Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bai du thi Van dung kien thuc lien mon giai quyet tinh huong thuc tien danh cho hs trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 29 trang )

v
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ LẠT
TRƯỜNG THCS &THPT TÀ NUNG
--------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC

Tình huống
GÓP THÊM MỘT TIẾNG NÓI VỀ TÀ NUNG –
NHỮNG TIỀM NĂNG DU LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Trâm
Ngày sinh: 14/08/2000 - Lớp: 10A1

- Địa chỉ: Thôn 5 – xã Tà Nung – Đà Lạt
- Điện thoại: 0633 595 395
- Email:
Đà Lạt, tháng 1 năm 2016

1


Mục lục
1.Tên tình huống .............................................................3
2.Mục tiêu giải quyết tình huống.....................................4
3. Tổng quan về các nguyên cứu liên quan đến
việc giải quyết tình huống................................................ 5
4. Giải pháp giải quyết tình huống.................................. 5


5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống............. 5
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống...................... 24

Đà Lạt, tháng 1 năm 2016

2


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
***
1. Tên tình huống: “Góp thêm một tiếng nói về Tà Nung – Những tiềm
năng du lịch”.
* Tình huống thực tế:
Buổi chiều, sau khi tan học về, tôi và người bạn thân còn nán lại ngồi
uống nước mía bên đường, tranh thủ trao đổi với nhau về nhau về ý tưởng
cho vở kịch về ngày 20/11 sắp tới. Đang say sưa, bất chợt một đoàn khách
du lịch dừng xe (Tôi đoán là họ vừa tham quan thác Voi - Nam Ban và đang
trên đường trở về Đà Lạt). Một ông khách ghé đầu qua ô cửa kính, chừng
như muốn hỏi điều gì… Chúng tôi dõi mắt nhìn theo.
Ông khách: “Các cháu cho chú hỏi: Ở đây có điểm du lịch nào
không?”
Chúng tôi tần ngần nhìn nhau, lặng im suy nghĩ,…
Cô bạn tôi đáp: “Dạ cũng có nhưng không nhiều, chú ạ. Có thác
Vọng, khu du lịch sinh thái do gia đình tự mở, có mấy vườn hoa.. .nhưng
không đẹp bằng Đà Lạt đâu chú”.
Ông khách có vẻ thất vọng nhưng vẫn vui vẻ cảm ơn chúng tôi rồi
những người trong xe nói với nhau điều gì đó. Cái xe chuyển bánh…lặng lẽ
di chuyển theo hướng về Đà Lạt…

Đoàn khách đi rồi, bỗng nhiên chúng tôi lặng im một chút rồi như
nhận ra vừa bỏ qua một điều gì thật đáng quý… “Tại sao? Tà Nung mình
cũng đẹp và có nhiều tiềm năng phát triển du lịch lắm, tại sao lâu nay mình
ít để ý tới? Tại sao mình không nghĩ ra để quảng bá cho quê hương mình
3


nhỉ? Những sản phẩm đặc trưng, đa dân tộc, điều kiện tự nhiên,… Sao mình
lại quên mất? Sao mọi người chỉ đi qua Tà Nung thật nhanh mà không thể
dừng lại?”.
Đoàn khách đi rồi nhưng để lại trong chúng tôi cả một trời nhận thức
mới. Bao lâu nay, chúng tôi vẫn sống cùng Tà Nung, vẫn gắn bó với nó
nhưng chưa bao giờ nhìn nhận đầy đủ về nó, thậm chí lại có lúc lãng quên,
xem nhẹ nó. Chính vì thế, chúng tôi chưa bao giờ nhận rõ giá trị của mảnh
đất này. “ Cần phải làm một điều gì đó cho quê hương mình để mọi người
biết đến nó…”. Tôi nhủ lòng, bất cứ khi nào, nếu gặp được những vị khách
lạ, tôi sẽ giúp họ “kết nối” với mảnh đất này một cách trọn vẹn, nồng nàn
nhất theo cách riêng vốn có của nó…
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
a. Về kiến thức: Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn bao gồm: Lịch sử,
Địa lí, Ngữ văn, kiến thức về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội... để giải
quyết một tình huống đặt ra trong thực tiễn cuộc sống.
b. Về kỹ năng: Hình thành các kỹ năng sống, kỹ năng thu thập, xử lý thông
tin và giải quyết vấn đề được đặt ra trong thực tiễn, kỹ năng giao tiếp, phỏng
vấn khi làm việc trực tiếp với người dân hoặc những cán bộ xã, những giáo
viên dạy học.
c.Về thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất
nước. Khơi dậy tinh thần, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn
giữ, bảo vệ, xây dựng quê hương.
d. Mục tiêu chung:

