Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy - học tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
-------- o0o --------

NGÔ TRUNG HÀ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY - HỌC
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA

Hµ Néi - 2007


LỜI CẢM ƠN

Luận văn khoa học này được hoàn thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của các Cô giáo, Thầy giáo cùng với sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân
trong thời gian học tập tại Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà nội.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban chủ nhiệm và tập thể
giảng viên Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành chương trình học tập và có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết để
nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sỹ
Nguyễn Thị Phương Hoa, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học và giúp


đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cán bộ quản lý, giáo viên và
các sinh viên hệ Cao đẳng của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tích cực ủng
hộ, cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các
dữ liệu liên quan đến đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
quan tâm giúp đỡ, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này vẫn khó tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của
các Cô, các Thầy, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2007

Tác giả

Ngô Trung Hà


DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ LĐ-TB-XH


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CB

Cán bộ

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CĐ DL HN

Cao đẳng Du lịch Hà Nội



Cao đẳng

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐH

Đại học


Điểm TB

Điểm trung bình

DL

Du lịch

GDĐH

Giáo dục đại học

GD-ĐT

Giáo dục - đào tạo

GV

Giáo viên

KS

Khách sạn

KTĐG

Kiểm tra - đánh giá

NCKH


Nghiên cứu khoa học

PP

Phương pháp

PPD-H

Phương pháp dạy - học

PTTH

Phổ thông trung học


QHQT

Quan hệ quốc tế

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

QLNN

Quản lý nhà nước


QTKD

Quản trị kinh doanh

SL

Số lượng

SV

Sinh viên

TB

Trung bình

TW

Trung ương

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới phƣơng pháp dạy - học
đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng đại học, cao đẳng

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo cần phải tác động đến các yếu tố của quá
trình dạy-học. Bên cạnh hai yếu tố mục đích và nội dung, "phương pháp dạy học là
một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học". Quá trình dạy-học sẽ
không thể đạt hiệu quả như mong muốn nếu mục đích và nội dung của nó không
gắn với PPD-H phù hợp. Vì thế, đổi mới PPD-H là một đòi hỏi khách quan để
hoàn thiện quá trình dạy-học, là một trọng tâm trong quá trình cải cách GD và nâng
cao chất lượng đào tạo.
Trong những năm gần đây, xu thế xã hội phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt
đã đặt nhiệm vụ của GD nói chung và GD ĐH nói riêng trước đòi hỏi mới. Đó là,
giáo dục phải đào tạo nên nguồn nhân lực có đầy đủ các phẩm chất, năng lực, chủ
động, sáng tạo và linh hoạt để có thể thích nghi cao với thị trường lao động trong
thời hội nhập. Đổi mới PPD-H phù hợp với yêu cầu phát triển ngày càng cao của
xã hội hiện nay là một việc làm tất yếu trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT. Đó cũng
là một sự thay đổi cần thiết trong các nhà trường nói chung và các trường ĐH, CĐ
nói riêng, để nhà trường ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được các nhu cầu của xã
hội. Với ý nghĩa đó, đổi mới PPD-H ở các trường ĐH, CĐ là một đòi hỏi cấp thiết
trong quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Tính cấp bách của đổi mới PPD-H ở tất cả các cấp, bậc học không chỉ là vấn
đề được toàn ngành GD&ĐT quan tâm mà còn được thể hiện trong đường lối lãnh
đạo công tác GD&ĐT của Đảng và luật pháp của Nhà nước, ví dụ như: Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa VII) (tháng 1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của
Ban chấp hành Trung ương về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
CBQL giáo dục, Luật Giáo dục, ...
1.2. Xuất phát từ quy luật vận động theo hệ thống


