Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động xét xử các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.73 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỒNG BÁCH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG HOẠT
ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở NƢỚC TA HIỆN
NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2006

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

1


NGUYỄN HỒNG BÁCH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH:
LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT.
MÃ SỐ: 603801

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LUẬT HỌC. PHẠM TUẤN KHẢI



HÀ NỘI - NĂM 2006

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của mình, không sao
chép, các số liệu trong luận văn là hoàn toàn chính xác.
Tác giả luận văn

2


Nguyễn Hồng Bách

3


Mục lục
Lời cam kết
Mục lục
Bảng chữ viết tắt
Phần mở đầu .................................................................................................. 1
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH.
1.1 Hoạt động xét xử các vụ án hành chính ở Việt nam
một tất yếu lịch sử ........................................................................................... 7
1.2. Khái niệm về hoạt động xét xử các vụ án hành chính ........................... 17
1.3. Đối tượng của hoạt động xét xử các vụ án hành chính .......................... 21
1.4. Những nguyên tắc trong hoạt động xét xử các vụ án hành chính .......... 24
1.5. Đặc điểm của hoạt động xét xử các vụ án hành chính ........................... 28

1.6. Lược sử về hoạt động xét xử các vụ án đối với các quyết định hành
chính, hành vi hành chính trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam ... 31
1.7. Một số kinh nghiệm giải quyết các khiếu kiện hành chính
trên thế giới .................................................................................................. 35
Chương 2
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.
2.1. Quy định của pháp luật về hoạt động xét xử các vụ án hành chính....... 45
2.1.1. Xem xét việc khởi kiện, khởi tố và thụ lý vụ án hành chính .............. 45
2.1.2. Xét xử vụ án hành chính ..................................................................... 66

4


2.2. Thực tiễn xét xử các vụ án hành chính .................................................. 80
Chương 3
PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ
ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM .
3.1. Quan điểm về hoàn thiện hoạt động xét xử các vụ án hành chính ........ 87
3.2. Phương hướng hoàn thiện ...................................................................... 89
Kết luận ........................................................................................................ 97

5


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
 TW

Trung ương

 UBND


Uỷ ban nhân dân

 CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

 GQKN

Giải quyết khiếu nại

 GS, PGS.

Giáo sư, Phó giáo sư

 LKNTC

Luật Khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi bổ sung
năm 2004, năm 2005

 PLTTGQCVAHC

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
đã được sửa đổi bổ sung năm 1998, năm 2006

 TAND

Toà án nhân dân

 TANDTC


Toà án nhân dân tối cao

 TCN

Trước Công nguyên

 Tp.

Thành phố

 tr.

Trang

 TS.

Tiến sỹ

 PLXPVPHC

Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính

 XHCN

Xã hội chủ nghĩa

6



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quyền khiếu nại là một trong những nội dung cơ bản của quyền công
dân trong các Nhà nước đương đại. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân thì quyền khiếu nại
của công dân càng được nhà nước, xã hội quan tâm và tạo điều kiện cho
người dân thực hiện quyền này.
Đảm bảo quyền khiếu nại của công dân là nhiệm vụ quan trọng của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu này được thể hiện ở nhiều mặt, nhưng
cơ bản và quan trọng nhất là cơ chế pháp lý và hệ thống cơ quan nhà nước
tham gia vào quá trình thực hiện yêu cầu này.
Lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
đến nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện sự quan
tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với việc thực hiện quyền khiếu nại của
công dân.
Xét xử các vụ án hành chính tại Toà án nhân dân đánh dấu một bước
phát triển, thay đổi mạnh mẽ trong việc đảm bảo quyền khiếu nại, đảm bảo sự
tham gia vào quá trình quản lý nhà nước của nhân dân. Đây cũng là đặc trưng
cơ bản của Nhà nước Việt nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động xét xử các vụ án hành chính tại Toà án trong 10 năm qua đã
có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia,
cải cách tư pháp, công cuộc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, pháp chế
xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng nẩy sinh nhiều
hạn chế, bất hợp lý ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu kiện
hành chính của Toà án.

