Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

nghiên cứu huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông thôn mới tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGUYỄN THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI
DÂN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGUYỄN THỊ HẰNG



NGHIÊN CỨU HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI
DÂN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ
: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG VĂN HIỂU

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám
Hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn

Kinh tế nông nghiệp & chính sách; cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Thầy Dương Văn
Hiểu - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương
pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể
huyện Lương Tài, Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới, Trưởng ban chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới các xã Trung Kênh, Trung Chính, Tân Lãng; cùng các cán bộ
thuộc Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
Đoàn Thanh niên, và người dân 3 xã Trung Kênh, Trung Chính, Tân Lãng đã tiếp
nhận và nhiệt tình giúp, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ,
động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành
luận văn. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn
nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự
quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng .... năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan


ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG ĐÓNG
GÓP CỦA NGƯỜI DÂN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

5

2.1 Cơ sở lý luận về huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông
thôn mới

5

2.1.1 Một số khái niệm

5

2.1.2 Vai trò của huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông
thôn mới

9

2.1.3 Nội dung huy động đóng góp của người dân cho xây dựng NTM


14

2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động đóng góp của người dân cho
xây dựng NTM

21

2.2 Cơ sở thực tiễn về huy động đóng góp người dân cho xây dựng nông
thôn mới

25

2.2.1 Thế giới

25

2.2.2 Việt Nam

30

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc huy động đóng góp của người
dân xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

35
37
37

3.1.1 Điều kiện tự nhiên


37

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

39
iv


3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
3.2 Phương pháp nghiên cứu

43
44

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

44

3.2.2 Phương pháp phân tích

46

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

46

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

48


4.1 Thực trạng việc huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài
4.1.1 Phổ biến, vận động, tuyên truyền người dân xây dựng NTM

48
48

4.1.2 Huy động đóng góp của người dân tham gia quy hoạch và thực hiện
57

quy hoạch
4.1.3 Huy động đóng góp của người dân xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội

58

4.1.4 Huy động sự đóng góp của người dân phát triển kinh tế

70

4.1.5 Huy động sự đóng góp của người dân cho lĩnh vực văn hóa, xã hội,
72

môi trường
4.1.6 Huy động sự đóng góp của người dân xây dựng hệ thống chính trị

73

4.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động đóng góp của người dân
xây dựng nông thôn mới


74

4.2 Giải pháp hoàn thiện huy động sự đóng góp của người dân cho xây
dựng NTM tại huyện Lương Tài

84

4.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức

84

4.2.2 Nâng cao vai trò, trách nhiệm cho người dân

85

4.2.3 Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
cho người dân

86

4.2.4 Nâng cao năng lực cán bộ cơ sở

87

4.2.5 Ban hành một số chính sách của địa phương để khuyến khích người dân

87

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


89

5.1 Kết luận

89

5.2 Kiến nghị

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

PHỤ LỤC

96

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BCĐ

Ban chỉ đạo


BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và đào tạo

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

BXD

Bộ xây dựng

CN

Công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

GTNT

Giao thông nông thôn

HTX

Hợp tác xã

KT - XH


Kinh tế - xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
3.1

Tên bảng

Trang

Diễn biến một số yếu tố khí hậu của các tháng trong những năm gần
đây

38

3.2


Cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2005 - 2010

40

3.3

Dân số và lao động huyện Lương Tài giai đoạn 2000 - 2014

42

3.4

Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

46

4.1

Tỷ lệ người dân tham gia các cuộc họp, hội nghị phổ biến chính sách
xây dựng nông thôn mới

50

4.2

Hoạt động tuyên truyền của tổ chức chính quyền, đoàn thể

52


4.3

Kết quả triển khai thực hiện việc huy động đóng góp của người dân
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện

54

4.4

Kết quả tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại các xã của huyện

