Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý của chó mắc bệnh care và ứng dụng kỹ thuật RT PCR để chuẩn đoán bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRẦN VĂN NÊN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN ðỔI BỆNH LÝ CỦA CHÓ
MẮC BỆNH CARE VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT RT-PCR ðỂ
CHẨN ðOÁN BỆNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRẦN VĂN NÊN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN ðỔI BỆNH LÝ CỦA CHÓ
MẮC BỆNH CARE VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT RT-PCR ðỂ
CHẨN ðOÁN BỆNH






CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.62.50



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN



HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN

Mở ñầu của Luận văn cho tôi xin ñược chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ
của các thầy, cô giáo trong khoa Thú y, các cán bộ Ban quản lý ñào tạo,
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo ñã
giảng dạy tôi trong thời gian học Cao học tại trường. ðặc biệt tôi xin chân
thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Lan ñã tận tình hướng dẫn, ñóng góp
nhiều ý kiến quý báu, tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ñồng nghiệp, bạn bè và gia ñình ñã giúp ñỡ,
ñộng viên ñể tôi có thể hoàn thành chương trình học tập và hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09năm 2013
Tác giả

Trần Văn Nên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn
này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 09 năm 2013


Tác giả luận văn



Trần Văn Nên










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH, BIỀU ĐỒ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
MỞ ðẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích và yêu cầu 2

3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm một số giống chó hiện có tại Việt nam và trên thế giới 3
1.1.1. Các giống chó nhập ngoại 3
1.1.2. Các giống chó của Việt Nam 8
1.2. Bệnh Care 9
1.2.1. Căn bệnh học 10
1.2.1.1. Phân loại virus gây bệnh Care 10
1.3.2 Hình thái của virus Care 11
1.2.1.3. Cấu trúc của virus Care 11
1.2.1.4 Sức đề kháng của virus Care 12
1.2.1.5 Cơ chế sinh bệnh 13
1.2.2 Dịch tễ học 15
1.2.2.1 Loài vật mắc bệnh 15
1 2.2.2 Lứa tuổi mắc bệnh 16
1.2.2 3 .Mùa vụ mắc bệnh 16
1.2.3. Truyền nhiễm học 16
1.2. 3.1. Chất chứa virus 16
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

iv

1.2.2.3. Đường xâm nhập và cách thức lây lan 16
1.2.3.3. Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết 17
1.2.4. Triệu chứng, bệnh tích 17
1.2.4.1. Triệu chứng lâm sàng 17
1.2.4.2. Bệnh tích 19
1.2.5. Chẩn đoán bệnh 22
1.2.5.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh 22
1.2.5.2Dựa vào triệu chứng lâm sàng 22

1.2.5.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 23
1.2.6. Phòng và điều trị bệnh 26
1.2.6.1. Phòng bệnh 26
1.2.6.2. Điều trị 27
1.3. Phản ứng RT-PCR 27
1.3.1. Nguyên lý của phản ứng RT-PCR 27
1.3.2. Các bước tiến hành phản ứng PCR 29
Chương 2. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG,
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2 Địa điểm nghiên cứu 30
2.3. Thời gian nghiên cứu 30
2.4. Nội dung nghiên cứu 30
2.5. Nguyên liệu 30
2.5.1. Mẫu bệnh phẩm 30
2.5.2. Dụng cụ, thiết bị, máy móc 31
2.5.3. Hóa chất 31
2.6. Phương pháp nghiên cứu 31
2.6.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học 31
2.6.2. Theo dõi triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care 31
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

v

2.6.3. Mổ khám, quan sát bệnh tích đại thể và lấy mẫu chó mắc bệnh Care. 32
2.6.4. Phương pháp làm tiêu bản vi thể 33
2.7. Phương pháp tiến hành phản ứng RT – PCR 36
2.7.1. Chuẩn bị mẫu cho phản ứng RT – PCR 36
2.7.2. Tiến hành phản ứng 36
2.7.3 Điện di kiểm tra sản phẩm PCR 38

2.8. Phương pháp xử lý số liệu 38
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó ở các giống, lứa tuổi và mùa vụ 40
3.1.1. Tổng hợp kết quả chó mắc bệnh ở các phòng khám bệnh chó trên địa
bàn thành phố Hà Nội 40
3.1.2. Tỷ lệ bị bệnh Care ở các giống chó 41
3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó các lứa tuổi 44
3.1.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care ở các mùa vụ trong năm 46
3.2. Triệu chứng lâm sàng của chó nghi mắc bệnh Care. 47
3.3 Biến đổi bệnh tích của chó mắc bệnh Care 54
3.4. Biến đổi bệnh tích vi thể chó mắc bệnh Care 60
3.5. Kết quả của phản ứng RT-PCR 66
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 2.1. Chu trình nhiệt RT-PCR 38
Bảng 3.1: Kết quả chẩn đoán bệnh của chó đưa tới khám tại một số phòng

khám 40
Bảng 3.2: Tỷ lệ chó mắc bệnh Care ở các giống 42

Bảng 3.3: Tỷ lệ chó mắc bệnh Care các lứa tuổi 44
Bảng 3.4: Tỷ lệ chó mắc bệnh Care ở các mùa vụ trong năm 46
Bảng 3.5. Chó nghi mắc bệnh Care được lựa chọn để nghiên cứu 48
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của chó mắc bệnh Care 50
Bảng 3.7. Tỉ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng chủ yếu của chó nghi mắc
bệnh Care 52
Bảng 3.8. Biến đổi đại thể chủ yếu trên chó mắc bệnh Care 55
Bảng 3.9: Biến đổi bệnh tích vi thể chủ yếu ở chó mắc bệnh Care 61
Bảng 3.10: Kết quả của phản ứng RT-PCR 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC HÌNH, BIỀU ðỒ


