Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Điều Tra, Đánh Giá Xác Định Vùng Cấm, Vùng Hạn Chế Xây Dựng Mới Các Công Trình Khai Thác Nước Dưới Đất Trên Địa Bàn Tỉnh Cà Mau _ www.bit.ly/taiho123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 104 trang )

MỤC LỤC
BẢNG BIỂU.............................................................................................................................5
HÌNH VẼ..................................................................................................................................6
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................7
CHƯƠNG
I
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG..................................................................................8
I.1. Vị trí địa lý tự nhiên.......................................................................................................8
I.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng......................................................................................9
I.3. Đặc điểm khí hậu............................................................................................................9
I.4. Đặc điểm thuỷ văn........................................................................................................10
I.5. Đặc điểm giao thông....................................................................................................11
I.6. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội................................................................................11
I.7. Hiện trạng sử dụng nước .............................................................................................12
CHƯƠNG
II
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT - ĐỊA CHẤT THỦY VĂN.........................................13
II.1. Lịch sử nghiên cứu Địa chất.......................................................................................13
II.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất thủy văn.........................................................................13
CHƯƠNG
III
KHỐI LƯỢNG CÁC DẠNG CÔNG TÁC ĐÃ THỰC HIỆN.................................................15
III.1. Lập đề cương đề án ..................................................................................................15
III.2. Thu thập tài liệu.........................................................................................................15
III.2.1. Thu thập tài liệu tại địa phương (do sở cung cấp): ..............................................15
III.2.2. Tài liệu thu thập từ các cơ quan liên quan khác: .................................................15
III.3. Khảo sát bổ sung........................................................................................................16
III.3.1. Công tác khảo sát bổ sung ...................................................................................16
III.3.2. Lấy và phân tích mẫu nước .................................................................................16
III.4. Biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Cà Mau ................................................17
III.4.1. Biên hội bản đồ ĐCTV ........................................................................................17


III.4.2. Các bản đồ phụ trợ, chuyên đề và phụ lục...........................................................17
III.5. Lâp bản đồ đẳng mực nước hiện tại và mực nước dưới đất cho phép.......................18
III.6. Lập bản đồ triển vọng khai thác nước dưới đất.........................................................18
III.7. Lập bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất..........................18
CHƯƠNG
IV
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC – CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT....................................20
IV.1. Hiện trạng khai thác .................................................................................................20
IV.1.1. Cấp nước nhỏ lẻ nông thôn:.................................................................................20
IV.1.2. Cấp nước của các Doanh nghiệp .........................................................................20
IV.1.3. Cấp nước từ các trạm cấp nước tập trung............................................................21
IV.1.4. Khai thác từ các nhà máy nước............................................................................21
IV.2. Chất lượng nước .......................................................................................................22
IV.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa-trên (qp2-3).........................................22
IV.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1)...................................................28
IV.2.3. Tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen giữa (n22)........................................................29

-2-


CHƯƠNG
V
BIÊN HỘI LOẠT BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN.......................................33
V.1. Đặc điểm địa chất.......................................................................................................33
V.1.1. Địa tầng.................................................................................................................33
V.1.2. Đứt gãy kiến tạo....................................................................................................39
V.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn........................................................................................40
V.2.1. Các tầng chứa nước...............................................................................................40
V.2.2. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước ..................................................................42
V.3. Đánh giá trữ lượng nước dưới đất .............................................................................43

V.4. Phương pháp tính toán trữ lượng tiềm năng...............................................................44
V.5. Các thông số địa chất thủy văn:..................................................................................45
V.5.1. Hệ số dẫn nước (km) và hệ số thấm trung bình (ktb)............................................45
V.5.2. Chiều dày trung bình các tầng chứa nước (mtb):..................................................46
V.5.3. Chiều cao cột áp trung bình trên mái các tầng chứa nước (htb): ..........................48
V.5.4. Diện phân bố của các tầng chứa nước (F).............................................................49
V.6. Kết quả tính trữ lượng khai thác nước dưới đất..........................................................50
CHƯƠNG
VI
XU HƯỚNG THAY ĐỔI MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ............................................................53
VI.1. Động thái mực nước dưới đất ...................................................................................53
VI.2. Động thái mực nước tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh).....................................53
VI.3. Động thái mực nước tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3).........................53
VI.4. Động thái mực nước tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3)........................54
VI.5. Động thái mực nước trong tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1)...........................55
VI.6. Động thái mực nước trong tầng chứa nước Pliocen giữa (n22)................................56
VI.7. Động thái mực nước trong tầng chứa nước Pliocen dưới (n21)................................56
VI.8. Xu thế thay đổi mực nước theo thời gian hiện tại.....................................................58
VI.8.1. Các đường đẳng mực nước..................................................................................58
VI.8.2. Đường đẳng mực nước tầng Pleistocen giữa - trên (qp2-3).................................58
VI.8.3. Đường đẳng mực nước tầng Pleistocen dưới (qp1).............................................58
VI.8.4. Đường đẳng mực nước tầng Pliocen giữa - trên (n22).........................................59
VI.9. Đánh giá xu hướng thay đổi mực nước.....................................................................61
CHƯƠNG
VII
BẢN ĐỒ TRIỂN VỌNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT..................................................62
VII.1. Triển vọng nước dưới đất.........................................................................................62
VII.2. Các vùng triển vọng trên đất liền tỉnh Cà Mau........................................................64
VII.2.1. Vùng có 3 tầng chứa nước triển vọng ...............................................................64
VII.2.2. Vùng có 2 tầng chứa nước triển vọng ................................................................64

VII.2.3. Vùng có 1 tầng chứa nước triển vọng ................................................................65
VII.2.4. Vùng không có tầng chứa nước triển vọng......................................................65
CHƯƠNG
VIII
PHÂN ĐỊNH VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ XÂY DỰNG MỚI CÁC CÔNG TRÌNH
KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT............................................................................................66

-3-


VIII.1. Phân định vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới
đất.........................................................................................................................................66
VIII.2. Cơ sở để phân vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước
dưới đất.................................................................................................................................67
VIII.3. Bản đồ phân định vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác
nước dưới đất cho các tầng chứa nước.................................................................................68
VIII.3.1. Tầng Pleistocen giữa - trên (qp2-3)...................................................................68
VIII.3.2. Tầng Pleistocen dưới (qp1):..............................................................................72
VIII.4. Dự báo nhu cầu khai thác nước dưới đất................................................................77
VIII.4.1. Các tiêu chí sử dụng tính toán dân số và nhu cầu nước....................................77
VIII.4.2. Tính toán dân số các năm 2015 và 2020...........................................................77
- Dân số năm 2015..................................................................................................................77
VIII.4.3. Tính toán nhu cầu nước cho các năm 2015 và 2020.........................................78
VIII.4.4. Tính toán lượng nước thiếu hụt so với nhu cầu cấp nước.................................80
VIII.4.5. Các kiểu công trình khai thác nước dưới đất.....................................................80
VIII.5. Quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất..........................................83
VIII.5.1. Điều tra cơ bản nước dưới đất ..........................................................................83
VIII.5.2. Mạng quan trắc nước ........................................................................................85
Mục tiêu:.................................................................................................................................85
Nguyên tắc thiết kế mạng:......................................................................................................85

VIII.5.3. Khả năng khai thác nước dưới đất ....................................................................85
VIII.5.4. Quản lý nước dưới đất.......................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................95

