Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.37 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN HỒNG SƠN

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục.
Mã số: 60 14 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

Hà Nội-2006


LỜI CẢM ƠN
Luận văn khoa học được hoàn thành bằng sự cố gắng học hỏi, tìm tòi
nghiên cứu của bản thân cùng với sự giảng dạy tận tình của các thày giáo, cô
giáo của Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội và các nhà khoa học ở các
cơ quan nghiên cứu và quản lí trong ngành Giáo dục.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc không tiếc thời
gian, công sức tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thày, cô giáo Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia
Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang, các đồng
chí lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục huyện Lục Nam đã tạo điều kiện


giúp đỡ tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn khoa học.
Luận văn được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tạo điều kiện của các anh, các
chị, các bạn đồng nghiệp là hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên các trường học
trong toàn huyện; và sự động viên của người thân trong gia đình.
Tác giả đã đem hết khả năng của mình cố gắng nghiên cứu, học tập, nhưng
vì năng lực còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
được sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ thêm của các thày giáo, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp và những người có quan tâm đến luận văn này để việc nghiên cứu của tác
giả ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Hồng Sơn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực,
chưa từng được ai công bố ở trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả:

Nguyễn Hồng Sơn


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
CĐSP

Cao đẳng sư phạm


CNH-HĐH:

Công nghịêp hoá - hiện đại hoá

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐHSP

Đại học sư phạm

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

GDTH

Giáo dục tiểu học

GDTX

Giáo dục thường xuyên

NXB


Nhà xuất bản

PC GDTH ĐĐT

Phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

PC THCS

Phổ cập trung học cơ sở

PGS

Phó giáo sư

PTCS

Phổ thông cơ sở

QLGD

Quản lí giáo dục

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

THSP:

Trung học sư phạm

TS

Tiến sĩ

UBND

Uỷ ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

1

2. Mục đích nghiên cứu.


3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3

4. Giả thuyết khoa học.

3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.

3

6. Giới hạn của đề tài.

4

7. Phương pháp nghiên cứu.

4

8. Cấu trúc nội dung luận văn.

4

Chƣơng1: cơ sở lí luận về quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học.
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến công tác quản lí đội ngũ giáo
viên.


6

1.1.1. Khái niệm về quản lí.

6

1.1.2. Quản lí giáo dục.

11

1.1.3. Quản lí nhà trường.

13

1.1.4. Các biện pháp quản lí.

14

1.1.5. Quản lí giáo viên.

14

1.1.6. Quản lí đội ngũ giáo viên.

15

1.1.7. Quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học.

15


1.1.8. Chuẩn giáo viên tiểu học.

17

1.2. Một số vấn đề lí luận của công tác quản lí đội ngũ giáo viên.

21

1.2.1. Các vấn đề về tâm lí học quản lí.

21

1.2.2. Các vấn đề về lí luận dạy học hiện đại.

27

1.2.3. Mục tiêu quản lí đội ngũ giáo viên.

27


1.1.4.Ni dung qun lớ giỏo viờn.

28

1.3. Kt lun chng 1.

36

Chng 2: Thc trng cụng tỏc qun lớ i ng giỏo viờn tiu hc

huyn Lc Nam, Tnh Bc Giang hin nay.
2.1. Vi nột s lc tỡnh hỡnh kinh t chớnh tr, vn hoỏ giỏo dc ca
huyn Lc Nam.

38

2.2. Thc trng i ng giỏo viờn tiu hc huyn Lc Nam .

45

2.2.1. S lng, c cu i ng giỏo viờn tiu hc huyn Lc Nam.

45

2.2.2. Cht lng i ng giỏo viờn tiu hc huyn Lc Nam.

47

2.3. Thc trng i ng cỏn b qun lý cp tiu hc huyn Lc Nam.

51

2.3.1. S lng cỏn b qun lớ giỏo dc cp tiu hc.

51

2.3.2. Cht lng cỏn b qun lớ giỏo dc cp tiu hc.

53


2.4. Thc trng cụng tỏc qun lớ i ng giỏo viờn tiu hc huyn Lc
Nam.

56

2.4.1. Cụng tỏc tuyn dng, o to, bi dng, phỏt trin .

56

2.4.2. ỏnh giỏ cụng tỏc qun lý i ng giỏo viờn tiu hc huyn Lc
Nam- Bc Giang.

58

2.5. Kt lun chng 2.

60

Chng 3: cỏc bin phỏp qun lý giỏo viờn tiu hc huyn Lc Nam,
tnh Bc Giang ỏp ng yờu cu i mi giỏo dc tiu hc.
3.1. Các căn cứ xây dựng biện pháp.

62

3.2. Các nhóm biện pháp.

62

3.2.1. Bồi d-ỡng nâng cao nhận thức và vai trò của các cấp quản lí.


62

3.2.2. Các biện pháp tăng c-ờng nâng cao hiệu quả công tác quản lí.

66

3.2.3. Các biện pháp hỗ trợ.

80

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi.