STT Tên hình Trang

Hình 1.1. Hình thái của virus Care được chụp dưới kính hiển vi 11
Hình 1.2. Kit chẩn đoán nhanh bệnh Care 25
Hình 1 .3. Tets chó nghi mắc bệnh care 25
Hình 1.4. Kết quả âm tính với bệnh Care (1 vạch) 26
Hình 1.5. Kết quả dương tính với bệnh Care (2 vạch) 26
Hình 3.1: Chó mắc bệnh Care đang khám và điều trị 53
Hình 3.2: Kiểm tra thân nhiệt chó mắc bệnh Care 53
Hình 3.3: Chó mắc bệnh Care ỉa ra máu 53
Hình 3.4: Chó mắc bệnh Care phân dính hậu môn có màu cà phê 53
Hình 3.5: Chó mắc bệnh Care nôn 53
Hình 3.6: Chó mắc bệnh Care gan bàn chân sừng hóa 53
Hình 3.7: Chó mắc bệnh Care có triệu chứng thần kinh không đi lại được 54

Hình 3.8: Chó mắc bệnh Care, chảy dịch mũi, mắt có nhiều dử 54
Hình 3.9: Nổi mụn mủ ở vùng da mỏng 54
Hình 3.10: Nổi mụn mủ ở vùng da mỏng 54
Hình 3.11: Khí quản chứa đầy dịch 58
Hình 3.12: Phổi viêm 58
Hình 3.13: Hạch dưới hàm sưng chó mắc bệnh Care 58
Hình 3.14: Hạch màng treo ruột sưng chó mắc bệnh Care 58
Hình 3.15: Xuất huyết đại não và tiểu não ở chó mắc bệnh Care 59
Hình 3.16: Túi mật sưng 59
Hình 3.17: Mỡ vành tim và tim nhão Phổi sung và xuất huyết của chó mắc
bệnh Care 59
Hình 3.18: Ruột non xuất huyết và bong hết niêm mạc 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

viii

Hình 3.19: Cơ tim xuất huyết 59
Hình 3.20: Xoang ngực chứa nhiều dịch 59
Hình 3.21: Thận sưng 60
Hình 3.22: Xuất huyết ruột già 60
Hình 3.23: Khí quản bị xuất huyết chó mắc bệnh Care 60
Hình 3.24: Phổi viêm có mủ 60
Hình 3.25: Chó mắc bệnh Care bị viêm phế quản phổi (HE x 10) 64
Hình 3.26: Chó mắc bệnh Care lông nhung ruột đứt (HE x 10) 64
Hình 3.27: Cơ tim xuất huyết ở chó mắc bệnh Care (HE x10) 65
Hình 3.28: Nang lympho teo (HE x10) 65
Hình 3.29: Thâm nhiễm tế bào viêm ở phổi của chó mắc bệnh Care (HE x10) 65
Hình 3.30: Tế bào ruột xuất huyết và thoái hóa (HE x40) 65
Hình 3.31: Tế bào gan xuất huyết, thâm nhiễm tế bào gan ở chó mắc bệnh
Care (HE x 40) 65

Hình 3.32: Tế bào hạch phổi xuất huyết lan tràn của chó mắc bệnh Care (HE x 10) 65
Hình 3.33 . Virus Care được phát hiện bằng phản ứng RT-PCR (Chó C01) 66
Hình 3.34 . Virus Care được phát hiện bằng phản ứng RT-PCR (Chó C02) 67
Hình 3.35 . Virus Care được phát hiện bằng phản ứng RT-PCR (Chó C04) 67
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ chó mắc bệnh Care ở chó các lứa tuổi 44
Biều đồ 3.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care ở chó các lứa tuổi 46
Biều đồ 3.3 Tỉ lệ chó mặc bệnh Care ở các mùa vụ trong năm 47

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Tên viết tắt Tên ñầy ñủ
1 CD Canine Distemper
2 CDV Canine Distemper Virus
3 Cs Cộng sự
4 EDTA Ethylene diamine tetra acetic acid
5 ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay
6 BSA Bovine Serum Albumin
7 HE Hematoxyline Eosin
8 MV Meales Virus
9 IF Immuno fluorescent test
10 IHC Immunohistochemistry
11 RPV Rinderpest Virus
12 PPRV Peste des Petits Ruminants Virus
13
RNA


Ribonucleic Acid
14 PBS Photphate buffer saline
15 PDV Phocin Distemper virus
16 CPE Cyto pathogenic Effect
17
Cdna

Complementary Deoxyribonucleic Acids
18 RT-PCR Reverse Transcription Polymesase Chain Reaction
19 TCID 50 50% Tissue Culture Infective Dose
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