- Giúp đoàn khách du lịch và bản thân tôi, bạn bè cùng lứa hiểu biết về
những địa điểm, danh thắng, khu vui chơi giải trí ở địa bàn xã Tà Nung.
- Gián tiếp quảng bá và phát triển tiềm năng du lịch cho địa phương, qua đó
phát triển kinh tế của xã thông qua nhóm ngành du lịch, dịch vụ.
4


- Nhằm giúp bản thân hiểu sâu hơn về những kiến thức Lịch sử, địa phương,
Địa lí địa phương. Vận dụng được khả năng sử dụng ngôn từ và kĩ năng làm
văn thuyết minh. Tăng cường mối quan hệ giữa lí thuyết học được trong
trường và đời sống thực tế.
- Tận dụng cơ hội để tuyên tuyền về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh
quan tự nhiên của xã Tà Nung.
- Việc giải quyết tình huống trên đã giúp bản thân tôi thêm gắn kết và yêu
quê hương mình.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
- Tiến hành nghiên cứu bằng cách thu thập và xử lí thông tin từ nhiều nguồn
sách báo, internet,...
- Khảo sát thực tế về những tiềm năng du lịch của địa phương, thăm nắm ý
kiến từ người dân địa phương và những khách du lịch trong nước và ngoài
nước.
- Sưu tầm các tư liệu tại Ủy ban xã Tà Nung, Hội khuyến nông xã,…
- Vận dụng kiến thức từ các môn học: Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn để giải quyết
tình huống.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Vận dụng kiến thức môn Lịch Sử để giới thiệu về quá trình hình thành xã
Tà Nung.
- Vận dụng kiến thức môn Địa Lí để tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự
nhiên, dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tà Nung.

- Vận dụng kiến thức văn học để giới thiệu, thuyết minh về các tiềm năng du
lịch của địa phương, tuyên truyền ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường tự nhiên
xanh- sạch - đẹp.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
5


a/ Vị trí địa lí, tự nhiên:
Tà Nung là một xã nằm về phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố
Đà Lạt khoảng gần 20km, được chính thức thành lập vào năm 1979 với tổng
diện tích tự nhiên là 4581,64 ha. Xã có 6 thôn chia làm 20 tổ. Dân số toàn xã
là 1002 hộ với 4125 nhân khẩu, gồm 13 dân tộc sinh sống là Cil, K’Ho,
Lạch, Kinh, K’ho, Tày, Nùng, Thái, Hoa,… Trong đó, chủ yếu là đồng bào
dân tộc Cil, K’ho và dân tộc Kinh.

