Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

khảo sát một số đặc tính sinh học và giải mã gen đặc trưng của virus dịch tả vịt cường độc chủng 7 69

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------

PHẠM VĂN RIỆM

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ
GIẢI MÃ GEN ĐẶC TRƯNG CỦA VIRUS DỊCH TẢ
VỊT CƯỜNG ĐỘC CHỦNG 7/69

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------

PHẠM VĂN RIỆM

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ
GIẢI MÃ GEN ĐẶC TRƯNG CỦA VIRUS DỊCH TẢ
VỊT CƯỜNG ĐỘC CHỦNG 7/69


CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ

: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu, số liệu được trình bày trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào
khác cũng như chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả

PHẠM VĂN RIỆM

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Đào tạo Sau
đại học - Viện đào tạo sau đại học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và các
Thầy Cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn
Văn Thanh, người Thầy đã giành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ts. Tạ Hoàng Long - Giám
đốc Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I và tập thể cán bộ nhân
viên trong Trung tâm đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Qua đây tôi xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp người thân và gia đình đã
tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả

PHẠM VĂN RIỆM

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... iii
Danh mục các hình ........................................................................................... vii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................3
1.1. Sơ lược về lịch sử phân bố bệnh Dịch tả vịt ..................................................3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Dịch tả vịt trên thế giới. .............................4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Dịch tả vịt ở trong nước .............................5
1.2. Một số đặc điểm của virus dịch tả vịt và bệnh dịch tả vịt. ............................6
1.2.1. Hình thái, kích thước ............................................................................7
1.2.2. Sức đề kháng ........................................................................................8
1.2.3. Độc lực.................................................................................................8
1.2.4. Đặc tính nuôi cấy..................................................................................9
1.2.5. Truyền nhiễm học............................................................................... 11
1.2.6. Triệu chứng ........................................................................................ 13
1.2.7. Bệnh tích ............................................................................................ 13
1.2.8. Chẩn đoán bệnh .................................................................................. 14
1.2.9. Biện pháp can thiệp và phòng bệnh dịch tả vịt .................................... 20
1.2.10. Miễn dịch chống virus Dịch tả vịt ..................................................... 22
1.2.11. Vacxin và phòng bệnh bằng vacxin .................................................. 25
1.2.12. Cấu trúc sinh học phân tử hệ gen của Herpesvirus ........................... 28
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 31
2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 31
2.1.1. Xác định đặc tính sinh học của giống virus Dịch tả vịt cường độc chủng
7/69 được lưu giữ tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y TW1 ................. 31

iii


2.1.2. Giải mã gen đặc trưng của virus dịch tả vịt cường độc chủng 7/69 ..... 31
2.2. Nguyên liệu nghiên cứu .............................................................................. 31
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 31
2.2.2. Động vật thí nghiệm ........................................................................... 32
2.2.3. Các trang thiết bị và cơ sở vật chất ..................................................... 32
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 32
2.3.1. Phương pháp kiểm tra vô trùng của giống........................................... 32

2.3.2. Phương pháp kiểm tra độ thuần khiết của giống ................................. 32
2.3.3. Phương pháp thu nhận bảo quản mẫu, tiếp truyền vi rút giống ............ 33
2.3.4. Phương pháp tách chiết ARN tổng số ................................................. 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 45
3.1. Kết quả xác định đặc tính sinh học của vi rút Dịch tả vịt cường độc 7/69.... 45
3.1.1. Kiểm tra độ vô trùng của giống .......................................................... 45
3.1.2. Kiểm tra độ thuần khiết của giống ...................................................... 46
3.1.3. Kết quả xác định hiệu giá giống virus Dịch tả vịt cường độc .............. 47
3.1.4. Kết quả xác định liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50)......... 49
3.1.5. Kết quả kiểm tra độ ổn định của giống virus Dịch tả vịt cường độc .... 51
3.2. Kết quả giải mã gen đặc trưng, xây dựng dữ liệu sinh học phân tử của giống
vi rút Dịch tả vịt cường độc 7/69. ................................................................. 55
3.2.1. Kết quả phân tích đoạn gen ADN-polymerase .................................... 55
3.2.2. Kết quả phân tích gen helicase (UL5) ................................................. 56
3.2.3. Kết quả so sánh thành phần gen của các chủng dịch tả vịt cường độc
7/69 với các chủng của thế giới dựa trên gen Helicase (UL5) ....................... 59
3.2.4. Kết quả phân tích gen kháng nguyên (UL32) ...................................... 60
3.2.5. Kết quả so sánh thành phần gen, mối quan hệ nguồn gốc phả hệ của các
chủng dịch tả vịt Việt Nam với các chủng của thế giới dựa trên gen kháng
nguyên UL32 ............................................................................................... 63

iv


KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 65
1. Kết luận ......................................................................................................... 65
1.1. Chủng virus Dịch tả vịt cường độc 7/69 đảm bảo vô trùng, thuần khiết,
ổn định về đặc tính sinh học: ........................................................................ 65
1.2. Kết quả giải mã gen đặc trưng ............................................................... 65
2. Đề nghị .......................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 66

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1 Kết quả kiểm tra vô trùng của giống vi rút Dịch tả vịt cường độc ..... 45
3.2 Kết quả kiểm tra thuần khiết giống vi rút Dịch tả vịt cường độc 7/69........... 47
3.3 Kết quả xác định hiệu giá virus giống Dịch tả vịt cường độc ............ 48
3.4 Kết quả xác định LD 50 của vi rút Dịch tả vịt cường độc 7/69 ............ 50
3.5 Kết quả xác định chỉ số LD 50 của giống virus cường độc qua 2 đợt
thí nghiệm ............................................................................. 51
3.6 Kết quả kiểm tra độ ổn định của giống virus Dịch tả vịt cường
độc chủng 7/69 ................................................................... 51