1

MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Từ xưa đến nay loài chó là một trong những loài động vật gần gũi và
trung thành nhất đối với con người. Hiện nay có khoảng 320 giống chó được
phân bố rộng khắp thế giới. Chó có nhiều đặc điểm quý: trung thành, có giác
quan nhạy bén… Mỗi một loài chó lại có một đặc điểm nổi trội riêng, nên con
người sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau như giữ nhà, săn thú,
làm cảnh, dò mìn, trinh thám, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ biên
giới lãnh thổ.
Vai trò của chó trong cuộc sống được đánh giá cao. Cùng với sự phát
triển văn hoá, kinh tế xã hội và khoa học, nhu cầu nuôi chó ngày càng nhiều
trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, một số năm gần đây phong trào nuôi chó
cảnh phát triển rất mạnh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình dịch bệnh ở chó cũng rất phức tạp gây thiệt hại kinh tế cho

người nuôi. Bệnh Care (Canine Distemper Virus – CDV) hiện nay khá phổ
biến trên đàn chó nội cũng như đàn chó nhập ngoại. Bệnh Care do virus Care
gây ra, có triệu chứng toàn thân như triệu chứng đường tiêu hoá, hô hấp, thần
kinh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Care rất dễ lẫn với một số bệnh khác ở
chó như: bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh do Parvovirus, bệnh do
Leptospira Vì vậy, vấn đề cấp thiết là phải tìm ra những biện pháp chẩn đoán
nhanh, chính xác và tiện lợi, để từ đó có những biện pháp phòng và trị bệnh
Care một cách hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
Phương pháp RT-PCR là sự kết hợp giữa phương pháp phiên mã ngược
RT (Reverse Transcription) và phương pháp PCR (Polymerase Chain
Reaction). Phương pháp này có thể phát hiện các RNA tồn tại với lượng rất ít
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

2

mà không thể phát hiện bằng các phương pháp khác. RT-PCR là phương pháp
chẩn đoán nhanh, chính xác, và được ứng dụng rất rộng rãi trong y học, khoa
học hình sự, khảo cổ học và các lĩnh vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt
Nam phương pháp này cũng mới bắt đầu được ứng dụng trong nghiên cứu và
chẩn đoán bệnh động vật, đặc biệt là trong chẩn đoán bệnh Care ở chó. Xuất
phát từ yêu cầu cấp thiết trên, dựa vào những tính năng ưu việt của phản ứng
RT-PCR chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biến ñổi bệnh
lý của chó mắc bệnh Care và ứng dụng kỹ thuật RT-PCR

ñể chẩn ñoán
bệnh
”.
2. Mục ñích và yêu cầu
- Nhằm làm rõ các triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể
của chó mắc bệnh Care trong những năm gần đây và ứng dụng được kỹ thuật

RT-PCR để chẩn đoán bệnh Care ở chó.
3. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
- Kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh lý giúp cho Bác sỹ Thú y có thêm
kinh nghiệm để chẩn đoán lâm sàng bệnh Care, phát hiện sớm những chó nghi
mắc bệnh Care.
- Ứng dụng phản ứng RT-PCR để phát hiện sớm, chính xác những chó
bị mắc bệnh Care. Từ đó, đưa ra những biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời và
hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
- Kết quả của đề tài là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn để có thể
xác định chắc chắn được sự có mặt của các nhóm virus Care tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu được quy trình chế tạo vacxin phù hợp, hiệu quả
phòng bệnh Care cho chó nuôi ở Việt Nam.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ðặc ñiểm một số giống chó hiện có tại Việt nam và trên thế giới
Giống là một nhóm gia súc hay một tập đoàn gia súc. Chúng được xuất
phát từ nguồn gốc hay một tổ tiên nào đó. Các cá thể của giống ấy tương đối
giống nhau về ngoại hình, thể vóc, màu sắc, lông, da, khả năng sinh sản, sức
sản xuất và có tính di truyền tương đối ổn định. Nhóm gia súc ấy phải đủ số
lượng nhất định cả về đực và cái để đảm bảo sự tồn vong của nòi giống.
Căn cứ vào các tài liệu về lịch sử học, khảo cổ học, thông qua sự so
sánh giống nhau về hình thái học và sinh vật học, các nhà sinh vật học phần

lớn đều cho rằng tổ tiên của chó nhà là chó sói. Chó nhà được con người nuôi
dưỡng và thuần hoá sớm nhất cách đây 30.000 - 40.000 năm về trước vào
giữa thời kỳ đồ đá, thời kỳ chế độ mẫu hệ.
Nhà bác học Darwwin cho rằng: “Chó nhà được sinh ra từ cuộc tạp
giao tự nhiên giữa chó sói, cầy, cáo và được loài người nuôi dưỡng, chọn
giống thích hợp để trở thành chó nhà thuần dưỡng”.
Loài người đã có tác động hữu hiệu đến sự phát triển của loài chó từ
hàng nghìn năm nay bằng cách thuần dưỡng, lai tạo và chọn lọc qua nhiều thế
hệ đã tạo ra khoảng 500 giống chó (theo Hapơ, Hauxơ, 2002). Ngày nay
chúng ta đã có một đội ngũ chó phong phú cả về số lượng và chất lượng phục
vụ cho vấn đề an ninh quốc phòng và thị hiếu của người dân.
1.1.1. Các giống chó nhập ngoại
- Chó German Shepher (Berger ðức)
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của giống chó này: có giả thuyết cho
rằng nó là kết quả của sự pha tạp giữa nhiều giống chó chăn cừu sống ở Đức
hoặc là kết quả của sự pha tạp tự phát giữa những con chó cái chăn cừu và
chó sói. Cho đến nay vẫn chưa có những câu trả lời chính xác nhất về nguồn
gốc giống chó này. Tuy nhiên, giống chó lông dài được những người chăn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