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, mọi sự vật hiện tượng đều luôn
luôn vận động. Đổi mới nhà trường nói chung và đổi mới PPD-H nói riêng là xu
thế tất yếu, phù hợp quy luật khách quan. Chính vì thế, các CBQL nhà trường

không thể né tránh, không thể đứng ngoài sự thay đổi này mà cần tác động, quản lý
nó theo chiều hướng có lợi nhất cho nhà trường. Quản lý quá trình đổi mới PPD-H
là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình quản lý sự thay đổi của
nhà trường và trở thành một trong những nhiệm vụ của người CBQL giáo dục.
Như đối với bất cứ sự thay đổi nào, quá trình đổi mới PPD-H không diễn ra
ngẫu nhiên, một chiều. Nó bị chi phối bởi các nhiều yếu tố bao gồm cả các yếu tố
thúc đẩy và các yếu tố cản trở. Điều này đòi hỏi mỗi CBQL nhà trường không chỉ
nhìn thấy những mặt thuận lợi mà còn phải nhận dạng rõ nét những rào cản đối với
quá trình đổi mới PPD-H, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp hiệu quả nhằm hạn
chế chúng, đảm bảo quá trình đổi mới đạt kết quả tốt nhất.
1.3. Xuất phát từ thực trạng còn nhiều bất cập của quá trình đổi mới PPD-H ở
các trƣờng đại học và cao đẳng
Những năm gần đây việc đổi mới toàn diện PPD-H nhằm cải tiến chất lượng
đào tạo ĐH và CĐ được toàn thể xã hội, trong đó có các nhà khoa học và các nhà
quản lý, rất quan tâm, trở thành một vấn đề thời sự bức xúc. Trên cơ sở chỉ đạo của
các cấp quản lý nhà nước, quá trình này đã được triển khai trong các trường ĐH,
CĐ nhưng chưa thực sự đạt kết quả như xã hội mong muốn. Hiện tượng thày đọc trò ghi, dạy chay - học chay, … còn phổ biến ở nhiều giảng đường. Giữa các GV
còn tồn tại nhiều khác biệt trong nhận thức về tính cấp thiết của đổi mới PPD-H.
Một số người còn thiếu hiểu biết về các PPD-H hoặc có hạn chế trong kỹ năng vận
dụng chúng. Ngay cả khi các yếu tố này được khắc phục thì sự thiếu thốn hoặc
không đồng bộ của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chương trình đào tạo,
nhận thức và trình độ của SV còn kém, sự thiếu quan tâm, ủng hộ của các cấp
quản lý cơ sở, … lại là những nguyên nhân khác dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong
đổi mới PPD-H ở các nhà trường.
1.4. Xuất phát từ thực tế quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy-học của Trƣờng
Cao đẳng Du lịch Hà Nội


Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được nâng cấp từ Trường Trung học
nghiệp vụ Du lịch Hà Nội từ năm 2003. Đào tạo sinh viên ở bậc Cao đẳng là công

