Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.08 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
---------------

NGUYỄN THỊ THỤY HƢƠNG

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, 2006


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển thị trường tài chính nhằm tập trung và phân bổ nguồn lực của nền kinh tế một
cách hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia
đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam. Thị trường trái phiếu là một kênh dẫn
vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, tạo ra sự đa dạng hoá các công cụ đầu tư, giảm tải cho hệ thống ngân
hàng, cung cấp phương tiện định giá chuẩn cho các nhà đầu tư nhờ vậy hỗ trợ sự phát triển cả thị
trường tiền tệ và thị trường cổ phiếu và cuối cùng là kênh tác động chính sách của NHTW.
Là một bộ phận của thị trường trái phiếu, thị trường TPCP Việt Nam trong những năm gần
đây đã có những bước phát triển quan trọng, từng bước gánh vác được vai trò của mình là tạo kênh
huy động vốn cho ngân sách để bù đắp bội chi ngân sách và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Theo dự báo của IFM về bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005 là 2,4% GDP, trong đó tài
trợ trong nước khoảng 1,67%; giai đoạn 2006-2010 bội chi ngân sách là 2,3% GDP, trong đó tài trợ
trong nước là 1,8% GDP. Nếu nhu cầu vay trong nước được tài trợ thông qua phát hành TPCP thì nhu
cầu vốn cần huy động thời kỳ 2001-2010 là 137.000 tỷ đồng. Để thực hiện chiến lược tăng trưởng
toàn diện và xoá đói giảm nghèo thì lượng vốn cần huy động sẽ khoảng 840 đến 970 nghìn tỷ đồng.
Dự báo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và thu hút vốn


đầu tư trực tiếp (FDI) sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu này và do vậy cần phải huy động thêm bằng phát
hành TPCP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù khối lượng TPCP phát hành qua các năm khá lớn
song mức độ tài trợ vốn cho nền kinh tế chưa nhiều so với 44% GDP của tín dụng ngân hàng và so
với tiềm năng huy động qua kênh này. Cơ chế phát hành còn nhiều bất cập, hoạt động của thị trường
thứ cấp kém sôi động, thiếu tính thanh khoản vì thế không tạo ra được đường cong lợi tức chuẩn với
các kỳ hạn nợ khác nhau. Đồng thời, do tính thanh khoản của thị trường thứ cấp kém cho nên không
tạo ra được sự luân chuyển vốn trên thị trường và ảnh hưởng trở lại đến việc huy động vốn trên thị
trường sơ cấp. Điều này có nguyên nhân từ tính chất sơ khai của thị trường và chính nguyên nhân này
lại là một trở ngại cho sự phát triển chung của thị trường tài chính.
Với tốc độ phát hành khá nhanh từ năm 2002 đến nay, cùng với dự báo nhu cầu vốn cho
phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông thuỷ lợi của Chính phủ và các chính quyền địa
phương, cũng như nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án kinh tế lớn của các doanh nghiệp trong nước,
thị trường trái phiếu Chính phủ cần được hoàn thiện trên nhiều mặt để trở thành một thị trường theo
đúng nghĩa và đảm nhiệm được vai trò to lớn trong nền kinh tế nước ta.
Luận văn “Phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu thực trạng, đánh giá
những yếu tố thị trường, phi thị trường trong phát hành và giao dịch trái phiếu ở Việt Nam; đồng
thời đề ra một số giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.


2. Tình hình nghiên cứu
Là một bộ phận không thể thiếu của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu nói chung,
thị trường TPCP nói riêng là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu như: „Sử dụng công cụ
TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam‟- tác giả: Trần Xuân Hà, năm 2003; „Thị
trường trái phiếu Công ty của một số nước Châu Á sau khủng hoảng và một số bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam’- tác giả Vũ Chí Dũng, năm 2001; „Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển thị
trường trái phiếu ở Việt Nam’ - tác giả: Phạm Trọng Bình, năm 2001…
Gần đây nhất, cuộc hội thảo „Phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam’ đã được tổ chức;
trong đó, có một số tham luận về xây dựng thị trường TPCP ở Việt Nam. Ngoài ra, việc xây dựng
thị trường TPCP cũng là đề tài nghiên cứu phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu thị trường trái phiếu dưới những góc độ khác

nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu dựa trên cơ sở
đánh giá các yếu tố thị trường và phi thị trường trong phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam. Do
vậy, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về thực trạng phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam; đồng
thời, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện thị trường TPCP để nó thực sự trở thành kênh
huy động vốn hiệu quả của Chính phủ.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu bản chất và vai trò của thị trường TPCP trong bối cảnh thị trường tài
chính Việt Nam, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường TPCP, đánh
giá thực trạng thị trường TPCP ở Việt Nam trong thời gian qua thông qua hoạt động phát hành niêm
yết và giao dịch TPCP qua đó làm rõ những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại để
rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như những điều kiện cần thiết cho việc phát triển thị trường
TPCP ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP ở
Việt Nam để tăng cường vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời làm nòng cốt để phát triển thị trường
nợ nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các hoạt động liên quan đến thị trường
phát hành và thị trường giao dịch TPCP trong nước. Ngoài ra, Luận văn còn nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển thị trường TPCP của một số nước để có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho phát
triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, lôgíc và


phương pháp quy nạp, thống kê, so sánh... Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Đảng
và Nhà nước về phát triển kinh tế định hướng XHCN.


6. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn

Luận văn cố gắng hệ thống hóa được một số khái niệm liên quan tới thị trường tài chính, thị
trường nợ và thị trường trái phiếu Chính phủ mà trong một chừng mực nhất định còn là những khái
niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam.
Luận văn đã đưa ra được những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành thị trường trái phiếu
Chính phủ Việt Nam và tổng quan các giai đoạn phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường TPCP, luận văn đã chỉ rõ những thành công của
thị trường TPCP ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cũng đưa ra được những hạn chế cần
khắc phục của thị trường này trong hoạt động phát hành và giao dịch TPCP như là một thành phần
cốt lõi để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được bố cục thành 3 chương
với những nội dung sau :
Chƣơng 1

: Phát triển thị trường TPCP cơ sở lý luận và thực tiễn

Chƣơng 2

: Thực trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam

Chƣơng 3

: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam


CHƢƠNG 1
PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Thị trƣờng trái phiếu Chính phủ trong hệ thống tài chính
1.1.1. Khái quát về thị trường tài chính Việt Nam

Trong thời gian thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hệ thống tài chính của Việt Nam
chủ yếu dựa vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đến giữa những năm 1980 (năm 1986), Việt
Nam đã tiến hành công cuộc cải cách kinh tế theo hướng thị trường. Điều này đòi hỏi hệ thống tài
chính phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Quá trình cải cách hệ
thống hệ thống tài chính nước ta được đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng vào tháng
5/1990, theo đó hệ thống Ngân hàng một cấp được chuyển thành mô hình hệ thống Ngân hàng hai
cấp (NHTW Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và thực thi chính sách tiền
tệ; hệ thống NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ). Cho đến nay, hệ thống tài chính Việt
Nam, đặc biệt là NHTW và khu vực NHTM vẫn tiếp tục được cải cách, từng bước hoàn thiện nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, cơ cấu của thị trường tài chính Việt Nam
gồm: Khu vực Ngân hàng (NHTM QD, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên
doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Quỹ tín dụng Nhân dân) và khu vực phi Ngân hàng
(Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán).
Thị trường tài chính là nơi mua và bán các loại hình công cụ tài chính. Có thể nói rằng, thị
trường tài chính mang lại lợi nhuận quan trọng cho các thành viên tham gia vì thị trường có thể tái
phân phối vốn trong hệ thống tài chính hay nói cách khác là dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi cần vốn.
Bên cạnh đó, thị trường tài chính cũng cho phép các đơn vị kinh tế điều chỉnh các loại nợ họ nắm
giữ và phát hành để họ có thể đảm bảo khả năng trả nợ, quản lý rủi ro và có khả năng thanh toán;
thực hiện phát hành nợ để có thể đa dạng hoá các loại hình tài sản và có khả năng thanh toán.
Các thị trường cấu thành cơ bản của thị trường tài chính Việt Nam đã được hình thành tương
đối đầy đủ.
- Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, là nơi mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá.
Các giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường tiền tệ bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu
NHTW, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung
ương thanh toán, công trái và các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc NHTW quy định trong từng
thời kỳ.
Thị trường tiền tệ bao gồm: Thị trường nội tệ liên ngân hàng (được thành lâp và đi vào hoạt
động năm 1993) và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (hoạt động từ tháng 10/1994), thị trường đấu
thầu tín phiếu kho bạc (hoạt động từ năm 1995), nghiệp vụ thị trường mở (hoạt động từ tháng 7/2000).
Thị trường tiền tệ là cơ sở quan trọng để NHTW điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, là điều kiện



