Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.82 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

LÝ THỊ THU HIỀN

ÁP DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP TIÊN TIẾN TRONG XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2007

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-------------------------

LÝ THỊ THU HIỀN

ÁP DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP TIÊN TIẾN TRONG XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS TRẦN THỊ THÁI HÀ

Hà Nội - 2007

2


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong chiến lƣợc phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa của Đảng và Nhà nƣớc ta việc đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại
doanh nghiệp nhà nƣớc nhằm tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nƣớc và phát triển các thị trƣờng tài
chính có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này có ảnh hƣởng lớn đến việc phát
triển kinh tế của đất nƣớc. Trong quá trình thực hiện theo định hƣớng trên có
thể thấy nổi lên một vấn đề gây nhiều tranh cãi đó là xác định giá trị doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, khi mà khu vực kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam đang ngày
càng phát triển cùng với sự hình thành các thị trƣờng tài chính thì việc xác
định giá trị doanh nghiệp là một nhiệm vụ thƣờng xuyên của tất cả các nhà
đầu tƣ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá cả hàng hoá là tín hiệu quan trọng nhất
điều chỉnh hành vi của các bên liên quan. Doanh nghiệp cũng đƣợc coi nhƣ
một hàng hoá có thể đƣợc mua bán, trao đổi vì vậy nhu cầu đánh giá hay xác
định giá trị đối với loại hàng hoá này là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên. Trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thông tin về giá trị doanh nghiệp
là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân kinh tế có lợi ích liên quan,
gắn bó trực tiếp với các doanh nghiệp đó. Hiện nay xác định giá trị doanh

nghiệp là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam bởi vì nền kinh tế thị trƣờng ở
nƣớc ta đang trong quá trình hình thành, các thể chế thị trƣờng liên quan đến
quá trình xác định giá trị doanh nghiệp cũng đang đƣợc hình thành. Trong bối
cảnh đó việc lựa chọn các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp vừa
phải quan tâm đến những điều kiện cụ thể của nền kinh tế, vừa phải hƣớng tới
những phƣơng pháp hoàn chỉnh hơn để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu các phƣơng pháp xác định giá trị doanh

3


nghiệp, chỉ ra đƣợc những điều kiện để xác định đƣợc giá trị doanh nghiệp
theo thị trƣờng và hƣớng tới việc tạo ra các điều kiện đó là vấn đề khó và
phức tạp nhƣng nó sẽ có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đáp ứng đƣợc những
biến động trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay và trong tƣơng lai. Trong giai
đoạn cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp chính xác theo thị trƣờng có thể có
lợi cho Nhà nƣớc và giảm lợi nhuận của nhà đầu tƣ (ví dụ trong trƣờng hợp
tài sản đã khấu hao hết nhƣng vẫn còn sử dụng tốt hoặc khi tính đủ giá trị
quyền sử dụng đất...) hoặc cũng có thể ngƣợc lại, một doanh nghiệp kinh
doanh kém hiệu quả, công nghệ cũ kỹ lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm
thấp,...bán đƣợc là may. Vấn đề là áp dụng các phƣơng pháp "tiên tiến" để xác
định giá trị doanh nghiệp mà đặc trƣng nổi bật của các phƣơng pháp này là
yếu tố thị trƣờng. Vì vậy tôi chọn đề tài “Áp dụng các phƣơng pháp tiên
tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu
cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Kể từ khi Nhà nƣớc ta thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế,
vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp đã đƣợc thảo luận rất nhiều, đã có một số
lƣợng lớn các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều cấp độ khác nhau:
dƣới hình thức bài báo, các sách chuyên khảo, các chuyên đề chuyên sâu và

đến cả các đề tài nghiên cứu ở cấp Nhà nƣớc.
Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu trong nƣớc điển hình:
- Phó tiến sĩ Nguyễn Đoàn (1995), “Xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ
phần hoá ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính 1995 (Tháng 5), tr 21-24.
- Trần Ngọc Thơ (1996), “Những phƣơng pháp định giá các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam”, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học
Kinh tế, Trƣờng đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4


