Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Những Chuyển Biến Về Nội Dung Tư Tưởng Và Hình Thức Nghệ Thuật Của Thơ Việt Nam Nhìn Từ Phong Trào Thơ Mới Đến Hết Thế Kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.48 KB, 51 trang )

NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
CỦA THƠ VIỆT NAM
NHÌN TỪ PHONG TRÀO THƠ MỚI
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
MỞ ĐẦU
Được xem như một trong hai vòng tròn đồng tâm (văn học và cuộc
sống), thơ ca nói riêng, văn chương nói chung ln là những hồi quang trung
thực của đời sống “Thơ ca là tiếng vọng của đời” (Puskin). Bắt rễ vào hiện
thực đời sống, thơ ca như loài thảo mộc, xanh tươi hay tàn úa, ngọt ngào hay
chua chát, tuổi thọ vắn hay dài... đều ít nhiều phụ thuộc vào mảnh đất hiện
thực của đời.
Tuy nhiên, thời đại, lịch sử, xã hội, cuộc sống là yếu tố trước nhất mà
không phải là duy nhất liên quan đến sự tồn tại, phát triển, những biến
chuyển của thơ ca. Những hồi quang rọi lên từ trang thơ không phải chung
một màu ánh sáng trắng. Tùy vào mỗi người nghệ sĩ mà sự khúc xạ và tán xạ
ấy mang đến thứ ánh sáng đa màu, không lặp lại. Chịu sự tác động, chi phối
của các quy luật và đặc trưng văn học, mỗi nhà thơ ln có sự biến chuyển:
biến chuyển theo thời đại và với chính bản thân mình. Đó là những cơ sở
cho sự biến chuyển của thơ ca.
Thơ ca Việt Nam từ 1930 đến hết thế kỉ XX là một nền thơ ca có ý
nghĩa quan trọng trong tiến trình thơ ca nói riêng, văn học dân tộc nói chung.
Tồn tại và phát triển trong một thời gian gần một thế kỉ, trong những biến
động mạnh mẽ, lớn lao của thời đại, lịch sử, với những nét riêng, rất riêng về
bối cảnh xã hội, văn hóa, con người ở từng thời đoạn, như một lẽ hiển nhiên,
thơ ca Việt Nam ln có những biến chuyển sâu sắc mà sinh động nhất là ở
hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Nghiên cứu sự biến chuyển của
thơ ca giai đoạn này ở hai phương diện nêu trên là vấn đề có ý nghĩa cho


việc bồi dưỡng chuyên môn và phục vụ cho việc giảng dạy phần thơ Việt


Nam ở THPT.
NỘI DUNG
I. Thơ mới 1932 - 1941
1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất
định của xã hội. Phong trào Thơ mới 1932 - 1941 bùng nổ xuất phát từ nhu cầu
dân chủ hóa về mặt xã hội, tư tưởng và sự chuyên nghiệp hóa của sáng tạo. Đây
được coi là tiền đề văn hóa, là nguyên nhân trực tiếp và căn bản cho sự hình
thành, phát triển của phong trào Thơ mới.
Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa. Nhà nước
Nam triều bù nhìn, nhà nước thực dân cầm quyền. Cuộc khai thác thuộc địa của
đế quốc được mở rộng đã làm biến đổi các giai tầng ở Việt Nam. Bên cạnh các
giai cấp cũ (nơng dân, địa chủ, trí thức Hán học), giai cấp tư sản và tiểu tư sản
xuất hiện được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của
phong trào Thơ mới. Giai cấp tư sản không chỉ là đối tượng tiêu thụ mà cịn đầu
tư đáng kể cho văn hóa. Tầng lớp trí thức Tây học hình thành bên cạnh trí thức
Hán học đang suy tàn. Đặc biệt thị dân được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy
văn học mới ra đời. Họ vừa là chủ thể vừa là đối tượng của văn học mới. Họ xuất
hiện với một lối sống mới: lối sống đô thị nghiêng về các giao tiếp với những quy
ước văn minh mới dựa trên truyền thông, sách, báo…, khác với lối sống cổ truyền
rất nhiều. Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên đã có một lối sinh
hoạt “văn minh” ở thành thị. Điều này được thể hiện ngay trong cách ăn mặc của
thanh niên nam nữ: cơ gái Bắc Kì trước kia đội nón quai thao, tóc bỏ đi gà,
quần áo thâm, dép sơn. Sau đó các cơ bỏ nón, bỏ dép, dùng giày mõm nhái, ô
đen. Những đổi mới trong sinh hoạt, tư tưởng và sự tiếp xúc với nền văn hóa lãng
mạn Pháp dẫn tới sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ. Người thanh niên tiểu tư
sản thành thị những năm 30 của thế kỉ này có những tình cảm mới, rung động
mới. Hồi Thanh thấy “họ u đương, mơ mộng, vui buồn khác các cụ nhà Nho
ngày xưa”. Trong buổi diễn thuyết ở nhà Học hội Quy Nhơn (6/1934), Lưu Trọng



Lư nói rõ hơn: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt.
Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng
ngọ. Nhìn một cơ gái xinh xắn, ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta
thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh”. Phong trào Thơ mới ra
đời chính là để đáp ứng những nhu cầu tình cảm đó của tầng lớp thanh niên mới.
Trong xã hội xuất hiện nhu cầu dân chủ hóa thì trong sáng tạo sẽ xuất hiện nhu
cầu cá tính hóa.
Mặt khác, văn hóa Tây học thay thế dần cho văn hóa Hán học. Tri thức
khoa học xuất hiện thực sự tự giác làm thay đổi thế giới quan cho tầng lớp mới và
nảy sinh nhu cầu hình thành tính chun nghiệp về văn hóa. Đồng thời những ảnh
hưởng của triết học phương Tây và thắng lợi của cuộc Cách mạng Pháp 1789 đề
cao “tự do - bình đẳng - bác ái” đã làm biến đổi nền nếp tư duy của lớp trí thức
mới.
Hiện đại hóa thực chất là q trình dân chủ hóa và chuyên nghiệp hóa. Sự
bùng nổ của phong trào Thơ mới còn được tạo tiền đề từ sự chuyên nghiệp hóa
trong sáng tạo. Sáng tác văn chương chính thức trở thành một nghề được xã hội
thừa nhận. Sản phẩm văn hóa trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập cho người
nghệ sĩ. Các hoạt động xuất bản, in ấn, báo chí… và các thiết chế văn chương
xuất hiện khẳng định tính chun nghiệp hóa của văn học. Mặt khác chủ thể sáng
tạo nền văn học hiện đại là lớp nghệ sĩ chuyên nghiệp. Người nghệ sĩ không chỉ
sống bằng nghề mà cịn có niềm thiết tha được hồn thiện kĩ năng về nghề, thúc
đẩy sự phát triển của bản thân. Các nhà Thơ mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác của
mình với một quan điểm mĩ học rất rõ ràng: quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật.
Đội ngũ sáng tác đông đảo đã thống nhất nguyên tắc thẩm mĩ: Thơ mới là tiếng
nói trữ tình của cái tơi cá nhân, cá thể địi giải phóng. Nỗ lực của họ đã kết tinh
những thành tựu nhất định, tạo nên “một cuộc cách mạng trong thi ca” (Hoài
Thanh), thúc đẩy thơ ca Việt Nam bước sang một chặng mới.
Hoàn cảnh xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tạo tiền đề dẫn tới
sự ra đời của Phong trào Thơ mới như một quy luật tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu

tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ của chính xã hội đó.


