Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sự kết hợp giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật qua bài thơ tự tình I và II của HXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.83 KB, 3 trang )

SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ NÔM VÀ YẾU TỐ ĐƯỜNG LUẬT QUA BÀI THƠ TỰ TÌNH I
VÀ II CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ NÔM VÀ YẾU TỐ ĐƯỜNG LUẬT QUA BÀI THƠ TỰ TÌNH I
VÀ II CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
1. Hoàn cảnh sáng tác: sgk
2. Thể loại và xuất xứ
- Bài thơ Tự tình I và tự tình II nằm trong chum thơ “tự tình” ba bài được rút ra từ tập

thơ Lưu Hương Kí của Hồ Xuân Hương.
- Hai bài thơ tự tình I và II là hai bài thơ thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại Việt
Nam. Chất trữ tình trong hai bài thơ đã được nhà thơ thể hiện rất rõ qua thiên nhiên
và hình tượng người phụ nữ trong bài. Đấy cũng chính là tiếng lòng đau đớn đến tê
tái của họ.
- Cái tôi trữ tình ở cả trong hai bài thơ là cái tôi Hồ Xuân Hương – chủ thể trữ tình
phiếm chỉ.
3. Vấn đề về hình thức nghệ thuật: Yếu tố Nôm kết hợp với yếu tố Đường luật. (Văn học
dân gian kết hợp với văn học bác học)


Thơ Hồ Xuân Hương là sự kết hợp của hai dòng chảy văn học
dân gian và văn học Bác học. Trong đó tác giả sử dụng những
yếu tố Nôm đặc trưng cho văn học dân gian và Yếu tố Đường
luật đặc trưng cho văn học Bác học. Tuy nhiên dù thơ bà mang
tính văn học dân gian nhưng vẫn có phong cách, đặc trưng riêng
của tác giả.
- Ngôn ngữ dân gian
Cả hai bài thơ đều được Xuân Hương sử dụng ngôn ngữ dân gian, dễ hiểu, đơn giản, dễ đi
thuộc, dễ đi sâu vào lòng người, tạo ra được sự đồng cảm của người đọc. Bởi ngôn ngữ dân
gian lấy chất liệu từ hình ảnh đời sống hằng ngày nên khi đưa vào trong thơ cũng trở nên
gần gũi với đông đảo tầng lớp nhân dân . Ngôn ngữ đời sống của bà là ngôn ngữ thông tục,
mang tính dân tộc sâu sắc. Cũng xuất phát từ đó mà Hồ Xuân Hương được mệnh danh là


“Bà Chúa thơ Nôm” của dân tộc ta qua hàng mấy thế kỉ.
+ Ở bài thơ tự tình I: Cách nói dân gian đầy vẻ mộc mạc, cách nói “già tom” của Hồ Xuân
Hương mang đậm tính hóm hỉnh, trào lộng, bỡn cợt, tạo nên tâm trạng vừa hài hước pha
lẫn với chua xót nỗi lòng người phụ nữ.
+ Ở bài thơ tự tình II: Hai cụm từ xiên ngang” và “đâm toạt” đều thể hiện cách nói dân gian
giàu tính hình tượng, bộc lộ được thái độ phản kháng quyết liệt, mạnh mẽ của người phụ
nữ, đúng bản lĩnh Xuân Hương.
- Cách gieo vần
+ Hồ Xuân Hương nổi tiếng là nhà thơ rất tài năng trong cách gieo tử vần như những vần
“eo”, vần “om”,.. bà đã lấy từ văn học dân gian kết hợp với tài năng sáng tạo của mình đã
tạo nên hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương.
+ Cả hai bài thơ đều sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục: hai câu đề,
hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết và cách gieo vần độc vận.

1


SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ NÔM VÀ YẾU TỐ ĐƯỜNG LUẬT QUA BÀI THƠ TỰ TÌNH I
VÀ II CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
+ Ở bài thơ tự tình I cách gieo vần “om” rất tài năng của bà như “bom”, “chòm”, “om”,
“mòm” và “tom” tạo nên được sự liên kết giữa các câu thơ đồng thời khắc sâu thêm cái
buồn thảm, sầu bi của kiếp người ở các vị trí 1,2,4,6 và 8 hiệp vần bằng với nhau nên gieo
vần độc vận thuộc bình vận. Tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng nên gọi là thể bằng.
+ Ở bài thơ tự tình II cách gieo vần “dồn”, “non”, “tròn”, “hòn” và “con” ở các vị trí
1,2,4,6 và 8 hiệp vần bằng với nhau nên gieo vần độc vận, thuộc bình vận.
 Tác dụng của gieo vần độc vận: gieo vần đúng theo nguyên tắc nhất - tam - ngũ
bất luận còn các tiếng nhị - tứ - lục phân minh của thể thơ.
- Thanh điệu: Luật bằng trắc.
+ Ở bài thơ tự tình I chữ thứ hai của câu 1 là vần bằng nên toàn bộ bài thơ theo thể bằng.
+ Ở bài thơ tự tình II chữ thứ hai của câu 1 là vần bằng nên toàn bộ bài thơ theo thể bằng.