4

cừu Đức phát hiện lần đầu tiên tại Hanover năm 1982 và giống chó lông ngắn
được phát hiện lần đầu tiên tại Berlin năm 1889. Becgiê Đức có thân hình
thon dài cường tráng, trán hơi lồi, tai to dựng đứng hướng ra phia trước, tai
của chó con dưới 6 tháng tuổi có thể hơi cụp xuống. Mắt giống nhân quả hạnh
đào, tròn đen và rất tinh nhanh. Đuôi to dài nhiều lông và rủ xuống đến mắt cá
chân. Hai chân trước và vai săn chắc, bắp đùi dày và cường tráng. Bàn chân
tròn với gan bàn chân dày, German Shepher có màu lông đen, đen – vàng,
xám tro, ngoài ra có màu nâu, vàng hoặc xám bạc. Giống chó này rất dũng

cảm, vui vẻ, biết vâng lời, rất điềm tĩnh, thân thiện với đồng loại và trẻ em,
biết khoan dung với con vật khác, biết đề phòng người lạ và dễ huấn luyện.
- Chó Labador Retreiver
Labador Retreiver là 1 trong 5 giống chó phổ biến nhất ở Anh và Mỹ.
Giống chó này lần đầu tiên được mang đến Great Britain năm 1800 trên
những tàu của Anh đến từ Labrador. Đặc điểm nổi bật của giống chó này là
thân hình ngắn, chắc, cao 55 –57cm, nặng 24-36kg, đầu to mũi dày. Mắt màu
hạt dẻ hoặc nâu nhạt, mắt tinh nhanh thông minh, tai to cụp. Độ dài đuôi vừa
phải, có nhiều lông, lông đuôi ngắn. Chân to khoẻ. Lông thẳng dày có màu
lông đen, vàng, bạc, đôi khi có màu vàng pha một chút đen.
Labrador là một giống chó cứu hộ nổi tiếng của nước Anh, nó giúp
những người đánh cá kéo lưới vào bờ, cứu người chết đuối. Ngoài ra Labrador
còn có khả năng đánh hơi kỳ diệu, nó có thể phát hiện ma tuý, chất nổ…với
một lượng rất nhỏ. Labrador là 1 giống chó có chỉ số thông minh cao trong các
giống chó. Nó là một giống chó trung thành (Hapơ, Hauxơ, 2002)
- Chó Rottweiler
Rottweiler là tên một thị trấn nằm tại miền Nam nước Đức, nơi phát
hiện ra giống chó này. Đây là giống chó có thể phục vụ trong những công
việc đặc biệt, có những tính cách mạnh mẽ. Đặc điểm nổi bật của giống chó
này là có tầm vóc lớn, có bộ lông hấp dẫn và có tính di truyền tốt. Rottweiler
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

5

có hình dáng cân đối, đường bệ ngực rộng và sâu, lưng thẳng và không dài,
tạo thể vóc cân đối và vững chắc. Rottweiler cao 58 – 69cm, nặng 41 – 50kg,
con cái có tầm vóc nhỏ hơn. Đầu Rottweiler có dạng hình cầu, khoảng cách
giữa hai tai lớn, mõm to bè. Mắt có màu nâu đen rất linh hoạt. Tai hình tam
giác hơi cụp về phía trước. Lông ngắn dày có màu đen có đốm ở gò má, mõm, 4
chân. Từ xa xưa người ta đã dùng giống Rottweiler để chăn gia súc và bảo vệ tài

sản vì giống chó này biết vâng lời, dũng cảm, trầm tính , dễ huấn luyện
Ngày nay Rottweiler được sử dụng trong việc canh gác bảo vệ, tìm
kiếm công việc cứu hộ trên núi, kéo xe…ở nhiều nước người ta xem giống
chó này như người bạn, một phương tiện canh gác, giữ nhà. Rottweiler có lịch
sử quân sự dài và đáng kính phục, chúng từng nhảy dù với quân đội Brazil
(Hapơ, Hauxơ, 2002)
- Chó Irish Setter
Irish Setter là giống chó có những đặc tính mạnh mẽ, tình cảm dễ gần,
có tính độc lập cao. Ngoài ra chúng là con vật nuôi trong nhà rất linh hoạt và
hiền lành. Setter có nguồn gốc Ireland. Chiều cao của con đực từ 54 – 62cm,
cân nặng 18,5 – 22kg, con cái cao 52 – 60cm, cân nặng 15 - 22kg. Chiều dài
mõm thường = 1/2 chiều dài toàn bộ đầu. Sống mũi thẳng, mũi đen hoặc hơi
đen, hàm có răng gắn hình vòng cung. Mắt màu hạt dẻ hoặc nâu sẫm. Tai chia
thành hình tam giác, mỏng mềm. Ngực hẹp, ức sâu và thuôn. Đuôi dài nhiều
lông, lông dài và mềm trừ lông phần đầu ngắn, thậm chí lông còn phủ kín
chân, lông màu đỏ gụ, nhuộm vàng và sáng bạc với vệt đốm đen.
Irish Setter cực kỳ nhanh nhẹn với khứu giác tốt và dễ thích nghi với
mọi địa hình với bất kỳ điều kiện khí hậu nào. Vào thế kỷ 18 nó được dùng để tìm
dấu vết và làm chó săn. Giống chó này có tuổi thọ cao. (Hapơ, Hauxơ, 2002)
- Chó Boxer
Là một giống chó có những đặc tính tốt như thông minh, trung thành,
tình cảm và rất linh hoạt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

6

Bức tranh đầu tiên về giống chó này xuất hiện vào thế kỷ 17 trên tấm
thảm Flemish, nhưng chắc hẳn nó ra đời nhờ trí tưởng tượng của người nghệ
sỹ và thời kỳ đó Boxer chưa được ra đời. Nó được phát triển vào những năm
1850 ở Munich trong sự lai tạp giữa giống Bullenbeiser mastiff và Bulldog.

