Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Các Quan Niệm Xã Hội Về Rủi Ro Một Số Cách Sử Dụng Khái Niệm Rủi Ro Và Bất Trắc Trong Ngành Khoa Học Xã Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.22 KB, 19 trang )

1.1. Các quan niệm xã hội về
rủi ro: một số cách sử dụng
khái niệm rủi ro và bất trắc
trong ngành khoa học xã hội
Vanessa Manceron – Viện dân tộc học và xã hội học so sánh
thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)

Các cộng đồng xã hội và cá nhân khi phải đối
mặt với những tai họa xảy đến thường xuyên
hoặc bất ngờ - bệnh tật, tai nạn, tai biến, thảm
họa –, đều tự hỏi tương lai sẽ ra sao và đánh
giá các mối đe dọa và tác động của những
nghịch cảnh đó. Lo lắng về hiểm nguy và
thảm họa không phải điều mới mẻ và cũng
không chỉ giới hạn ở một vài nơi nào đó; đó là
một trải nghiệm đan xen giữa cảm giác thấy
mình yếu ớt và khơng may trước những mối
bất hạnh đó.
Thế nhưng, thuật ngữ « nguy hiểm » nguyên
gốc trong tiếng Pháp có nghĩa là « phó mặc
một sự việc » hoặc « dưới sự thống trị của ai
đó » khơng được nhầm với thuật ngữ « rủi
ro » vì nội hàm của thuật ngữ này liên quan
nhiều hơn đến khái niệm khả năng có thể dự
báo hoặc xác suất có thể xảy ra. Thuật ngữ
« rủi ro » là một cách đặc biệt để xác định và ý

thức về mối đe dọa và khả năng mối đe dọa
đó có thể xảy đến, thuật ngữ này dần dần
được sử dụng nhiều trong các xã hội công
nghiệp kể từ thời kỳ hiện đại, giai đoạn từ thế


kỷ XVI đến thế kỷ XIX (Peretti-Watel, 2001).
Như vậy, khái niệm này có một lịch sử hình
thành mà các ngành khoa học xã hội đã biết
nắm cơ hội sử dụng nó, vì nó giúp cho nhìn
thấy sự xuất hiện của một cách hiểu nào đó
về khái niệm nguy hiểm, một đặc điểm nổi
trội của xã hội đương đại, thường được gọi
chung là « xã hội rủi ro » kể từ sau nghiên cứu
của nhà xã hội học Ulrich Beck.
Các xã hội ngày càng có nhiều rủi ro trong
phát triển. Chúng ta đang chứng kiến cả
một q trình « đặt thế giới vào vòng rủi ro »,
và các mối đe dọa mới cũng ngày càng lây
lan – rủi ro công nghệ, rủi ro y tế, rủi ro môi
trường, rủi ro xã hội.

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 39 ]


Chính trong một thế giới bất định như vậy
mới cần đến công việc của các ngành khoa
học xã hội để có thể mơ tả và tìm hiểu đặc
điểm của các rủi ro đó (Callon và Lascoumes,
2001). Để làm được điều này, các nhà nghiên
cứu, dù thuộc ngành xã hội học hay nhân
học, đều nghiên cứu rủi ro như là một văn
hóa gắn liền với từng cá nhân, quan tâm
tới cách thức dẫn đến nhận thức của xã hội

về mối nguy xét trên phương diện văn hóa,
phân tích tình trạng bất bình đẳng và bất
cơng xã hội có thể được bộc lộ hoặc làm sâu
sắc thêm thông qua việc quản lý rủi ro, hoặc
nữa là mô tả các giải pháp xã hội và những
công cụ được đưa ra để quản lý sự bất hạnh,
trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc
một sự việc đột nhiên xảy ra như trường hợp
của các thảm họa.
Các ngành khoa học xã hội góp phần rất lớn
làm sáng tỏ những thách thức đương đại liên
quan đến rủi ro và thảm họa, tùy theo các bối
cảnh xã hội khác nhau và mối nguy hiểm có
liên quan. Trong khóa học này tơi xin được
xem xét vị trí của khái niệm rủi ro và việc xử lý
tai họa gặp phải trong khoa học xã hội cũng
như trong xã hội nói chung. Trước hết, tôi
xin nhắc đến khái niệm rủi ro ở một số mốc
lịch sử để từ đó đưa ra một định nghĩa hoặc
phân tích cụ thể khái niệm này, sau đó,
chúng  ta sẽ lướt qua xem các ngành khoa
học xã hội, đặc biệt là ngành nhân học văn
hóa đề cập lĩnh vực này như thế nào, và cuối
cùng, qua phân tích trường hợp dịch cúm gia
cầm, chúng ta sẽ phân tích một ví dụ về khả
năng kết nối giữa nghiên cứu, một sự việc
khơng may và các nhóm xã hội đã từng có
trải nghiệm và nói về sự việc đó. Nghiên cứu
về trường hợp dịch cúm gia cầm này sẽ tập
trung vào các quan niệm xã hội cũng như

những cách phản ứng khác nhau của người

dân thành thị và nông thôn trước dịch cúm
tại Pháp.

1.1.1. Biết rõ các mối đe dọa
Khái niệm rủi ro mang nhiều trường nghĩa : nó
chỉ sự việc xảy ra bất ngờ (tương lai bất định,
không biết trước được) / chỉ sự may rủi, điều
may mắn, số mệnh hoặc ngẫu nhiên (hồn
cảnh may mắn sung sướng hoặc khơng may,
bất hạnh ảnh hưởng đến số mệnh của cá
nhân hoặc cộng đồng xã hội) / chỉ một tai
biến làm gián đoạn nhịp sống thông thường
và cắt đứt ý nghĩ cho rằng con người được
định đoạt bằng một tương lai ổn định (gián
đoạn, thay đổi đột ngột khơng tránh được).
Nhìn chung, rủi ro có đặc điểm liên quan đến
sự ngẫu nhiên, khơng chắc chắn, có thể coi
nó là một mắt xích bị khuyết trong chuỗi
quan hệ nhân quả và thường tạo ra sự lộn xộn
hoặc điều nằm ngồi dự tính. Một tai biến, có
thể gán cho là do ngẫu nhiên (bất định) hoặc
do các mối liên hệ nhân quả có bản chất khác
nhau (do ý trời hay thần thánh, do hiện tượng
vật lý, thiên văn, sinh học, v.v.). Nếu như tất cả
các xã hội đều có những trải nghiệm về sự
bất ổn và nghịch cảnh thì khung khái niệm
mà mỗi xã hội đưa ra để giải thích các hiện
tượng, nắm bắt được chúng và có giải pháp

với những bất ổn lại hồn tồn khác nhau.
Chẳng hạn như thuật chiêm đốn là một
cách đặc biệt phổ biến trên thế giới để lắng
nghe điều bất ngờ. Đây là một học thuyết tri
thức nhằm nắm bắt được phần bí mật của
thế giới, đốn biết về tất cả những gì cịn nằm
ngồi tầm hiểu biết của con người, các sự
việc xảy ra một cách vơ tình, ngẫu nhiên, vốn
đầy bí ẩn và con người khơng nắm bắt được
(Bottéro, 1974). Chiêm đoán cho biết những
cách thức tạo một mối liên hệ giữa may rủi và

[ 40 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


điều vơ hình, giúp hình dung được sự tương
ứng giữa thế giới vật lý (những gì nhận thấy
được bằng giác quan) và thế giới nội tâm
(những gì thuộc phi vật chất và vơ hình, như
tinh thần, sức sống, linh hồn, thần thánh, v.v.).
Chiêm đốn mang lại một sự giải thích hợp lý
chấp nhận được cho những hiện tượng mà
ta không thể giải thích được một cách duy lý,
kể cả về nguồn gốc, hay diễn biến của hiện
tượng đó, và như vậy, chiêm đoán sẽ loại trừ
yếu tố ngẫu nhiên ra khỏi cách giải thích sự
vật hiện tượng hay sự việc diễn ra.

cùng với sự ra đời của một hệ thống bảo
hiểm hiện đại, cho rằng các nguyên nhân của

tai nạn hay sự vận hành của thế giới là nằm
ngoài ý trời.

Nhưng khoa học luận lại tuân theo một tính
hợp lý khác. Thế giới chỉ có thể biết được và
nắm bắt được khi khơng cịn dấu vết nào
mang tính chủ ý, có tác động dù là của thánh
thần hay của con người. Những gì cịn chưa
được biết đến, khơng thể đốn trước, bí ẩn
hoặc vơ hình chính là phần của thế giới khách
quan, đo đếm được, song chủ thể nắm giữ
sự hiểu biết vẫn chưa thể khám phá ra hoặc
dự đoán một cách chắc chắn. Yếu tố ngẫu
nhiên được đưa vào trong vô số các thuyết
định mệnh mà khoa học dựng lên để giải
thích các hiện tượng, nhưng đồng thời khoa
học cũng mong muốn làm sao giải tỏa được
những thuyết định mệnh đó. Các biểu đồ
ngẫu nhiên được dựng lên để mơ hình hóa
các kịch bản lây lan vi rút có thể xảy ra chính
là một ví dụ để minh họa cho mơ hình này.