2. Nội dung
Thơ ca bao giờ cũng là tiếng nói của cái Tôi. Sự khác nhau giữa các thời
đại chủ yếu là ở sắc thái của cái Tôi mà thôi. Thơ mới nhìn từ góc độ cái Tơi có
thể thấy những đặc điểm sau:
a. Cái Tôi giàu bản sắc
Thơ Mới trình ra một cái Tơi cá thể có khuynh hướng nội cảm. Đó là cái
Tơi thành thực trong cảm xúc, nó diễn tả tình u, nỗi buồn và nỗi cơ đơn của con
người riêng tư, đơi khi có xu hướng thốt li thực tại, nó khám phá lại thiên nhiên
và lãng mạn hóa q khứ. Cái Tơi cao ngạo, bứt ra khỏi những ràng buộc của
cộng đồng để tạo nên bản sắc cho riêng mình. Tiếng nói đặc thù của nó chứa
đựng niềm hân hoan vì được là chính mình: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất”
(Xuân Diệu). Ban đầu cái Tôi trong Thơ mới là cái Tôi nhất phiến, ngun phiến.
Sau đó nó trở thành cái Tơi phân li, li hợp bất định thậm chí bắt đầu xuất hiện cái
Tôi đa ngã. Cái Tôi trong thơ Hàn Mặc Tử có sự phân li giữa hồn và xác: “Dẫn
hồn đi rịng rã đêm nay. Hồn mệt lả cịn tơi thì chết giấc”, “Hồn của ai trú ngụ ở
đầu tơi”…cịn cái Tôi trong thơ Chế Lan Viên vừa là người, là yêu, là ma…
Một trong những chủ đề quan trọng nhất của Thơ mới là tình u. Đó là
một nhu cầu cảm xúc mà trong đó bản sắc cá nhân được thể hiện đậm nhất. Xuân
Diệu được khẳng định là “nhà thơ tình bậc nhất” (Hà Minh Đức), “nhà thơ tình
kiệt xuất” (Lê Đình Kị). Đây đúng là đệ nhất thi sĩ về tình yêu trong lịch sử thơ ca
Việt Nam. Trong đơi mắt tình say của Xn Diệu, thiên nhiên cũng rạo rực tình
ái, vạn vật dường như cũng muốn đong đưa, muốn hẹn hò, trao duyên cho nhau:
“Đây chùm mong nhớ, khóm u đương/ Đây nụ mơ mịng đợi ánh sương/ Đây lá
bâng khuâng run trước gió/ Đây em, cành thẹn lẫn cành thương” (Dâng). Tự
xưng mình là “kẻ uống tình u dập cả mơi” mà vẫn “khơng nguôi nỗi khát
thèm”, Xuân Diệu say sưa, nhiệt thành cổ vũ cho triết lí hưởng thụ trong tình u.
Ơng kêu to lên nỗi nhớ nóng nảy của mình: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh

nhớ ảnh/ Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”. Ơng cũng khơng ngần ngại bày tỏ
khát vọng vơ biên của một kẻ đa tình “Đã yêu từ khi chưa có tuổi” và “khi chết


rồi thì tơi sẽ u ma!”. Thậm chí Xn Diệu cịn mở ra xu hướng về một thứ tình
u lưỡng giới. Thơ tình của ơng khẳng định ý thức cá nhân đã đạt đến tầm cao.
b. Cái Tôi cô đơn
Đau buồn và cô đơn là tâm trạng của cái Tôi cá nhân chủ nghĩa trong Thơ
mới lãng mạn. Có thể cắt nghĩa điều này bằng nhiều nguyên nhân khác nhau
nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là cái nhìn bế tắc, khơng có lối thốt của tầng
lớp tiểu tư sản trí thức thành thị. Mặt khác các thi sĩ Thơ mới lại là những người
đào sâu nhất vào bản thể, vào cái Tôi cá nhân nên bản thân họ cảm nhận đầy đủ
nhất cái lạnh giá giữa cuộc đời, đúng như Hoài Thanh đã khái quát: “Đời chúng
ta đã nằm trong vịng chữ tơi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu
càng lạnh”.
Thơ mới vừa cất tiếng khóc chào đời đã buồn ngay trong bản chất. Ban đầu
cái buồn “mênh mơng, xa vắng” (Thế Lữ), sau đó nỗi buồn thấm thía dần: “Tiếng
gà gáy buồn nghe như máu ứa/ Chết không gian khô héo cả cành cao” (Lưu
Trọng Lư), đến Vũ Hoàng Chương nỗi buồn kéo suốt cả cuộc đời: “Mưa lùa gian
gác xép/Ngày trắng theo nhau qua/Lá rơi đầy ngõ hẹp/ Đời hiu hiu xế tà”. Cái
buồn thấm cả vào quan niệm của các nhà thơ mới. Chế Lan Viên trong “Vàng sao
và Gai lửa” hết lời ca tụng hạt lệ: “Tôi tin chắc vào chân lí hạt lệ như vào chân lí
của ngọc đêm, sương sáng, muối biển, sao trời. Hạt lệ những ngọc trai mà bể tim
đau”.
Xuân Diệu là một trong những thi sĩ Thơ mới cảm nhận rõ rệt nhất nỗi cô
đơn. Lẽ thường kẻ nào càng khát khao giao cảm càng day dứt khổ đau vì bị ruồng
rẫy. Có đỉnh núi nào cao bằng Hi mã lạp sơn. Nhưng cũng vì thế có ai cơ đơn
bằng nó: “Hiu hắt nhẽ bốn phương trời vò võ/ Lạnh lùng chăng sầu một đỉnh
chon von”. Huy Cận thấy con người đi “một mình lủi thủi” giữa cuộc đời: “Hồn
cô đơn như đảo rời dặm biển/ Suốt một đời như núi đứng riêng tây”. Còn Chế

Lan Viên thì đi trốn cái cơ đơn của cuộc đời bằng một cô đơn khác muôn lần lạnh
lẽo hơn: “Hãy cho tơi một tinh cầu giá lạnh/Một vì sao trơ trọi cuối trời xa/ Để
nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh/ Những ưu phiền đau khổ với buồn lo”.


