Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

các vấn đề pháp lý của người đa quốc tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.03 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Quốc tịch là mỗi quan hệ pháp lý gắn liền với cá nhân với một nhà
nước có chủ quyền, nó là một cơ sở pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa
vụ qua lại giữa nhà nước và công dân , để biết một cá nhân có thể được thụ
hưởng quyền và lợi ích mà pháp luật cho mình thì điều đó phải thông qua
Quốc tịch .
Trong pháp luật quốc tế, hiện tượng một người đồng thời mang quốc tịch
của hai hay nhiều quốc gia được gọi là người mang nhiều quốc tịch tên tiếng
anh là (Bipatride; pluripatride). Đây là hiện tượng thường gặp trong thực tiễn
đời sống quốc tế và tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý chí
của bất kì nhà nước nào . Trên thế giới không ít quốc gia trong các đạo luật về
quốc tịch của mình ghi nhận nguyên tắc không công nhận nhiều quốc tịch .
Điều này chỉ có ý nghĩa là không công nhận hậu quả pháp lí của nhiều quốc
tịch . Các quốc gia này đứng trên quan điểm cho rằng: “Hiện tượng nhiều
quốc tịch là hiện tượng tiêu cực, nó tiềm ẩn cho mâu thuẫn chính trong nội
dung của nó và nó cũng là nguyên nhân và nguồn gốc của các cuộc tranh chấp
và xung đột quốc tế. Để hiểu thêm thế nào là người hai hay nhiều quốc tịch
thì chúng ta sẽ phân tích ở nội dung dưới đây.


NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI HAI HOẶC NHIỀU QUỐC TỊCH:

1.Khái niệm quốc tịch:
Trong từng xã hội khác nhau, thời kỳ lịch sử khác nhau, công dân sẽ có
địa vị pháp lý khác nhau. Địa vị pháp lý đó được củng cố và hoàn thiện hơn
qua từng giai đoạn phất triển của xã hội. Thời điểm lịch sử thay đổi dẫn đến
khái niệm về quốc tịch, pháp luật về quốc tịch thay đổi.
Trong hệ thống pháp luật quốc gia, quốc tịch là một chế định pháp lý, bao


gồm các quy định điều chỉnh hình thúc và nội dung mối quan hệ thiết lập giữa
một các nhân với một nhà nước.
Như vậy từ phương diện pháp lý hiện đại, quốc tịch là mối quan hệ
pháp lý hai chiều, được xác lập giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định,
có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó đối với quốc gia
mà họ là công dân.
Ví dụ: Chị C có bố mẹ là người mang quốc tịch Việt Nam và được sinh ra tại
Việt Nam thì chị C sẽ mang quốc tịch Việt Nam( áp dụng theo nguyên tắc
huyết thống), theo đó chị C sẽ được hưởng các quyền công dân, như quyền
bầu cử….đồng thời sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ của một công dân, như
nghĩa vụ nộp thuế….
2. Người hai hay nhiều quốc tịch:
Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc
mang quốc tịch của cả hai hay nhiều quốc gia khác nhau.
Ví dụ: Đứa trẻ H có cha mẹ là công dân của nước Việt Nam(áp dụng theo
nguyên tắc huyết thống) và sinh ra trên lãnh thổ của Mỹ(áp dụng theo nguyên


tắc nơi sinh). Như vậy theo luật Mỹ đứa trẻ sẽ mang quốc tịch Mỹ, theo luật
của Việt Nam thì đứa trẻ cũng có quốc tịch Việt Nam.
II. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI HAI HOẶC NHIỀU QUỐC
TỊCH:
1. Nguyên nhân của vấn đề người hai hay nhiều quốc tịch:
Xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với dân cư đồng thời dựa trên các
điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đặc thù của mình mà các quốc gia
có thể có các quy định khác nhau về cách thức hưởng và mất quốc tịch của
quốc gia. Sự khác biệt này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hai hay
nhiều quốc tịch. Chẳng hạn, một đứa trẻ khi sinh ra sẽ có hai quốc tịch nếu
như cha mẹ đứa trẻ mang quốc tịch của quốc gia xác định quốc tịch gốc dựa
trên nguyên tắc quyền huyết thống (Jus Sanguinis) đồng thời đứa trẻ đó lại

được sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia xác định quốc tịch gốc dựa trên
nguyên tắc quyền nơi sinh (Jus Soli). Ví dụ: trên thế giới có một số quốc gia
thực hiện quốc tịch theo nơi sinh như nước Mỹ la tinh (Achentina, Brazil,
Bolivia….). Nên khi công dân Việt Nam cư trú và sinh sống ở các nước như
nước Mỹ la tinh thì con sinh ra sẽ đương nhiên mang hai quốc tịch của nước
cư trú và quốc tịch Việt Nam.
- Khi cá nhân được hưởng thêm quốc tịch mới do kết hôn hoặc được
nhận làm con nuôi người nước ngoài hoặc được quốc gia nước ngoài tặng
thưởng quốc tịch do những công lao đóng góp của cá nhân đó đối với quốc
gia thưởng quốc tịch. Ví dụ: B là công dân Việt Nam, B lấy chồng là người
có quốc tịch Pháp.Theo pháp luật Pháp thì B cũng có quốc tịch Pháp, đồng
thời theo pháp luật Việt Nam thì B vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam.
Khi cá nhân đã xin gia nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa xin thôi
quốc tịch gốc hoặc quốc tịch gốc không đương nhiên chấm dứt. Ví dụ: A là
công dân Việt Nam, A xin gia nhập quốc tịch Mỹ, nhưng A chưa xin thôi
quốc tịch nên A đương nhiên có hai quốc tịch.


2. Hệ quả pháp lý của người hai hay nhiều quốc tịch:
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều được xác lập giữa cá nhân
với quốc gia nhất định. Quốc tịch là căn cứ duy nhất để xác định ai là công
dân của một quốc gia và trên cơ sở đó xác định quyền và nghĩa vụ qua lại
giữa nhà nước và công dân. Việc một người mang hai hoặc nhiều quốc tịch đã
đem lại thuận lợi và khó khăn cho chình bản thân cũng như những nhà nước
mà người đó mang quốc tịch.
2.1. Thuận lợi:
Thứ nhất, những người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ được hưởng
quyền lợi rất lớn về kinh tế chính trị, các phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia
mà họ là công dân. Cụ thể là họ sẽ được sống, làm việc, được học tập, được
chăm sóc sức khỏe, được đứng tên và sở hữu công ty, được sở hữu và mua

bán bất động sản, được bão lãnh người thân, được quyền ứng cử, bầu cử…
Thứ hai, người mang hai hoặc nhiều quốc tịch rất thuận lợi trong việc
xuất – nhập cảnh, cư trú đi lại trên lãnh thổ các quốc gia mà họ là công dân
một cách thuận tiện.
Trước đây, công dân VN mang quốc tịch nước ngoài được coi là người
nước ngoài nên khi nhập cảnh vào VN phải theo quy định như người nước
ngoài. Theo quy định hiện nay, nếu người VN định cư tại nước ngoài đã nhập
quốc tịch nước ngoài, được cấp hộ chiếu nước ngoài nhưng vẫn còn giữ hộ
chiếu VN (hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên sáu tháng) thì khi nhập cảnh
bằng hộ chiếu VN sẽ được đối xử như công dân VN, không cần thị thực.
Người có hai hộ chiếu (hộ chiếu nước ngoài và hộ chiếu VN) khi nhập cảnh
vào VN nên dùng hộ chiếu VN, nhưng khi nhập cảnh trở lại quốc gia cư trú
thì dùng hộ chiếu của quốc gia đó cấp để được hưởng các quy định thuận tiện
nhất. Ví dụ, khi bạn có quốc tịch Mỹ và Việt Nam, khi ra và vào Mỹ sử dụng
hộ chiếu Mỹ, khi ra và vào Việt Nam phải sử dụng hộ chiếu Việt Nam. Tuy
nhiên, khi kiểm tra thông tin của các hãng hàng không, bạn cần xuất trình cả


hai hộ chiếu để chứng minh không cần visa cho nước sẽ bay đến như Mỹ hoặc
Việt Nam.
Ngoài ra, có một số trường hợp như khối liên minh như châu Âu, Asian
thì một người dù không được mang hai hoặc nhiều quốc tịch nhưng cũng
được nhiều quyền lợi hơn hẳn so với công dân ngoài khối. Ví dụ, người có
quốc tịch tại một trong các nước thuộc khối EU (châu Âu) sẽ không cần xin
visa khi đi lại giữa các nước trong khối, đồng thời được toàn bộ các quốc gia
Châu Âu bảo hộ khi ở nước ngoài. Hoặc khi bạn có hộ chiếu Việt Nam thì
không cần xin visa đi lại giữa các nước trong ASEAN như Singapore, Lào,
Myanma…
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những quyền lợi đáng kể được nêu trên của người hai hay