Bản đồ địa chính xã Tà Nung
Tà Nung như một lòng chảo nằm lọt thỏm giữa những núi đồi bao
quanh. Nhỏ bé, nằm ở vùng ngoại ô thành phố nhưng nó vẫn sở hữu vẻ đẹp
riêng toát lên từ những vạt đường hoa dã quỳ vàng rực rỡ, từ những khu
vườn hoa đồng tiền, hướng dương, lyly, thạch thảo, hồng môn, cẩm tú cầu
mà người dân tự tay trồng và chăm sóc, từ nếp sống hiền hòa của nhiều anh
em cùng chung sống, từ những ao hồ, cảnh quan rất tự nhiên,…

6


Toàn cảnh xã Tà Nung nhìn từ trên cao

Đường đèo nối Tà Nung với thành phố Đà Lạt


7


Trên mọi ngả đường ra vào Đà Lạt, cảnh quan đèo dốc khiến lữ khách
tưởng như đang đứng trước một bức tranh với hình ảnh, màu sắc, đường nét
thay đổi không dừng. Bao bọc đèo dốc là cảnh quan rừng thông thuần loại
quanh năm xanh tốt. Rừng tiếp rừng trên những gân núi sườn đồi, những
cung đường mềm như những dải lụa tiếp bước cho lữ khách muôn phương
tới thưởng ngoạn.
Khi mùa mưa tới, hoa huệ báo vũ màu hồng, hoa mua màu tím nhạt
điểm tô cho cảnh quan đồi cỏ, rừng thưa. Sang đông, từng đám hoa quỳ vàng
rực báo mùa nắng tới, khiến cho cảnh quan núi cao dường như thêm phần
xanh thẳm.
Giữa các đồi núi là cảnh quan thung lũng, nơi bốn mùa đều có sương
giăng buổi sớm. Đôi khi giữa biển sương mù nổi lên các ngọn đồi núi cao
như các hòn đảo giữa khơi xa.

Một góc riêng nhìn về Tà Nung
8


Với vị trí địa lý khá thuận lợi, nơi đây được xem như là một vùng ven
kinh tế, góp phần xây dựng và phát triển xứ sở sương mù này. Tà Nung trực
thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có
độ cao 1500 mét so với mực nước biển. Sở hữu một vị trí quan trọng trong
du lịch, Tà Nung có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cũng
như kinh tế cho địa phương. Do nằm ở độ cao 1500 mét và được các dãy núi
cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh nên đối lập với
khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền
nam, Tà Nung có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm thích hợp

cho du khách đến nghỉ mát mọi thời điểm.
Là nơi giao nhau giữa hai địa bàn đông dân cư là trung tâm thành phố
Đà Lạt và khu vực Mê Linh – Nam Ban, lại mới được đầu tư xây dựng tuyến
đường đèo kiên cố dài tới hơn 7km, Tà Nung dường như khá thuận lợi trong
việc giao thương không chỉ về mục đích đi lại, mà còn thuận lợi cho việc
khách tham quan đến với địa bàn xã để khám phá những điều mới lạ, những
cảnh quan thiên nhiên dường như còn hoang sơ, chưa có nhiều tác động từ
bàn tay con người.

9


Đèo Tà Nung với độ dài khoảng 7km

Đèo Tà Nung với những vạt hoa dã quỳ
10


Đèo Tà Nung mới với những khúc lượn vòng ngoạn mục
b. Những tiềm năng du lịch về tự nhiên:
Cứ mỗi khi nhắc đến Đà Lạt, người ta lại nghĩ ngay đến những danh
lam thắng cảnh nằm ngay trong lòng thành phố, chẳng hạn như Hồ Xuân
Hương, thung lũng Vàng, núi Lang Biang, thác Prenn, Dinh Bảo Đại, hồ
Tuyền Lâm,.... nhưng có một miền đất nhỏ bé, cách Đà Lạt một con đường
đèo dài gần 10km, luôn mở lòng mình đón những bước chân của du khách...
Tà Nung - một miền đất màu mỡ với những tiềm năng du lịch về tự nhiên.
Cứ mỗi lần rời Tà Nung, người đi lại mang theo một chút lưu luyến, chút âm
hưởng và một cảm giác nao nao gói gọn vào một góc tâm hồn.
Thời gian qua nhờ sự đầu tư, quan tâm của Nhà nước và thành phố,
xã nhà đã được quan tâm, chú trọng hơn trong công tác sản xuất, sinh hoạt