82


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo.Vấn đề "Quản lí" và"Quản lí nhà trường".Nhận thức từ tinh
hoa tiền nhân và ý tưởng thời đại.
2. Đặng Quốc Bảo (tổng thuật và biên soạn).Vấn đề quản lí và việc vận dụng
vào quản lí nhà trường.
3. Đặng Quốc Bảo.Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người. Bài
giảng cho chương trình cao học.
4. Đặng Quốc Bảo (và nhóm biên soạn). Danh nhân Hồ Chí Minh. NXB Lao
động.Hà Nội 2000.
5. Bộ GD&ĐT. Đổi mới nội dung-phương pháp dạy học ở tiểu học. NXB Hà
Nội
6. Bộ GD&ĐT. Viện nghiên cứu phát triển GD - Vụ TH (Những vấn đề chiến
lược phát triển GD trong thời kì CNH-HĐH). GDTH 1998.
7. Bộ GD&ĐT. Bài giảng BDGVTH. Hà Nội1994.
8. Bộ GD&ĐT .QĐ 22/2000/QĐ-BGD&ĐT. Điều lệ trường tiểu học./ Cẩm

nang nghiệp vụ quản lí. NXB Lao động-Xã hội. Hà Nội 2006.
9. Bộ GD&ĐT. Tài liệu tập huấn CBQL triển khai thực hiện chương trình SGK
mới.
10. Bộ GD-ĐT- Dự án phát triển giáo viên tiểu học. Nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên và đổi mới công tác quản lí giáo dục tiểu học.
11. Bộ GD&ĐT . Số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT. Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Về việc ban hành qui chế đánh, giá xếp loại chuyên môn
nghiệp vụ giáo viên tiểu học.
12. Bộ Nội vụ. QĐ số 06/2006/QĐ- BNV. Qui chế đánh giá xếp loại giáo viên
Mầm non và giáo viên phổ thông công lập. Cẩm nang pháp luật ngành Giáo dục
. NXB Lao động-Xã hội 2006.


13. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lí.
14. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm giáo dục hiện đại.
15. Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương
trình GDPT thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH X của Quốc hội khoá 10.
16. Chỉ thị 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp
bách xây dung đội ngũ nhà giáo của hệ thông giáo dục quốc dân.
17. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chiến lược phát triển
giáo dục 2001-2010. NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Đức Chính. Đánh giá giảng viên. Chuyên đề cao học Quản lí giáo
dục.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW khoá VIII
20. Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết luận Hội nghị BCH TW lần thứ 6 khoá IX.
21. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ
thuật. Hà Nội 2005.
22. Trần Khánh Đức. QLNN về GD. Tập bài giảng cho cao học.
23. Đặng Xuân Hải. Quản lí sự thay đổi và vận dụng nó trong quản lí giáo dục.
Chuyên đề cao học Quản lí giáo dục.

24. Nguyễn Thị Phương Hoa. Lí luận dạy học hiện đại. Tập bài giảng cho
chương trình cao học 2005.
25. Học viện Chính tri Quốc gia. Giáo trình Quản lí Hành chính Nhà nước t.2.
NXB Lao động 1998.
26. Học viện Hành chính quốc gia. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Quản lí
hành chính Nhà nước. Hà Nội 11/1996.
27. Đặng Bá Lãm. Quản lí nhà nước về giáo dục. Lí luận và thực tiễn. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia. 2005.


28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lí học quản lí. Giáo trình cao học thạc sĩ Quản lí
giáo dục .
29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lí nguồn nhân lực. Giáo trình cao học thạc sĩ
Quản lí giáo dục.
30. Luật giáo dục 2005.
31. Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục. 1990.
32. Hồ Chi Minh toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2000.
33. Phòng Giáo dục Lục Nam. Báo cáo thống kê tình hình thực hiện biên chế.
Các năm học 2001-2002; 2002-2003; 2003-2004; 2004-2005; 2005-2006.
34.Phương pháp lãnh đạo và quản lí nhà trường hiệu quả. Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia 2004.
35. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lí luận QLGD trường cán
bộ quản lí GD-ĐT TW1. 1998.
36.Sở GD&ĐT Bắc Giang. Nhóm công tác Jica. Dự án hợp tác kĩ thuật nhằm
tăng cường đào tạo giáo viên theo nhóm và quản lí nhà trường tại Việt Nam.
Bắc Giang 2005.
37. Vũ Văn Tảo. Một số khuynh hướng mới trong phát triển giáo dục thế giới
góp phần xây dung ,phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta. Hà Nội 1997.
38. Tập thể tác giả. Đại từ điển Tiếng Việt. Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt
Nam. NXB Văn hoá - Thông tin. Hà Nội 1999.