nhiều quốc tịch thì họ cũng phải đáp ứng những quy định của những quốc gia
mà họ có quốc tịch như khai thuế, nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuân
thủ pháp luật hoặc quy định. Chính điều này cũng gây một vài lúng túng cho
họ.
Ví dụ như, ở Việt Nam không có quy định chặt chẽ về độ tuổi được sử
dụng, mua bán thuốc lá, chất có cồn như bia, rượu mạnh. Nhưng nếu bạn có
thêm một quốc tịch nữa như Mỹ, khi đến những nơi công cộng tại Mỹ, độ tuổi
được uống rượu bia và hút thuốc là từ 21 tuổi trở lên. Và bảo vệ của những
quán bar sẽ kiểm tra số tuổi của bạn căn cứ trên ID/hộ chiếu hoặc bằng lái xe.
Hoặc nếu ở các nước châu Âu, bạn không được tự tiện hút thuốc ở những nơi
đã ghi biển “không hút thuốc hoặc cấm thuốc lá”, nếu không bạn sẽ bị phạt
hành chính.
Thông thường một công dân khi ở nước ngoài sẽ luôn có được sự bảo
hộn của quốc gia mà họ mang quốc tịch như sự trợ giúp về tài chính khi gặp
khó khăn; thăm hỏi lãnh sự khi bị bắt, bị giam; đấu tranh để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật quốc gia sở tại hoặc theo pháp


luật quốc tế. Tuy nhiên, người hai hay nhiều quốc tịch sẽ gặp bất lợi liên quan
đến vấn đề bảo hộ ngoại giao:
Theo điều 4 Công ước La Hyae năm 1930, người hai hay nhiều quốc
tịch sẽ không có được sự bảo hộ ngoại giao cần thiết của quốc gia mà họ là
công dân khi đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia khác mà họ cũng mang
quốc tịch. Chẳng hạn như công dân Trung Quốc đồng thời mang quốc tịch
Anh, sẽ không có được sự bảo hộ ngoại giao của nhà nước Trung Quốc khi
công dân này cư trú ở Anh. Chính vì vậy trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các
quốc guia thường hướng dẫn công dân mình khi đến các quốc gia mà họ cũng
mang quốc tịch không nên trông chờ quá nhiều vào sự bảo hộn ngoại giao của
quốc giia này mà chống lại quốc gia kia.
Cũng tại điều 5 của Công ước này có quy định: Tại nước thứ ba, người

có nhiều quốc tịch sẽ được coi như chỉ có một quốc tịch. Nước thứ ba sẽ chỉ
công nhận một quốc tịch trong số nhiều quốc tịch mà người đó có hoặc công
nhận quốc tịch của nước mà người đó thường trú và cư trú chủ yếu hoặc quốc
tịch của nước mà lúc đó trên thực tế người đó có quan hệ gắn bó nhất. Ví dụ
một người có hai quốc tịch Việt Nam và Anh nhưng khi sang Mỹ và phạm
phạm tội tại đó thì Mỹ chỉ công nhận người đó mang quốc tịch của Việt Nam
hoặc Anh chứ không công nhận cả hai quốc tịch đó.
3. Giải pháp đối với vấn đề người có hai hoặc nhiều quốc tịch:
Để giải quyết vấn đề người hai hay nhiều quốc tịch các quốc gia lựa
chọn các giải pháp là giải pháp quốc tế thông qua các điều ước, hiệp ước quốc
tế và giải pháp của mỗi quốc gia(luật quốc tịch) đó là những giải pháp chung
mà các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường sử dụng để giải
quyết những vấn đề phát sinh đối với những người có nhiều hơn một quốc
tịch:
3.1.Giải pháp quốc tế:


Để hạn chế và ngăn ngừa những trở ngại do hiện tượng người có hai
hay nhiều quốc tịch mang lại trong quan hệ hợp tác của mình các quốc gia đã
ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm mục đích
ngăn chặn, hạn chế và tiến tới loại bỏ các trường hợp người có hai hay nhiều
quốc tịch. Các điều ước gồm hai loại:
- Thứ nhất: Giải quyết vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia do
việc một người có hai hay nhiều quốc tịch.
- Thứ hai: Loại trừ tình trạng hai quốc tịch. Theo các điều ước hữu quan
những người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ có quyền tự do lựa chọn một quốc
tịch trong số những quốc tịch mà người đó hiện có.
Ví dụ: Theo điều 6 công ước La Haye năm 1930 các quốc gia sẽ tạo điều kiện
cho công dân thôi quốc tịch nếu người đó thường trú hoặc cư trú ở nước ngoài
và đáp ứng pháp luật quốc gia về thôi quốc tịch.

