Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Trung Tâm Nguồn Lực Công Nghệ Thông Tin Và Viễn Thông Việt Nam - Ấn Độ Tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.98 KB, 71 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN

TRUNG TÂM NGUỒN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TẠI HÀ NỘI


- Tháng 3/2005-

2


1 CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN........................................................................7
1.1 Căn cứ xây dựng dự án................................................................................7
1.2 Mục tiêu chiến lược của dự án.....................................................................8

2 NHU CẦU XÂY DỰNG TRUNG TÂM HỖ TRỢ NGUỒN LỰC CNTT&VT
...............................................................................................................................9
1.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng số và ứng dụng CNTT......................................9
1.3.1 Cơ sở hạ tầng và hiện trạng sử dụng máy tính...........................10
1.3.2 Cơ sở hạ tầng Viễn thông............................................................10
1.3.3 Cơ sở hạ tầng cho Internet và hiện trạng sử dụng Internet.........11
1.4 Xu thế phát triển CNTT&VT .....................................................................13
1.4.1 Trên thế giới................................................................................14
1.4.2 Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng..........17
1.5 Nhu cầu và đòi hỏi của nguồn nhân lực về CNTT&VT ..............................19
1.5.1 Trên thế giới................................................................................19
1.5.2 Tại Việt nam nói chung và tại Thành phố Hà Nội.....................20


1.6 Đào tạo nguồn nhân lực thông tin...............................................................21
1.6.1 Trên thế giới và khu vực.............................................................21
1.6.2 Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hà nội nói riêng...........21
1.7 Kết luận về sự cần thiết của TT hỗ trợ nguồn lực........................................25

3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.................................26
1.8 Mục tiêu cụ thể............................................................................................26
Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại đủ năng lực triển khai đào tạo, phát triển ứng
dụng theo những công nghệ mới trên thế giới, hỗ trợ nghiên cứu chuyên môn...26
Xây dựng các mô hình kết hợp Trung tâm nguồn lực – Trường đại học – Doanh
nghiệp trong việc phát triển ứng dụng. Trung tâm sẽ trở thành tổ chức tin cậy để
sinh viên các trường đại học nâng cao trình độ chuyên môn, sẽ xây dựng mối
quan hệ chặt chẽ với trường đại học, đảm bảo có sự hỗ trợ từ hai phía về khía
cạnh chuyên môn. Đồng thời, trung tâm cũng tăng cường mối quan hệ hợp tác
với doanh nghiệp để đảm bảo các học viên sẽ tìm được việc làm sau khi hoàn
thành chương trình học. Trung tâm sẽ là tổ chức tin cậy cung cấp nguồn nhân
lực CNTT cho doanh nghiệp trong và ngoài nước..............................................27
1.9 Nội dung dự án............................................................................................27
1.9.1 Nghiên cứu hiện trạng nhu cầu cụ thể về CNTT........................27
3


1.9.2 Xây dựng nội dung đào tạo CNTT.............................................30
1.9.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy và thực hiện triển khai các nội
dung đào tạo............................................................................................32
1.9.4 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung tâm...........................32
Windows 2003 Advanced Server OLP AE........................................................36
Windows 2000 Client Access License OLP AE................................................36
SQL Server 2000 Enterprise Edition OLP AE..................................................36
SQL 2000 Client Access License OLP AE " System Management Server 2.0

OLP AE...............................................................................................................36
Microsoft Operations Manager Base 2000 OLP AE........................................36
Project 2003 OLP AE......................................................................................36
Visio 2003 Enterprise Network Tools OLP AE................................................36
Visual Studio. Net Enterprises Developer OLP AE..........................................36
Visual Studio. Net Professional OLP AE.........................................................36
Microsoft Office 2003 OLP AE........................................................................36
Exchange Server 2003 Enterprise Edition OLP AE.........................................36
Exchange 2003 Client Access License OLP AE...............................................37
Internet Security and Acceleration Server 2000 Enterprise.............................37
OLPAE.............................................................................................................37
SharePoint Portal Server 2001 OLP AE..........................................................37
SharePoint 2001 Client Access License OLP AE.............................................37
Content Management Server 2002 OLP AE.....................................................37
Commerce Server 2002 Standard OLP AE......................................................37
BizTalk Server 2002 Enterprise Edition OLP AE.............................................37
Application Centre 2000 OLP AE....................................................................37
1.9.5 Xây dựng không gian giới thiệu, trao đổi chuyên môn và quảng bá
Trung tâm................................................................................................50
1.9.6 Hợp tác trong nước và quốc tế....................................................53

4 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.............................................................................56
1.10 Lịch trình tổng quát...................................................................................56
1.11 Phương án và lịch trình triển khai cụ thể..................................................57
4


1.11.1 Nghiên cứu hiện trạng và nhu cầu về CNTT&VT tại các trường57
1.11.2 Xây dựng nội dung đào tạo CNTT&VT ..................................58
1.11.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và thực hiện nội dung đào tạo

61
1.11.4 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm..........................61
1.11.5 Xây dựng không gian giao lưu, trao đổi chuyên môn và quảng bá
nội dung đào tạo và ứng dụng CNTT&VT............................................62
1.11.6 Hợp tác trong nước và quốc tế..................................................63

5 DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐẦU TƯ.......................................................................65
1.12 Cở sở xây dựng dự trù kinh phí.................................................................65
1.13 Tổng hợp mức kinh phí đầu tư...................................................................65
1.14 Dự toán chi tiết các hạng mục đầu tư........................................................67
1.14.1 Khảo sát hiện trạng và điều tra nhu cầu về CNTT&VT ..........67
1.14.2 Xây dựng nội dung đào tạo CNTT&VT...................................68
1.14.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và thực hiện nội dung đào tạo
CNTT&VT.............................................................................................69
1.14.4 Xây dựng không gian giao lưu, trao đổi chuyên môn và quảng bá về
đào tạo và ứng dụng CNTT&VT...........................................................69
1.14.5 Hợp tác trong nước và quốc tế..................................................70
1.14.6 Quản lý và thẩm định dự án......................................................71

6 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI VÀ RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN. 72
1.15 Các yếu tố thuận lợi..................................................................................72
1.15.1 Điều kiện thuận lợi....................................................................72
1.15.2 Một số điểm cần lưu ý khi triển khai........................................73
1.15.3 Những yếu tố kìm hãm..............................................................73
1.15.4 Phân tích yếu tố rủi ro...............................................................73

7 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ...............................................................75
1.16 Đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn lực............................75
1.17 Cơ sở hạ tầng số được cung cấp trong dự án............................................75
1.18 Nâng cao khả năng thành công của các dự án trong lĩnh vực CNTT........76


5


1

C

ĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN

Nội dung chính của chương 1 đề cập đến các cơ sở, các điều kiện cho phép triển
khai dư án. Dựa trên những cơ sở đó, các mục tiêu của dự án được đề xuất trong phần
2 của chương. Những mục tiêu này mang tính chiến lược đóng vai trò định hướng cho
các mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn triển khai dự án.
Chương 1 gồm hai phần. Phần đầu của chương đề cập tới căn cứ xây dựng án bao
gồm các cơ sỏ pháp lý cũng như các điều kiện nguồn lực của dự án. Các cơ sở đó được
trình bày thông qua tóm lược nội dung các văn bản pháp lý, các công văn trao đổi có
liên quan tới dự án. Phần hai đưa ra các mục tiêu chiến lược của dự án.