-4-


BẢNG BIỂU
Bảng I.1. Tổng hợp các thông số khí tượng trạm Cà Mau (2009) ...........................................10
Bảng III.2. Tổng hợp khối lượng công tác điều tra khảo sát....................................................16
Bảng IV.3. Hiện trạng khai thác quy mô nhỏ lẻ nông thôn......................................................20
Bảng IV.4. Hiện trạng khai thác thuộc các Doanh nghiệp........................................................20
Bảng IV.5. Hiện trạng khai thác quy mô tập trung...................................................................21
Bảng IV.6. Hiện trạng khai thác quy mô nhà máy nước...........................................................22
Bảng IV.7. Kết quả đánh giá mẫu nước tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên (qp2-3)............23
Bảng IV.8. Kết quả phân tích mẫu tầng chứa nước Pliocen giữa (n22)...................................31
Bảng V.9. Tng số các tầng chứa nước......................................................................................45
Bảng V.10. Kết quả chọn và tính thông số địa chất thuỷ văn ..................................................46
Bảng V.11. Thống kê chiều dày các tầng chứa nước theo cột địa tầng các giếng khoan.........46
Bảng V.12. Tổng hợp bề dày trung bình các tầng chứa nước theo huyện và toàn tỉnh ..........47
Bảng V.13. Chiều cao cột áp lực trên mái tầng chứa nước theo tài liệu điều tra (m)..............48
Bảng V.14. Tổng hợp áp lực trên mái tầng theo huyện và toàn tỉnh .......................................49
Bảng V.15. Tổng hợp diện tích nước nhạt theo huyện và toàn tỉnh ........................................49
Bảng V.16. Trữ lượng tiềm năng khai thác nước dưới đất (M<1g/l) của tầng qp2-3...............50
Bảng V.17. Trữ lượng khai thác nước dưới đất (M<1g/l) của tầng (qp1)................................50
Bảng V.18. Trữ lượng khai thác nước dưới đất ( M<1g/l) của tầng (n22)...............................51
Bảng V.19. Kết quả trữ lượng tiềm năng nước dưới đất của cả tỉnh.......................................51
Bảng VI.20. Tổng hợp số lượng giếng khoan khai thác và mực nước tầng (qp2-3)...............55
Bảng VII.21. Phân chia các phụ vùng triển vọng khai thác......................................................63

Bảng VIII.22.Khoảng cách ảnh hưởng của biên mặn đến vùng nước nhạt của các tầng.........68
Bảng VIII.23. Dự tính dân số năm 2015 và năm 2020 tỉnh Cà Mau........................................78
Bảng VIII.24. Nhu cầu nước cho toàn tỉnh và các huyện đến năm 2015 và năm 2020 ...........78
Bảng VIII.25. Kết quả tính toán lượng nước thiếu theo nhu cầu trên cơ sở quy hoạch...........80

-5-


HÌNH VẼ
Hình I.1. Vị trí địa lý tỉnh Cà Mau..............................................................................................8
Hình I.2. Biểu đồ các thông số khí tượng từ năm 2009............................................................10
Hình III.3. Sơ đồ phân chia các thành tạo địa chất theo tính chất chứa nước và theo dạng tồn
tại của nước dưới đất.................................................................................................................17
Hình VI.4. Biểu đồ dao động mực nước tầng chứa nước qh....................................................53
Hình VI.5. Biểu đồ dao động mực nước tầng chứa nước qp3..................................................54
Hình VI.6. Biểu đồ dao động mực nước tầng chứa nước qp2-3...............................................55
Hình VI.7. Biểu đồ dao động mực nước tầng chứa nước qp1..................................................56
Hình VI.8. Biểu đồ dao động mực nước tầng chứa nước n22..................................................56
Hình VI.9. Biểu đồ dao động mực nước công trình quan trắc Q177 tầng n21.........................57
Hình VI.10. Biểu đồ dao động mực nước công trình quan trắc Q199 tầng n21......................57
Hình VI.11. Sơ đồ đường đẳng mực nước tầng qp2-3..............................................................58
Hình VI.12. Sơ đồ đường đẳng mực nước tầng qp1.................................................................59
Hình VI.13. Sơ đồ đường đẳng mực nước hiện tại tầng Pliocen giữa - trên (n22)...................60
Hình VI.14. Sơ đồ đường đẳng mực nước hạ thấp của các tầng qp2-3 , qp1 và n22...............60
Hình VII.15. Phân vùng triển vọng khai thác nước đưới đất tỉnh Cà Mau...............................63
Hình VIII.16. Bản đồ phân bố vùng cấm khai thác nước tầng qp2-3.......................................69
Hình VIII.17. Bản đồ phân bố vùng cho phép khai thác nước dưới đất tầng qp2-3.................70
Hình VIII.18. Bản đồ phân định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước tầng qp2-3.............71
Hình VIII.19. Bản đồ phân định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước tầng qp1................73
Hình VIII.20. Bản đồ phân định vùng cho phép khai thác nước trong tầng qp1......................74

Hình VIII.21. Bản đồ phân vùng khai thác nước trong tầng qp1..............................................75
Hình VIII.22. Bản đồ phân vùng khai thác nước trong tầng n22..............................................76
Hình VIII.23. Cấu trúc các kiểu lỗ khoan khai thác................................................................81

-6-


MỞ ĐẦU
Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm
phần đất liền và phần hải đảo với tiềm năng thiên nhiên sông nước ưu đãi cho phát
triển các nghành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, đánh bắt và chế biển thuỷ hải
sản xuất khẩu, du lịch và thương mại v.v.
Trước nhu cầu phát triển kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói
riêng với sự hình thành các khu công nghiệp, các cụm dân cư mới ngày càng nhiều.
Việc cung cấp đủ nguồn nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất ngày càng trở
lên cấp bách, không những về số lượng mà cả về chất lượng. Do đó việc khai thác
nước ngày càng tăng cao để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất là điều không tránh
khỏi. Tuy vậy nguồn nước dưới đất không phải là vô tận, việc khai thác bừa bãi sẽ gây
ra những hậu quả không nhỏ đến các tầng chứa nước và môi trường như: xâm nhập
mặn, cạn kiệt tầng chứa nước, sụt lún mặt đất… điều này đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế
giới.. Vì vậy trên quy mô toàn tỉnh cần có một nghiên cứu toàn diện để xác định vùng
cấm, vùng hạn chế và vùng cho phép xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới
đất là là hết sức cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh một cách bền vũng lâu
dài.
Trên cơ sở Quyết định số 2167/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 12 năm 2009 của
UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt đề cương và chi phí thực hiện dự án “Điều tra,
đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác
nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau ”.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau đã ký Hợp đồng kinh tế với Công ty
TNHH Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường Cà Mau số 305/HĐKT ngày 02 tháng 07

năm 2010 để thực hiện dự án. Tuy nhiên, dự án này chỉ thực hiện giới hạn ở phần đất
liền của tỉnh.
Thời gian thực hiện dự án từ ngày 15 tháng 07 năm 2010 đến 15 tháng 12 năm
2010 do KS. Nguyễn Văn Thành làm chủ nhiệm. Cơ quan thực hiện Dự án là Công ty
TNHH Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường Cà Mau. Cơ quan quản lý Dự án là Sở tài
nguyên và Môi trường Cà Mau.
Mục tiêu của Dự án là:
- Điều tra, đánh giá vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai
thác nước dưới đất, phục vụ quản lý tài nguyên nước dưới đất tỉnh Cà Mau.
Tham gia thực hiện Dự án gồm có kỹ sư của TNHH Dịch vụ Tài nguyên và
Môi trường Cà Mau.
Tập thể tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị lãnh đạo, chuyên viên Sở
Tài nguyên và Môi trường Cà Mau cùng các sở, ban ngành đã quan tâm, giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tập thể tác giả đã hoàn thành đúng tiến độ của Dự án.

-7-


CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG
I.1. Vị trí địa lý tự nhiên
Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất
liền và một số đảo với diện tích rộng 5.329km 2, bằng khoảng 13,10% diện tích đồng
bằng sông Cửu Long và 1,57% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, Phía
Đông giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Tây giáp Biển Tây (Vịnh Thái Lan), phía Nam và Đông
giáp Biển Đông, được giới hạn bởi toạ độ VN2000 như sau (xem hình I.1):
Từ

8o30’ đến 9o30’ vĩ độ Bắc,


Từ 104o40’ đến 105o25’ Kinh độ Đông.