Ngoài các điều ước đa phương nêu ở trên thì trong việc giải quyết việc
một người có hai hay nhiều quốc tịch ra còn có các điều ước song phương
giữa các nước trong việc giải quyết nhóm đối tượng này như: Hiệp ước pháp
– Italya năm 1953. Đa phần các hiệp định này đều quy định công dân nước ký
kết này gia nhập quốc tịch nước ký kết thì công dân đó sẽ mất quốc tịch gốc
hoặc là chỉ được chọn một quốc tịch trong những quốc tịch hiện đã có.
3.2. Giải pháp quốc gia:
Các quốc gia tự mình xây dựng luật để cụ thể hóa các điều ước, hiệp
ước đó trong luật của quốc gia mình( luật quốc tịch). các quốc gia tự mình
đưa ra những giải pháp giải quyết tình trạng người có hai hay hiều quốc tịch
của quốc gia mình trên cơ sở của luật pháp quốc tế để có thể làm giảm dần
được lượng người có hai hay nhiều quốc tịch đó một cách tốt nhất.
Ví dụ: Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định các vấn đề liên quan đến
quốc tịch về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của công dân mang quốc tịch Việt


Nam. Luật này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung mà luật quốc tế
quy định nhằm mục đích tạo ra sự thống nhất giữa luật quốc gia và luật quốc
tế nói chung cũng như để đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng có hai hay
nhiều quốc tịch…
4. Vấn đề người có hai hay nhiều quốc tịch tại Việt Nam:
Hiện nay, nhiều Việt Kiều về Việt Nam sinh sống có nguyện vọng nhập
lại quốc tịch Việt Nam để thuận tiện cho việc cư trú và làm việc nhưng vẫn có
nguyện vọng giữ quốc tịch nước ngoài.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam: “Người
Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam
cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” và khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch
Việt Nam: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã
từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định
theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu

dài ở nước ngoài”.
Như vậy, những Việt Kiều đang sinh sống ở nước ngoài mang quốc
tịch nước ngoài thuộc trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài do
đó, những nguời Việt Kiều có thể lựa chọn cho mình một trong hai cách thức
sau để giữ hoặc có lại quốc tịch Việt Nam cho phù hợp:
- Đăng ký giữ quốc tịch (khi chưa bị mất quốc tịch Việt Nam), hoặc:
-

Làm thủ tục Xin trở lại Quốc tịch Việt Nam (đã bị mất quốc tịch

Việt Nam)
Đối với những người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch
Việt Nam khi làm thủ tục để trở về Việt Nam sinh sống lâu dài, Nhà nước
Việt Nam hiện không có quy định buộc người đó phải từ bỏ quốc tịch nước
ngoài.


Theo Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân
Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc
tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì
được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất
việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát
sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài.
Việc 2 quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ gồm: người được Chủ
tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn
nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.

Luật Quốc tịch cũng cho phép người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là
công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng
được áp dụng với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hay có lợi cho nhà nước Việt Nam.
Trường hợp nếu không thuộc những diện trên thì công dân nước ngoài,
người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn trở thành công dân
Việt Nam phải có các điều kiện sau: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; biết
Tiếng Việt để có thể hòa nhập vào cộng đồng; thường trú từ 5 năm trở lên
tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch, và có khả năng đảm bảo cuộc sống ở
Việt Nam...
Ví dụ trường hợp người có 2 quốc tịch : Chồng của ca sĩ Hồng Nhung
mang quốc tịch Mỹ, vì vậy cặp song sinh một nam, một nữ của cặp vợ chồng
này mang cả hai quốc tịch Mỹ và Việt Nam.


PHẦN KẾT

Vấn đề quốc tịch là vấn đề nhạy cảm, thời sự với cộng đồng quốc tế nói
chung và cộng đồng Việt Nam nói riêng . Hiện nay hai hay nhiều quốc tịch là
tình trạng pháp lí hết sức đặc biệt trong quan hệ quốc tế. Việc các quốc gia
thừa nhận hay không thừa nhận chính thức về mặt pháp lí tình trạng hai hay
nhiều quốc tịch là quyền của mỗi quốc gia xuất phát từ chủ quyền quốc gia
đối với dân cư. Tuy nhiên, không phủ nhận thực tế là hiện nay tình trạng công
dân của quốc gia đồng thời mang hai hay nhiều quốc tịch đang diễn ra ngày
càng phổ biến và gây rất nhiều khó khăn cho quốc gia trong việc quản lí dân
cư. Vì vậy, giải pháp tốt nhất cho vấn đề này không chỉ dừng lại ở việc nỗ lực
của từng quốc gia mà cần phải có sự hợp tác quốc tế để hạn chế tình trạng hai
hay nhiều quốc tịch và các vấn đề thực tế phát sinh liên quan đến vấn đề này.




×