1.1 Căn cứ xây dựng dự án
Cơ sở pháp lý của dự án được thể hiện thông qua các văn bản sau:
1 Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trưng ương Đảng, ra
ngày 17 tháng 10 năm 2000 nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2 Công văn số 5035-CV/TW ngày 10 tháng 11 năm 2000 hướng dẫn tổ chức ,
triển khai thực hiện Chỉ thị trên.
3 Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg của Chính phủ ra ngày 20 tháng 11 năm
2000, đề cập tới một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát
triển công nghiệp phần mềm như chế độ thuế, ưu đãi tín dụng, sử dụng đất đai
và bảo hộ bản quyền.

4 Quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình Hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW đã chỉ rõ
trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo là đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong
công tác giáo dục ở mọi cấp học, bậc học và ngành học, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh nhân lực CNTT trình đọ cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.
5 Quyết định 331/QĐ-TTg, ngày 06/04/2004 của Thủ Tướng chính phủ về kế
hoạch phát triển nguồn nhân lự về CNTT từ năm 2004 đến năm 2010.
6 Quyết định số 112 do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 25/7/2001, đã phê duyệt
đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước. Theo Quyết định này, nhu


cầu nhân lực CNTT tại các địa phương, ngành, cơ quan Trung ương là rất lớn,
đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan và thành phần kinh tế trong việc
bổ sung và nâng cao trình độ nguồn nhân lực CNTT.
7 Quyết định của Chính phủ về việc ký kết Hiệp định khung E-ASEAN (ASEAN
điện tử) ngày 24/11/2000, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng
Chính phủ điện tử.
8 Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch đầu tư - Bộ Tài chính, số 02/2003/TTLT-BKHBTC, ký ngày 17 tháng 03 năm 2003, về việc lập kế hoạch tài chính đối với

1.2 Mục tiêu chiến lược của dự án
Với mục đích chia sẻ với Việt Nam các kinh nghiệm, chuyên môn và sự hiểu biết
của Ấn Độ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và viễn thông trong những năm qua,
thúc đẩy tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin, viễn thông cũng như việc
ứng dụng nó tại Việt Nam, dự án xây dựng Trung tâm hỗ trợ nguồn lực về Công nghệ
thông tin và Viễn thông của thành phố Hà Nội hướng tới 2 mục tiêu mang tính chiến
lược:
1 Đào tạo nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin và Viên thông cho Thành phố
2 Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng số cho các dịch vụ hiện đại như giáo dục điện
tử (e-learning), cổng giao tiếp điện tử (portal), các ứng dụng thông tin địa lý và

quản lý điện tử.
3 Hỗ trợ các dự án của Thành phố cũng như các tỉnh phụ cận về Công nghệ thông
tin và Điện tử viễn thông..

7


2

N

HU CẦU XÂY DỰNG TRUNG
TÂM HỖ TRỢ NGUỒN LỰC
CNTT&VT
Để thấy rõ được sự cần thiết việc xây dựng Trung tâm cũng như tính hợp lý của
các mục tiêu chiến lược đề ra, việc phân tích và đánh giá một số yếu tố sau:
• Hiện trạng và cơ sở về hạ tầng số và việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động
kinh tế xã hội.
• Xu thế phát triển Công nghệ thông tin và Viễn thông (CNTT&VT) của Thành
phố.
• Nhu cầu và đòi hỏi đối với nguồn nhân lực CNTT&VT của thành phố trong
tương lai.
• Hiện trạng của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT&VT.

1.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng số và ứng dụng CNTT
Theo đánh giá của IDC, các chỉ số về cơ sở hạ tầng số của Việt Nam là rất thâp.
Chỉ số tổng thể ISI của Việt Nam đứng hàng 52 trên 53 quốc gia được xếp hạng.
Trong đó, chỉ số về máy tính đứng 52/53, viễn thông là 51/53 còn chỉ số Internet thì ở
vị trí cuối cùng 53/53.
Có thể nói, việc tin học hoá các hoạt động không chỉ còn dừng ở mức sử dụng

máy tính trong công việc. Mức độ tin học hoá còn được xem xét thông qua việc sử
dụng Internet trong công việc. Trong phần này, chúng tôi đưa ra một số thông kê về
hiện trạng cở sở hạ tầng số của Việt Nam thông qua 3 lĩnh vực chính: hiện trạng sử
dụng máy tính, hiện trạng về viễn thông và hiện trạng về Internet. Trong đó, cơ sở hạ
tầng về máy tính và viễn thông được xem là nền tảng cơ bản để phát triển Internet.

8


1.3.1 Cơ sở hạ tầng và hiện trạng sử dụng máy tính
Số lưọng máy tính cá nhân trên 1000 dân của Việt Nam trong giai đoạn từ 1996
đến 2001 được thông kê qua biểu đồ sau:
Mặc dù tỷ lệ này năm 2001 gần gấp 10 lần so với năm 1995 nhưng so với tỷ lệ

trung bình của các nước Đông Nam Á – 19,1 máy tính trên 1000 dân, Việt Nam còn
một khoảng cách khá xa.
Việc sử dụng máy tính ở Việt Nam không còn là mới mẻ. Tuy nhiên, hiệu quả về
sử dụng máy tính trong các hoạt động chưa xứng tầm với vị trí của máy tính trong một
xã hội thông tin. Nhận định này được rút ra từ một số quan sát sau:
• Việc sử dụng máy tính ở hạn chế một số ứng dụng soạn thảo văn bản
• Việc sử dụng chỉ trong phạm vi các máy tính đơn lẻ

1.3.2 Cơ sở hạ tầng Viễn thông
Theo một báo cáo năm 2002 của ITU (International Telecomunication Union),
phát triển mạng viễn thông được xem là yếu tố chủ đạo đóng góp vào sự phát triển
kinh tế của Việt Nam. Nếu như năm 1994, Việt Nam mới vượt qua mức ngưỡng (1
máy trên 100 dân) về tỷ lệ số máy cố định trên 100 dân nghĩa là chậm hơn Indonesia
tới 2 năm, thì cho tới năm 2000, tỷ lệ này là 3,2 vượt qua cả Indonesia. Với tốc độ tăng
trưởng như vậy, ITU dự báo Việt Nam sẽ có 10 triệu thuê bao cố định vào năm 2006
và đạt mức 30 triệu thuê bao trong thập kỷ đầu tiên.