Hình I.1. Vị trí địa lý tỉnh Cà Mau
Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm: 01 thành phố và 8 huyện, có 101 xã, phường,
thị trấn. Trung tâm các đơn vị hành chính như thị trấn và xã là những đối tượng đã và
đang cấp nước sinh hoạt tập trung.
-8-


I.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
Cà Mau nằm trong vùng tiếp giáp với Biển Đông và Biển Tây (Vịnh Thái Lan),
mặt đất có nguồn gốc kiến tạo bồi tích với địa hình tương đối thấp và khá bằng phẳng.
Cao độ mặt đất trung bình khoảng 0,4 – 0,6m. Khu vực thấp trũng có cao độ khoảng
0,2m. Khu vực đất cao có cao độ khoảng 0,8 – 1,1m. Phần lớn đất đai có cao độ thấp
hơn mực nước đỉnh triều vì vậy tình trạng ngập do đỉnh triều khá phổ biến.
Theo kết quả điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau của Trường Đại
học Cần Thơ thì đất ở Cà Mau là loại trầm tích trẻ bao gồm: Trầm tích biển, trầm tích
lòng sông,… và được phân làm 4 loại đất như sau: Đất mặn chiếm 65,7ha (31,9%);
Đất phèn: 321,8ha (61,9%); Đất than bùn: 11,1ha (2,1%); Bãi bồi: 10,9ha (2,1%). Các
loại đất này nhìn chung có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước mặt cũng như
nguồn nước ngầm của tỉnh.
I.3. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Cà Mau nằm trong khu vực có vĩ độ thấp của vùng nhiệt đới, khá gần xích
đạo, chịu ảnh hưởng thường xuyên của những khối không khí nhiệt đới trong cả hai
mùa gió và khối không khí xích đạo trong mùa gió Tây - Nam nên có nền nhiệt độ cao.
Tổng nhiệt độ lớn và không có sự phân hoá đáng kể theo không gian.
Nhiệt độ không khí trung bình năm của thời kỳ là 27,4oC. Nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất là 29,2oC (tháng 4-2007). Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25,1oC
(tháng 1- 2009). Dao động nhiệt độ trung bình giữa tháng cao nhất và thấp nhất là:
3,5oC.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 10, lượng mưa năm tập trung chủ yếu vào
mùa mưa, lượng mưa tháng dao động từ 201,4mm đến 488,3mm. các tháng chuyển
tiếp là tháng 4 và tháng 11 lượng mưa dao động từ 86,9mm đến 144,1mm; các tháng
còn lại ( từ tháng 12 đến tháng 3) là mùa khô lượng mưa dao động từ 1,6mm đến
19,6mm.
Thời gian mưa nhiều xảy ra từ tháng 5 tới tháng 10. Về cường độ cũng thể hiện
rõ tính chất mưa của vùng nhiệt đới với dạng mưa chủ yếu là mưa rào hoặc mưa dông
nhiệt với cường độ lớn, thời gian không kéo dài lắm. Các trận mưa với lượng mưa
ngày > 100mm hiếm gặp ở Cà Mau, nhưng vẫn có thể xảy ra thường vào thời kỳ đầu
hoặc cuối mùa mưa và chúng có liên quan đến các nhiễu động khí quyển như dải hội
tụ nhiệt đới, bão, áp thấp nhiệt đới…hoạt động ở khu vực Nam Bộ. Tài liệu khí tượng
được tổng hợp ở bảng I.1 và hình I.2.
Phân bố lượng mưa theo thời gian rất biến động: các tháng mùa khô có lượng
mưa không đáng kể (chiếm chưa tới 10% tổng lượng mưa/năm). Trong mùa mưa phần
lớn lượng mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 trong năm.

-9-


Bảng I.1. Tổng hợp các thông số khí tượng trạm Cà Mau (2009)
Tháng
Thông số

I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Mưa

17,6

101,3

1,6

201,4

345,
5


173,6 398,5 206,7

488,
3

208,6 65,3

19,6

Nhiệt độ

25,1

26,7

28,6

26,7

28,2

28,8

27,2

28,3

27,0

27,5


27,4

26,7

Bốc hơi

97,6

108,7

119,
0

108,5

85,4

71,9

69,0

74,3

70,5

67,4

48,4


44,8

Độ ẩm

80

82

78

81

84

81

87

85

87

85

81

89

(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ)


Hình I.2. Biểu đồ các thông số khí tượng từ năm 2009
I.4. Đặc điểm thuỷ văn
Sông rạch và kênh ở tỉnh Cà Mau tạo thành mạng lưới chằng chịt và chiếm gần
3% diện tích tự nhiên. Có 8 sông chính và 3 kênh cấp I với bề rộng cửa sông từ 45m
(sông Cái Tàu) đến 1.800m (Sông Cửa Lớn) và sâu từ 3m (cửa Bãi Háp) tới 19m (cửa
Bồ Đề của sông Cửa Lớn) xem bảng II.3.
Chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của biển Đông, biển Tây, chế độ mưa nội
vùng, vì vậy chế độ thuỷ văn - thủy lực của các dòng chảy trên các sông ngòi rất phức
tạp và đa dạng.
Vùng phía Đông của tỉnh bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông theo
cửa Gành Hào, cửa Bồ Đề,… Thủy triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không
đều, một ngày triều xuất hiện hai đỉnh, hai chân. Thủy triều biển Đông có mực nước
cao nhất trong các tháng 12 - 01 và thấp nhất trong các tháng 6 - 7, với chênh lệch
khoảng 0,5m.
Vùng phía Tây của tỉnh (vùng U Minh) bị ảnh hưởng triều biển Tây, với chế độ
triều hỗn hợp mà thành phần nhật triều chiếm chủ yếu. Trong một chu kỳ triều ngày
cũng có hai đỉnh, hai chân, đôi khi có những xáo trộn ba đỉnh, ba chân. Trong một chu
- 10 -


kỳ triều gần 14 ngày, dạng triều hai chân xuống thấp bằng nhau chiếm ưu thế, vì vậy
số giờ ở mực nước thấp tương đối dài.
I.5. Đặc điểm giao thông
- Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và
thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng
bằng sông Cửu Long dễ dàng.
- Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào,
sông Đốc, sông Trẹm... Mạng sông rạch và kênh đã là mạng giao thông tạo điều kiện
trao đổi qua lại giữa các địa phương và các tỉnh với nhau.
- Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã

được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành
phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện
có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.
- Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng
ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường
biển của vùng Đông Nam Á.
I.6. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2009 dân số toàn tỉnh là 1.206.980 người. Dân cư
phân bố không đều và tập trung chủ yếu ở các trung tâm huyện, thị; trong khi ở nông
thôn lại thưa thớt ở ven kênh, rạch. Điều này gây trở ngại lớn cho việc cấp nước tập
trung theo khu vực, dẫn đến tình trạng người dân tự khoan khai thác nước dưới đất là
nguy cơ tạo nên các cửa sổ địa chất thuỷ văn gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất từ các
nguồn xả thải trên mặt.
Các ngành kinh tế chính của tỉnh như:
- Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành hoạt động chiếm tỷ trọng cao
nhất về sử dụng nước (khoảng 80 – 85% tổng lượng nước dùng cho tất cả các ngành),
vì vậy, chính nó sẽ gây nên sự biến đổi mạnh về lượng, chất của cả nguồn nước mặt và
nước ngầm.
- Các ngành công nghiệp ở Cà Mau chủ yếu là công nghiệp chế biến lương thực
và thủy sản (chiếm tới 94% giá trị tổng sản lượng công nghiệp); các ngành còn lại gồm
chế biến thực phẩm, gỗ, sản xuất gia công các sản phẩm kim loại. Các ngành công
nghiệp chế biến lương thực, thủy sản cũng chính là những ngành có khả năng gây ô
nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng khá lớn. Tuy nhiên, phần
lớn các đơn vị sản xuất lớn đều tập trung tại Thành phố Cà Mau và các trung tâm
huyện lỵ khác. Tại vùng nông thôn, chỉ có một số nhà máy xay xát nhỏ.
- Lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế đặc thù của tỉnh, về diện tích
rừng ngập mặn ven biển của tỉnh là nơi có diện tích lớn nhất và chủng loại cây đa dạng
nhất. Tuy vậy, diện tích rừng suy giảm nhiều trong các năm trước, hiện nay tỉnh đang
- 11 -