Cái Tơi cơ đơn thành thực phơi trải lịng mình cũng là một cách để thể hiện
sự phản ứng với thời cuộc. Thi sĩ cảm thấy đơn độc lạnh lùng là vì cịn niềm ham
sống, cịn thiết tha với cuộc đời ấm cúng này.
c. Cái Tôi giàu tinh thần dân tộc
Cái Tôi trong Thơ mới giàu tinh thần dân tộc. Trong nỗi buồn chán, trong
sự quay lưng của các nhà Thơ mới trước xã hội đương thời có nỗi đau khổ của
người dân bị mất nước, sự quằn quại của tâm hồn bị bóp nghẹt, lịng khao khát
một cuộc sống chân thật và tự do. Con hổ của Thế Lữ “gậm một khối căm hờn
trong cũi sắt” mà vẫn khôn nguôi mơ ước được trở lại quãng đời tự do của mình
trong rừng thẳm: “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ/ Thuở tung hoành hống
hách những ngày xưa/ Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già/ Với tiếng gió gào
ngàn, với giọng nguồn hét núi/ Với khi thét khúc trường ca dữ dội/ Ta bước chân
lên dõng dạc đường hoàng…”. Qua tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên muốn thổ
lộ nỗi đau xót thầm kín của một người dân Việt Nam mất nước. Hình ảnh của
những lâu đài huy hoàng, những cung điện “tuyệt mĩ dưới trời xanh”, những
chiến thuyền “nằm mơ trên sông lặng, bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành” cứ
trở đi trở lại, ám ảnh hồn thơ Chế về cả một thời xưa oai linh, rực rỡ, lúc dân tộc
còn độc lập, tự do.
Nhiều bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân… đã
ghi lại thật sinh động những lễ hội, chợ Tết, những sinh hoạt văn hóa dân gian
đậm đà màu sắc Việt Nam. Họ gửi cả vào đó lịng u mến, trân trọng những vẻ
đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. Đặc biệt tình yêu tiếng mẹ đẻ đã thể hiện
sâu sắc tinh thần dân tộc của cái Tôi cá thể trong Thơ mới. Thứ tiếng Việt trong
mấy mươi thế kỉ mà Huy Cận cảm nhận được cả “hồn thiêng đất nước”: ““Nằm
trong tiếng nói yêu thương/ Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời”. Trong

buổi nói chuyện với sinh viên các trường Đại học, Xuân Diệu cũng hết sức hơ
hào “phải có lịng u thương quốc văn”.
Niềm hồi vọng xa xôi về quá khứ vàng son, oanh liệt luôn thường trực
trong Thơ mới. Huy Thông mải mê kiếm tìm trong lịch sử một giấc mộng anh
hùng (Hạng Vũ, Kinh Kha). Chế Lan Viên thì quay ngược về quá khứ để nhớ tiếc


vương quốc nguy nga, tráng lệ, tràn ngập hào khí của thời đại một đi không trở
lại: “Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng/ Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời
xanh” (Trên đường về). Vũ Đình Liên từ một thi sĩ của “thân tàn ma dại” trở về
xu hướng hồi cổ mong tìm lại chút “hồn xưa” của dân tộc: “Lòng ta là những
thành quách cũ/ Tự ngàn năm vẫn vẳng tiếng loa xưa”. Nguyễn Nhược Pháp thì
dắt ta trở về cái thời xa xôi của Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Châu, gần hơn nữa là
thời có những cơ gái mười lăm “khăn nhỏ đuôi gà”, “yếm đào quần lĩnh”, đi dép
cong, đội nón quai thao. Xét đến cùng, trở về quá khứ cũng là cách để những cái
Tôi cá thể trong Thơ mới thể hiện thái độ phản ứng đối với xã hội đương thời.
d. Cái Tôi cực đoan
Từ tuổi tráng niên, các nhà Thơ mới không phải khơng bất bình với cuộc
sống đương thời và ước mơ những hành động đẹp. Nhưng bước chân vào đời, họ
lại chẳng thể tìm thấy hướng đi khi đã bị cắt đứt khỏi phong trào cách mạng của
quần chúng. Cái Tôi cá thể rơi vào bế tắc, càng đi càng lạc lối, càng cô đơn và trở
nên cực đoan. Từ đây các thi sĩ dồn sức, nỗ lực tìm cho mình một con đường
thoát ly cuộc sống và họ vin vào đó như một điểm tựa rất mơ hồ. Thế Lữ thốt lên
tiên hoặc mơ ước hình ảnh người chinh phu “dấn bước trn chun khắp hải
hồ”. Huy Thơng đi tìm những giấc mộng anh hùng trong lịch sử. Xuân Diệu mê
man say đắm trong tình yêu. Huy Cận đi vào vũ trụ trăng sao. Còn Lưu Trọng Lư
“ngoảnh mặt lại với mọi sự đau khổ”, “hướng cái nhìn vào một thế giới mơ
màng”… Mỗi nhà thơ có một hướng thốt ly nhưng nhìn chung có những con
đường quen thuộc như: trốn vào tình yêu, đi ngược về quá khứ xa xưa hoặc rơi
vào trụy lạc. Thơ của Bích Khê, Hồng Diệp đã mang đậm màu sắc nhục dục.

Trong thơ Thế Lữ đã có “khói huyền lên” và với Vũ Hồng Chương, say sưa, trụy
lạc là một cách để quên lãng: “Say đi em! Say đi em!/ Say cho lơi lả ánh đèn/
Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt/ Rượu, rượu nữa và quên, quên hết!”
(Mời say). Tuy nhiên mọi con đường thoát ly đều dẫn người ta tới ngõ cụt, tối
om. Các thi sĩ Thơ mới những tưởng đã tìm được cho mình một xứ sở để nương
náu, để phiêu dạt linh hồn, giải thoát khỏi những đớn đau, tuyệt vọng đương vây
bủa. Nhưng “thoát ra khỏi cái Ta để tìm về với cái Ta” (Hồng Diệp), mơ rồi


