Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thư Viện Câu Hỏi Môn Địa Lý Lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.41 KB, 21 trang )

TRƯỜNG THCS ĐA PHƯỚC HỘI
THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bộ môn: Địa lý. Lớp 9
Chương I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
* Việt Nam có :
A. 60 dân tộc.

C. 54 dân tộc.

B. 45 dân tộc.

D. 52 dân tộc.

* Đáp án : C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được các dân tộc ít người có kinh nghiệm trong sản xuất.
* Trong hoạt động sản xuất, các dân tộc ít người thường có kinh nghiệm:
A. Thâm canh cây lúa đạt đến trình độ cao.
B. Làm nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.
C. Trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.
D. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công.
* Đáp án : D
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
* Dân tộc nào có số dân đông nhất?
A. Chăm
C. Khơ -me


B. Gia-rai

D. Kinh

* Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được sự phân bố các dân tộc.
* Các dân tộc ít người nào sau đây sinh sống chủ yếu ở các đô thị?
A. Chăm
C. Hoa
B. Gia-rai

D. Khơ -me

* Đáp án: C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
* Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
* Đáp án:
Mỗi dân tộc đều có kinh nghiệm sản xuất và các nghề truyền thống mang đậm bản sắc dân
tộc của mình. Sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc Tày, Nùng, Thái là dệt, thổ
cẩm, thêu thùa… Người Chăm làm gốm, trống đồng, dệt vải; người Khơ-me làm khảm
bạc, làm đường thốt nốt…
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
* Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ?
* Đáp án :



Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập
quán...
Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm dân số nước ta.
* Dân số nước ta đông và hàng thứ mấy so với dân số thế giới (năm 2002) ?
A. 12
C. 16
B. 14

D. 18

* Đáp án : B
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm dân số nước ta.
* Hiện tượng « bùng nổ dân số » ở nước ta bắt đầu từ những năm bao nhiêu của thế kỉ
XX ?
A. Những năm 40
C. Những năm 50
B. Những năm 60

D. Những năm 70

* Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được tình hình gia tăng dân số nước ta.
* Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng:
A. 1 triệu người
C. 1,7 triệu người

B. 1,5 triệu người

D. 2 triệu người

* Đáp án: A
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được cơ cấu dân số nước ta.
* Hiện nay nước ta được xếp vào nhóm nước có dân số trẻ do:
A. Số người trong độ tuổi lao động cao.
B. Số người chưa đến tuổi lao động cao.
C. Số người ngoài tuổi lao động cao.
D. Số người ngoài tuổi lao động ít.

* Đáp án: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm dân số nước ta.
* Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số
nước ta?
Đáp án:
- Phát triển kinh tế:
+ Vấn đề việc làm được giải quyết dễ dàng
+ Vấn đề tiêu dùng giảm và sự tích luỹ sản phẩm tăng


+ Tốc độ phat triển kinh tế sẽ ngày càng được nâng lên do không còn gánh nảng về xã
hội như các chính sách người nghèo…
- Xã hội:
+ Vấn đề giáo dục được đảm bảo tốt hơn do có sự quản lí dễ dàng hơn
+ Y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân ngày càng được nâng cao do không phải

chăm lo cho nhiều người.
+ Mức độ thu nhập của người dân đươc nâng lên.
- Môi trường:
+ Do dân số giảm nên việc sử dụng nguồn tài nguyên sẽ giảm, việc khai thác và sử
dụng tài nguyên sẽ được kéo dài làm cho nền kinh tế ổn định.
+ Giảm gánh nặng về ô nhiễm môi trường do ý thức người dân được nâng cao, do sử
dung các thiết bị ngày càng hiện đại …
+ Môi trường trong sạch, không ô nhiễm dảm bảo cho sự phát triển nền kinh tế bền
vững.
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Rèn được kĩ năng tính toán và vẽ biểu đồ đường.
* Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Năm

1979

1999

Tỉ suất sinh

32,5

19,9

Tỉ suất tử

7,2

5,6


Tỉ suất

Bảng tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979 - 1999(‰)
a. Tính tỉ lệ % gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét
b. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số của nước ta thời kì 19791999
* Đáp án:
a. tỉ suất sinh – tỉ suất tử của từng năm (%).
Nhận xét:tỉ lệ sinh và tủ của nước ta có xu hướng giảm dần từ năm 1979 đến 1999,
đặc biệt là tỉ lệ tử. Từ đó đánh đấu 1 bước quan trong trong công tác dân số của
nước ta trong giai đoạn đó…
b. Vẽ 2 dường biểu diễn trên 1 hệ toạ độ: một đường là tỉ suất sinh, một đường là tỉ
suất tử. khoảng cách giữa 2 đường là tỉ lệ gia tăng tự nhiên.


Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được mật độ dân số nước ta so với thế giới.
* Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:
A. Thấp
C. Cao
B. Trung bình
D. Rất cao
* Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
* Ở nước ta thành phố nào có số dân trên 1 triệu người là:
A. Hà Nội
C. Hải Phòng
B. Đà Nẵng

D. Biên Hòa
* Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm của quần cư nông thôn.
* Tên gọi hành chính nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị
A. Khu phố
C. Khóm
B. Ấp
D. Quận.
* Đáp án: B
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày và giải thích được tình hình phân bố dân cư ở nước ta.
* Mật độ dân số ở vùng nào cao nhất Việt Nam?
A. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ
* Đáp án: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn.
* Em hãy nêu đặc điểm loại hình “quần cư thành thị” ở Việt Nam
* Đáp án:
- Các đô thị ở nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động
công nghiệp dịch vụ. Là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá khoa học kĩ thuật…
- Phân bố tập trung đồng bằng ven biển.
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Trình bày và giải thích được tình hình phân bố dân cư ở nước ta.
* Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? Giải thích tại sao ĐBSH là nơi dân cư tập
trung đông đúc nhất cả nước?

* Đáp án:
- Đặc điểm phân bố dân cư:
Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
Năm 2003 MDDS ở ĐBSH là 1192 người/km 2, TP Hồ Chí Minh là 2664 người/km 2,
Hà Nội là 2830 người/km2.
+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.


+ Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (Năm 2003 khoảng 74% dân số sinh sống ở nông
thôn).
- ĐBSH là nơi dân cư đông đúc nhất trong cả nước do:
+ Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu,
nguồn nước…)
+ Lịch sử khai phá và định cư lâu đời nhất nước ta.
+ Nền nông nghiệp phát triển sớm với hoạt động trồng lúa nước là chủ yếu, cần nhiều
lao động.
+ Có mạng lưới đô thị khá dày đặc, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm về việc sử dụng lao động ở nước ta.
* Tập trung nhiều lao động ở nước ta là khu vực:
A. Công nghiệp
C. Dịch vụ
B. Nông, lâm, ngư nghiệp
D. Công nghiệp và Dịch vụ
* Đáp án: B
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm về việc sử dụng lao động ở nước ta.

* Năm 2003 lực lượng lao động thành thị chiếm khoảng:
A. 65%
C. 79,8%
B. 75,8%

D. 82,5%

* Đáp án: B
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm về việc sử dụng lao động ở nước ta.
* Nông thôn tập trung nhiều lao động của nước ta do:
A. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo
B. Nông thôn dễ tìm việc làm hơn thành thị
C. Nông thôn có diện tích rộng lớn
D. Trình độ công nghiệp hóa của nước ta còn thấp.
* Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động ở nước ta.
* Điền các từ sau vào chỗ trống sao cho đúng: kinh nghiệm, khả năng, chuyên môn, nâng
cao, thể lực (1,0đ)
.Người lao động Việt Nam có nhiều……………..trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, thủ công nghiêp, có……………..tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao
động đang được…………..Tuy nhiên nguồn lao động nước còn hạn chế
về……………….và trình độ……………….
* Đáp án:
Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ
công nghiêp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang
được nâng cao.Tuy nhiên nguồn lao động nước còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên
môn\
Phần 2: Tự luận (2 câu)

Câu 1: Thông hiểu


* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động ở nước ta.
* ? Nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?
* Đáp án:
- Mặt mạnh:
+ Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh, bình quân mổi năm có thêm
hơn 1 triệu lao động
+ Người lao động VN có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và
thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ KHKT.
+ Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
- Hạn chế:
+ Phần lớn lao động chưa qua đào tạo (năm 2003 còn 78.8% lđ chưa qua đào tạo).
+ Thể lực của người Việt Nam còn hạn chế.
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.
* Tại sao nói “vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay”?từ đó em hãy
nêu các biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta
* Đáp án:
-Vấn đề lao động, việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay vì:
+ Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất phổ biến. tỉ lệ thất ngiệp khu vực thành thị
cao 6 %...
+Thiếu lao động có tay nghề hay chất lượng lao động thấp, thiếu lao động có kĩ năng,
trình độ để đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp, dịch vụ hiện đại…
- Biên pháp:
+ Phân bố lại lao động và dân cư.
+ Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn.
+ phát triển dịch vụ công nghiệp ở thành thị.
+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề…