- Hoàng Công Tý (1996), “Hoàn thiện phƣơng pháp định giá đối với
doanh nghiệp nhà nƣớc chuyển thành công ty cổ phần”, Luận án Thạc sĩ
Khoa học Kinh tế, Trƣờng đại học Tài chính Hà Nội.
- Nghiêm Sỹ Thƣơng (2000), Xác định mô hình định giá doanh nghiệp
nhà nƣớc trong quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Nguyễn Minh Hoàng (2001), “Phƣơng pháp xác định giá trị doanh
nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng đại học Tài Chính
Hà Nội.
Do yêu cầu và mục đích nghiên cứu khác nhau nên các công trình nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào việc đƣa ra hệ thống lý luận cơ bản về các phƣơng
pháp xác định giá trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhà nƣớc trong quá
trình cổ phần hoá ở Việt Nam. Trong khi đó hiện nay khu vực kinh tế tƣ nhân
cũng có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và
việc xác định giá trị doanh nghiệp đƣợc coi là một công cụ và mục tiêu quản
lý của tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ riêng với doanh nghiệp nhà
nƣớc cổ phần hoá.
Mặt khác, trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc, các
phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp đang đƣợc áp dụng tuy còn có một

số hạn chế nhƣng vẫn là những lựa chọn tối ƣu, phù hợp với những điều kiện
cụ thể của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các phƣơng pháp này cần đƣợc
hoàn thiện trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Đề tài “Áp
dụng các phƣơng pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở
Việt Nam” nhằm làm rõ các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp, từ
đó đề xuất một số giải pháp để áp dụng đƣợc phƣơng pháp xác định giá trị
doanh nghiệp tiên tiến cho các doanh nghiệp Việt Nam.

5


3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận của việc xác định giá trị doanh
nghiệp, nghiên cứu các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp
đang đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam
trong thời gian qua, nêu đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của các
phƣơng pháp đang đƣợc áp dụng ở Việt Nam.
- Đƣa ra giải pháp để áp dụng đƣợc các phƣơng pháp xác định giá trị
doanh nghiệp tiên tiến ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Một số phƣơng pháp xác định giá trị doanh
nghiệp trên thế giới và các phƣơng pháp đang đƣợc áp dụng hiện nay ở
Việt Nam .
b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về phƣơng pháp
dòng tiền chiết khấu (DCF) và phƣơng pháp đang đƣợc áp dụng chủ
yếu trong việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam là phƣơng
pháp tài sản
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ:
- Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu
- Thống kê kinh tế, toán tài chính …
- Nghiên cứu mẫu (case study)

6


6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ bản chất của phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) trong xác
định giá trị doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng áp dụng các phƣơng pháp xác định giá trị doanh
nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của các phƣơng pháp đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện tiến tới áp dụng phƣơng pháp
tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chương 1: Khuôn khổ lý thuyết về các phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp ở Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp để áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định
giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam.

7


CHƢƠNG 1: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHƢƠNG

PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh đƣợc hiểu là
việc thực hiện liên tục một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tƣ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng.
Doanh nghiệp đƣợc quyền tự chủ kinh doanh, lựa chọn nghành nghề, địa
bàn, hình thức kinh doanh đầu tƣ, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề
kinh doanh, đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích ƣu đãi và tạo điều kiện thuận lợi
tham gia sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Xét theo mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp thƣờng đƣợc phân thành hai
loại là doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh.
- Doanh nghiệp công ích là doanh nghiệp đƣợc thành lập ra nhằm thực hiện
các mục tiêu chính trị xã hội. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh
doanh không vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
VD: Doanh nghiệp in đúc tiền, doanh nghiệp sản xuất vũ khí, chân tay giả…
- Doanh nghiệp kinh doanh là doanh nghiệp tiến hành hoạt dộng kinh donah
vì mục tiêu tìm kiếm thu nhập nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Thuật ngữ
“doanh nghiệp” đƣợc trình bày trong bày viết này đƣợc hiểu là các doanh
nghiệp kinh doanh vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
 Đặc điểm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức, một đơn vị kinh tế, doanh nghiệp không
phải là một tập hợp các loại tài sản với nhau, nó là một thực thể hoạt động.