cũng có lúc phải tỉnh, tỉnh rồi lại thấy cuồng say và điên loạn: “Tôi mơ rồi, say
rồi, điên thấu não/ Muốn bay lên, vo cả dải Ngân Hà” (Vo lụa - Chế Lan Viên).
Xuân Diệu yêu đời, khát sống đến cuồng nhiệt là thế mà ở chặng đường cuối, cái
Tơi bế tắc cũng muốn hịa tan vào trăng sao, thốt li bản ngã, tự hủy diệt mình:
“Lịng vỡ tung, ta say khướt đau thương/ Muốn đi gấp cho xương rờn tốc độ/ Cho
văng xé tay chân, cho rã riềng đầu cổ/ Mái chèo đập mau! Ta thốt ngồi ta!”
(Sầu - Xuân Diệu).
Khi cái Tôi cá thể được ý thức, Thơ mới phần nào đã phát quang, chiếm
lĩnh được một phạm vi mới trong đời sống tinh thần của con người. Từ đó mở
rộng biên độ phản ánh cho thơ. Thơ đã tìm đến mọi ngõ ngách của cuộc sống và
con người, cả bề nổi và bề chìm, bề sâu và bề xa, cả cao siêu và trần thế, tâm hồn
và xác thịt, từ hiện thực xã hội đến đời sống tâm linh, từ khát vọng, lý tưởng, bổn
phận đến những tình cảm riêng tư nhỏ mọn, những khao khát bản năng. Khi chủ
nghĩa cá nhân được đẩy cao sẽ thúc đẩy nghệ thuật phát triển, xuất hiện những cách
tân về hình thức.
3. Nghệ thuật
Thơ mới là một bước phát triển quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền
văn học nước nhà những năm đầu thế kỉ XX với những cách tân nghệ thuật sâu sắc.
a. Thể thơ
Ban đầu Thơ mới phá cách một cách phóng túng nhưng dần dần, Thơ mới trở
về với các thể thơ truyền thống quen thuộc như thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát.

Các bài thơ ngũ ngơn có Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ơng Đồ (Vũ Đình Liên), Em
đi chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)… Các nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên chủ yếu viết theo thể thơ thất ngơn, cịn Nguyễn Bính, Thế Lữ lại dùng
thể thơ lục bát v.v…
b. Vần thơ, nhịp thơ
Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử dụng một vần (độc vận) mà
dùng nhiều vần như: vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách hoặc
không theo một trật tự nhất định.
Loại vần liên tiếp: Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh


Trên con đường viền trắng mép đồi xanh…
Loại vần ôm:

Lặng lẽ trên đường lá rụng mưa bay
Như khêu gợi nỗi nhớ nhung thương tiếc
Những cảnh với những người đã chết
Tự bao giờ còn phảng phất đâu đây

Loại vần gián cách: Gió man mác bờ tre rung tiếng sẻ
Trời hồng hồng đáy nước lắng son mây
Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ
Vươn mình lên như tỉnh giấc mê say
Loại vần lưng:

Buồn gieo theo gió ven hồ
Đèo cao quán chật bến đò lau thưa

Sự kết hợp giữa vần và thanh điệu tạo cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. Đây
là những câu thơ toàn thanh bằng:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Xuân Diệu)
Thơ mới vận dụng cách ngắt nhịp một cách rất linh hoạt:
Thu lạnh/ càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước/ lạnh/ trời ơi!
(Xuân Diệu)
c. Ngôn ngữ và giọng điệu
Luồng Thơ Mới đã cắt đứt ra khỏi các niêm luật của Đường thi. Thơ trung đại
tổ chức lời thơ theo điệu ngâm, lấy sự un súc của lời, của ý làm đích thì Thơ mới
chọn hình thức tổ chức lời thơ theo điệu nói và lấy sắc thái cảm xúc của cá thể làm
đích. Vì thế cú pháp Thơ Mới lỏng lẻo, phi chuẩn.
Thơ mới đã làm một cuộc cách mạng phá bỏ ngơn ngữ ước lệ, điển tích,
điển cố trong thơ cũ, đưa ngôn ngữ đời sống vào thơ để diễn tả bao trạng thái cảm
xúc phong phú, phức tạp của con người cá nhân. Giọng điệu trong Thơ mới là
giọng điệu trữ tình cá thể, gắn với phong cách của từng cá nhân. Thơ mới sử dụng
khá thoải mái các hư từ và khẩu ngữ. Trong một câu thơ ngắn của Xuân Diệu có


tới 3 liên từ “và”: “Và non nước và cây và cỏ rạng” (Vội vàng - Xuân Diệu). Từ
“và” được đặt ở vị trí điểm nhấn về ngữ điệu. Giọng điệu câu thơ là giọng điệu
của kẻ nói - một chủ thể đầy ham hố, khao khát và đang tham lam tận hưởng
hương sắc của thời tươi. Điều này mang lại sắc thái hiện đại cho lời thơ Xuân
Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”.
Thơ Mới có xu hướng phá vỡ cấu trúc ngữ pháp thông thường. Bài thơ “Hết
ngày hết tháng” của Xuân Diệu có những câu:
Đêm qua mưa gió lạnh lùng trời
Anh ở, em đi, lạnh lẽo người…
Hoặc trong bài thơ “Thu”:
Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì…
“Lạnh lùng trời”, “lạnh lẽo người”, “nõn nà sương ngọc” là những sự đảo từ cục
bộ. Nó tạo ra cách diễn đạt mới để nhấn mạnh đặc tính sự vật mà tác giả muốn miêu tả.
Xét tổng thể bài thơ thì trật tự tuyến tính cơ bản vẫn được tơn trọng, chức năng mô tả
của từ không thay đổi, giá trị biểu cảm của câu thơ được gia tăng nhưng không tạo ra
giá trị ngữ nghĩa mới.
Thơ Mới đã khởi đầu và tạo ra những thành tựu bước đầu cho quá trình hiện
đại hóa thơ Việt. Sau đó làn sóng hiện đại hóa này bị đứt đoạn hay nói cách khác là
phải chảy ngầm do những chi phối vừa tất yếu, vừa ngẫu nhiên của lịch sử hiện đại
Việt Nam.
II. Thơ cách mạng 1945-1975
1. Hoàn cảnh lịch sử
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, mở ra một kỷ nguyên mới
cho đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường
Ba Ðình, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tun ngơn độc lập, khai sinh nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Ách nô lệ bị đập tan, con người Việt Nam được giải
phóng; bừng lên một niềm hạnh phúc lớn lao đến thiêng liêng, như kết quả
tất yếu từ khát vọng tự do và quyết tâm cứu nước của cả dân tộc. Khơng khí


hân hoan ấy đã thổi vào văn học, đặc biệt là thơ ca thời kì đầu cách mạng
làn gió tươi mới, trong lành .
Nền văn học Việt Nam từ đây là nền văn học của chế độ mới, vận
động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đường lối văn nghệ
của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học
thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan
niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. Hồ Chí Minh từng viết: Nay ở
trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong chính là khẳng
định trọng trách đối với các nhà thơ trong bối cảnh lịch sử mới. Các tác
phẩm, đặc biệt là thơ đã tham gia tích cực vào nhiệm vụ vẻ vang phục vụ