7



Cải cách hành chính quốc gia, cải cách nền tư pháp, hoàn thiện pháp
luật trong là những nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện Nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước thay đổi mạnh
mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, đánh giá đúng thực tiễn hoạt động xét xử và các nhân tố tác động tới
hoạt động này của Toà án từ đó có những định hướng cụ thể phát huy được
vai trò tích cực của quyền tư pháp đối với công cuộc xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền là những vấn đề cần phải được
quan tâm nghiên cứu. Với những lí do đó, chúng tôi lựa chọn "Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn trong hoạt động xét xử các vụ án hành chính ở nước ta
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng một Nhà nước pháp
quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải được nghiên
cứu giải quyết. Trong đó, việc nghiên cứu các quy định, cơ chế giải quyết
khiếu nại, tố các công dân đối với nhà nước đã thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, luật gia trong và ngoài nước.
Một số công trình khoa học liên quan đến tổ chức hoạt động xét xử của
Toà án hành chính đã được công bố như:
- Thanh tra nhà nước: Đề tài khoa học (cấp nhà nước) "Toà án hành
chính, những vấn đề lý luận và thực tiễn" mã số 95 - 98 - 406/ DT năm 1997.
- Học viện hành chính quốc gia "Thiết lập tư pháp hành chính ở nước
ta" NXB giáo dục 1995.
- Đinh Văn Minh "Tài phán hành chính so sánh" Nhà xuất bản chính trị
quốc gia H. 1995.
- Nguyễn Thanh Bình "Tìm hiểu pháp luật tố tụng hành chính" Nhà
xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1997.

8



Tuy nhiên, mỗi công trình khoa học nghiên cứu, đề cập đến hoạt động
xét xử các vụ án hành chính của Toà án nhân dân ở các khía cạnh, góc độ
khác nhau.
Xuất phát từ công tác thực tiễn trong hoạt động xét xử các vụ án hành
chính, tác giả lựa chọn nội dung trên làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học mong
muốn nghiên cứu một cách hệ thống từ góc độ lý luận và thực tiễn phong phú
để từ đó có những kiến nghị mang tính khoa học, góp phần nâng cao chất
lượng của hoạt động xét xử các vụ án hành chính tại Toà án nhân dân.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu luận văn.
Qua 10 năm Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được
thực hiện, hoạt động xét xử các vụ án hành chính đã có những tác dụng cụ thể
nhất là có tác động mạnh mẽ đến ý thức của các cán bộ, công chức trong các
cơ quan nhà nước, góp phần tích cực đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội,
với những mục tiêu được đặt ra khi thành lập Toà án hành chính.
Xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi về xây dựng một xã
hội, một nhà nước thực sự dân chủ đang đặt ra nhiều câu hỏi về tính thực tiễn
của mô hình Toà án hành chính Việt Nam hiện nay.
Từ tình hình thực tiễn như vậy, luận văn với đề tài “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn trong hoạt động xét xử các vụ án hành chính ở nước ta hiện
nay” nhằm các mục đích sau:
Một là, làm rõ về cơ sở lý luận về hoạt động xét xử các vụ án hành
chính.
Hai là, nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung hoạt động xét xử các vụ án
hành chính và tính ưu việt của nó với các cơ chế giải quyết khiếu nại khác.
Đồng thời, qua đó chỉ ra những mặt còn hạn chế đến hiệu quả cũng như chất
lượng của hoạt động xét xử các vụ án hành chính tại Toà án.

9



Ba là, đề xuất các phương hướng nhằm nâng cao chất lượng giải quyết
những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xét xử các vụ án hành chính hiện
nay.
Để thực hiện các mục đích nêu trên, phạm vi nghiên cứu của luận văn
tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận, các quan điểm khoa học, nhận
thức chung về hoạt động xét xử của Toà án đối với các vụ án hành chính
trong các giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Từ đó đối chiếu với thực
tiễn hoạt động xét xử các vụ án hành chính trong 10 năm qua tại Toà án nhân
dân các cấp trong cả nước, đặc biệt tập trung vào hoạt động xét xử các vụ án
hành chính tại Toà án nhân dân thành phố Hà nội, một trong những Toà án
tiêu biểu về xét xử các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay, để thấy được
những vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cũng như các yếu tố khác trực
tiếp tác động đến hoạt động xét xử của Toà án. Tuy nhiên, do năng lực còn
hạn chế, nội dung hoạt động xét xử các vụ án hành chính là nội dung lớn gồm
nhiều vấn đề khác nhau, tác giả lựa chọn những nội dung có tính chất cơ bản
nhất, quan trọng nhất để nghiên cứu trong luận văn của mình bao gồm: hoạt
động thụ lý vụ án hành chính; xét xử vụ án hành chính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp luận.
Tác giả sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
Triết học Mác - Lê Nin, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà
nước và pháp luật liên quan đến vai trò của nhà nước, pháp luật đến quyền
con người, bảo vệ quyền con người, về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Đặc biệt, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về Toà án nhân dân
với việc bảo đảm quyền con người, dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà
nước pháp quyền để thực hiện luận văn.