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình
1.1

Tên hình


Trang

Cấu tạo hạt virus Dịch tả vịt và phân bố của một số gen trong hợp phần
hệ gen UL24-UL30 ở vùng UL (unique long) của virus dịch tả
vịt. Ngoài cùng là các protein vỏ, hệ gen là ADN nằm bên trong
capsid; chiều mũi tên chỉ hướng sao chép của gen (Liu và CS,
2007). ............................................................................................... 7

2.1

Giống Dịch tả vịt cường độc chủng 7/69 ................................................. 31

2.2

Cấu trúc của vector pCR®2.1TOPO (Invitrogen). ................................... 38

3.1

Vịt miễn dịch khỏe mạnh ăn uống bình thường ....................................... 52

3.2

Vịt đối chứng .......................................................................................... 52

3.3

Vịt đối chứng ủ rũ ................................................................................... 53

3.4


Vịt đối chứng chết sau 72 giờ ................................................................. 53

3.5

Gan xuất huyết có điểm hoại tử .............................................................. 54

3.6

Gan xuất huyết có điểm hoại tử .............................................................. 54

3.7

Vịt miễn dịch .......................................................................................... 55

3.8

Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên thạch agarrose 1%. ............ 55

3.9

Trình tự đoạn đoạn gen ADN-polymerase của vi rút Dịch tả vịt cường
độc chủng 7/69 ............................................................................... 56

3.10 Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên thạch agarrose 1%. ............ 57
3.11 Trình tự gen helicase (UL5) của vi rút Dịch tả vịt cường độc 7/69 .......... 58
3.12 So sánh thành phần amino acid của các chủng dịch tả vịt cường độc
7/69 với các chủng của thế giới dựa trên gen Helicase (UL5) ......... 59
3.13 Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên thạch agarrose 1%. ............ 60
3.14 Trình tự gen UL32 của vi rút Dịch tả vịt cường độc chủng 7/69.............. 62
3.15 So sánh thành phần amino acid của các chủng dịch tả vịt cường độc

7/69 với các chủng của thế giới dựa trên gen kháng nguyên
(UL32) ........................................................................................... 63

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGP

Agar gel precipitation

ARN

Acid ribonucleic

ELD50

50% Embryo Infective Dose

ELISA

Enzime Linked Immunosozbent Assay

FAO

Food and Agriculture Organisation

ICPI

Intra-Cerebral-Pathogenicity-Index in day-old chicks


IVPI

Intra-Venous-Pathogencity-Index in 6-week-old chickens

HA

Hemagglutination test

HI

Hemagglutination Inhibition test

HGKTTB

Hiệu giá kháng thể trung bình

MDT

Mean Death Time-hr (Thời gian gây chết phôi trung bình)

LD50

50 Percent Lethal Dose

OIE

Office International de Epizooties

PBS


Phosphate Buffered Saline

RT - PCR

Reverce Transcription Polymerase Chain Reaction

TTKNTTYTW1 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung ương 1
WHO

World Health Organisation

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống lâu đời, trong đó ngành
chăn nuôi giữ vai trò hết sức quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế
nông nghiệp và nâng cao chất lượng cho cuộc sống của người nông dân. Cùng
với sự phát triển của ngành kinh tế, chăn nuôi vịt đang dần trở thành ngành sản
xuất hàng hóa, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo cho nông dân ở
một số vùng nông thôn nước ta.
Với sự đi lên của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi thủy cầm
nói riêng, sự phát triển của các phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện đại cũng
không tránh khỏi dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm cùng với sự đa dạng trong phương thức chăn nuôi nước ta càng thuận lợi cho
những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Dịch tả vịt, Viêm gan vịt….phát
triển và gây nhiều thiệt hại. Trong đó bệnh Dịch tả vịt là một bệnh gây thiệt
hại kinh tế lớn. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại Herpes virus

thuộc họ Herpesviridae gây bệnh ở vịt trên mọi lứa tuổi.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, trong những năm gần đây bệnh Dịch
tả vịt xảy ra nhiều và trầm trọng hơn ở các nước châu Á, làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền kinh tế và đời sống của người chăn nuôi.
Cho đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị. Biện pháp tốt nhất để kiểm soát
dịch bệnh là thực hiện an toàn sinh học và sử dụng vacxin phòng bệnh.
Hiện tại giống virus Dịch tả vịt cường độc đang được lưu giữ tại Trung tâm
kiểm nghiệm thuốc thú y tư 1 bằng phương pháp truyền thống rồi đông khô và
bảo quản -500C. Trong quá trình giữ giống, tính kháng nguyên, đặc tính sinh
học, độc lực và tính ổn định của virus có thể thay đổi do nhiều yếu tố ảnh
hưởng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát một
số đặc tính sinh học và giải mã gen đặc trưng của virus Dịch tả vịt cường
độc chủng 7/69.”