chính trị, cổ vũ chiến đấu bằng cảm hứng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết
Thực dân Pháp không từ bỏ dã tâm nhằm áp đặt chế độ thuộc địa
lên nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Ðáp lời kêu
gọi ngày 19-12-1946 của Hồ Chủ Tịch, cả đất nước đã đứng lên, vừa đánh
giặc vừa củng cố lực lượng, huy động sức mạnh dân tộc không chỉ ở hiện tại
mà cả từ truyền thống quật khởi bốn nghìn năm. Kết thúc cuộc kháng Pháp 9
năm gian khổ bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng.
Một trang sử mới của dân tộc, một giai đoạn mới của cách mạng được mở
ra. Năm 1965, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, cả nước lại
bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống đế quốc xâm lược.Từ năm 1945
đến 1975, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc vơ cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây
dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc.,…Tất cả đã tác động mạnh
mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, đặc biệt là
vặn học nghệ thuật . Suốt ba mươi năm ấy, tồn bộ nền văn học Việt Nam
ln ln phải là tiếng kèn xung trận, tiếng trống thúc quân. Thơ ca vinh dự
khốc lên mình sư mệnh ấy bằng khả năng lan truyền cảm hứng vô cùng
mãnh liệt, dồi dào. Thơ những năm kháng chiến chống Pháp hướng về đời
sống cách mạng, về kháng chiến làm cảm hứng chính với những tên tuổi như
Tố Hữu- lá cờ đầu của thơ ca kháng chiến, Hồ Chí Minh, Hồng Cầm…. Từ


những năm 1955-1964, thơ tìm đến với một đất nước vừa hồi sinh sau nhũng
năm kháng Pháp lại bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và rồi lại
đối mặt với nỗi đau chia cắt hai miền.. Từ 1965-1975 thơ ca tập trung hướng
về ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong
những năm chống đế quốc Mỹ. Lịch sử thơ ca ghi nhận những đóng góp của
thế hệ các nhà thơ trẻ - những người vừa trực tiếp cầm súng, vừa đánh giặc
vừa làm thơ. Họ đã mang đến cho thơ Việt hiện đại một tiếng thơ mới mẻ,
trẻ trung, mà vẫn thấm đậm chất suy tư , triết luận.

Tuy điều kiện giao lưu văn hóa với các nước trong thời kì này không
thuận lợi như đầu thế kỉ, nhưng văn học, đặc biệt vẫn rất phát triển bằng sức
sống nội tại, bằng sự hấp thu hơi thở của thời đại lịch sử nóng bỏng và đạt
được nhiều thành tựu.
Tất cả những phương diện của tình hình lịch sử - xã hội nêu trên đã
có ảnh hưởng trực tiếp, tạo nên những thuận lợi và khó khăn riêng cho sự
phát triển, quyết định diện mạo của văn học, đặc biệt là thơ ca Việt Nam giai
đoạn này.
2. Thơ những năm đầu cách mạng
a. Nội dung: Niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt trước cuộc tái sinh
màu nhiệm ( Hoài Thanh) của đất nước và con người
Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: "16 tháng giữa hai cột mốc lịch sử.
Thời gian ngắn ngủi ấy khó để tạo nên đầy đủ một giai đoạn một chặng
đường thơ. Nhưng thơ ca những năm đầu sau Cách mạng tháng 8 đã có
những phẩm chất riêng đáng quý - đó là tiếng nói tự do đầu tiên của thơ ca
sau những năm dài nơ lệ, đó là những năm tháng bản lề mà trong thời điểm
này nền thơ ca cách mạng trẻ tuổi được xây dựng nền móng bằng những
viên

gạch

mới

hồng

tươi".

Đã qua một thời kỳ thơ ca gói trong những cảm hứng riêng tư, vụn
vặt: hoặc tìm trong khoái lạc, đê mê"Say đi em cho lơi lả ánh đèn / Cho cung
bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt"(Vũ Hồng Chương) ngộ nhận tình u là

cứu cánh cuộc đời "Làm sao sống được mà không yêu"(Xuân Diệu) hoặc


phản ánh một hiện thực bế tắc, quẩn quanh "Gặp buổi tâm tư mối nhện
đầy"(Thâm Tâm) con người bị dồn đẩy đến chân tường tuyệt vọng"Tình đời
đã

cháy

đến

chân

nhang"(TrầnHuyềnTrân).

Cách mạng tháng 8 thành công, đem đến cho thơ ca những cảm hứng
sáng tạo lớn lao, cao cả, giải phóng cho thi sĩ khỏi sự tù túng, bế tắc. Nếu
như trước đây, nhà thơ quay lưng với xã hội, hướng nội trong cảm xúc, ôm
lấy cái "Tôi" bản ngã, đối lập với cuộc đời đen bạc, ơ trọc thì bây giờ thi sĩ
mở lịng giang rộng cánh tay hân hoan đón nhận khơng khí thời đại, Xuân
Diệu cảm nhận cái tươi mới trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc:
"Có một suối thơ chảy từ gần gũi
Ra xa xôi và lại đến gần quanh
Một suối thơ lá ngọt với hoa lành
Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố"
Cách mạng tháng 8 mang đến nguồn vui được khơi dậy từ một lẽ sống
lớn, niềm vui của tự do, độc lập. Niềm vui trong ngày thu tháng 8 với nguồn
nội sinh dồi dào, tràn đầy sức trẻ. Trong hân hoan của đất trời giải phóng,
Nguyễn Đinh Thi tái hiện niềm vui vươn tỏa khơn cùng của ngày hội dân
tộc:

"Mùa thu về bỡ ngỡ sáng nay
Gặp những chàng trai bên hồ hò reo say
Reo reo hị cờ rực đỏ ánh cây
Thống sao vàng nghiêng nghiêng vẫy"
Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng của đất nước Việt Nam
mới, là hình ảnh quần chúng của cách mạng. Từ đây khái niệm "Tổ quốc"
"dân tộc" khơng cịn xa xơi, trừu tượng, mơ hồ mà là sắc đỏ, sắc vàng của lá
cờ cụ thể. Thâm Tâm cảm nhận "Hồn thiêng khắp hết cõi bờ/ Sáng nay óng
ánh trên tơ vải điều"Trong cái say sưa của niềm vui tươi mới của ngày đầu
cách mạng, lá cờ tung bay khắp nơi, trong cái bay bổng lạ kỳ của cảm
hứng "Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi/ Vàng vàng bay đẹp quá sao sao
ơi"(Tố Hữu)