10



Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ
sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong các phần, các nội
dung của luận văn như nêu và phân tích các quan điểm, quan niệm về một số
vấn đề. Rút ra các yếu tố, các bộ phận có mối liên hệ mật thiết với nhau để
xác lập một quan điểm, một vấn đề gồm các yếu tố cần và đủ cho một kết
luận, một quan niệm mới đầy đủ hơn.
- Phương pháp so sánh.
Phương pháp này được sử dụng để nhằm tìm ra các điểm chung, các
nét đặc trưng của các vấn đề, các hiện tượng hoặc cùng một hiện tượng nhưng
cần phải so sánh trong các giai đoạn (thời gian) khác nhau hay trong những
không gian khác nhau để rút ra các điểm tích cực tiến bộ.
- Phương pháp lịch sử.
Là phương pháp nghiên cứu một vấn đề trong quá trình phát sinh, tồn
tại và phát triển gắn các giai đoạn, các mốc thời gian.
- Phương pháp thống kê.
Là ghi chép, cập nhật các số liệu, các thông tin, sự kiện. Phương pháp
này, được áp dụng cho những vấn đề cần được chứng minh, minh hoạ từ các
số liệu, sự kiện có độ chính xác tin cậy cao.
5. Những nội dung cơ bản của luận văn
Luận văn nêu lên những hệ luận quan trọng của việc cần thiết và tất yếu
trong việc xác lập hoạt động xét xử của Toà án đối với các vụ án hành chính;
qua đó chứng minh quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc thiết
lập một cơ chế đảm bảo quyền khiếu nại, đảm bảo quyền lợi ích, hợp pháp
của công dân nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong giai đoạn mới.

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật và các văn kiện của Đảng
1.

Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Tập 2, TANDTC năm 1992.

2.

Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 1996.

3.

Hệ thống văn bản tố tụng dân sự. NXB Chính trị quốc gia năm 2002.

4.

Hiến pháp Việt Nam và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. NXB lao
động xã hội năm 2003.

5.

Hiệp định giữa CHXHCNVN và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thương mại.
NXB Chính trị quốc gia năm 2002.

6.

Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi bổ sung năm 2004 và năm 2005,
NXB Chính trị quốc gia - Hà nội, năm 2006.


7.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, được sửa đổi bổ
sung năm 2002. Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam- http://www. naman.com.vn.

8.

Luật đất đai 2003. NXB Chính trị quốc gia năm 2003.

9.

Luật hải quan năm 2005. Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam http://www.
naman.com.vn.

10. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Công báo số 34 năm 2006.
11. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đông nhân dân, Uỷ
ban nhân dân năm 2004. Công báo số 3 năm 2005.
12. Luật kí kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005. Công báo
số 19 năm 2006.
13. Nghị định số 164/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ quy định
nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban thanh tra của Chính
phủ, việc giải quyết và thanh tra việc giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo
của công dân. . Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam- .

12


14. Nghị định số 58/HĐBT ngày 20/3/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc
thi hành pháp lệnh ngày 27.11.1981. Cơ sở dữ liệu luật Việt Namhttp://:www.naman.com.vn.

15. Nghị định 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Công
báo số 21 năm1997. Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam- http://www.
naman.com.vn.
16. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 do Chính phủ ban hành
“quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất ở để sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy
định tại điều 27 luật đất đai năm 1993. Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam.
17. Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Cơ sở
dữ liệu luật Việt Nam- .
18. Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 về đăng ký kinh doanh. Cơ
sở dữ liệu luật Việt Nam-
19. Nghị định 85/CP ngày 22/11/1993 về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý và
bảo vệ nguồi lợi thuỷ sản. Cơ sở dữ liệu luật Việt Namhttp://www. naman.com.vn.
20. Nghị định 15/2005/NĐ-CP ngày 19/2/2003 quy định XPVPHC về giao
thông đường bộ. Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam- http://www. naman.com.vn.
21. Nghị quyết 49/ TW ngày 2.6.2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020. Tạp chí Toà án số 5 tháng 3 năm 2006
22. Nghị quyết 48/TW ngày 24.5.2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định
hướng đến năm 2020. Tạp chí Toà án nhân dân số 7 tháng 4 năm 2005.
23. Pháp lệnh ngày 27/11/1981 của Hội đồng nhà nước quy định việc xét và
giải quyết khiếu nại tố cáo, thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại tố
cáo. Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam- http://www. naman.com.vn.