thực hiện dự án trồng rừng để trả lại diện tích rừng tự nhiên mà nhiều năm trước đã bị
khai thác.
- Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng của tỉnh. Cà Mau có một
diện tích khá lớn được sử dụng để sản xuất tôm giống. Các trại sản xuất tôm giống ở
Cà Mau phát triển rất nhanh, tập trung chủ yếu ở các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái
Nước và Thành phố Cà Mau. Các trại tôm giống có năng lực cung cấp 1,5 tỷ con tôm
giống hàng năm. Cà Mau có chiều dài bờ biển 255km với ngư trường rộng trên
294.659ha, có 33 cửa sông thông ra biển.
I.7. Hiện trạng sử dụng nước
Hiện nay nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt sản xuất của tỉnh Cà Mau chủ yếu
là nước dưới đất. Nguồn nước dưới đất cung cấp cho nhu cầu nước tỉnh Cà Mau hiện
tại khai thác từ các công trình như giếng đào, giếng khoan có nhiều cấp chiều sâu,
đường kính và các tầng khác nhau. Trong đó các giếng khoan khai thác nước tập trung
dạng công nghiệp, bán công nghiệp, giếng khoan nối mạng, giếng khoan nhỏ dạng
UNICEF chủ yếu khai thác nước trong tầng Pleistocen giữa – trên (qp 2-3) và tầng
Pliocen giữa (n22) chiếm khoảng 75% số lượng giếng khai thác nước.
Ngoài hệ thống cung cấp nước sạch của các nhà máy nước và các trạm cấp
nước tập trung, các cơ quan, xí nghiệp và người dân cũng tự khoan các giếng khai thác
nước của mình để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất. Theo số liệu điều tra
các huyện, thị vùng đất liền, đến hết năm 2008 có 141.167 giếng khoan khai thác nước
dưới đất với tổng lưu lượng khai thác khoảng 361.604 m 3/ngày. Các giếng này đã góp
phần quan trọng giải quyết nhu cầu sử dụng nước của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên,
việc khai thác nước tự phát của người dân cũng dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm bẩn các
tầng chứa nước và suy thoái môi trường nước dưới đất.

- 12 -


CHƯƠNG II

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT - ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
II.1. Lịch sử nghiên cứu Địa chất
1- Trước năm 1975:
Các nhà địa chất Pháp như E.Saurin (1962), Fontaine.H (1972) và các nhà địa
chất Việt Nam như Trần Kim Thạch, Tạ Trần Tấn v.v. đã nghiên cưu về đặc điểm địa
chất - khoáng sản đồng bằng sông Cửu Long trong đó có tỉnh Cà Mau.
2- Sau năm 1975:
Các tác giả như Nguyễn Xuân Bao, Nguyễn Ngọc Hoa và những người khác đã
hoàn thành các công trình đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ
1:500.000 và 1:200 000.
Ngoài ra, Cà Mau cũng được chú ý nghiên cứu trong các công trình điều tra
tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ 1:25 000 (chương trình 60.02) do Nguyễn
Ngọc Trân chủ biên và các chuyên đề khác.
II.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất thủy văn
Ngay từ những năm 1970, để lấy nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt
nên đã có những lỗ khoan khai thác nước tại khu vực thị xã Cà Mau, thị trấn Đầm Dơi.
Từ sau những năm 1975 trở lại đây, công tác nghiên cứu địa chất thủy văn mới
được tiến hành một cách có hệ thống, trong số các công trình nghiên cứu đáng kể là:
- Trần Hồng Phú và nnk (1983), Báo cáo tổng kết lập bản đồ địa chất thủy văn
Việt Nam, tỷ lệ 1: 500.000. Viện thông tin lưu trữ - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam.
- Bùi Thế Định và nnk (1992), Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất thuỷ văn địa chất công trình vùng đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1: 200 000. Viện thông tin lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
- Trần Văn Lã và nnk (1994), Báo cáo kết quả đề tài KC12-06 (cân bằng và sử
dụng hiệu quả nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long). Viện thông tin lưu trữ - Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
- Nguyễn Quốc Dũng và nnk (1983), Báo cáo kết quả nghiên cứu nước dưới đất
vùng sâu Nam Bộ. Viện thông tin lưu trữ - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
- Trần Văn Lã và nnk (1996), Báo cáo kết quả lập mạng quan trắc động thái
nước dưới đất vùng đồng bằng Nam Bộ. Viện thông tin lưu trữ - Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam.

- Trần Văn Khoáng và nnk (2003), Báo cáo phân chia địa tầng N-Q và nghiên
cứu cấu trúc đồng bằng Nam Bộ. Viện thông tin lưu trữ - Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam.

- 13 -


- Tống Đức Liêm và nnk (2004), Báo cáo Đề án “Đánh giá chất lượng nước
dưới đất vùng thị xã Cà Mau” của .
- Nguyễn Quốc Dũng (2008), Báo cáo khai thác nước dưới đất thành phố Cà
Mau.
- Nguyễn Trác Việt (2005), Báo cáo quan trắc quốc gia động thái nước dưới
đất đồng bằng nam Bộ, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam.
- Nguyễn Trác Việt (2008), Báo cáo “Điều tra, đánh giá hiện trạngkhai thác
nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
- Đề án quan trắc Quốc gia tài nguyên môi trường nước dưới đất (1995 - 2010).
Các công trình nghiên cứu địa chất thuỷ văn ở khu vực Nam Bộ trong đó có
tỉnh Cà Mau được bắt đầu bằng công trình lập bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1/500.000
(Trần Hồng Phú, 1982); Công trình lập bản đồ địa chất thuỷ văn, địa chất công trình
Nam Bộ, tỷ lệ 1/200.000 (Bùi Thế Định, 1990); Báo cáo phân chia địa tầng N-Q và
nghiên cứu cấu trúc đồng bằng Nam Bộ Trần Văn Khoáng, 2003) và các nhiên cứu
tiếp theo của Trần Hồng Lĩnh trên các đảo, Nguyễn Trác Việt .... Trong các công trình
kể trên, các tác giả đã phân chia ra được trên phạm vi của tỉnh Cà Mau thành các đơn
vị chứa nước khác nhau hiện nay đang được sử dụng.

- 14 -


CHƯƠNG III
KHỐI LƯỢNG CÁC DẠNG CÔNG TÁC ĐÃ THỰC HIỆN

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay đang có một khối lượng thông tin rất phong
phú về đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn, đặc biệt năm 2008 là đề tài “Điều tra hiện
trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, đánh giá chất lượng và biện pháp xử lý ô
nhiễm nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã cung cấp nguồn tài liệu khá
bài bản cho tỉnh.
Mục đích của dự án “Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế xây
dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau” có nhiệm
vụ chính là đánh giá về điều kiện tự nhiên (chất lượng, trữ lượng và tiềm năng của
nước dưới đất) so sánh với hiện trạng khai thác sử dụng hiện nay của tỉnh (mức độ
khai thác, tỷ lệ đang khai thác vào các tầng) để quy hoạch vùng cấm, hạn chế và cho
phép xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất nhằm mục đích quản lý,
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất.
Do đó, các phương pháp chính được áp dụng nghiên cứu trong giai đoạn này là:
- Phương pháp nghiên cứu kế thừa.
- Phương pháp nghiên cứu địa chất thủy văn truyền thống.
- Phương pháp phân tích hệ thống, xử lý, tính toán và tổng hợp dữ liệu.
Để giải quyết mục tiêu nhiệm vụ của dự án, tổ hợp các dạng công tác đã được
thực hiện dựa trên cơ sở khối lượng thiết kế.
III.1. Lập đề cương đề án
Thuyết minh chi tiết đề cương dự án được thành lập và được hội đồng khao học
của tỉnh Cà Mau thông qua và quyết định phê duyệt đề cương và chi phí thực hiện dự
án của UBND tỉnh Cà Mau số ……ngày … tháng …. năm 2010.
III.2. Thu thập tài liệu
Các loại tài liệu cần thiết cho dự án để giảm bớt kinh phí nhưng vẫn đáp ứng
được mục đích của dự án. Các tài liệu đã thu thập được bao gồm:
III.2.1. Thu thập tài liệu tại địa phương (do sở cung cấp):
- Hiện trạng khai thác nước dưới đất của các xã, huyện, các công ty cấp nước.
- Thống kê về các giếng không sử dụng cần xử lý trám lấp.
- Tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Đây là những tài liệu hết sức cần thiết để thực hiện mục tiêu dự án nhưng giảm