cần thiết cho thị trường vốn phát triển. Từ khi Luật NHTW và Luật Các tổ chức tín dụng ra đời, hoạt
động của thị trường tiền tệ từng bước được hoàn thiện. Hệ thống cơ sở kỹ thuật, công nghệ ngân hàng
nhất là hệ thống giao dịch và các công cụ giao dịch được hiện đại hóa và đa dạng. Việc tự do hóa dần
lãi suất đã khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia thị trường. Các nghiệp vụ như cho vay qua
đêm, thanh toán bù trừ điện tử, nghiệp vụ thị trường mở được đưa vào áp dụng và sử dụng linh hoạt.
Thị trường nội tệ liên ngân hàng từng bước được hoàn thiện và có những tác động tích cực
đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW.
Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thành viên tham gia thị trường tăng từ 23 năm 1994 lên 59
thành viên năm 2004. Tỷ giá mua bán ngoại tệ (USD) giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được
dựa trên tỷ giá bình quân do NHTW công bố. Tỷ lệ kết hối giảm từ 80% năm 1998 xuống còn 30%
năm 2001 và 0% năm 2003. Hoạt động trên thị trường chủ yếu diễn ra một chiều. Hình thức mua
bán ngoại tệ chủ yếu là giao dịch giao ngay, mua bán kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 10% tổng
giao dịch.
Tuy nhiên, đến nay thị trường tiền tệ phát triển ở mức độ thấp, quy mô giao dịch trên thị
trường còn nhỏ. Các công cụ tài chính chưa đa dạng về chủng loại và thời gian. Thành viên tham
gia thị trường chủ yếu là các tổ chức tín dụng có quy mô vốn lớn nhất là các NHTM Nhà nước. Mối
liên kết tác động qua lại giữa các thị trường cấu thành của thị trường tiền tệ còn yếu. Mối quan hệ
lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng với các thị trường khác như thị trường khác như thị
trường tín phiếu kho bạc, thị trường tín dụng... chưa rõ nét. Vì vậy, lãi suất trên thị trường tiền tệ
chưa phải là lãi suất để các lực lượng thị trường điều chỉnh lãi suất và có các quyết định đầu, tư
thích hợp. Hiệu quả điều hành các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp còn hạn chế.
- Thị trường tín dụng là thị trường được hình thành sớm nhất trong các thị trường cấu thành
của thị trường tài chính. Đến nay tín dụng ngân hàng chính thức vẫn là kênh đáp ứng vốn chủ yếu
cho nền kinh tế. Dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2004 đạt khoảng trên
50% GDP. Các NHTM nhà nước chiếm khoảng 75%-80% thị phần cho vay và huy động cũng như
tài sản của toàn hệ thống ngân hàng. Tiếp đến là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng
liên doanh (hơn 12%), NHTM cổ phần (gần 10%). Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng khá
nhanh với tốc độ trung bình hàng năm 25%/năm.

Hoạt động tín dụng ngân hàng còn một số vấn đề cần lưu ý như: chất lượng tín dụng của hệ
thống ngân hàng còn thấp, chứa đựng nhiều rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn còn thấp so với thông lệ quốc tế,
hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng khá mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2001-2004 khoảng 25%/năm, chủ yếu là nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn
nhất chiếm khoảng 50%, tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 22%. Nguồn vốn không kỳ hạn và ngắn
hạn chiếm tỷ trọng khoảng 70%. Nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp khoảng 30% tổng


nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn có thời hạn từ 1 đến 2 năm, nguồn vốn có thời hạn từ 5 năm trở
lên có tỷ trọng không đáng kể (khoảng 7% tổng nguồn vốn trung dài hạn).
- Thị trường chứng khoán đã được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 đã có
những đóng góp ban đầu trong việc huy động nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế. Trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP. HCM) là nơi niêm yết và thực hiện các
giao dịch tập trung của thị trường chứng khoán. Bên cạnh thị trường chính thức còn có thị trường
phi chính thức. Đây là nơi diễn ra các giao dịch chứng khoán không niêm yết như cổ phiếu của các
công ty nhỏ, của các công ty chuẩn bị niêm yết. Thị trường trái phiếu- một bộ phận của thị trường
chứng khoán bắt đầu hoạt động từ năm 1995. Trái phiếu ở Việt Nam được phát hành bao gồm 3
loại: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đầu tư và trái phiếu công ty. Chính phủ là chủ thể phát hành
trái phiếu lớn nhất của Việt Nam. Các loại trái phiếu được giao dịch trên thị trường là trái phiếu
Chính phủ và trái phiếu công ty. Từ ngày hoạt động đến nay, trái phiếu công ty chỉ có duy nhất trái
phiếu của ngân hàng Đầu tư và Phát triển giao dịch trên thị trường.
1.1.2. Cấu trúc của thị trường tài chính
Theo cách thức huy động vốn, người ta có thể phân loại thị trường tài chính thành thị trường
nợ và thị trường vốn cổ phần.
1.1.2.1. Thị trường vốn cổ phần
Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán các cổ phần của công ty cổ phần. Công cụ
trên thị trường này là cổ phiếu không có kỳ hạn mà chỉ có thời điểm phát hành, không có ngày đáo
hạn. Người mua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ phiếu trên thị trường hoặc khi
công ty tuyên bố phá sản. Cổ tức nhận được từ việc nắm giữ cổ phiếu chủ yếu phụ thuộc vào hiệu