8


Khái niệm giá trị doanh nghiệp chỉ đƣợc dùng cho những doanh nghiệp đang

hoạt động hoặc sẵn sàng hoạt động.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh nhƣng đồng thời cũng là một hàng
hoá, chúng cũng có thể đƣợc trao đổi mua bán nhƣ những hàng hoá thông
thƣờng khác. Tuy nhiên doanh nghiệp là một loại hàng hoá đặc biệt bởi vì nó
là một hệ thống phức tạp của nhiều yếu tố cấu thành và mối liên hệ giữa các
yếu tố đó (doanh nghiệp có các yếu tố vật chất là các tài sản hữu hình nhƣ nhà
xƣởng máy móc thiết bị đồng thời cũng có các tài sản vô hình nhƣ lợi thế
thƣơng mại, uy tín kinh doanh…). Giá trị của các yếu tố cấu thành tài sản của
doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian và mỗi doanh nghiệp lại có những
đặc thù riêng nên giữa các doanh nghiệp có khác biệt đáng kể.
Doanh nghiệp là một tổ chức, một hệ thống và đồng thời là một phần tử
trong nền kinh tế. Sự tồn tại của doanh nghiệp không chỉ đƣợc quyết định bởi
các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp mà còn bởi mối quan hệ với các yếu
tố bên ngoài trong nền kinh tế nhƣ khách hàng, nhà cung cấp…. Sự phát triển
của doanh nghiệp ở mức độ nào, doanh nghiệp có đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận
của mình hay không là tuỳ thuộc vào mức độ bền chặt của các mối quan hệ đó
với môi trƣờng xung quanh. Chính vì vậy sự đánh giá về doanh nghiệp đòi
hỏi phải xem xét tất cả các mối quan hệ nói trên.
 Giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định bằng nhiều cách khác nhau, có thƣớc
đo giá trị sử dụng sổ sách kế toán, có thƣớc đo giá trị sử dụng những diễn biến
thị trƣờng. Trong từng trƣờng hợp giá trị khi phân tích đánh giá sẽ căn cứ vào
một số điều kiện cụ thể chứ không nhất thiết chỉ căn cứ vào chiến lƣợc, hiệu
quả kinh doanh của công ty.

9


Để hiểu rõ các khái niệm về giá trị và vận dụng chúng một cách thích hợp
vào mục đích phân tích trong quá trình định giá doanh nghiệp, ta có thể xem

xét một số khái niệm cơ bản sau:
- Giá trị sổ sách
Giá trị sổ sách của một tài sản nợ hay tài sản có là giá trị ghi trên bảng cân
đối kế toán theo nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận ở mỗi nƣớc. Giá trị sổ
sách chủ yếu phục vụ cho mục đích kế toán chứ không phải là giá trị kinh tế
hiện hành. Giá trị sổ sách là một giá trị có tính lịch sử mà vào một thời điểm
nhất định nào có nó có thể đƣợc đánh giá lại để thể hiện giá thị trƣờng. Tuy
nhiên, giá trị thị trƣờng luôn thay đổi theo thời gian và những biến động của
nền kinh tế nên giá trị sổ sách và giá trị thị trƣờng sẽ thƣờng không đồng nhất.
- Giá trị kinh tế và giá trị nội tại
Xét về mặt kinh tế, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
sinh ra một luồng tiền thu nhập cho doanh nghiệp và luồng tiền thu nhập này
sẽ quyết định giá trị kinh tế của doanh nghiệp qua đó thể hiện sự thành công
hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh và đƣợc phán ánh vào giá cổ
phiếu của doanh nghiệp. Giá trị kinh tế là một khái niệm lựa chọn luồng tiền
thu nhập. Giá trị kinh tế của một hàng hoá đƣợc định nghĩa là số tiền mà
ngƣời mua sẵn sàng trả theo giá trị hiện tại của nó để có đƣợc luồng tiền thu
nhập dự tính trong tƣơng lai. Do vậy, giá trị kinh tế là một khái niệm hƣớng
về tƣơng lai bao gồm giá trị hoạt động liên tục tức là tài sản đó đang đƣợc sử
dụng hoặc tiếp tục hoạt động. Nó đƣợc xác định thông qua việc đánh giá
luồng tiền thu nhập trong tƣơng lai và lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu đại diện
thích hợp để quy chúng về hiện tại. Quá trình này thực tế quyết định sự cân
bằng của luồng tiền thu nhập trong những khoảng thời gian khác nhau.
Mặt khác, việc đánh giá rủi ro của một thực thể kinh doanh đƣợc dựa trên
các đặc điểm tƣơng đối của thực thể đó do vậy giá trị kinh tế không phải là