1.1.2. « Xã hội rủi ro »: các mối
đe dọa trở nên phổ biến và một
động thái xã hội-chính trị

Yếu tố ngẫu nhiên nằm ngồi sơ suất hay chủ
đích. Theo Peretti-Watel (2001), thuật ngữ
« rủi ro » xuất hiện ở Ý vào thế kỷ XIV để chỉ
những trở ngại và hiểm họa trên biển, hiện

được dùng với một khái niệm nội hàm mới,

Như vậy, rủi ro là một mối nguy hiểm có thể
dự báo (ta biết nó có thể xảy đến), và ta có
thể chuẩn bị trước để phịng ngừa hoặc đối
phó. Với quan điểm như vậy, rủi ro được thay
cho may mắn. Đó chính là sản phẩm của xu
hướng khoa học luận mang tính xác suất,
thống kê và lượng hóa bằng các con số.

Phải đến thế kỷ XX thì khái niệm rủi ro mới
phát triển trở thành đặc điểm của các xã
hội đương đại, theo dòng nghiên cứu của
hai nhà xã hội học Ulrich Beck và Anthony
Giddens. Theo A. Giddens, đặc điểm mới lạ
nhất của xã hội hiện đại là khiến toàn nhân
loại phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn: kể từ
những năm 1970, các rủi ro xảy ra do hoạt
động « sản xuất » hoặc là kết quả của các
hoạt động con người là vô cùng nhiều,
mang tính tồn cục, đa dạng và ảnh hưởng
tới người dân thường ở những cấp độ rộng
lớn. [2] Như vậy, đặc điểm nổi bật của thời kỳ
hiện đại là ảnh hưởng ngày càng tăng của rủi
ro tới cuộc sống của mỗi cá nhân, cùng lúc là
niềm tin vào những tiến bộ của xã hội hiện
đại ngày một suy giảm, tri thức ngày càng
trở nên thiếu đồng nhất, khoa học bị đặt vào
tranh luận và khơng cịn ở vị trí số một nữa
(Lyotard, 1979).


[2]Sự cố tai nạn hạt nhân tại các nhà máy điện hạt nhân Three Miles Island (1979), Tchernobyl (1986) và Fukushima
(2012); rủi ro về cơng nghệ cịn có thể xảy đến trong ngành cơng nghiệp hóa chất (Seveso năm 1974), hoặc về môi
trường (Torrey Canyon năm 1967 và Amoco Cadiz năm 1978), y tế (ESB năm 1988 và cúm gia cầm năm 2005), v.v...

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 41 ]


Tất cả các nghiên cứu xã hội học đều nhấn
mạnh đến những căng thẳng đặc trưng của
Xã hội rủi ro: một bên là những mối đe dọa
lan tràn và một bên là những rủi ro được đặt
dưới tầm kiểm soát và giám sát chặt chẽ;
một bên là mong muốn tìm kiếm sự an tồn
cịn một bên là lo lắng gia tăng gắn với sự
nghi ngờ về giá trị của các nghiên cứu đầu
ngành và cảm giác thế giới kỹ thuật ngày
càng trở nên thiếu minh bạch và gây nhiều
tai hại.
Tuy nhiên, theo Beck (2001), các vấn đề liên
quan đến phát triển kinh tế và kỹ thuật công
nghệ không hề mới, chúng được đặt ra ngay
từ thời trung cổ, các vấn đề về y tế công
cộng bị cho là do ô nhiễm đô thị là một bằng
chứng. Theo tác giả này, đặc trưng của Xã hội
rủi ro chủ yếu là « kiến trúc xã hội và động thái
chính trị » của các mối đe dọa. Từ đặc điểm
mang tính xã hội học và chính trị này của khái

niệm đe dọa ở thời kỳ đương đại, ta có thể rút
ra được một số đặc tính đáng chú ý:
- những thiệt hại thường là vơ hình và khơng
thể tránh khỏi có thể được giảm thiểu hoặc
trở nên trầm trọng hơn là tùy theo định
nghĩa mà mỗi xã hội xây dựng nên xung
quanh khái niệm này;
- khái niệm rủi ro địi hỏi phải có cách diễn
giải mang tính quan hệ nhân quả, và điều
này là độc quyền trong lĩnh vực kiến thức
khoa học. Thực tế, song song với việc người
ta có cái nhìn ngày càng mang tính phản
biện với tri thức khoa học, tiến bộ khoa
học cũng giúp nâng cao nhận thức về mối
nguy hiểm;
- sự phân bố các mối đe dọa có một phần
khớp với tình trạng bất bình đẳng (giữa các
tầng lớp xã hội trong một nước hoặc giữa
các nước với nhau), nhưng đồng thời cũng
ẩn chứa hiệu ứng Boomerang và phản

ngược lại chính những người tạo ra hoặc
lợi dụng các mối nguy hiểm đó (ví dụ các
tập đồn cơng nghiệp, các nhà sản xuất).
Như vậy, rủi ro tạo ra những bất bình đẳng
mới về lãnh thổ giữa các nước phía Bắc và
các nước phía Nam, tuy nhiên vì các mối đe
dọa có đặc tính trùm lên các quốc gia nên
các rủi ro đó có thể làm suy yếu việc xây
dựng bất cứ một quốc gia-nhà nước nào ;

- mong muốn tìm kiếm sự an tồn đã thay
thế cho ảo tưởng về sự bình đẳng. Như vậy,
một kiểu tinh thần đoàn kết đã được rèn
đúc trong tâm lý sợ hãi, tinh thần đoàn kết
dạng này có thể trở thành một sức mạnh
chính trị và đảm bảo được sự chính danh
cho một Nhà nước an toàn. Đồng thời, rủi
ro cũng tạo nhiều phân biệt và đối lập trong
xã hội, giữa một bên là những người phải
đối mặt với rủi ro và những người hưởng
lợi từ đó, giữa những người đưa ra định
nghĩa về rủi ro và những người tiếp nhận
những định nghĩa đó. Như vậy, xã hội rủi ro
là xã hội của khoa học, của truyền thơng và
thơng tin, trong đó vấn đề cần làm khơng
phải là chuẩn bị để đối phó với sự thiếu
thốn được quản lý trong khuôn khổ của
Nhà nước-Quốc gia, mà là phải chuẩn bị
để đối phó với nguy hiểm trong khn khổ
của những hệ thống liên minh tồn cầu.

1.1.3. Các thuyết văn hóa về
rủi ro và nhận thức của xã hội về
nguy hiểm
Các ngành khoa học xã hội thường được đề
nghị nêu ý kiến về phần cuối những tranh
luận công khai, tức là đưa ra các phân tích về
người dân và dư luận « để hiểu nhận thức của
họ, lý do họ lo lắng, họ nghe theo tin đồn như
thế nào, xu hướng tại sao họ hoảng sợ, v.v. »

(Gilbert, 2002). Những trơng chờ vào phân
tích khoa học xã hội này thường dựa trên sự

[ 42 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


tin tưởng mà hầu như đều cho rằng có hai
loại rủi ro, một là rủi ro khách quan (thực sự
đo đếm và sờ nắn được) và một là rủi ro chủ
quan (theo những nhận thức và ý tưởng
hình thành nên trong đầu từ những gì nhìn
thấy trên thực tế). Phân biệt như vậy sẽ thấy,
các cách nhận thức của xã hội sẽ gây trở ngại
cho nỗ lực để hiểu, nắm bắt và nhìn nhận
một cách khách quan những rủi ro gặp phải;
và những cách nhận thức đó chủ yếu liên
quan đến niềm xác tín chứ khơng liên quan
đến tri thức khoa học.
Một trong những thách thức đối với các
ngành khoa học xã hội, đặc biệt với ngành
nhân học, là đưa những cách nhận thức của
xã hội về rủi ro ra khỏi sự bó buộc trong phạm
vi tâm lý mê tín và sự phi lý. Các nhà nhân học,
với cơng việc chính là giúp đưa ra cho thấy
những nguyên tắc đồng nhất về khoa học
luận trong các xã hội không hiện đại, đã chỉ ra
rằng tâm lý sợ hãi trước một mối nguy hiểm
tuân theo các logic xã hội văn hóa đặc thù và
đều có sự hợp lý của nó.
Tác phẩm của Douglas và Wildavslky (1982)

minh họa rõ nét mẫu hình của việc xác định
tính chất văn hóa trong những nhận thức về
rủi ro. Các tác giả đã phân biệt bốn loại hình lý
tưởng trên cơ sở các đặc điểm ít nhiều được
phân theo thứ bậc và tách bạch với nhau của
các nhóm xã hội, ở đây tơi chỉ xin phép được
nhắc đến một số đặc điểm chính :
- cơ cấu tổ chức theo thứ bậc, nguyên mẫu
của nhóm này là bộ máy quan liêu, với đặc
điểm nổi bật là phân hóa mạnh về vai trị và
vị thế, và sự gắn bó với một số giá trị nhất
định như trật tự và ổn định. Trong nhóm này
có thể nhận thấy một xu hướng tơn trọng
các tri thức chính danh và ác cảm với rủi ro
và tìm giải đáp cho những rủi ro đó bằng
cách tạo ra các quy định (quy định bắt buộc

phải xét nghiệm kiểm tra nhiễm HIV/AIDS,
tiêm phòng cúm gia cầm, v.v.). Các chủ thể
trong nhóm này thường có xu hướng coi
thiên nhiên to lớn tới một số ngưỡng nhất
định nào đó mà vượt qua những ngưỡng
này thì các thiệt hại có thể gây những mất
cân bằng lâu dài. Quan điểm này biện minh
cho việc kiểm soát nhằm tạo một khung
điều chỉnh cho phát triển cơng nghiệp mà
khơng cấm đốn sự phát triển này;
- xu hướng cá nhân chủ nghĩa, với nguyên
mẫu là thị trường tư bản chủ nghĩa của
các doanh nghiệp tư nhân. Ở đây, các tình