nên đời sống ngày càng khởi sắc. Các dự án, chương trình, công tác xóa đói
giảm nghèo được đẩy mạnh đã dần thay đổi bộ mặt kinh tế của một xã thuần
nông. Những năm gần đây, nhờ vào ngân sách đầu tư của Nhà nước và sự
quyên góp sức người, sức của từ nhân dân mà các tuyến đường trên địa bàn
11


xã được xây dựng tốt hơn,đặc biệt tuyến đường đèo nối liền Tà Nung với Đà
Lạt dài khoảng 7 km đã hoàn thành xây dựng đầu năm 2016 đáp ứng nhu
cầu đi lại, giao thương của bà con. Không những thế, nhờ vào các nguồn vốn
hỗ trợ từ ngân hàng và sự tư vấn ở địa phương, bà con đã mạnh dạn tái canh
5,6 ha diện tích đất cà phê, đổi mới giống trồng mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Ngoài việc chú trọng và phát triển năng suất cà phê, người dân đã biết
trồng các loại hoa màu, trồng hoa, chăn nuôi gia cầm, gia súc...để nâng cao
thu nhập trong đời sống. Hiện nay, diện tích đất trồng hoa ở xã nhà ngày
càng nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao. Tà Nung đang dần hội
nhập với Đà Lạt để trở thành một làng hoa nổi tiếng thu hút sự chú ý của
khách du lịch.
Đây đã dần trở thành một trong những hình thức làm kinh tế, nông
nghiệp mới của nhân dân trong xã. Những nhà vườn kính được xây dựng lên
ngày càng nhiều với nhiều loại hoa rực rỡ: hướng dương, ly ly, đồng tiền với
đủ màu sắc, thạch thảo, hồng môn, cẩm tú cầu,… Xu hướng trên đang kéo
Tà Nung sát lại gần hơn với xu thế phát triển chung của Đà Lạt. Vì điều đó,
tôi có quyền tin tưởng và hy vọng một ngày thật gần, Tà Nung sẽ trở thành
một làng hoa nữa của Đà Lạt, bên cạnh làng hoa Vạn Thành, Thái Phiên.
Hình ảnh vườn hoa ở Tà Nung 2

12



Du lịch là một cơ hội để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động và cũng là dịp
bình lặng tâm hồn chiêm ngưỡng bao kì công mà thiên nhiên đã ban tặng.
Nếu muốn ghé thăm Tà Nung, bạn phải đi qua một con đường đèo quanh co,
với những khúc cua thật gắt, dài độ 16km nhưng so với những năm về trước,
đèo đã được sửa chữa về mặt đường, có rào chắn an toàn... Dừng chân tại
đây, nơi đầu tiên du khách sẽ nghĩ đến đó là thác Vọng. Thác Vọng là một
13


trong những đoạn thác còn giữ được vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên.
Từ độ cao 30 mét, những hạt thủy tinh nước lấp lánh buông mình xuống mặt
hồ tạo thành bức màng nước tuyệt đẹp. Tiếng nước đổ ầm ầm, tiếng chim
rừng ríu rít, tiếng vi vu của gió làm xào xạc lá cây như hoan nghênh bước
chân của du khách. Dưới chân thác, từng cánh hoa dại lung linh khoe sắc
làm cảnh quan càng trở nên quyến rũ hơn.
Bên cạnh các địa điểm du lịch về tự nhiên, con người còn tạo ra các
khu du lịch sinh thái mà nổi tiếng là hồ câu cá giải trí Kim Đỉnh Sơn. Để đến
được đây, du khách phải đi qua một chặng đường dốc khoảng 5km, ngang
qua một con suối có chiếc cầu nhỏ, rẽ qua nhiều khúc cua... Hồ có diện tích
khá nhỏ so với các hồ khác trong địa phương nhưng cũng thu hút khá nhiều
người đến thăm. Hồ có các dịch vụ câu cá, ăn uống và được thiết kế các cầu
gỗ có chòi nổi trên mặt nước trông rất hòa hợp với thiên nhiên. Hai bên hồ
được trồng nhiều loại cây... Hồ vẫn đang được xây dựng và đầu tư để trở
thành một khu sinh thái thu hút nhiều khách du lịch hơn.