Mastiff được sử dụng trong việc săn bắt gấu. Bulldog để đánh nhau với những
con bò đực vì vậy có thể hy vọng rằng Boxer sẽ được thừa hưởng những đặc
tính hung dữ của tổ tiên. Tuy nhiên thực tế giống chó này không dữ tợn lắm.
Sự hoàn hảo về hình thể và tính cách của Boxer được hoàn chỉnh vào năm
1896 khi câu lạc bộ Boxer đầu tiên được thành lập.
Boxer là giống chó lai tạo đẹp nhất: Đầu cân xứng với thân và hơi dốc.
Hàm thấp và kéo dài uốn cong lên trên. Mũi to và đen với lỗ mũi to. Tai ở
đỉnh đầu và bị cắt cụt ở phía trên. Cổ rộng khoẻ săn chắc và không có yếm.
Đuôi ngắn và cong lên cao. Chân trước có thể thẳng và song song nhau. Chiều
cao trung bình 57-63cm, con cái 53,2-58,4cm. Nặng 30-32kg, con cái 24-25kg.
- Chó Dalmatian
Giống chó này có từ lâu đời, từ khi nó được tìm thấy trên những bức phù
điêu của Ai Cập và những tranh trang trí của Hy Lạp có nguồn gốc ở Nam Tư.
Dalmatian có thân hình cường tráng cân đối. Chó đực cao 55-60cm,
con cái cao 50-55cm, nặng khoảng 25kg. Đầu dài với cơ săn chắc và thẳng ở
trên đỉnh đầu. Mũi đen hoặc nâu tuỳ thuộc vào màu lông của nó. Mắt to với
những tia nhìn thông minh. Tai mêm. Đuôi to ở gốc và nhọn dần về dưới.
Lông ngắn dày và mượt. Màu cơ bản là màu trắng với vệt đen và bạc. Những
con mới sinh lông hoàn toàn trắng.
Dalmatian trung thành, độc lập trầm tính nhưng rất linh hoạt khi cần
thiết. Chúng thích sống gần người và thích được vuốt ve, thích chơi với trẻ
em. Chó có trí nhớ tốt và hay thù dai. Những con chó trưởng thành được sử
dụng như chó săn. Vào thế kỷ 19 người ta dùng nó để chở hàng và săn bắn,
sau đó được dùng vào công tác bảo vệ. Chó Dalmatian sạch sẽ, khéo léo thích
được tắm rửa . (Hapơ, Hauxơ, 2002)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

7

- Chó Elish Bulldog

Có nguồn gốc từ Asitic Matiff cổ xưa nhưng nó phát triển hoàn toàn ở
Great Britain. Tên Bulldog là tên từ thời xa xưa. Không chỉ trông như một
con bò mà tính của con này rất hung hăng. Trước khi có luật cấm đấu chó vào
thế kỷ 19 thì giống chó này được cho đấu với những con bò đực trên vũ đài.
Ngoại hình nhỏ, nhưng đầu to rất hung dữ. Trọng lượng 24-25kg, con
cái 22-23kg. Cao khoảng 25-30cm. Đầu to với gò má nhô ra hai bên mắt. Da
vùng đầu săn chắc và có nhiều nếp gấp. Mõm và mũi ngắn, mũi to đen, lỗ mũi
to. Môi trên dày, hàm dưới nhô ra phía trước. Mắt tròn đen.Tai nhỏ mỏng có
nếp gấp đằng sau như hình bông hoa hồng. Cổ có yếm. Đuôi ngắn và cong.
Lông ngắn, mềm ,màu trắng, nâu đốm.
- Chó ST Bernard
ST Bernard có nguồn gốc rất cổ xưa. Giống chó này là con cháu của
giống Mastiff và Great Dane, do những người thầy tu lai tạo giữa hai giống
chó này mà thành. Nó có nguồn gốc từ trước đây khoảng 100 năm. Vào giữa
thế kỷ 17 nó được dùng như giống chó cứu hộ.
ST Bernard là giống chó to lớn cường tráng, đầu to. Cao trung bình
70cm, con cái cao 65cm, nặng khoảng 50-55kg. Xương vùng đầu to lồi,
nhưng nếp gấp ở vùng da đầu rất khác biệt, rãnh mũi thẳng. Mõm ngắn nhưng
cao. Số răng nhiều và chắc. Mắt màu nâu đen và thiên về phía trước hơn là
sang hai bên đầu. Tai vừa phải và cụp sang hai bên. Cổ to có yếm. Lông dài
trung bình và hơi lượn sóng. Lông màu đỏ pha trắng hoặc trắng pha đỏ, màu
đỏ nhạt. Con đực thường có màu đen.
Biết vâng lời và trung thành là đặc tính tốt của loài chó này. Nó thường
không thích những con chó nhỏ. Giống chó này có khả năng huyền bí về dự
báo những trận tuyết lở.
- Chó Napolian Mastiff
Napolitan Mastiff cao 65 – 75cm, con cái cao 60 – 70cm. Có thể nặng
tới 70kg. Giống chó này trông hung dữ. Đầu to với nhiều nếp nhăn lớn đến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………