- Niêm: Cả hai bài thơ đều tuân theo nguyên tắc niêm trong một bài thơ Thất ngôn
Bát cú, không bị thất niêm.
+ Ở tự tình I: câu 1 niêm câu 8, câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 5 và câu 6 niêm câu 8 đều
cùng luật trắc.
+ Ở tự tình II: câu 1 niêm câu 8, câu 4 niêm câu 5 theo luật bằng.
câu 2 niêm câu 3 , câu 6 niêm câu 7 theo luật trắc.
 Tác dụng của niêm: tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ.
- Đối: Tuân thủ đúng nguyên tắc đối của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: câu 3
đối câu 4, câu 6 đối câu 6. Chia làm 3 kiểu đối: đối thanh, đối từ loại và đối ý (đối
tương đồng).
+ Ở tự tình I:
Mõ thảm không khua mà cũng cốc, (3)
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om. (4)
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ, (5)
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
(6)
+ Ở tự tình II:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
(3)
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, (4)
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
(5)
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
(6)
* Xét về đối thanh: đối rất chuẩn, đúng nguyên tắc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Ở tự tình I: Ở câu 3 đối câu 4: T T B B B T T đối B B T T T B B (chú ý 2,4,6).
Ở câu 5 đối câu 6: T B T T B B T đối B T B B T T T (chú ý 2,4,6).
+ Ở tự tình II: Ở câu 3 đối câu 4: T T B B B T T đối B B T T T B B (chú ý 2,4,6).
Ở câu 5 đối câu 6: B B T T B B T đối B T B B T T B (chú ý 2,4,6).


2


SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ NÔM VÀ YẾU TỐ ĐƯỜNG LUẬT QUA BÀI THƠ TỰ TÌNH I
VÀ II CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
∗ Xét về đối từ loại:
+ Ở tự tình I: ngắt nhịp 2/2/3 để phân định:
Câu 3 đối câu 4: câu 3 DT – ĐT – ĐT đối với câu 4 DT – ĐT – ĐT.
Câu 5 đối câu 6: câu 5 ĐT – DT – TT đối với câu 6 ĐT – DT – TT.
+ Ở tự tình II: Ngắt nhịp 2/2/3 để phân định:
Câu 3 đối câu 4: câu 3 DT- ĐT – ĐT đối với câu 4 DT – ĐT – Đ T.
Câu 5 đối câu 6: câu 5 ĐT – DT – DT đối với câu 6 ĐT – DT – DT.
∗ Xét về đối ý: đối tương hành tương sinh hay còn gọi là đối
tương đồng.
+ Ở tự tình I: Câu 3 đối tương đồng với câu 4 đều thể hiện cái sầu thảm, não nùng, bất hạnh
của lòng người . Câu 5 đối tương đồng với câu 6 đều thể hiện tâm trạng giận hờn, rầu rĩ,
trắc trở trong tình duyên khi đã duyên đã quá “chín”.
+ Ở tự tình II: câu 3 đối câu 4 đều thể hiện cái buồn, cái sầu và nói lên sự dở dang, chưa
trọn vẹn hạnh phúc trong tình yêu. Câu 5 đối câu 6 đều thể hiện thái độ phản kháng mãnh
liệt của người phụ nữ.
 Giải thích: vì hai câu thực đều cùng nhiệm vụ, nội dung giải thích rõ ý chính,
hai câu luận đều nhiệm vụ, nội dung phát triển rõ ý chính đúng theo nguyên tắc
bố cục trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Cách ngắt nhịp
Cách ngắt nhịp lẻ trước, chẵn sau là cách ngắt nhịp quen thuộc và cũng để phân biệt với
cách ngắt nhịp trong nền văn học Trung Hoa. Cách ngắt nhịp tuân theo nguyên tắc ngắt
nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Ở bài thơ tự tình I ngắt nhịp theo 4/3 hoặc 2/2/3. Nhưng chọn nhịp 2/2/3 vì tuân theo
nguyên tắc đối từ loại.
+ Ở bài thơ tự tình II cũng ngắt nhịp theo 4/3 hoặc 2/2/3. Nhưng chọn nhịp 2/2/3 vì tuân

theo nguyên tắc đối từ loại.
- Biện pháp tu từ
+ Ở bài thơ tự tình I tác giả sử dụng biện pháp câu hỏi tu từ.
+ Ở bài thơ tự tình II tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ: đảo từ “đâm” và “xiên” lên đầu
câu để nhấn mạnh sự vùng vẫy đạp ra khỏi của tạo hóa của thiên nhiên trước cuộc đời.
+ Ở bài thơ tự tình II sử dụng biện pháp đảo ngữ “trơ” nhấn mạnh nỗi trơ trọi, bẽ bàng.
- Nghệ thuật tiểu đối.
+ Ở bài thơ tự tình II tác giả sử dụng nghệ thuật tiểu đối lấy “cái hồng nhan” đem đối với
“nước non” càng làm nổi bật được tâm trạng cô đơn chán chường của mình.
- Nghệ thuật tăng tiến
+ Ở bài thơ tự tình I tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến: “mảnh tình”  “san sẻ”  “tí
con con” làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn đau trước duyên hạnh phúc lận đận nhưng
cũng làm nổi bật khát vọng hạnh phúc lứa đối.

3



×