Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

nghiên cứu sự lưu hành virus cúm chủng a h3n2 ở đàn lợn nuôi trên địa bàn hải phòng và ứng dụng kỹ thuật realtime pcr để chẩn đoán bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM CHỦNG A/H3N2
Ở ĐÀN LỢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG VÀ ỨNG
DỤNG KỸ THUẬT REALTIME-PCR ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM CHỦNG A/H3N2
Ở ĐÀN LỢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG VÀ ỨNG
DỤNG KỸ THUẬT REALTIME-PCR ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH


CHUYÊN NGÀNH

: THÚ Y

MÃ SỐ

: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

ii


LỜI CẢM ƠN

Mở đầu của Luận văn cho tôi xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của

các thầy, cô giáo trong khoa Thú y, các cán bộ Ban quản lý đào tạo, trường Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy
tôi trong thời gian học Cao học tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS.Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ,
động viên để tôi có thể hoàn thành chương trình học tập và hoàn thành Luận văn
tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 09 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH, BIỀU ĐỒ .......................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................. 2
Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. Lịch sử bệnh cúm lợn ................................................................................... 3

1.2. Nghiên cứu bệnh cúm lợn trên thế giới và Việt Nam .................................... 4
1.2.1. Nghiên cứu bệnh cúm lợn trên thế giới ............................................... 4
1.2.2. Nghiên cứu bệnh cúm lợn ở Việt Nam................................................ 9
1.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh cúm lợn ................................................................... 10
1.3.1. Loài nhiễm bệnh ......................................................................................... 10
1.3.2. Mùa phát bệnh ............................................................................................ 10
1.3.3. Sự lây truyền ............................................................................................... 10
1.3.4. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................ 11
1.4. Virus học bệnh cúm lợn .............................................................................. 12
1.4.1. Đặc điểm hình thái cấu trúc của virus cúm type A ................................ 12
1.4.2. Kháng nguyên của virus cúm A ............................................................... 15
1.4.3. Tính thích ứng đa vật chủ của virus cúm ................................................ 20
1.4.4. Cơ chế xâm nhiễm gây bệnh của virus cúm A trong tế bào vật chủ ............ 21
1.4.5. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A ........................................ 22
1.4.6. Độc lực của virus ........................................................................................ 25
1.4.7. Sức đề kháng của virus cúm...................................................................... 25

iv


1.4.8. Tính chất nuôi cấy ...................................................................................... 26
1.5. Bệnh cúm lợn ............................................................................................. 26
1.5.1. Triệu chứng ................................................................................................. 26
1.5.2. Bệnh tích ...................................................................................................... 27
1.5.3. Chẩn đoán .................................................................................................... 27
1.5.4. Điều trị ......................................................................................................... 28
1.5.5. Phòng bệnh .................................................................................................. 28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG,
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 30

2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 30
2.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 30
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 30
2.5. Nguyên liệu ................................................................................................ 30
2.5.1. Mẫu bệnh phẩm .......................................................................................... 30
2.5.2. Thiết bị ......................................................................................................... 30
2.5.3. Hóa chất ....................................................................................................... 31
2.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 31
2.6.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học ............................................................. 31
2.6.2. Phương pháp lấy mẫu: ............................................................................... 31
2.7. Phương pháp Realtime – PCR .................................................................... 32
2.8. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 37
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 39
3.1. Thực trạng chăn nuôi trên địa bàn Hải Phòng ............................................. 39
3.1.1. Nguồn cung cấp con giống ........................................................................ 40
3.1.2. Mức độ thường xuyên chăn nuôi ............................................................. 41
3.1.3. Nguồn nước ................................................................................................. 42
3.1.4. Thức ăn sử dụng chăn nuôi ....................................................................... 43
3.1.5. Vệ sinh tiêu độc khử trùng ........................................................................ 44
3.1.6. Tần suất vệ sinh, tiêu độc sát trùng .......................................................... 46

v


3.1.7. Tình hình tiêm vắc xin phòng bệnh.......................................................... 47
3.1.8. Tình hình bệnh cúm lợn trên địa bàn thành phố ..................................... 48
3.2. Kết quả thu mẫu giám sát sự lưu hành virus cúm lợn chủng A/H3N2 ......... 49
3.2.1. Tổng số mẫu thu thập được tại các hộ chăn nuôi theo địa phương ...... 49
3.2.2. Tổng số mẫu thu thập được tại các hộ chăn nuôi theo thời gian .......... 50
3.2.3. Tổng số mẫu thu thập được tại các hộ chăn nuôi theo lứa tuổi lợn .............. 51

3.2.4. Tổng số mẫu thu thập được tại các hộ chăn nuôi ................................... 51
3.3. Kết quả xác định virus cúm type A trong các mẫu thu thập được ................ 51
3.3.1. Kết quả xác định virus cúm type A trên lợn theo địa phương .............. 51
3.3.2. Kết quả mẫu dương tính với virus cúm type A ở lợn theo thời gian............ 54
3.3.3. Kết quả xác định virus cúm type A theo đối tượng lợn ......................... 54
3.3.3. Kết quả xác định dương tính với virus cúm type A ở lợn phân bố
theo hộ chăn nuôi ...................................................................................... 55
3.4. Kết quả xác định virus cúm subtype H3 trong các mẫu thu thập được......... 56
3.5. Kết quả xác định virus cúm subtype N2 trong các mẫu thu thập được......... 59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 62
1. Kết luận ......................................................................................................... 62
2. Đề nghị .......................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 64
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 66

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADN:

Axit deoxiribonucleic

ARN:

Axit ribonucleic

CDC:


Center for Disease Cotrol and Prevention

Cs:

Cộng sự

FAO:

Food and Agricatural Organization of the United Nations

HA:

Hemagglutinin

NA:

Neuraminidase

PCR:

Polymerase Chain Reaction

vii


DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1. Thống kê chăn nuôi lợn trên địa bàn Hải Phòng ...................................... 39

3.2.