8

tận cổ. Lông ngắn dày có màu đen, xám hoặc màu vàng đôi khi có màu trắng
ở bàn chân. Mắt có màu phù hợp với màu lông.
Mặc dù bên ngoài trông hung dữ nhưng nó hiền lành thân thiện và thích
chơi với trẻ em, dũng cảm và chịu được khó khăn.
Trong lịch sử giống chó này được dùng trong chiến tranh để đánh nhau,
truy bắt tội phạm và làm bảo vệ. Hiện nay chó được huấn luyện để bảo vệ
người và tài sản ( Hapơ Hauxơ, 2002).
- Chó Great Dane
Có ngoại hình đẹp, đáng yêu và trung thành. Giống chó này không
hung dữ lắm nhưng tầm cỡ trung bình của nó cũng đủ để ngăn cản đối thủ.
Great Dane là giống chó khá phàm ăn, thích vận động, cơ thể phát triển chậm
đến 20 tháng tuổi cơ thể chúng mới phát triển hoàn thiện. Nó vụng về nhưng
có thể làm người bạn tốt và bảo vệ trung thành cho con người.
Great Dane có nguồn gốc 100% ở Đức. Đầu tiên nó được dùng như
một con chó chiến đấu bởi các bộ lạc người Celtic và Gezmantic thậm chí nó
còn nổi tiếng như một con chó săn, chó bảo vệ (4.000 năm trước đây người ta
mô tả Great Dane gần giống như Mastiff). Giống Great Dane hiện nay được
dùng nhiều trong công tác bảo vệ, cao 76-81 cân nặng 45-55kg. Màu lông cơ
bản là màu trắng có thể có vệt đốm. Đôi khi có màu đen tuyền với những đốm
trắng ở cổ, cuối đuôi và chân. ( Hapơ Hauxơ, 2002).

1.1.2. Các giống chó của Việt Nam
- Chó vàng: Chó có tầm vóc trung bình, cao 50 - 55 cm, nặng 12 - 15
kg, có bộ lông vàng tuyền là nòi chó săn, khá tinh khôn và quấn chủ, được
nuôi nhiều ở khắp các đồng quê. Chó đực phối giống được lứa tuổi 15 - 18
tháng. Chó cái sinh sản ở lứa tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con,
trung bình 5 con.
- Chó Mèo: Là giống chó của người H’ Mông: Có tầm vóc lớn, cao 55

- 60 cm, nặng 18 - 20 kg. Chân to khoẻ, tai nhỏ nhưng vểnh, được nuôi nhiều
ở các vùng núi cao: Tây Bắc, Cao Bằng…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

9

- Chó Phú Quốc: Là giống chó tinh khôn, dũng cảm, chó Phú Quốc
thường có bộ lông đen, đốm trắng hay vàng, bụng thon, trên lưng lông mọc có
hình xoáy, hay lật theo kiểu rẽ ngôi, lông vàng xám có các đường kẻ nhạt
chạy dọc theo thân. Chó cao 50 - 60 cm, nặng 20 - 25 kg.
1.2. Bệnh Care
Bệnh Care hay bệnh sài sốt ở chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy
hiểm thường xảy ra ở chó non, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Đây là một
căn bệnh nguy hiểm nhất ở chó trong nửa đầu thế kỷ XIX. Tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất ở chó con 3 - 6 tháng tuổi, khi miễn dịch chủ động từ mẹ truyền sang đã
giảm thì tỷ lệ mắc bệnh từ 25% tới trên 30% và tỷ lệ chết đối với chó mắc
bệnh thường cao từ 50% - 90% (Ron Hines, 2006). Chó mắc bệnh này thấy
tổn thương lớn ở hệ tiêu hoá, đặc biệt ở dạ dày và ruột, hệ thần kinh trung
ương và hệ hô hấp (Vương Đức Chất và cs, 2004).
Bệnh Care được báo cáo lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1760 (Appel và
Gillespie,1972a). Các triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh đã được mô
tả từ năm 1809 bởi EdwardJenner (Appel và Gillespie, 1972b; Shell, 1990).
Năm 1905, bác sĩ thú y người Pháp Henri Care đã phân lập được mầm bệnh
từ nước mũi của chó bị bệnh (Care, 1905). Ông đã đem lọc mẫu bệnh phẩm
qua màng lọc vi khuẩn và đem gây bệnh thực nghiệm cho chó khỏe mạnh
khác thì thấy vẫn gây được bệnh. Vì thế, ông kết luận nguyên nhân của bệnh
là do virus. Sau này, người ta lấy tên ông để đặt tên cho mầm bệnh và tên
bệnh (David và Martin, 1979).
Sau đó, năm 1923 Putoni lần đầu tiên chế vacxin nhược độc, tuy nhiên
vacxin này độc lực vẫn còn cao. Từ năm 1948 về sau, với sự phát triển

mạnh mẽ của virus học, nhiều vacxin phòng bệnh Care có hiệu quả ra đời
(Ron Hines, 2006). Các công trình nghiên cứu về sự liên quan kháng
nguyên giữa virus Care và virus sởi, giữa virus Care và virus dịch tả trâu
bò, của J.M Dams. Pgoret đã mở rộng ra được nhiều triển vọng cho việc
phòng bệnh Care bằng cách dùng virus dịch tả trâu bò và virus sởi theo
nghiên cứu của Merchant trong giai đoạn 1961 – 1969.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