1


2. Mục tiêu của đề tài.
- Khảo sát một số đặc tính sinh học của virus Dịch tả vịt cường độc chủng 7/69
- Đánh giá khả năng bảo hộ của vacxin
- Giải mã gen đặc trưng của virus Dịch tả vịt cường độc chủng 7/69

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về lịch sử phân bố bệnh Dịch tả vịt
* Lịch sử bệnh
Bệnh dịch tả vịt xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1923, tại Hà Lan ở một
đàn vịt nhà với triệu chứng ủ rũ, khát nước và chết sau 1 ngày (Baudet ,1923) khi

nghiên cứu về bệnh này không tìm thấy vi khuẩn nhưng đã gây được bệnh cho vịt
khỏe bằng nước chiết phủ tạng của vịt ốm sau khi qua nến lọc Chamberland L3.
Sau đó ông tiếp tục gây bệnh cho thỏ và vịt nhưng không thành công. Ông đã kết
luận có thể nguyên nhân do một loại virus.
Năm 1930, tại Hà Lan, De Zeeuw mô tả một trường hợp bệnh tương tự
xảy ra ở một đàn vịt 150 con. Năm 1942, dịch lại tái phát ở đất nước này làm
chết 2600 trong tổng số 5700 vịt. Vịt ốm ỉa phân xanh, mổ khám khi vịt chết thấy
xuất huyết cơ tim, dạ dày tuyến, tá tràng, viêm kiểu bạch hầu ở cuống họng và lỗ
huyệt. Lần này( Boss, 1943) đã phân lập ra virus và cấy truyền 18 đời trên vịt.
Năm 1949, tại Hội nghị Thú y thế giới lần thứ XIV, căn cứ vào những kết
quả nghiên cứu của mình về chủng virus do (Boss,1943) phân lập được, Jansen
và Kunst đã đề nghị gọi tên bệnh là Duck virus enteritis (DVE) (OIE, 2000)
Bệnh dịch tả vịt còn có các tên gọi khác nhau như: Endenpest (Hà Lan), Pest du
canard (Pháp), Enteupest (Đức) (Nguyễn Xuân Bình, 2006).
* Phân bố bệnh
Tại Châu Âu, bệnh Dịch tả vịt đã được Devos phát hiện ở Bỉ năm 1964.
Năm 1970, Gaudry phát hiện bệnh dịch tả vịt ở Pháp; Asplin phát hiện bệnh ở Anh.
Bela Toth và Voxapeer Suwathanaviroij công bố bệnh dịch tả vịt xảy ra ở Đức. Do
sự lan rộng của virus cúm gia cầm nên chính phủ các nước châu Âu, đặc biệt là Đức
đã đề cao biện pháp cách ly thuỷ cầm bằng lưới trong khoảng thời gian từ
20/10/2005-15/12/2005. Tuy nhiên tỷ lệ chết đã tăng đột biến trong những ngày này.
Tổng cộng có 17/124 (14%) loài chim trưởng thành và 149/184 (81%) loài chim 1
năm tuổi bị chết. Phản ứng trung hoà sử dụng kháng huyết thanh dịch tả vịt đã phát
hiện vịt và các loài chim chết do bệnh dịch tả vịt (Kaleta E.F. & cs, 2007)

3


Tại Châu Mỹ, bệnh dịch tả vịt được chẩn đoán lần đầu tiên ở tây bán cầu
vào năm 1967 từ một vùng sản xuất vịt thương phẩm tập trung tại hạt Suffolk,

New York (Leibovitz & Hwang, 1967) . Vụ dịch đầu tiên xảy ra trên đàn thuỷ
cầm hoang ở Mỹ xuất hiện vào tháng 1 và 2 năm 1973, tại hồ Andes, miền nam
Dakota. Vụ dịch này đã tấn công với sự tàn phá nhanh chóng và khốc liệt. Gần
40% của 100.000 loài thuỷ cầm trú đông, hầu hết là vịt trời đã bị chết. Vào thời
kỳ cao điểm của dịch, mỗi ngày chết hơn 1000 chim. Tất cả những loài thuỷ cầm
đại diện tại hồ Andes đều bị gánh chịu bao gồm ngỗng Canada, vịt trời, vịt đen,
vịt lai nhọn đuôi, vịt trời Mỹ, vịt gỗ, vịt mỏ nhọn Mỹ đầu đỏ mắt vàng, vịt Nga
và vịt Bắc Kinh. Những loài chim còn sống sau vụ dịch ở hồ Andes đã phân tán
rộng khắp vùng Bắc Mỹ. Những mẫu máu được lấy từ những vịt sống sót ở hồ
Andes đã chỉ ra rằng có tới 30% số vịt đã bị phơi nhiễm virus. Tại tiểu bang
Michigan (Mỹ) bệnh dịch tả vịt đã được báo cáo vào năm 1979 trên vịt Nga và
vịt trời . Brand C.J., and D.E. (Docherty, 1984) đã xác nhận bệnh dịch tả vịt xảy
ra ở Mỹ. Năm 1993 bệnh dịch tả vịt lại tái phát ở hồ Finger (Mỹ).
Tại Châu Á, năm 1944 bệnh xảy ra ở Ấn Độ và tái phát vào năm 1963.
Năm 1968, Jansen công bố bệnh xảy ra ở Trung Quốc. Khi nghiên cứu về bệnh
này, Mukerji xác nhận chủng virus của Ấn Độ và chủng virus của Hà Lan có
cùng tính chất kháng nguyên. Năm 1976, 1977 bệnh đã phát ra ở Thái Lan gây
thiệt hại tới 650.000 vịt (Voxapeer Suwathanaviroij, 1978) . Năm 1979 đã có báo
cáo về sự xuất hiện bệnh dịch tả vịt ở đàn vịt trời và vịt Muscovy.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Dịch tả vịt trên thế giới.
Nghiên cứu về miễn dịch và vacxin phòng bệnh
Những nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào và xác
định độ dài của tiêm chủng vacxin Dịch tả vịt qua từng qui trình cũng được nhiều
tác giả nghiên cứu.
(Balla, 1984) thực hiện tiêm phòng vacxin thương mại cho vịt ở nhiều lứa
tuổi và công cường độc sau tiêm chủng 14 ngày bằng chủng KLM7 và KPV8.
Kết quả cho thấy tiêm phòng giai đoạn từ 30 – 124 ngày tuổi bảo hộ đạt từ 88.9 –
100%. Tiêm chủng lúc 2 tuần tuổi bảo hộ 76.5% và tiêm phòng ở vịt nhỏ hơn thì
không có sự bảo hộ.