Nguồn cung cấp giống lợn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng ......... 40

3.3.

Phương thức chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng ................ 41

3.4.

Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng ........................................................................................ 42

3.5.

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng ........ 43

3.6.

Các biện pháp vệ sinh, tiêu độc sát trùng được sử dụng trong chăn
nuôi lợn .................................................................................................. 45

3.7.

Tần suất vệ sinh, tiêu độc sát trùng được sử dụng trong chăn nuôi
lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng ..................................................... 46

3.8.

Tổng hợp số lượng lợn được tiêm phòng 6 tháng 2015 trên địa bàn

thành phố Hải Phòng .............................................................................. 47

3.9.

Số hộ có lợn mắc bệnh đường hô hấp...................................................... 48

3.10. Lượng mẫu ngoáy mũi thu thập theo địa phương .................................... 49
3.11. Lượng mẫu thu thập theo thời gian ......................................................... 50
3.12. Lượng mẫu thu thập theo hộ ................................................................... 51
3.13. Kết quả xác định virus cúm type A ......................................................... 52
3.14. Kết quả mẫu dương tính virus cúm type A theo thời gian ....................... 54
3.15. Kết quả mẫu dương tính với virus cúm type A theo lứa tuổi ................... 54
3.16. Kết quả mẫu dương tính type A theo hộ .................................................. 55
3.17. Kết quả mẫu dương tính virus cúm subtype H3 theo địa phương ............ 57
3.18. Kết quả mẫu dương tính virus cúm subtype H3 so với mẫu thu thập được ....... 57
3.19. Kết quả mẫu dương tính subtype H3 theo thời gian................................. 58
3.20. Kết quả mẫu dương tính subtype H3 theo lứa tuổi .................................. 58
3.21. Kết quả mẫu dương tính với subtype N2 ................................................. 59
3.22. Kết quả mẫu dương tính subtype N2 và subtype H3................................ 60
3.23. Kết quả mẫu dương tính subtype N2 và subtype H3................................ 60
3.24. Kết quả mẫu dương tính subtype N2 theo lứa tuổi .................................. 61

viii


DANH MỤC HÌNH, BIỀU ĐỒ
STT

Tên hình và biểu đồ


Trang

Hình 1.1. Cấu trúc bên ngoài của virus cúm gia cầm ......................................... 12
Hình 1.2. Cấu trúc hệ gen của virus cúm type A ................................................ 15
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc kháng nguyên HA của virus cúm A ........................ 23
Hình 2.1. Cơ chế hoạt động của Taqman probe ................................................ 33
Hình 3.1: Địa điểm triển khai lấy mẫu giám sát lưu hành virus cúm lợn ............ 50
Hình 3.2. Bản đồ lưu hành virus cúm A trên đàn lợn ......................................... 53
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lưu hành virus cúm A tại các địa phương .............................. 53
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lưu hành virus cúm A theo lứa tuổi ....................................... 55
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ lưu hành virus cúm A theo hộ chăn nuôi ............................... 56

ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang trở
thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng nhất, được chú trọng đầu tư, phát
triển cả về số lượng và chất lượng (hiện nay tổng đàn lợn đạt 515.151 con, với
nhiều giống nhập ngoại, lai tạo cho năng suất cao và chất lượng thịt tốt). Các
trang trại chăn nuôi, đặc biệt các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp
phát triển tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượn và vệ sinh an toàn thực phẩm
cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và cho xuất khẩu. Cùng với
sự phát triển của ngành chăn nuôi thì dịch bệnh nguy hiểm của lợn cũng diễn
biến phức tạp. Một trong số những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện nay
đang được quan tâm là bệnh cúm lợn.
Bệnh cúm lợn (Influenza swine Disease) là bệnh truyền nhiễm do virus
cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Bệnh cúm lợn được xếp vào
bệnh truyền nhiễm nhóm A nghĩa là bệnh cực kỳ nguy hiểm, đại lưu hành, lây

lan rất nhanh cho lợn ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất ở lợn từ 1 - 5
tuần tuổi, với biểu hiện gây chết nhanh, xuất huyết nặng ở khí quản, phổi.
Bệnh cúm lợn có thể lây sang gia cầm, người và ngược lại. Năm 1918,
trên thế giới có 20 triệu người chết do virus cúm A/H1N1; từ 1959 đến 1983 có
khoảng 24 triệu người ở lứa tuổi 14 - 30 nhiễm virus cúm lợn và chết ở nhiều
quốc gia. Từ đầu tháng 4 năm 2009 đến nay, trên thế giới đã có hơn 140 nước và
vùng lãnh thổ công bố có cúm lợn, đã có trên 295.000 người mắc bệnh trong đó
có hàng nghìn người chết.
Trong 7 tháng đầu năm 2013 cả nước ta ghi nhận 400.000 ca nhiễm cúm
lợn ở người với các diễn biến ngày càng phức tạp. Trong đó, cúm A (H1N1)
chiếm đến 57% với 6 ca tử vong.
Cũng như nhiều loại virus cúm khác, virus cúm lợn thường xuyên biến đổi.
Trong những năm qua, có nhiều biến chủng của virus cúm lợn đã được hình thành.
Hiện nay, có 4 chủng virus cúm thuộc típ A được phân lập từ lợn, bao gồm: H1N1,

1


H1N2, H3N2 và H3N1.
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán cúm lợn như Real time PCR, HI... Tuy
nhiên realtimePCR được đánh giá là phương pháp chẩn đoán cúm lợn có độ chính
xác và đặc hiệu cao.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, dựa vào những tính năng ưu việt của
phản ứng Realtime-PCR chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ”Nghiên cứu sự
lưu hành virus cúm chủng A/H3N2 ở đàn lợn nuôi trên địa bàn Hải Phòng và
ứng dụng kỹ thuật Realtime-PCR để chẩn đoán bệnh”.
2. Mục đích và yêu cầu
- Đánh giá được sự lưu hành virus cúm chủng A/H3N2 trên đàn lợn nuôi ở
Hải Phòng.
- Ứng dụng Realtime - PCR trong chẩn đoán bệnh

3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá sựu lưu hành virus cúm chủng
A/H3N2 ở đàn lợn nuôi trên địa bàn Hải Phòng.
- Ứng dụng phản ứng Realtime-PCR để phát hiện sớm, chính xác những
lợn mắc bệnh cúm. Từ đó, đưa ra những biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời và
hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi cũng như giảm thiểu sự lây
nhiễm virus sang người, gia cầm và ngược lại.
- Kết quả của đề tài là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn trong nghiên
cứu về cúm lợn tại Hải Phòng cũng như trong cả nước.