10

Hiện nay bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, không những xảy ra ở chó
nuôi mà còn ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Qua thống kê các nghiên cứu
cho thấy, bệnh Care góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng của chồn chân
đen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong định kỳ của chó hoang dã
châu Phi (Assessment, 2005). Năm 1991, bệnh xảy ra trên quần thể sư tử
Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số lượng toàn đàn (Timothy và cs, 2009).
Đặc biệt virus Care đã biến đổi và có khả năng gây bệnh cho một số động vật
biển (Kennedy et al, 1989).
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện từ năm 1920. Cho đến nay, bệnh xảy
ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao (Lê
Thị Tài, 2006). Nguyễn Thị Lan và cs. đã nghiên cứu thành công đặc tính sinh
trưởng cụ thể của một số chủng CDV trên dòng tế bào Vero có gắn receptor
tương ứng với virus Care (Vero-DogSLAMtag hay Vero-DST). Qua đó tác giả
cũng chỉ ra tế bào Vero-DST là dòng tế bào thích hợp có thể sử dụng để phân lập
và xác định hiệu giá virus (Lan và cs, 2005).
1.2.1. Căn bệnh học
1.2.1.1. Phân loại virus gây bệnh Care
CDV là một thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ
Paramixoviridae. Các thành viên khác của giống Morbillivirus gồm virus gây
bệnh sởi ở người (MV), virus dịch tả trâu bò (RPV), virus gây bệnh ở động vật

nhai lại nhỏ (PPRV), virus gây bệnh trên động vật có vú dưới nước (cá heo, hải
cẩu) (Griffin, 2001; Murphy, 1999). Virus Care cũng gây bệnh trên động vật
hoang dã ăn thịt và hổ (Appel và cs, 1994; Frolich và cs, 2000; Martella và cs,
2002).
Morbillivirus là một virus tương đối lớn (đường kính 150 – 250nm),
cấu trúc xoắn ốc, chúng có một lớp vỏ lipoprotein (Kennedy et al, 1989).
Mặc dù có những sự khác biệt nhỏ về kháng nguyên giữa các chủng
CDV khác nhau nhưng nó thường được chấp nhận là chỉ có một serotype.
Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về khả năng gây bệnh của các chủng virus
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

11

phân lập và các type ở các khu vực địa lý khác nhau đã được nói tới. Các type
của CDV bao gồm: Asia 1 (Nhật Bản, Trung Quốc), Asia 2 (chỉ có ở Nhật
Bản), Bắc Cực, động vật hoang dã châu Âu, USA 1 và 2, CDV cổ điển
(Onderstepoort, Convac, Rockborne và Snyder Hill) (Haas và cs, 1997; 1999;
Harder và Osterhaus, 1997; Martella và cs, 2006; 2007; Yoshida và cs,
1998). Bên cạnh đó, dựa trên trình tự nucleotide của đoạn gen mã hóa cho
protein H, Lan NT và cs, (2008) đã chia ra thành 5 type virus lớn được
phân lập từ những vùng địa lý khác nhau: type Châu Âu, cổ điển (Classic
type), Asia 1, Asia 2 và USA
1.3.2 Hình thái của virus Care

Hình 1.1. Hình thái của virus Care ñược chụp dưới kính hiển vi
(
/>
Hình thái virus quan sát được thấy dưới kính hiển vi điện tử có hình vòng
tròn, hình bán nguyệt do các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn này có đường
kính đo được 115nm đến 230nm. Màng cuộn kép có độ dày 75 đến 85A

o
với bề mặt
phủ các sợi xoắn ốc từ bên trong ra (Kennedy và cs, 1989; Ron Hines, 2006).
1.2.1.3. Cấu trúc của virus Care
Nucleocapside chứa một sợi đơn RNA không phân đoạn gồm
khoảng 15.690 nucleotide mã hóa thành 1 protein không cấu trúc (C) và 6
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

12

protein cấu trúc gồm: large protein (L), haemagglutinin (H),
phosphoprotein (P), nucleocapsid protein (N), fusion protein (F) và matrix
protein (M) (Diallo, 1990).
Protein không cấu trúc (C) được mã hóa từ một khung đọc mở khác ở
gen P (Lamb và Kolakofsky, 2001). Chức năng của protein C chưa được xác
định rõ ràng.
N: Nucleocapsid, khối lượng phân tử 58 kDa bao quanh và bảo vệ cho
hệ gen của virus, nhạy cảm với những chất phân giải protein.
P: Phosphoprotein, khối lượng phân tử 54,9 - 66 kDa, nhạy cảm với
những yếu tố phân giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép của
RNA (Sidhu và cs, 1993).
M: Matrix, khối lượng phân tử 34 - 39 kDa, đóng vai trò quan trọng
trong sự trưởng thành của virus và nối nucleocapsid với những protein vỏ bọc.
F: Fusion là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, khối lượng phân tử 59
– 62 kDa, đóng vai trò trong sự kết hợp virus với thụ thể màng tế bào, dẫn đến
kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào).
H: Protein ngưng kết hồng cầu (Haemagglutinin) hay yếu tố kết dính, là
glycoprotein thứ hai của vỏ bọc, khối lượng phân tử 76 – 80 kDa, đóng vai trò
gắn virus vào tế bào đích. Ở virus Care, protein này không hấp phụ hồng cầu
cũng không ngưng kết hồng cầu.