4


Theo ( Tantaswasdi, 1987) dùng vacxin Dịch tả vịt chủng Hà Lan và loại
vacxin chế từ chủng gây bệnh Dịch tả vịt ở địa phương thuộc tỉnh Chachoensao,
Thái Lan để tiêm phòng cho vịt luc 3 – 4 tuần tuổi. Kết quả kiểm tra bằng công
cường độc cho thấy tỉ lệ bảo hộ đạt 100% đến 8 tháng tuổi.
( Kulkarni, 1998) thí nghiệm đánh giá miễn dịch của vacxin Dịch tả vịt
của 2 loại vacxin thị trường và vacxin nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Kết
quả cho thấy tiêm vacxin 2 lần đã làm tăng tỉ lệ bảo hộ so với tiêm liều đơn với
cả hai loại vacxin được khảo sát.
Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng, tiêm vacxin kịp thời vào ổ dịch sẽ hạn chế
một phần thiệt hại do sự hình thành interferon chống lại virus Dịch tả vịt. (
Zheng, 1983) nghiên cứu bệnh Dịch tả vịt trên ngỗng ở hạt Zhi – an, tỉnh Fujian,
Trung Quốc vào các năm 1978, 1980 đã kết luận rằng, vacxin tạo sự bảo hộ đầy
đủ và được thực hiện như một phương pháp khẩn cấp khi bệnh đã xảy ra.
Ngoài ra sự tác động của các chất gây ô nhiễm môi trường đến sức đề
kháng và ức chế miễn dịch cũng được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.
(Goldberg,1990) đã so sánh tỉ lệ vịt chết khi công cường độc vịt bị nhiễm
dầu nhiên liệu, dầu thô và đối chứng dương với vịt được ức chế miễn dịch bằng
cyclophosphamid( một chất được biết là gây ức chế miễn dịch). Kết quả cho thấy
các hóa chất gây ô nhiễm môi trường mà vịt ăn phải có thể ảnh hưởng đến tình trạng
miễn dịch, làm gia tăng nguy cơ bệnh Dịch tả vịt và tăng tỉ lệ chết trong đàn.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Dịch tả vịt ở trong nước
Các nghiên cứu về Dịch tả vịt ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm
1960 và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Các nghiên cứu mở đầu góp phần
đáng kể cho việc phòng chống bệnh Dịch tả vịt tại Việt Nam.
Năm 1963, tại Cao Bằng, bác sỹ thú y Đặng Trần Dũng cho biết bệnh dịch
tả vịt đã xuất hiện làm thiệt hại trên 3000 vịt.
Tháng 5/1969, trong vòng 3 tháng bệnh dịch tả vịt đã làm thiệt hại tới

15000 vịt ở 4 huyện ngoại thành Hà Nội.
Năm 1989, Phạm Thị Lan Thu, Thân Thị Hạnh cho biết đàn vịt ở Phú Khánh
trong những năm 1980-1986 thường phát ra bệnh và lây lan nhanh ở nhiều nơi. Các
tác giả đã tiến hành phân lập virus dịch tả vịt trên đàn vịt ở Phú Khánh.

5


Nguyễn Đức Hiền (1997) đã chẩn đoán xác định virus gây bệnh dịch tả vịt
ở Cần Thơ. Phương pháp ELISA được sử dụng để xét nghiệm 76 mẫu bệnh phẩm
thu được từ 8 ổ dịch. Kết quả đã xác minh được 26 mẫu dương ( 34.25%). Bệnh
xảy ra nhiều vào tháng 3 với tỉ lệ mẫu dương tính là 65.4% so với 11.5% ở tháng
khác. Đây là thời gian cao điểm của mùa khô, mực nước sông rạch xuống thấp,
nhiều đàn vịt cùng tập chung chăn thả trên một diện tích hẹp. Thời tiết nắng gắt
và độ ô nhiễm cao đã làm cho dịch bệnh dễ phát sinh.
Nguyễn Ngọc Huân (2006) khuyến cáo sử dụng vacxin dịch tả vịt đông
khô của Navetco trong quy trình thú y an toàn dịch bệnh áp dụng cho vịt nuôi ở
nông hộ.
Virus Dịch tả vịt cường độc 7/69 được phân lập tại việt nam năm 1969,
đang được lưu giữ tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y TWI. Giống được
dùng để kiểm nghiệm vacxin Dịch tả vịt. Định kỳ 3 năm 1 lần, giống được tăng
cường để kiểm tra lại một số chỉ số sinh vật học: Kiểm tra thuần khiết và vô
trùng, liều gây chết phôi, liều gây chết nhỏ nhất... Đánh giá đầy đủ về các mặt
đặc tính sinh học. Nghiên cứu về cấu trúc sinh học phân tử của giống, cũng như
sự phá hủy của virus trên môi trường tế bào xơ phôi vịt.
1.2. Một số đặc điểm của virus dịch tả vịt và bệnh dịch tả vịt.
Virus gây bệnh Dịch tả vịt là loại DNA virus thuộc họ Herpesvirideae
nhóm Herpesvirus. Virus chỉ có một serotyp được biết đến nhưng có nhiều chủng
có độc lực khác nhau tồn tại trong tự nhiên (Nguyễn Như Thanh, 2001) Theo (Li
H., Liu S., Kong X. ,2006) virus gây bệnh dịch tả vịt có thể được phân loại vào

phân họ Alphaherpesvirinae trong họ Herpesviridae.