55

4.5

Ý kiến về huy động đóng góp của người dân trong xây dựng nông
thôn mới

56

4.6

Người dân đóng góp quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTM

58

4.7

Người dân đóng góp trí tuệ vào các hoạt động xây dựng hạ tầng kinh
tế, xã hội tại địa phương


4.8

60

Kết quả huy động đóng góp tài chính của người dân cho xây dựng hạ
tầng kinh tế, xã hội ở huyện trong 3 năm 2012 - 2014

4.9

Kết quả huy động đóng góp về tài chính của người dân cho xây dựng
hạ tầng kinh tế, xã hội ở 3 xã điều tra

4.10

65

Kết quả huy động đóng góp ngày công lao động của người dân cho
xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội 3 năm 2012-2014

4.13

64

Kết quả huy động đóng góp về đất đai của người dân cho xây dựng hạ
tầng kinh tế, xã hội ở 3 xã điều tra

4.12

63


Kết quả huy động đóng góp về đất đai của người dân cho xây dựng hạ
tầng kinh tế, xã hội ở huyện trong 3 năm 2012- 2014

4.11

61

Kết quả huy động đóng góp lao động của người dân cho xây dựng hạ

vii

67


tầng kinh tế, xã hội ở 3 xã điều tra

68

4.14

Người dân đóng góp vào các hoạt động phát triển kinh tế

70

4.15

Kết quả huy động đóng góp của người dân trong xây dựng NTM đến
phát triển kinh tế địa phương


4.16

71

Các hoạt động huy động sự đóng góp của người dân cho lĩnh vực văn
hóa, xã hội, môi trường trong xây dựng NTM

72

4.17

Nhận xét của người dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước

76

4.18

Cách thức huy động người dân đóng góp từng công việc cho xây dựng
nông thôn mới

4.19

78

Ảnh hưởng của trình độ học vấn chủ hộ đến việc huy động đóng góp
xây dựng NTM

4.20

79


Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến việc huy động đóng góp tài
chính của người dân cho xây dựng NTM

4.21

80

Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến việc huy động đóng góp công
lao động của người dân cho xây dựng NTM

viii

81


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Vai trò của người dân trong xây dựng NTM

11

2.2


Tam giác phối kết hợp 3 nguồn lực trong phát triển nông thôn

12

3.1

Vị trí huyện Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

37

ix


PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ra Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhấn mạnh:
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm vừa qua,
nông thôn nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực: hạ tầng kinh tế - xã hội được
quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Đời sống vật chất và tinh thần của nông
dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Chính quyền cơ sở
từng bước được kiện toàn, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực.
Nhiều chính sách xã hội được Nhà nước quan tâm thực hiện và đạt được những kết
quả khả quan góp phần ổn định chính trị, giải quyết được cơ bản vấn đề an sinh xã
hội. Tuy nhiên, sự phát triển của nông thôn còn một số tồn tại, đó là: kiến trúc, văn
hóa, xã hội, môi trường... phần lớn còn tự phát, thiếu định hướng; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông thôn còn chậm; công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong nông thôn chiếm tỷ trọng thấp; nông nghiệp
phát triển chưa thật sự bền vững; năng suất lao động thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống; chất lượng giáo
dục, y tế phát triển chưa tương xứng trước yêu cầu đổi mới; tỷ lệ lao động nông
thôn qua đào tạo còn thấp, nông dân còn thiếu việc làm và thu nhập chưa ổn định; tỷ
lệ đói nghèo còn ở mức tương đối cao, nhất là ở vùng sâu vùng xa”.
Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg,
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020, với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân

1


tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” nhằm giải quyết các vấn đề trên và tạo bước phát triển mới về nông thôn.
Các chương trình thí điểm và chương trình MTQG xây dựng NTM đều thực
hiện nguyên tắc chủ đạo trong triển khai các nội dung xây dựng NTM là phát huy
vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương, các hoạt động cụ thể do chính
người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Nguyên
tắc này đã xác định xây dựng NTM là một hoạt động “dựa vào người dân”, phát huy
sự tham gia và đóng góp của người dân là nguồn lực chính để thực hiện các nội
dung xây dựng NTM.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ các chương trình thí điểm, quá trình thử
nghiệm vẫn chưa khơi dậy hiệu quả nguồn lực từ người dân, người dân chưa tích cực
tham gia đóng góp vào các hoạt động xây dựng NTM. Nhiều nơi người dân có tâm lý
ỷ lại, chỉ dựa vào sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, từ nguồn vốn cho xây dựng NTM,
do đó, chủ yếu từ ngân sách nhà nước và tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn, thiếu sự tham gia ý kiến của cộng đồng, thiếu các hoạt động phát huy vai trò
cộng đồng trong tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển các truyền
thống văn hoá tốt đẹp… Ngay trong báo cáo của BCĐ Trung ương về kết quả giai
đoạn đầu triển khai chương trình MTQG xây dựng NTM, vấn đề tồn tại vẫn là nhận
thức của một bộ phận cán bộ các cấp và người dân về xây dựng NTM còn chưa đúng
và chưa đầy đủ, mang nặng tâm lý thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước,
chưa phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư. Có thể thấy, mặc dù xây
dựng NTM trên tất cả các tỉnh trong cả nước đều nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ
thể của người dân nhưng vai trò đó chưa được phát huy đầy đủ. Chưa có giải pháp cụ
thể thúc đẩy sự tham gia của người dân trong khi đây chính là nguồn lực đặc biệt
quan trọng quyết định sự thành công của chương trình xây dựng NTM.
Huyện Lương Tài là một huyện thuần nông. Trong những năm qua được sự
quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt có hiệu quả của
UBND Tỉnh; sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân, cho nên việc
xây dựng nông thôn mới ở huyện có nhiều thuận lợi. Thực tiễn triển khai xây dựng
2


nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài cho thấy sự tham gia đóng góp của người
dân là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình xây dựng nông thôn mới. Vì vậy
huy động đóng góp của người dân để có thể thực hiện xây dựng nông thôn mới nhằm
phát triển kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại
là một trong những vấn đề trọng yếu hiện nay. Tuy nhiên công tác tuyên truyền và huy
động đóng góp của người dân để xây dựng nông thôn mới ở địa phương còn gặp rất
nhiều khó khăn và bất cập. Vậy nguyên nhân ở đâu? Cách thức tiến hành và tuyên
truyền vận động người dân như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
đóng góp của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới là gì? Giải pháp cụ thể để
nâng cao sự tham gia đóng góp của người dân ra sao? ..v.v.. là những băn khoăn trong
việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Nhằm góp phần vào giải quyết các câu hỏi
đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

"Nghiên cứu huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông
thôn mới tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu huy động đóng góp của người dân cho xây dựng NTM tại huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất các giải pháp huy động đóng góp của
người dân cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động đóng góp
của người dân cho xây dựng NTM.
- Đánh giá thực trạng thực hiện việc huy động và phân tích yếu tố ảnh hưởng
đến việc huy động đóng góp của người dân cho xây dựng NTM ở huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất hoàn thiện giải pháp huy động đóng góp của người dân cho xây
dựng NTM ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là huy động đóng góp của người dân cho xây dựng
3


NTM ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng thu thập tài liệu là cán bộ cấp huyện, xã, cán bộ các tổ chức đoàn
thể, xã hội và người dân ở các xã nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng thực hiện huy động và phân tích yếu tố ảnh
hưởng đến việc huy động đóng góp của người dân cho xây dựng NTM ở huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh; Từ đó, đề xuất hoàn thiện giải pháp huy động đóng góp của người
dân cho xây dựng NTM ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

1.3.2.2. Phạm vi về không gian:
Luận văn được nghiên cứu tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thu thập để phân tích trong thời gian từ 2012-2014.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015.