10


tuyệt đối, nó chỉ là kết quả của việc đánh giá rủi ro tƣơng đối dự tính trong

tƣơng lai. Trên thực tế, giá trị kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ
chấp nhận rủi ro của mỗi cá nhân. Do đó, giá trị kinh tế phản ánh giá trị nội
tại của một tài sản và đóng vai trò chủ chốt trong việc đƣa ra quyết định đầu
tƣ của mỗi ngƣời.
- Giá trị thị trƣờng
Giá trị thị trƣờng, còn gọi là giá trị thị trƣờng cân bằng, là giá cả của một
tài sản hay tập hợp tài sản khi giao dịch trên thị trƣờng. Thị trƣờng cạnh tranh
sẽ giúp ngƣời mua và ngƣời bán định ra giá trị thị trƣờng phù hợp cho tất cả
các loại tài sản hữu hình và vô hình.
Giá trị thị trƣờng cũng không phải là giá trị tuyệt đối mà là một thoả thuận
nhất thời giữa hai hay nhiều bên. Theo một nghĩa nào đó thì các bên giao dịch
sẽ điều chỉnh các đánh giá cá nhân tƣơng ứng đối với giá trị kinh tế của tài
sản đủ để đi đến sự nhất trí. Cũng giống nhƣ giá trị kinh tế, việc thiết lập giá
trị thị trƣờng cũng gặp những trở ngại thực tế. Chỉ có thể xác định đƣợc giá trị
thị trƣờng đích thực của một tài sản khi nó thực sự tham gia vào một giao
dịch. Bởi vậy, trừ khi hàng hoá đƣợc mua bán trên thực tế, mọi giá trị thị
trƣờng còn lại chỉ mang tính ƣớc lƣợng và có thể dễ dàng thay đổi theo điều
kiện và nhận thức của mỗi bên.
Theo cách tiếp cận tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ dựa
vào giá trị tài sản hiện doanh nghiệp đang sở hữu mà quan trọng hơn là khả
năng thu lợi nhuận trong tƣơng lai. Khả năng này không chỉ phụ thuộc vào
khả năng thu lợi nhuận trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp mà còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ lợi thế thƣơng mại, uy tín doanh nghiệp,
bí quyết kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, khả năng mở rộng thị trƣờng và
sự tác động của các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc đối với ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư 43/2004/TT-BTC “Hướng dẫn xử lý lỗ phát
sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp
Nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần”, Hà Nội.
2. Bộ tài chính (2004), Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số
187/2004/NĐ-CP (16/11/2004) của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước
thành công ty cổ phần, Hà Nội.
3. Bùi Sĩ Chiến (2007), “Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và
những giải pháp phát triển nhanh và bền vững”, Báo Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Hà Nội.
4. Chính phủ (1998), Nghị định 44/CP/1998 về việc chuyển công ty Nhà nước
thành công ty cổ phần, Hà Nội.
5. Chính phủ (2002), Nghị định 64/CP/2002 về việc chuyển công ty Nhà nước
thành công ty cổ phần, Hà Nội.
6. Chính phủ (2004), Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà
nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
7. Chính phủ (1992), QĐ số 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hội đồng bộ
trưởng về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần,
Hà Nội.
8. Chính phủ (1993), Chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 về việc xúc tiến thực
hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng
hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Chƣơng (2005), “Tháo gỡ vƣớng mắc về xác định giá trị
doanh nghiệp”, báo Nhân Dân, Hà Nội.
10. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.