6


1.2.1. Hình thái, kích thước
Hình 1.1. Cấu tạo hạt
virus Dịch tả vịt và
phân bố của một số gen
trong hợp phần hệ gen
UL24-UL30 ở vùng UL
(unique long) của virus
dịch tả vịt. Ngoài cùng là
các protein vỏ, hệ gen
là ADN nằm bên trong
capsid; chiều mũi tên
chỉ hướng sao chép của
gen (Liu và CS, 2007).

Virus Dịch tả vịt có hình thái gần tròn, có lớp vỏ bọc bên ngoài và có một
lõi ở giữa.
Về kích thước, virus hoàn chỉnh (có màng nhân bao quanh) có đường kính
trung bình 60nm. Virus chưa hoàn chỉnh (không có màng nhân bao quanh) có
đưòng kính trung bình là 100nm. Virus có đường kính tăng dần khi cấu trúc dần
được hoàn thiện. Ở những tế bào được gây nhiễm virus, sau 24 giờ thấy các hạt
vùi trong nhân và nguyên sinh chất. Đó là những tập hợp không có hình thù,
trông giống như bụi. Trong nhân, hạt virus có đường kính là 93,5 nm; trong
nguyên sinh chất có đường kính là 136 nm và thành thục ở không bào với đường
kính 250 nm.
Theo (Trần Minh Châu ,1980) , ở Việt Nam, virus Dịch tả vịt cường độc

chủng 769 có hình thái và cấu trúc giống như virus mà (Proctor S.M., Pearson
G.L., Leibovitz L,1975) đã mô tả.

7


Virus dịch tả vịt qua được lọc Chamberland, BerkefEID nhưng không qua
được màng lọc Seitz. Bằng phương pháp lọc qua màng lọc( Hess và Dardini
,1968) đã nhận xét, virus Dịch tả vịt cường độc có kích thước 150 - 250 nm.
1.2.2. Sức đề kháng
Với nhiệt độ, ở 220C virus giảm dần tính gây nhiễm đến 30 ngày thì chết.
Virus bị mất hoạt tính ở 500C sau 2 giờ 30 phút. Nếu được sấy khô bằng CaCl2
thì sau 9 ngày virus bị chết. (Hess, 1968) . Theo (Nguyễn Vĩnh Phước ,1978) ở
00C - 40C virus không bảo quản được 3 tháng nhưng ngâm trong dung dịch
Glyxerin 50% thì virus giữ được độc lực trong thời gian trên. Theo (Nguyễn Như
Thanh , 2001) trong điều kiện lạnh từ -100C đến -200C, virus có thể tồn tại rất
lâu. Làm đông khô các chất chứa virus không những có thể giữ virus nhiều năm
mà còn không làm mất độc lực của virus.
Với pH môi trường, virus ổn định ở pH từ 5-10 và bị bất hoạt khi pH < 3
hoặc pH > 10.
Với một số nhân tố hoá học, virus Dịch tả vịt rất nhạy cảm với ete và
chloroform. Dưới tác dụng của 2 chất này, virus bị phá huỷ. (Kunst ,1967) cho
rằng Natri lauryl sulfate, Natridesoxycholate, Zephirol, Saponin có ảnh hưởng tới
virus. Theo(Nguyễn Thát ,1975) thì cồn 750 diệt virus trong 5-30 phút, acid
phenic 0,5% diệt virus sau 30 phút. NaOH 2% và NH4OH 0,5% ở 220C cũng giết
chết virus sau 30 phút.
Với một số enzym, virus Dịch tả vịt bị các men Trypsin, Chimotrypsin,
Lypase của tuỵ phá huỷ (Dardini A.H. and W.R. Hess, 1968) .
Ở môi trường ngoài, với điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm, virus có thể
tồn tại tới 30 ngày (OIE, 2006) .Trong điều kiện tự nhiên, virus có thể tồn tại một

thời gian khá dài, 5 ngày kể từ khi con vật cuối cùng chết vẫn có thể làm lây
bệnh cho vịt khoẻ nếu nhốt chúng vào chuồng cũ (Trần Minh Châu, 1987) .
1.2.3. Độc lực
Đã xác định được một số chủng virus Dịch tả vịt có độc lực khác nhau:
- Hà Lan có chủng O độc lực mạnh nhất, sau đó đến các chủng W59,
W60, N (Jansen, 1968) .

8


- Việt Nam có chủng 7/69, 880 có độc lực mạnh nhất, sau đó là các chủng
NH, NB, C, T (Trần Minh Châu, 1987)
(Nguyễn Đức Hiền ,2005) phân lập một chủng virus gây bệnh Dịch tả vịt
ở Cần Thơ và cho biết chủng virus này có độc lực cao, có khả năng gây bệnh và
gây chết vịt ở phòng thí nghiệm khi tiêm bắp với liều 103EID50/ml.
Năm 2005, tác giả ( Nguyễn Ngọc Điểm ,2005) đã phân lập thành công
chủng virus cường độc Dịch tả vịt VG-2004. Qua bước đầu khảo sát đặc tính sinh
học của chủng virus này tác giả cho biết virus Dịch tả vịt chủng VG-2004 có độc
lực mạnh hơn virus Dịch tả vịt chủng 7/69 do tác giả Trần Minh Châu phân lập.
1.2.4. Đặc tính nuôi cấy
Virus Dịch tả vịt không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu, không hấp
thụ hồng cầu. Trong tế bào phôi vịt, vịt bị nhiễm virus, virus hình thành tiểu thể
bao hàm. Trong môi trường nuôi cấy tế bào, virus có khả năng hình thành
Plague. Khi có mặt bổ thể, kháng thể Dịch tả vịt có khả năng làm tan tế bào xơ
phôi vịt bị nhiễm virus.
* Nuôi cấy trên phôi
Theo (Jansen ,1968) virus Dịch tả vịt sau khi đã tiêm truyền trên phôi vịt
sẽ dễ dàng thích nghi trên phôi vịt.
Tuy vậy, khi nuôi cấy trên phôi vịt, tỷ lệ chết của phôi không cao và theo
kinh nghiệm thì virus Dịch tả vịt của Việt Nam có vẻ như khó nuôi cấy trên phôi

