hợp thực hiện
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên
Phòng Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Thư viện tỉnh Thái Nguyên
Trung tâm Học liệu -Đại học Thái Nguyên
Phòng Tư liệu khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV -ĐHQG Hà Nội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1
NỘI DUNG ........................................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 4
Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 .................................... 7
1.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương của
Đảng bộ.......................................................................................................................................... 7

1.1.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên .......................... 7
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh .......................................................................................... 7
1.2. Chỉ đạo thực hiện .................................................................................................................... 7
1.2.1. Chỉ đạo xây dựng đội nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ............................................ 7
1.2.2. Chỉ đạo phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp ........................................................... 8
1.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học .................................................. 8
1.2.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học ........................................................ 9
Chương 2. LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2006
ĐẾN NĂM 2010 .............................................................................................................................. 10
2.1. Yêu cầu mới đối với sự nghiệp GDPT và những chủ trương mới của Đảng bộ ................... 10
2.1.1. Những yêu cầu mới ....................................................................................................... 10
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ ........................................................................................ 10
2.2. Chỉ đạo hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ.................................................................... 10
2.2.1. Chỉ đạo nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 11
2.2.2. Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống trường lớp theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa và
xã hội hóa ................................................................................................................................ 11
2.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng kiên cố hóa và
hiện đại hóa ............................................................................................................................. 11
2.2.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ........................................................... 12
Chương 3. ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM.................................................................. 13
3.1. Đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 13
3.1.1. Ưu điểm ......................................................................................................................... 13
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................................................... 13
3.2. Một số kinh nghiệm .............................................................................................................. 13
3.2.1. Vận dụng chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước phù hợp với địa
phương..................................................................................................................................... 13
3.2.2. Quan tâm phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh 13
3.2.3. Quán triệt sâu rộng quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội ........... 13
3.2.4. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục .................. 13
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 14



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
GD&ĐT
GDPT
NXB
HĐND
THCS
THPT
PTCS
UBND

Chữ viết đầy đủ
:
:
:
:
:
:
:
:

Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục phổ thông
Nhà xuất bản
Hội đồng Nhân dân
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Phổ thông cơ sở

Ủy ban Nhân dân


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông thời
kỳ 1997 - 2012
- Mã số: ĐH2014 - TN07 - 09
- Chủ nhiệm: ThS. NCS. Đoàn Thị Yến
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 01/2014 - 12/2015
2. Mục tiêu:
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT từ năm
1997 đến năm 2012; bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ sự lãnh đạo của Đảng bộ nhằm
phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông (GDPT) ở địa phương.
3. Tính mới, tính sáng tạo:
- Làm rõ những yếu tố tác động đến GDPT của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 1997 - 2012.
- Phân tích chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT
trong thời gian 1997 - 2012.
- Làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng, chính quyền, ban, ngành tỉnh Thái Nguyên trong quá
trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phát triển GDPT trên các lĩnh vực: xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng hệ thống mạng lưới trường lớp; xây dựng
cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1997 đến năm 2012, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử nhằm phục vụ cho sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với sự nghiệp GDPT của địa phương trong thời gian tiếp theo.
- Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương về phát triển GDPT
tỉnh Thái Nguyên; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp GD&ĐT trong thời

kỳ đổi mới.
4. Kết quả nghiên cứu:
Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương về phát triển GDPT
tỉnh Thái Nguyên; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp GD&ĐT trong thời
kỳ đổi mới.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu về
Thái Nguyên và tài liệu tìm hiểu về lịch sử địa phương.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học:
Có 05 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học và 03 bài báo đăng trên Kỷ yếu hội thảo, hội
nghị.
* Bài báo đăng trên tạp chí khoa học:
1. Đoàn Thị Yến (2015), “Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái
Nguyên sau 15 năm tái lập Tỉnh (1997 - 2012)”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (131), tr. 138 - 140.
2. Đoàn Thị Yến (2015), “Thành tựu của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo sự
nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2012”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại
học Thái Nguyên, 141(11), tr. 135 - 141.
3. Đoàn Thị Yến (2015), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng nguồn lực cho giáo dục
phổ thông (1997 - 2010)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (301), tr. 90 - 93.


4. Đoàn Thị Yến (2016), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ giáo viên phổ
thông (1997 - 2010)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 148 (3/01), tr.
33 - 38.
5. Đoàn Thị Yến (2016), “Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1997 - 2010) - chủ trương và
kết quả thực hiện”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (307), tr. 82 - 85.
* Bài báo đăng trên Kỷ yếu hội thảo, hội nghị:
1. Đoàn Thị Yến (2014), “Giáo dục phổ thông Thái Nguyên sau 15 năm tái lập tỉnh (1997 2012)”, Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu khoa học năm học 2013 - 2014, NXB Đại học Thái
Nguyên, tr. 141 - 156.
2. Đoàn Thị Yến (2015), “Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh

Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Kinh tế và văn hóa - xã hội các
dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập quốc tế - International conference on socio - cultural
and economic intergration of indigenous people in the context of Asean, tr. 664 - 670.
5.2. Sản phẩm đào tạo:
* Có 01 đề tài sinh viên NCKH đã nghiệm thu đạt kết quả tốt:
Nguyễn Thị Thùy Linh (2014), Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo phát triển
giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2005 - 2013, Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học,
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
* Có 01 KLTN Đại học đạt kết quả Tốt:
Nguyễn Thị Thùy Linh (2015), Đảng bộ huyện Đại Từ tăng cường huy động nguồn lực
cho giáo dục (2005 - 2015), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên.
* Đề tài là một phần của Luận án tiến sĩ của chủ nhiệm đề tài:
Tên luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm
1997 đến năm 2010.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả
nghiên cứu:
- Khả năng áp dụng: Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương về
phát triển GDPT tỉnh Thái Nguyên; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp
GD&ĐT trong thời kỳ đổi mới.
- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên,
sinh viên.
Ngày 22 tháng 12 năm 2016
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

