Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐIỂM mới của LUẬT tố TỤNG HÌNH sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.85 KB, 10 trang )

ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 gồm 9 Phần, 36 Chương, 510 Điều, có hiệu lực thi hành từ kể
ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã tăng thêm 164 điều so với BLTTHS năm 2003; nhiều điều của
Bộ luật được sửa đổi, bổ sung; có những điều bãi bỏ, một số điều được giữ nguyên và bổ sung một số vấn đề
chính như sau:
+ Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính tư pháp; tăng thẩm quyền, trách nhiệm đối với Điều tra viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán.
+

Mở rộng diện người tham gia tố tụng ; bổ

sung diện người tham gia tố tụng, một số cơ quan

được giao tiến hành một số hoạt động điều tra; quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của cấp trưởng, cấp phó các
cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
+ Bổ sung quyền của những người tham gia tố tụng theo hướng mở rộng hơn diện người tham gia tố
tụng.
+ Điều chỉnh khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ; xử lý chặt chẽ hơn về chứng cứ.
Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định rút ngắn thời hạn tạm giam, việc gia hạn
tạm giam cùng nhiều bổ sung về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án hình sự.
Tại Nghị quyết 110/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016
BLTTHS năm 2015 có hiệu lực. Nội dung Nghị quyết nêu rõ phạm vi áp dụng đối với những vụ án đang trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử như sau:
1. Đối với những vụ án do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
Viện kiểm sát, Toà án đang thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự số
19/2003/QH11 (sau đây gọi tắt là BLTTHS năm 2003 nhưng đến ngày 01 tháng 7 năm 2016 chưa kết thúc thì
thẩm quyền giải quyết tiếp tục được áp dụng theo quy định của BLTTHS năm 2003 cho đến khi kết thúc vụ án,
còn các vấn đề khác được thực hiện theo quy định của BLTTHS năm 2015.
2. Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đang trong quá trình kiểm tra, xác minh nhưng


đến ngày 01 tháng 7 năm 2016 chưa kết thúc thì thời hạn giải quyết được tính theo thời hạn của BLTTHS năm
2015.
3. Đối với những bị can, bị cáo đang tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2003 nhưng đến ngày 01 tháng
7 năm 2016 không được tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2015 hoặc thời hạn tạm giam vượt quá
thời hạn theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì Viện kiểm sát, Toà án quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam
đang áp dụng hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của BLTTHS năm 2015.
4. Đối với những vụ án hình sự do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đang tiến
hành điều tra nhưng đến ngày 01 tháng 7 năm 2016 chưa kết thúc điều tra thì thời hạn điều tra được thực hiện
theo quy định của BLTTHS năm 2015.
5. Đối với những vụ án hình sự đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn nhưng đến
ngày 01 tháng 7 năm 2016 chưa kết thúc điều tra, chưa quyết định việc truy tố hoặc chưa đưa vụ án ra xét xử
sơ thẩm thì thời hạn điều tra, truy tố, xét xử được tính theo thời hạn của BLTTHS năm 2015.
Đối với những bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trước ngày 01 tháng 7
năm 2016 và thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 456 của BLTTHS năm 2015 nhưng kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2016 mới xét xử thì áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của BLTTHS năm 2015 để giải quyết.


(Khoản 2 Điều 456 BLTTHS năm 2015 quy định: Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có
một trong các điều kiện sau: a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng
cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo. b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục
rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo,
kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo).
6. Đối với những vụ án hình sự đã xét xử sơ thẩm theo quy định tại BLTTHS năm 2003 mà có kháng cáo,
kháng nghị trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới xét xử phúc thẩm thì
áp dụng BLTTHS năm 2015 để giải quyết.
Đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại BLTTHS năm 2003 mà có
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng chưa giải quyết hoặc kể từ ngày
01 tháng 7 năm 2016 mới có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì BLTTHS năm 2015 để giải quyết.
7. Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa theo quy định của BLTTHS năm
2003 thì người bào chữa tiếp tục sử dụng cho đến khi kết thúc việc bào chữa.