vịt (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) .
Về khả năng nhân lên trên phôi của virus Dịch tả vịt, (Trần Minh Châu
,1980) cho rằng màng nhung niệu là đường tiêm truyền tốt nhất. Theo (Nguyễn
Như Thanh ,2001) , nuôi cấy virus trên màng niệu đệm hoặc xoang niệu mô của
thai vịt ấp 12 ngày, thai sẽ chết sau 4-6 ngày với các bệnh tích xuất huyết trên da
vùng lưng, rìa cánh, đầu; gan và quả tối có điểm xuất huyết và hoại tử. Một số
phôi có biểu hiện phù, một số phôi có hiện tượng màng nhung niệu sưng dày.
Virus Dịch tả vịt có thể cảm nhiễm với phôi ngỗng ấp 12 ngày tuổi và giết
phôi chết sau 3-5 ngày. Virus cường độc dịch tả vịt ít mẫn cảm ở những lần cấy
truyền đầu tiên trên phôi vịt. Đối với phôi vịt 9-10 ngày tuổi phải tiếp truyền
virus sau ít nhất 12 đời liên tiếp virus mới thích nghi.

9


* Nuôi cấy trên tế bào
Virus Dịch tả vịt có thể nuôi cấy trên môi trường tế bào phôi vịt, phôi
vịt một lớp và gây ra biến đổi bệnh lý cho tế bào (Jansen, 1968), ( Burgess
,1981) công bố virus Dịch tả vịt có khả năng nhân lên trên loại tế bào xơ
phôi vịt, xơ phôi ngan, gan phôi ngan, xơ phôi vịt. Theo Ronald Atlanasio
thì không quan sát thấy biến đổi bệnh lý tế bào khi nuôi cấy virus trên tế bào
thận lợn dòng PK 15, tế bào WI-38, RD Hela, Hep-2, Vero, LleMK, BGM và
BD (Trần Minh Châu, 1987) .
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu nuôi cấy virus cường độc trên tế bào xơ
phôi vịt, sau 36 giờ có hiện tượng tế bào co tròn lại, thoái hoá và rụng khỏi
thành bình tạo thành khoảng trống, xung quanh là những hợp bào
(synciticum) như những dải đăng ten. Lớp tế bào này sẽ bị phá huỷ hoàn
toàn vào ngày thứ 4. Trong các bình nuôi cấy virus ở nồng độ loãng, có thể
phát hiện được Plague (những ổ tế bào bị virus gây thoái hoá bằng cách
nhuộm lớp tế bào với dung dịch fushin kiềm hoặc đỏ trung tính hoặc tím kết

tinh (Nguyễn Lân Dũng, 1972) . Nếu nhuộm bằng fushin kiềm trong vài
giây, sẽ quan sát thấy Plague hiện ra trên nền đỏ, hình tròn, bờ không gọn và
có đường kính 1-2 mm (Trần Minh Châu, 1987) .
Theo( Dardini và Hess ,1968) Plague của virus Dịch tả vịt cường độc
hình tròn, to nhỏ không đều, có đường kính từ 1-8 mm. Sự xuất hiện Plague
trên các môi trường nuôi cấy khác nhau là khác nhau. Virus cường độc thì
nhân lên và hình thành các Plague đẹp theo thứ tự các môi trường sau: tế bào
xơ phôi ngan và uyên ương, xơ phôi vịt Bắc Kinh, vịt đen, vịt đầu đỏ; còn
Plague trên tế bào xơ phôi vịt mốc và vịt bãi là kém nhất.
* Nuôi cấy trên động vật cảm thụ
Có thể dùng vịt con 1 ngày tuổi để nuôi cấy virus, 3-12 ngày sau vịt
chết với triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh. Ngoài vịt con có thể dùng
ngan con, ngỗng con để gây bệnh.

10


1.2.5. Truyền nhiễm học
* Dịch tễ học
- Loài vật mắc bệnh
Bệnh Dịch tả vịt là bệnh của nhiều loài vịt: vịt trời, vịt mỏ nhọn, vịt
đầu đỏ, … Các loài thuỷ cầm khác như ngan, ngỗng, thiên nga và một số loài
chim hoang dã cũng cảm nhiễm bệnh (Friend, 1973), (Docherty D.E. &
Franson C.J., 1992).
Trong phòng thí nghiệm, vịt con là cảm nhiễm nhất đối với bệnh. Virus
Dịch tả vịt có khả năng nhân lên ở gà nhỏ hơn 2 tuần tuổi (Jansen, 1968).
- Sự truyền lây
Trong thí nghiệm, có thể gây bệnh bằng cách tiêm dưới da, bắp thịt, tiêm
tĩnh mạch hoặc nhỏ mũi. Trong tự nhiên, virus Dịch tả vịt lây truyền trực tiếp từ
vịt bệnh sang vịt khỏe hoặc lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với dụng cụ chăn