2


Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử bệnh cúm lợn
Bệnh cúm lợn (Influenza swine Disease), là một bệnh truyền nhiễm gây ra
bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae có nhiều subtype khác nhau.
Lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học phát hiện một số con lợn tại
bang Ililois, Mỹ có biểu hiện giống cúm ở người tức là có biểu hiện nhiễm khuẩn
đường hô hấp ho, có nhiều đờm. Bác sỹ Koen đã gọi đó là cúm lợn (swine flu).
Tuy nhiên phải đến năm 1930, các nhà khoa học mới phân lập được virus gây
bệnh trên lợn và được xác định là virus H1N1.
Sau đó, năm 1933, virus cúm A/H1N1 ở người cũng được phân lập. Giữa
hai chủng A/H1N1 trên lợn và người này có phần rất giống nhau, vì vậy các nhà
khoa học đưa ra giả thuyết rằng virus cúm A/H1N1 gây bệnh ở lợn và người có
thể có cùng một nguồn gốc. Các nghiên cứu hồi cứu trên các mẫu huyết thanh
lợn lưu trữ đã một lần nữa giúp các nhà khoa học khẳng định virus gây đại dịch
cúm ở người năm 1918 và virus gây bệnh cúm ở lợn có chung nguồn gốc. Vì chỉ
cho đến 1918 bệnh này mới phát hiện ở lợn, trong khi đó thì cúm ở loài người

hiện diện đã lâu, cho nên giả thuyết ban đầu các nhà khoa học cho rằng bệnh cúm
lây từ người sang lợn. Tuy nhiên không có đủ bằng chứng để xác định được
nguồn lây chính xác là từ người sang lợn hay từ lợn sang người.
Mãi cho đến năm 1974, các nhà khoa học mới phân lập được virus cúm ở
lợn này ở người, ca bệnh đầu tiên ở Fort Dix, tiểu bang New Jersey, Mỹ. Sau đó
các xét nghiệm huyết thanh học ở người cũng cho thấy sự hiện diện của virus
cúm lợn, từ đó một đầu mối nghi ngờ có thể đường lây là từ lợn, virus gây bệnh ở
lợn vượt hàng rào chủng loại, truyền bệnh sang cho người. Các điều tra dịch tễ
học trên diện rộng về sau cho thấy rằng mức độ vụ dịch lớn hay nhỏ tuỳ thuộc
vào lượng kháng thể chống virus cúm lợn ở người cao hay thấp, ngoài ra, người
ta cũng thấy có một mối liên quan giữa quy mô nuôi lợn với tỷ lệ bệnh cúm trong
vùng đó, và vì thế mà các khoa học gia suy luận rằng chính virus cúm ở lợn có
thể là nguồn lây bệnh dịch tiềm tàng cho con người.

3


Ngoài virus cúm A/H1N1 cổ điển đó, các đợt dịch sau này người ta còn
phát hiện ra các chủng hỗn hợp và lai tạp khác của virus cúm, chẳng hạn có thể
tìm thấy H1N1 ở loài chim, H3N2 có nguồn gốc từ người, và dạng tái kết hợp
H1N2 giữa chủng H1N1 cổ điển ở lợn với H3N2 ở lợn (giống với H3N2 ở
người).
Nếu chủng cúm lợn cổ điển H1N1 phổ biến ưu thế ở Bắc Mỹ trước đó, thì
cho đến năm 1990 đã bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Ở Canada, các nhà khoa học
phân lập được ở các con lợn bị cúm, nhưng thủ phạm lại là H4N6 có nguồn gốc
từ chim. Đến năm 1998 thì virus cúm lợn dạng tái hợp mới H3N2 (lợn-người và
chim-lợn-người) đã bắt đầu dấy lên ở Mỹ.
Qua đó chúng ta thấy rằng virus cúm A có sự biến đổi và truyền chéo giữa
động vật và con người, cứ mỗi lần chuyển dạng kháng nguyên như vậy có khả
năng gây ra những dịch cúm lớn và là nguy cơ của đại dịch

1.2. Nghiên cứu bệnh cúm lợn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu bệnh cúm lợn trên thế giới
Bệnh cúm lợn được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1918, khi một dịch bệnh
xảy ra trên đàn lợn ở Bắc Trung Mỹ, có các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
tương tự cúm trên người và trùng với đại dịch cúm người năm 1918 (khiến 20-50
triệu người chết). Tuy nhiên, ngày tháng và nơi xảy ra dịch cúm đầu tiên không
được đề cập đến trừ một vài quan sát được công bố: có một số trận dịch xảy ra tại
một số trang trại lợn ở vùng tây Ililois vào tháng 8/1918.
J.S.Koen (1919) là người đầu tiên phát hiện ra sự xuất hiện trùng lặp các
triệu chứng của bệnh cúm trên lợn và người. Ông khẳng định hai bệnh đó giống
nhau và ông là người đầu tiên đặt tên ”cúm” cho loại bệnh mới ở lợn.
Dorset và cộng sự (1922) cũng mô tả tương tự Koen và gọi đó là ”Hog flu”
và cho rằng đã gặp các ca bệnh tại Iowa từ trước năm 1918 khoảng 5-6 năm.
Mc.Bryde (1927) khi tiến hành điều tra bệnh tại vùng đông bắc Iowa (Mỹ)
cho rằng chính con người (thú y viên và nông dân) đã lây nhiễm mầm bệnh cho
lợn. Năm 1928, McBryde cố gắng để truyền bệnh cúm cho lợn bằng cách lấy
chất nhầy ở đường hô hấp của lợn bị bệnh và truyền vào trong mũi của lợn khỏe