14


Khu du lịch sinh thái Kim Đỉnh Sơn
Không chỉ có những tiềm năng về du lịch, Tà Nung còn có những bản

sắc văn hóa đậm chất núi rừng cao nguyên, mang hơi thở của nắng và gió ,
của lịch sử lâu đời... Đa số dân cư ở đây là người Kinh bởi quá trình nhập cư
nhưng dân bản địa là một số dân tộc đồng bào như Cil, K'ho, Lạch, Tày,
Nùng... Cũng nhờ sự tập trung của các dân tộc thiểu số này đã làm nên nền
văn hóa đa dạng trong trang phục, phong tục tập quán với nhiều lễ hội tổ
chức hằng năm. Nếu nói đến trang phục của người phụ nữ đồng bào thì nổi
bật nhất là trang phục của người phụ nữ Cil. Màu sắc chủ đạo của váy và áo
là đỏ hồng hoặc đỏ tươi ,có nhiều hoa văn xen kẽ ở tay, cổ, ngực... Có một
điều đặc biệt là váy áo phải có bộ chứ không bao giờ mà áo bộ này váy bộ
kia.
Không chỉ có khu du lịch sinh thái Kim Đỉnh Sơn, Tà Nung còn có
điểm câu cá giải trí Hồ Núi Cốc đang được xây dựng, cách trung tâm xã
khoảng 5 km. Nằm giữa một vùng đồi núi, địa hình khá hiểm trở với những
con đường nhỏ e ấp trải dài, hai bên đường là những ruộng khoai lang cùng
các loại rau được trồng xen mang đậm tính chất núi rừng, dân dã. Tận dụng
nét đẹp mộc mạc người dân đã xây dựng khu du lịch này như một lời cảm ơn
15


thiên nhiên đã ban tặng một nét đẹp cho xã nhà nói riêng và Đà Lạt nói
chung. Hồ có các dịch vụ câu cá, ăn uống và còn cả khu nghĩ dưỡng cho du
khách dừng chân qua đêm. Nhìn từ xa, hồ có cấu trúc khá nhỏ, xung quanh
là những cái chòi để du khách có thể câu cá, ăn uống hoặc chiêm ngưỡng vẻ
đẹp nơi đây. Dọc những con đường men theo bờ hồ được trồng các loại hoa,
cây cối... Việc đầu tư xây dựng khu du lịch này không những góp phần bảo
tồn và phát huy nét đẹp thiên nhiên của địa phương mà còn có giúp Tà Nung
trở thành một điểm du lịch nổi tiếng được bạn bè gần xa biết đến. Đặc biệt
hơn, trong nhu cầu giải trí của cuộc sống hiện đại ngày một tăng, con người
luôn muốn dừng chân tại những điểm du lịch gần gũi với thiên nhiên, bên
những thú vui giúp ta bình lặng tâm hồn và trải nghiệm sâu sắc hơn vẻ đẹp

của nó. Hồ Núi Cốc hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch có yếu tố quan trọng đối
với du lịch nơi đây cũng như giúp du khách có thêm khoảng thời gian giải trí
vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cần giữ gìn cảnh quan
xanh- sạch- đẹp để điểm du lịch này luôn để lại ấn tượng tốt trong lòng
những con người ghé thăm và đảm bảo sự phát triển lâu bền.