huống bất ổn khơng cần thiết phải tránh
né, vì rủi ro cũng có thể là một cơ hội để
khai thác và phát huy được khả năng của
mình. Trong nhóm này có thể nhận thấy
ưu tiên được dành cho việc phòng ngừa
và khái niệm trách nhiệm cá nhân và thái
độ bất chấp đối với các quy định mà người
ta luôn cho là quá khắt khe. Những người
theo xu hướng này thường tin tưởng nhiều
hơn vào kiến thức, thơng tin chính thức,
vào các chun gia, song cũng hết sức mê
mẩn công nghệ tiên tiến và những đổi mới
công nghệ. Thiên nhiên luôn được coi là vơ
cùng to lớn và có sức đề kháng mạnh mẽ,
trong trường hợp bị mất cân bằng, thiên
nhiên có thể tự bù đắp để quay về trạng
thái cân bằng ban đầu;
- xu hướng bình đẳng là xu hướng chủ yếu
liên quan đến các nhóm xã hội tương đối
khép kín, như mơi trường quân đội, các
tổ chức nghiệp đoàn, hiệp hội cư dân ven
miền sơng nước, v.v. Thành viên của nhóm
này thường phát huy các giá trị bình đẳng
và tâm lý thuộc về một tập thể. Trong
nhóm này có thể nhận thấy xu hướng tự
huy động các nguồn thông tin và tri thức
của cá nhân để phản đối hoặc thử thách
các quyết định của cơ quan nhà nước trong

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


[ 43 ]


vấn đề đối phó rủi ro. Là những người đặc
biệt nhạy cảm với rủi ro môi trường và công
nghệ, các chủ thể trong nhóm này thống
nhất với ý tưởng cho rằng thiên nhiên rất
mong manh, dễ bị tác động và cân bằng
thiên nhiên có thể bị đe dọa, điều này là
khó có thể tránh được và có thể trở thành
thảm kịch,
- sau cùng là xu hướng bên lề, đây là xu hướng
của những người bị gạt ra ngoài, dễ bị tổn
thương về mặt xã hội hoặc có vị trí thấp hơn
so với phần còn lại của xã hội, đặc trưng của
nhóm này là thiếu quan điểm rõ ràng về rủi
ro, mà một trong những nguyên nhân là do
thiếu thông tin. Thường họ là những người
hứng chịu rủi ro, họ tin vào định mệnh, vào
sự không may, và cho rằng thiên nhiên
(giống như số phận) rất thất thường, và sẽ
là không tưởng nếu tìm cách kiểm sốt nó.
Theo cách phân loại này của Douglas và
Wildavslky, những mối đe dọa hay tai họa ảnh
hưởng đến các cá nhân là công việc của đội
ngũ chuyên gia, các nhà nghiên cứu, song
không bao giờ lại chỉ có mình họ: việc nắm
bắt và diễn giải thường là công viêc chung,
được chia sẻ và thảo luận trong các nhóm xã

hội, và từ đó làm sáng tỏ các mối quan hệ ít
nhiều mang tính xung đột mà các cá nhân
kết nối với phần còn lại của xã hội (Augé và
Herzlich, 1984).

1.1.4. Hướng tới một cái nhìn
nhân học về thảm họa
Các xã hội khi đối mặt với nghịch cảnh thường
trải nghiệm hai dấu mốc thời gian: trước (rủi
ro, mối nguy hiểm, lâm nguy, sự đe dọa, tức là
tương lai đón trước) và sau (sự việc đã xảy ra,
thảm họa, nỗi bất hạnh, điều phiền não, tức là
quá khứ phải chịu đựng). Nếu như xã hội học
có đóng góp rất lớn trong nghiên cứu về rủi
ro thì nhân học lại phát huy được vai trò tuyệt

vời trong nghiên cứu về những điều bất trắc
và những sự việc đôi khi tác động lâu dài tới
các cá nhân và xã hội loài người, như trường
hợp bệnh tật, thiên tai hoặc các thảm họa.
Khi  những sự việc đó trở thành đối tượng
nghiên cứu của các nhà nhân học, họ sẽ tìm
hiểu, phân tích những trải nghiệm của nạn
nhân, cuộc sống bình thường của họ bị đảo
lộn, phải tổ chức lại cuộc sống hàng ngày, ký
ức về thảm họa đã xảy ra, tâm trạng phiền
não được thể hiện như thế nào, những mối
quan hệ tương tác mới nảy sinh giữa người
dân địa phương và các chuyên gia, những
thay đổi mới liên quan đến quản lý sự việc về

chính trị, y tế và truyền thơng.
Trong một bài báo tham khảo, Langumier và
Revet (2011) đã tổng hợp rất hiệu quả hiện
trạng các nghiên cứu đã được thực hiện và
đặc biệt là các phương pháp tiếp cận dưới
góc độ nhân học khác nhau xoay quanh
các đối tượng nghiên cứu này. Sau khi nhắc
đến những đóng góp của các ngành khác
như xã hội học thông qua hệ thống cảnh
báo (Chateauraynaud và Torny, 1999), địa lý
với những nghiên cứu về mức độ dễ bị tổn
thương của các tổ chức xã hội (Hewith, 1983),
khoa học chính trị với những tiếp cận về
quản lý khủng hoảng và vai trò của các chủ
thể (Gilbert, 2002), hai tác giả đã nhấn mạnh
rằng, trên hết, nhân học đề xuất « tập trung
vào việc coi thảm họa là một trải nghiệm xã
hội, để từ đó đặt ra câu hỏi: cái gì tạo ra một
sự việc ở cấp độ địa phương? Người ta sống
chung với thảm họa như thế nào ? ».
Theo hai tác giả, sự quan tâm của ngành nhân
học đối với đề tài này không phải là mới, tuy
nhiên, khó phân biệt nó với các trường phái
nghiên cứu thực thụ, ít nhất là trên góc độ
tiếp cận đề tài. Các tác giả nhắc đến những
nghiên cứu có sử dụng khái niệm thích nghi
và quan tâm đến cách thức mà các xã hội

[ 44 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD



lồi người thích nghi với những mơi trường
khó khăn (khả năng ứng phó, sự ổn định
được đảm bảo bằng tri thức và những quy
tắc xã hội) (Evans-Pritchard, 1968 ; Firth, 1959).
Một mảng khác trong lĩnh vực nghiên cứu
này quan tâm đến sự vận động xã hội và cộng
đồng cũng như tới những logic trong hành
động khi xảy ra thảm họa (tương tác, phối
hợp với các tổ chức nhân đạo, tác động của
các chính sách quản lý và tái thiết sau thảm
họa) (Oliver-Smith, 1986; Fassin và Vasquez,
2005). Một yếu tố nữa cũng được phân tích
là cách thức các xã hội diễn giải sự việc xảy
ra, cho nó một ý nghĩa nào đó, tùy thuộc vào
văn hóa của mình. Ở một góc nhìn khác hơn,
một số tác giả cịn tìm hiểu về các yếu tố khác
nhau giải thích cho mức độ dễ bị tổn thương
của một xã hội trong một hoàn cảnh kinh tế
xã hội nhất định (Copans, 1975). Cuối cùng,
một số tác giả cịn địi hỏi phải cơng nhận lợi
ích của các nghiên cứu mà họ đã thực hiện
nhằm hiểu rõ hơn và tính đến vai trị của bối
cảnh địa phương cũng như quan điểm của
chính các nạn nhân trong cơng tác quản lý
thảm họa.
Trong mọi trường hợp, nhân học đều luôn
gắn với con người, gắn với logic hành động
và logic diễn giải của họ để hiểu được tính
hợp lý, hiểu được các lý giải mang tính cá

nhân hoặc văn hóa, các thách thức về quan
hệ xã hội, quan hệ với đất đai lãnh thổ địa
phương, với bản sắc và ký ức. Nhân học đặt
mình sát gần hơn với trải nghiệm. Đó chính là
những gì chúng ta sẽ phân tích tiếp theo qua
một nghiên cứu trường hợp thực hiện với các
nhóm xã hội khác nhau cùng tham gia giải
quyết cuộc khủng hoảng cúm gia cầm xảy ra
ở vùng La Dombes, Pháp vào mùa xuân năm
2006.

1.1.5. Trường hợp dịch cúm
gia cầm : huy động các lực lượng
xã hội khác nhau, xác định và
quản lý khủng hoảng
Trong quá khứ, lĩnh vực thú y thường chỉ
được hiểu một cách rất đơn giản là kiểm sốt
bệnh tật ở vật ni để đảm bảo an toàn tại
phạm vi địa phương hoặc quốc gia. Những
sự cố xảy ra trong những năm gần đây (bệnh
bị điên, lở mồm long móng, SARS, cúm
gia cầm) đã gây nhiều tranh luận trong bối
cảnh thế giới toàn cầu hóa. Hiển nhiên, các
vấn đề liên quan đến thú y, y tế công cộng,
thực phẩm và môi trường đang trở thành các
vấn đề tương quan qua lại lẫn nhau. Cái nhìn
đối với dịch bệnh vật ni cũng đã thay đổi.
Các bệnh lây truyền từ động vật sang người
đã trở thành một vấn đề được đề cập trong
chính trị.