được khá nhiều công và chi phí để lấy được chúng. Các tài liệu này tương đối tin cậy
cho đến năm 2006.
III.2.2. Tài liệu thu thập từ các cơ quan liên quan khác:
- Các báo cáo của các đề án, đề tài đã có từ trước trên địa bàn tỉnh, nhất là tài
liệu địa chất, địa chất thủy văn của tỉnh ….
- Số liệu khí tượng thuỷ văn 5 năm (2005 - 2009).
- 15 -


- Bản đồ địa hình VN2000 tỷ lệ 1:100.000 dạng số và bản đồ địa hình cùng tỷ lệ
dùng để phục vụ công tác khảo sát bổ sung và thành lập các bản đồ chuyên môn.
- Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:100.000 và các mặt cắt tỉnh Cà Mau.
Các tài liệu này sau khi được chỉnh lý, tổng hợp là nguồn tài liệu chính để biên
hội loạt bản đồ địa chất thủy văn và thành lập các bản đồ chuyên môn khác cũng như
các báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng hợp.
III.3. Khảo sát bổ sung
Công tác này thực hiện theo 1ến hành trình đi qua tất cả các huyện lỵ của tỉnh.
Gồm có hia phần việc chính:
III.3.1. Công tác khảo sát bổ sung
Công tác khảo sát bổ sung được tiến hành theo tuyến do có tài liệu từ trước,
điều kiện giao thông bình thường để đan thêm các điểm khảo sát, được tiến hành bằng
10 tuyến hành trình khảo sát xuyên qua các huyện.
Được thực hiện tại tất cả các huyện, thị của tỉnh Cà Mau theo các tuyến hành
trình theo đúng quy trình, quy phạm khảo sát của Cục địa chất và khoáng sản Việt
Nam và theo đề cương của dự án đặt ra. Với tổng số điểm khảo sát bổ sung là 514
điểm chi tiết xem bảng III.1.
Bảng III.2. Tổng hợp khối lượng công tác điều tra khảo sát
STT

Tên huyện


Điểm khảo sát
Đề cương Thực hiện
20
51

Đạt %

1

Tp. Cà Mau

2

H. Thới Bình

65

81

125

3

H. Cái Nước

30

42


140

4

H. Phú Tân

23

40

174

5

H. Trần Văn Thời

69

75

109

6

H. U Minh

29

53


183

7

H. Đầm Dơi

95

127

134

8

H. Ngọc Hiển

7

12

171

9

H. Năm Căm

22

33


150

Tổng Hợp

360

514

143

255

III.3.2. Lấy và phân tích mẫu nước
Mẫu nước dưới đất được lấy trong các lỗ khoan khai thác, giếng đào. Tổng số
các loại mẫu nước đã lấy và phân tích là 75 mẫu, được lấy theo diện, theo loại mẫu
phân bố theo tầng, trong đó:
* Số mẫu lấy trên đất liền
- Mẫu toàn diện: 60 mẫu
- Mẫu vi lượng: 15 mẫu
- 16 -


Công tác này bổ sung những khu vực còn thiếu tài liệu, hoặc tài liệu còn quá
thưa, giúp một phần cho công tác biên hội và thành lập các bản đồ trong vùng.
Các loại mẫu được bảo quản gửi về phân tích ở phòng thí nghiệm tại thành phố
Hồ Chí Minh.
III.4. Biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Cà Mau
III.4.1. Biên hội bản đồ ĐCTV
Đây là các bản đồ không thể thiếu được khi thành lập các loạt bản đồ liên quan
đến nước dưới đất. Bản đồ ĐCTV được xây dựng theo chú giải lập bản đồ địa chất

thủy văn trong hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ địa chất thuỷ văn do Bộ Công nghiệp
ban hành kèm theo Quyết định số 53/2000/QD-BCN.
Bản đồ này thể hiện sự phân bố về không gian của các tầng chứa nước trong
vùng, khoanh định các vùng giàu, nghèo của các tầng chứa nước. thể hiện theo tính
chất chứa nước và dạng tồn tại của nước dưới đất được tóm tắt (xem hình III.1).
Trên cơ sở các bản đồ nền địa hình VN2000 cùng tỷ lệ 1:100.000 và các bản đồ
nền địa chất mà các bản đồ địa chất thủy văn được thành lập. Trên bản đồ địa chất
thủy văn, tất cả các yếu tố nền địa chất đều được thể hiện bằng màu đen. Ngoài ra còn
biên hội các bản đồ của các tầng chứa nước quan trọng bên dưới và lập các mặt cắt
ĐCTV.
Các thành tạo địa chất

Các tầng chứa nước

Các tầng chứa nước lỗ hổng

Các tầng không chứa nước

Các tầng chứa nước khe nứt

Hình III.3. Sơ đồ phân chia các thành tạo địa chất theo tính chất chứa nước và theo
dạng tồn tại của nước dưới đất
III.4.2. Các bản đồ phụ trợ, chuyên đề và phụ lục
Để phục vụ cho các mục đích khác nhau của dự án, tập thể tác giả cũng đã tiến
hành thành lập các bản đồ phụ trợ như:
- Bản đồ tài liệu thực tế địa chất thủy văn tỉnh Cà Mau tỷ lệ 1:100.000: thể hiện
các công trình nghiên cứu ở các khu vực trong tỉnh, cho ta thấy mức độ nghiên cứu
của tỉnh từ trước đến nay.
- Các bản đồ địa chất thuỷ văn các tầng phía dưới: thể hiện các thông tin về đặc
điểm địa chất thuỷ văn của các tầng dưới sâu mà bản đồ chung không thể hiện hết

được.
- 17 -


- Các mặt cắt địa chất thuỷ văn cùng tỷ lệ: thể hiện cấu trúc, sự xắp xếp các
tầng chứa nước, mức độ chứa nước của các tầng trong phạm vi tỉnh về không gian.
- Ngoài ra, còn tiến hành lập 3 phụ lục, 4 chuyên đề đi kèm theo báo cáo: đây là
những số liệu có được để sử dụng cho các mục đích khác nhau trong dự án.
III.5. Lâp bản đồ đẳng mực nước hiện tại và mực nước dưới đất cho phép
Bản đồ này sẽ cho ta thấy mực nước của các tầng chứa nước hiện nay, từ đó
tính toán thể hiện các đường đẳng mực nước cho phép khai thác hạ thấp đến đó nếu
vượt quá sẽ gây ra xâm phạm tầng chứa nước. Ở đây do tài liệu có hạn chúng tôi chỉ
đánh giá cho 03 tầng chứa nước đã được nghiên cứu là: tầng chứa nước lỗ hổng các
trầm tích Pleistocen giữa - trên (qp2-3), tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen
dưới (qp1), tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa (n 22). Lập bản đồ đẳng
cho 03 tầng nói trên với tỷ lệ 1:100.000 toàn tỉnh. Đồng thời lập bản đồ đường đẳng
mực nước hiện tại và mực nước năm 2006 để thấy được xu hướng thay đổi mực nước.
III.6. Lập bản đồ triển vọng khai thác nước dưới đất
Bản đồ phân vùng triển vọng khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau
chia thành các đơn vị có mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất khác
nhau. Nhằm đáp ứng tối đa công tác tổ chức quản lý khai thác và sử dụng hợp lý
nguồn nước dưới đất phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong khu vực nghiên
cứu. Đảm bảo khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất trong tương lai cho mục tiêu
phát triển xã hội ổn định, bền vững.
Cơ sở để phân vùng triển vọng khai thác nước dưới đất là đánh giá các yếu tố
địa chất - địa chất thuỷ văn, căn cứ vào các thông số địa chất thuỷ văn để phân ra các
vùng có triển vọng khai thác nước dưới đất khác nhau.
Ở đây nguồn tài liệu chỉ tập trung ở 4 tầng chứa nước chính. Do đó chúng tôi
chỉ đánh giá cho 03 tầng chứa nước đã được nghiên cứu là: tầng chứa nước lỗ hổng
các trầm tích Pleistocen giữa - trên (qp2-3), tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích

Pleistocen dưới (qp1), tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa (n 22). Đây là
các tầng chứa nước có thể khai thác cho các mục đích sinh hoạt, chất lượng nước sạch
hiện nay. Còn tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên (qp 3) đã bị mặn
hoàn toàn).
III.7. Lập bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
Bản đồ phân định vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai
thác nước dưới đất theo quyết đinh số 15 /2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bản đồ cho toàn tỉnh với tỷ lệ 1:200.000. Nhưng do nguồn tài liệu điều tra
chúng tôi đã lập các loạt bản đồ ở tỷ lệ 1:100.000.
Theo quyết định này các vùng được phân theo các tiêu chí sau:
1- Vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất là vùng
- 18 -


a) Vùng có mực nước dưới đất bị hạ thấp vượt quá giới hạn cho phép;
b) Vùng có tổng lượng nước dưới đất được khai thác vượt quá trữ lượng có thể
khai thác;
c) Vùng bị sụt lún đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn
nước nghiêm trọng do khai thác nước dưới đất gây ra;
2- Vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất
a) Vùng có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và hạ thấp gần tới giới hạn
cho phép;
b) Vùng có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác;
c) Vùng có nguy cơ sụt lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm nguồn nước
do khai thác nước dưới đất gây ra;
Trên cơ sở bản đồ triển vọng khai thác, bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế
xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất của tỉnh, chúng tôi đề xuất lượng
khai thác nước dưới đất theo từng giai đoạn và kèm theo đó khuyến nghị cần có các
công trình quan trắc để theo dõi bảo vệ nước dưới đất.