Vui với dun đầu cách mạng, bằng nhiệt tình cơng dân hứng khởi
Xuân Diệu tập trung cảm xúc, suy nghĩ, ngợi ca "Ngọn quốc kỳ" - Bài thơ
giàu chất tráng ca và hưng phấn cách mạng, lá cờ biểu trưng Tổ quốc - Đất
nước - Dân tộc, là hiện thực đường lối chính trị của Đảng:"Có mấy bữa mà
Việt Nam thắm cả. Máu nén lâu từ ấy đã bùng ra/ Những cửa lều xơ xác
cũng ra hoa / Trên gốc cũ nẩy một chồi sống mới/ Cả anh dũng cũng tưng
bừng trở lại/ Một trăm năm tan nát tựa sương mù"
Triển khai trên một kênh cảm hứng khác, trong dòng chảy thơ ca
những năm đầu sau cách mạng, nhiều nhà thơ hướng tới cuộc đời mới đang
phục sinh, tái tạo, hướng tới sự đổi thay trong cuộc sống và những cảnh đời
cụ thể. Nhà thơ Thâm Tâm đã một lần thốt lên "Nghệ thuật nằm im ở mộ
lòng"nhưng trước sự lơi cuốn của khơng khí mới, trước sự hấp dẫn của cuộc
sống mới, bằng tình cảm gắn bó, u thương với cuộc đời, Thâm Tâm cảm
nhận nét đẹp tinh khôi trong khung cảnh thu sang:"Trái hồng trĩu xuống cây
rơm/ Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp làng/ Lúa vươn thân hút ánh
vàng/ Nguồn


tươi

vồng

nở

thu

sang

tốt

lành"

Tuy chưa nhiều vị mặn của mồ hôi cuộc đời trong thơ, nhưng Nguyễn
Xuân Sanh dần trở về với nét thực của đời sống. Cách mạng tháng 8 là một
hiện thực lich sử kỳ vĩ lan tỏa trong thơ anh, đang chiếm lĩnh, thanh lọc cảm
xúc, tạo nên cách viết không cầu kỳ, bế tắc như những vần thơ bí hiểm trước
đây, Nguyễn Xuân Sanh viết nên những cảm nhận ban đầu:"Ta khát vơ biên
ngọn sóng vang/ Ta mừng hội gió lúc lên đàng/ Ta hát vơ biên trên sách
mới/ Và trên thế giới đượm Tràng giang
Cũng là những phong tục, hội hè, đình đám, cũng vẫn là những nét
đẹp dung dị của lũy tre, cây đa, bến nước, cũng vẫn là những phiên chợ tết
mưa xuân lất phất và cũng vẫn là nông thôn, làng quê. Vẫn là chiếc nón quai
thao, những cơ yếm đỏ những cụ già râu tóc bạc phơ...Cách mạng tháng 8
trả lại những giá trị văn hóa truyền thống, tích hợp những giá trị mới, Đồn
Văn Cừ nói đến một sức sống mới trong hồn dân tộc được phục sinh, tân
tạo:"Bao thôn nữ hơm qua cịn yếm đỏ Miệng hoa cười tươi tựa ánh bình



minh Hôm nay đều ra khỏi lũy tre xanh Với dịng máu quật sơi trong huyết
quản"
Trần Mai Ninh phát hiện, khám phá một bình diện mới khi viết về Đất
nước - Tổ quốc. Đất nước đẹp khơng chỉ vì thế núi, hình sơng hùng vĩ,
khơng chỉ vì màu xanh biển trời, mây nước. Trần Mai Ninh nói đến chất thơ
của vùng đất từ Nha Trang ra Quảng Ngãi. Đất nước của những con người
sống dậy một sức sống mới khi được làm chủ cuộc đời mình lao vào xây
dựng:"Dân tộc rớt mồ hơi thấm đất/ Căng như đồng/ Tay ghì cán cuốc/ Tay
ghì tay xe/ Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao.../ Có mối tình nào hơn thế
nữa? "
Bên cạnh những chủ đề Đất nước Nhân dân - Dân tộc, Những ngày
đầu độc lập, một hình tượng lớn trong thơ gây xúc động trong lòng người
đọc, được nhiều nhà thơ tập trung tinh lực ngòi bút, khắc họa bằng những
vần thơ có sức lay động sâu xa - đó là hình tượng Bác Hồ. Nhà thơ Tế Hanh
có bài "Hồ Chí Minh" hội tụ những suy nghĩ của nhà thơ về lãnh tụ, là sự
ngưỡng mộ thành kính, Tế Hanh phác thảo chân dung Hồ Chí Minh - Người
cầm lái vĩ đại của con thuyền cách mạng dân tộc, với khí phách anh hùng mà
vơ cùng gần gũi "Sáng láng, ơn tồn, thành tâm, quyết chí/ Sóng gió khinh,
sấm sét chẳng kinh hồng/Hồ Chí Minh, chỉ là Người có thể/Đưa con
thuyền

tổ

quốc

đến

vinh


quang"

Một thành công khác của Tố Hữu, với "Hồ Chí Minh" được anh viết
ngay khi cách mạng thành cơng trong cả nước (26.8.1945). Đây là sáng tác
đầu tiên có giá trị về đề tài lãnh tụ trong thơ ca hiện đại. Vượt lên những hạn
chế từ xa mà tưởng tượng về Bác, cách thể hiện cịn trừu tượng, hình ảnh và
ngơn ngữ cịn pha màu lãng mạn dễ nhận thấy ở thời kỳ quá độ cách mạng
cho đến mấy năm đầu của cuộc kháng chiến, bài thơ có cái thể rất mới, rất
rắn rỏi. Tố Hữu nêu bật ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần lạc quan
các mạng của nhân dân tập trung trong con người Hồ Chí Minh, sự gắn bó
máu thịt giữa quần chúng và Bác Hồ - Người kết tinh, dung hội nguyện
vọng, sức mạnh vĩ đại của giai cấp, dân tộc. Đây là lần đầu tiên hình ảnh


lãnh tụ xuất hiện trong thơ bằng dáng nét kiêu bạc của con người:"Làm tên
quân cảm tử đi tiên phong /Đánh trăm trận thề trăm phen quyết thắng/ Bao
thất bại dẫu xát lòng cay đắng Hồn vẫn tươi vui thơm ngát tình đời/Bước
trường chinh dẫu mỏi gối, khan hơi/ Tim gang thép vẫn tưng bừng lửa chiến"
Cảm hứng thơ giai đoạn này về Bác chủ yếu khởi phát từ tấm lịng
chân tình biết ơn, và cảm phục, chưa thấy được hết mối quan hệ giữa lãnh tụ
và quần chúng và những phẩm chất cao quí khác của Người.
Thơ ca những năm đầu Cách mạng tháng 8, ngoài nội dung ngợi ca
cuộc sống mới, cịn đề cập đến khí thế sơi động của dân tộc chống thù trong
giặc ngoài. Bọn cơ hội chính trị Việt quốc - Việt cách dưới sự che chở của
thế lực ngoại bang cũng trương cờ, lôi kéo biểu tình, đình cơng, rút cục thất
bại thảm hại, trở thành trò cười cho mọi người. Thơ ca đả kích, châm biếm
đã phát huy lợi thế đánh địch, vạch mặt kẻ thù: Với chúng, tổng đình cơng
lại hóa ra tổng... bất đình cơng, quang cảnh biểu tình do chúng tổ chức quả
thật thảm hại: "Chen nhau đông tựa chùa bà Đanh /Hăng hái như người
đang


ngái

ngủ"