Thực tế, hiện có hai cách nhìn cùng tồn tại
song song, một cách nhìn của chính trị nhà
nước và một cách nhìn của các tổ chức quốc
tế, một bên liên quan đến các tiêu chuẩn về
vệ sinh dịch tễ và các biện pháp dự phịng,
và một bên là các vấn đề chính trị, mỗi bên
dẫn đến một cách tường thuật khác nhau.
Bệnh dịch không chỉ đơn giản là quản lý quần
thể, bằng các biện pháp đo lường, tính tốn
rủi ro; nó cịn liên quan đến kinh nghiệm,
cảm nhận và các hệ thống quan hệ tồn tại
trong xã hội. Những yếu tố này có thể phát
sinh căng thẳng giữa một bên là thực tế được
các chuyên gia dịch tễ hoặc kinh tế làm cho
trở nên khách quan và một bên là những
cách hiểu khác nhau của người dân cũng như
hành động của họ.
Quan điểm của tôi được phát triển trên cơ sở
các yếu tố kinh nghiệm, cách nhìn nhận và
hành động trong thực tiễn. Đây là một thời
điểm thú vị đối với nhà dân tộc học, vì khi

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 45 ]


vi-rút đã thâm nhập vào thế giới con người,
kiến thức, cách nhìn nhận và các cấp độ
hành động sẽ lan truyền theo phạm vi dịch

chuyển của các nhóm xã hội, các cộng đồng.
Các xã hội loài người khi đối mặt với bệnh
tật ln ln có hai cơ chế tư duy: một mặt,
xác định nguồn gốc căn bệnh và mặt khác
cố gắng tránh xa căn bệnh đó. Cùng với các
bệnh lây truyền từ động vật sang người, vấn
đề này càng đặt ra gay gắt, vì nó dẫn đến khả
năng kết hợp xun-chủng loài khủng khiếp.
Ở Pháp, các chủ thể phản ứng khác nhau
trước dịch cúm gia cầm xảy ra vào mùa xuân
năm 2006 tại vùng Dombes. Những cách
thức mà mọi người hiểu về bệnh cúm gia
cầm đã hình thành nên những mối quan
hệ đặc biệt giữa con người với con người,
giữa con người với các loài động vật và rộng
hơn nữa là với mơi trường. Lồi vật nào và
những người nào người ta muốn bảo vệ, loài
vật nào người ta muốn tránh xa để bảo vệ
sự an toàn cho bản thân? Trong mọi trường
hợp, nguồn gốc vi-rút được xác định xa bản
thân nhất có thể, giống như một hình ảnh
khác của bản thể. Đây sẽ là ý tưởng xuyên
suốt trong phần tiếp theo, tơi sẽ phân tích
các logic cũng như phản ứng khác nhau của
hai cộng đồng, cộng đồng người chăn nuôi
nông thôn và cộng đồng người dân đô thị
tham gia vào công việc bảo vệ môi trường
và vật nuôi.
Logic của những người chăn ni ở nơng thơn
Dombes là một vùng có khí hậu ẩm, nằm

ở phía Bắc thành phố Lyon, miền Tây nước
Pháp, không xa biên giới với Thụy Sĩ. Vùng này
có nhiều ao hồ, được sử dụng để ni cá và
là nơi săn bắn các loài thú hoang sinh sống ở
các vùng đầm lầy, đây cũng là nơi hàng năm
có các đàn chim di trú bay qua. Nghề chăn
nuôi gia cầm ở đây chủ yếu là nuôi ở sân nhà,

nhưng mỗi xã cũng đều có một hoặc hai
trang trại lớn nằm cách xa các khu dân cư.
Khi  vi-rút H5N1 xuất hiện ở một trang  trại
ni gà tây theo hình thức cơng nghiệp và lây
sang các loài chim trời sống ở các vùng đầm
lầy lân cận (hàng trăm con ngỗng và vịt trời),
cả vùng đã bị đặt dưới các biện pháp kiểm
dịch gắt gao khiến cho vùng phải chịu những
thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong khoảng
thời gian gần sáu tháng (Xem Bản đồ 2).
Toàn bộ các hoạt động trong đời sống địa
phương bị ảnh hưởng, hoạt động du lịch
giảm sút, các địa điểm săn bắt, thu nhập từ
các ao cá và thu nhập từ nông nghiệp cũng
đều bị giảm sút sau khi các hàng rào chắn
được dựng ra để cách ly ổ dịch, sau khi có
lệnh cấm tiếp cận với 2.000 ao hồ, đầm lầy
trong vùng, cũng như lệnh tiêu hủy các lồi
gia cầm và gia súc ni ngồi trời, ngồi ra
việc bn bán các sản phẩm từ gia cầm cũng
bị đình trệ (Manceron, 2009).
Người ta e ngại kinh tế vùng có thể bị tê

liệt nếu như tình hình cứ tiếp tục kéo dài và
điều này dẫn đến làn sóng chỉ trích các biện
pháp y tế áp dụng tại địa phương. Người ta
cho rằng chính các biện pháp đó cịn gây ra
nhiều tổn hại hơn bản thân dịch cúm, một
điều đáng nói hơn nữa là các phương tiện mà
chính quyền đưa ra để kiểm sốt dịch bệnh
đã khơng được người dân ủng hộ. Vấn đề chủ
yếu là các biện pháp vệ sinh dịch tễ, vì khơng
áp dụng được đối với từng cá nhân nên được
áp dụng trên quy mô không gian và cộng
đồng rộng hơn.
Phương thức quản lý bao quát trên quy mô
rộng này làm mờ đi khái niệm con người,
trong khi đó, đây lại là yếu tố được huy động
đầu tiên, ngay khi người ta phải đối mặt với
dịch bệnh xuất hiện. Cách quản lý như vậy
cũng khiến cho cơ thể con người và động vật

[ 46 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


Bản đồ

2

Vùng Dombes bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm
(H5N1) năm 2006 : phân vùng kiểm dịch và chống
lây lan


Joyeux (Ain) : trường hợp
cúm gia cầm đầu tiên ở Pháp

Nguồn: Báo « Le Parisien » ngày 18 tháng 2 năm 2006.

được đối xử như nhau, khơng có sự phân biệt,
đều được coi là yếu tố tiếp nhận và có thể lan
truyền vi-rút. Ranh giới giữa các loài bị vi-rút
lây lan và những e ngại đối với sức khỏe bản
thân mỗi cá nhân dường như đã bị làm tan
loãng đi trước tính duy lý về mặt khoa học
sinh học của các biện pháp được đưa ra áp
dụng.
Điểm gây tranh cãi thứ hai liên quan đến việc
phân định không rõ ràng giữa vùng có nguy
cơ (cần phải được phịng dịch) và vùng nguy
hiểm (cần phải được cách ly). Đương nhiên,
ranh giới được đặt ra là để phân cách các

không gian, nhưng ranh giới đó cũng mặc
định khơng gian đó được xếp vào loại nào.
Trong thực tế, nó tạo ra sự đối lập giữa một
bên là người bệnh (ở phía trong đường ranh)
và người lành (ở phía ngồi đường ranh).
Trong tưởng tượng của những người ở phía
trong đường ranh, điều này dẫn tới nhiều
hình thức kỳ thị từ phía ngồi. Việc xác định
các khu vực độ ẩm cao, nhiều đầm lầy là các
khu vực có nguy cơ hoặc việc sử dụng cách
nói vùng bị nhiễm thay vì nói là vùng có nguy

cơ để bảo vệ các khơng gian và cộng đồng
nằm ngồi đường ranh, tức là vẫn chưa bị
nhiễm vi-rút, đã khiến những người ở trong

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 47 ]


đường ranh có cảm giác bị mất giá, bị tẩy
chay (Manceron, 2008).
Điểm gây tranh cãi thứ ba liên quan đến cách
đối xử khác nhau đối với gia cầm nuôi nhốt
và các lồi chim hoang dã. Trong khi các đàn
gà ni bị cách ly, hoặc tiêu hủy, kể cả những
con lành, chưa nhiễm vi-rút, khơng có một
biện pháp nào được áp dụng đối với các
lồi chim hoang dã có mang dịch, và chúng
vẫn tự do bay lượn, vượt qua các vùng cách
ly, phân của chúng vẫn tiếp tục reo rắc vi-rút
tới những nơi chúng bay qua. Theo ý kiến
của người chăn nuôi, các biện pháp kiểm
dịch được đem áp dụng đã đảo ngược trật
tự lợi ích, tập trung quan tâm nhiều đến môi
trường hơn là đến con người.
Những người hiểu theo cách này cơng khai
cho rằng chính các lồi chim hoang dã mới là
nơi phát ra ổ dịch. Cách thức quy trách nhiệm
này chỉ nên hiểu một cách tương đối trong
bối cảnh hệ thống xã hội ở một giai đoạn

nhất định nào đó. Trong trường hợp dịch
cúm gia cầm xảy ra ở Dombes trong những
năm 50, người ta cho rằng nguyên nhân phát
tán dịch là do chu trình bn bán gà con một
ngày tuổi từ xã này sang xã khác. Trong đợt
dịch lần này, nguyên nhân lại không phải như
vậy. Việc lây lan bệnh giữa gia cầm ni nhốt
và các lồi chim trời đã dẫn đến việc người
ta có thêm một khả năng nữa trong việc tìm
kiếm ngun nhân giải thích phù hợp. Và
nguyên nhân này được người ta công nhận,
là bởi nó hiện thực hóa các vấn đề xã hội-mơi
trường và phù hợp với cách nghĩ trong các xã
hội nông thôn đương đại.
Ở Dombes, việc phân biệt gia cầm hoang/gia
cầm ni xuất hiện ngay trong những câu
chuyện lịch sử hình thành của địa phương
và là một trong những chất nền cho sự hình
thành và phát triển của xã hội tại đây. « Văn

hóa » ở đây là khai thác mơi trường tự nhiên
một cách duy ý chí, đặc biệt là nuôi trồng ở
các khu vực ao hồ đầm nước để tránh tình
trạng nước đọng ao tù, cây cỏ mọc tự nhiên
hoang dã và các lồi vật có hại phát triển,
vì tình trạng này có thể dẫn tới sự phát triển
của dịch bệnh và gây rối loạn xã hội. Ý muốn
bảo vệ đa dạng sinh học ở các vùng ngập
nước như vậy đã bị coi là gây rối loạn nghiêm
trọng môi trường sinh thái tại địa phương.