- 19 -


CHƯƠNG IV
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC – CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
IV.1. Hiện trạng khai thác
Hiện nay, Tỉnh Cà Mau có 4 loại hình cấp nước chủ yếu lấy từ nguồn nước
dưới đất bao gồm:
IV.1.1. Cấp nước nhỏ lẻ nông thôn:
Tính đến tháng 3 năm 2009 tỉnh Cà Mau có 140.828 giếng khoan khai thác
nông thôn với lưu lượng khai thác khoảng 275.180 m 3/ngày. Trong đó chủ yếu khai
thác vào tầng Pleistocen giữa - trên (qp2-3) với 128.211 giếng. Tầng Pliocen giữa (n22)
có mức độ khai thác ít nhất, chỉ có 108 giếng. được phân bố đều tại các khu dân cư,
quy trình lắp đặt và khai thác đơn giản, tự phát (kết cấu ống nhựa PVC đường kính 42
- 60mm, đoạn ống lọc dài 4 - 6m, ống mỏng). Tại tỉnh Cà Mau có tới hàng trăm cơ sở
khoan tư nhân để khoan khai thác nước dạng này. Mục đích là phục vụ cho từng hộ gia
đình, lưu lượng khai thác nhỏ. Những năm trước đây, đội ngũ khoan giếng loại này đã
góp phần tích cực vào công tác giải quyết nước sinh hoạt trong vùng. Đến nay ngành
cấp nước đã phát triển nên cần lưu ý đối với dạng giếng khoan này. Song song với giải
quyết nước sinh hoạt cho dân thì việc gây ô nhiễm các tầng chứa nước của loại giếng
khoan này do công tác khoan là rất lớn. Chi tiết được thể hiện theo bảng IV.1
Bảng IV.3. Hiện trạng khai thác quy mô nhỏ lẻ nông thôn
TT

1
2
3
4
5

6
7
8
9

Huyện

Tphố Cà Mau
U Minh
Trần VănThời
Cái Nước
Ngọc Hiển
Năm Căn
Đầm Dơi
Phú Tân
Thới Bình
Tổng cộng

Hiện trạng khai thác nông thôn theo tầng
Tổng
qp2-3
qp1
n22
n21
Số giếng Lưu lượng Số giếng Số giếng Số giếng Số giếng
12.631
24.830
10.158
2.231
26

0
13.857
27.068
13.098
436
0
0
25.653
49.510
23.987
768
0
0
20.290
40.084
18.675
1.355
12
0
8.369
16.472
7.449
785
2
0
8.535
17.004
6.567
1.321
16

598
21.433
41.178
19.288
1.250
51
0
8.637
16.782
8.285
106
0
0
21.423
42.252
20.704
421
1
0
140.828
275.180 128.211
8.673
108
598

IV.1.2. Cấp nước của các Doanh nghiệp
Tính đến tháng 3 năm 2009 tỉnh Cà Mau có 220 giếng khoan khai thác thuộc
các Doanh nghiệp với lưu lượng khai thác khoảng 53.961 m 3/ngày. Trong đó, tầng
Pliocen giữa n22 có số giếng nhiều nhất với 110 giếng. Tầng Pliocen trên có mức độ
khai thác ít nhất, chỉ có 8 giếng. Chi tiết được thể hiện theo bảng IV.2.

Bảng IV.4. Hiện trạng khai thác thuộc các Doanh nghiệp
- 20 -


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Huyện
Tphố Cà Mau
U Minh
Trần VănThời
Cái Nước
Ngọc Hiển
Năm Căn
Đầm Dơi
Phú Tân
Thới Bình
Tổng cộng

Hiện trạng khai thác Doanh nghiệp theo tầng
Tổng
qp2-3

qp1
n22
Số giếng Lưu lượng Số giếng Số giếng Số giếng
83
16354
1
6
69
28
9120
7
17
2
33
8680
5
20
8
24
5205
13
11
1
30
1
14
4250
7
7
13

4707
3
10
8
540
2
3
3
16
5075
16
220
53.961
15
86
110

n21
Số giếng
7
1

8

IV.1.3. Cấp nước từ các trạm cấp nước tập trung
Toàn tỉnh Cà Mau có 76 giếng khai thác nước tập trung khai thác với lưu lượng
khoảng 6.508 m3/ngày. Tầng Pliocen giữa có nhiều giếng nhất gồm 38 giếng. Trong đó
tầng Pleistocen giữa - trên có 3 công trình khai thác. Các công trình này khai thác với
mục đích chính là cấp cho các hộ dân để sinh hoạt (hình thức kinh doanh nước). Lưu
lượng khai thác không lớn, các hình thức sử lý chất lượng nước đơn giản, đa phần chỉ

lọc qua bể lọc cát sau đó cấp cho dân sử dụng. Kết cấu giếng chủ yếu là ống nhựa
PVC có đường kính 60mm đến 90mm. Vì khai thác với lưu lượng ít ( vài chục đến 100
m3/ngày) nên mực nước ít bị ảnh hưởng. Chi tiết được thể hiện qua bảng IV.3.
Bảng IV.5. Hiện trạng khai thác quy mô tập trung
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Huyện
T. phố Cà Mau
U Minh
Trần VănThời
Cái Nước
Ngọc Hiển
Năm Căn
Đầm Dơi
Phú Tân
Thới Bình
Tổng cộng

Hiện trạng khai thác tập trung theo tầng
Tổng
qp2-3

qp1
n22
n21
Số giếng Lưu lượng Số giếng Số giếng Số giếng Số giếng
14
3
10
8
12
8
7
4
10
76

1.140
243
832
806
1.265
607
580
363
672
6.508

2

3


3

2
4
7
1
2
7
25

10
3
7
1
4
6
5
2
38

2
1
1
1
2
3
10

IV.1.4. Khai thác từ các nhà máy nước
Toàn tỉnh Cà Mau có 44 giếng khoan thuộc nhà máy nước khai thác với lưu

lượng khoảng 25.955 m3/ngày. Trong đó, Thành phố Cà Mau có 19 giếng khai thác
với lưu lượng khoảng 18.243 m3/ngày. Các công trình này tập trung chủ yếu ở Tp Cà
Mau (19 giếng), U Minh (9 giếng) và Năm Căn (5 giếng) còn lại có ở các huyện khác.
- 21 -


Riêng huyện Ngọc Hiển và Phú Tân chưa có công trình nào. Kết cấu loại giếng khoan
này có quy mô công nghiệp thể hiện ở chỗ: độ sâu lớn (150-250m), đường kính giếng
khoan lớn (110 – 350mm), ống lọc được bọc sỏi và khai thác với lưu lượng lớn (có lỗ
khai thác tới 1500m3/ngày). Hệ thống bơm và sử lý khá bài bản, máy bơm công suất
cao, bơm với lưu lượng lớn, nước được bơm vào bồn và qua sử lý sau đó mới cấp cho
sinh hoạt và sản suất. Việc khai thác với lưu lượng lớn và tập trung vào tầng Pliocen
giữa. Chi tiết được thể hiện trong bảng IV.4.
Bảng IV.6. Hiện trạng khai thác quy mô nhà máy nước
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Huyện