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP
CỦA NGƯỜI DÂN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. Cơ sở lý luận về huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông
thôn mới
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1. Chương trình nông thôn mới
a. Nông thôn
Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh
thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn. Sự khác nhau căn bản giữa
nông thôn và đô thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lí của xã hội học nông
thôn - đô thị. Trong đó, những tiêu chí quan trọng giúp cho việc phân biệt khu vực
nông thôn và khu vực đô thị bao gồm: sự khác nhau về nghề nghiệp, về môi trường,
quy mô cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hướng di
cư, sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội, hệ thống tương tác trong từng vùng (Mai
Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn. Có quan
điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa
vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm
khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng
hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng

hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn. Cũng có ý kiến cho
rằng nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác định vì
vùng nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng thành thị. Một quan
điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu,
tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp (Mai
Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
Hội nghị nhóm chuyên viên của Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến một khái
niệm CONTIUM nông thôn - đô thị. Có thể hiểu nông thôn - đô thị là một khu vực
5


kinh tế hỗn hợp gồm nông thôn, nông thị và đô thị kế tiếp, xen kẽ nhau. Trong đó,
nông thôn được coi là các làng xã nông nghiệp cổ truyền, nông thị là các đô thị nhỏ,
thị trấn, thị tứ, chợ có chức năng như cầu nối giữa nông thôn và thành thị, còn thành
thị là các thành phố lớn, vừa, hoặc các khu công nghiệp tập trung (Mai Thanh Cúc
và cộng sự, 2005).
Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo
thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu
nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập
hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác (Mai
Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
Theo Hoàng Văn Định và Vũ Đình Thắng (2002), nông thôn là vùng khác
với thành thị ở chỗ ở đó có cộng đồng chủ yếu là nông dân sinh sống và làm việc,
có mật độ dân cư thấp, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị
trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn.
Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
môi trường, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế, công nghệ và hạ
tầng cơ sở (Đỗ Kim Chung, 2009).

Theo Đặng Kim Sơn (2010), nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở
là Uỷ ban nhân dân xã.
Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều
nông dân với sản xuất nông nghiêp chiếm tỷ trọng lớn. Sự khác biệt về công tác
quản lý giữa nông thôn và thành thị trên thực tế, nông thôn với cấp quản lý xã, thôn,
bản; còn thành thị với cấp quản lý phường, thị trấn.
b. Nông thôn mới
Mô hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ
chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong
điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ
6


(truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt. Nông thôn mới là nông thôn văn
minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp của truyền thống Việt Nam (Vũ Trọng
Khải và cộng sự, 2003).
Theo Thông tư số 54/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định: “vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam xã hội chủ
nghĩa (XHCN) là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân (UBND) xã".
Như vậy, NTM trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị trấn.
NTM vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùng nông dân quần tụ
trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có những thuộc tính khác với
nông thôn truyền thống, đó là: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất
phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị văn hoá truyền thống được bảo
tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ (Hồ Xuân Hùng, 2010).
NTM là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu
khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được những nét đặc trưng, tính cách Việt

Nam trong cuộc sống văn hoá tinh thần (Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh, 2009).
Như vậy, NTM là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, làng xã văn
minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống
về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa
dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
c. Xây dựng nông thôn mới
Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, xây dựng NTM là cách gọi chung cho quá trình
xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa nông thôn, dưới bối cảnh “thành thị và nông
thôn cùng phát triển trong giai đoạn mới với “công nghiệp bổ trợ nông nghiệp,
thành thị dẫn dắt nông thôn (Đặng Kim Sơn, 2008).
Xét dưới góc độ quản lý, xây dựng NTM là chương trình mục tiêu Quốc gia,
được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước nhằm phát triển nông
thôn toàn diện theo hướng hiện đại (Đặng Kim Sơn, 2008).
Chương trình xây dựng NTM với mục tiêu: Nông nghiệp phát triển toàn diện
7