Trong bối cảnh đó, dịch cúm gia cầm xảy ra
vài tháng sau khi một chương trình bảo vệ
môi trường khắt khe được khởi động không
thể coi là một việc ngẫu nhiên. Môi trường tự
nhiên mang đầy những độc hại, và các lồi
vật gây hại, có thể truyền bệnh như thiên
nga đã phát triển nhanh chóng, vượt q khả
năng kiểm sốt của con người.
Nói cách khác, thiên nga là loài vật được đặt
dưới sự bảo vệ của các quy định bảo vệ mơi
trường lại cũng là lồi mang vi-rút cúm gia
cầm, trong khi những người nông dân chăm
sóc các loại gia cầm ni và đảm bảo khai
thác được lợi ích của mơi trường tự nhiên
thơng qua hoạt động ni trồng lại bị nhìn
nhận một cách tiêu cực, thậm chí cịn bị đánh
giá xấu trong cơng việc nhân bản hóa và xã
hội hóa thế giới của mình.
H5N1 là một thực thể có ý nghĩa trong một
hệ thống các tham chiếu xã hội đặc thù.
Trước logic là dịch bệnh có thể lây lan, người
ta thực hiện sắp xếp và lập lại trật tự cho các
phân loại vốn trước đó đã bị phá vỡ ở địa
phương. Người ta tiến hành phân biệt các
lồi thuộc họ lơng vũ, tùy theo dạng quan hệ
cũng như khoảng cách với từng loài. Chẳng
hạn, thiên nga là một lồi vật mang tính trang
trí ở thành phố được xếp giống như gà nhà
ở nông thôn hoặc được coi là một loại thủy
cầm vốn cũng rất quen thuộc mặc dù sống


[ 48 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


Ảnh

1

Cách diễn giải theo kiểu nơng thơn: vi-rút do các
lồi chim trời phát tán

Ảnh: Vanessa Manceron.

hoang dã trong thiên nhiên, tương tự như
việc bảo vệ môi trường sinh thái được quy
cho sản xuất nơng nghiệp và gắn với những
gì mang tính nông thôn.
Vi-rút cúm xâm nhập từ môi trường và một
phần từ cộng đồng. Một sự kiện mang tính
mơi trường sinh thái thực ra ln ln có một
phần mang tính chính trị. Khi tìm hiểu ý nghĩa
của tai họa xảy ra, người ta cũng đưa ra và bảo
vệ ý tưởng của mỗi người về sự khác biệt của
bản thân, về chỗ đứng của mình trong cộng
đồng, nhưng ngày nay, chỗ đứng này có liên
quan rất chặt chẽ với những mối quan hệ mà
cá nhân có hoặc khơng có với mơi trường tự
nhiên, và với những thực thể phi con người,
kể cả các loại vi-rút (Xem Ảnh 1).


Logic của những người hoạt động môi trường
Chăn nuôi động vật tức là đặt mối quan hệ
vào trong logic bảo vệ và chăm sóc. Ngồi
những thiệt hại về kinh tế, bất kỳ một trường
hợp gia cầm nào bị chết hay bị bệnh cũng bị
coi là một thất bại đối với người chăn nuôi,
thất bại trên phương diện kinh nghiệm và kỹ
thuật chăn ni. Khi có sự can thiệp của cơ
quan thú y, đột nhiên họ thấy mình bị tước
mất phương tiện hành động. Logic dịch tễ
học xét về một mặt nào đó thường là bịt mắt
bịt tai trước ý kiến của những người chăn
nuôi cũng như những kiến thức họ tích lũy
được qua kinh nghiệm chăn ni của mình.

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 49 ]


Bên cạnh đó, họ cịn phải đối mặt với trách
nhiệm nặng nề: đảm bảo sức khỏe cộng
đồng, hay nói cách khác là không được
làm hại tới sức khỏe của những người xung
quanh. Xã hội nói chung địi hỏi họ phải hiểu
và chịu trách nhiệm về những gì họ làm.
Những trường hợp khủng hoảng y tế đã
xảy ra càng làm cho trách nhiệm này của họ
thêm nặng nề, thậm chí cịn làm nảy sinh cả
tâm lý nghi ngờ và dè chừng.

Dư luận sau khủng hoảng y tế có vẻ như đi
liền với những chỉ trích ngày càng mạnh mẽ
đối với hình thức chăn ni cơng nghiệp.
Những ý kiến chỉ trích này xuất hiện chủ yếu
từ những mạng lưới hoạt động môi trường
hoặc những người phản đối chăn nuôi công
nghiệp, và thường có ở các khu vực thành thị.
Xu hướng chung là coi chăn nuôi gà công
nghiệp là nguồn gốc dẫn đến dịch bệnh,
ngồi ra họ cũng quy cho thói quen của con
người. Dịch bệnh khơng thực sự có trong mơi
trường thiên nhiên. Nó xuất phát từ quan hệ
có nhiều vấn đề và mang tính hoang dã (hiểu
theo nghĩa ngoại lai, xa lạ) của con người với
thiên nhiên và các loài vật, ngồi ra cịn có
thêm sự tiếp tay của hệ thống tư bản chủ
nghĩa tự do.
Có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm
thứ  nhất, nhấn mạnh vào yếu tố tự nhiên,
là  của những người phản đối cơng nghiệp
hóa chăn ni, họ phân biệt rạch ròi
thiên  nhiên/nhân tạo. Quan điểm thứ hai,
thiểu số hơn, là của những người phản đối
việc chăn nuôi trong những điều kiện tồi
tệ và việc giết  động  vật. Quan điểm thứ
hai này tập  trung vào bản thân con vật và
được đặt trong cặp đối lập giữa một bên là
thống trị/bạo lực và một bên là đồng cảm/coi
trọng. Cả hai quan điểm này đều có liên quan
đến đạo đức chính trị, và gắn với một mối


quan hệ cụ thể và thường nhật với các lồi
vật ni.
Trong trường hợp thứ nhất, những người
hoạt động mơi trường chỉ trích chính sách
ni nhốt tập trung và cách ly các con vật
theo khuyến cáo của các cơ quan thú y và cho
rằng điều kiện nuôi nhốt và tiêu chuẩn cơng
nghiệp sẽ là thành trì vững chắc nhất ngăn
ngừa vi-rút lây lan. Việc thuần hóa q mức
bằng ni nhốt tập trung được biện hộ bằng
các lập luận về vệ sinh dịch tễ, và ảnh hưởng
xấu đến việc chăn thả tự nhiên vốn « thiên
nhiên » hơn nhưng lại bị hy sinh một cách bất
công. Những người theo quan điểm này cho
rằng nếu ủng hộ việc chăn thả tự nhiên sẽ là
khơng đúng vì nhiều lẽ: làm tăng sự bất bình
đẳng giữa những người ni, giữa các quốc
gia (cơng bằng xã hội); quảng bá cho một mơ
hình chăn ni với những điều kiện lý tưởng
cho việc xuất hiện và lây truyền vi-rút; chỉ ủng
hộ những lợi ích về kinh tế cho ngành chăn
nuôi mà không quan tâm đến chất lượng môi
trường, vốn là yếu tố đảm bảo sức khỏe về lâu
dài cho người tiêu dùng.
Quan điểm theo trường phái tự nhiên ngầm
gắn dịch bệnh (vật nuôi và con người) cho
việc nhân tạo hóa quan hệ của con người
với mơi trường sống. Những con vật bị thuần
hóa, bị biến thành đồ vật vì mục đích kinh

tế của con người đã bị « ngã bệnh ». Và đặc
điểm tự nhiên vốn có của chúng nhưng bị
con người bỏ quên, khinh rẻ đã quay trở lại
như một hiệu ứng boomerang nhắm vào con
người dưới dạng vi-rút lây truyền khơng kiểm
sốt được. Nguồn gốc của dịch bệnh không
thể chỉ tồn tại trong thiên nhiên hoang dã
hay khơng chỉ đơn thuần là do thuần hóa.
Nó  xuất phát từ các con vật bị biến thành
nhân tạo, khơng thể ăn được cũng khơng
thể tiếp xúc được, vì chúng đã trở nên hoàn

