Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.81 KB, 18 trang )

KHOA LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỖ XUÂN LAN

HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA
NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH
SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: HOÀNG THỊ KIM QUẾ

NĂM 2006

1


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2

MỞ ĐẦU.

3



Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC

9

TIẾP CẬN PHÁP LUẬT.

1.1. Khái niệm, đặc điểm các hình thức tiếp cận pháp luật.

9

1.2. Phân loại các hình thức tiếp cận pháp luật.

23

1.3

Tính tất yếu khách quan của tiếp cận pháp luật.

37

Chương 2. NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀ CÁC HÌNH THỨC

49

TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI NGHÈO.

2.1. Một số vấn đề về người nghèo ở Việt Nam.

49


2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh các hình thức tiếp cận pháp
luật của người nghèo.

57

2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về các hình thức tiếp cận pháp luật
của người nghèo.

74

Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN

89

CÁC HÌNH THỨC TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI NGHÈO.

3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp
luật của người nghèo.

89

3.2. Một số quan điểm chung về hoàn thiện các hình thức tiếp cận
pháp luật của người nghèo.

98

2



3.3

Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật
của người nghèo.

100

KẾT LUẬN.

127

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

131

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

133

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CTV

:

Cộng tác viên

DVPL

:


Dịch vụ pháp lý

HTPL

:

Hệ thống pháp luật

PBGDPL

:

Phổ biến, giáo dục pháp luật

TCPL

:

Tiếp cận pháp luật

TGPL

:

Trợ giúp pháp lý

TT

:


Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

TVPL

:

Tư vấn pháp luật

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

XĐ, GN

:

Xoá đói, giảm nghèo

3



MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Điều gì sẽ xảy ra nếu như công dân thiếu hiểu biết pháp luật hoặc
không được TCPL? Dưới góc độ của cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của
họ có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị bỏ qua một cách vô ý thức, hoặc không biết
làm thế nào để thực hiện cũng như bảo vệ khi chúng bị xâm phạm. Các quyền
và nghĩa vụ cơ bản của họ sẽ không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ. Họ sẽ khó có thể thực hiện quyền làm chủ, quyền tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội thậm chí họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật xâm hại
trật tự chung và lợi ích của chủ thể khác. Dưới góc độ Nhà nước, pháp luật sẽ
không đến được với bộ phận dân cư này, các chính sách mà Nhà nước đặt ra
để quản lý xã hội tiềm ẩn nguy cơ khó được thực thi, trật tự xã hội dễ bị xâm
hại, hiệu quả của pháp luật với tư cách là công cụ chủ yếu để quản lý xã hội
không đạt được. Pháp chế bị vi phạm, pháp luật dễ bị coi thường. Dưới góc
độ xã hội, bất bình đẳng, nhất là việc tiếp cận với các nguồn lực xã hội sẽ nảy
sinh, dân chủ khó được thực thi, quyền con người không được bảo đảm...
Trong bối cảnh Đổi mới, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền và quản lý xã hội bằng pháp
luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN buộc mọi công dân phải có
kiến thức hiểu biết pháp luật. Công dân phải được tiếp cận và sử dụng pháp
luật để biết được quyền và nghĩa vụ của mình, biết tự bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, tôn trọng lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của chủ thể khác.
Muốn vậy, trước hết phải có một HTPL hoàn thiện và một cơ chế thực thi
pháp luật có hiệu quả. Trước yêu cầu của quá trình hội nhập và thực tiễn phát
triển đất nước, pháp luật ngày càng được hoàn thiện, với kết cấu rất đồ sộ,
phong phú, đa dạng về nội dung, phức tạp về hình thức và ngày càng đi sâu