ThS. NCS. Đoàn Thị Yến



INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: The leadership in general educational policies of Thai Nguyen Provincial
Communist Party Committee during 1997- 2012
Code number: ĐH2014 - TN07 - 09
Coordinator: MA.PhD. Student Doan Thi Yen
Implementing institution: College of Sciences - Thai Nguyen University
Duration: from 01/2014 to 12/2015
2. Objective(s):
To clarify the process of Thai Nguyen provincial Party Committee led general education
from 1997 to 2012, on that basis, the project has concluded some historical experiences to
contribute to the leadership of the Thai Nguyen provincial Communist Party Committee about this
field for next period.
3. Creativeness and innovativeness:
- The project has clarified some factors which strongly affect to the general educational, as
well as the policies and directions of Thai Nguyen Provincial Communist Party Committee about
this field during the period (1997 - 2012).
- In additionally, the project has demonstrated systematically the important role of all
levels of Party, Government, departments, and unions of Thai Nguyen province through out the
process of practicing policies about general education system. Most of the fields were regulated by
the Party as: building the contingent of teachers and staffs in educational management; building
the school and facilities network; improving the quality of compulsory education.
- The project has evaluated all advantages and limitations of Thai Nguyen provincial
Communist Party Committee during the process of leading general educational policies from
1997 to 2012. On that basis, the project has concluded some historical experiences to contribute
to the leadership of the Thai Nguyen provincial Communist Party Committee about this field for
next period.
- The project has provided some scientific arguments for policy makers in planning the
regulations and directions about general educational development of Thai Nguyen, it also has

summarized the role of leadership of the Party to the education and training career during the
renewal period.
4. Research results:
The project has provided some scientific arguments for policy makers in planning the
regulations and directions about general educational development of Thai Nguyen, it also has
summarized the role of leadership of the Party to the education and training career during the
renewal period.
The project can be used as reference for many other scientific researches about Thai
Nguyen and document for local history discovery.
5. Products:
5.1. Scientific publications:
There are 05 articles published on the journal of Science:
1. Doan Thi Yen (2015), “Policy of educational development for ethnic minorities of Thai
Nguyen province after 15 years provincial re-established (1997 - 2012)”, Journal of
Theoretical Education, (231), pp. 138 - 140.
2. Doan Thi Yen (2015), “The achievements of Thai Nguyen provincial Communist Party
Committee in leading general education career from 1997 to 2012”, Journal of Science
and Technology Thai Nguyen University, 141(11), pp. 135 - 141.


3. Doan Thi Yen (2015), “The leadership in building general educational resources of Thai
Nguyen provincial Communist Party Committee (1997-2010)”, Journal of Vietnam
Communist Party’s History, (301), pp. 90 - 93.
4. Doan Thi Yen (2016), “The leadership in building contingent of teachers of general
education of Thai Nguyen provincial Communist Party Committee (1997 - 2010), Journal
of Science and Technology Thai Nguyen University, 148 (03/01), pp. 33 - 38.
5. Doan Thi Yen (2016), “General education in Thai Nguyen province (1997 - 2010) guidelines and results”, Journal of Vietnam Communist Party’s History, (307), pp. 82 - 85.
There are 02 articles published at the seminar, conference:
1. Doan Thi Yen (2014), “General education in Thai Nguyen province after 15 years
provincial re-established (1997 - 2012)”, Proceedings of the scientific conference school

year 2014 - 2015, Publisher TNU, pp. 141 - 156.
2. Doan Thi Yen (2015), “Policy of educational development for ethnic minorities of Thai
Nguyen province on the integration period”, International conference on socio - cultural
and economic intergration of indigenous people in the context of Asean, pp. 664 - 670.
5.2. Training results:
* There is 01 scientific research student:
Nguyen Thi Thuy Linh (2014), The leadership in developing junior secondary education
of Dai Tu district Communist Party Committee (2005 - 2013), Student topic research,
College of Sciences - Thai Nguyen University.
* There is 01 under graduation thesis:
Nguyen Thi Thuy Linh (2015), The leadership in building general educational resources
of Dai Tu district Communist Party Committee (2005 - 2015), Under graduation thesis
College of Sciences - Thai Nguyen University.
* The project is part of the coordinator’s PhD thesis:
Offical title of the thesis: The leadership in general educational policies of Thai Nguyen
Provincial Communist Party Committee during 1997-2010.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of reserach results:
The project has provided some scientific arguments for policy makers in planning the
regulations and directions about general educational development of Thai Nguyen, it also has
summarized the role of leadership of the Party to the education and training career during the
renewal period.
Results of the research will provide material for students, trainees.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, động lực thúc
đẩy sự phát triển của nhân loại. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh

mẽ, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất thì
giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam, giáo dục phổ thông (GDPT) là bậc học có vai
trò tiếp nối bậc học mầm non và mở đầu cho các bậc học kế tiếp sau, mang ý nghĩa là bậc học “bản
lề” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và
thanh niên. Với ý nghĩa đó, Đảng Cộng sản Việt Nam coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, từ đó,
đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho sự phát triển.
Tỉnh Thái Nguyên thuộc khu vực trung du Bắc Bộ, được tái lập vào năm 1997 (tách ra từ
tỉnh Bắc Thái). So với các địa phương trong khu vực, tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển giáo dục: Có Đại học Thái Nguyên - trung tâm đào tạo lớn nhất khu vực trung du
miền núi Bắc Bộ; có vị trí kề sát thủ đô; có thành phố công nghiệp Thái Nguyên được hình thành
sớm (1962)...Bên cạnh những thuận lợi kể trên, tỉnh Thái Nguyên có những khó khăn nhất định
của một địa phương miền núi: yếu tố địa hình; điều kiện sống, trình độ dân trí của đồng bào dân
tộc thiểu số…
Thực hiện chủ trương phát triển giáo dục của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều
chủ trương, biện pháp nhằm củng cố, đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương (trong đó
có GDPT). Do vậy, từ năm 1997 đến năm 2010, ngành giáo dục của Thái Nguyên luôn giữ vị trí đi
đầu trong khu vực trung du Bắc Bộ, là 1 trong 15 đơn vị giáo dục phát triển của cả nước. Những
thành quả đó đang góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng bộ tỉnh đề ra là phấn đấu để Thái Nguyên
trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt, được sự nghiệp
giáo dục Thái Nguyên vẫn còn nhiều bất cập.
Trong điều kiện Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, khi yêu cầu về nguồn lao
động chất lượng cao ngày càng cấp thiết, đòi hỏi ngành giáo dục phải giải quyết bài toán về chất
lượng giáo dục thì cần phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân. Cuộc đổi mới
phải bắt đầu từ đổi mới cơ chế chính sách; chương trình, sách giáo khoa; phương pháp dạy - học.
Nhưng từ nhận thức đến thực tiễn mỗi địa phương có những đặc điểm khác nhau, do những điều
kiện lịch sử chi phối.
Việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của mỗi đảng bộ địa phương trong quá trình thực hiện
chủ trương của Đảng về GDPT không chỉ góp phần làm rõ sự vận động lịch sử đã và đang diễn ra
trên địa bàn mỗi tỉnh, đúc rút kinh nghiệm của mỗi đảng bộ địa phương mà còn có thể cung cấp

thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động
thực tiễn đối với sự phát triển giáo dục của đất nước.
Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển sự
nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1997- 2012” làm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT từ
năm 1997 đến năm 2012, từ đó bước đầu rút ra một số kinh nghiệm.


2

* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích hệ thống những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đối với sự nghiệp GDPT như: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên; thực trạng của
GDPT tại thời điểm tái lập tỉnh (1997); chủ trương phát triển GDPT của Đảng, Nhà nước.
- Làm rõ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
để lãnh đạo sự nghiệp GDPT trong những năm 1997 - 2012.
- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên; từ đó tổng kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt
hơn chủ trương về phát triển GDPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT.
Quá trình chỉ đạo thực hiện thực chủ trương của Đảng bộ về GDPT thông qua hoạt động của các
cấp bộ đảng, chính quyền, ban ngành chức năng ở địa phương.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: từ năm 1997 đến năm 2012, qua 03 nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên khóa XV (1997 - 2000), nhiệm kỳ XVI (2001 - 2005), nhiệm kỳ XVII (2006 - 2010),
nhiệm kỳ XVIII (2010 - 2015).

- Về không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2012 bao gồm 9 đơn vị
hành chính. Ngoài ra, đề tài còn đề cập thêm tình hình GDPT của một số tỉnh trong khu vực Trung du
miền núi phía Bắc để có thêm số liệu so sánh với GDPT của tỉnh Thái Nguyên.
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự
nghiệp GDPT; quá trình chỉ đạo thực hiện để phát triển sự nghiệp GDPT trên các lĩnh vực như: xây
dựng quy mô, mạng lưới trường lớp; đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy - học; chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Đề tài chỉ tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo Đảng bộ đối với GDPT bao gồm: giáo dục
tiểu học; giáo dục THCS; giáo dục THPT; không bao gồm hệ bổ túc (hệ B) trước kia, nay là Giáo
dục thường xuyên).
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Văn kiện của Đảng, Nhà nước bao gồm: các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông tư,
chương trình…
- Văn kiện của các cấp đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên (Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh, Sở GD&ĐT) bao gồm các nghị quyếT, chỉ thị, kế hoạch, thông tư, chương trình, đề án…
- Các sách, báo, tạp chí đã xuất bản; luận văn, luận án, đề tài viết về giáo dục.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục.
- Phương pháp lịch sử nhằm trình bày bối cảnh, chủ trương và biện pháp, quá trình thực thi
gắn với kết quả cụ thể về phát triển sự nghiệp GDPT ở tỉnh Thái Nguyên trong những khoảng thời
gian khác nhau.


3

- Phương pháp lôgic nhằm làm rõ mối liên hệ giữa chủ trương, biện pháp với quá
trình thực hiện, từ đó khái quát những ưu điểm, hạn chế, đúc rút kinh nghiệm về quá trình
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp GDPT.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát
thực tiễn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đã đặt ra.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Tổng quan về tình hình nghiên cứu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục, đề tài được chia thành 3 chương.


4

NỘI DUNG
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung
Về xu hướng giáo dục trên thế giới có những công trình tiêu biểu như: Keri faces (2011),
Learning futures: education, technology and social change; Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu
(2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước; Lê Thị Ái
Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh nghiệm Đông Á…
Nghiên cứu về tình hình, thực trạng giáo dục Việt Nam có những công trình như: 50 năm phát
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 - 1995) của của Bộ GD&ĐT; Từ bộ Quốc gia đến Bộ
Giáo dục và Đào tạo (1945 - 1995) do Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường (chủ
biên); Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của Viện Khoa học giáo dục; Lịch sử
giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam của tác giả Lê Văn Giạng; Lịch sử giáo dục Việt
Nam của tác giả Bùi Minh Hiền, Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945 - 1990) của Phạm Minh Hạc
(chủ biên).
Về tính cấp thiết của việc đổi mới GD&ĐT: Nhóm công trình của GS Phạm Minh Hạc; Luận
án Tiến sĩ Triết học Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay của Nguyễn
Thanh; Phát triển giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng của tác giả
Nghiêm Đình Vỳ; Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của
tác giả Trần Quốc Toản; Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh

nghiệm của thế giới, tác giả Tạ Ngọc Tấn; Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt
Nam của tác giả Bùi Mạnh Nhị…
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông
Trong công trình 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông của tác giả Võ Thuần Nho;
Cải cách và chấn hưng giáo dục của tác giả Hoàng Tụy (chủ biên); Giáo dục phổ thông với phát
triển chất lượng nguồn nhân lực - những bài học thực tiễn từ Nhật Bản của tác giả Đặng Thị Thanh
Huyền; Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới của tác giả
Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền; Thử bàn về định hướng phát triển giáo dục phổ thông 10 - 15
năm tới.
Qua khảo sát những công trình nghiên cứu trên cho thấy: Những thành tựu mà giáo dục Việt
Nam đạt được rất tự hào. Song, so với yêu cầu của thực tiễn, của thời đại, phải khẳng định rằng:
GD&ĐT còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém: GD&ĐT vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu,
chưa là động lực quan trọng nhất cho phát triển; chất lượng giáo dục nhìn chung thấp, chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước trong thời kỳ hội
nhập quốc tế. Vì vậy cần phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
2. Nhóm công trình đề cập đến sự nghiệp giáo dục Thái Nguyên
2.1. Các công trình nghiên cứu về Thái Nguyên có liên quan đến giáo dục nói chung
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 1965 - 2000 của Tỉnh ủy Thái Nguyên; Giáo dục Việt Nam
1945 - 2005 của Hội khoa học Kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và Tư vấn phát triển (từ trang
1025 đến trang 1033); Quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010


5

của tác giả Hoàng Thị Mỹ Hạnh; Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm
2010; Địa chí Thái Nguyên của UBND tỉnh Thái Nguyên; Nghiên cứu sự phát triển con người tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009 của tác giả Vũ Vân Anh; Thái Nguyên - Thế và lực mới trong thế
kỷ XXI của tác giả Chu Viết Luân, (NXB Chính trị Quốc gia, 2005); Tình hình và nhiệm vụ của tỉnh
Thái Nguyên của UBND tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên
Liên quan trực tiếp đến đề tài có 3 công trình sau: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự
nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến 2005 của tác giả Lý Trung Thành (Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009); Luận văn Thạc sĩ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo
phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2011); Giáo dục phổ thông Thái Nguyên
từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997 - 2005), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn Minh Tuấn
(Đại học Thái Nguyên, năm 2005).
Ngoài ra, tình hình GDPT tỉnh Thái Nguyên được đề cập đến trong một số công trình như:
Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên thành tựu và phát triển (2003) của Sở GD&ĐT tỉnh Thái
Nguyên; Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2010 của Ngô Thượng Chính.
Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã góp phần làm sáng
tỏ nhiều vấn đề về giáo dục của đất nước nói chung và GDPT ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong một
thời kỳ, giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, cho đến thời điểm năm 2010, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến
năm 2010. Do vậy, tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp GDPT là một
vấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu và những vấn đề đề tài cần tập trung giải quyết
3.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu
Thứ nhất, lĩnh vực về GD&ĐT (trong đó có GDPT) đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu
của nhiều tác giả. Qua những công trình đó, đề tài không những kế thừa về phương pháp nghiên
cứu mà còn kế thừa được những nội dung như: chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh về giáo dục;
vấn đề về mạng lưới trường lớp; đội ngũ nhà giáo; cơ sở vật chất; chất lượng giáo dục...
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về GDPT tỉnh Thái Nguyên chiếm số lượng rất khiêm tốn,
chủ yếu tập trung vào kết quả của GDPT. Vai trò của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh đạo,
phát triển GD&ĐT nói chung và GDPT nói riêng chủ yếu được đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và lịch sử Đảng bộ các huyện và thường dừng ở
những nét chung nhất.
Thứ ba, qua tìm hiểu tác giả thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,

hệ thống và chuyên sâu về Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến
2010 như đề tài mà tác giả đã lựa chọn.
3.2. Những vấn đề đề tài đi sâu nghiên cứu
Một là, đề tài làm rõ những yếu tố tác động đến sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên trong
những năm 1997 - 2010.


6

Hai là, quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt, vận dụng những chủ trương, chính
sách của Đảng vào thực tiễn địa phương từ năm 1997 đến đến năm 2010 qua hai khoảng thời gian
1997 - 2005 và 2006 - 2010.
Ba là, quá trình chỉ đạo hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ trên các lĩnh vực cụ thể: xây
dựng, đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch mạng lưới trường lớp; xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Bốn là, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh
đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2012; đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào
hiện thực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp GDPT tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả
hơn.


7

Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương
của Đảng bộ
1.1.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên
Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động đến sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên
trong những năm 1997 - 2005 như vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; đặc điểm kinh tế - xã hội, hệ