4


mạnh. Tuy nhiên, nỗ lực này thất bại trong việc truyền bệnh vì hầu hết các loại
bộ lọc vi khuẩn sử dụng trong thời gian đó không thể cho phép dòng chảy của
các hạt virus có thể đi qua.
Trong cùng năm 1928, Robert Shope, làm việc tại Viện Rockefeller
Pathology ở Princeton, New Jersey, lặp đi lặp lại các thí nghiệm tương tự cấy
nguyên liệu lọc, thay thế. Shope không chỉ tái tạo được ca bệnh mà quan trọng
hơn, ông đã để chứng minh rằng những con lợn cũng có thể bị bệnh khi dịch lọc
được sử dụng để tiêm. Các bệnh do dịch lọc là nhẹ và có thể được chuyển liên tục
ở lợn. Đây là bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy đầu tiên bệnh cúm đã được gây

ra bởi một loại virus, và nó cũng cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn nữa
với bệnh cúm ở người.. Đến năm 1931, ông đã nhận diện và phân lập được virus
cúm lợn (SIV).
Cho đến trước năm 1975, bệnh cúm lợn dường như chỉ có ở Mỹ. Tuy nhiên,
kể từ đó đến nay, bệnh cúm lợn đã được phát hiện ở nhiều nước trên thế giới qua
các triệu chứnglâm sàng và cũng như phát hiện kháng thể kháng virus cúm type
A trong các mẫu huyết thanh lợn.
Theo Brown I.H., Chakraverty P., Harris P.A., Alexander D.J, 1995, Dịch
bệnh cúm lợn do chủng H1N2 bùng phát tại Anh, các mẫu bệnh phẩm ở lợn 3
tháng tuổi được xác định được nguyên nhân gây bệnh là virus cúm chủng
A/H1N2. Thử nghiệm bằng phản ứng HI cho thấy chủng virus này có sự tương
đồng với chủng virus cúm A/H1N1 ở người và chủng A/H1N7 ở lợn.
Năm 1974, các nhà khoa học mới phân lập được virus cúm của lợn này ở
người, ca bệnh đầu tiên ở Fort Dix, tiểu bang New Jersey, Mỹ. Sau đó các xét
nghiệm huyết thanh học ở người cũng cho thấy sự hiện diện của virus cúm lợn,
từ đó một đầu mối nghi ngờ có thể đường lây là từ lợn, các virus gây bệnh ở lợn
vượt hàng rào chủng loại, truyền bệnh sang cho người. Các điều tra dịch tễ học
trên diện rộng về sau cho thấy rằng mức độ vụ dịch lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào
lượng kháng thể chống virus cúm lợn ở người cao hay thấp; ngoài ra, người ta
cũng thấy có một mối liên quan giữa quy mô nuôi lợn với tỷ lệ bệnh cúm trong

5


vùng đó, và vì thế mà các khoa học gia suy luận rằng chính virus cúm ở lợn có
thể là nguồn lây bệnh dịch tiềm tàng cho con người
Năm 2005, nhóm nghiên cứu Terrence Tumpey trong quá trình tái tạo virus
cúm lợn H1N1 cho thấy, sự nguy hiểm của virus do một gene HA chuyên mã hóa
protein bề mặt hemagglutinin, giúp virus đính vào tế bào và sinh sôi. Theo
Tumpey, virus A/H1N1 gây bệnh cho lợn năm 1918 nguy hiểm là nhờ gene HA

này - một khi HA bị lấy đi, nó sẽ trở nên "dịu dàng" hơn. Ngoài ra, các đặc tính di
truyền của virus giúp giải thích vì sao nó có khả năng thâm nhập vào phổi sâu hơn
so với những chủng cúm hiện nay, gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi
Năm 2007, theo Gramer, Marie Rene, Ph.D, của trường đại học Minnesota đã
khẳng định PT_PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán cúm lợn
97,98%, việc sử dụng RT_PCR để xác định virus ở phổi kém hơn ở mũi. Phân
tích 150 mẫu cúm H1 gây bệnh năm 2003, cho thấy virus dễ dàng thích nghi, gây
bệnh trên đường hô hấp và lây lan cho lợn ở các khu vực địa lý khác nhau.
Năm 2008, tại Viện nông nghiệp và khoa học Trung Quốc, Yu hai đã xác
định “Dịch tễ học phân tử của một số virus cúm lợn tại Trung Quốc” trong dịch
PRRS năm 2007, trong các mẫu phổi có virus tai xanh đều tìm thấy virus cúm
lợn. Các mẫu virus được kiểm tra cho thấy tỷ lệ dương tính cúm subtype H1 là
tương đối thấp, với tỷ lệ khác nhau, 0-20,8%, cho thấy rằng virus cúm A/H1
gây nhiễm lợn ở Trung Quốc.Tỷ lệ dương tính cúm subtype H3 là 29,6 ~
97,1%,. Tỷ lệ lưu hành virus cúm subtype H5 và là 1,1 ~ 13,2% và virus cúm
subtype H9 là 6,5 ~ 31,6%. Ngoài ra, phương pháp ELISA gián tiếp để phát
hiện kháng thể H3 subtype SIV rapidly.Recently, H5N1 subtype SIV đã được
phân lập từ lợn tại tỉnh Phúc Kiến.
Ngày 7/8/2009, Sở y tế Kansai thực hiện lấy mẫu 13 con lợn tham gia hội chợ
tại Kansai và Taxas thì 100% mẫu swab cho kết quả âm tính với cúm lợn nhưng
100% mẫu huyết thanh dương tính với cúm lợn chủng A/H1N1 và A/H3N2.
Cũng trong đại dịch cúm năm 2009 thì Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa
dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra nhận định trên trang web của tổ chức này:
mẫu dịch mũi lợn được lấy tại các hội chợ dương tính với cúm lợn.