16


Khu câu cá giải trí Hồ Núi Cốc
Do những đặc điểm trong quá trình hình thành cộng đồng dân cư, đời
sống tín ngưỡng và tôn giáo rất đa dạng. Nhưng ở đây khá nổi tiếng với chùa
Vạn Đức, đã được xây dựng hơn 20 năm. Mặc dù lịch sử hình thành chùa
không quá dài nhưng người dân rất hay lên chùa thắp hương, cúng viếng thể
hiện sự tôn kính đối với các bậc thần linh...

17


Một góc của chùa Vạn Đức
Tà Nung mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Lễ hội
của dân tộc bản địa hấp dẫn du khách bởi ý nghĩa tâm linh và nhân văn sâu
sắc. Đâm trâu chính là một lễ hội điển hình. Được chuẩn bị và diễn ra trong
3 ngày vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 âm lịch ở hồ Thiên, lễ hội nhằm tạ
ơn các vị thần đã phù hộ cho dân làng làm ăn được mùa, con cháu khỏe
mạnh. Chắc chắn rằng sẽ không còn gì tuyệt vời hơn khi vừa ăn thịt trâu và
nhâm nhi ché rượu cần, bạn sẽ thấy đây là một lễ hội hết sức tuyệt vời. Qua
lễ hộ đâm trâu,nhiều nghi thức được thực hiện cho ta thấy tính cộng đồng và
tình yêu thiên nhiên. Đó cũng là sự kế thừa truyền thống văn hóa xa xưa của
người Tây Nguyên và nét văn hóa quý giá ấy được gìn giữ qua các thế hệ.

Nếu có dịp qua đây bạn hãy tham gia vào lễ hội đâm trâu nhé, phải chứng
kiến tận mắt để trải nghiệm nó hấp dẫn ra sao?
c. Hình ảnh một số sản phẩm đặc trưng của xã:
c1. Chuối: Chuối – một loại trái cây dân dã, gần gũi với đời sống nhân dân
nhưng không phải chuối ở vùng, miền nào cũng giống nhau. Chuối Tà Nung
đã gần như tạo được thương hiệu đối với người dân Đà Lạt và những vùng
lân cận bởi chất ngọt mát và vị thơm dẻo đặc biệt mà chỉ vùng đất này mới
18


tạo nên loại trái cây riêng biệt này. Chuối được trồng trong vườn nhà dân,
trên những đồi cà phê bạt ngàn, tuy không được chăm sóc kỹ càng (vì người
dân không trồng với mục đích buôn bán lớn) nhưng chúng vẫn sinh sôi rất
nhanh lại đảm bảo về chất lượng, độ an toàn cho người thưởng thức. Đó
cũng là một tiêu chí để xây dựng sản phẩm cho xã nhà. Ngày nay, nhiều du
khách thập phương đến thăm, du lịch Đà Lạt đều ít nhiều được biết đến
thương hiệu của loại trái cây này. Chúng ta còn có thể “đi xa” hơn nữa để
tạo dựng được một sản phẩm đặc trưng cho riêng mình và rất cần sự góp sức
của nhân dân toàn xã bằng việc nhân rộng diện tích đất trồng chuối và có
phương thức chăm bón cho phù hợp để kích thích cây chuối phát triển.
Phân công các gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể trong việc trồng,
chăm sóc, tìm đầu ra, lập các trang web tăng cường cập nhật, quảng bá thông
tin sản phẩm,…

C2. Khoai lang:
Có thể nhờ thiên nhiên ưu đãi nên nhiệt độ Tà Nung bao giờ cũng
chênh lệch, ấm hơn Đà Lạt 2độ C nên thuận lợi trong trồng những cây củ,
quả, đặc biệt là khoai lang vừa vàng, vừa bở mà lại rất ngọt.