9


Trong khi tốc độ phát triển của thuê bao cố định luôn nằm trong các vị trí đứng
đầu thì tốc độ phát triển thụê bao di động của Việt Nam lại là thấp nhất trong khu vực.
Mặc dù dịch vụ viễn thông di động được mở ra vào cuối năm 1992 với sự tham gia của
cả thành phần kinh tế tư nhân, nhưng cho tới cuối năm 2000, Việt Nam mới có 789
nghìn thuê bao di động so với 2,5 triệu thuê bao cố đinh.
Hệ thống mạng viễn thông trong nước được điều hành bởi VTN. Hệ thống mạng
ban đầu của VTN gồm mạng băng hẹp, mạng hữu tuyến cáp đồng và mạng vi ba. Kể
từ năm 1990, VTN đầu tư khá nhiều vào cơ sở hạ tầng. Hiện tại, VTN quản lý một hệ
thống mạng gồm mang vi ba (140Mbit/s), mạng cáp quang (từ 34Mbit/s đến 2Gbit/s)
với các thiết bị của một số hãng như Siemens, Nortel, Alcatel, Fujitsu và Ericsson.
Trong tương lai, VTN có dự định sử dụng hệ thống cáp quang dưới biển cho phép tăng
dung lượng của băng thông lên 10-20Gbit/s

1.3.3 Cơ sở hạ tầng cho Internet và hiện trạng sử dụng Internet
Việt Nam mới chỉ có đường kết nối quốc tể vào tháng 12 năm 1997. Tuy nhiên,
kể từ đó, số thuê bao Internet phát triển với tốc độ khá cao. Số lượng thuê bao tăng gấp
đôi sau mỗi năm. Cho tới cuối năm 2000, Việt Nam đã có hơn 100 nghìn thuê bao dịch
vụ qua đường quay số (đường điện thoại). Số thuê bao sử dụng các đường leased-line
vào khoảng 200, tại thời điểm tháng 5 năm 2001. Ngoài ra, còn khoảng 40 nghìn

người sủ dụng không thường xuyên thông qua các dịch vụ 1268 và 1269. Như vây,
tổng số người sử dụng Internet vào thời điểm cuối năm 2000 được ước tính là 200
nghìn. Dự tính tới hết năm 2005, cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng được cho 1,5 triệu thuê bao
và 5 triệu người dùng.
10



Tỷ lệ sử dụng Internet trên 1000 dân

Cổng nối Internet ra bên ngoài được quản lý bời VTI với băng thông 34Mbps
vào thời điểm tháng 5 năm 2001.so với 20Mbps của tháng 12 năm 2000. Thống kê về
các cổng nối ra ngoài tại thời điểm tháng 5 năm 2001 được trình bày trong bảng sau:
Nhà cung cấp dịch vụ
Hongkong Telecom (Hongkong SAR)

Băng thông
16

KDD (Japan)

2

Sprint (USA)

6

Singtel (Singapo)

8

Telstra (Úc)

2

Cho tới tháng 4 năm 2002, thì băng thông của VDC đã tăng lên 106Mbps, nghĩa
là tăng gần 3 lần sau 1 năm. Ngoài ra, cũng trong năm 2002, Chính phủ cho phép FPT

và Viettel trở thành các IXP, điều đó có nghĩa là các đường kết nối ra ngoài không chỉ
còn qua một cổng duy nhất là VDC như trước. Đó thực sự một sự thay đổi lớn có ý
nghĩa tích cực với cơ sở hạ tầng Internet.
Việc sử dụng Internet ở Việt Nam đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các thành
phố lớn. Tuy nhiên, mục đích sử dụng lại chủ yếu mang tính chất cá nhân ví như đọc
báo điện tử, gửi thư điện tử và chat. Việc sử dụng Internet trong các hoạt động kinh tế
xã hội còn rất hạn chế.
Trong giáo dục - eLearning
Mặc dù Internet được xem là một công cụ quan trọng trong dạy và học ở Việt
Nam nhưng việc sử dụng công cụ này trên thực tế lại rất hạn chế. Thực trạng được
phản ánh qua một số thông kê của năm 2003. Việc kết nối Internet ở các trường tiểu
học và trung hoc là gần như không có. Ở cấp độ đại học, hầu hết các trường đại học
đều có kết nối Internet nhưng chủ yếu là kết nối qua điện thoại với tốc độ 64kbps, chỉ
11


một số ít trường có đường thuê bao. Số các giáo sư trường đại học sử dụng Internet chỉ
chiếm 3 - 4% của 120.000 thuê bao trên cả nước sử dụng trong mục đích khoa học.
Và chỉ có 5000 thuê bao của sinh viên đại học trên tổng số 22 triệu sinh viên.
Trong các hoạt động của chính phủ - eGovement
Mặc dù đóng vai trò điều phối, nhưng các cơ quan Chính phủ lại được xem là áp
dụng CNTT muộn màng nhất. Cho tới thời điểm này, các bộ ngành lớn đều có web
site riêng của mình. Tuy nhiên, lượng thông tin còn rất hạn chế, tần suất cập nhật
thông tin thấp hoặc sử dụng chủ yếu các liên kết tới các trang web khác. Và đặc biệt,
sự cố khi đăng nhập vào các site này là khá phổ biến. Ví dụ web site của Tổng cục Du
lịch Việt Nam cung cấp các thông tin liên quan tới khách sạn, các tour du lịch, đặt vé
…Trang web hỗ trợ hai thứ tiếng là Anh và Pháp nhưng nội dung lại chu yếu là các
liên kết tới các web site khác.
Trong số các web site của chính phủ, các trang web được đánh giá là tốt về cả
khía cạnh kỹ thuật lãn nội dung đều được sư liên kết với các chương trình hỗ trợ phát

triển của nước ngoài ví dụ Quỹ hỗ trợ của Đức cho các doanh nghiêp vừa và nhỏ
(www.smelink.com.vn) hay Quỹ hỗ trợ chiến lược phát triển giao thông của Nhật Bản
(www.vitranss.org).
Trong các hoạt động kinh tế - eCommerc
Việc phát triển thương mại điện tử được giao cho hai bộ: Bộ Thương mại và Bộ
Bưu chính viễn thông, trong đó Bộ Thương mại đóng vai trò điều phối. Và từ năm
1999, Chính phủ đã có quỹ hỗ trợ các hoạt động liên quan tới phát triển thưong mại
điện tử.
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với thương mại điện tử Việt Nam là không có
một sự huớng dẫn về mặt chính sách, về giới luật từ phía chính phủ. Cản trở khác
mang tính xã hội đó tập tục tiêu tiền và sử dụng tiền mặt của người Việt.
Như vậy, xét theo khía cạnh kỹ thuật, Việt Nam đã có đủ khả năng để phát triển
thương mại điện tử ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, để nó hoạt động và đi đúng hướng cần
có sự quan tâm điều chỉnh về chính sách, về luật pháp cho phù hợp. Điều này nằm
ngoài phạm vi của môt dự án CNTT