6


Năm 2011, theo nghiên cứu về kháng thể chống H3N2v và cúm mùa H3N2 ở
3 nhóm tuổi của Radin JM, Hawksworth AW, Ortiguerra Rg, Brice GT cho biết

nguy cơ gây đại dịch cúm trên người tăng lên do tìm thấy sự tái tổ hợp của gen
cúm H3N2 của lợn và ma trận M gen cúm H1N1.
Năm 2011, theo Zanin và cộng sự: sự cân bằng chức năng của protein bề mặt
virus cúm (H, N) đóng vai trò quan trọng trong sự truyền lây giữa lợn và người.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, chất nhày trên đường hô hấp của người có khả
năng ngăn cản virus còn chất nhày trên đường hô hấp của lợn thì không
Tháng 7/2011, theo Detmer, Susan Elisabeth, kiểm soát đặc tính của virus
cúm lợn cho thấy virus cúm lợn có độc lực cao làm tỷ lệ mắc bệnh của lợn cao là
90% và tỷ lệ tử vong 10%, đột ngột, làm lợn chết đột ngột với bệnh tích không
điển hình xuất huyết hoặc phù nề.
Tháng 8 - 12/2011, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ ghi
nhận 12 trường hợp người nhiễm virus cúm mới là virus S-OtrH3N2, có nguồn
gốc từ virus cúm A/H3N2 ở lợn. Theo thống kê, 6/12 ca bệnh không có tiền sử
tiếp xúc với lợn trước đó. Chỉ có 3/12 trường hợp người phải nhập viện để điều
trị nhưng đều đã khỏi bệnh. Tổ chức Y tế thế giới gọi virus gây bệnh đó là virus
A/H3N2v, để phân biệt với A/H3N2 ở lợn và virus A/H3N2, cúm mùa thông
thường ở người.
Tháng 5/2011, theo TS. Vijaykrishna Dhanasekaran ở trường Duke-NUS:
“Nguy cơ lây nhiễm virus từ lợn sang người chưa tăng mạnh, nhưng sự đa dạng
của virus cúm lợn đang tăng nhanh”, tức là con người ngày càng tiếp xúc với
nhiều loại virus, có thể dẫn tới nguy cơ lây nhiễm từ lợn sang người ngày càng
cao, dù nguy cơ này chưa được xác định rõ. Cũng theo ông Vijaykrishna, việc
vận chuyển lợn từ nơi này sang nơi khác có thể là nguyên nhân khiến chủng virus
ngày càng đa dạng. “Hầu hết những chủng virus thu được cho tới nay là từ lợn
nuôi nhốt ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ và một số mẫu thu thập được từ lợn
nuôi thả. Hiện chưa có thông tin chủng cúm này có phát triển ở lợn tự nhiên hay
lợn nuôi sang các loại thú cưng hay không.

7



Năm 2012, Snoeck CJ và cộng sự đã thu thập các mẫu huyết thanh từ lợn ở
Nigeria (2009, 2012) và Cameroon (2011),đều phát hiện kháng thể trung hòa với
cúm A. Tuy nhiên, trong năm 2011-2012, 27,4% mẫu huyết thanh lợn ở Nigeria
và 5,6% mẫu huyết thanh lợn ở Cameroon đã phát hiện có kháng thể kháng virus
H1N1. Nồng độ kháng thể cao hơn so với PDM/09 cho thấy có thể những con
lợn được cho tiếp xúc với virus cúm A/H1N1.
Nghiên cứu xem xét dưới góc độ dịch tễ học, gen và thuộc tính kháng nguyên
của virus cúm lợn ở Hồng Kông từ 650 mẫu virus lấy từ lợn, hơn 800 mẫu máu
của lợn trong 12 năm nghiên cứu và 34 năm thu thập những dữ liệu khác về lợn
cho thấy, hai dòng virus H1 và virus H3N2 thường kết hợp với nhau và tạo ra
nhiều dòng virus khác, trong đó có một vài dòng virus cúm gia cầm. Các loại
virus này thường không gây ra (hoặc ít gây) các triệu chứng ở lợn. Hiện nay, các
nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao độc tính của chúng lại mạnh
khi lây nhiễm sang người.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ohio đã tiến hành xét nghiệm
những con lợn tại 53 hội chợ tổ chức tại Mỹ, mỗi hội chợ có 20 con lợn được xét
nghiệm trong vòng 3 năm nghiên cứu, tổng số 1.073 con lợn đã được xét nghiệm;
kết quả cho thấy ít nhất 25% số hội chợ có lợn mang mầm bệnh cúm, gồm các
chủng virut H1N2 và H3N2, chủng cúm xuất hiện trên lợn từ năm 1998. Tại các
hội chợ có lợn mang mầm bệnh cúm, tỷ lệ lợn mang mầm bệnh lên tới 63%. Các
con lợn bên ngoài hoàn toàn khỏe mạnh cho kết quả dương tính khi xét nghiệm
được ghi nhận tại 10% số hội chợ tương đương với 83,3% số lợn khỏe mạnh
mang mầm bệnh.
Vào ngày 25/9/2012, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ
(CDC) đã xác nhận 107 người mắc cúm H3N2 tại Ohio Mỹ từ tháng 7/2012 với
khả năng bị lây lan từ các con lợn ở các hội chợ nông nghiệp. Các nhà khoa học
lo ngại khi virus cúm lây lan càng nhiều, chúng càng có khả năng tiến hóa thành
chủng virus mới mà con người không có khả năng đề kháng.
Năm 2013, theo báo cáo của cơ quan quản lý dịch bệnh động vật Ba Lan

cho biết, dịch bệnh hô hấp đã hoành hành trên rất nhiều trại lợn giống của Ba Lan