theo hướng hiện đại, người nông dân có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được
nâng cao và nông thôn có hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại. Ba nội dung này có quan
hệ trực tiếp và mật thiết: (1) Hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại là cơ sở để phát triển
kinh tế, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân; (2) Nông nghiệp phát
triển góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; (3) Nông dân chính
là chủ thể và có vai trò chính thực hiện 2 nội dung trên. Như vậy, xây dựng NTM là
đầu tư và tạo nền tảng để phát triển "tam nông" bền vững.
Như vậy, xây dựng NTM là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông
thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Quá
trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực
của Nhà nước và các tổ chức khác.
2.1.1.2 Khái niệm huy động đóng góp của người dân xây dựng nông thôn mới

Huy động là quá trình tổ chức mà qua đó tập hợp, lồng ghép các hoạt động
nhằm động viên, cổ động tinh thần, khích lệ, lôi kéo mọi thành viên trong cộng đồng
tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, nhằm giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống vật chất tinh
thần, bảo vệ môi trường tự nhiên vùng nông thôn.
Theo từ điển tiếng việt (1997), thì huy động là phát động, còn đóng góp là góp
phần của mình vào trong một hoạt động, công việc nào đó. Như vậy, huy động đóng
góp của người dân là tổ chức phát động để nâng cao sự tham gia, góp phần của người
dân và của mình vào các hoạt động, công việc nào đó.
Huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông thôn mới là cách thức
tổ chức tuyên truyền, vận động và thuyết phục để người dân ...tham gia đóng góp
công sức, trí tuệ, tiền của,...vào xây dựng nông thôn mới, như: xây dựng đường giao
thông, xây dựng hệ thống kênh mương, hệ thống nước sạch, hệ thống điện, các
trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, khu dân cư,...phục vụ cho lợi ích và nhu
cầu thiết thân của người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.

8


2.1.2. Vai trò của huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Vai trò của người dân trong phát triển nông thôn
Người dân đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn, là cơ sở cho
phát triển nông thôn bền vững vì:
- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.
- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương
mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.
- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính để
phát triển.
- Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ một kế hoạch

nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được).
- Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có khả
năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác (Vũ Trọng
Bình, 2009).
2.1.2.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là một mô hình lớn. Để thực hiện được các chỉ tiêu
trong nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới đề ra cần có sự vào cuộc của
tất cả các ngành chức năng, đặc biệt là chính người dân địa phương. Có nhiều cách
tiếp cận tương ứng với mục tiêu, nội dung khác nhau trong xây dựng nông thôn
mới, tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi khu vực nông thôn để có phương pháp tiếp
cận và nội dung phù hợp. Đối với phát triển nông thôn trước đây thường sử dụng
phương pháp phát triển nông thôn theo cách tiếp cận truyền thống (hay là phát triển
từ trên xuống). Việc lập kế hoạch phát triển do tổ chức, cá nhân bên ngoài cộng
đồng thực hiện, chủ yếu do các cơ quan chuyên môn có liên quan đến phát triển
nông thôn, nông nghiệp và quản lý tài nguyên tự nhiên thực hiện. Việc lập kế hoạch
được thực hiện theo quy trình, được quy định trong quy phạm lập kế hoạch, thường
tập trung vào việc sử dụng đất và các tài nguyên tự nhiên. Bên cạnh đó việc thực hiện
các kế hoạch phát triển lại cũng do các đơn vị đến từ bên ngoài tiến hành, thường
không có sự tham gia của người dân. Nên sản phẩm của các kế hoạch này thường
không thật sự phù hợp với nhu cầu của người dân cộng đồng, việc sử dụng nguồn lực
9


hỗ trợ của bên ngoài không được tiết kiệm, không có hiệu quả cao. Các nguồn lực của
cộng đồng cũng không được huy động một cách có hiệu quả cho việc thực hiện kế
hoạch phát triển của địa phương (Nguyễn Mậu Dũng và Nguyễn Mậu Thái, 2012).
Khác với cách tiếp cận truyền thống thông thường, phương pháp tiếp cận dựa
vào nội lực cộng đồng (hay sự tham gia của cộng đồng) tập trung đầu tiên là vào cách
mà người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động góp phần phát triển cộng
đồng. Phương pháp xây dựng sự tự tin cho cộng đồng qua việc đánh giá cao những