việc còn nhiều mới mẻ đối với Nhà trường. Chính vì thế, việc đổi mới PPD-H nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đối với hệ Cao đẳng nói riêng được xác
định là một mục tiêu quan trọng. Bên cạnh việc khuyến khích mọi GV áp dụng các
PPD-H hiện đại vào quá trình giảng dạy của mình, Trường đã tạo điều kiện cho họ
tham gia các khóa bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy học hiện đại, các hội thảo
về quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm. Trong các bài thao diễn và đặc
biệt là trong các hội thi GV giỏi Thành phố Hà Nội và toàn quốc, nhiều GV đã ứng
dụng thành công các phương pháp này và đã giành được các thứ hạng cao, giải
thưởng lớn.
Tuy nhiên, có một thực tế là, số lượng những tiết dạy hàng ngày có ứng
dụng các PPD-H hiện đại hay có những yếu tố đổi mới phương pháp của các GV
trong Trường và ngay cả của những GV đã đạt giải trong các hội thi GV giỏi còn
chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong chương trình. Điều này là một trong những
nguyên nhân gây ra những bất cập, làm giảm chất lượng đào tạo của Trường.
Thực tế đặt ra một vấn đề: đã có những yếu tố nhất định cản trở quá trình
đổi mới PPD-H tại Trường. Để quá trình này đạt được kết quả như mong đợi, các
nhà quản lý của Trường cần quan tâm tìm hiểu kỹ vấn đề trên, từ đó tìm ra các biện
pháp khắc phục có hiệu quả.
Xuất phát từ các cơ sở về lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu:
"Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới
phƣơng pháp dạy - học tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội” là một vấn đề
thiết thực cả về mặt giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần vào nâng cao hiệu quả
đổi mới PPD-H và chất lượng đào tạo của Trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố cản trở quá trình đổi mới PPD-H ở hệ cao
đẳng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm hạn chế
những yếu tố này, góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới PPD-H của Trường.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận làm luận cứ giải quyết các nhiệm vụ, nội dung
nghiên cứu của đề tài.
- Khảo sát thực trạng quá trình đổi mới PPD-H ở hệ cao đẳng Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội và nhận dạng các yếu tố cản trở quá trình này.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá
trình đổi mới PPD-H ở hệ cao đẳng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình thực hiện đổi mới PPD-H tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các yếu tố cản trở quá trình đổi mới PPD-H hệ Cao đẳng tại Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội và biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố đó.
5. Giả thuyết khoa học
- Quá trình đổi mới PPD-H ở hệ cao đẳng Trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội gặp những yếu tố cản trở liên quan đến giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất,
chương trình đào tạo và các cấp quản lý.
- Các yếu tố cản trở quá trình đổi mới PPD-H ở hệ cao đẳng Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội sẽ được hạn chế nếu áp dụng những biện pháp quản lý tác
động toàn diện và đồng bộ đến tất cả các yếu tố liên quan.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài giới hạn trước hết ở việc nhận dạng và đề xuất biện pháp quản lý
nhằm hạn chế các yếu tố cản trở quá trình đổi mới PPD-H ở hệ cao đẳng Trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Khảo sát và sử dụng các số liệu từ các năm học 2004 - 2005 trở lại đây.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ các yếu tố chủ yếu gây cản trở quá trình
đổi mới PPD-H trong một trường cao đẳng nghề.


- Luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý có thể triển khai thực hiện tại

Trường CĐ DL HN để hạn chế các yếu tố cản trở quá trình đổi mới PPD-H, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Trường theo mô hình một trung tâm
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Du lịch.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này cần kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: thu thập, đọc, phân tích, xử lý tài
liệu.
8.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra chọn mẫu,
thu thập thông tin, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, xử lý kết quả bằng thống kê
toán học.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được trình bày trong
ba chương có tên như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng quá trình đổi mới PPD-H tại Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội và nhận dạng các yếu tố cản trở quá trình này
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá
trình đổi mới PPD-H đối với hệ cao đẳng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Cuối luận văn là phần danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề về đổi mới phương pháp dạy-học
Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế , khi tri
thức được coi là nguồn lực quyết định sự phát triển và tăng trưởng nền kinh tế, vấn

đề nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam đã đư ợc đề cập đến ở nhiều góc độ
khác nhau. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu , "Nền giáo dục Việt Nam đã trải
qua 15 năm đổi mới với nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng còn những yếu
kém, bất cập" [2, tr.9]. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng
GD - ĐT của ta còn thấp so với trình độ phát triển của khoa học - công nghệ hiện
đại là sự lạc hậu về PPD -H. Vì thế, đổi mới phương pháp giáo dục nói chung,
PPD-H nói riêng, vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của công cuộc cải tiến chất
lượng. Tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp bách của việc đổi mới này đã được nêu
lên rất nhiều lần trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và của các cấp quản lý
ngành Giáo dục. Nghị quyết TW2 (khoá VIII) đã chỉ rõ: "Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy-học, bảo đảm điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là SV ĐH…"; Chỉ thị 15 (ngày
20/4/1999) của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh vi ệc đẩy mạnh hoạt động đổi
mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm, … Ngày
2/11/2005, Chính phủ đã có Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn
diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 [69]. Nghị quyết đề ra bảy nhóm
nhiệm vụ với những giải pháp đổi mới giáo dục trong đó nhấn mạnh đến yếu tố đổi
mới PPD-H tại mọi cấp học, bậc học.
Ngay từ đầu những năm 1990, các khía cạnh của đổi mới PPD-H đã được nhiều
nhà nghiên cứu đề cập như Đặng Vũ Hoạt, Ngô Hiệu với "Vấn đề hoàn thiện các
PPD-H" (1991), Trần Bá Hoành "Phương pháp tích cực" (1996), Nguyễn Đình
Chỉnh "Phương pháp dạy học - vấn đề cốt lõi, đổi mới không dễ" (1997), Nguyễn
Hoàng Kì "Đổi mới phương pháp dạy học" (2000), Nghiêm Đình Vì "Tiếp tục đổi
mới PPD-H theo hướng "hoạt động hóa người học""(2000), Trần Trọng Thủy
"Vấn đề đổi mới nội dung, PPD-H nhìn từ góc độ Tâm lý học" (2000), Trần Viết