1.4 Xu thế phát triển CNTT&VT
Trong lịch sử loài người, người ta đã chứng kiến những cuộc cách mạng nông
nghiệp, công nghiệp mà tác động của nó là tạo ra những thay đổi lớn trong mọi mặt
của xã hội. Xã hội phát triển của chúng ta hiện tại và nhất là trong thế kỷ tới được gọi
là xã hội (hay thời đại) thông tin chính vì thông tin và tri thức đang và sẽ trở thành
một nguồn lực quan trọng và có giá trị lớn lao.
Trong thời đại của kinh tế trí thức, ngành CNTT&VT luôn được chọn là
ngành mũi nhọn trong nên kinh tế quốc gia của hầu hết các nước trong thế giới.
Điều này được thể hiện trong số 4 nhóm tiêu chí để đánh giá chỉ số Xã hội Thông tin
(Information Society Index – ISI) thì có tới 3 nhóm liên quan trực tiếp tới CNTT&VT
bao gồm: máy tính, viễn thông và Internet, chiếm tỷ lệ 18/23. Cụ thể là:
• Nhóm hạ tầng cơ sở máy tính: gồm 6 chỉ tiêu (số máy PC/đầu người, số máy
PC/đầu hộ gia đình, số máy PC tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, số
máy PC dùng trong nhà trường, phần trăm máy PC được nối mạng, tỷ lệ chi phí

12


phần mềm/phần cứng)
• Nhóm hạ tầng cơ sở Internet: gồm 4 chỉ tiêu (chi phí cho thương mại điện tử, số
người dùng Internet tại gia đình, số người dùng Internet trong doanh nghiệp, số
người dùng Internet trong ngành giáo dục)
• Nhóm hạ tầng cơ sở thông tin: gồm 8 chỉ tiêu (số điện thoại, số radio, số TV, số
máy fax trên đầu người, tỷ lệ hỏng hóc điện thoại, số truyền hình cáp, giá cước
điện thoại nội hạt)
Mặc dù chưa phản ánh một cách toàn diện, chỉ số ISI cũng có thể xem là một cơ
sở tốt để có được một đánh giá khá chính xác về hiện trạng cũng như xu thế phát triển
CNTT&VT của một quốc gia. Ngoài ISI, người ta cũng xem xét khả năng đóng góp
vào nền kinh tế quốc dân của ngành công nghiệp thông tin, đặc biệt là công nghiệp
phần mềm như một tiêu chí để đánh giá năng lực CNTT và xu thế phát triển của một
nước. Điều này phản ánh răng, công nghiệp thông tin ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp phần mềm.
Việc đẩy mạnh phảt triển phần mềm như một công cụ phát triển kinh tế hữu hiệu
tạo ra một xu thế mới trong đời sông kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia. Đó là
việc tin học hoá các hoạt động xã hội như thương mại điện tử, quản lý điện tử. Xu
thế này là tất yếu và ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Đó là cơ hội phát triển của Viễn
thông và công nghệ liên quan tới Internet

1.4.1 Trên thế giới
Theo đánh giá năm 2003 của IDC, vị trí của 10 nước đứng dầu danh sách bao
gồm Đan Mạch, Thuỵ Điển, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Canada, Hà Lan, Phần Lan, Hàn Quốc, Na
Uy và Anh. Thứ tự này đã có sự xáo trộn so
Trong vòng 15 năm trở lại đây, thị trường phần mềm thế giới phát triển với tốc
độ tăng trưởng cao, trung bình 15% đến 20% mỗi năm, gấp 10 lần tốc độ phát triển
chung của nền kinh tế thế giới. Bảng sau đây cho dự báo về sự tăng trưởng đó (đơn vị:

109 USD):
1995

1997

2000

2002

2005

2010

345

425

650

800

1100

1500

Doanh thu này được ước lượng cho cả ngành công nghiệp phần mềm bao gôm
các lĩnh vực:
• Các ứng dụng đóng gói cho PC
• Các phần mềm doanh nghiệp giúp quản lý trong các hãng lớn và các hệ thống
thông tin

• Các phần mềm ở dạng dịch vụ
• Hệ điều hành cho các máy tính (tính chung cả cho các hệ đơn lẻ và nối mạng)
• Các công cụ quản lý mạng
• Phần mềm và hệ điều hành cho các máy tính lớn và chuyên dụng
• Các phần mềm đặc thù cho từng lĩnh vực.
Trong các dạng sản phẩm trên, thì các ứng dụng đóng gói cho PC luôn đựoc quan
tâm vì đây là các sản phẩm phục vụ phổ biến và thường được sản xuất hàng loạt với số
lượng lớn. Đặc biệt, đây cũng là định hướng phát triển công nghiệp phần mềm của
13


những nước mới bước vào thị trường phần mềm. Theo môt báo cáo của Hiệp hội Công
nghiệp Phần mềm và Thông tin (SIIA), doanh thu từ các ứng dụng đóng gói của năm
2004 là 179 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2003.
Việc chế tạo phần cứng CNTT chỉ do một số ít công ty có vốn đầu tư lớn, công
nghệ cao, tập trung tại Mỹ, Nhật và một số nước phát triển khác. Mặt khác, do sự phát
triển khoa công nghệ, cứ 18 tháng khả năng của các vi mạch tăng gấp đôi, trong khi đó
giá thành lại giảm đi một nửa. Trong bối cảnh đó nhiều nước tập trung vào chiến lược
phát triển công nghiệp phần mềm, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Mỹ luôn chiếm vị trí đứng đầu về công nghiệp phần mềm, chiếm 51% thị trường
phần mềm toàn cầu. Biểu đồ sau cho thấy sự doanh thu của ngành công nghiệp của
phần mềm Mỹ trong 3 năm 2001, 2002 và 2003. Số liệu được cung cấp bới US Census
Bureau:

Trung Quốc đã có những quyết định đúng đắn khi dịch chuyển phát triển công
nghiệp phần cứng sang công nghiệp phần mềm với mức ưu tiên cao nhất. Năm 1998,
Trung Quốc có 5000 công ty phần mềm đạt doanh số 1.27 tỷ USD, tập trung chủ yếu
trong các Công viên phần mềm. Trung Quốc cũng đã xúc tiến những động thái rất cơ
bản nhằm thu hút các nguồn đầu tư, đặc biệt là quỹ mạo hiểm cho phát triển phần mềm
với tổng số vốn lên tới 2 tỷ USD. Với sự ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, công nghiệp

phần mềm luôn là một trong lĩnh vực phát triển mạnh nhất với doanh thu 23,3 tỉ USD
vào năm 2003. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp này là 48,5% nghĩa là cao
hơn 14% so mức tăng trưởng trung bình của ngành công nghiệp thông tin của Trung
Quốc nói chung.
Ấn Độ là một ví dụ tiêu biểu về phát triển phần mềm. Doanh thu từ phần mềm
của Ân Độ ước tính đạt 28 tỷ USD vào năm 2005 nghĩa là tăng hơn 30% so với doanh
thu 21,5 tỷ USD của năm 2004. Chính phủ Ấn Độ cũng kỳ vọng có thể thu về 55 tỷ
USD tử ngành này vào năm 2008. Để đạt mục tiêu trên, tốc độ tăng trưởng phải tối
thiểu là 23,1%. Với những đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ thì mục tiêu này là hoàn toàn
có thể vì tốc độ phát triển của năm 2003 là 21%. Đặc biệt, trong doanh thu đó, tỷ lệ
giũa xuất khẩu và nội địa là 71/29 vào năm 2008.
14