4



điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cùng với việc nhân dân chủ động TCPL, nhà
nước và xã hội đã và đang thiết lập những cơ chế giúp người dân nâng cao
hiểu biết pháp luật qua các hình thức như PBGDPL, phát triển thị trường
DVPL của luật sư, của tổ chức TVPL thuộc tổ chức, đoàn thể xã hội, của tổ
chức TGPL; đa dạng hoá các loại hình thông tin pháp luật... Những cơ chế đó
đã tạo ra sự gắn kết giữa pháp luật với cuộc sống và cuộc sống với pháp luật,
phát huy hiệu quả của pháp luật và kiểm nghiệm tính đúng đắn, sự phù hợp
với thực tiễn của pháp luật.
Nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hoá giàu nghèo vì vậy, sẽ
có sự khác nhau giữa các công dân trong việc TCPL và sử dụng pháp luật. Có
người được TCPL và có người không được TCPL nên đã tạo ra sự không
công bằng giữa các công dân trong việc thực hiện pháp luật. Pháp luật sẽ
không phát huy hiệu quả điều chỉnh, nhất là khi công dân là người nghèo. Do
cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất nên thường thì kiến thức
hiểu biết pháp luật của họ rất hạn chế, ít có điều kiện quan tâm đến pháp luật,
lại không thể nhờ người khác giúp đỡ và hay rơi vào tình trạng yếu thế khi
tham gia vào các quan hệ xã hội. Để bảo đảm công bằng xã hội, thực thi
nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, từng bước XĐ, GN
trong lĩnh vực pháp luật cần nghiên cứu cơ chế giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện
để nâng cao hiểu biết pháp luật của người nghèo, giúp họ có điều kiện thực
hiện quyền làm chủ, biết tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tham
gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển. Hiện có nhiều hình thức để người nghèo TCPL nhưng nghiên cứu về
chúng thì vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật
của người nghèo ở Việt Nam hiện nay” là việc làm cần thiết, không chỉ trên
phương diện lý luận mà còn phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

5



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề người nghèo trong
tổng thể các biện pháp XĐ, GN. Các công trình đó đã phân tích về bản chất,
nguyên nhân; đặc điểm của tình hình đói nghèo ở Việt Nam và đề xuất các
giải pháp để thực hiện thành công chiến lược XĐ, GN. Trong đó, đáng lưu ý
là các nội dung liên quan đến y tế, giáo dục, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư dành cho người nghèo... Công trình: Vấn đề nghèo ở Việt
Nam19, đã đưa ra định nghĩa về nghèo, đi sâu phân tích tình hình các nhóm
nghèo, đánh giá tác động của Đổi mới đối với người nghèo từ góc độ y tế,
giáo dục, tín dụng từ đó đưa ra một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược cần xem
xét để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể đến
các công trình “Nghèo và Cuộc sống: Thực tế của Ai?” của Robert Chambers,
công trình: Nghèo, Báo cáo phát triển Việt Nam 20043. Một số công trình
nghiên cứu về người nghèo gắn với phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng
xã hội như: Vì một sự tăng trưởng và một xã hội công bằng 21... Các công
trình trên tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế,
giáo dục và một số lĩnh vực khác của người nghèo mà chưa có điều kiện phân
tích vấn đề TCPL và các hình thức TCPL của người nghèo.
Vấn đề TCPL được nghiên cứu trong những năm gần đây phải kể đến
các công trình như: "Thực trạng hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân tại
sáu vùng có dự án điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật” (Viện khoa học pháp
lý, Bộ Tư pháp 2000); Đưa cuộc sống vào pháp luật và đưa pháp luật vào
cuộc sống của PGS. TS Hoàng Thị Kim Quế56. Đáng lưu ý là công trình
"Khảo sát ý kiến người dân tiếp cận pháp luật và tư pháp ở Việt Nam” 18 và
gần đây là Đề tài “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam: Thực trạng, nhu cầu và định
hướng phát triển”73. Các công trình trên đã cho thấy một phần bức tranh về
thực trạng hiểu biết pháp luật; đưa ra những đánh giá tương đối khách quan về

6



thực trạng hiểu biết pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến TCPL của nhân
dân, làm rõ vị trí, vai trò của công tác PBGDPL, đặc điểm kinh tế xã hội, tìm
kiếm các mô hình đưa pháp luật đến với công chúng có hiệu quả và phân tích
nguyên nhân, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế TCPL của nhân dân.
Việc nghiên cứu vấn đề TCPL của người nghèo ở nước ta được đặt ra
chủ yếu sau thời kỳ Đổi mới, gắn liền với nền kinh tế thị trường và thừa nhận
sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Quá trình đó gắn liền với sự ra đời và
tồn tại của cơ chế TGPL với tư cách là một trong những biện pháp bảo đảm
quan trọng giúp người nghèo tiếp cận và sử dụng pháp luật. Các công trình đó
bao gồm “Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều
kiện đổi mới” của NCS Tạ Thị Minh Lý; một số đề tài khoa học cấp Bộ76; 77
do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện và nhiều bài viết đăng tải
trên tạp chí chuyên ngành luật liên quan đến tổng kết thực trạng công tác
TGPL44. Trong đó, vấn đề TCPL, các hình thức TCPL của người nghèo đã
được đặt ra. Tuy nhiên, các công trình trên mới dừng lại ở phương diện chung
gắn với hoàn thiện chế định TGPL mà chưa có điều kiện nghiên cứu vấn đề
TCPL, các hình thức TCPL của người nghèo với tư cách là chủ thể đặc biệt,
có nhiều điểm đặc thù so với các chủ thể khác một cách đầy đủ và toàn diện.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Đề tài có mục đích làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến TCPL, các
hình thức TCPL của người nghèo trong tương quan với TCPL của công dân,
và đề xuất giải pháp hoàn thiện các hình thức TCPL của người nghèo.
Đề tài có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về TCPL, các hình
thức TCPL nói chung và của người nghèo nói riêng; thực trạng các hình thức
TCPL của người nghèo và thực tiễn áp dụng; sự cần thiết, quan điểm và một
số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức TCPL của người nghèo.