8. Toà án tiếp tục áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Toà án và các chi phí tố tụng khác
cho đến khi có quy định mới của cơ quan có thẩm quyền.
Luật 2003

Luật 2015

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh (mới)
Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra,
nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự;
tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có
của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ
thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và
của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan,
nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự
mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện
oan người vô tội.
chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm
tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội
Bộ luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội
phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi
tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa

phạm.
và chống tội phạm.
Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự
Mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiến hành theo
quy định của Bộ luật này.
Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài
phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là công dân nước thành viên của điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký
kết hoặc gia nhập thì được tiến hành theo quy định của
điều ước quốc tế đó.
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng
được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu
đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo
các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ

Điều 3. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi
hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa


nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo tập
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
quán quốc tế, thì vụ án được giải quyết bằng con đường
Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước
ngoại giao
ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều

ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được
hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp
luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì
được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc
tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó
không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được
giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Điều 4. Giải thích từ ngữ (mới)
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụnggồm
cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra.
b) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụnggồm
người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra.
c) Người tham gia tố tụnglà cá nhân, cơ quan, tổ
chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ
luật này.
d) Nguồn tin về tội phạmgồm tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội
phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực
tiếp phát hiện.
đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo.
e) Người thân thích của người tham gia tố tụng,

người có thẩm quyền tiến hành tố tụnglà người có quan
hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ
chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột, cháu ruột.
g) Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hình sự.
h) Tự thúlà việc người phạm tội tự nguyện khai
báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình
trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
i) Đầu thúlà việc người phạm tội sau khi bị phát
hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan
có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.


k) Áp giảilà việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng
chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm
giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố
hoặc xét xử.
l) Dẫn giảilà việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng
chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị
khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử
hoặc người bị hại từ chối giám định.
m) Danh bảnlà bản ghi thông tin tóm tắt về lý
lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón
tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu
giữ.

n) Chỉ bảnlà bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch
và in dấu vân tất cả các ngón tay của bị can do cơ quan
có thẩm quyền lập và lưu giữ.
o) Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụnglà việc
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong
quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm
trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố
tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách

10.

quan, toàn diện của vụ án.
Trong Bộ luật này, những từ ngữ dưới đây được

11.

gọi như sau:
a) Cơ quan điều tra Công an huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp
huyện.

12.

b) Cơ quan điều tra Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp
tỉnh.


13.

c) Cơ quan điều tra quân sự quân khu và tương
đương sau đây gọi là Cơ quan điều tra quân sự cấp quân
khu.

14.

d) Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện.
đ) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh.
e) Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương
đương sau đây gọi là Viện kiểm sát quân sự cấp quân
khu.
g) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện.


h) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
i) Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau
đây gọi là Tòa án quân sự cấp quân khu.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức
và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm (mới)

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan
nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội
phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện
kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thông báo
ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi
phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý
của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với
người thực hiện hành vi phạm tội.
Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về
việc không thông báo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật
về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh
vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát
hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan nhà nước, tổ chức
và cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách
nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm
vụ.
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện

vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài
liệu, đồ vật có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện
nhiệm vụ.
Điều 6. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều
kiện phạm tội(Mới)
Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm
phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu,
kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện
pháp khắc phục và phòng ngừa.
Cơ quan, tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu


cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời
bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

I

Những điểm mới trong luật thi hành tạm giữ, tạm giam so với pháp luật hiện hành




Thứ ba - 15/03/2016 10:34


Luật thi hành tạm giữ, tạm giam được thông qua ngày 25/11/2015 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2016. Việc xây dựng, ban hành Luật thi hành tạm giữ, tạm giam là một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam nói riêng.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam là văn bản pháp lý có hiệu lực cao điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong
quản lý tạm giữ, tạm giam; bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người bị
tạm giữ, tạm giam, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam hiện
hành; khắc phục tình trạng tản mạn, hiệu lực hạn chế của các quy định về công tác quản lý tạm giữ, tạm giam; đồng thời, bảo đảm
các nguồn lực cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tạm giữ, tạm giam.
Đáng chú ý là Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã bổ sung các quy định mới về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị
tạm giam so với quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
Một là, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã xây dựng một điều (Điều 9) quy định cụ thể về tất cả những quyền mà người bị tạm giữ,
người bị tạm giam được hưởng, những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam. Theo đó, người bị tạm
giữ, người bị tạm giam có quyền:
- Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của
mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
- Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu
trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận
sách, báo, tài liệu;
- Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
- Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
- Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
- Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các
quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
Đồng thời, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có nghĩa vụ:
- Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành giam giữ;

- Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Trong Điều này đã quy định cụ thể về những quyền cơ bản nhất của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, còn một số quyền khác
được quy định mang tính nguyên tắc được thực hiện nếu không bị hạn chế bởi Luật này hoặc các luật khác có liên quan.
Hai là, tại Điều 19 đã quy định cụ thể về các quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế khi bị tạm giữ, bị tạm giam,
theo đó, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn
giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan
đang thụ lý vụ án.
Ba là, về quyền được gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Việc người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp
thân nhân trong quá trình bị tam giữ, tạm giam có ý nghĩa quan trọng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giữ,
người bị tạm giam chỉ được gặp thân nhân nếu được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý. Quy định này dẫn đến trong nhiều trường hợp
người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam. Tại Điều 22 đã thay thế quy
định này bằng quy định người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm


giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; việc thăm gặp do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Việc
gặp người bào chữa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Bốn là, tại Điều 35 đã quy định cụ thể về chế độ ăn, ở, quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con
dưới 36 tháng tuổi. Đây là những quy định mang tính nhân đạo sâu sắc, nhằm bảo đảm sức khỏe của người mẹ và bảo đảm sự
phát triển bình thường của thai nhi, trẻ em. Cụ thể là, người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp
lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu
chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ
sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là ba
mét vuông. Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Người bị tạm giữ, người bị tạm
giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nhận nuôi
dưỡng thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ
xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng.
Trong thời hạn 2 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp
nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội
nuôi dưỡng.

Năm là, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã quy định cụ thể hơn về chế độ quản lý giam giữ, đối với người bị tạm giữ, người bị tạm
giam là người chưa thành niên. Theo đó, người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người chưa thành niên được bảo đảm tiêu chuẩn
định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với
định lượng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người chưa thành niên được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự
với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, bị tạm giam là người đã thành niên.
Sáu là, Đã quy định cụ thể về quyền được chăm sóc y tế của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Theo đó, người bị tạm giữ,
người bị tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương
tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở
giam giữ thì được chuyển đến cơ sở chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị.
Cơ sở giam giữ phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ
ăn, sử dụng thuốc, bồi dưỡng do cơ sở chữa bệnh chỉ định. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ
thân nhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc, chịu sự kiểm tra của cơ sở giam giữ.
Bảy là, về chế độ mặc của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (Điều 28) quy định theo hướng trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam,
người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân,
nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn. Như vậy, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã được hoàn thiện, cụ thể hóa được các quy
định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với điều kiện thực
tiễn của đất nước.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình su
Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS) và Nghị
quyết số 110/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc thi hành Bộ luật TTHS. BLTTHS năm 2015 gồm 510 điều, được bố cục thành 9
phần, 36 chương. (tăng thêm 154 điều so với BLTTHS năm 2003); trong đó, bổ sung 176 điều mới, sửa đổi 317 điều.
Để tăng cường hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng yêu cầu bảo đảm ngày càng đầy đủ hơn quyền của người
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng:
- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng phù hợp với quy định của Luật
tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức VKSND năm 2014: bổ sung VKSND cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao (các điều 474, 475,
476, 477).
- Quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng là Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án tại các điều 474, 475, 476, 477 (BLTTHS năm 2003 quy định

là thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng:Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án).
- Bổ sung, quy định cụ thể hơn thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo như: trực
tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới; ban hành kết luận kiểm sát; thực
hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án khắc phục vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều
483).
- Bổ sung quyền của người khiếu nại thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự,
người đại diện thực hiện quyền khiếu nại (Điều 472).
- Rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo từ 60 ngày xuống 30 ngày (đối với vụ việc phức tạp, rút ngắn từ 90 ngày xuống còn 60 ngày);


bổ sung thời hạn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu (các điều 474, 475, 476, 477, 481).