Ngoài các con số về doanh thu của ngành công nghiệp thông tin, người ta còn
nhắc đến một số dấu hiệu khác khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của CNTT
trong nền kinh tế quốc dân. Tiêu biểu là dòng vốn đầu tư vào ngành CNTT ngày càng
cao, sự chuyển dịch vị trí của các tập đoàn và sự chuyển dịch của cơ cấu việc làm.
Bảng sau thống kê doanh thu, lợi nhuận và nhân công của một số công ty trong
năm 2004 khẳng định sự vượt trội của các tập đoàn trong ngành công nghiệp thông
tin.. Đây là những công ty hàng đầu của Mỹ trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, sản xuất
linh kiện máy tính, sản xuất phần mềm và cung cấp dịch vụ Internet.
Công ty
Cisco System Inc

AT&T Corp

General
Corp


Lọi nhuận Tỷ lệ tăng
trưởng

Số nhân
công - Tỷ lệ
tăng trưởng

22.045

4.401

34.000

16,8%

23%

0%

6.496

47.000

11,6%

N/A

22,7%

193.517


2.805

324.000

4.3%

26.6%

0.6%

Thiết bị viễn 31.323
thông
15,8

1.532

68.000

71,8

22,7%

Dịch
Internet

839,6

7.600


252,9%

38,2%

Sản xuất linh 34.209
kiện bán dẫn,
13,5%

7.516

85.000

33,2%

6,6%

Sản xuất phần 36.835
mềm
14,4%

8.168

57.000

18,3%

3,6%

171.652


3.487

324.864

4.5%

604.4%

0,8%

Lĩnh vực
Thiết bị mạng

Dịch
Internet

vụ 30.537

Motors Sản xuất ô tô

Mototola Inc

Yahoo! Inc

Intel Corp

Microsoft Corp

Ford
Company


Doanh thu –
Tỷ lệ tăng
trưởng

vụ 3.547,5

Motor Sản xuất ô tô

120%

Tại Mỹ, số lượng công nhân công nghiệp giảm 45%, trong khi đó khoảng 70%
lực luợng lao dộng làm việc trong lĩnh vực thông tin, trong khi đó sản lưọng công
nghiệp tăng gấp 6 lần. Trong bảng trên, người ta không nhân thấy sự tăng trưởng về
15


nhân công trong ngành công nghiệp ô tô vốn trước đây là ngành công nghiệp mũi nhọn
của Mỹ. Ngược lại, các hãng làm về dịch vụ Internet đứng đầu về tốc độ phát triển số
nhân công.
Biểu đồ về chi trả lương trong vòng một thập niên từ năm 1995 đến 2004 của 3
thành phố của Mỹ San Jose, San Phrancisco và Oakland minh chứng phần nào cho xu
thế chuyển dịch cơ cấu việc làm theo hướng tập trung vào ngành công nghiệp thông
tin. Lưu ý rằng, San Jose là thành trung tâm của công nghiệp phần mềm của Mỹ.

1.4.2 Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng
Đối với Việt Nam, do đi sau khá lâu trong lĩnh vực này (tính theo chỉ số ISI, Việt
Nam đứng thứ 52/53 với thứ tự của 3 nhóm đề cập trên là 52, 51 và 53), định hướng
phát triển đã thể hiện rõ hai xu hướng phát triển CNTT rõ rệt: Tin học hoá các
hoạt động quản lý, lấy phát triển phần mềm làm trung tâm và xu hướng toàn cầu

hoá, trong đó đặc biệt nhấn mạnh thương mại điện tử, chính phủ điện tử dựa
trên nền tảng cơ sở hạ tầng Internet vững chắc.đóng góp của ngành CNTT chủ
yếu la do Công nghiệp phần mềm.
Việt Nam sớm nhận ra được sự quan trọng của IT trong sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế. IT đã luôn được nhìn nhận như là một hướng mới cho phát triển kinh tế là
nhân tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và là yếu tố
quan trọng bảo đảm an ninh quốc gia . Nhận thức được sự ảnh hưởng của IT trong
chiến lược phát triển kinh tế, Tổng bí thư đã ra Nghị định số 58-CT/TW ngày 17 tháng
10 năm 2000 nhằm nâng cao vai trò và ảnh hưởng của IT và công nghiệp phần mềm.
Sau đây là những mục tiêu chính cho sự phát triển IT đến năm 2010:
• IT phải được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực và phải là nhân tố quan trọng
cho sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
• Công nghiệp CNTT phải là ngành mũi nhọn với sự tăng trưởng, đống góp tổng
sản phẩm quốc nội. Mục tiêu là phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt là công
nghiệp phần mềm, xuất khẩu sản phẩm phần mềm và nhân lực phát triển phần
mềm.
• Nguồn lực CNTT đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng và phát triển
16


CNTT.
• Tý lệ phát triển và lớn mạnh về chất lượng nguồn lực, đặc biệt tập trung về các
chuyên gia phần mềm, theo nhu cầu trị trường trong và ngoài nước.
Sau chương trình IT2000 trong đó hoạch định chiến lược phát triển CNTT trong
5 năm từ năm 2000 đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung của
chương trình Tầm nhìn CNTT 2020 (IT Vision 2020) với mong muốn xây dựng cơ sở
hạ tầng thông tin theo kịp với các nước trong khu vực. Đề làm được điều đó, chương
trình có đặt ra một số mục tiêu cụ thể:






Đến năm 2005, tỷ lệ người dùng Internet trên cả nước là 1,5% dân số ch
Tỷ lệ tăng trưởng trong ngành công nghiệp thông tin từ 20 – 25% mỗi năm.
Công nghiệp phần mềm đạt doanh thu 5 triệu USD
Đào tạo được 50 nghìn chuyên gia tin học trong đó có 25 nghìn lập trình viên

Các công việc thực hiện cụ thể được triển khai trong khuôn khổ một số dự án
chính, bao gồm:
• Nâng cấp mạng viễn thông cho phép tạo ra một hạ tầng Internet có chất lượng
cao.
• Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp CNTT.
• Phát triển phần mềm nội địa.
• Xúc tiến phát triển ngành công nghiệp phần cứng.
Xu thế tin học hoá các hoạt động kinh tế xã hội cùa Việt Nam càng trở nên rõ rệt
từ khi Nhà nước phát triển Internet (cuối năm 1997). Va sự phát triển khá nhanh số
thuê bao và lượng người dùng là một minh chứng cụ thể cho xu thê đó. Giữa năm
1999 mới chỉ có 40 nghìn thuê bao trên tổng số 500 nghìn người sử dụng máy tính.
Đến quý ba năm 2001, tỷ lệ này đã là 250 nghìn thuê bao trên hơn 1 triệu ngưòi dùng
máy tính. Theo ước tính thì hết năm 2005, tỷ lệ này là 1,5 triệu / 5 triêu.
Mặc dù thị trường CNTT ở Việt Nam vẫn là nhỏ so với các nước trong khu vực,
nhưng bù lại, thị trường này có sự tăng trưởng khá cao và ổn định. Trong một vài năm
gần đây, tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 17% so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 8%.
Doanh thu của công nghiệp thông tin Việt Nam đạt 530 triệu USD vào năm 2002, ước
tính đạt mức 850 triệu USD vào năm 2005 và 1,9 tỷ USD vào năm 2010. Người ta
cũng dự báo rằng, các con số trên sẽ có thể lớn hơn nếu có những tác động tích cực từ
phía chính phủ. Khi đó, doanh thu của năm 2005 sẽ là 1,5 tỷ USD thay vì 850 triệu
USD. Doanh thu năm 2010 sẽ là 5,5 tỷ USD, chiếm tới 9% GDP.
Theo thống kê mới đây, doanh thu từ ngành công nghiệp phần mềm của Việt