7



- Làm rõ khái niệm, đặc điểm của TCPL, các hình thức TCPL; phân
loại các hình thức TCPL; giải quyết mối quan hệ giữa TCPL với các hình
thức TCPL cũng như tính tất yếu khách quan của TCPL.
- Làm rõ vấn đề người nghèo ở Việt Nam và các hình thức TCPL của
họ; thực trạng pháp luật điều chỉnh các hình thức TCPL của người nghèo;
đánh giá khái quát về thực trạng các hình thức TCPL của người nghèo.
- Làm rõ sự cần thiết, các quan điểm chung và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện các hình thức TCPL của người nghèo.
Do các hình thức TCPL rất phong phú và đa dạng nên đề tài tập trung
nghiên cứu các hình thức TCPL mang tính khách quan, tác động từ phía Nhà
nước và xã hội đến người nghèo, lấy người nghèo làm đối tượng phục vụ mà
trọng tâm là PBGDPL và DVPL miễn phí. Các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề
tính chủ động TCPL của người nghèo; những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
TCPL của người nghèo và các hình thức khác có khả năng đưa pháp luật đến
với người nghèo cũng được nghiên cứu ở những nét sơ lược, dừng lại ở việc
nêu vấn đề mà chưa có điều kiện phân tích, đánh giá đầy đủ và toàn diện.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp
luật, đặc biệt là lý luận về vai trò của pháp luật trong hệ thống các công cụ
điều chỉnh xã hội với tư cách là một đối tượng của nhận thức và vai trò của
công tác tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các phương pháp của khoa học quản lý
nhà nước, khoa học lịch sử, khoa học hệ thống, so sánh kết hợp với phương

8



pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn, phương pháp hệ thống - cấu trúc,
phương pháp quy nạp, diễn dịch được sử dụng linh hoạt trong nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Đây là luận văn cao học đầu tiên nghiên cứu về các hình thức TCPL
của người nghèo với tư cách là một chủ thể đặc biệt.
- Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về các hình thức TCPL của
người nghèo, phân tích các đặc trưng trong TCPL của người nghèo, thực
trạng pháp luật điều chỉnh các hình thức TCPL của người nghèo.
- Bước đầu luận văn đưa ra một số quan điểm chung và đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức TCPL của người nghèo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, được chia thành 9 mục.

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CÁC HÌNH THỨC TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm, đặc điểm các hình thức tiếp cận pháp luật.
Trong nghiên cứu khoa học, điều quan trọng hàng đầu là làm rõ các khái
niệm cơ bản của đối tượng nghiên cứu để từ đó, đi sâu phân tích những đặc
điểm, thực hiện việc phân loại cũng như đánh giá thực trạng đối tượng nghiên
cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
1.1.1. Khái niệm tiếp cận pháp luật và các hình thức tiếp cận pháp luật
Khái niệm “tiếp cận pháp luật” và khái niệm “các hình thức tiếp cận
pháp luật” là những khái niệm tương đối mới trong đời sống pháp lý nước ta.
Thuật ngữ này mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây, gắn với công

cuộc Đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế. Các thuật ngữ này
được sử dụng nhiều hơn trong những năm gần đây, khi mà hoạt động hợp tác
pháp luật giữa nước ta với các nước ngày càng được tăng cường và mở rộng,
các quan hệ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau được tiến hành thường
xuyên hơn. Quá trình giao lưu, học hỏi lẫn nhau dần dần hình thành khái niệm
“tiếp cận pháp luật” mà thực chất theo tiếng Anh là thuật ngữ “Access to
Justice”, trong đó “Access” được hiểu là “quyền tiếp cận, quyền được sử
dụng, được phép tiếp cận hoặc cũng được hiểu là lối vào, lối đi qua 34, tr. 18 và
“Justice” được dịch là “sự công bằng, công lý, tư pháp”34, tr. 740. Vì vậy, thuật
ngữ “Access to Justice” có thể được hiểu là “tiếp cận lẽ công bằng”, “tiếp cận
công lý” và thuật ngữ này thường được dùng nhiều ở các nước Phương Tây
mà ít thấy đề cập ở Việt Nam. Bởi lẽ, nói đến “tiếp cận công lý” người ta