Một số vấn đề về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự
Thứ năm - 19/11/2015 09:06

Nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về xác định tư cách người tham gia tố tụng, tôi nhận thấy về cơ bản nhà làm luật
đã định nghĩa khái niệm người tham gia tố tụng, như: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự; nhưng đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của họ ( Điều 54 BLTTHS) mà không
có khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Trong một số tài liệu bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, có tác giả đưa ra định nghĩa “người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án như là người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc có tham gia vào việc thực hiện tội phạm mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải đưa vào tham gia tố tụng để xử lý theo
pháp luật về quyền hoặc nghĩa vụ về tài sản của họ có liên quan đến tội phạm.." hoặc “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án là người có quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định của Toà án..”. Tuy nhiên cũng chưa tách bạch được thế
nào là người có quyền lợi, thế nào là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Quyền lợi và nghĩa vụ là hai khái niệm và ý nghĩa
hoàn toàn khác nhau. Trong một vụ án, người có quyền lợi liên quan đến vụ án có thể từ bỏ quyền lợi của mình bằng cách không
yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng buộc bị can, bị cáo hoặc người khác bồi thường thiệt hại về vật chất mà mình gánh chịu do hành
vi của bị can, bị cáo gây ra nhưng người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì bắt buộc phải tham gia, bởi lẽ họ phải chịu trách nhiệm

bồi thường hay trả lại tài sản mà mình được hưởng trái pháp luật hoặc phải chứng minh cho cơ quan tiến hành tố tụng về mối quan
hệ giữa mình với bị can, bị cáo liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo….
Việc xác định tư cách tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án còn có sự không thống nhất như
đã trình bày ở trên là do luật pháp chưa làm rõ định nghĩa khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người như
thế nào, dẫn đến mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hiểu không giống nhau dẫn đến nhiều trường hợp gây thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ cũng như thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án,
quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước.
Trong thực tiễn xét xử có các cách hiểu sau đây về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án như:
- Trường hợp 1: A mượn xe môtô của anh B để đi cướp tài sản (anh B không biết A dùng xe môtô để đi cướp tài sản). Khi A
đang cướp tài sản thì bị bắt quả tang. Cơ quan điều tra đã thu giữ chiếc xe môtô của anh B. Trong trường hợp này xác định anh B
là người có quyền lợi liên quan đến vụ án vì anh B có quyền yêu cầu các cơ quan tố tụng trả lại chiếc xe môtô cho mình nhưng
trong trường hợp này anh B không phải là người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
- Trường hợp 2: A trộm cắp tài sản là 01 chiếc điện thoại di động, sau đó A đã cho chị C( bạn gái A), trong trường hợp này
xác định chị C tham gia tố tụng với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Chị C có nghĩa vụ giao nộp chiếc điện thoại di
động cho cơ quan điều tra hoặc trả lại tài sản cho người bị hại.
- Trường hợp 3: A mượn xe môtô của anh D để đi cướp tài sản ( anh D không biết A mượn xe đi cướp tài sản), sau khi cướp
xong A đã cho anh D 01( một) chiếc điện thoại di động ( A nói là của A không dùng nên cho anh D). Trong trường hợp này anh D
vừa là người có quyền lợi liên quan đến vụ án, đó là yêu cầu được nhận lại chiếc xe máy đã cho A mượn, nhưng ngoài ra anh D
vừa là người có nghĩa vụ giao nộp chiếc điện thoại di động cho cơ quan điều tra hoặc trả lại tài sản cho người bị hại. Trường hợp
này xác định, anh D tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Do đó, nếu khi thụ lý vụ án hình sự, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu là người có quyền lợi liên quan đến vụ án thì xác định
tư cách là người có quyền lợi liên quan, trường hợp nếu chỉ có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì xác định họ là người có nghĩa vụ
liên quan, trường hợp vừa là người vừa có quyền lợi, vừa có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì xác định tư cách tham gia tố tụng
của họ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không có quy định nào cho phép cơ quan tiến hành tố tụng được quyền dẫn giải
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nếu họ đã được triệu tập hợp lệ nhưng cố tình không theo yêu cầu của cơ quan
tiến hành tố tụng. Việc họ không đến phiên toà trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ
án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại…Đây là bất cập của của pháp luật cần phải được bổ sung khi sửa
đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Vì vậy theo tôi khi sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự cần: Làm rõ định nghĩa về người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Bổ sung vào khoản 2 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