17


Nam đạt 150 triệu USD trong đó chỉ 25 triệu là thu từ xuất khẩu phần mềm. So với
năm trước, doanh thu đã tăng 50%. Đó là một dấu hiệu khăng định sự phát triển không
ngừng của công nghiệp phần mềm Việt Nam.
Tuy nhiên, trong đó cũng cần lưu tâm một số điểm. Thứ nhất, sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu vẫn ở dạng thô. Thứ hai, doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ vào thị
trường trong nước trong khi doanh thu từ xuất khẩu gần như không đổi. Thư ba, xét
trong tổng doanh thu từ công nghiệp thông tin, doanh thu từ phần mềm vẫn còn rất
khiêm tốn nếu như không muốn nói là đóng góp nhỏ nhất – 5%. Trong khi tỷ lệ này ở
các nước trong khu vực vào khoảng 35% còn tỷ lệ trung bình trên thế giới là 49%.
Phải nói răng, đây là thời điểm mà Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh gia công
phần mềm xuất khẩu ra nhiều thị trường mới. Vào thời điểm hiện nay, các công ty thuê
gia công trên thế giới đều muốn dàn trải rủi ro, 'không muốn để tất cả trứng vào cùng

một giỏ' để tránh việc Ấn Độ, Trung Quốc nâng giá gia công. Vì vậy, bên thuê gia
công sẽ thuê gia công tại nhiều công ty, thuộc nhiều quốc gia, thậm chí còn tạo điều
kiện cho các đối tác cạnh tranh nhau. Nhờ những thuận lợi đó, các nhà quan sát hy
vọng Việt Nam có thể đạt doanh số từ công nghiệp phần mềm là 500 triệu USD trong
đó, 200 triệu USD từ xuất khẩu.

1.5 Nhu cầu và đòi hỏi của nguồn nhân lực về CNTT&VT
Về tổng thể, có thể nói sự tác động của CNTT đối với sự phát triển hướng tới xã
hội thông tin được thể hiện rõ nhất trong Công nghiệp CNTT (Information Technology
Industry) bao gồm 3 nhánh truyền thống (Công nghiệp phần cứng, Công nghiệp phần
mềm, Công nghiệp dịch vụ) và thêm một nhánh mới được tách ra, rất có triển vọng là
Công nghiệp nội dung (Content Industry)
Bất kỳ một nhánh Công nghiệp CNTT nào cũng chỉ có thể được xây dựng và

phát triển bền vững trên nền tảng một nguồn nhân lực dồi dào có trình độ và tính
chuyên nghiệp cao. Chưa kể đến kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy nguồn thu từ
dịch vụ đào tạo nhân lực chuyên nghiệp về CNTT chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
tổng doanh thu từ CNTT

1.5.1 Trên thế giới
Thị trường nhân lực CNTT trên thế giới luôn trong tình trạng "cung không đáp
18


ứng cầu".Theo phân loại của Cục Thống kê Lao động Mỹ, nhân lực CNTT gồm 3 loại
chính: Cử nhân hoặc Kỹ sư CNTT, Phân tích viên hệ thống, Lập trình viên. Những
người này có thể đảm nhiệm chức vụ Trưởng nhóm kỹ thuật hoặc Giám đốc dự án.
Kết quả nghiên cứu của Hội CNTT Mỹ cho biết năm 1998 ở Mỹ có khoảng 346.000
chỗ làm, nhưng không có đủ người đáp ứng trình độ chuyên môn. Riêng năm 2000 ở
Mỹ cần khoảng 415.000 người, trong khi đó các trường đại học chỉ cung cấp được tối
đa 184.000 người. Trong năm 2005, riêng Mỹ cần thêm 350.000 lập trình viên. Thực
trạng thiếu nhân lực CNTT là phổ biến ở các nước phát triển là phổ biến. Đức, Canada
và Úc ước tính rằng họ cần thêm 30.000 – 35.000 lập trình viên. Và tổng thể trên toàn
cầu có nhu cầu khoảng 700.000 nhân lực cho ngành công nghiệp thông tin nói chung.

1.5.2 Tại Việt nam nói chung và tại Thành phố Hà Nội
Trong bài phát biểu đàu nằm 2004 về chiến lược cho ngành công nghiệip Thông
tin và Viễn thông, Phó thủ tướng chính phủ Phạm Gia Khiêm đưa ra con số về tăng
trưởng số lượng lập trình viên là 40% mỗi năm trong vòng 5 năm.
Tuy nhiên, các công ty phần mềm vẫn không ngừng than vãn về tình trạng thiếu
nhân sự. Ví dụ, gần đây công ty Paragon Solutions VN đã không thể tuyển đủ 200
người cho một dự án với IBM. Hiện tại, nhân sự PSV thiếu trầm trọng đã ảnh hưởng
trực tiếp đến các hợp đồng gia công phần mềm. Theo thống kê của công ty này, chỉ có
5% sinh viên CNTT ra trường dự tuyển vào công ty đáp ứng được yêu cầu.

Đối với Việt Nam, công nghiệp phần mềm vẫn là một lĩnh vực mới trong nền
kinh tế. Theo một thống kê vào tháng 5 năm 2004, số doanh nghiệp phần mềm có đăng
ký vào khoảng 2500, trong đó chỉ khoảng 490 là thực sự làm về phần mềm. Hiện tại
ước tính có khoảng 30.000 kỹ sư CNTT làm việc trong các công ty trong đó chỉ có
9800 người làm trong các công ty phần mềm.

Số các công ty phần mềm

19


Theo ông Mai Liêm Trực, để đạt mức doanh thu 500 triệu USD từ công nghiệp
phần mềm, ngành này cần có từ 25.000 đến 30.000 lập trình viên vào cuối năm 2005.
Ngoài yêu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng cũng là một điêu đáng bàn. Theo
nhận định của ông Nguyễn Nhật Quang – Giám đốc … , chỉ có sự thay đổi về chất
lượng của nhân lực CNTT mới giúp ngành công nghiệp thông tin thu lời từ thị trường
Nhật Bản vào năm 2007.

1.6 Đào tạo nguồn nhân lực thông tin
Trong mọi lĩnh vực, yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định tới sự thành
bại. Công nghiệp thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng không nằm
ngoài quy luật này. Đánh giá khả năng đào tạo nguồn nhân lực thông tin, không
chỉ đơn thuần đánh giá số lượng và chất lượng các kỹ sư, chuyên gia chuyên
ngành. Giáo dục ý thức về vai trò của CNTT trong cuộc sống, cũng như nâng cao khả
năng ứng dụng CNTT cũng là những điểm mấu chốt giúp xã hội hoá CNTT qua đó
tăng cường khả năng tin học hoá các hoạt động xã hội. Do vậy, đào tạo sử dụng và
phổ cập tin học cũng là điều cần lưu ý trong việc hoạch định chính sách về đào
tạo nhân lực CNTT.