19



Bên cạnh đó, người dân hiện nay đã mở mang hiểu biết, năng động hơn
trong việc phát triển kinh tế gia đình trên tiềm năng có sẵn nên nhiều gia
đình đã xây các lò để phơi, sấy khoai để tạo nên sản phẩm khoai lang dẻo rất
đắt khách.
* Hình ảnh về quy trình làm khoai lang dẻo tại hộ gia đình:

Rửa khoai

Ủ khoai

20


Sấy khoai

Sấy khoai

Thành phẩm: Khoai lang dẻo
C3. Cà phê:
21


Nếu ở Thái Nguyên nổi tiếng với chè, Bình Phước nổi tiếng với điều,
một số tỉnh ở Đông Nam Bộ nổi tiếng với tiêu thì ở Đà Lạt, đặc biệt là Tà
Nung cũng không kém nổi tiếng về cà phê so với các tỉnh ở Tây Nguyên. Do
thiên nhiên ưu đãi vì nằm trên cao nguyên Lâm Viên với khí hậu có hai mùa:
mùa mưa (từ tháng 5-10) và mùa khô (từ tháng 11- 4) và đất đỏ badan, Tà
Nung được xem là vùng trồng nhiều cà phê nhất so với Đà Lạt. Với tổng

diện tích hơn 1117 ha đất nông nghiệp trồng cà phê, có lẽ cây trồng này
được trồng nhiều nhất ở Tà Nung II. Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao lại gọi
là Tà Nung II? Bởi vì đây cũng là một bộ phận của xã song nó khá xa và
nằm ở vùng ngoại ô, dân cư cũng thưa thớt hơn. Băng qua một con đường bê
tông dốc, du khách sẽ thích thú khi ngắm những triền đồi cà phê từ trên cao.

Một màu xanh bao phủ tầm mắt, xen canh cà phê là các loại cây trồng
khác như bơ, chuối, xoài,... Các loại cà phê chính là: mô và rô với năng suất
cao nhờ sự chăm sóc, bón phân tưới tiêu hợp lí... Hơn chục năm qua, cà phê
đã trở thành cây trồng chính ở một xã thuần nông như Tà Nung. Chính vì
vậy, cà phê là nguồn thu nhập chính của bà con. Tận dụng thế mạnh đó, các
nhà máy, công ty chế biến, lò sấy cà phê không ngừng được xây dựng và
hiện nay đã có 5 cơ sở chế biến cà phê tươi và 6 cơ sở chế biến cà phê khô
22


với tần suất hoạt động khá lớn. Bằng việc thu mua cà phê từ các hộ nông dân
hoặc những vùng lân cận như Nam Ban, Lâm Hà... các lò sấy có công suất
chế biến hơn chục tấn cà phê tươi trên ngày. Khi sản xuất ra nhân, các lò sấy

vận chuyển đến những nhà máy lớn hơn để sản xuất bột cà phê và đưa ra thị
trường tiêu thụ. Điển hình là công ty TNHH Xuất - nhập khẩu Thúy Thuận
với tần suất sản xuất lớn nhất xã (địa chỉ: tổ 13 - thôn 1 - xã Tà Nung).
Bên cạnh đó, cũng có một số lò sấy chế biến bột cà phê với quy
mô nhỏ như công ty TNHH Phước - Kiến (tổ 4 - thôn 2), công ty TNHH
Toán Tựa (tổ 13 - thôn 1). Mặc dù với những giọt cà phê được chắt chiu,
chọn lọc tỉ mỉ và chế biến thành li cà phê thơm ngon. Tuy nhiên, vẫn chưa
tạo dựng được thương hiệu lớn trong thị trường.
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhịp sống hối hả, nhu cầu của con
người cũng ngày càng tăng về mọi mặt từ đời sống đến tiêu dùng. Cà phê

cũng là một trong những yêu cầu đó. Ngày nay, con người ta không chỉ đòi
hỏi 1 tách cà phê thơm ngon, bổ dưỡng, được pha chế cẩn thận mà nhiều
người lại có xu hướng trở về với những giá trị cội nguồn, từ nơi bắt đầu. Họ
muốn được thưởng thức những li cà phê nguyên chất chế biến từ chính cơ sở
sản xuất đó. Điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi “Tà Nung đã làm được
như vậy chưa hay nó mới chỉ dừng lại ở một xã vùng ven có nền kinh tế

23


thuần nông, nổi tiếng với thu mua và xuất khẩu cà phê nhưng chưa tạo dựng
được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng?”.