8


gây nhiều thiệt hại trong ngành sản xuất lợn giống. Xét nghiệm bằng các phản
ứng PCR cho thấy nguyên nhân gây bệnh là virus cúm A/H1N2, đây là chủng
virus mới.
Theo Metreveli và Giorg (2014), cúm lợn A/H1N2 ở Thụy Điển cho thấy
chủng virus H1N2 ở lợn có haemagglutinin gia cầm giống A/H1N1 (HA) và
neuraminidase A/H3N2 (NA). Nucleotide so sánh trình tự cho thấy những khác
biệt đáng kể giữa hai chủng H1N2 liên tiếp. Nghiên cứu này chứng minh rằng sự
khác biệt về độc lực của virus cúm lợn H1N2 subtype được gán ít nhất một phần
để phân khúc PB1.
1.2.2. Nghiên cứu bệnh cúm lợn ở Việt Nam
Ở Việt Nam bệnh cúm lợn đã được phát hiện lần đầu tiên do Phan Đình Đỗ
(trích dẫn trong “Bệnh lợn Việt Nam” của Trịnh Văn Thịnh, 1984). Tác giả quan
sát thấy các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích của lợn bệnh: sốt cao, khó thở, ho do
viêm phổi và viêm phế quản, lây lan nhanh, tương tự như những mô tả kinh điển
của Easterday (1972) về bệnh cúm lợn ở Mỹ. Từ đó đến nay, bệnh cúm lợn ở
nước ta ít được quan tâm, không được tiếp tục nghiên cứu.
Đại học Y Hà Nội và Đại học Oxford kết hợp điều tra sự nhạy cảm của người
Việt Nam với virus cúm lợn 2011-2012, đã lấy 427 mẫu swab ở người, kết quả
kiểm tra HI dương tính 40% với virus cúm H3N2 lưu hành năm 2006, trên 60%
dương tính với cả hai loại virus A/Perth/16/2009 và A/lợn/Bình Dương/039/2010. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không có sự khác nhau về tỷ lệ
người bị nhiễm bệnh giữa thành thị và nông thôn, hàm lượng kháng thể chống lại
virus cúm A/H3 ở trẻ 5 tuổi là thấp nó sẽ là nguyên nhân làm cho tỷ lệ trẻ nhỏ
dưới 5 tuổi dễ bị mắc. Tuy nhiên, có sự miễn dịch chéo giữa người lớn sẽ làm
giảm nguy cơ thành dịch.
Tháng 12/2012, được sự hỗ trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc

(FAO), Cục Thú y đã lấy mẫu giám sát các loại virus cúm trên đàn lợn tại các trại
lợn giống, lợn thịt ở 12 tỉnh, thành phố; kết quả 26/60 trại có huyết thanh dương
tính với cúm lợn, 05 trại phát hiện virus H3N2 và H1N2. Kết quả cũng giống với
đợt giám sát cúm trên lợn tại 93 trang trại nuôi trong cả nước giai đoạn 2008-

9


2012. Qua kiểm tra 2.265 mẫu huyết thanh cho thấy, đã phát hiện được một số
mẫu dương tính với virus cúm. Cũng theo Cục Thú y, các virus phát hiện được
trên lợn chỉ là cúm lợn thông thường, chưa phát hiện virus H5N1 và H7N9.
Tháng 3/2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát
bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Cục Thú y phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
triển khai nghiên cứu cúm ở người và động vật và những bệnh chung khác;
nghiên cứu được triển khai tại 9 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Qua 4 vòng
lấy mẫu với tổng số 1.512 mẫu swab và huyết thanh ở người, 7.560 mẫu swab và
huyết thanh ở lợn tại các cơ sở giết mổ lợn. Kết quả xét nghiệm sơ bộ ban đầu
cho thấy đã phát hiện mẫu swab, huyết thanh dương tính với virus cúm A, H1 và
H3; các xét nghiệm đang tiếp tục được tiến hành.
1.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh cúm lợn
1.3.1. Loài nhiễm bệnh
Virus cúm type A có khả năng tồn tại ở nhiều loài động vật khác nhau
trong tự nhiên: người, động vật có vú và chim. Virus cúm lợn cổ điển thì lợn là
loài vật chủ chính nhưng virus cũng có khả năng lây nhiễm sang các loài động
vật khác đặc biệt là người và gà, vịt. Lợn cũng có thể nhiễm cúm từ người, gia
cầm do đó lợn được coi là “bình trộn” virus cúm của gia cầm và động vật có vú.
1.3.2. Mùa phát bệnh
Virus cúm tồn tại trong cơ thể lợn quanh năm nhưng thường phát bệnh
chủ yếu vào vụ đông xuân từ tháng 10 năm trước đến tháng 02 năm sau, khi có
những biến đổi bất lợi về điều kiện thời tiết như nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao, thời

tiết biến đổi đột ngột, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của con vật. Mặt khác thời
điểm này có mật độ chăn nuôi cao nhất trong năm, các hoạt động buôn bán vận
chuyển, giết mổ diễn ra cao nhất trong năm cũng là điều kiện thuận lợi để dịch
bệnh phát sinh và lây lan.
1.3.3. Sự lây truyền
Khi lợn bị nhiễm virus cúm, virus được nhân lên trong đường hô hấp và
đường tiêu hoá. Sự truyền lây bệnh được thực hiện theo hai phương thức là trực
tiếp và gián tiếp.