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam Văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
2. Arixtốt: Nền chính trị Aten, M. 1937 (Tiếng Nga).
3. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 Nghèo, Báo cáo chung của các nhà
tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội năm 2003.
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm
2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.
6. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2005), Tờ trình Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai
đoạn 2006 – 2010.
7. Bộ Tư pháp (2005), Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra xã hội, khảo sát
tổng thể về tổ chức, hoạt động luật sư, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về Tư pháp, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý (2005), Báo cáo kết quả 8 năm thực
hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ về trợ giúp pháp
lý cho người nghèo, đối tượng chính sách.
10. Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý (2005), Kỷ yếu toạ đàm trợ giúp
pháp lý của các tổ chức chính trị – xã hội, Hà Nội.
11. Bộ Tư pháp (2002), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc: Dự án
VIE/98/001 “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam – giai đoạn

11


II”, Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (Kỷ yếu
Dự án), Hà Nội.
12. Bộ Tư pháp, Vụ Bổ trợ tư pháp (2006), Nội dung cơ bản của Dự án
Luật về Luật sư so sánh với pháp luật của một số nước, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội.
13.C. Mác, Ph. Ăng - ghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
14. C. Mác, Ph. Ăng - ghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
15. C. Mác và Ph. Ăng - ghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội.
16. Lê Văn Cảm (1997), Học thuyết về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn
của nó ở Liên bang Nga, Nxb. “Sáng tạo” Hội khoa học - kỹ thuật Việt
Nam tại Liên bang Nga, Mát-xcơ-va.

17. Chính phủ (2006), Tờ trình Dự án Luật Trợ giúp pháp lý số 01 ngày
04/01/2006, (Tài liệu trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật
Trợ giúp pháp lý).
18. Chương trình phát triển liên hiệp quốc (2004), Khảo sát ý kiến người
dân Tiếp cận pháp luật và tư pháp ở Việt Nam, Hà Nội.
19. Công ty ADUKI (1996), Vấn đề nghèo ở Việt Nam (lưu hành nội bộ),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. PGS, TS. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực Nhà nước,
Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12


21. Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt – Pháp, Khoá họp lần thứ tư, Vì một
sự tăng trưởng và một xã hội công bằng (báo cáo tổng kết), Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2004.
22. TS. Lê Đăng Doanh, TS. Nguyễn Minh Tú (chủ biên), (2001), Tăng
trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển
đổi từ 1991 đến nay, kinh nghiệm các nước Asean, Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương, Nxb. Lao động.
23.Nguyễn Văn Đạm, Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt, Nxb.
Từ điển Bách khoa.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

27. Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp
luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
28. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), PGS,TS Hoàng Kim Quế (chủ biên),
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
29. Đại Việt sử ký toàn thư (bản dịch), Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội,
1983, tập II.

13


30. TS. Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. GS,TS Trần Ngọc Đường (2006), Trợ giúp pháp lý - Chức năng của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,
Số chủ để Hiến kế lập pháp số 10.
32. Hàn Phi, Hàn Phi Tử, Bản dịch của Phan Ngọc, Nxb. Văn học Hà Nội
2001;
33. Vũ Đình Hoè (2005), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ,
Hà Nội.
34. TS. Vũ Trọng Hùng, PGS,TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS,TS Vũ Trọng
Khải, TS. Phan Thăng (2000), Từ điển Pháp luật Anh - Việt, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Nghiêm Quốc Hưng (1999), Lý luận và thực tiễn về chế độ trợ giúp
pháp lý ở Trung Quốc, Nxb. Pháp lý Trung Quốc.
36. GS.TS Nguyễn Đình Hương (chủ biên) (2005), Chuyển đổi kinh tế ở
Liên Bang Nga lý luận - thực tiễn và bài học kinh nghiệm, Nxb. Lý luận
chính trị.
37. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế
giới hiện đại – nghiên cứu và thông tin (Tài liệu tham khảo nội bộ),

Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Jean - Jacques Rousseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Lý luận
chính trị.