việc mà người dân làm được cho cộng đồng và qua những thành quả mà chính họ đạt
được, chính sự tự tin này góp phần đưa cộng đồng phát triển lên phía trước. Phương
pháp này giúp cho cộng đồng đối mặt với những vấn đề gặp phải bằng cách: Đầu tiên
là xem xét khả năng của cộng đồng và huy động các ngưồn lực của cộng đồng để giải
quyết vấn đề theo thứ tự mà cộng đồng đã nhất trí. Nói cách khác là cộng đồng đã tự
định hướng quá trình phát triển dựa vào chính nội lực cho phép của cộng đồng
(Nguyễn Mậu Dũng và Nguyễn Mậu Thái, 2012).
Việc huy động nội lực của người dân để thực hiện các hoạt động phát triển
có vai trò rất quan trọng, làm cho hoạt động phát triển có hiệu quả hơn, nó gắn trách
nhiệm của người dân với các hoạt động phát triển. Xây dựng nông thôn mới theo
phương pháp này cũng tác động trong việc đổi mới tư duy và nâng cao năng lực của
người dân địa phương, từ đó tạo ra động lực để họ có thể đứng ra chủ động làm chủ
việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Ta có thể thấy phương pháp này có các
điểm mạnh như:
Phù hợp với chính sách và chiến lược của chính phủ về việc phân cấp và dân
chủ cơ sở.
Khuyến khích sự tham gia của người dân nhiều hơn vào các giai đoạn khác
nhau của chương trình, dự án phát triển nhờ vậy các kết quả đạt được phù hợp với
nhù cầu địa phương, kết quả đạt được cũng có tính bền vững.
Người dân và cán bộ cơ sở có trách nhiệm và nhiệt tình hơn, có sự minh bạch
và được làm chủ quản lý quá trình phát triển. Người dân có điều kiện giám sát việc
thực hiện, giảm thiểu việc sử dụng sai mục đích ở các cấp khác nhau. Mặt khác
trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển nông thôn là rất hạn
10


ch, hng ti trin vng mt chng trỡnh xõy dng nụng thụn mi trờn phm vi
c nc, cú th thy phỏt trin da vo ni lc v do ngi dõn lm ch l cỏch tip
cn ỳng. Theo cỏch tip cn ny s m bo ng thi phỏt trin nụng thụn m
khụng lm gia tng gỏnh nng cho ngõn sỏch nh nc.

Trong ton b s nghip xõy dng NTM hin nay, nụng dõn gi v trớ l ch
th, õy l s khng nh ỳng n, cn thit, nhm phỏt huy nhõn t con ngi,
khi dy v phỏt huy mi tim nng ca nụng dõn vo cụng cuc xõy dng nụng
thụn c v kinh t, vn húa v xó hi ng thi bo m nhng quyn li chớnh
ỏng ca h.
Phỏt huy vai trũ nụng dõn l thc hin ng b, cú h thng cỏc bin phỏp v
kinh t, chớnh tr, vn hoỏ, giỏo dc, y t, mụi trng nhm khi dy, s dng,
phỏt trin trờn tt c cỏc yu t cu thnh: s lng, cht lng, c cu i ng
nụng dõn, ỏp ng yờu cu xõy dng NTM hin nay, gúp phn to ln vo cụng cuc
xõy dng v bo v T quc Vit Nam xó hi ch ngha.
Vai trũ ca nụng dõn trong xõy dng NTM vn minh, hin i, c th hin
l: (1) ch th tớch cc tham gia vo quỏ trỡnh xõy dng quy hoch v thc hin quy
hoch xõy dng NTM; (2) ch th ch ng v sỏng to trong xõy dng kt cu h tng
kinh t - xó hi nụng thụn; (3) ch th trc tip trong phỏt trin kinh t v t chc sn
xut CNH- HH nụng nghip, nụng thụn; (4) ch th tớch cc, sỏng to trong xõy dng
v gỡn gi i sng vn hoỏ - xó hi, mụi trng nụng thụn; (5) l nhõn t gúp phn
quan trng vo xõy dng h thng chớnh tr - xó hi vng mnh, bo m an ninh

Mức độ

trt t xó hi c s (Nguyn Mu Dng v Nguyn Mu Thỏi, 2012).