Tphố Cà Mau
U Minh

Trần VănThời
Cái Nước
Ngọc Hiển
Năm Căn
Đầm Dơi
Phú Tân
Thới Bình
Tổng cộng

Hiện trạng khai thác nhà máy nước theo tầng
Tổng
qp2-3
qp1
n22
n21
Số giếng Lưu lượng Số giếng Số giếng Số giếng Số giếng
19
9
4
2
0
5
3
0
2
44

18.243
1.504
2.012

747
0
1.954
808
0
687
25.955

1
5
2

1
4

17
2

2

8

3
2

2
1

2
14


22

0

IV.2. Chất lượng nước
Do nguồn tài liệu thu thập được còn hạn chế chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá
chất lượng nước tại 03 tầng chứa nước: tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa - trên
(qp2-3), Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp 1) và tầng chứa nước lỗ hổng
Pliocen giữa (n22) mà các giếng khoan khai thác tập trung, các giếng của hộ dân trên
toàn tỉnh đang khai thác và sử dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống (QCVN 01/2009/BYT)
IV.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa-trên (qp2-3)
Tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp 2-3) phân bố rộng rãi trên toàn bộ
vùng, không lộ ra trên mặt mà bị thể địa chất rất nghèo nước Pleistocen giữa - trên,
Pleistocen trên và Holocen (Q12-3, Q13, Q2) phủ trực tiếp lên trên.
Theo tài liệu thu thập từ các đề án trên. Kết quả phân tích thành phần hoá học
của 23 mẫu nước mùa khô năm 2000 thuộc tầng chứa nước này cho thấy: Chất lượng
nước của tầng biến đổi khá phức tạp, độ tổng khoáng hoá có xu hướng tăng dần từ
phía Bắc xuống phía Nam và Đông Bắc xuống Tây Nam.
Trong 23 mẫu phân tích thì có 17 mẫu nước nhạt (chiếm 73,9% tổng số mẫu),
05 mẫu nước lợ (chiếm 21,7% tổng số mẫu) và 1 mẫu nước mặn (chiếm 4,4% tổng số
mẫu) bảng IV.5 (Theo quy chuẩn quốc gia cho nước ăn uống QCVN01/2009BYT)
- 22 -


Bảng IV.7. Kết quả đánh giá mẫu nước tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên (qp2-3)
STT Chỉ tiêu

1


Độ pH

Số
mẫu

Đơn vị

Tiêu
chuẩn

56

-

6,5 - 8,5

6,89

8,75

6

89,3

Đạt

mg/l

300,000


13,79

229,90

0

100,0

Đạt

2 Độ cứng 56

Hàm lượng
Nhỏ
Lớn
nhất
nhất

Số mẫu
%
Đánh giá
không mẫu đạt Từng chỉ
Chung
tiêu

3

TDS


56

g/l

1,000

0,35

2,13

14

75,0

Đạt

4

Cl-

5
6
7

56

mg/l

250,000


7,00

939,43

15

73,2

Đạt

-

56

mg/l

3,000

0,00

5,22

2

96,4

Đạt

-


56

mg/l

50,000

0,04

24,90

0

100,0

Đạt

+

56

mg/l

3,000

0,04

0,10

0


100,0

Đạt

2-

2,40

96,06
1,17

0

100,0

Đạt

0,10

0

100,0

Đạt

NO2
NO3
NH4

8


SO4

56

mg/l

9

Sắt tổng

56

mg/l

0,300

0,00

10
11
12
13
14
15

-

F


13

mg/l

1,500

-

2+

13

mg/l

0,300

0,06

2+

13

mg/l

1,000

0,0000 0,0600

0


100,0

Đạt

Pb

2+

13

mg/l

0,010

0,0000 0,0000

0

100,0

Đạt

Zn

2+

13

mg/l


3,000

0,0000 0,0100

0

100,0

Đạt

Hg

2+

13

mg/l

0,001

0,0000 0,0004

0

100,0

Đạt

13


mg/l

0,050

0,0000 0,0000

13

mg/l

0,010

0,0000 <0,001

0

100,0

Đạt

Mn
Cu

16 Cr tổng
5+

17

As


18

CN-

-

mg/l

0,070

-

-

19

Phenol

-

µg/l

1,000

-

-

20 Coliform


-

SL/100ml

0

-

-

21

-

SL/100ml

0

-

-

Ecoli

Nhìn chung
chất lượng
nước dưới đất
tương đối
thuận lợi cho
mục đích sinh

hoạt và ăn
uống

Có thể chia tầng này có chất lượng nước thành mấy khu vực sau:
- Khu vực nước lợ phía bắc: bao gồm chủ yếu xã Hồ Thị Kỷ, xã Tân Lộc
(huyện Thới Bình) và xã An Xuyên (thành phố Cà Mau), diện tích chiếm khoảng
118km2, kết qủa phân tích mẫu nước trong vùng cho thấy:
+ Tổng độ khoáng hoá M = 1,49 ÷ 1,59g/l và pH = 8,33 ÷ 8,34, nước thuộc loại
nước lợ, kiểu nước Clorur Natri - Magne,
+ Hàm lượng Fe2+: 0,02mg/l
+ Hàm lượng Fe3+: 0,01mg/l
+ Hàm lượng NH4+: không gặp
+ Hàm lượng NO3-: 2,23mg/l
+ Hàm lượng NO2-: 8,81mg/l
+ Độ cứng: 14,30mgđl/l
- Khu vực nước lợ phía nam: bao gồm chủ yếu xã Lương Thế Trân (huyện Cái
Nước), diện tích chiếm khoảng 39,8 km 2, Kết qủa phân tích mẫu nước ở trong vùng
cho thấy:
- 23 -


+ Tổng độ khoáng hoá M = 1,24 ÷ 2,95g/l và pH = 7,27 ÷ 7,86, nước lợ, thuộc
kiểu nước Clorur Natri, Clorur Natri - Magne.
+ Hàm lượng Fe2+: Chỉ gặp ở vài nơi với hàm lượng 0,02mg/l.
+ Hàm lượng Fe3+: Chỉ gặp ở vài nơi với hàm lượng 0,02mg/l.
+ Hàm lượng NH4+: 0,01 ÷ 0,10mg/l.
+ Hàm lượng NO3-: 0,63 ÷ 9,53mg/l
+ Hàm lượng NO2-: 1,66 ÷ 11,42mg/l, cá biệt tại lỗ khoan 164 có hàm lượng đạt
đến giá trị 20,58mg/l.
Độ cứng: 10,70 ÷ 28,25mgđl/l

- Khu vực nước lợ phía đông: chỉ gặp tại lỗ khoan 198 thuộc xã Phong Thạnh
Tây, chiếm diện tích khoảng 2,96km2, Kết quả phân tích thành phần hoá học nước cho:
+ Tổng độ khoáng hoá M = 1,51g/l và pH = 7,33, nước lợ, thuộc kiểu nước
Clorur Natri.
+ Hàm lượng NH4+: Không gặp.
+ Hàm lượng NO3-: 0,89mg/l
+ Hàm lượng NO2-: 12,20mg/l.
+ Độ cứng: 9,350mgđl/l.
- Khu vực phân bố nước nhạt: chiếm khoảng 3/4 diện tích vùng nghiên cứu
(418,04km2) bao gồm khu trung tâm thành phố Cà Mau, một phần của xã An Xuyên,
xã Tân Thành, xã Hoà Thành và xã Định Bình (thành phố Cà Mau), 1 phần phía Tây
xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình), xã Khánh An (huyện U Minh) và xã Khánh Bình
(huyện Trần Văn Thời), xã Tân Phong, xã Phong Thạnh Tây, xã An Trạch và xã Tân
Thạnh (huyện Giá Rai - tỉnh Bạc Liêu) và xã Định Thành (huyện Đông Hải-tỉnh Bạc
Liêu), Kết quả phân tích thành phần hoá học nước trong vùng cho thấy:
Tổng độ khoáng hoá M = 0,42 ÷ 0,86g/l và pH = 7,26 ÷ 8,49, nước nhạt, thuộc
kiểu nước Bicarbonat Natri, Bicarbonat - Clorur Natri - Magne,
+ Hàm lượng Fe2+: 0,00 ÷ 0,24
+ Hàm lượng Fe3+: 0,01 ÷ 0,03mg/l
+ Hàm lượng NH4+: ít gặp, có một vài lỗ khoan có hàm lượng từ 0,01 đến
1,17mg/l, cá biệt có hàm lượng 1,71mg/l (điểm khảo sát 267),
+ Hàm lượng NO3-: 0,94 ÷ 6,17mg/l
+ Hàm lượng NO2-: 0,11 ÷ 9,80mg/l
+ Độ cứng: 1,20 ÷ 4,15mgđl/l
Kết quả phân tích thành phần hoá học của 96 mẫu nước năm 2000 cho thấy
diện tích phân bố nước nhạt chiếm hầu như toàn bộ tầng nghiên cứu. Kết quả phân tích
thành phần hoá học nước như sau:
- 24 -