thống giáo dục, đào tạo; dân số và nguồn lao động; cơ sở hạ tầng; tình hình GDPT Thái Nguyên tại
thời điểm tái lập tỉnh (1997), đề tài khẳng định: so với các tỉnh trong khu vực Trung du miền núi
phía Bắc, Thái Nguyên có nhiều thuận lợi hơn để phát triển sự nghiệp GDPT. Bên cạnh những
thuận lợi kể trên thì Thái Nguyên vẫn còn có những khó khăn nhất định của một tỉnh miền núi.
Những yếu tố trên đây quy định: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên phải quán triệt được những chủ trương
của Đảng về GDPT vào thực tiễn địa phương nhằm phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn để
phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Trong 9 năm (1997 - 2005), chủ trương của Đảng bộ tỉnh đối với giáo dục, đào tạo được thể
hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XV (1997), XVI (2001), được cụ thể hóa trong
các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh như: Kế hoạch 01/KH - TU
(1997), Nghị quyết 02/NQ - TU (1997), Chỉ thị 10/CT - TU (2002). Thông qua những văn kiện đó,
chủ trương của Đảng bộ về phát triển sự nghiệp GDPT tập trung vào những nội dung: xác định
quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp phát triển GDPT; xác định những vấn đề cụ thể của
GDPT như xây dựng và củng cố tổ chức Đảng trong giáo dục, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong các văn kiện nêu trên nhằm củng cố, phát triển sự
nghiệp GDPT trong thời gian 1997 - 2005. Chủ trương đó đã bám sát vào chủ trương chung của
Đảng và Nhà nước, phù hợp với thực tế địa phương.
1.2. Chỉ đạo thực hiện
Để thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh Thái Nguyên ra Chỉ thị số 21/CT UBT (1997), Quyết định số 2884/QĐ-UB phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển
GD&ĐT của tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2005); Quyết định số 2114/2004/QĐ-UB Về việc phê duyệt
Đề án Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên đã
tích cực chỉ đạo lồng ghép, phối hợp thực hiện các đề án, chương trình về giáo dục trên địa bàn
tỉnh, tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển GDPT một cách hiệu quả trên các lĩnh vực chủ yếu sau:
1.2.1. Chỉ đạo xây dựng đội nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Trong những năm 1997 - 2005, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo UBND, HĐND tỉnh, các sở,
ban, ngành, trực tiếp là ngành giáo dục ổn định đội ngũ giáo viên; bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao
trình độ; bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên; điều chỉnh sự mất cân đối biên chế
ở bậc tiểu học và THCS; nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ

cán bộ quản lý. Nhờ vậy, số lượng và chất lượng đào tạo của đội ngũ nhà giáo như trên về cơ bản
đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp GDPT địa phương. Tuy nhiên, công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ giáo viên ở Thái Nguyên vẫn còn bộc lộ một số những hạn chế: mất cân đối


8

về giáo viên giữa các vùng, miền, về cơ cấu một số môn tự nhiên và xã hội; một số giáo viên cấp
tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.
1.2.2. Chỉ đạo phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp
Trong những năm 1997 - 2005, Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo xây dựng hoàn thiện hệ thống
trường tiểu học và THCS để thực hiện mục tiêu phổ cập tiểu học vào năm 2002, phổ cập giáo dục
bậc THCS vào năm 2004.
Thực hiện mục tiêu đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 02/KH - UB Về triển khai thực
hiện đề án phát triển giáo dục của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2005, Quyết định số
2114/2004/QĐ - UB Về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2010.
Trong 9 năm (1997 - 2005), bằng nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa giáo
dục, tỉnh Thái Nguyên tập trung xây dựng thêm 22 trường tiểu học, 86 trường THCS, 8 trường
THPT. Mạng lưới trường được bố trí linh hoạt. Những xã có địa bàn rộng, tỉnh chỉ đạo xây thêm
trường tiểu học để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi đến trường như La Hiên, Bình Long,
Tràng Xá của huyện Võ Nhai; Thành Công, Phúc Thuận của huyện Phổ Yên. Đối với những
phường, thị trấn do quy mô nhỏ, không thành lập trường như: Phường Lương Châu, Lý Tự Trọng thị xã Sông Công; thị trấn Bãi Bông, Bắc Sơn - huyện Phổ Yên, thị trấn Quân Chu - Đại Từ, Đảng
bộ tỉnh chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh các địa phương đó đi học ở những địa bàn lân cận.
Ngoài ra, để xây dựng hệ thống mạng lưới trường lớp theo hướng đa dạng hóa, UBND tỉnh
chỉ đạo ngành giáo dục chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia, trường ngoài
công lập và trường dân tộc nội trú.
1.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Những năm 1997 - 2005, Đảng bộ tỉnh chủ trương xây dựng cơ sở vật chất để chấm dứt tình

trạng học 3 ca, giảm thiểu phòng học tạm, phòng học bằng tranh, tre, nứa, lá. Để đạt được chỉ tiêu
đó, năm 1998, Tỉnh ủy Thái Nguyên phê duyệt Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, trong đó xác định: Các huyện vùng thấp, nơi tập trung dân cư từng bước kiên cố hóa phòng
học và các công trình khác. Các huyện miền núi, vùng cao, trước mắt cần thực hiện, bước một:
khung và tường bao quanh, lợp có thể bằng tranh, lá; bước hai: xóa bỏ tranh, lá thay bằng ngói
hoặc tấm frô - xi măng hoặc kiên cố. Năm 2002, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án xóa
phòng học tạm, xây dựng phòng học mầm non, GDPT còn thiếu giai đoạn 2002 - 2005 với quan
điểm chỉ đạo: việc xây dựng trường học cần được ưu tiên cho các địa phương không có chương trình
135 hoặc các chương trình, dự án khác của Nhà nước; hằng năm, mỗi tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã
hội quyên góp đầu tư xây dựng từ 2 phòng học trở lên; phụ huynh học sinh và cộng đồng cư dân hằng
năm xây dựng thêm từ 2 phòng học trở lên cho địa bàn đang sống và cư trú. Năm 2003, để tăng
cường hơn nữa nguồn vốn ngoài ngân sách cho giáo dục, UBND tỉnh ban hành Đề án Xã hội hóa
giáo dục tỉnh Thái Nguyên.
Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự đóng góp của xã hội, đến năm 2003, ngành
giáo dục tỉnh Thái Nguyên chấm dứt tình trạng dạy và học ca 3. Đến năm 2005, tỷ lệ phòng học
tạm chiếm 14%. Những phòng học này tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Võ Nhai, Đại Từ,
Phú Lương, Đồng Hỷ.