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản, văn kiện
1.

Chỉ thị 15 (ngày 20/4/1999) của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về đẩy mạnh hoạt
động đổi mới PP giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm.

2.

Chiến lược Phát triển giáo dục 2001 - 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

3.

Luật Dạy nghề, 2006.

4.

Luật Giáo dục và các văn b
Nội, 2006.

5.

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản và
toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

6.

Nghị quyết TW2 Quốc hội khoá VIII.

7.


Quyết đị nh số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010.

ản hướng dẫn thi hành, NXB Thống kê, Hà

Kỷ yếu Hội thảo khoa học
8.

Nhiều tác giả, Kỷ yếu Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc
lần thứ III, Bộ GD&ĐT, 6/2002.

9.

Nhiều tác giả, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới nội dung và PPD-H ở các
trường ĐH sư phạm, Bộ GD&ĐT, Hà Nội, 2004.

10.

Nhiều tác giả, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới GD ĐH Việt Nam - Hội
nhập và thách thức, Bộ GD&ĐT, Hà Nội, 3/2004.

11.

Nhiều tác giả, Kỷ yếu Hội thảo khoa học PPD-H ở đại học và cao đẳng,
NXB Giáo dục, Bộ GD&ĐT, Hà Nội, 2003.

12.

Nhiều tác giả, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chất lượng giáo dục và vấn đề
đào tạo giáo viên, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 10/2004,


Tác giả, tác phẩm
13.

Đặng Quốc Bảo, Vấn đề "quản lí" và "quản lí nhà trường", Tài liệu giảng
dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2005.


14.

Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý, Tài
liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004.

15.

Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý , Tài liệu
giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004.

16.

Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận quản lý nhà trường, Tài liệu
giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2003.

17.

Nguyễn Quốc Chí, Những cơ sở lý luận QLGD, Tài liệu giảng dạy cao học
QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2003.

18.


Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo dục hiện
đại, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà
Nội, 2001-2003.

19.

Lê Tràng Định, Rào cản đổi mới PP dạy học hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí
Khoa học ĐH Sư phạm Hà Nội, số 6 năm 2006.

20.

Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986.

21.

Đặng Xuân Hải , Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong qu ản lý giáo
dục/nhà trường, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH
Quốc gia Hà Nội, 2004.

22.

Đặng Xuân Hải, Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trình
điều khiển một nhà trường, Tạp chí Phát triển giáo dục số 4, tháng 7 và 8 năm
2002.

23.

Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, NXB
ĐH Sư phạm, Hà Nội, 2006.


24.

Nguyễn Thị Phương Hoa, Lý luận dạy học hiện đại, Tài liệu giảng dạy cao
học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 5/2005.

25.

Nguyễn Thị Phương Hoa, Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục học tại
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới hình thức các
chuyên đề, đề tài NCKH mã số: QN.01.06, Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2006.


26.

Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức , Lý luận dạy học đại học , NXB Đại học Sư
phạm, 2006.

27.

Phạm Quang Huân, Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá
trình đổi mới PPD-H ở trường phổ thông hiện nay, Tạp chí Phát triển
Giáo dục số 3 (75), 2005.

28.

Đào Thị Huệ, Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học ở các
trường trung học phổ thông quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, luận
văn thạc sỹ, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.


29.

Nguyễn Mai Hương, Các biện pháp quản lý đổi mới việc thực hiện phương
pháp giảng dạy tại Viện Đại học Mở Hà Nội, luận văn thạc sỹ, Khoa Sư phạm
- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

30.

Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Weirich, Những vấn đề cốt yếu của
quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1998.

31.

K. Marx và F.Engels, Các Mác và Ăngghen toàn tập - tập 23, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

32.

Trần Đức Minh, Nguyễn Văn Tỉnh, Một số vấn đề đổi mới PPD-H ở Trường
CĐ sư phạm, Tạp chí Phát triển Giáo dục số 5 (53), 2003.

33.

Lưu Xuân Mới, Lý luận dạy học đại học, 2000.

34.

Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB
ĐH Sư phạm, 2005.


35.

Lê Đức Ngọc, Bài giảng Nhập môn xác suất thống kê trong đo lường và
đánh giá giáo dục, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH
Quốc gia Hà Nội, 10/2003.

36.

Lê Đức Ngọc, Giáo dục học đại học (quan điểm và giải pháp), NXB ĐH
Quốc gia Hà Nội, 2004.

37.

Lê Đức Ngọc, Giáo dục đại học - Phương pháp dạy và học, NXB ĐH Quốc
gia Hà Nội, 2005.

38.

Bùi Ngọc Oánh, Một số phương hướng cải tiến PPD-H ở Đại học, Tạp chí
Phát triển Giáo dục, số 3, tháng 3/2003.


39.

Bùi Văn Quân, Những trở ngại trong đổi mới PPD-H dưới góc nhìn quản lý,
Tạp chí khoa học ĐH Sư phạm Hà Nội, số 6 năm 2005.

40.


Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD, 1990.

41.

Nguyễn Ngọc Quang , Về PPD-H và đánh giá thành quả học tập trong GD
ĐH: Quá trình dạy - học và PPD-H, 1990.

42.

Nguyễn Viết Sự, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và triển khai chiến lược
phát triển GD nghề nghiệp Việt Nam, Tạp chí Phát triển Giáo dục số 7 (79),
2005.

43.

Hoàng Minh Thao, Tâm lý học quản lý, Trường CB QLGD ĐT TW1, 1998.

44.

Nguyễn Xuân Trường, Việc đổi mới PPD-H hiện nay, Tạp chí Giáo dục số 118,
tháng 7/2005.

45.

Nguyễn Đức Trí, Một số ý kiến về đổi mới phương pháp dạy học ở ĐH, Tạp
chí Giáo dục, số 64, 8/2003.

46.

Hà Thế Truyền, Về đổi mới PPD-H ĐH hiện nay, Tạp chí Giáo dục số 144, Hà

Nội, kỳ 2- 8/2006.

47.

Trần Đức Tuấn , Đị nh hướng đổi mới phương pháp dạy học đ ịa lý ở THPT ,
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội số 6 năm 2005.

48.

Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản), NXB ĐH
Quốc gia Hà Nội, 2001.

49.

Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2000.

50.

Trần Đức Vượng, Đề xuất các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy
học, Tạp chí Giáo dục số 123, Hà Nội, 10/2005.

51.

Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, 1999.

52.

Tài liệu tập huấn CBQLGD triển khai thực hiện chương trình SGK mới năm
2002.


Tài liệu internet
53.

Bùi Minh Anh (sưu tầm), Tiêu chí cho PPD-H đại học,
/>
54.

Đặng Đình Cung, Một số khó khăn trong đổi mới phương pháp giảng dạy bậc đại


học, />DangDinhCung.pdf
55.

Phạm Minh Hùng, Những lực cản đối với việc đổi mới phương pháp giảng
dạy ở các trường đại học Việt Nam hiện nay,
/>PhamMinhHung.pdf

56.

Lê Thu Hương, Đổi mới giáo dục đại học: Yếu tố sinh viên,
/>HuongDoanHPhuongKhue.pdf

57.

Lưu Bá Minh, Vai trò, trách nhiệm của người thày giáo trong đổi mới
phương pháp giảng dạy ĐH,
/>
58.

Những vật cản trên con đường đổi mới PPD-H, />

Tài liệu nƣớc ngoài
59.

Lewis C. Forrest, Jr., Training for the Hospitality Industry, NXB Học viện
Giáo dục thuộc Hiệp hội KS và motel Hoa Kỳ, USA, 1983.



×