nuôi, phân, chất độn chuồng và một trường nuôi bị nhiễm virus. Mội trường nước
được xem là yếu tố quan trọng trong sự lan truyền của bệnh vì loài thủy cầm
sống phụ thuộc vào môi trường nước như ăn, uống, di chuyển. Mật độ nuôi cao
và nuôi liên tục cũng là yếu tố làm gia tăng sự lan truyền bệnh và tỉ lệ chết cao.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các thủy cầm trong hoang dã là vật mang trùng
và gieo rắc virus định kỳ khi di trú tạo thành những ổ bệnh Dịch tả vịt cho thủy
cầm nuôi do sử dụng chung nguồn nước.
Việc nhập khẩu con giống từ những nơi từng xảy ra bệnh cũng có thể là
nguyên nhân làm bộc phát dịch bệnh tại những quốc gia chưa từng có bệnh do
thủy cầm có thể mang virus trong cơ thể có thể kéo dài tới 4 năm.
- Cơ chế sinh bệnh
Đường xâm nhập của virus vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng gây chết
động vật cảm thụ. Theo Spriker và cộng sự ( 1996) tiêm truyền bằng đường tiêm
bắp thịt chỉ cần một lượng virus thấp để gây bệnh, qua đường mũi, niêm mạc mắt
cần nhiều virus hơn và qua đường miệng cần lượng virus lớn nhất.
Theo Tantasswasdi ( 1987), Lê Huy Chính và Cộng sự ( 2003) cơ chế sinh
bệnh có thể tóm lược như sau.

11


Khi Herpesvirus xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ hấp phụ vào bề mặt tế bào
cảm thụ nhờ các thụ thể của tế bào. Trong khoảng 6-8 giờ đầu tiên, virus xâm
nhập vào nguyên tương tế bào do sự hòa màng, sau đó là sự cởi vỏ và phức
hợp DNA – protein sẽ di chuyển vào nhân tế bào vật chủ trong vòng 12 giờ.
Sau khi tập hợp trong nhân, DNA virus sao mã thành mRNA và
nucleocapsid sẽ di chuyển đến tế bào chất để thu nhận vật chất tổng hợp
protein virus. Sự lắp ráp hình thành capsid của virus xảy ra trong nhân tế bào.
Khi capsid đi ra khỏi nhân tế bào vật chủ, áo ngoài virus sẽ được tạo thành
từ nhân tế bào. Sau cùng nhờ hệ thống enzyme, virus phá vỡ tế bào thoát ra

ngoài và theo máu lưu hành tác động toàn cơ thể. Theo Bernard Roizman (
2001) chu kỳ sinh sản của Alpha Herpesvirus khoảng 18 giờ, nhanh nhất
trong họ Herpesvirus, cho thấy bệnh Dịch tả vịt có thời gian nung bệnh
tương đối ngắn.
Những tổn thương ban đầu xuất hiện trong thành mạch máu bao gồm
những mạch máu nhỏ và những tiểu tĩnh mạch. Kết quả của sự tổn thương
mạch máu tách ra, nhu mô bị thoái hóa và biến đổi gây viêm hoại tử và xuất
huyết ở hầu hết các cơ quan nội tạng.
Từ hệ thống mạch máu, virus xâm nhập vào tế bào thần kinh, định vị và
phát triển gây hủy hoại tế bào thần kinh, gây hiện tượng co giật, bại liệt ở thủy
cầm mắc bệnh.
Thủy cầm ủ bênh từ 2-8 ngày, có thể chết trong vòng 8 ngày, hoặc có thể
kéo dài làm kế phát các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Trong một số điều kiện nhất định, bệnh có thể ở thể ẩn hoặc duy trì, lúc
này virus trở thành hình thái tiềm tàng trong tế bào. Dù vịt không thể hiện
triệu chứng bệnh nhưng do một số tế bào nhiễm virus vẫn tổng hợp và giải
phóng virus nên mang trùng sẽ là nguồn gieo rắc mầm bệnh trong bầy đàn.
Trạng thái tiềm tang có thể làm bệnh phát ra từng đợt theo chu kỳ.

12


1.2.6. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh đối với bệnh dịch tả vịt là 3-4 ngày, có thể dài hơn hoặc
ngắn hơn phụ thuộc vào bệnh lần đầu tiên xảy ra hay đã từng xảy ra đối với đàn vịt.
Ở đàn vịt con bệnh thường bắt đầu bằng những dấu hiệu: Nhiều con tự
nhiên lờ đờ, không thích vận động, không muốn xuống nước. Ở vịt lớn khi lùa ăn
một số con rớt lại sau đàn. Bắt xem thấy chân có dấu hiệu liệt, thân nhiệt cao. Ở
đàn vịt đẻ khi bệnh xuất hiện sản lượng trứng giảm xuống, có khi ngừng đẻ hẳn.
Vịt bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh. Trong đàn vịt

nhiều con có tiếng kêu khản đặc. Vịt thường sưng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ. Lúc
đầu chảy nhiều nước mắt làm ướt cả vùng lông dưới mi mắt. Sau nước mắt đặc lại
có màu vàng như mủ đóng đầy khoé mắt và có khi làm 2 mi mắt dính lại với nhau.
Vịt bệnh có khi khó thở, tiếng thở khò khè. Từ mũi chảy ra chất niêm dịch lúc đầu
trong, sau đặc lại. Nước mũi khô, quánh lại quanh khoé mũi. Nhiều con đầu sưng to,
sờ nắn có cảm giác đầu mềm như quả chuối chín. Hầu, cổ cũng có thể sưng do tổ
chức liên kết dưới da bị phù thũng. Lúc mới bị bệnh, vịt khát nên uống nhiều nước.
Sau vài ngày vịt ỉa chảy, phân rất loãng, có mùi khắm và có màu trắng xanh. Hậu
môn bẩn, lông dính bết đầy phân. (Nguyễn Như Thanh, 2001) .
Ngoài ra, bệnh Dịch tả vịt còn có một số triệu chứng khác đáng chú ý như:
Vịt sợ ánh sáng, có biểu hiện thần kinh. Vịt tì mỏ xuống đất. Vịt đực bị sa dương
vật, niêm mạc có những vết loét. Vịt đẻ giảm sản lượng trứng mạnh (Phạm
Quang Hùng, 2003) .Sau khi xuất hiện triệu chứng được 5 - 6 ngày, vịt bệnh gầy
rạc, tứ chi liệt, nằm một chỗ, rũ cánh, thân nhiệt giảm dần rồi chết.
1.2.7. Bệnh tích
Xác chết gầy, bẩn; da vùng đầu, cổ, ngực, bụng, đùi xuất huyết lấm tấm.
Tổ chức liên kết dưới da vùng đầu, cổ thuỷ thũng, có dịch trong suốt hơi hồng
hoặc hơi vàng. Mổ khám các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, cơ tim thì thấy ở
các cơ quan này đều biểu hiện bệnh tích sưng, tụ huyết hoặc xuất huyết, ở gan có
những điểm hoại tử màu trắng đục, to bằng đầu đinh ghim hoặc to hơn (Trần Kim
Anh, 2004).