12



11. Nguyễn Hiền (2004), “Định giá giá trị - Bài toán khó trong quá trình cổ
phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc”, www.mof.gov.vn.
12. Nguyễn Minh Hoàng (2001), Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
13. Hồ Xuân Hùng (2004), “Cổ phần hoá - kết quả và vƣớng mắc”, báo Lao
Động, Hà Nội.
14. Nguyễn Lan Hƣơng (2004), “Chuyển công ty nhà nƣớc thành công ty cổ
phần: Áp dụng cơ chế mở”, www.vneconomy.com.
15. Vũ Thị Kim Liên (2003), Luận cứ khoa học về phương pháp định giá cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học
viện Ngân hàng, Hà Nội.
16. Bùi Văn Mai (2006), “Chế độ kế toán doanh nghiệp mới”, Tạp chí tài chính
(tháng 5), Tr. 19
17. TS Phạm Ngọc Mỹ (2005), Các phƣơng pháp ƣớc tính giá trị doanh nghiệp
theo nghị định 187 điều kiện và khả năng áp dụng”, www.mof.gov.vn
18. Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCHTW khoá IX, Đảng CS Việt Nam
(2001). Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
19. Bộ trƣởng Bộ KH&CN, Hoàng Văn Phong (2007), “Thị trƣờng công nghệ Cái cầu đặt ra cho các nhà khoa học”, www.most.gov.vn.
20. Nguyễn Văn Tiến (2007), “Thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ”, báo
Nhân Dân, www.most.gov.vn .
21. ThS. Đỗ Thành Trung (2006), “Thông tin không đối xứng với vấn đề công
bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí tài chính
(Tháng 10), Tr. 44.
22. Nguyễn Văn Quảng (2003), “Những rào cản tiến trình Cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nƣớc”, Thời báo tài chính (Tháng 10), Tr 129.
23. Nguyễn Hải Sản (1996), “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Nxb Thống kê,
Hà Nội.

13



24. Nguyễn Đức Tặng (2005), “Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nƣớc
khi chuyển đổi sở hữu”, www.nscerd.org.vn.
25. Huyền Thi (2004), “Công ty cổ phần - Cổ phần hoá: Khó khăn mới khi xác
định giá trị doanh nghiệp”, www.mof.gov.vn.
26. Nghiêm Sỹ Thƣơng (2000), “Xác định mô hình đinh giá doanh nghiệp Nhà
nước trong quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
27. Phạm Quang Thao (2006), “Công cụ và giải pháp tài chính để phá băng thị
trƣờng bất động sản”, Tạp chí Tài chính (Tháng 5), Tr 37.
28. Th.s Nguyễn Quốc Tuấn (2004), “Tám nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ
phần hoá”, Tạp chí Tài chính (Tháng 9), tr 20-21.
29. Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Văn Nghĩa, Hoàng Hồng Nhạn (1997), Phương
pháp đinh giá doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, Chuyên đề nghiên cứu
khoa học, Viện nghiên cứu Tài chính Hà Nội, Hà Nội.
30. TS. Vũ Công Ty, ThS. Đỗ Thị Phƣơng (2000), Tài chính doanh nghiệp
thực hành, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
31. Thời báo kinh tế Việt Nam (2007), “Đề án phát triển thị trƣờng vốn Việt
Nam đến năm 2010 và định hƣớng tới 2020 tại phiên họp thƣờng kỳ tháng 3
của Chính phủ”, www.mof.gov.vn.
32. GS TSKH. Đặng Hùng Võ (2006), “Định hƣớng thị trƣờng bất động sản”,
www.dddn.com.vn.
33. Tài liệu hội thảo (2005), Hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp trong cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học Thị trƣờng giá cả Bộ Tài chính, Hà
Nội.
B. Tiếng Anh
1. Tom Copeland, Tim Koller, Jack Murrin (1994), “Valuation mesuring and
managing the value of companies”, John Willey and Sons Inc, USA.


14



×