Bài 5: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989
VÀ NĂM 1999
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số
nước ta.
* Trong vòng 10 năm (1989 – 1999), tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14:
A. Giảm 2,5%
C. Giảm 4,5%
B. Giảm 3,5,%

D. Giảm 5,5%

* Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Phân biệt được độ tuổi ở tháp dân số
* Tháp dân số gồm có ba phần: đáy, thân và đỉnh tháp, theo thứ tự nào sau đây là đúng?
A. Đáy: 0 – 14 tuổi, thân: 15 – 59, đỉnh: 15 – hết tuổi lao động
B. Đáy: 60 trở lên, thân: 15 – 59, đỉnh: 0 – 14
C. Đáy: 0 – 14, thân: 15 – 59, đỉnh: 60 trở lên.
D. Đáy: 15 – 59, thân: 60 trở lên, đỉnh: 0 – 14.
* Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu


* Mục tiêu: Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số
nước ta.
* Theo cơ cấu chung trong tháp dân số, dân số phụ thuộc là các đối tượng:
A. Chưa đến tuổi lao động và ngoài lao động
C. Không có việc làm

B. Không đủ sức lao động
D. Tuổi ngoài lao động
* Đáp án: A
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Nắm được khái niệm về tháp dân số
* Tháp dân số là biểu đồ thể hiện kết cấu dân số:
A. Theo độ tuổi
C. Theo giới tính
B. Theo độ tuổi và giới tính
D. Theo số dân và mật độ dân số.
* Đáp án: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Thiết lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ
tuổi.
* Nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên
nhân.
* Đáp án:
Dân số nước ta có xu hướng già đi (tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người già tăng).
Nguyên nhân: do thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
* Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế
xã hội? Chúng ta cần có những biện pháp nàođể từng bước khắc phục những khó khăn
này?
* Đáp án:
Thuận lợi :
- Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh nguồn lực cho xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
- Thị trường lớn để tiêu thụ hàng hoá
Khó khăn:

- Thiếu việc làm.
- Ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt.
- Thiếu lương thực, thực phẩm. Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
Biện pháp:
- Giảm tỉ lệ sinh bằng cách thực hiện tốt KHH gia đình.
- Nâng cao trình độ dân trí, KH – KT.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Chương II: ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: BiẾT được thời gian nền kinh tế nước ta đổi mới.
* Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đổi mới từ khi nào?
A. 1930
B. 1945
C. 1975
D. 1986.
* Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết


* Mục tiêu: Biết được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
* Qua H6.1 cho thấy nông nghiệp giảm mạnh, đây là sự giảm về:
A. Tỷ trọng
C. Sản lượng
B. Sản lượng xuất khẩu
D. Sản lượng nhập khẩu.
* Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu:

* Theo sự đổi mới hiện nay, nước ta có bao nhiêu thành phần kinh tế cơ bản:
A. 4 thành phần
C. 5 thành phần
B. 6 thành phần
D. 7 thành phần.
* Đáp án: C
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần.
* Thành phần giữ vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế là:
A. Kinh tế Nhà nước
C. Kinh tế tập thể
B. Kinh tế cá nhân, cá thể
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
* Đáp án: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Thấy được những thành tựu và thách thức trong thời kì đổi mới.
* Em hãy cho biết những thành tựu và thách thức nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi
mới?
* Đáp án:
Thuận lợi:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Khó khăn:
- Vẫn tồn tại sự phân hoá giàu nghèo và còn nhiều xã vùng sâu vùng xa.
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
- Nhiều bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
- Phải cố gắng hơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
- Vấn đề việc làm còn nhiều bất cập.

Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Cho HS tập nhận xét bảng số liệu và vẽ được biểu đồ.
* Cho bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002:
Các thành phần kinh tế
Tỉ lệ %
Kinh tế nhà nước
38,4
Kinh tế tập thể
8,0
Kinh tế tư nhân
8,3
Kinh tế cá thể
31,6
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13,7
Tổng cộng
100,0
a/ vẽ biểu đồ thích hợp nhất
b/ nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế.
* Đáp án:
a/ Vẽ biểu đồ hình tròn, chính xác, đẹp, có chú giải.
b/ Nhận xét:


Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta đa dạng. Thành phần kinh tế nhà nước
chiếm tỉ trọng lớn.
Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết

* Mục tiêu: Biết được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:
A.Đường lối chính sách, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn.
B.Tài nguyên khoáng sản, dân cư và nguồn lao động. cơ sở vật chất kĩ thuật
C. Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, thị trường.
D.Tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố kinh tế xã hội
* Đáp án : D
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu:Phân tích được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
* Nhóm đất chiếm diện tích lớn chủ yếu để sản xuất nông nghiệp
A. Đất phù sa và đất feralit
C Đất đỏ bazan
B. Đất mặn ven biển
D. Đất mùn núi cao
* Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
* Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là:
A. Chọn lọc lai tạo giống
C. Sử dụng phân bón thích hợp
B. Tăng cường thuỷ lợi
D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích.
* Đáp án: B
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
* Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là:
A. Đất trồng

C. Nguồn nước tưới
B. Khí hậu
D. Giống cây trồng.
* Đáp án: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
* Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông
nghiệp?
* Đáp án:
- Dân cư và nguồn lao động:
Giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp,gắn bó với đất đai, luôn phát huy được bản
chất cần cù sáng tạo của mình
- Cơ sở vật chất-kĩ thuật: ngày càng được hoàn thiện:
+ Hệ thống thuỷ lơi
+ Hệ thống dịch vụ trồng trọt
+ Hệ thống dịch vụ chăn nuôi


+ Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác
- Chính sách phát triển nông thôn: là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu,
thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp.
+ Phát triển kinh tế hộ gia đình
+ Kinh tế nông nghiệp
+ Nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…
- Thị trường trong và ngoài nước:
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, đa dạng sản
phẩm,chuyển đổi cơ cấu cây trồng…
+ Tuy nhiên thị trường tiêu thụ trong nước còn nhiều hạn chế, thị trường thế giới

còn nhiều biến động…
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
* Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta ?
* Đáp án:
Trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta, thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu vì:
- Tài nguyên nước của nước ta phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước
trên mặt, nước ngầm phong phú.
- Thiên tai lũ lụt hạn hán thường hay xảy ra gay thiệt hại lớn trong sản xuất nông
nghiệp.
- Công tác thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho cây trồng nhất là trong mùa khô.
- Chống úng chống lụt trong mùa mưa bão.
- Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.
- Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng, tạo ra năng suất và tăng sản lượng cây
trồng cao.
Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.
* Vùng trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta:
A. Đông Nam Bộ
C. Trung Du Bắc Bộ
B. Tây Nguyên
D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
* Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được sự phân bố của vùng trồng cây ăn quả.
* Cây ăn quả đặc trưng của miền Nam là:
A. Dừa, chuối

B. Cam, bưởi, xoài

C. Chôm chôm, măng cụt, sầu riêng
D. Nhãn, vải, nho

* Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp.
* Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là:
A. Giống cây trồng
C. Độ phì của đất
B. Thời tiết, khí hậu
D. Nguồn nước
* Đáp án: B
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được tình hình phát triển của ngành trồng cây lương thực.


* Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng nhanh cho thấy sản lượng lúa có tốc độ:
A. Tăng nhanh hơn dân số.
B. Tăng chậm hơn dân số.
C. Tăng bằng dân số
D..Không tăng.

* Đáp án: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.
* Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng lúa ở nước ta?
* Đáp án:

- Lúa là cây trồng chính, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.
- Sản xuất lúa đã đạt nhiều thành tựu to lớn: diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản
lượng lúa bình quân đầu người liên tục tăng. Cơ cấu mùa vụ thay đổi,
- Phân bố: Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng
song^ Hồng.
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ.
* Cho bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi (đơn vị %).
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm Phụ phẩm
trứng, sữa chăn nuôi
1990
2002

100,0
100,0

63,9
62,8

19,3
17,5

12,9
17,3


3,9
2,4

* Đáp án: Vẽ biểu đồ cột chồng, chính xác và đẹp. 2 điểm
Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được vai trò của từng loại rừng.
* Tại sao phải thành lập khu bảo tồn thiên nhiên và vườn Quốc gia?
A. Để khai thác nguồn lợi rừng và thú quý hiếm
B. Để phát triển các khu du lịch sinh thái
C. Để bảo tồn và duy trì nhiều giống loài quý
D. Để chống hiện tượng xói mòn đất

* Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết đặc điểm phát triển của ngành thủy sản.
* Nước ta có bao nhiêu ngư trường trọng điểm?
A. 2
C. 3
B. 4