13


Bệnh tích của bệnh dịch tả vịt đặc trưng là ở đường tiêu hoá có những
chấm xuất huyết, nhiều nhất là ở cuống mề và trực tràng, bên trên phủ lớp
màng giả khó bóc. Ruột non xuất huyết thành những vòng nhẫn nhìn từ
ngoài vào thấy có màu nâu hoặc tím rất đặc trưng. (Trần Minh Châu, 1996).
Phạm Quang Hùng (2003) . cho biết ở mỗi lứa tuổi vịt, bệnh lại thể hiện

những đặc trưng riêng: Vịt bố mẹ bệnh tích chủ yếu là ở tuyến ức, xuất huyết mô
và tổn thương bộ máy sinh sản. Còn ở vịt con thì bệnh tích chủ yếu ở các
Lymphoid.
Nguyễn Đức Hiền (2005) công bố tỷ lệ bệnh tích đặc trưng trên vịt thực
nghiệm, trong đó: Niêm mạc mắt xuất huyết (95,45%); phổi viêm, tụ máu, thuỷ
thũng (95,45%); dạ dày tuyến xuất huyết (100%); ruột non xuất huyết viêm loét
(100%); ruột già xuất huyết viêm loét (97,73%); lách tụ máu có nốt hoại tử và
gan xuất huyết có nốt hoại tử (100%).
1.2.8. Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh dịch tả vịt có nhiều phương pháp được sử dụng, dưới
đây là sơ đồ chẩn đoán bệnh Dịch tả vịt theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn 10 TCN 815-2006.
* Chẩn đoán lâm sàng
Kiểm tra một số đặc điểm dịch tễ học, bệnh sử và truyền lây của bệnh
như: Bệnh xảy ra ở vịt, ngan, ngỗng mọi lứa tuổi; bệnh lây lan nhanh và trầm
trọng trong khoảng 2-3 ngày.
Kiểm tra triệu chứng: Vịt giảm ăn, mất thăng bằng, ỉa phân loãng, xù lông.
Mắt vịt có dử, mí mắt sưng, sợ ánh sáng, chảy nước mũi.
Kiểm tra bệnh tích: Vịt trưởng thành có hiện tượng gan bị bạc màu. Con
đực trưởng thành có thể xảy ra hiện tượng dương vật bị thay đổi vị trí. Ở con cái
quan sát thấy các nang trứng bị xuất huyết. Mạch máu bị tổn thương, tổn thương
hệ bạch huyết, thoái hoá nhu mô, ống tiêu hoá có nhiều chất nhờn. Đối với bệnh
tích vi thể thấy xuất hiện các thể vùi nội nhân, thể vùi tế bào chất trong các biểu
mô của hệ thống tiêu hoá.

14


Chẩn đoán phân biệt bệnh Dịch tả vịt với một số bệnh sau:
Bệnh viêm gan do virus: Bệnh chỉ tập trung ở vịt con từ 1-3 tuần tuổi. Gan

chủ yếu bị viêm, xuất huyết thành điểm, thành vệt, ít có hiện tượng hoại tử.
Bệnh tụ huyết trùng và phó thương hàn: Do Pasteurella và Salmonella
gây nên. Đây là những vi khuẩn thường trú trong cơ thể vịt, ngay cả ở vịt khoẻ.
Cho nên bệnh Dịch tả vịt dễ ghép với hai bệnh này và gây khó khăn cho công việc
chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên nếu là ổ dịch tụ huyết trùng hoặc phó thương hàn đơn
thuần thì khi điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu có thể nhanh chóng dập tắt dịch.
* Chẩn đoán virus học
a. Phát hiện virus
Xử lý bệnh phẩm:
- Mẫu gan, lách, thận được xử lý thành huyễn dịch 10% với PBS
(Phosphate Buffered Saline) có chứa 200 UI/ml Penicillin và 200 mg/ml
Streptomycin.
- Ly tâm 2.000 vòng/15ph.
- Lấy dịch trong ở trên
- Kiểm tra vô trùng: Trên môi trường nước thịt BHI, hoặc trên môi trường
thạch máu.
b. Phân lập virus
* Phân lập trên vịt con
Tiêm huyễn dịch bệnh phẩm đã được xử lý như trên cho vịt con (0,7-1 kg)
với liều 0,5 ml/con vào dưới da hay bắp lườn. Nếu bệnh phẩm có virus dịch tả
vịt, vịt sẽ biểu hiện triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh Dịch tả vịt giống
như đã mô tả ở phần 2.1.3.
* Phân lập trên trứng vịt có phôi
- Tiêm 0,2ml huyễn dịch bệnh phẩm đã xử lý vào xoang niệu mô hoặc
màng nhung niệu phôi vịt 11-12 ngày: 5 phôi/mẫu bệnh phẩm.
- Trứng được ấp tiếp ở tủ ấp 370C. Soi trứng. Loại bỏ những phôi chết
trong khoảng 24h sau khi tiêm.

15



×