“ 2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình; trong trường hợp cố ý không đến mà
không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải”.

Những nội dung mới về "Nguyên tắc tranh tụng" trong Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự
(sửa đổi)
Thứ năm - 19/11/2015 09:02


Vấn đề sửa đổi các quy định về tranh tụng trong tố tụng hình sự là đòi cần thiết, khách quan của việc cụ thể hóa Hiến pháp năm
2013, yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, đảm bảo hiệu quả trong
công tác phòng, chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự đã có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung về
nội dung này, cụ thể như sau:
Tại Điều 26 dự thảo quy định: "Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị bắt, bị tạm giữ,
bị can, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, kiểm tra,
đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan vụ án.
Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án hình sự do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa
xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả
kháng hoặc do trở ngại khách quan. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người
tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ trước Tòa án.
Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm,
khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định mức hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật
chứng và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả thẩm tra chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa"
Như vậy, dự thảo lần này đã dành ra một điều riêng để quy định một cách cụ thể phạm vi tranh tụng được thực hiện xuyên suốt
trong quá trình từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và nội dung tranh tụng cụ thể gồm "Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác
định vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự... các tình tiết
khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa".
Đối với vấn đề tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, dự thảo đã quy định một cách thể tại Điều 318 về đối tượng tham gia tranh luận,
nội dung được phép tranh luận gồm "Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa

ra chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ buộc tội, gỡ tội; tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên
nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án". Đồng thời quy định rõ trách nhiệm một cách cụ thể là tại
phiên tòa thì Chủ tọa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại
và những người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án
và các ý kiến lặp lại. Về trách nhiệm của Kiểm sát viên tại phiên tòa cũng được sửa đổi theo hướng nâng cao trách nhiệm, tăng tính
chủ động, tích cực của Kiểm sát viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa khi quy định "Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải
đáp lại những ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh
luận".
Ngoài ra, vấn để đảm bảo việc duy trì "tranh tụng" trong các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm cũng được dự thảo bộ
luật tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung tại các Điều 350, 382, 399.
Có thể khẳng định dự thảo lần này đã sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện về nguyên tắc tranh tụng và các điều kiện đảm bảo
nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân
trong hoạt động tố tụng hình sự; góp phần xây dựng Cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công
lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020.

Việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự lần này hướng tới mục tiêu cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ,
bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư
pháp… Tuy nhiên, một số nội dung sửa đổi điển hình như quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can đã được
một số đại biểu Quốc hội cho rằng chẳng những không tạo thuận lợi cho hoạt động tố tụng mà còn dẫn tới những hệ lụy không
mong muốn và không phù hợp với thực tiễn. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuân: Những sửa đổi cụ thể thì phải được nghiên cứu cẩn trọng, trước khi được phê duyệt, ban hành. Quan
điểm quát triệt xuyên suốt là xây dựng pháp luật nói chung, Bộ luật Tố tụng hình sự nói riêng phải đảm bảo ngày càng hoàn thiện,
có tính khả thi, tác động tích cực tới cuộc sống, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay. Chúng ta hết
sức tránh những quy định mà thực tế khó hoặc không thực hiện được sau khi luật ban hành. Hiện nay, trong quá trình làm luật,
hướng chủ đạo được quan tâm là tinh thần Hiến pháp 2013, quyền con người, trong đó có quyền bào chữa…Tất cả những yêu cầu
đó đều phải quan tâm, quát triệt, nhưng xây dựng các điều luật cụ thể như trong Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) thì phải đảm bảo