Vai trò của ngời
dân nông thôn

Vai trò hỗ trợ của
bên ngoài

Thời gian
Hỡnh 2.1: Vai trũ ca ngi dõn trong xõy dng NTM

11


Ngi dõn ti cng ng nụng thụn úng vai trũ rt quan trng trong cỏc
hot ng phỏt trin nụng thụn. Ngi dõn nụng thụn cn i mi t duy v phỏt
trin nụng thụn t nhn thc, cỏch ngh v hot ng phỏt trin c khi xng
v bt u t bờn ngoi, do ngi ngoi lm h, lm thay sang cỏch ngh nng
ng, t ch hn rng mi vic phi c bt u v khi xng t ngi dõn,
do dõn xut, bờn ngoi ch h tr v t vn khi cn thit thỡ s nghip phỏt
trin nụng thụn mi mang li hiu qu thit thc v bn vng (Nguyn Mu Dng
v Nguyn Mu Thỏi, 2012).
1) Động lực của ngời dân
trong cộng đồng nông thôn

3) Sự thúc đẩy và hỗ trợ từ
bên ngoài

2) ủng hộ của Nhà nớc và chính
quyền địa phơng

Hỡnh 2.2: Tam giỏc phi kt hp 3 ngun lc trong phỏt trin nụng thụn
Nh vy, nõng cao vai trũ ca ngi dõn trong s nghip CNH, HH nụng
nghip, nụng thụn theo t tng H Chớ Minh, trong ú nụng dõn l mt lc lng
sn xut, l lc lng ln gỡn gi, bo lu v phỏt trin nn vn hoỏ dõn tc. Vi
vai trũ ú, nụng dõn l ngi trc tip tham gia, ng thi l i tng trc tip th
hng thnh qu. Phỏt huy vai trũ ca ngi dõn l mt quỏ trỡnh ng, cỏc yu
t quyt nh quỏ trỡnh ú khụng th tỏch ri s qun lý ca Nh nc.
2.1.2.3 Vai trũ ca huy ng úng gúp ca ngi dõn trong xõy dng nụng thụn mi
S tham gia úng gúp ca nhõn dõn vo vic xõy dng NTM c coi nh l
nhõn t quan trng, quyt nh s thnh bi ca vic ỏp dng phng phỏp tip cn

phỏt trin da vo ni lc v do cng ng lm ch trong thớ im mụ hỡnh. Khi
tham gia vo quỏ trỡnh xõy dng nụng thụn mi vi s h tr ca Nh Nc, ngi
dõn ti cỏc cng ng dõn c nụng thụn s tng bc c tng cng k nng,
nng lc v qun lý nhm tn dng trit cỏc ngun lc ti ch v bờn ngoi. Khi

12


xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nông
thôn, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp,
dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người
dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan
điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung trong vai trò của huy động người
dân đóng góp trong xây dựng nông thôn mới được hiểu:
- Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về
những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá
trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác,
người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các gia đoạn sau của quá trình
xây dựng công trình; Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ
tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng
góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng.
Chính vì những lý do trên mà các cấp, các ngành, cán bộ cơ sở cần phải tích cực
hơn làm sao để tuyên truyền, huy động người dân tham gia đóng góp những kiến
thức, kinh nghiệm,...để các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới được hoàn thành (Bộ
Nông nghiệp & PTNT, 2009).
- Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch
phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên
địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình
phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kết, phương thức khai thác công trình, tổ
chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn

thu, phương thức quản lý tài chính... trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
- Dân làm: chính sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt
động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của
các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc
liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sửa dụng công trình. Người dân trực tiếp
tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt
động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ
hội cho người dân việc làm, tăng thu nhập cho người dân, ngoài ra dân còn góp
13


công. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng
góp bằng trí tuệ (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009).
- Dân kiểm tra; dân kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc đề ra, là biểu hiện
cao nhất của tinh thần “Dân chủ”. Từ chủ trương của Nhà nước đưa ra xây dựng cơ
sở hạ tầng; hoặc việc cấp đất, cấp vốn cho một đơn vị, cho đến hiệu quả đích thực
của các vấn đề đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết
kế, chất lượng công trình, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công
trình, các mức đóng góp và các định mức chỉ tiêu từ các nguồn thu, phương thức
quản lý tài chính... đều phải được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi
đén chốn, trên tinh thần “Dĩ công vi thượng”.
- Dân hưởng lợi: dân được hưởng những giá trị sử dụng của các cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; những gì mà dân làm, dân đóng góp trong xây dựng
NTM (Hồ Xuân Hùng, 2010).
2.1.3. Nội dung huy động đóng góp của người dân cho xây dựng NTM
2.1.3.1. Huy động người dân tham gia quy hoạch xây dựng xây dựng NTM
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân
cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch
đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống
văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật

chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng NTM là sự nghiệp cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là
vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng NTM
giúp cho người dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau
xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Huy động đóng góp của người dân cho xây dựng NTM được thể hiện qua
việc: Phổ biến chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông
thôn mới; tuyên truyền, vận động người dân để người dân biết và nắm được nội dung
của chương trình xây dựng NTM.
Quy hoạch nông thôn mới là vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định thành
công của chương trình xây dựng NTM. Quy hoạch đất đai là việc khoanh định hoặc
14


điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước là sự tính
toán, phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian. Nội
dung công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch thể hiện ba nội dung: (1) Quy
hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; (2) Quy hoạch phát triển hạ tầng
kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; (3) Quy hoạch phát triển các khu dân
cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được
bản sắc văn hóa tốt đẹp (Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011).
Quy hoạch NTM là vấn đề mới, mang tính chiến lược tổng thể về kinh tế - xã
hội, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều người nên cần được tư duy, bàn bạc, thảo
luận dân chủ, tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi người dân, nhất là đội ngũ cán
bộ cơ sở. Chỉ khi có sự tham gia của người dân thì bản quy hoạch lập ra mới có chất
lượng, mới đánh giá đúng thực trạng, trình độ phát triển để khai thác hết tiềm năng,
lợi thế của từng xã cũng như tổng thể chung của toàn huyện; mới có tính kế thừa và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2.1.3.2 Huy động người dân đóng góp xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn
Nội dung tiếp theo cần thiết cho một địa phương xây dựng nông thôn mới là
nông thôn có một bộ mặt đổi mới, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
là yếu tố thiết yếu. Cơ sở hạ tầng không những là nhân tố đảm bảo thúc đẩy sản
xuất và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống cho người dân. Đối với cơ sở hạ
tầng như đường giao thông: liên xóm, liên xã, đường nối các cụm dân cư với hệ
thống trục giao thống, hệ thống thuỷ lợi, các công trình chăm sóc y tế, trường học,
công trình văn hoá... được xếp thứ tự là các hạng mục ưu tiên cần được phát triển để
đáp ứng với yêu cầu thiết yếu của đời sống và sản xuất.
Xây dựng NTM không chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà còn đảm bảo các
vấn đề an sinh xã hội khác, trong đó các công trình y tế, giáo dục, văn hoá cũng cần
được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ quy mô và mức độ phục vụ
của các công trình an sinh xã hội để đảm bảo các công trình đó có quy mô phù hợp với
15


×