Hưởng ứng một sự kiện chính trị lớn lao: Cuộc tổng tuyển cử tồn dân
ngày 06.01.1946 một hướng thơ ca chuyển sang ngợi ca sự kiện chính trị ấy.
Tố Hữu "Nhiệt liệt hoan nghênh tổng tuyển cử lần đầu" và anh kêu gọi:"Tất
cả chúng ta cùng nhau đi bỏ phiếu Hãy cử đúng những người đại biểu"
(Thưa các ông nghị)
Với trường ca "Hội nghị non sơng" là sự kết tinh nhiệt tình cơng dân
và cảm hứng lịch sử của nhà thơ Xn Diệu. Khơng khí chính trị trở nên oi
bức, phức tạp trước những diễn biến âm mưu đen tối của thực dân Pháp, núp
sau quân đội Anh - Ân chiếm lại miền Nam nước ta. Với tầm vơng, súng
kíp, mã tấu, dao găm niềm Nam đứng lên giết giặc. Những đoàn quân Nam
tiến lên đường "Giết giặc" (Tố Hữu) là mệnh lệnh là kêu gọi cứu nước giục
giã, thiết tha: "Máu Việt Nam đang chảy/ Đỏ đồng ôi máu yêu/ Miền Nam
đang bốc cháy/ Đồng bào ôi lửa thiêu/ Mau mau lên đứng dậy/ Gươm gươm
đâu tuốt ra/ Súng súng đâu vác chạy/ Cứu cứu đồng bào ta/ Giết giết quân


xâm lược/ Mau xung phong xung phong/ Cờ bay lên cứu nước/ Máu giặc
phải thành sông".Trần Mai Ninh trong "Nhớ máu" phản ánh khí thế cuồn
cuộn dâng trào của những con người vừa có dược thời gian hịa bình ngắn
ngũi phải lao vào cuộc chiến đấu mới giành lại độc lập. "Nhớ máu" mang
theo tinh thần "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" và khơng khí hào hùng của
những ngàyCách mạng tháng 8 vừa qua:"Cả ngàn chiến sĩ/ Cả ngàn con bạc,
con vàng của Tổ quốc/ Sống... trong đáy âm thầm/ Mà nắm chắc tối cao
vinh dự/ Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai /Vững tin tưởng nơi oai
hùng Và chiến thắng Câu Việt Nam dân tộc" (Nhớ máu)

Không khí chính trị oi bức, phức tạp vì thực dân Pháp ngày càng trắng
trợn khiêu khích: Hà Nội - Hải Phòng và nhiều nơi khác... Trước những tội
ác man rợ của kẻ thù, sự kiên nhẫn, chịu đựng nào cũng trong một giới hạn,
biên độ nhất định. Chính chúng - chứ không ai khác đã thổi bùng lên ngọn
lửa hờn căm hàng năm nung nấu. Ngọn lửa đốt nhà, đốt làng, đốt xóm trở
thành ngọn lửa hận thù, mất mát, thương đau dội lên đầu chúng:"Lửa reo, lửa
thét... Lửa xuống cửa ga/ Xe tăng giẫy chế/ tLửa vào Cát B/i Máy bay tan
tành Hải phịng khu bảy tay ơm lửa/ Một mái nhà thiêu một đạo binh"
Thời điểm này, toàn dân tộc chỉ còn chờ lệnh của lãnh tụ Hồ Chí
Minh là nhất tề xơng lên lao vào cuộc kháng chiến vệ quốc trên tồn lãnh
thổ. Nhưng từng góc phố, từng ngơi nhà, từng làng, từng xóm, một góc chợ,
một bờ đê... chiến lũy đã mọc lên san sát. Mỗi người dân là một chiến sĩ,
trong tay là những gì họ có, để có thể tự vệ và chiến đấu.
Những sáng tác thơ ca về chủ đề chiến đấu trước ngày tồn quốc
kháng chiến (19.12.1946) chưa có chiều sâu và bề rộng của phong trào và
đội ngũ sáng tác như những năm sau. Điều đó làm cho thơ ca những năm
đầu Cách mạng tháng 8 không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Những
hạn chế này, được khắc phục dần dần khi đội ngũ được bổ sung và người
nghệ sĩ thật sự đi vào cuộc kháng chiến với một dung dáng vững vàng của
người nghệ sĩ - chiến sĩ.
b. Nghệ thuật


Đi đôi với sự chuyển biến trong nội dung tư tưởng, hình thức thơ thời
kì này cũng có những chuyển biến nhất định.
Hình thức câu thơ tự do hơn: số lượng câu , số chữ trong một dòng
thơ đã thực sự được giải phóng. Chế lan Viên viết thơ bằng tấm lịng thành
kính của mình: Ơi độc lập/ Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quốc/ Khi tự do
về chói ở trên đầu.
Hình ảnh thơ tươi mới hơi thở của cuộc sống mới, chất liệu thơ sáng.