dễ hiểu, dễ thực hiện, không làm oan sai đồng thời không để lọt tội phạm.
PV: Rất nhiều ý kiến thống nhất để “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” theo khoản 5, Điều 103 Hiến pháp năm
2013, cần thiết bổ sung quy định người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thu thập tài liệu, đồ vật có liên


quan đến vụ án, tạo điều kiện để họ tiếp cận với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, không nên đặt vấn đề người
tham gia tố tụng có quyền kiểm tra, đánh giá chứng cứ, vì quy định theo hướng này không phù hợp với nguyên tắc trách nhiệm
chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt khác, nếu quy định người tham gia tố tụng cũng có quyền kiểm
tra, đánh giá chứng cứ sẽ dẫn đến trùng giẫm, phức tạp cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Ông có thể phân tích rõ hơn về ý
kiến này?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuân: Người tham gia tố tụng có nhiều loại, với vai trò khác nhau, như: bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người
bào chữa, người bị hại, người làm chứng, người giám định, phiên dịch… Họ có quyền đưa ra chứng cứ, còn đánh giá chứng cứ
thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử (người cuối cùng). Trong quá trình đánh giá chứng cứ, có thể người tham gia tố tụng thuộc
về bên buộc tội (Viện Kiểm sát), có thể họ thuộc bên gỡ tội (luật sư, bị cáo), tòa án giữ vai trò trọng tài để xem xét các bên tranh
tụng, khi có đủ căn cứ pháp lý thì quyết định bản án. Tuy nhiên, ở nước ta chưa quy định rõ thành bên buộc tội và bên gỡ tội.
PV: Trở lại khoản 6, Điều 188 của dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) có nêu: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc
tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm, ghi hình. Việc hỏi
cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng;
trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể ghi âm, ghi hình được thì phải nêu rõ trong biên bản hỏi cung…”. Nhiều đại biểu
Quốc hội nêu ý kiến đề nghị chỉ nên ghi âm, ghi hình trong trường hợp bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan hoặc
không nhận tội vì quy định đó chưa phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay; còn quan điểm của ông?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuân: Đây là biện pháp cần thiết để tránh oan sai, lọt tội phạm, bảo vệ cán bộ thi hành tố tụng, nhiều nước
người ta đã làm. Tuy nhiên, ngay trong quá trình xây dựng thành luật phải thận trọng nghiên cứu, khảo sát xem nếu quy định thành
điều luật thì tác động đến cuộc sống như thế nào? Có tính khả thi trong thực tiễn không? Tôi cho rằng, không nhất thiết trường hợp
nào cũng phải ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung. Không phải cái gì nước ngoài làm thì mình cũng làm. Chẳng hạn, vấn đề
chuyển đổi giới, dịch vụ nhạy cảm mà Quốc hội đang bàn thảo. Chúng ta đang có một tồn tại cần tránh, đó là xây dựng luật thì
thuận, có kinh phí, nhưng đến khi triển khai luật trong cuộc sống thì gặp khó khăn, vì không chỉ thiếu kinh phí, mô hình tổ chức, con
người, mà nhiều khó khăn bắt nguồn từ khi chúng ta xây dựng điều luật xa thực tế. Cho nên, quy định ghi âm, ghi hình hỏi cung bị
can cũng vậy, phải xem xét kỹ, chỉ nên quy định loại tội phạm nào, trường hợp cụ thể nào bắt buộc phải ghi. Mặt khác, theo tôi
được biết, các cơ sở giam giữ ở Việt Nam dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng còn nhiều khó khăn nên phải khảo sát cụ thể nhu cầu về

máy móc, cán bộ kỹ thuật, kho chứa… Đặc biệt quan trọng là cơ chế ghi âm, ghi hình, sử dụng khai thác các băng đĩa ghi âm, ghi
hình đó… Còn nếu để chống bức cung nhục hình, thì còn có nhiều biện pháp khác. Nếu quy định trong luật mà không áp dụng
được trong thực tế, thì không có ý nghĩa, không đạt mục tiêu đề ra.



×