[ 50 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


toàn xa lạ với sự tiếp nối tự nhiên vốn là một
giá trị thân thiết của những người hoạt động
môi trường nhưng bị kỹ thuật chăn nuôi làm
đứt gãy. Đe dọa của vi-rút nằm ở sự dã man
đối với các loài vật ni. Chính vì vậy, phải
thiết lập lại ranh giới giữa thiên nhiên và nhân
tạo, làm điều đó để khuyến khích một mối
quan hệ bớt sự can thiệp của con người với
động vật, nhằm giải quyết những vấn đề nảy
sinh từ chính việc con người xâm phạm vào
nguyên tắc này trong quan hệ của mình với
thiên nhiên.
Logic của những người bảo vệ động vật
Trong trường hợp thứ hai, phản đối xuất phát
từ một nhóm xã hội đấu tranh cho việc bảo

vệ vật nuôi, nhằm đảm bảo cho chúng được
nuôi trong điều kiện dễ chịu, hoặc chấm dứt
tình trạng vật ni bị con người thống trị và
bị giết lấy thịt. Dịch bệnh vật ni được gán
thẳng cho tính bạo lực trong quan hệ thuần
hóa giữa vật ni và con người. Người ta phản
đối việc nuôi nhốt động vật trong những điều
kiện tồi tệ, bị đối xử dã man, khiến chúng sợ
hãi và những đau đớn mà chúng phải chịu
khi bị giết thịt. Ở đây, có nghịch lý trong định
nghĩa về chăn ni, tức là có sự nghịch lý
giữa chăm sóc và nuôi sống vật nuôi và khiến
chúng mắc bệnh hoặc giết thịt chúng. Dịch
cúm gia cầm, xét về một mặt nào đó, chính là
hình ảnh đại diện nhìn thấy trước được về nỗi
kinh hồng trong chăn ni nói chung, nỗi
kinh hồng mà khơng ai mảy may lo lắng, trừ
phi có dịch bệnh xảy ra.
Phản ứng trước dịch cúm gia cầm như vậy
cũng có hai mặt và mang tính đơi chiều : một
mặt, một số nhóm có tư tưởng cải cách nhiều
hơn thì coi dịch cúm xảy ra như là một loại
«  bệnh tâm thần » lấy con người làm trung
tâm, tạo ra một kịch phát và thường chẳng
có lợi ích gì với sự đau đớn của các con vật.

Người ta nhắc đến những nỗi sợ hãi vô căn
cứ của con người, khiến họ phản ứng bằng
việc bỏ rơi cả các thú cưng như mèo; những
lý  do thực dụng như vậy cũng là ngun

nhân khiến chính quyền tìm cách giết bớt
chim bồ câu hoặc người dân nơng thơn tấn
cơng cả các lồi nằm trong danh sách cần
bảo vệ. Cuối cùng, việc tiêu hủy dã man các
loài gia cầm với số lượng lớn, ồ ạt có lẽ là kết
quả từ sự vơ trách nhiệm của các cơ quan
quản lý phương Tây, những người chỉ quan
tâm đến việc mua khẩu trang mặt nạ bảo vệ
và vắc-xin phòng bệnh mà bỏ qua các biện
pháp phòng ngừa bằng cách cải thiện điều
kiện y tế ở phương Đông.
Mặt khác, một số nhóm cấp tiến hơn, phản
đối việc chăn ni lấy thịt, và có các lý do
mang tính chiến lược và lý tưởng đã nhắc
đến dịch cúm gia cầm như một sự kiện đánh
dấu ngày tận thế: « chúng ta rồi sẽ chết hết,
nếu các bạn không ngừng ăn thịt ! ». Sự đau
đớn và việc tiêu hủy ồ ạt vật nuôi do dịch
bệnh, dù gây phẫn nộ đến thế nào, cũng là
tín hiệu của một tương lai tốt đẹp hơn, cứ
như thể giấc mơ về một thế giới khơng có
ni nhốt, khơng có giết thịt các con vật chưa
bao giờ gần gũi đến thế. Vi-rút H5N1 đã làm
lung lay cả một hệ thống chăn nuôi, cả về
kinh tế và đạo đức. Vi-rút H5N1 đã dẫn đến
sự ra đời của lệnh cấm sử dụng các con vịt
sống để săn bắn và đã làm suy yếu các trang
trại nuôi vịt hoang ngoài trời. Vi-rút H5N1 đã
dẫn đến việc áp dụng các biện pháp kiểm
soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động bn lậu

các loại chim nhập khẩu, đóng cửa các công
viên và chợ kinh doanh chim cảnh, cấm chọi
gà, gây khó khăn cho các vườn thú... Vi-rút
H5N1 đã tạm thời thực hiện được những gì
mà những người theo trường phái đấu tranh
phải rất vất vả mới có thể gây được sự chú ý
từ dư luận.

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 51 ]


Khác với hai quan điểm đã trình bày ở trên,
quan điểm của những người theo trường
phái bảo vệ động vật khơng có sự phân biệt
giữa các lồi vật. Những người theo quan
điểm này thiết lập một hình thức gần bản
thể với sự cai trị của những cái phi con người,
vốn khơng liên quan tới việc thuần chủng
hay thiên nhiên hóa môi trường mà liên quan
nhiều hơn tới sự đồng cảm, tới lịng thương
đối với lồi vật. Có thể thấy rằng, quan niệm
về vi-rút ngày càng cách xa với những giá trị
tham chiếu về sinh học và tiến gần hơn tới
những tham chiếu mang tính đạo đức, virút xuất hiện được coi như một tác nhân thể
hiện sự trả thù của thiên nhiên trước sự dã

Bảng


Nguồn vi-rút

Phân loại
Rối loạn

Yếu tố xã hội

1

man của con người. Vi-rút « hoang dã » chỉ
có thể xuất phát từ chính con người, do con
người mà ra. Và khác với hai quan điểm trên,
ở quan điểm này, đó khơng phải bởi những
người khác nhận ra ý tưởng mà mỗi người
có về thiên nhiên, mà bởi các lồi vật và mơi
trường, cũng như con người, khơng phải là
thuần hóa hay doang dã, khơng phải là tự
nhiên hay nhân tạo, chỉ đơn giản bởi vì chúng
là những sinh vật sống.

Kết luận
Các quan niệm xã hội về vi-rút H5N1 như vậy
không nằm trong cùng một hệ thống các giá
trị tham chiếu.

Bảng tóm tắt ba cách hiểu đối với nguồn gốc vi-rút
và cơng tác quản lý khủng hoảng y tế
Cách nhìn nông thôn
Động vật hoang dã
và động vật xâm lấn

(ngoại lai)
Ngoại lai/địa phương
Hoang dã/nuôi nhà
Rối loạn trong môi trường
Xung đột môi trường

Các nhà hoạt động
môi trường
Những phản ứng - Chiếm hữu lãnh thổ
đối với công tác - Tước mất phương tiện
quản lý y tế
hành động
- Kỳ thị
- Đảo ngược về lợi ích
(gà nhà/thiên nga;
thực thể con người/
phi con người)

Cách nhìn mơi trường
Vật ni cơng nghiệp
và chu trình bn bán
(tạo tác)
Tự nhiên/nhân tạo

Cách nhìn thú y
Vật ni bị nhốt (điều kiện
chăn nuôi ngược đãi)

Rối loạn trong các
trang trại

Tranh cãi kỹ thuật
Công nghiệp và các công
ty chăn nuôi tư bản
- Việc nuôi nhốt phục vụ
cho hệ thống chăn nuôi
công nghiệp
- Những hộ chăn nuôi
nhỏ bị hy sinh
- Đảo ngược về lợi ích
(gà nhân tạo/ gà tự
nhiên)

Rối loạn trong quan hệ
con người-vật nuôi
Tranh luận về đạo đức
Sản xuất và tiêu dùng thịt
gia cầm
- Tăng sự chịu đựng
đau đớn và cái chết của
vật nuôi
- Quản lý y tế chưa
thông suốt ở châu Á
- Ngày tận thế :
khủng hoảng ngành
chăn nuôi

Nguồn: tác giả.

[ 52 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


Độc ác/đồng cảm


Mức độ hợp lý thay đổi rất nhiều tùy theo
các loại quan hệ cũng như những giá trị quy
chiếu trong mối quan hệ giữa con người với
các loài vật và môi trường thiên nhiên. Tuy
nhiên, trong mọi trường hợp, nguồn gốc của
vi-rút được quy cho thế giới của sự khác biệt,
của người khác, cứ như thể làm như vậy sẽ
giữ được khoảng cách với vi-rút, và nhất là
bởi dịch bệnh xảy ra sẽ đặt ra nhiều vấn đề về
vị trí của con người trong thế giới của mình
cũng như trong thế giới của các loài vật. Mỗi
khi như vậy, người ta lại đòi hỏi phải xác lập
ranh giới và sự tiếp nối giữa con người với
các loài vật và với mơi trường thiên nhiên để
có thể tái thiết lập một số trật tự đã có trong
thế giới của xã hội con người và thế giới thiên
nhiên nhưng đã bị xáo trộn, và đó là những
trật tự phù hợp trong một bối cảnh xã hội,
lịch sử nhất định.

Danh mục tham khảo chọn lọc
AUGE M., et C. HERZLICH (1984), Le sens du
mal. Anthropologie, histoire, sociologie de la
maladie, Montreux, Editions de Archives
européennes.
BANKOFF, G. (2003), Cultures of Disaster.
Society and natural hazard in the Philippines,

London, Routledge.
BENSA A., et E. FASSIN (2002), « Les sciences
sociales face à l’événement », Terrain, 38,
pp. 5-20.
BECK, U. (2001), La société du risque : sur la voie
d’une autre modernité, Paris, Flammarion.
BOTTERO, J. (1974), « Symptơmes, signes,
écritures en Mésopotamie ancienne  »,
in J-P.  VERNANT, L. VANDERMEERSCH,
J.  GERNET, R. CRAHAY, L. BRISSON,
J.  CARLIER, D. GRODZYNSKI, A. RETELLAURENTIN (ed.), Divination et rationalité.
Paris, Ed. Du Seuil, Collection « Recherches
Anthropologiques », pp. 70-197.