10


Lây trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua
các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước
uống bị nhiễm. Đường lây truyền trực tiếp dễ dàng được chứng minh trong điều
kiện thí nghiệm: lợn dễ dàng bị nhiễm bệnh bằng cách nhỏ giọt dung dịch chứa
virus hay tiếp xúc trực tiếp với khí dung có chứa virus.
Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc
những dụng cụ chứa virus do lợn mắc bệnh cúm bài thải qua phân hoặc lây qua
chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển, ... Đây là
phương thức lây truyền chủ yếu. Theo các tổ chức WHO và FAO thì công nhân
hay cán bộ thú y là những người có nguy cơ lây nhiễm virus cúm ở lợn cao nhất
do tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh trong quá trình bắt và giết mổ.
Như vậy, virus cúm dễ dàng lây truyền tới những vùng khác do con người,
phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, ...
1.3.4. Cơ chế sinh bệnh
Virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhân lên ở biểu mô niêm mạc
đường hô hấp như: mũi, hạch amidan, phổi, hạch lympho khí phế quản. Virus có
thể gây nhiễm trùng huyết trong thời gian ngắn.
Phổi được coi là cơ quan đích tấn công chủ yếu của virus. Virus cũng có

thể phá hủy tế bào là do kháng nguyên NA hoặc PB1F2, tuy nhiên cytokine sản
sinh bởi vật chủ trong giai đoạn đầu bị nhiễm trùng cũng có thể đóng vai trò then
chốt trong tiến triển của bệnh. Một số cytokine được nói đến bao gồm interferon
α, tumor necrosis factor α, interleukin – 1, interleukin 6. Các cytokine này khiến
cho hoạt động của phổi bị ảnh hưởng, gây viêm, sốt, mệt mỏi, bỏ ăn và một số
tác dụng phụ khác. Vì vậy, nếu lượng virus xâm nhập càng sâu, lượng cytokine
sinh ra càng nhiều sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng. Tuy nhiên có một số
cytokine có khả năng kháng virus và sinh đáp ứng miễn dịch chống virus vì vậy
cần có thêm nhứng nghiên cứu tiếp theo về vai trò của cytokine trong cơ chế gây
bệnh cúm.

11


1.4. Virus học bệnh cúm lợn
1.4.1. Đặc điểm hình thái cấu trúc của virus cúm type A
Hình thái và cấu trúc của virus cúm gia cầm type A được Kawaoka và
Murphy (1988) mô tả khá chi tiết. Qua kính hiển vi điện tử, virion có dạng hình
khối tròn, hình trứng hoặc dạng khối dài, đường kính khoảng 80 – 120 nm. Nhiều
khi virus có dạng hình sợi dài tới vài µm. Phân tử lượng của hạt virus vào khoảng
250 triệu Dalton.

Hình 1.1. Cấu trúc bên ngoài của virus cúm gia cầm
Vỏ virus có chức năng bao bọc và bảo vệ vật chất di truyền RNA của
virus, bản chất cấu tạo là màng lipit kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm
được đặc hiệu hóa gắn vào các protein màng của virus. Trên bề mặt có khoảng
500 “gai mấu” nhô ra và phân bố dày đặc, mỗi gai mấu dài khoảng 10 – 14 nm có
đường glycoprotein gồm: HA, NA, MA (matrix) và các dấu ấn khác của virus
(Bender và cs, 1999; Zhao và cs, 2008). Có sự phân bố không đồng đều giữa các
phân tử NA và HA (tỷ lệ khoảng 1NA/4HA), đây là 2 loại protein kháng nguyên

có vai trò quan trọng trong quá trình xâm nhiễm của virus ở tế bào cảm nhiễm
(Murphy và Webster, 1996; Uiprasertkul và cs, 2007).
Hệ gen của virus cúm A là RNA sợi đơn âm (viêt tắt là (-) ssRNA), gồm 8
phân đoạn riêng biệt (HA, NA, M, NS, NP, PA, PB1 và PB2) nối với nhau thành 1
sợi duy nhất bên trong vỏ capsid, mã hóa cho 11 protein tương ứng của virus, trong
đó phân đoạn M mã hóa cho 2 protein là M1 và M2; phân đoạn NS mã hóa cho 2

12


protein là NS và NEP; phân đoạn PB1 mã hóa cho 2 protein là PB1 và PB1-F2 (Ito
và cs, 1998; Conenello và cs, 2007).
-

Phân đoạn 1 (gen PB2) có kích thước 2431 bp, mã hóa tổng hợp protein

enzyme PB2, là tiểu đơn vị thành phần trong phức hợp enzyme polymerasa của virus,
chịu trách nhiệm khởi đầu phiên mã RNA virus. Protein PB2 có khối lượng phân tử
theo tính tán khoảng 84.103 Da (trên thực tế là 87,103 Da) (Murphy và Webster,
1996). Tính thích nghi nhiệt độ cơ thể loài vật chủ được cho là có liên quan đến vị trí
amino acid 627 ở protein PB2 (ở virus cúm gia cầm vị trí này là Glu - thích ứng nhiệt
độ cơ thể gia cầm khoảng 400C, còn ở virus thích nghi trên người là Lys - thích ứng
nhiệt độ cơ thể người khoảng 370C) (Subbarao và cs, 1998; Wang và cs, 2009).
-

Phân đoạn 2 (gen PB1) cũng có kích thước 2431 bp, mã hóa tổng hợp

enzyme PB1- tiểu đơn vị xúc tác của phức hợp enzyme promerase trong quá trình
tổng hợp RNA virus, chịu trách nhiệm gắn mũ RNA (Murphy và Webster, 1996).
Gần đay, đã có phát hiện thêm 1 protein (PB1-F2) được mã hóa bởi 1 khung đọc

mở khác nhau của PB1, có vai trò gây ra hiện tượng apoptosis (hiện tượng tế bào
chết theo chương trình) (Tumpey và cs, 2002).
-