L: Large protein có khối lượng phân tử lớn 180 - 200 kDa, do có kích
thước lớn, nó sẽ thể hiện phần lớn các hoạt động của RNA polymerase
(Diallo, 1990).
1.2.1.4 Sức ñề kháng của virus Care
Virus Care là một virus không ổn định và nhạy cảm với nhiệt độ, tia
UV, dung môi hòa tan lipid, chất tẩy rửa và chất ôxy hóa (Grone và cs, 1998)
mặc dù nó có vỏ bọc protein chống lại sự vô hoạt của các tác nhân bên ngoài.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

13

Năm 1954, Celiker và Gillespie đã dùng virus sài sốt chó thích nghi trên
môi trường phôi trứng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính cảm
nhiễm của virus và tác giả đã nhận thấy: Virus Care cực kỳ mẫn cảm với sức
nóng. Virus bị phá hủy ở 50 - 60
0
C trong 30 phút. Trong mô cô lập nó tồn tại
được ít nhất một giờ ở 37
0
C và 3 giờ ở 20
0
C (nhiệt độ phòng). Thời tiết ấm áp
virus không thể tồn tại lâu trong chuồng nuôi chó sau khi chó bị bệnh được
chuyển đi nơi khác.
Thời gian sống và duy trì độc lực của virus sẽ lớn hơn trong điều kiện
nhiệt độ lạnh. Ở nhiệt độ dưới 0
0
C, nó có thể tồn tại trong môi trường vài
ngày nếu được bảo vệ bởi các vật liệu hữu cơ (Greene và Appel, 2006). Ở

nhiệt độ đóng băng virus được ổn định. Virus tồn tại được ở nhiệt độ -65
0
C
ít nhất là 7 năm. Việc bảo quản virus ở dạng đông khô có ý nghĩa rất lớn
trong việc bảo quản giống virus, sản xuất vacxin và nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm.
Độ pH: virus ổn định ở pH = 4,5 – 9.
Vỏ bọc của virus rất mẫn cảm với ete, cloroform, formalin loãng
(<0.5%), phenol (5%), dung dịch amoni. Do vậy, khi dùng những chất này để
tiêu độc chuồng và bệnh viện mang lại hiệu quả cao (Greene and Appel,
1987).
1.2.1.5 Cơ chế sinh bệnh
Virus gây bệnh Care là virus gây nhiễm hướng mô lympho, niêm mạc
và mô thần kinh. Đầu tiên, virus nhân lên ở mô lympho của hệ hô hấp. Sau đó
virus nhiễm vào các dịch bạch huyết rồi vào máu gây bại huyết. Virus tác
động đến nội mạc mạch máu và gây sốt, sốt kéo dài từ 1 - 2 ngày. Virus theo
máu vào hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thần kinh trung ương
cũng như dây thần kinh thị giác. Do sự suy yếu của hệ bạch huyết, hệ thống
phòng vệ quan trọng của cơ thể đã làm suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………

14

cho các vi khuẩn như: Staphylococcus, Bronchisepticum, Salmonella, gây
bệnh. Ít ngày sau, cơn sốt thứ 2 xuất hiện, biểu hiện trầm trọng hơn do các
nhiễm trùng nặng trong phủ tạng.
Theo (Carter và cs, 1992) trong quá trình phơi nhiễm tự nhiên, CDV lây
lan qua đường khí dung vào biểu mô đường hô hấp trên. Trong vòng 24 giờ
nó sẽ nhân lên trong đại thực bào và lan rộng ra nhờ hệ lympho cục bộ đến
hạch amidal và các hạch lympho phế quản. 2 - 4 ngày sau nhiễm, số lượng

virus tăng ở hạch amidal và hạch sau hầu, hạch lympho khí quản. Nhưng chỉ
có một số ít tế bào đơn nhân bị nhiễm CDV. Sau 4 - 6 ngày virus nhân lên
trong tế bào lympho ở lách, biểu mô dạ dày và ruột non, màng treo ruột và
trong tế bào Kuffer ở gan. Sự lây lan của virus trong các hệ lympho là nguyên
nhân gây pha sốt đầu tiên và virus đã phá huỷ các tế bào lympho (lympho B,
lympho T) dẫn tới chứng giảm bạch cầu.
Ngày thứ 8 và 9 sau khi nhiễm, virus theo máu tới thần kinh trung ương
và phụ thuộc vào miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Quá trình bài thải ra
ngoài bắt đầu khi virus có mặt ở biểu mô và thông qua chất bài tiết của cơ thể
thậm chí ngay cả khi chó chỉ mắc bệnh nhẹ.
Ngày thứ 14 sau nhiễm, với chó có hàm lượng kháng thể cao và tế bào T
độc sẽ giúp loại bỏ virus khỏi các mô và con vật sẽ không có triệu chứng lâm
sàng. Kháng thể IgG-CDV sẽ trung hoà hết CDV và ức chế lây lan của CDV
giữa các tế bào.
Với chó có đáp ứng miễn dịch trung bình thì hàm lượng kháng thể sẽ
giảm sau 9 - 14 ngày sau nhiễm, virus sẽ lây lan tới các biểu mô. Triệu
chứng lâm sàng có thể sẽ bị loại bỏ khi hàm lượng kháng thể tăng nhưng
không thể tồn tại lâu dài khi virus xâm nhập vào mô mạch, thần kinh và da
như da bàn chân. Sự hồi phục sau nhiễm sẽ tạo ra miễn dịch lâu dài và
ngăn ngừa sự bài thải virus. Khi chó phơi nhiễm lại với virus độc lực cao, số

×