39. Tập thể tác giả. Từ điển Tiếng Việt. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội 1994.
40. Tập thể tác giả. Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. Trung tâm từ điển học.
Hà Nội - Đà Nẵng 2005.
41. Nguyễn Cảnh Toàn. GVTH với nghiên cứu khoa học. Tạp chí dạy và học
ngày nay.11/2003.


42. UBND huyện Lục Nam số 889/BC-UBND. Báo cáo tổng kết năm học 20052006.Phương hướng nhiệm vụ năm học 2006-2007.
43. UBND tỉnh Bắc Giang. Công văn số 08/KH-UBND về: Kế hoạch tổ chức
thực hiện QĐ số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
dục giai đoạn 2005-2010”
44.Raja Roy Singh. Nền giáo dục cho thế kỉ XXI. Những triển vọng của Châu Á
Thái bình dương.



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước đang trên đường phát triển, nền Giáo dục nước ta đang
có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, cả về qui mô
và loại hình đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: "Phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Trong vai trò
đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò
quan trọng quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ đất
nước”.
Xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng, đòi hỏi Giáo dục
cũng phải biến đổi theo để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nó đặt ra cho

Giáo dục những cơ hội và thách thức không nhỏ về chất lượng giáo dục
toàn diện, về cơ cấu ngành nghề, về chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế
việc quản lí ngày càng có nhiều phức tạp và nhạy cảm mà trọng tâm là
quản lí nhà trường.
Về mục tiêu chung , Điều 2, Luật Giáo dục 2005 có nêu:
“Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp trung
thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu

85


xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Về mục tiêu cụ thể ở cấp tiểu học,Điều 27 khoản 3 Luật giáo dục
2005 nói rõ: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung
học cơ sở”.
Trong Luật Giáo dục 2005 cũng nêu: "Nhà giáo giữ vai trò quyết
định trong việc đảm bảo chất lượng”. Để đáp ứng những yêu cầu đó đòi
hỏi phải có người giáo viên đạt tiêu chuẩn nhà giáo. Đối với giáo viên
tiểu học đó là chuẩn giáo viên tiểu học, bao gồm: phẩm chất đạo đức, tư
tưởng chính trị; kiến thức và kĩ năng sư phạm. Một trong những yêu cầu
đó là biết vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực; chủ động học tập của học sinh, thực hiện cá thể hoá trong
dạy học, mở rộng thông tin kiến thức cho học sinh, dạy cho học sinh
cách tự học và phải đảm bảo được mục tiêu của bài học với chất lượng
cao nhất có thể đạt được. Về phương pháp giáo dục, Điều 28 khoản 2
Luật giáo dục 2005 cũng đã nêu: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú
trong học tâp cho học sinh”.
Sự nghiệp GD-ĐT nước ta nói chung và Giáo dục Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn của xã hội
về chất lượng giáo dục, giáo dục phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của xã


hội. Việc cải tiến nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên là
việc làm thường xuyên và rất cần thiết với mỗi giáo viên, mỗi cán bộ
quản lí của mỗi nhà trường. Song việc làm thế nào để quản lí được chất
lượng giảng dạy nói chung và chất lượng dạy học ở tiểu học nói riêng là
điều mà các nhà quản lí rất quan tâm. Cần phải lựa chọn các phương
pháp quản lí sao cho phù hợp và tối ưu nhất với mỗi địa phương là điều
quan trọng hơn cả để quản lí nhà trường có hiệu quả và phát triển bền
vững.
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã thực hiện được
bốn năm nay và thu được một số kết quả và thành tựu nhất định trong
đó có chất lượng giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đổi
mới chương trình GDPT còn nhiều khó khăn vướng mắc dẫn đến chất
lượng dạy học chưa cao. Hiệu quả và chất lượng giáo dục phụ thuộc vào
chính mỗi giáo viên, mỗi nhà quản lí giáo dục trong công tác giảng dạy
và quản lí của họ, phụ thuộc vào năng lực, sự nỗ lực và lòng nhiệt tình
của chính họ. Vấn đề đặt ra là phải quản lí như thế nào để nâng cao chất
lượng giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà
trường ở cấp tiểu học. Với cương vị là phó hiệu trưởng một trường tiểu
học ở huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, điều làm tôi băn khoăn suy
nghĩ đó là làm thế nào để quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học dạy học có

chất lượng, có hiệu quả , đáp ứng được yêu cầu hiện nay của xã hội.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên
tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay”, nhằm góp thêm công sức
nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương
trong giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay trong


công cuộc đổi mới đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và điều tra khảo sát
thực tiễn dạy học của giáo viên cấp tiểu học của huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang, đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên tiểu học hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động quản lí nhân lực trong nhà trường và đội ngũ giáo viên
tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học.
Nếu đưa ra được những biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên tiểu
học phù hợp và khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu
học của địa phương ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn
hiện nay.

88
92




×