Phát huy tinh hoa ngơn từ khi cịn thơ Mới, Thâm Tâm đã phả vào đó chất
liệu tươi sáng của cuộc sống mới phục sinh Trái hồng trĩu xuống cây
rơm/ Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp làng/ Lúa vươn thân hút ánh
vàng/ Nguồn tươi vồng nở thu sang tốt lành"
Tuy nhiên, cả cách diễn đạt và lối cảm xúc vẫn chưa thoát được cái
bóng của thơ cũ. Những ngơn từ, hình ảnh cịn cũ, mòn: hồn đất nước, mối
oan cừu, giày vạn dặm, bụi trường chinh...
Tóm lại
Vượt lên những hạn chế khó tránh khỏi, thơ ca những năm đầu Cách
mạng tháng 8 đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trân trọng: Là
tiếng nói ngợi ca Tổ quốc - Đất nước độc lập, tự do, là nét vẽ tươi màu, đa
sắc về cuộc sống mới sinh sôi, nẩy nở, đang tái tạo, phục sinh trong hồn dân
tộc, là tiếng lịng thành kính, ngưỡng mộ đối với lãnh tụ kính u. Bằng
ngơn ngữ nghệ thuật, thơ ca đã phác thảo được diện mạo đất nước Việt Nam
mới, trong những ngày cách mạng giành chính quyền và trước lúc bước vào
cuộc kháng chiến "Ba ngàn ngày không nghỉ" (Tố Hữu). Tuy chưa phải là
một giai đoạn, một chặng đường thơ ca, nhưng giữa hai thời điểm lịch sử
quan trọng của dân tộc có một dịng thơ dào dạt tn chảy từ trái tim nhà thơ
- công dân, nghệ sĩ - chiến sĩ. Bằng ngôn ngữ, thi ca đã đánh dấu những cột
mốc trên hành trình lịch sử dân tộc.
3. Thơ ca chống Pháp : 1946-1954
a. Nội dung: Phản ánh con người kháng chiến với tình cảm cộng đồng
và tình cảm cơng dân mà bao trùm là tình yêu nước


Thơ ca tiếp tục gắn bó với đời sống buồn vui, lúc hạnh phúc cũng
như khi gian lao, vất vả của con người Việt Nam. Nhà phê bình Hồi Thanh
đã có nhận xét xác đáng: Hầu hết những người mang ba lô lặng lẽ đi trên
các nẻo đường kháng chiến trong một quyển sổ tay nào đó thế nào cũng có
ít bài thơ... Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng

nhạc, tiếng thơ cùng hòa điệu. (Nói chuyện thơ kháng chiến).
Có thể nhận thấy sự khởi sắc của thơ giai đoạn này, trước hết, qua
khảo sát phong trào và lực lượng sáng tác. Từ sau Cách mạng tháng Tám,
thơ khơng cịn là vương quốc riêng của các nhà thơ chuyên nghiệp. Cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đồng thời cũng giải phóng
cho nhà thơ, trong cuộc đời cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Sự gặp gỡ
giữa lý tưởng Cách mạng và lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc là điều kiện
khách quan cho sự xuất hiện hình mẫu người nghệ sĩ kiểu mới. Có thể nói :
khơng có thế hệ nhà thơ kiểu mới thì khơng có thơ ca Cách mạng. Giờ đây,
anh cán bộ chính trị, anh cán bộ quân sự, anh cơng an, anh bình dân học vụ,
anh thơng tin, anh hỏa thực, các chị phụ nữ, các em thiếu nhi, hết thảy đều
làm thơ. (Hồi Thanh - Nói chuyện thơ kháng chiến).
Khơng khí quần chúng sơi nổi một mặt tạo điều kiện thử thách và
khẳng định các tài năng trẻ, mặt khác, góp sức cùng cao trào cách mạng tác
động mạnh mẽ vào tâm tư tình cảm của các nhà thơ lãng mạn, giúp hồn thơ
họ hồi sinh. Với kinh nghiệm và tài năng đã được khẳng định, đóng góp của
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Huy Cận,... tuy chưa
thật sự là hơi thở mãnh liệt của thời đại nhưng vẫn có ý nghĩa sâu sắc : khơi
gợi lịng u nước, hào khí đấu tranh và lòng tự hào dân tộc. Việc hầu hết
các nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới tìm đến với Cách mạng, tiếp
tục phát huy năng lực sáng tạo, ln có mặt ở vị trí hàng đầu trận tuyến văn
nghệ Cách mạng là một hiện tượng đặc sắc. Ðiều đó chứng tỏ tính ưu việt,
sức hấp dẫn mạnh mẽ của chế độ mới và đường lối văn nghệ Cách mạng.
Kháng chiến tồn quốc bùng nổ. Hịa vào lịng người hăm hở
trên trận tuyến chung, có đội ngũ chỉnh tề, khỏe khoắn của các nhà thơ. Mấy


năm đầu, nhiều thi sĩ cịn gặp khó khăn. Tâm hồn họ chưa hòa nhịp kịp với
đời sống kháng chiến sơi nổi, sống động. Các nhà thơ vẫn cịn vương vấn
với những thi đề quen thuộc, những tình cảm tiểu tư sản xốc nổi, đậm màu

sắc anh hùng cá nhân ; cách biểu hiện sáo mòn,... Sương mù của bầu trời
tinh thần cũ giờ vẫn còn lẩn quẩn trong vườn thơ Cách mạng, biểu hiện ở
những Ðạo rớt, Mộng rớt, Buồn rớt,.... Giữa cảm xúc thơ trong Ngày về
(Chính Hữu), Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Tây tiến (Quang Dũng) với tình
cảm chân chất, phơi phới lạc quan trong tư thế anh hùng thời đại mới của
quần chúng - còn một khoảng cách nhất định. Bởi lẽ, một khi nhận thức lý
trí chưa thật sự hóa thành rung động tình cảm chân thành thì hình tượng
nghệ thuật khó có sức lay động mạnh mẽ.
Thực tế kháng chiến đã thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và củng cố lập
trường tư tưởng của các nhà thơ, giúp họ ngày càng gần gũi, gắn bó với nhân
dân. Lớp trước cách mạng dần bắt kịp và hịa nhập vào đời sống mới. Bên
cạnh đó, các nhà thơ trẻ không ngừng tự khẳng định bằng sáng tác có giá trị.
Những tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này : Việt Bắc (Tố Hữu) ; Ðất nước
(Nguyễn Ðình Thi); Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại (Hồng Trung Thơng) ;
Ðồng chí (Chính Hữu); Nhớ (Hồng Ngun ; Thăm lúa (Trần Hữu Thung) ;
Ðêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ); Dọn về làng (Nông Quốc Chấn); Nhớ
máu (Trần Mai Ninh)...
Một trong những thành tựu thơ ca kháng chiến nổi bật là sáng tác của
Bác Hồ. Người làm thơ vừa để cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân (Thơ
tặng các cháu thiếu nhi, Khuyên thanh niên, Tặng các cụ du kích, Gửi nơng
dân), vừa nhằm thỏa mãn một phần nhu cầu đời sống tinh thần phong phú
của mình (Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya, Nguyên Tiêu, Báo tiệp, Thu dạ,
Ðăng Sơn). Những sáng tác này góp phần làm nổi rõ ở Bác một tâm hồn
nghệ sĩ hết sức tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và
con người Việt Nam.
Về nội dung tư tưởng, thơ ca 1945-1954 ln gắn bó chặt chẽ, phản
ánh chân thực và sinh động hiện thực kháng chiến hoành tráng. Lần giở




×