Tổng độ khoáng hoá M <1 g/l và pH = 7,14 ÷ 7,70, Nước nhạt, thuộc kiểu nước
bicarbonat natri
+ Hàm lượng Cl- : 88,63 ÷ 131,17mg/l
+ Hàm lượng Fe tổng : 0,00 ÷ 0,24mg/l,
+ Hàm lượng NH4+: 0,08 ÷ 0,10mg/l
+ Hàm lượng NO3-: 1,55 ÷ 8,13mg/l
+ Hàm lượng NO2-: 0,00 ÷ 0,07mg/l
+ Độ cứng: 92,5 ÷ 120 mg/l,
Trong đề án trước đã chỉ ra được hàm lượng các nguyên tố vi lượng vượt quá
giới hạn cho phép như:
Ấp Tân Phú Thành, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân có hàm lượng chì:
0,018mg/l (QCVN01/2009/BYT Hàm lượng Pb <0,01 mg/l).
Ngoài ra có 3 mẫu (2 mẫu ở huyện Đầm Dơi,1 mẫu ở huyện Thới Bình) có hàm
lượng thuỷ ngân Hg = 0,005 ÷ 0,009mg/l (QCVN01/2009/BYT Hàm lượng Hg <0,001
mg/l).
Ngoài ra trong đề án “Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất,
đánh giá chất lượng và biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
Cà Mau” cũng phân tích 96 mẫu vi sinh cho kết như sau:
+ E,coli 0 ÷ 4 SL/100ml
+ Coliform 0 ÷ 240 SL/100ml
Tuy nhiên cũng có 1 mẫu E,coli (4 SL/100ml, 09/2005/QĐ-BYT:E,coli là
không phát hiện) thuộc huyện Trần Văn Thời và 1 mẫu Coliform (240SL/100ml,
09/2005/QĐ-BYT: Coliform <50 SL/100ml) thuộc huyện Năm Căn vượt quá giới hạn
theo tiêu chuẩn nước sạch (09/2005/QĐ-BYT).
Trên đây là quá trình tổng hợp mẫu của các đề án trước. Trong qúa trình điều
tra, khảo sát của đề án này đã lấy bổ sung 56 nước tại các vị trí phân bố theo diện của
tầng này, Kết quả phân tích thành phần hóa học các mẫu nước cho thấy:
- Huyện U Minh là vùng mặn nằm ở một nửa phía bắc của xã Khánh Hòa , xã
Khánh Tiến và 1 phần nhỏ phía bắc của xã Nguyễn Phích với tổng diện tích
174,32km2, chiếm 23% diện tích huyện.

- Huyện Thới Bình: vùng mặn tập trung ở phía bắc của huyện chiếm toàn bộ xã
Biển Bạch, Tân Bằng, và phần nửa lớn phía bắc của xã Biển Bạch Đông, 1 phần nhỏ
phía bắc của xã Trí Lực. 131,3 km2
- Huyện Trần Văn Thời: vùng bị mặn (có tổng khoáng hóa M>1g/l) tập trung ở
phía Tây huyện: nằm nơi giáp ranh của 3 xã: phía bắc Xã Khánh bình Tây, Phía bắc xã
Khánh Hải, phía Tây xã Khánh Hưng với diện tích 101,1 km2.

- 25 -


- TP Cà Mau: Thành phố bị mặn gần hết do dân cư tập trung, nhu cầu khai thác
nước sử dụng sinh hoạt và hoạt động công nghiệp nông nghiệp cao. Vùng mặn chạy
dài từ bắc xuống Nam của thành phố, chiềm gần hết xã An Xuyên, xã Tân thành,
Phường 6, phường 9, phường 7, xã Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Hào Tân. Vùng mặn với
diện tich 177,5 km2, chiếm 71% diện tích thành phố.
- Huyện Dầm Dơi: tập trung nằm phía bắc huyện: phía bắc của xã Tân Trung,
Tân Duyệt, Tạ An Khương Nam, TT Dầm Dơi và toàn bộ Xã Tạ An Khương. Diện
tích 91,9km2, chiếm 11% diện tích huyện
- Huyện Cái Nước: phân bố ở phía bắc huyện nằm ở phía 2 xã Lương Thế
Trân, Xã Thạnh Phú. Và phân bố ở phía nam huyện : nằm phía tây nam của xã Trần
Thới. Vùng mặn với diện tích 52,49 km2 , chiếm 13% diện tích huyện.
- Huyện Phú Tân: chiếm gần hết diện tích huyện, vùng rộng lớn kéo dài từ phía
tây bắc đến Tây nam của huyện. phân bố ở phía bắc xã Tân Hải, Rạch Chéo, xã Tân
Hưng Tây, phân bố phía nam xã Phú Thuận, Phú Mỹ, và toàn bộ xã Việt Thắng, Phú
Tân. Vùng mặn với diện tích 266,4 km2 , chiếm 57% diện tích huyện.
- Huyện Năm Căn: tập trung chính giữa của huyện, phân bố ở các xã Đất Mới,
hàm RỒng, Hàng Vịnh, TT Năm Căn, Lâm Hải. Vùng mặn với diện tich 175,80km 2,
chiếm 35% diện tích huyện.
- Huyện Ngọc Hiển: vùng mặn chiếm gần hết diện tích huyện, nằm tập trung
phía tây nam của huyện. Vùng mặn phân bố hết các xã: Đất mũi,Viên An Đông, và

phần lớn diện tích các xã Tân Ân Tây, Tân Ân, Viên An. Vùng mặn với diện tich
482.42km2, chiếm 66% diện tích huyện.
Thành phần hóa học của nước dưới đất trong tầng này có đặc điểm như sau:
Độ tổng khoáng hoá của nước dao động từ 350 ÷ 2130 mg/l; độ cứng 13,79 ÷
229,90 mg/l; độ pH 6,89 ÷ 8,75, Hàm lượng Clorua trong nước biến đổi trong khoảng
khá rộng (7,09 ÷ 939,42 mg/l), Trong nước dưới đất đã có sự xuất hiện của các hợp
chất của Nitơ với số lượng khá nhiều: ion NO 3- (0,04 ÷ 24,90mg/l); ion NO2- (0,00 ÷
5,22 mg/l); ion NH4+ (0,04 ÷ 0,10mg/l), Các chất sắt có mặt trong nước không nhiều
và hàm lượng thấp từ 0,00 ÷ 0,17mg/l.
Theo kết quả tổng hợp của các đề án trước thì nước của tầng này chỉ có 02 mẫu
nước nhiễm Hg, Pb. Nhưng theo kết quả phân tích các mẫu mới điều tra thì nước ở
tầng này không nhiễm các kim loại nặng này.
Như vậy, chất lượng nước dưới đất trong tầng chứa nước này có thể sử dụng
cho mục đích sinh hoạt tương đối thuận lợi.
Tuy nhiên, do số lượng mẫu khảo sát của đề án còn hạn chế, và không lẫy mẫu
vi sinh nên không đánh giá được chất lượng Ecoli và Coliform, nhưng theo đề án trước
tại ấp Độc Lập xã Khánh Lộc huyện Trần Văn Thời và ấp Xẻo Sao xà Lâm Hải huyện
Năm Căn các mẫu nước cho hàm lượng khuẩn Ecoli và Coliform cao gấp 4 đến 5 lần
giới hạn cho phép nên cần phải xử lý vì các loại vi khuẩn này dễ gây bệnh dịch tả.

- 26 -


×