13


24. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 được sửa đổi
bổ sung năm 1998, năm 2006. NXB Chính trị quốc gia năm 2006.

25. Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990 quy định nhiệm vụ quyền hạn chung
cho các tổ chức thanh tra nhà nước là xem xét kiến nghị cấp có thẩm
quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo. Cơ sở
dữ liệu luật Việt Nam- .
26. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. NXB chính trị quốc gia
năm 2002.
27. Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 7/5/1991 thay thế pháp lệnh
ngày 17/11/1981. Cơ sở dữ liệu luật Việt Namhttp://www. naman.com.vn.
28. Toà án nhân dân tối cao. Cuốn các văn bản quy phạm pháp luật của Toà án
nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành pháp luật. Hà Nội 2005.
II. Các tác phẩm
29. Đinh Văn Minh “Tài phán hành chính so sánh”. NXB Chính trị quốc gia,
Hà nội 1995.
30. Montesquieu “ Bàn về tinh thần pháp luật”, NXB lý luận chính trị năm
2004.
31. Nguyễn Thanh Bình "Tìm hiểu pháp luật tố tụng hành chính" Nhà xuất
bản thành phố Hồ Chí Minh 1997.
32. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước. NXB Đại
Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2005.
33. Toey Thesting, Nhà nước pháp quyền, NXB chính trị quốc gia, Hà nộinăm 2002.
34. TS. Nguyễn Thanh Bình, Luận án “ Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện
hành chính của Toà án nhân dân”, Hà nội - năm 2003.
III. Các tài liệu tham khảo khác
35. Báo cáo tổng kết công tác của Toà án nhân dân tối cao các năm 1998,
1999, 2000, 2001.

14


36. Báo cáo thống kê số liệu của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về tình

hình thụ lý từ 1.1.1999 đến 31.12.2004.
37. Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo quý 4 năm 1999 và
năm 2000 số 33/TTNN ngày 16/1/2001 của Thanh tra Nhà nước).
38.

Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại tố cáo năm 1999 số 82 CP-

VII ngày 12/11/1999 của Chính phủ.
39.

Báo cáo thực hiện Luật Khiếu nại tố cáo và công tác giải quyết

khiếu nại, tố cáo năm 2001 số 66/CP-VII ngày 6/11/2001 của Chính phủ tại
kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá X.
40. Các văn kiện quốc tế về quyền con người , NXB T.p Hồ Chí Minh -1997.
41. Đề tài khoa học (cấp nhà nước) "Toà án hành chính, những vấn đề lý luận
và thực tiễn" mã số 95 - 98 - 406/ DT năm 1997.
42. Giáo trình Luật hành chính. NXB Đại học Quốc gia- năm 2000.
43. Học viện hành chính quốc gia "Thiết lập tư pháp hành chính ở nước ta"
NXB giáo dục 1995.
44. Karl- Mar và Ănghen toàn tập, NXB Chính trị (1994), tập 4.
45. Những vấn đề cấp bách của khoa học nhà nước và pháp luật, NXB khoa
học xã hội, Hà Nội 1997.
46. TS. Vũ Thư “Trình tự, thủ tục sửa đổi, huỷ bỏ Quyết định hành chính áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức”. Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 11 tháng
11.2002.
47. Ths. Nguyễn Văn Quang. Về xác định các căn cứ đánh giá tính hợp pháp
của quyết định hành chính trong xét xử các vụ án hành chính.Tạp chí luật
học số 4/2004.
48. Thanh tra nhà nước “Kỷ yếu nghiên cứu khoa học Thanh tra 1992- 2002”.

Tập 1, Hà nội - 2003.
49. Tìm hiểu nhà nước pháp quyền. NXB Pháp lý, Hà nội 1992.
50. Từ điển Tiếng việt, NXB Đà Nẵng- 2003.

15



×