Phân đoạn 3 (gen PA) kích thước 2233 bp, là phân đoạn gen bảo tồn cao,

mã hóa tổng hợp protein enzyme PA có khối lượng phân tử theo tính toán
khoảng 83000 Da (trên thực tế là 96.103Da). PA là một tiểu đơn vị của
polymerase chịu trách nhiệm kéo dài sự phiên mã RNA trong quá trình tổng hợp
RNA của virus (Luong và Palese, 1992).
Các phân đoạn 4 và 6 mã hóa cho các protein (HAvà NA) bề mặt capsid
của virus, có tính kháng nguyên đặc trưng theo từng chủng virus cúm A:
-

Phân đoạn 4 (gen HA) có độ dài thay đổi theo từng chủng virus cúm A (ở

A/H1N1 là 1778 bp, ở H9N1 là 1714 bp, H5N1 là khoảng 1704 - 1707 bp). Đây là
gen chịu trách nhiệm mã hóa tổng hợp protein HA, gồm hai tiểu phần là HA1 và
HA2. Vùng nối giữa HA1 và HA2 gồm một số amino acid mang tính kiềm được mã
hóa bởi một chuỗi oligonucleotide, đó là điểm cắt cắt của enzyme protease, đây là
vùng quyếtđịnh độc lực của virus (Bosch và cs, 1981; Gambotto và cs, 2008).
Protein HA có khối lượng phân tử khoảng 63.103 Da (nếu không được oxy hóa) và

13


77.103 Da (nếu được oxy hóa, trong đó HA1 là 48.103 Da và HA2 là 29.103 Da)
(Keawcharoen và cs, 2005; Luong và Palese, 1992).
- Phân đoạn 6 (gen NA), là một gen kháng nguyên của virus, có chiều dài
thay đổi theo từng chủng virus cúm A (ở A/H6N2 là 1413 bp, ở A/H5N1 thay đổi

khoảng từ 1350 – 1410 bp) (Lê Thanh Hòa, 2004). Đây là gen mã hóa tổng hợp
protein NA - kháng nguyên bề mặt capsid của virus, có khối lượng phân tử
khoảng 50.103 Da
Các phân đoạn gen M, NP, NS mã hóa tổng hợp các protein chức năng khác
nhau của virus, có độ dài tương đối ổn định giữa các chủng virus cúm A, bao gồm:
-

Phân đoạn 5 (gen NP) kích thước khoảng 1556 bp, mã hóa tổng hợp

nucleoprotein (NP) - thành phần của phức hệ phiên mã, chịu trách nhiệm vận
chuyển RNA giữa nhân và bào tương tế bào chủ.
-

Phân đoạn 7 (gen M) có kích thước 1027 bp, mã hóa cho protein đệm

(matrix protein - M) của virus . Có khoảng 3000 phân tử MP trên bề mặt
capsid của virus. Protein M1 là protein nền, là thành phần chính của virus có
chức năng bao bọc RNA tạo nên phức hợp RNP và tham gia vào quá trình "
nảy chồi" của virus (Luong và Palese, 1993; Murphy và Webster, 1996;
Basler, 2007). Protein M2 là chuỗi polypeptide bé, có khối lượng phân tử theo
tính toán là 11.103 Da, là protein chuyển màng – kênh ion (ion channel) cần
thiết cho khả năng lây nhiễm của virus, chịu trách nhiệm “cởi áo” virus trình
diện hệ gen ở bào tương tế bào chủ trong quá trình xâm nhiễm trên vật chủ
(Scholtissek và cs, 2002).
-

Phân đoạn 8 (gen NS), là gen mã hóa protein không cấu trúc (non

structural protein), có độ dài ổn định nhất trong hệ gen mã của virus cúm A, kích
thước khoảng 890 bp, mã hóa tổng hợp hai protein là NS1 và NS2, có vai trò bảo

vệ hệ gen của virus.
Như vậy, virus cúm A có hệ gen được cấu trúc từ 8 phân đoạn riêng biệt và
không có gen mã hóa enzyme sửa chữa RNA, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất
hiện các đột biến điểm trong các phân đoạn gen/hệ gen qua quá trình sao chép
nhân lên của virus, hoặc trao đổi các phân đoạn gen giữa các chủng virus cúm

14


đồng nhiễm trên cùng một tế bào, rất có thể dẫn đến thay đổi tính kháng nguyên
tạo nên chủng virus cúm A mới (Suarez và Schultz-Cherry, 2000).

Hình 1.2. Cấu trúc hệ gen của virus cúm type A
1.4.2. Kháng nguyên của virus cúm A
Virus cúm type A được xác định subtype dựa trên cơ sở kháng nguyên
(protein) bề mặt là HA (Hemagglutinin – viết tắt là H) và NA (Neuraminidase –
viết tắt là N) có vai trò quan trọng trong miễn dịch bảo hộ. Hemagglutinin được
coi là yếu tố vừa quyết định tính kháng nguyên, vừa quyết định độc lực của virus
cúm A.
1.4.2.1. Protein HA (Hemagglutinin)
Protein hemagglutinin là một glycoprotein thuộc protein màng type I
(lectin), có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà trong ống nghiệm (in vitro),
kháng thể đặc hiệu với HA có thế phong tỏa sự ngưng kết đó, được gọi là kháng
thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI – Hemagglutinin Inhibitory antibody). Có
16 subtype HA đã được phát hiện (H1 – H6), subtype H16 mới được tìm thấy ở
virus gây bệnh cho hải âu đầu đen – Thụy Điển, ba subtype (H1, H2 và H3) thích
ứng lây nhiễm gây bệnh ở người liên quan đến các đại dịch cúm lịch sử (Murphy
và Webster, 1996). Có khoảng 400 phân tử HA trên bề mặt capsid của một virus,
có vai trò quan trọng trong quá trình nhận diện virus và khởi động quá trình xâm
nhiễm của virus vào tế bào chủ (Bender và cs, 1999; Wagner và cs, 2002). Phân


15


×