CALLON M., LASCOUMES P., et Y. BARTHES
(2001), Agir dans un monde incertain.
Essai sur  la démocratie technique, Paris,
Ed. du Seuil.
CHATEAURAYNAUD F., et D. TORNY (1999),
Les sombres précurseurs. Une sociologie
pragmatique de l’alerte et du risque, Paris,
EHESS.
COPANS, J. (1975), Sécheresses et famines du
Sahel, Paris, Maspero.
DOUGLAS M., et A. WILDAVSKY (1982), Risk
and Culture: An Essay on the Selection of
Technical and Environmental Dangers,
Berkeley, University of California Press.
DUCLOS, D. (1996), « Puissance et faiblesse du
concept de risque », L’année sociologique,

46 (2), pp. 309-337.
EVANS-PRITCHARD, E.E. (1968), Les Nuer.
Description des mode de vie et des institutions
politiques, Paris, Gallimard.
EWALD, F. (1986), L’État providence, Paris,
Grasset et Fasquelle.
FASSIN D., et P. VASQUEZ (2005),
«  Humanitarian exeption as the rule : The
political theology of the 1999 Tragedia in
Venezuela », American Ethnologist, 32 (3),
pp. 389-455.
FIRTH, R. (1959), Social Change in Tikopia, NewYork, Macmillan.
GIDDENS, A. (1994), Les conséquences de la
modernité. Paris, l’Harmattan, Collection
« Théorie sociale contemporaine ».
GILBERT C. (ed), (2002), Risques collectifs et
situation de crise : Apports de la recherche en
Sciences Sociales, Paris, L’Harmattan.
HEWITT K. (ed.), (1983), Interpretation of
Calamity, Boston, Alen and Unwin.
HOFFMAN S., et A. OLIVER-SMITH (ed.), (2002),
Catastrophe and Culture. The Anthropology
of Disaster, Santa Fe, School of American
Research.

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 53 ]



KECK F., et A. LAKOFF (ed.), (2013), « Sentinel
Devices », LIMN, number 3.
LANGUMIER J., et S. REVET (2011), « Une
ethnographie des catastrophes est-elle
possible? Coulées de boue au Venezuela et
en France », in B. Glowczewski et A. Soucaille
(ed.) Désastres, Paris, Ed. De l’Herne, Cahiers
d’Anthropologie Sociale n° 7, pp. 77-90.
LYOTARD, J-F. (1979), La condition postmoderne, Paris, Ed. Minuit.
MANCERON, V. (2008), « Les oiseaux de
l’infortune et la géographie sanitaire : la
Dombes et la grippe aviaire ». Terrain, 51,
pp.160-173.
MANCERON, V. (2009), « Grippe aviaire et
disputes contagieuses. La Dombes dans la
tourmente ằ, Ethnologie Franỗaise, XXXIX, 1,
pp. 57-68.
MAUCH C., et C. PFISTER (ed.), (2009), Natural
Disasters, Cultural Responses: Case Studies
Toward a Global Environmental History,
Lanham, Lexington Books.
NEYRAT, F. (2008), Biopolitique des catas­
trophes, Paris, Musica Falsa Editions.
PERETTI-WATEL, P. (2001), La société du
risque, Paris, Ed. La découverte, Collection
« Repères ».
REVET S. et J. LANGUMIER (ed.), (2013),
Le  gouvernement des catastrophes, Paris,
Ed. Karthala.
OLIVER-SMITH, A. (1996), « Anthropological

Research on Hazards and Disasters », Annual
Review of Anthropology, 25, pp. 303-328.
OLIVER-SMITH, A. (1986), The Martyred City.
Death and Rebirth in the Ande, Albuquerque,
University of New Mexico Press.
ZONABEND, F. (1989), La presqu’ỵle au nucléaire,
Paris, Ed. Odile Jacob.

Thảo luận…
Alexis Drogoul, IRD
Tơi không thấy nhắc đến yếu tố thông tin và
phổ biến thông tin. Tuy nhiên, tôi thấy một
trong những đặc điểm quan trọng của xã hội
hiện đại của chúng ta ngày nay, hay ít nhất
là của con người hiện đại là lượng thông
tin phổ biến hiện tăng theo cấp số nhân, và
luôn được phổ biến ngay lập tức nhờ mạng
Internet. Theo chị, đâu là ảnh hưởng của
lượng thông tin khổng lồ và ồ ạt này tới vấn
đề nhận thức về rủi ro ?
Stéphane Cartier, CNRS
Cám ơn chị đã chỉ cho thấy một dấu hiệu xấu
có thể là dấu hiệu của tai họa, song cũng có
thể là dấu hiệu xác định bản sắc của các cộng
đồng hoặc nhóm xã hội. Chị có thể giải thích
người dân có thể quay trở lại cuộc sống bình
thường như thế nào, hoặc điều đó có thể
làm biến đổi xã hội của họ cũng như các mối
quan hệ trong đó ?
Vanessa Manceron

Nói chung mọi người khơng cần thiết phải
tiếp cận với cùng một thông tin. Khi chúng
tôi chuyện trị với chủ trang trại chăn ni,
họ  nói là họ có thơng tin từ ti vi ngay cả
trước khi họ biết về việc vi-rút đã lây sang
địa phương họ. Ông thị trưởng đã được
thông tin như vậy! Họ đã rất sốc trước việc
bị tước mất các phương tiện hành động để
chủ động ứng phó với thực tế. Cách tuyên
truyền thông tin như vậy tạo ra một sự thiếu
tin tưởng vơ cùng lớn. Người ta có thể xì xầm
bàn tán về bất cứ điều gì, theo bất cứ hướng
nào. Và những rủi ro xảy ra lại trở thành một
mảnh đất màu mỡ cho các trị chơi chính trị:
người ta khơng cịn chỉ giới hạn ở phạm vi
địa phương, khơng cịn là chuyện của riêng
chúng ta, giữa  chúng ta với nhau nữa. Để

[ 54 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


những địi hỏi của mình được nghe thấy
trên phạm vi quốc gia hay quốc tế thì rõ ràng
các rủi ro xảy đến là một cơ hội tuyệt vời để
làm điều đó. Thực tế, thông tin lan truyền đi
cũng là một cách để làm cho mình được biết
đến, là một cách để nhìn ra thế giới hoặc để
bảo vệ những đặc thù của mình, hoặc để
khiến cho một tai họa hay một cách nhìn
thế giới của mình được lắng nghe. Đây là

một thách thức thời đại : chúng tôi là những
người chăn nuôi, chúng tơi có kinh nghiệm
của mình về các vấn đề dịch bệnh này, và
khơng có lý do gì mà những người chăn ni
đó lại khơng có trọng lượng gì trong các vấn
đề thuộc quyền của những cơ quan quyền
lực về quản lý hành chính.
Alexis Drogoul, IRD
Khi nghiên cứu về những rủi ro đã xảy ra,
ngày nay chúng ta nhận thấy có rất nhiều
quan điểm khác nhau đã được bày tỏ một
cách hồn tồn bột phát. Thậm chí các quan
điểm đó hồn tồn đối kháng nhau, quan
điểm nào cũng địi hỏi phải có chỗ đứng và
tính chính danh trong khơng gian tranh luận
thế giới.
Trường hợp thảm họa xảy ra ở Fukushima,
Nhật Bản, rất in thơng tin chính thống lọt ra,
trong khi trên các trang Facebook cá nhân
của  những người có mặt tại chỗ thì tin tức
được cập nhật từng phút tại hiện trường.
Liệu điều này có làm thay đổi chút nào nhận
thức về rủi ro của mọi người?
Vanessa Manceron
Giống như một vở kịch được dựng tại chỗ.
Đó là thơng tin tức thời nhưng cũng là trải
nghiệm thực tế của người đưa tin, ít nhất đó
cũng là trải nghiệm của chính những người
dân là nạn nhân của thảm họa, đó là việc của
cá nhân họ, nhưng đồng thời cũng là việc

đặt trong mối quan hệ với chính quyền địa

phương. Với việc chia sẻ thơng tin tức thời
như vậy, tơi thấy họ có cảm giác đang thuộc
về thế giới chung của những người chịu
thảm họa, tựa như thuộc về một không gian
địa lý đang dần thu hẹp lại. Sự việc xảy ra ở
Dombes có thể có tác động ở Hồng Kơng,
những khoảng cách địa lý bị thu hẹp mới đặt
ra nhiều vấn đề. Vi-rút xuất hiện ở châu Á và bị
phát tán đến tận Dombes cũng làm nảy sinh
các câu hỏi về bản sắc, về bản thể vì thơng tin
hiện nay được lan truyền ngay lập tức, khiến
cho các câu chuyện trải nghiệm, những kinh
nghiệm khác nhau ở mỗi nơi trở nên gần
nhau hơn. Nhưng đồng thời, tơi tin là điều đó
cũng tạo ra một thế giới chung.
Tại Dombes, rất nhiều người đã so sánh thời
gian cách ly cúm gia cầm với giai đoạn chiếm
đóng thời kỳ chiến tranh. Đã có nhiều ý kiến
về vai trò của hiến binh, những người vừa làm
nhiệm vụ giám sát, bảo vệ sức khỏe người
dân, nhưng đồng thời cũng có vai trị ngăn
ngừa những hành động phản đối nếu có.
Phạm vi cách ly cũng bị nhìn nhận theo nhiều
cách: những người ở phía trong ranh giới
cách ly bị kỳ thị một cách bất cơng. Có người
cịn khơng muốn lộ diện ở rach giới khu vực
cách ly và không cách ly để đỡ bị nhận mặt
và bị kỳ thị. Có người cịn cho rằng lập ra ranh

giới cách ly khác nào coi con người và các loại
gia cầm cùng một ruộc – « Chúng tơi bị nhốt
như lũ vịt trong chuồng ».
Việc quay trở lại cuộc sống bình thường cũng
rất khó khăn. Dịch cúm gia cầm những năm
1950 chỉ xảy ra ở phạm vi hẹp của một vài
trang trại, cũng chỉ liên quan đến việc mua
bán con giống một ngày tuổi chứ khơng phải
do các lồi chim trời sống trong môi trường
tự nhiên. Công tác quản lý dịch cũng chỉ giới
hạn ở phạm vi địa phương, tóm lại đây chỉ là
một trường hợp dịch bệnh vật nuôi thông
thường. Người dân cũng đã quen với những
trường hợp như vậy.