1.6.1 Trên thế giới và khu vực

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Ấn Độ có thể xem là một trường hợp thành
công. Với tốc độ tăng trưởng của công nghiệp phần mềm từ năm 1982 đến năm 1998
là 53%, tổng doanh thu phầm mềm của ấn độ đã đạt 2,37 tỷ USD trong năm 1998,
trong đó 1,81 tỷ USD cho gia công và dịch vụ phần mềm, dịch vụ đào tạo phục vụ
xuất khẩu. Cũng trong khoảng thời gian đó , tốc độ tăng trưởng về phần cứng chỉ là
10% với tổng doanh thu năm 1998 là 670 triệu USD. ấn độ đặt kế hoạch vào năm
2008 đạt chỉ tiêu xuất khẩu nhân lực và phần mềm 50 tỷ USD, với lực lượng lao động
trực tiếp khoảng 1 triệu người.

1.6.2 Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hà nội nói riêng
Ở thời điểm hiện tại, Tin học mới chỉ được xem là một môn học tự chọn. Do
vậy, việc phổ cập Tin học ở mức rất hạn chế, tập trung ở các thành phố lớn. Cho tới
20


thông kế của năm 2005 thì hầu hết các trường trung học phổ thông đều có một phòng
máy tính phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Tuy nhiên, các phòng máy đều có
cấu hình khá thấp và đặc biệt không được kết nối mạng nên việc học tập cũng chỉ hạn
chế ở một số chủ để tối thiểu như HĐH MS-DOS và lập trình với ngôn ngữ Pascal.
Thống kê cho thấy chỉ 2,59% học sinh cấp I và cấp II và 11,52% học sinh ở các bậc
lớn hơn được đào tạo tin học.
Ở mức độ đại học, tình hình có khả quan hơn. Có khoảng 1 triệu sinh viên được
đào tào về CNTT ở mức sử dụng cơ bản. Có khoảng 50.000 chuyên gia tin học trong
các tất cả các trường đại học và cao đăng cho phép đào tạo mỗi năm 5000 sinh viên về
chuyên ngành này.
Chơ tới thời điểm hiện tại, trong tất cả các trường đại học đều có khoa hoặc bộ
môn CNTT. Các đơn vị này thực hiện chức năng đào tào CNTT ở mức cơ bản - sử
dụng các phần mềm cơ bản và đào tạo chuyên ngành CNTT cho lĩnh vực đặc thù.
Số lượng cơ sở đào tạo CNTT trên cả nước đuợc thể hiện quả biểu bảng sau:


Với tổng số khoảng 100 cơ sở đào tạo trong đó 62 trường đại học, ước tính trong
năm 2005 chúng ta sẽ có khoảng từ 3500 đến 4000 kỹ sư CNTT trên tổng số nhân lực
CNTT là 38.000 – 40.000. Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được đánh giá
có 3 nhất trong đào tạo CNTT: số lượng các cơ sở đào tạo nhiều nhất, số lượng các cơ
sở đào tạo phi chính quy có hợp tác với nước ngoài nhiều nhất và đầu tư của nhà nước
nhiều nhất, mỗi năm đào tạo cho ngành CNTT 20.000 chuyên gia.

21


Cùng với các hệ thống đào tạo chính quy, các trung tâm đào tạo phổ cập tin học
cũng đóng góp một phần trong việc đào tạo nguồn nhân lực thông tin. Các trung tâm
này tập trung vào các ứng dụng cơ bản với mục đích giúp những người không có điều
kiện được đào tạo chính quy tiếp xúc với máy tính.
Một đặc điểm về nguồn nhân lực được đào tạo từ các hệ thống đào tạo chính quy
là có kiến thức cơ bản nhưng khả năng băt nhịp ngay với công việc còn hạn chế.
Đó cũng là nhận xét từ Trung tâm CNTT và Hỗ trợ đào tạo (VITEC) sau 2 lần tổ chức
cuộc thi sát hạch KSCNTT Nhật Bản. Mỗi kỳ thi CKSNB tại Việt Nam thu hút được
vài trăm người dự thi, chủ yếu là "dân" CNTT. Kết quả thi tổng quát cho thấy gần đây,
điểm kiến thức chung của thí sinh đã được cải thiện nhiều: biết rộng hơn về các kiến
thức liên quan đến CNTT, tuy nhiên, kỹ năng về PM và mạng còn phải nâng cao hơn
nữa. Lượng sinh viên thi khá đông, đến nay được gần 500 sinh viên thuộc khoảng 50
ĐH và viện tham gia. Con số thông kê này so với Nhận Bản còn quá khiêm tốn. Bảng
sau đưa ra một số thông kê về số lượng nhân viên đạt chuẩn KSCNTT Nhật Bản ở một
số công ty vào năm 2003. Các con số thông kê này không chỉ có ý nghĩa tham khảo để
so sánh, nó cũng được xem là cơ sở đề đưa ra các mục tiêu cụ thể trong đào tạo nhân
lực CNTT của Việt Nam.
Số nhân viên có
chứng chỉ