D. 5

* Đáp án: B
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Tình hình phát triển của ngành thủy sản.
* Ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do:



A. Thiên nhiên nhiều thiên tai
C. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
B. Thiếu vốn đầu tư
D. Ngư dân ngại đánh bắt xa bờ.
* Đáp án: C
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được vai trò của từng loại rừng.
* Rừng nước ta có 3 loại:
- a. Rừng sản xuất
- b. Rừng phòng hộ
- c. Rừng đặc dụng
Với 3 chức năng cơ bản:
1. Cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu
2. Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giống loài quý hiếm
3. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
Cách ghép đôi nào sau đây là đúng?
A. a – 1; b – 2; c – 3
C. a – 2; b – 3; c – 1
B. a – 3; b – 1; c – 2
D. a – 1; b – 3; c – 2.
* Đáp án: D
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được thực trạng của ngành lâm nghiệp.
* Em hãy nêu đặc điểm, vai trò về tài nguyên rừng nước ta. Từ đó hãy cho biết sự phat
triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta?
* Đáp án:
- Đặc điểm, vai trò về tài nguyên rừng nước ta:
+ Diện tích 11,6 triệu ha, độ che phủ toàn quốc là 35% (2002)
+ Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho dân dụng, cho xuất

khẩu
+ Rừng phòng hộ: chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ lụt, xói mòn, bảo vệ
bờ biển, chống cát bay…)
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ sinh thái bảo vệ các giống loài quí hiếm.
- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta:
+ hàng năm khai thác 2,5 triệu tấn trong khu vực sản xuất, chủ yếu ở miền núi và
trung du
+ Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển gắn liền với vùng nguyên liệu
+ Mô hình nông lâm kết hợp đang được phat triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao
đời sống nhân dân
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ.
*Cho bảng số liệu sau, thể hiện về sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra

1990
1994
1998
2002

890,6
1465,0
1782,0
2647,4

Khai thác

Nuôi trồng


728,5
1120,9
1357,0
1802,6

162,1
344,1
425,0
844,8

Vẽ biểu đồ thể hiên sản lượng thuỷ sản thời kì 1990-2002
* Đáp án: vẽ biểu đồ hình cột nhóm.


Bài 10: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY
ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI
CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận xét được sự chuyển dịch của cơ cấu cây trồng.
* Qua bảng số liệu SGK từ 1990 – 2002 diện tích nhóm cây trồng nào tăng nhanh nhất?
A. Cây lương thực
C. Cây công nghiệp
B. Cây ăn quả
D. Cả 3 nhóm tăng bằng nhau.
* Đáp án : C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận xét được sự chuyển dịch của ngành chăn nuôi.
* Cũng trong giai đoạn này, loại gia súc, gia cầm nào có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất?

A. Trâu
B. Bò
C. Lợn
D. Gia cầm
* Đáp án: D
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được các loại cây công nghiệp hàng năm và lâu năm.
* Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp?
A. Đậu tương
C. Ca cao
B. Mía
D. Đậu xanh.
* Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được nơi phân bố của ngành chăn nuôi.
* Miền núi và trung du phía Bắc là vùng có khả năng phát triển chăn nuôi:
A. Trâu, bò
C. Lợn
B. Dê
D. Gia cầm
* Đáp án: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Nhận xét được sự chuyển dịch của ngành chăn nuôi.
* Dựa vào bảng số liệu SGK trang 38 (bảng 10.2), hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn
gia cầm và đàn lợn tăng? Tại sao đàn trâu không tăng?
* Đáp án :
+ Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất do nhu cầu thực phẩm tăng, giải quyết tốt nguồn
thức ăn cho chăn nuôi, hình thức chăn nuôi đa dạng, đặc biệt gắn với chế biến.
+ Đàn trâu không tăng do cơ giới hóa NN

Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ.
* Cho bảng số liệu về Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

1990

2002

9040,0
6474,6
1199,3
1366,1

12831,4
8320,3
2337,3
2173,8


A Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ
năm 1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính 24mm.
B Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ hãy nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng
diện tích gieo trồng của các nhóm cây
* Đáp án:

- Vẽ biểu đồ hình tròn theo đúng bán kính đề bài ra, chinh xác, có chú thích, tên biểu đồ
Thực hiện đủ các bước:
+ xử lý số liệu: theo %
+ Vẽ đúng, đẹp.
- Nhận xét:
+ Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng từ 6474,6 (năm 1990) lên 8320,3 (năm
2002): tăng được 1845,7 nghìn ha
Nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6% (1990) xuống 64,8% (2002)
+ Cây công nghiệp diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trong tăng từ 13,3%
lên 18,2 %
- Cây lương thực thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7nghìn ha
và tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%
Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp.
* Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
A. Địa hình
B. Khí hậu
B. Vị trí địa lý
D. Nguồn nguyên nhiên liệu.
* Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố công nghiệp.
* Có vai trò quyết định đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp là:
A. Tài nguyên thiên nhiên
B. Nguồn lao động

C. Thị trường tiêu thụ
D. Đường lối, chính sách của Nhà nước
* Đáp án: D
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố công nghiệp
* Việc phát triển nông nghiệp, thủy sản tạo cơ sở nguyên liệu cho việc phát triển ngành
công nghiệp:
A. Năng lượng
B. Chế biến lương thực, thực phẩm
C. Hóa chất
D. Vật liệu xây dựng


* Đáp án: B
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố công nghiệp
* Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm là nguồn tài nguyên:
A. Quý hiếm
C. Dễ khai thác
B. Gần khu đông dân cư
D. Có trữ lượng lớn.
* Đáp án: D
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố công nghiệp.
* Nêu những khó khăn và hạn chế của các sản phẩm công nghiệp nước ta trên thị trường
thế giới?

* Đáp án:
- Sự cạnh tranh hàng ngoại nhập và sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
- Hàng công nghiệp còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng...
- Do trong quá trình sản xuất chưa mang tính chât dây chuyền cao nên giá thành sản phẩm
cao...
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Phân tích được các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố công nghiệp.
* Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố nào? Từ đó
em hãy đưa ra 1 số chính sách phát triển công nghiệp nước ta hiện nay?
* Đáp án:
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế- xã
hội:
+ Dân cư và lao động
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
+ Chính sách phát triển công nghiệp
+ Thị trường
- Liên hệ (đưa ra 1 số chính sách)
+ Chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp
+ Trong giai đoạn hiện nay, chính sách về công nghiệp gắn liền với việc phát triển kinh tế
nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.
+ Đổi mới cơ cấu quản lí kinh tế đối ngoại...
Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp.
* Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:
A. Than
C. Hoá dầu
B. Nhiệt điện,

D. Thuỷ điện.
* Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công
nghiệp.
* Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là:


A. Than
C. Hoá dầu
B. Nhiệt điện,
D. Thuỷ điện.
* Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công
nghiệp.
* Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố trên cả nước tập trung nhất là:
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định
B. Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng
D. Cần Thơ, Bến Tre
* Đáp án: C
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển của một số ngành công nghiệp.
* Trong các ngành công nghiệp nước ta, ngành nào chiếm tỷ trọng lớn nhất?
A. Dệt may
C. Khai thác nhiên liệu
B, Chế biến lương thực, thực phẩm
D. Cơ khí điện tử.
* Đáp án: B

Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Nhận xét được cơ cấu ngành công nghiệp.
* Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.
* Đáp án :
Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng:
- Về thành phần KT: Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần KT gồm có các cơ sở
nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Về cơ cấu ngành: đa dạng, có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như khai thác
nhiên liệu, điện, cơ khí- điện tử, hoá chất vật liệu xây dựng, chế biến LTTP, dệt may, in,
chế biến lâm sản… Trong đó có các ngành CN trọng điểm, có tác dụng thúc đẩy sự tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ.
* Cho bảng số liệu sau về giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và phân theo các vùng
năm 2002( đơn vị nghìn tỉ đồng)
Các vùng
Giá trị sản xuất công nghiệp
Trung du và miền núi Bắc Bộ
44.8
Đồng bằng sông Hồng
55.2
Bắc Trung Bộ
9.9
Duyên hải Nam Trung Bộ
14.7
Tây Nguyên
9.3
Đông Nam Bộ
82.0

Đồng bằng sông Cửu Long
52.2
Cả nước
268.1
a) Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp phân theo các vùng ở
nước ta năm 2002.
b) Nhận xét và giải thích sự phân hoá giá trị sản lượng theo vùng lãnh thổ.
* Đáp án :
a) – Xử lí bảng số liệu
- Vẽ biểu đồ hình tròn, có chú giải, tên biểu đồ.