14


40. GS Tương Lai (2005), Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 1.
41. Nguyễn Đức Lam (2005), Những cái giàu của một nền lập pháp, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp số 1.
42.Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, Nxb. Từ điển Bách
khoa Hà Nội.
43. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 53, Nxb. Tiến bộ Matxcơva (Tiếng
Nga).
44. TS. Uông Chu Lưu (chủ biên) (2005), Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam:
thực trạng và định hướng hoàn thiện, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
45. Tạ Thị Minh Lý (1997), Tư vấn pháp luật - Thực trạng và hướng phát
triển, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11.
46. Luận Ngữ, Chương XIII, Tử Lộ.
47.Vũ Văn Mẫu (1970), Luật học đại cương (Pháp luật nhập môn), Sài
Gòn.
48.Vũ Văn Mẫu (1975), Pháp luật diễn giảng, Luật khoa Đại học, Sài
Gòn.
49. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội.
50. Môngtexkiơ (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
51. Ngân hàng thế giới (2003), Báo cáo phát triển thế giới 2004 “Cải

thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

15


52. TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), Pháp luật và những nhân tố tích cực của
Nho Giáo, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
53. Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam
hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, Hà Nội năm 2000.
54. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Cơ chế điều chỉnh pháp luật và cơ chế
điều chỉnh xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội, chuyên đề Luật - Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
55. PGS,TS Hoàng Thị Kim Quế (2003), Về những vấn đề đã và đang
diễn ra trong đời sống Nhà nước, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2,
tr 23
56. PGS, TS Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Đưa cuộc sống vào pháp luật
và đưa pháp luật vào cuộc sống”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số
Chuyên đề về thực hiện chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư.
57. Quốc triều hình luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
58. Quyền con người trong quản lý tư pháp (2000), Vũ Ngọc Bình tuyển
chọn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Sơ lược lịch sử triết học, M. 1944, (Tiếng Nga)
60. Bùi Ngọc Sơn, Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề Nhà nước
pháp quyền, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2004.
61. Hoàng Thị Sơn (2003), Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo
trong tố tụng hình sự, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội.
62. Nguyễn Văn Sỹ (2006), Làm gì để dân nghèo không còn đói luật, Báo

Pháp luật Việt Nam số 50 ra ngày 27/2.

16


63. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2003), Số chuyên đề về trợ giúp pháp lý
và tư vấn pháp luật.
64.Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2006), Số chuyên đề về Phổ biến, giáo
dục pháp luật.
65. Lê Minh Tâm (2002), Tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm
nhà nước pháp quyền, Tạp chí Luật học số 4.
66. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của
ngày 27/09/2001 phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và
giảm nghèo giai đoạn 2001-2005.
67. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày
8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 –
2010.
68. Trung tâm Nghiên cứu về quyền con người, Học Viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. TS. Nguyễn Văn Tuân (2005), “Tổ chức và hoạt động luật sư ở Việt
Nam quá trình hình thành và phát triển”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số chuyên đề kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành tư pháp
(28/8/1945 – 28/8/2005).
70. Từ điển Luật học (1999), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
71. Tiến sĩ Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
72. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2005), Kỷ yếu Hội thảo khoa
học, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành
tư pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.


17


73. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2005), Dịch vụ pháp lý ở Việt
Nam: Thực trạng, nhu cầu và định hướng phát triển.
74. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1995), Chuyên đề
Luật sư và tư vấn pháp luật trong cơ chế thị trường, Thông tin khoa học
pháp lý.
75. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1995), Chuyên đề
tuyên truyền giáo dục pháp luật, Thông tin khoa học pháp lý.
76. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1996), Chuyên đề Tổ
chức trợ giúp pháp lý, Thông tin khoa học pháp lý.
77. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1999), Đề tài khoa
học cấp Bộ "Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương
hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay, Hà Nội.
78. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2003), Chuyên đề
đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống thông tin pháp luật và phổ biến,
giáo dục pháp luật ở Việt Nam đến năm 2010, Thông tin khoa học pháp
lý tháng 3.
79. Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hoá
thông tin.
80. http: //vi.wikipedia.org/wiki/
81. A draft example of an outline of a Access to Justice programme in
Vietnam (Stellan Garde, Eirk Haggqvist, 11/12/2000);

18




×