Chúng ta cần đầu tư hơn nữa vì sự phát triển của xã Tà Nung và mong
muốn một ngày nào đó, cà phê Tà Nung sẽ có tiếng vang trong lòng mọi
người dân đam mê hương vị cà phê.
* Kết luận:
Mộc mạc, đơn sơ và hoang dã, mang đậm bản chất của núi rừng cao
nguyên, Tà Nung là một trong những địa điểm du lịch đang được chú trọng
xây dựng và khai thác tiềm năng về du lịch. Nếu bạn là một du khách từ
phương xa đến đây và còn ngần ngại vì không biết dừng chân tại một địa
điểm du lịch nào ở Tà Nung thì tôi xin hứa rằng miền đất nhỏ bé này sẽ
không làm phụ lòng những con người mang mong muốn đi tìm cảm giác
mới lạ. Là một người con của vùng đất này, tôi hi vọng sẽ ngày càng có
thêm nhiều khách du lịch đặt chân đến và tìm hiểu về văn hóa cũng như
cảnh đẹp, góp phần phát triển ngành dịch vụ, du lịch của địa phương nói
riêng và thành phố Đà Lạt nói chung.
Tuy nhiên, có một lưu ý đối với khách du lịch là phải giữ gìn và bảo
vệ môi trường tự nhiên của các địa điểm du lịch khi các bạn ghé qua. Một
24



cảnh quan đẹp đẽ chỉ trở nên thật sự hấp dẫn, có giá trị khi đi kèm với không
gian thoáng đãng, sạch sẽ và một bầu không khí trong lành. Điều đó phụ
thuộc rất lớn vào ý thức tự giác bảo vệ môi trường của nhân dân xã nhà. Có
được điều đó, thiên nhiên Tà Nung sẽ tặng các bạn những món quà vô giá về
tinh thần.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tình huống được lựa
chọn đối với thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội mang lại
nhiều ý nghĩa trong quá trình học tập và rèn luyện sự nhạy bén để xử lý
những tình huống trong thực tế. Trước hết, nó củng cố hiểu biết và giúp bản
thân hiểu sâu hơn kiến thức lịch sử, địa lý ở địa phương về các địa điểm, khu
du lịch sinh thái. Đã là một người con của một vùng đất này thì chắc chắn
bạn phải có đầy đủ những thông tin hiểu biết để trang bị cho bản thân và nếu
có thể hãy giới thiệu cho du khách gần xa để họ biết đến.
“Học tập đi đôi với hành”, như vậy chất lượng mới tốt và tăng cường
mối quan hệ giữa lí thuyết học được trong nhà trường với kiến thức, đòi hỏi
thực tế. Việc kết hợp các kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa đã tạo điều kiện
cho học sinh tìm hiểu vấn đề, nguồn gốc, lịch sử hình thành xã nhà, phát huy
tính sáng tạo trong việc giải quyết tình huống. Không những thế, điều đó còn
gián tiếp góp phần quảng bá cho ngành du lịch và đem lại lợi ích kinh tế
không nhỏ cho địa phương xã Tà Nung nói riêng, cho thành phố Đà Lạt nói
chung. Người dân sẽ có thêm nguồn thu nhập, tăng thêm nguồn lao động,
đời sống sẽ ổn định và dần phát triển, đưa xã nhà không chỉ là một xã có nền
kinh tế, thu nhập cao mà còn nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn...
Để mỗi lần dừng chân du khách sẽ không thể bỏ qua nơi đây và luôn có
những điểm đến phù hợp với nhu cầu giải trí của mình.

25



×