b) – Nhận xét:
+ Giá trị sản lượng CN không đều giữa các vùng, cao nhất là ĐNB, thấp nhất là Tây
Nguyên.
+ Giá trị sản lượng CN vùng ĐNB gấp 8.8 lần so với Tây Nguyên và nhiều lần so với
các vùng khác.
– Giải thích:
+ Giá trị sản lượng CN không đều giữa các vùng là do khác nhau về: Vị trí địa lí và tài
nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động và nhất là lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất kĩ thuật….
+ Những vùng có công nghiệp phát triển, giá trị sản lượng CN rất cao là do mức độ tập
trung công nghiệp rất cao, thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên, cơ sở VC-KT và cơ sở hạ
tầng, tập trung nhiều lao động có KT cao, nhiều công nhân lành nghề.
Bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được cơ cấu của ngành dịch vụ.
* Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là:
A. Dịch vụ tiêu dùng

C. Dịch vụ sản xuất
B. Dịch vụ công cộng
D. Ba loại hình ngang bằng nhau.
* Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ.
* Các trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất ở nước ta là:
A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
C. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
* Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được vai trò của ngành dịch vụ.
* Vai trò của kinh tế Nhà nước đứng đầu trong nhóm dịch vụ:
A. Dịch vụ tiêu dùng
C. Dịch vụ sản xuất
B. Dịch vụ công cộng
D. Dịch vụ sản xuất và công cộng.
* Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được tình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
* Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là:
A. Địa hình
B. Sự phân bố công nghiệp
B. Sự phân bố dân cư
D. Khí hậu.
* Đáp án: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu

* Mục tiêu: Biết được tình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
* Em hãy cho một số ví dụ chứng minh rằng khi kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng
trở nên đa dạng?
* Đáp án :
+ Ở nông thôn hiện nay, Nhà nước đầu tư xây dựng các mô hình đường, trường, trạm, đó
là các dịch vụ công cộng.


+ Ngày nay, KT phát triển việc đi lại trong nước và nước ngoài bằng đủ các loại phương
tiện.
+ Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí ngày càng được xây dựng
nhiều (dịch vụ tiêu dùng).
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Biết được tình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
Tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng
nhất nước ta?
* Đáp án:
- Hà Nội đóng vai trò là thủ đô, còn thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất
phía nam.
- Đây là 2 thành phố lớn nhất cả nước.
- Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước (đặc biệt là hoạt động công nghiệp).
- Nơi tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa
hàng đầu...
Vì vậy, ở đây tập trung nhiều nhất các dịch vụ về tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ
công cộng như: thương mại, tài chính, ngân hàng, quảng cáo, bảo hiểm, văn hoá, nghệ
thuật... Chính sự phát triển của các ngành dịch vụ có vai trò thúc đẩy hơn nữa của 2 trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn nhất cả nước này.
Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BUU CHÍNH VIỄN THÔNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết

* Mục tiêu: Biết được bưu chính viễn thông có bước phát triển mạnh.
* Nước ta hoà mạng Internet vào năm nào?
A 1995
B 1996
C 1997
D 1998
* Đáp án: C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được tình hình phát triển của ngành GTVT.
* Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất?
A. Đường sắt
C. Đường bộ
B. Đường sông
D. Đường biển.
* Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được tình hình phát triển của ngành GTVT.
* Loại hình giao thông vận tải xuất hiện sau nhất ở nước ta là:
A. Đường sắt
C. Đường bộ
B. Đường hàng không
D. Đường ống.
* Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được tình hình phát triển của ngành GTVT
* Loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay?
A. Điện thoại cố định
C. Điện thoại di động
B. Internet
D. Truyền hính cáp.

* Đáp án: C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được bưu chính viễn thông có bước phát triển mạnh.


* Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và internet có ý nghĩa như thế nào đến đời sống
kinh tế- xã hội ở nước ta?
* Đáp án:
- Tạo cho mọi người có thể trao đổi và liên lạc với nhau dễ dàng, thuận tiện.
- Góp phần đưa nước ta nhanh chóng hoà nhập với kinh tế trong và ngoài nước
- Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu vùng xa
- Cung cấp thông tin kịp thời cho việc điều hành các hoạt động kinh tế-xã hội
- Phương tiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật và phục vụ vui chơi, giải trí và học tập
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Biết được tình hình phát triển của ngành GTVT và BCVT.
* Điền các từ vào chổ chấm sao cho đúng: hiệu quả, rất nhanh, đa dạng, đầu tư.
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đang phát triển ……………… Các loại
hình dịch vụ này ngày càng…………………được ……………lớn và hoạt động
có……………….
* Đáp án :
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đang phát triển rất nhanh.Các loại hình dịch
vụ này ngày càng đa dạng được đầu tư lớn và hoạt động có hiệu quả
Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được tình hình phát triển và phân bố của thương mại.
* Vùng có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước là:
A. Đồng bằng Sông Hồng
C. Đồng bằng Sông Cửu Long

B. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
* Đáp án: B
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được tiềm năng du lịch của nước ta rất phong phú.
* Di sản thiên nhiên – điểm du lịch lớn nhất nước ta là:
A. Vịnh Hạ Long
B. Phong Nha Kẻ Bàng
B. Đà Lạt
D. Vườn quốc gia U Minh Hạ.
* Đáp án: A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được tình hình phát triển của ngành ngoại thương.
* Việt Nam cũng là thành viên của OPEC là tổ chức:
A. Tự do thương mại Châu Á
C. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á
B. Hội đồng tương trợ kinh tế
D. Các nước xuất khẩu dầu mỏ
* Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được tiềm năng du lịch của nước ta rất phong phú.
* Xếp các điểm du lịch sau theo các phân loại tài nguyên du lịch trong bảng bên dưới: Văn
Miếu, bến cảng nhà Rồng, Chọi trâu, gốm Bát Tràng, Cố đô Huế, nhà tù Côn Đảo, lụa Hà
Đông, Hội Lim.
Nhóm tài nguyên

Tài nguyên

Du lịch nhân văn


Công trình kiến trúc
Di tích lịch sử
Làng nghề truyền thống

Điểm du lịch
…………………………
……………………
……………………….


Lễ hội

………………………..

* Đáp án :
Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Công trình kiến trúc: Văn Miếu, Cố đô Huế.
+ Di tích lịch sử: nhà tù Côn Đảo, bến cảng nhà Rồng.
+ Làng nghề truyền thống: gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông.
+ Lễ hội: Chọi trâu, Hội Lim.
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được vai trò của ngành ngoại thương.
* Dưa vào kiến thức đã học cho biết tại sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường
châu Á- Thái bình Dương?
* Đáp án:
- Vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển cho nhận hàng hoá.
- Mối quann hệ có tính chất truyền thống.
- Thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng nên dễ xâm nhập thị trường.
- Tiêu chuẩn hàng hoá không cao nên phù hợp với trình độ sản xuất còn thấp của Việt

Nam.
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ.
* Cho bảng số liệu về giá trị xuất khẩu năm 2002 (%)
Loại hàng
Giá trị (%)
Hàng công nghiệp nặng và
khoáng sản
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu
thủ công nghiệp
Hàng nông, lâm, thuỷ sản

31,8
40,6
27,6

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất và nhận xét
* Đáp án:
- Vẽ biểu đồ hình tròn:
- Nhận xét:
+ Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngại quan trong nhất nước ta.
+ Những mặt hàng xuất khẩu là: Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp
nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thuỷ sản.
+ Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất.
Bài 16: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được sự chuyển dịch của cơ cấu ngành.
* Từ 1991 – 2002, tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm:
A. 12,5%

C. 20%
B. 15,5%
D. 25%
* Đáp án: B
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được sự chuyển dịch của cơ cấu ngành.


* Trong giai đoạn 1991 – 2002 tỷ trọng của ngành nào tăng nhanh nhất?
A. Nông – lâm – ngư
C. Công nghiệp, xây dựng
B. Dịch vụ
D. Cả 3 ngành tăng tương đương.
* Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi
mới.
* Sự giảm sút về tỷ trọng của nông nghiệp nói lên điều gì?
A. Sản xuất nông nghiệp giảm
C. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng
B. Thị trường của nông nghiệp giảm
D. Sự chuyển đổi của nền kinh tế.
* Đáp án: D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được sự chuyển dịch của cơ cấu thành phần
* Nền kinh tế nước ta có cơ cấu đa dạng thể hiện qua:
A. Nhiều ngành và nhiều thành phần
C. Nhiều nguồn đầu tư nước ngoài
B. Nhiều tài nguyên
D. Nguồn lao động

* Đáp án: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết được sự chuyển dịch của cơ cấu ngành.
* Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên
điều gì?
* Đáp án :
- Sự giảm mảnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp nói lên: nước ta đang chuyển dần
từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
Câu 2: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi
mới.
* Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?
* Đáp án :
- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng tăng lên nhanh nhất.
Thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển.
Hết



×