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 55 ]


Tuy nhiên, dịch bệnh lần này liên quan đến cả
các vấn đề chính trị và xã hội, nó khơng chỉ là
một bất ổn có nguồn gốc thuần túy từ thiên
nhiên. Thay đổi cấp độ và bản chất, người ta
sợ hãi khi phải bước ra khỏi phạm vi hoàn
toàn địa phương. Điều này khiến họ nghĩ đến
một tương lai định hình mà ở đó, yếu tố địa
phương sẽ phải nhường chỗ cho yếu tố tồn
cầu mà đại diện là thuyết mơi trường chủ
nghĩa. Tác động địa phương không phải là

thật rõ rệt, có thể cảm nhận được, nhưng đối
với tâm lý người dân, nó cũng đã tạo ra một
bước ngoặt lịch sử, thậm chí có thể nói là họ
đã thay đổi thế giới.
Nguyễn Tú, Học viện Khoa học xã hội
thành phố Hồ Chí Minh
Đâu là vai trị của chính phủ trong giải quyết
xung đột giữa các nhóm xã hội? Thơng tin
hiện nay rất khó kiểm sốt, nhất là thơng tin
trên mạng: nếu chính phủ khơng có biện
pháp phù hợp, làm sao có thể đảm bảo ổn
định và lịng tin cho mọi người?
Jean-Pascal Torréton
Thường thông tin trái ngược là do thiếu sự
tin tưởng vào quy trình khoa học, người ta
cho rằng nghiên cứu khoa học chỉ để hỗ trợ
cho phát ngôn của một cơ quan quyền lực
chính thức.
Liệu có ví dụ nào về sự thành công trong việc
tuyên truyền thông tin hậu khủng hoảng, tức
là những thơng tin giúp hịa giải những quan
điểm xung đột hoặc chí ít cũng giúp rút ra
được những thơng tin chính xác từ những
nguồn bột phát, nhất thời?
Yves Le Bars
Những phân tích mang tính chất nhân học
của chị đã làm thay đổi sự việc ở cấp độ địa
phương như thế nào? Trong tình huống như

vậy, việc đánh giá hiện tượng khơng phải là

trung lập, khách quan: nó phải dựa trên diễn
biến của chính hiện tượng đó. Chị đã nhận
được yêu cầu đến tận nơi, vậy tác động của
điều đó là gì ? Điều đó có đặt ra các vấn đề về
đạo đức nghề nghiệp và phương pháp đánh
giá hay không?
Vanessa Manceron
Quan hệ giữa một thông tin không thể kiểm
soát, những xung đột, sự bất ổn xã hội và
những giải pháp của chính phủ phụ thuộc
vào thang độ phân tích. Chính phủ Pháp sẽ
khơng can thiệp vào việc quản lý, giải quyết
xung đột giữa những người chăn nuôi và
những người hoạt động về môi trường. Tuy
nhiên, lúc nãy tôi có nhắc đến quy định cần
phải tiêu hủy 100 con thiên nga, việc thương
lượng liên quan đến con số này có sự tham
gia của các bên bao gồm:
-Chính quyền địa phương với đại diện là
ơng chủ tịch chính quyền vùng. Phạm vi
thẩm quyền của ông này thay đổi tùy theo
các cấp khác nhau;
- Cơ quan quản lý thú y, trong trường hợp
có khủng hoảng, thẩm quyền của cơ quan
này là rất lớn. Cơ quan này sẽ là trung gian
giữa một bên là chính phủ và một bên là
người  dân địa phương, để thực hiện các
biện pháp chính phủ đưa ra nhưng đồng
thời cũng là cái đệm. Các cơ quan này
sẽ đứng ra giải quyết với người dân địa

phương nhằm đưa ra được một số những
điều chỉnh nhỏ trong quy định của chính
phủ cho phù hợp với thực tế ở địa phương,
giúp giải quyết hoặc tháo gỡ những xung
đột có thể có và giảm bớt căng  thẳng.
Chẳng hạn, tác động tuyên truyền là rất
lớn khi Dominique de Villepin đến thăm
một trang trại và dùng bữa với món đùi
gà, điều này giúp cho người dân thấy an

[ 56 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD


tâm, và đây cũng là một biện pháp tuyên
truyền cho việc áp dụng các biện pháp để
trấn an người dân khỏi những nỗi sợ hãi
khơng đáng có. Người ta tìm cách phổ biến
một kiến thức khoa học bằng cách dựng
kịch bản và phát trên truyền hình, và điều
này làm những người chăn ni « cười rú
lên ». Qua đó, có thể thấy, rối loạn về mặt xã
hội ln có trước khi xảy ra khủng hoảng,
và nhìn chung khi xảy ra khủng hoảng thì
tình trạng rối loạn đó sẽ được bộc lộ một
cách rõ rệt hơn. Tuy nhiên, xã hội con người
được rèn đúc qua xung đột, và xung đột là
một dạng trong nhiều dạng quan hệ mà
người ta không thể làm kinh tế trên đó.
Một xung đột bản thân nó tự quản lý, tự
xử lý trong sự hiểu biết lẫn nhau ở cấp độ

địa phương, thông thường không cần đến
sự can thiệp của các cơ quan chính quyền.
Ngược lại, Nhà nước sẽ là một bộ phận hữu
cơ khi hỗ trợ cho một chính sách bảo tồn
góp phần gìn giữ khơng gian thiên nhiên,
trong trường hợp đó, nhà nước sẽ là một
chủ thể tham gia vào xung đột.
Việc thiếu tin tưởng vào những kiến thức
công bố chính thức và việc tuyên truyền hậu
khủng hoảng một cách hiệu quả địi hỏi phải
có một biện pháp truyền thơng chính thức,
có sự đồng thuận của các bên. Thế nhưng,
theo ý kiến tôi, trong giai đoạn hậu khủng
hoảng, cũng như trong giai đoạn trước và
trong khủng hoảng, khơng có thơng tin hoặc
kiến thức khoa học nào có thể có được sự kết
dính của tất cả mọi người. Đây là một thực tế
xã hội không thể tránh khỏi.
Điều này chắc chắn đặt ra câu hỏi về vị trí
của nhà nhân học. Tơi đã từng rơi vào những
tình huống vơ cùng phức tạp do những hiểu

biết về thực tế và thông lệ địa phương hoàn
toàn trái ngược với những biện pháp cơ quan
thú y khuyến cáo áp dụng. Ở giai đoạn bắt
đầu khủng hoảng, người ta không biết liệu
tất cả các trang trại chăn nuôi ở Dombes đều
phải bị tiêu hủy hay khơng. Áp lực là vơ cùng
lớn. Địa phương chìm trong khơng khí thảm
họa, chỗ nào cũng thấy các biển cấm - « Khu

vực cấm », « Khơng lại gần », « Khơng ra khỏi
nhà », « Hãy lau kính », « Hãy dùng găng tay và
ủng », v.v. Những hành vi có nguy cơ khơng
được phổ biến, phát tán. Tuy nhiên, cơ quan
thú y khơng có đủ người để cấm các hành
vi đó.
Đồng nghiệp của tơi làm việc tại châu Phi
cũng rơi vào những tình huống khó khăn
tương tự, chẳng hạn họ phải đóng vai trị cố
vấn cho chính quyền và các cơ quan quản lý
địa phương. Khi làm việc ở Dombes, tôi vẫn
giữ được phương pháp tiếp cận khoa học vì
hồn cảnh vẫn cho phép tơi làm được điều
đó, nhưng ở nhiều trường hợp khác, người
ta còn yêu cầu các nhà nghiên cứu nhân học
xác định xem đâu là những hành vi có vấn
đề về mặt vệ sinh dịch tễ để tránh những
khu vực có tiếp xúc. Điều này đặt ra vấn đề
về đạo đức nghiên cứu vì nó dẫn đến những
lệnh cấm và có tác động rất lớn về mặt xã hội
đối với người dân địa phương, người dân địa
phương sẽ buộc phải từ bỏ một số thói quen
vốn có ý nghĩa với họ về mặt xã hội hoặc đó
là những thói quen giúp họ tạo lập được
nhiều quan hệ và xây dựng được nhiều giá
trị về mặt xã hội. Người ta bị buộc vào một
cái khn dưỡng khí với những chuẩn mực
nhiều khi mâu thuẫn, trái ngược với những gì
họ vẫn có hàng ngày, và vơ hình chung người
ta phải tham gia vào cái mà chúng ta gọi là

chuẩn hóa mọi thứ.

Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD

[ 57 ]



×