9

1.2.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học
Để nâng cao chất lượng GDPT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và ngành giáo dục đã thực hiện đồng bộ
các biện pháp như: (1) quán triệt đến các nhà trường thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình hiện
hành theo đúng tiến độ của năm học; (2) triển khai đại trà chương trình sách giáo khoa; dạy đủ các
bộ môn theo chương trình do Bộ GD&ĐT quy định; tổ chức thi chọn giáo viên giỏi ở tất cả các bậc
học; (3) chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ
giáo viên; (4) có chính sách “đặc thù” đối với trường THPT Chuyên Thái Nguyên để thực hiện mục
tiêu nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của địa phương; (5) duy trì nền nếp, kỷ cương trong
các nhà trường phổ thông bằng cách kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra, quản lý giáo dục; (6)

kêu gọi sự tham gia đầu tư cho giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học.
Với những biện pháp đó, chất lượng giáo dục chuyển biến theo chiều hướng tích cực: Thái
Nguyên luôn là đơn vị đứng đầu trong khu vực trung du miền núi phía Bắc về số lượng và chất
lượng trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT; là tỉnh miền núi đầu tiên trên cả nước
hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2002, là tỉnh thứ 21 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập
giáo dục THCS vào năm 2004 (đến năm 2005, cả nước mới chỉ có 31 tỉnh đạt tiêu chuẩn này).


10

Chương 2. LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Yêu cầu mới đối với sự nghiệp GDPT và những chủ trương mới của Đảng bộ
2.1.1. Những yêu cầu mới
Trên thế giới do sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của kinh tế tri thức nên con người và tri
thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia; Ở Việt Nam, sự hội nhập với
quốc tế ngày càng sâu rộng đã đặt ra yêu cầu bức thiết: cần phải đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao để làm chủ công nghệ. Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng Cộng sản
Việt Nam nhấn mạnh cần phải đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao.
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ
* Yêu cầu mới
Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, GDPT tỉnh Thái Nguyên đúng
trước những thách thức cần được khắc phục: Thứ nhất, ngân sách chi cho giáo dục hạn chế do tỉnh
Thái Nguyên vẫn phải nhận trợ cấp từ Trung ương. Thứ hai, các điều kiện để thu hẹp khoảng cách
giữa giáo dục ở khu vực nông thôn, miền núi với khu vực thành phố, thị xã không được bảo đảm.
Thứ ba, công tác quy hoạch mạng lưới trường THPT còn nhiều bất hợp lý. Thứ tư, đội ngũ giáo
viên phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học.
Yêu cầu mới đặt ra trong lãnh đạo phát triển GDPT Đảng bộ tỉnh:
Thứ nhất, cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực đầu tư cho

giáo dục.
Thứ hai, cần phải hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường THPT để đáp ứng yêu cầu phổ cập
giáo dục trung học.
Thứ ba, đẩy mạnh tăng cường cơ sở vật chất cho địa phương miền núi, vùng cao, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng ATK để từng bước thu hẹp khoảng cách với giáo dục khu vực thành
thị. Đồng thời, cần xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại ở những
nơi có điều kiện nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế trong giáo dục.
Thứ tư, cần chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
* Chủ trương mới của Đảng bộ
Chủ trương phát triển GDPT của Đảng bộ tỉnh trong những năm 2006 - 2010 được đề ra trong
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (12/2005), Nghị quyết số 07- NQ/TU của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học giai đoạn 2007- 2015 (ngày
31/8/2007), Chỉ thị số 20 - CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (ngày 03/3/2008)…
2.2. Chỉ đạo hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ
Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ, UBND tỉnh đã ban hành đề án phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên (2006 - 2010). Đề án đã xác định những tiêu chí; nhiệm vụ trọng tâm để
phát triển giáo dục đến năm 2010. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, ngành giáo
dục tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện phát triển GDPT trên các lĩnh
vực chủ yếu sau:


11

2.2.1. Chỉ đạo nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Chính sách xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của Đảng bộ tỉnh trong
những năm (2006 - 2010) là tiếp tục tập trung vào việc nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ.
Triển khai Nghị quyết của Đảng bộ, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 170/QĐ UBND ngày 20/01/2005 về Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và giáo dục
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. UBND tỉnh yêu cầu ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên
thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung về bảo đảm quyền lợi, chế độ, chính sách của giáo viên;

lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cho từng năm học, từng môn học với tình hình cụ thể; chỉ đạo
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác Đảng trong trường học.
Kết quả: Từ năm 2006 đến năm 2010, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được bảo
đảm cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo đối với tiểu học,
THCS, THPT luôn cao hơn so với chuẩn toàn quốc. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiến thì
công tác xây dựng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập khi đa phần giáo viên chưa đổi mới về
phương pháp giảng dạy; trình độ tin học, ngoại ngữ còn yếu kém.
2.2.2. Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống trường lớp theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa và
xã hội hóa
Trong những năm 2006 - 2010, trên cơ sở mạng lưới trường lớp bậc tiểu học và THCS được
bố trí tương đối khoa học, hợp lý, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo xây dựng hệ thống mạng lưới trường theo
hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa, cụ thể là tập trung hoàn thiện hệ thống trường THPT
để thực hiện công tác phổ cập giáo dục bậc trung học; tập trung xây dựng mạng lưới trường chuẩn
quốc gia để góp phần nâng cao chất lượng toàn diện; xây dựng hệ thống trường dân tộc nội trú để
đáp ứng hơn nữa nhu cầu đi học của học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh vùng cao, miền
núi trong tỉnh.
Thực hiện chủ trương đó, trong 5 năm (2006 - 2010), UBND tỉnh đầu tư xây dựng thêm 6
trường THPT; xây dựng được 145 trường chuẩn quốc gia; quyết định thành lập mới 3 trường dân
tộc nội trú cấp THCS ở huyện Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ. Đến năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có
33 trường THPT, 181 trường THCS, 226 trường tiểu học. Điều đó khẳng định, mạng lưới trường
học ở Thái Nguyên được bố trí tương đối hoàn thiện và khoa học.
2.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng kiên cố hóa và hiện
đại hóa
Trong những năm 2006 - 2010, Đảng bộ tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị trường học theo hướng kiên cố hóa trường lớp cho vùng khó khăn và hiện đại
hóa cơ sở vật chất ở những nơi có điều kiện để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong các nhà trường; góp phần đưa giáo dục miền núi dần tiến kịp giáo dục vùng nông thôn, thành
thị.
Thực hiện chủ trương đó, năm 2006, UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển giáo dục tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2008, HĐND tỉnh có nghị quyết thông qua Đề án kiên cố hóa

trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2012.
Đến năm 2010, tỷ lệ phòng học tạm của tỉnh Thái Nguyên chỉ còn 3.5%. Nhiều trường phổ
thông được đầu tư theo hướng hiện đại, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện trong các nhà trường phổ thông.


12

2.2.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Xuyên suốt trong những năm 1997 - 2010, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục thực
hiện có hiệu quả phong trào: dạy tốt, học tốt để nâng cao chất lượng của giáo dục. Tuy nhiên, trong
5 năm (2006 - 2010), phong trào dạy tốt, học tốt được ngành giáo dục cụ thể hóa thành các phong
trào, các cuộc vận động khác nhau như: phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực nhằm tạo sự chủ động cho người học, rèn luyện kỹ năng “sống” bên cạnh việc tiếp thu kiến
thức về mặt văn hóa; cuộc vận động “hai không” nhằm chỉnh đốn kỷ cương trong các nhà trường,
hạn chế tối đa hậu quả của căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục; phong trào khuyến học
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhằm kêu gọi sự quan tâm đầu tư của cả xã hội đối với sự
nghiệp giáo dục của địa phương. Cùng với các phòng trào cụ thể đó, UBND tỉnh chỉ đạo ngành
giáo dục thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trong các nhà trường; tăng cường thanh
tra, giám sát.
Kết quả: Đối với bậc tiểu học: Số lượng trường đạt chuẩn Quốc gia tăng nhanh; số lượng học
sinh được học môn Tin học và tiếng Anh ngày càng chiếm số lượng lớn; hình thức học 2 buổi/ngày
tiếp tục được UBND tỉnh chỉ đạo việc mở rộng; Giáo dục bậc Trung học: tỷ lệ học sinh có học lực
giỏi - khá tăng; tỷ lệ học sinh yếu giảm dần; tỷ lệ học sinh kém không đáng kể; kết quả thi tốt
nghiệp THPT ổn định, chất lượng được nâng cao; công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng
học sinh giỏi được các nhà trường tiếp tục triển khai có hiệu quả. Trong những năm 1997 - 2010,
Thái Nguyên luôn là tỉnh dẫn đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc về số lượng và chất lượng
giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT lớp 12.
Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh, hoạt động lao
động sản xuất, hướng nghiệp và dạy nghề; hoạt động văn - thể - mỹ được tiếp tục duy trì.



13

Chương 3. ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. Đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Ưu điểm
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đã có những ưu điểm chính sau:
Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh quán triệt và cụ thể hóa chủ trương của Đảng về GDPT vào thực
tiễn địa phương.
Thứ hai, trong hoạch định chủ trương phát triển GDPT, Đảng bộ tỉnh đã có sự điều chỉnh
linh hoạt để phù hợp với thực tiễn.
Thứ ba, trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ tỉnh có nhiều cố gắng tích cực, phát huy
được những lợi thế địa phương.
Thứ tư, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên trong
những năm 1997 - 2010 có những chuyển biến tích cực.
Thứ năm, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo các cấp bộ đảng, chính quyền và đoàn thể tham gia sự
nghiệp GDPT có hiệu quả.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT, Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục:
Thứ nhất, việc chỉ đạo triển khai, quán triệt các Nghị quyết của Đảng về giáo dục ở một số
tổ chức cơ sở Đảng chưa quyết liệt nên nhiều mục tiêu trong giáo dục không đạt.
Thứ hai, chỉ đạo các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục chưa đáp ứng với đòi hỏi thực
tiễn.
Thứ ba, quản lý Nhà nước về giáo dục còn nhiều bất cập.
Thứ tư, kết quả phát triển GDPT ở các địa phương miền núi, vùng cao trong tỉnh còn nhiều
hạn chế.
3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.1. Vận dụng chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước phù hợp với địa
phương
3.2.2. Quan tâm phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong
tỉnh
3.2.3. Quán triệt sâu rộng quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội
3.2.4. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục


14

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tỉnh Thái Nguyên thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, được tái lập vào
năm 1997 sau 31 năm sáp nhập với tỉnh Bắc Kạn để thành tỉnh Bắc Thái. Là cửa ngõ giao lưu kinh
tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, lại có Đại học Thái Nguyên trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước nên đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Thái
Nguyên phát triển sự nghiệp giáo dục mà không phải địa phương nào trong khu vực cũng có được.
Tuy nhiên, cũng như một số địa phương miền núi khác, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có những khó
khăn nhất định như điều kiện địa hình chia cắt, hiểm trở (tập trung ở phía tây của tỉnh); đời sống,
trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, hạn chế. Những đặc điểm trên quy
định trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là cần phải phát huy tối đa được những điều kiện thuận
lợi; từng bước khắc phục những khó khăn để đưa giáo dục vùng núi, vùng sâu, xa trong tỉnh dần
tiến kịp với vùng thành thị; đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2. Xuất phát từ những đặc điểm của địa phương, từ năm 1997 đến năm 2012, Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về giáo dục, đề ra những chủ trương phù
hợp với thực tiễn địa phương để phát triển sự nghiệp GDPT. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian 1997 - 2012 tập trung vào những vấn đề như: xác định mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển giáo dục; giải pháp về xây dựng mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên; vấn đề xây dựng và củng cố tổ chức Đảng trong giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục
THCS, THPT; tăng cường xã hội hóa giáo dục.
Những chủ trương trên được xác định, bổ sung và điều chỉnh qua 2 khoảng thời gian khác

nhau. Nếu như trong thời gian 1997 - 2005, Đảng bộ tỉnh xác định mục tiêu phấn đấu về chất lượng
dạy học, về đào tạo đội ngũ giáo viên (đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng), về xây dựng cơ sở
vật chất (chấm dứt tình trạng học ca 3) thì trong thời gian 2006 - 2012, Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh coi
trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, bản lĩnh cho học sinh;
đưa nhiều nội dung mới vào nghị quyết của Đảng bộ như vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia,
phổ cập bậc trung học; bổ sung, nhấn mạnh nhiều giải pháp mới để thực hiện thắng lợi các mục
tiêu đề ra trong nghị quyết của Đảng bộ.
3. Cùng với việc linh hoạt trong hoạch định chủ trương, Đảng bộ tỉnh đã nghiêm túc trong chỉ
đạo thực hiện thực. Tỉnh ủy Thái Nguyên lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh ban hành, thực hiện, giám
sát, chỉ đạo các đề án, kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục; ổn định hệ thống mạng lưới trường lớp; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học để
bảo đảm cho hoạt động dạy và học. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đều hướng đến mục tiêu được
quy định trong Luật giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản.
4. Quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển sự nghiệp GDPT
cơ bản đạt được mục đích đề ra: hệ thống giáo dục quốc dân hoàn thiện hơn; kết quả phổ cập giáo
dục tiểu học được củng cố vững chắc, công tác phổ cập giáo dục THCS hoàn thành; các điều kiện
bảo đảm chất lượng giáo dục (hệ thống mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...)
được tăng cường. Những kết quả đó đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái
Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, GDPT cần khắc phục những hạn chế, yếu kém:
ngân sách đầu tư cho giáo dục cần được tăng cường hơn nữa; giáo dục giữa vùng trung du với vùng


15

miền núi, vùng cao còn chênh lệch lớn, cần đầu tư hơn nữa cho giáo dục vùng cao, vùng núi; cơ sở
vật chất, trang thiết bị trường học còn thiếu, cũ, lạc hậu; chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập,
chưa phản ánh sát thực thực lực của học sinh, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn; sự phối hợp
giữa gia đình, nhà trường và xã hội ở một số địa phương chưa chặt chẽ.
5. Quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm

2012 nổi lên những ưu điểm cơ bản cần phát huy như: quán triệt và vận dụng linh hoạt các chủ
trương của Đảng về GDPT vào thực tiễn địa phương; linh hoạt trong hoạch định chủ trương, nghiêm
túc trong chỉ đạo thực hiện; lãnh đạo các cấp bộ đảng, chính quyền và đoàn thể tham gia sự nghiệp
giáo dục phổ thông có hiệu quả. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh Thái Nguyên được
nâng lên. Liên tục trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2012, Thái Nguyên là 1 trong 15 đơn vị có
sự nghiệp giáo dục vững mạnh của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vẫn
bộc lộ những hạn chế cần khắc phục: việc chỉ đạo triển khai, quán triệt các Nghị quyết của Đảng về
giáo dục ở một số tổ chức cơ sở Đảng chưa quyết liệt nên nhiều mục tiêu trong giáo dục không đạt;
việc chỉ đạo và một số biện pháp phát triển giáo dục chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; kết quả giáo
dục ở các địa phương miền núi, vùng cao chưa đạt kết quả cao; quản lý Nhà nước trong giáo dục
còn nhiều bất cập. Từ đó dẫn đến hậu quả: nền giáo dục vẫn xa rời thực tiễn, kém thiết thực; nặng
về học chữ, hướng đến thi cử; chưa quan tâm đúng mức đến nhưng vấn đề then chốt như độc lập
trong suy nghĩ, kỹ năng thực hành, kỹ năng sử dụng Ngoại ngữ, Tin học; kỹ năng sống. Do đó, nền
giáo dục cần phải đổi mới căn bản và toàn diện.
6. Những ưu điểm, hạn chế, thành công, chưa thành công của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong
lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2012 do nguyên nhân chủ quan và khách quan
khác nhau nhưng đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về vận dụng chủ trương, chính sách giáo dục
của Đảng, Nhà nước phù hợp với địa phương; về quan tâm phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh; về quán triệt sâu rộng quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn
dân, toàn xã hội; về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Những kinh nghiệm đó
giúp Đảng bộ tỉnh tiếp tục phát triển sự nghiệp GDPT theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện,
nhằm đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nhìn chung trong khoảng thời gian 1997 - 2012, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có sự quan tâm
ngày càng đầy đủ hơn đối với sự nghiệp GDPT, có những chủ trương, biện pháp cụ thể để lãnh
đạo, chỉ đạo mọi mặt đối với sự nghiệp quan trọng này ở địa phương. Những kết quả đạt được rất
đáng trân trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung của sự nghiệp CNH, HĐH nhất là yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải nỗ lực hơn nữa.




×