Công ty

Tổng số
nhân viên

NTT DATA

6.432

7.232

OTSUKA Corp

1.370

6.222

NTTCOMMWARE

3.959

5.821

NIHON UNISYS

1.810

3.042

HITACHI SOFTWARE ENGINEERING


9.102

5.653

452

3.391

FUJITSU BUSINESS SYSTEMS
22


Số nhân viên có
chứng chỉ

Công ty

Tổng số
nhân viên

HITACHI INFORMATION SYSTEMS

4.265

5.107

CSK Corp

4.398


4.768

Nhận định trên cũng được minh chứng bằng thực trạng các công ty phần mềm
luôn phải đào tạo lại. Trên thực tế thì việc các công ty không tuyển đủ nhân viên cho
các dự án là khá phổ biến mặc dù số lượng tuyển không nhiều, ví dụ đới với công ty
Paragon Vietnam đã phải bỏ hợp đồng với IBM vì không tuyển đủ 200 người cho dự
án của mình. Trong số sinh viên CNTT ra trường chỉ có 5% đáp ứng được yêu cầu
tuyển dụng.
Trong đánh giá về khả năng thu hút dự án gia công phần mềm do tập đoàn tư vấn
quốc tế Kearney đưa ra vào tháng 4 năm 2004, Việt Nam được xếp hạng thứ 20/25.
Đánh giá này được đưa ra dựa trên 3 tiêu chí: tài chính, môi trường kinh doanh và
nguồn nhân lực. Chỉ tiêu nhân lực của Việt Nam, mà chúng ta vẫn thường đánh giá
cao về tiềm năng, xếp cuối bảng với điểm số 0,35, kém nước đứng đầu là Ấn Độ
(1,39) tới 4 lần. Chỉ tiêu này được tính thông qua các tiêu chí:
• Kỹ năng (qui mô của thị trường gia công CNTT và BPO (gia công quá trình
kinh doanh), chất lượng đào tạo về CNTT và quản trị kinh doanh). Việt Nam ở
vị trí thấp nhất (0,04). Ấn Độ xếp hạng cao nhất (1,03).
• Nguồn nhân lực (số lượng nhân lực nói chung và nhân lực có trình độ đại học).
Việt Nam xếp thứ 11/25 (0,04 điểm), đồng hạng với Canada và Argentina. Xếp
hạng cao nhất là Trung Quốc, thấp nhất là New Zealand, Singapore, Costa Rica
và Ireland (dân số các nước này thấp hoặc rất thấp).
• Giáo dục và ngôn ngữ (việc đào tạo, kiểm tra trình độ giáo dục và ngôn ngữ
được chuẩn hóa). Về giáo dục, Việt Nam được 0,08 điểm, xếp thứ 23/25, chỉ
trên Nam Phi và Brazil. Vị trí đầu bảng thuộc về Canada, New Zealand và
Australia. Còn về ngồn ngữ, Việt Nam ở vị trí thứ 24/25 (0.04 điểm), chỉ xếp
trên Trung Quốc. Bốn nước Canada, Australia, New Zealand và Ireland ở vị trí
hàng đầu.
• Tỷ lệ tiêu hao nhân lực (quan hệ giữa nhu cầu tăng trưởng việc làm liên quan
đến BPO và chỉ số thất nghiệp). Việt Nam xếp thứ 17/25 đồng hạng với

Australia và Hungary (0,15 điểm). Vị trí đầu bảng thuộc về Nam Phi.
Thứ
hạng

Nước

Kỹ
năng

Nguồn
lực

Chuẩn
hoá giáo
dục

Chuẩn
hoá ngôn
ngữ

Tiêu
hao

Tổng

1

Ấn Độ

1,03


0,47

0,25

0,21

0,13

2,09

2

Canada

0,82

0,04

0,44

0,45

019

1,94

3

Úc


0,52

0,02

0,44

0,45

0,15

1,58

23

Thổ Nhĩ Kỳ

0,21

0,06

0,12

0,09

0,16

0,64

23



Thứ
hạng

Nước

Kỹ
năng

Nguồn
lực

Chuẩn
hoá giáo
dục

Chuẩn
hoá ngôn
ngữ

Tiêu
hao

Tổng

24

Thái Lan


0,25

0,06

0,14

0,00

0,12

0,57

25

Việt Nam

0,04

0,04

0,08

0,04

0,15

0,35

1.7 Kết luận về sự cần thiết của TT hỗ trợ nguồn lực
CNTT ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như mọi

mặt xã hội của một quốc gia. Xu thế tập trung vào phát triển CNTT, đặc biêt là
công nghiệp phần mềm là tất yếu đối với không chỉ những nước phát triển mà
còn là con đường tốt nhất giúp các nước đang phát triển hoà nhập chung với nền
kinh tế thế giới
Kinh nghiệm của các nước đã đạt tới trình độ phát triển cao về CNTT như Mỹ,
Thuỵ Điển, Phần Lan, Singapore, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Úc, Nhật Bản và
Canada và các nước đang phát triển có nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu
phần mềm như Ấn Độ, Hàn Quốc, Ailen chỉ ra rằng giáo dục và đào tạo về CNTT
đã, đang và sẽ luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong chiến lược
phát triển nhằm hướng tới xã hội thông tin trong mỗi quốc gia.
Đối với các nước đang phát triển có tiềm năng trí tuệ lớn như Việt nam, chiến
lược cầu vượt đi đến xã hội tri thức với mũi nhọn phát triển CNTT, trong đó trọng
tâm là đào tạo nguồn nhân lực vừa có tính khả thi, vừa có tính hiệu quả cao.
Có thể xem rằng khả năng tiếp thu các công nghệ của lực lượng lao động CNTT
Việt nam và khoảng cách so với các nước trong khu vực ngày càng rút ngắn. Tuy vậy,
xét về khía cạnh phần mềm, nguồn nhân lực CNTT được đào tạo tại các trưòng đại
học còn mang tính hàn lâm, chưa có tính chuyên nghiệp cao. Thiếu hụt trầm trọng
các chuyên gia có khả năng đảm nhận trách nhiệm Giám đốc dự án CNTT, Phân tích
viên hệ thống. Hiện tại, lực lượng làm về CNPM vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu
cả về chất lượng và số lượng. Cần có những đơn vị đào tạo làm cầu nối giữa đào tạo
hàn lâm và ứng dụng trong công nghiệp và kinh tế-xã hội.
.

24


3

M


ỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CHỦ
YẾU CỦA DỰ ÁN
CNTT là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của quốc gia và nhận
được sự quan tâm và đầu tư lớn của chính phủ trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên,
nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành CNTT vẫn còn rất hạn chế. Được sự hỗ trợ
của Chính phủ Ấn Độ, dự án được xây dựng nhằm mục tiêu chính là hình thành đội
ngũ cán bộ có đủ năng lực để nghiên cứu, giảng dạy, phát triển và triển khai ứng dụng.
Dựa trên các mục tiêu chiến lược cũng như phân tích hiện trạng CNTT của Thành phố,
các mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn cũng như các công việc cần thiết để đạt được
mục tiêu đó sẽ được đề cập đến trong chương này

1.8 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chính của trung tâm là hỗ trợ nâng cao năng lực trong lĩnh vực công
nghệ thông tin cho các cán bộ công tác tại các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân,
học sinh, sinh viên có nhu cầu học tập, nâng cao trình độ bắt kịp với tốc độ phát triển
CNTT trên thế giới, dự án đặt ra những mục tiêu cụ thể sau:
1 Xây dựng chương trình đào tạo về CNTT cơ bản và nâng cao. Hệ thống chương
trình này tập trung vào ứng dụng các công nghệ mới, các ngôn ngữ lập trình
tiên tiến giúp cho học viên tránh sự lạc hậu về mặt công nghệ, có thể tham gia
công tác ngay sau khi kết thúc khóa học. Hiện nay, thực trạng đào tạo của nước
ta chưa bắt kịp với tốc độ phát triển công nghệ nói chung và CNTT nói riêng,
trung tâm hỗ trợ nguồn lực sẽ giúp học viên giải quyết khó khăn này.
2 Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, có năng lực
làm việc thực tế để có thể hướng dẫn học viên tham gia những dự án thực tế của
trung tâm. Ngoài ra, một yêu cầu không thể thiếu đối với đội ngũ giảng viên là
khả năng biên soạn, cập nhật giáo trình phù hợp với các giáo trình cùng chuyên
ngành của các nước tiên tiến trên thế giới.
3 Đào tạo chuyên gia, chuyên viên, và đội ngũ sinh viên, một nguồn nhân lực
lớn, có chất lượng chuyên môn cao, đủ khả năng đảm trách công việc, nghiên
cứu cũng như phát triển ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng mã nguồn mở trong

các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế - xã hội.
4 Xây dựng môi trường thúc đẩy việc đào tạo, nghiên cứu, phát triển ứng dụng
tập trung theo các hướng sau:
o Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại đủ năng lực triển khai đào tạo, phát
25


×