quả kinh doanh của công ty cổ phần. Do đó cổ phiếu là công cụ có rủi ro cao.
1.1.2.2. Thị trường nợ
Thị trường nợ là thị trường mua bán các công cụ nợ như tín phiếu, trái phiếu, các khoản cho
vay... Các công cụ nợ đều có kỳ hạn nhất định, có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Mặc dù
trái phiếu là công cụ tương đối an toàn, do các nghĩa vụ thanh toán của nó không phụ thuộc vào kết
quả sản xuất kinh doanh của người phát hành song trái phiếu lại chịu rủi ro lãi suất và rủi ro lạm
phát.
Trong thị trường nợ, có hai bộ phận quan trọng là thị trường nợ Chính phủ và thị trường nợ
Công ty (trái phiếu công ty). Công cụ nợ của Chính phủ có rất nhiều loại, mỗi loại đều có mục đích
phát hành, thời hạn phát hành khác nhau, tuy nhiên phạm vi luận văn đề cập là thị trường trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam do vậy Luận văn sẽ chỉ xem xét nghiên cứu trên cục diện toàn bộ các công
cụ nợ của Chính phủ gồm cả các công cụ nợ ngắn hạn (tín phiếu) và dài hạn (trái phiếu).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Báo cáo về công tác huy động vốn của Kho bạc Nhà nước (1991-2004) và Quỹ Hỗ trợ phát
triển (2000-2005).

2.

Bộ Kế hoạch và đầu tư (6/2005), “Kế hoạch phát triển kinh tế – XH 5 năm 2006-2010”.

3.

Bộ Tài chính (1995), Dự thảo "Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam ra thị trường
vốn quốc tế", Hà Nội.

4.


Bộ Tài chính (1998), "Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển tài chính 5 năm 2001-2005",
Hà Nội.

5.

Bộ Tài chính (2000), “Thông tư số 55/2000/TT- BTC ngày 09/6/2000 của Bộ Tài chính hướng
dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung”.

6.

Bộ Tài chính (2000), “Thông tư số 58/2000/TT- BTC ngày 16/6/2000 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện một số điểm về bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ”.

7.

Bộ Tài chính (2003), "Đề án phát hành TPCP để đầu tư một số công trình thuộc hạ tầng kinh
tế - xã hội quan trọng của Nhà nước", Hà Nội.

8.

Bộ Tài chính (2003), “Thông tư số 88/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số
182/2003/QĐ-TTg ngày 05/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành trái phiếu
Chính phủ để đầu tư một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước”.

9.

Bộ Tài Chính (2004), "Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 về thuế giá trị gia tăng
và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán".


10.

Bộ Tài Chính (2004), "Thông tư số 21/2004/TT-BTC ngày 24/03/2004 hướng dẫn việc đấu
thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa
phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung".

11.

Bộ Tài Chính (2004), “Thông tư số 29/2004/TT- BTC ngày 06/4/2004 hướng dẫn việc bảo
lãnh phát hành và đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
và trái phiếu Chính quyền địa phương”.

12.

Bộ Tài chính (2004), “Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 hướng dẫn việc phát
hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước”.

13.

Bộ Tài chính (2004), “Thông tư số 19/2004/TT-BTC ngày 18/3/2004 hướng dẫn việc đấu
thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”

14.

Bộ Tài chính (2006), “Quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 về việc tập trung đấu thầu
TPCP tại TTGDCK Hà Nội kể từ ngày 20/6/2006 ”.

15.

Bộ Tài chính (2006), “Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC ngày 06/8/2006 ban hành Quy chế

phát hành TPCP theo lô lớn”.

16.

TS. Phạm Trọng Bình (2001), "Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển thị trường trái
phiếu ở Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Hà
Nội.


17.

Chính phủ (1994), "Nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ về việc ban hành Quy
chế phát hành TPCP".

18.

Chính phủ (1995), "Nghị định số 23/CP ngày 22/3/1995 của Chính phủ về việc phát hành trái
phiếu quốc tế".

19.

Chính phủ (2005), "Nghị định 161/CP (thay thế cho NĐ 22/CP) về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán"

20.

Chính phủ (2005), "Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 của Chính phủ về ban
hành Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ".

21.


Chính phủ (2003), "Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương".

22.

Chính phủ (2003), "Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị
trường chứng khoán".

23.

Chính phủ (2003), "Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương".

24.

Chủ tịch nước (1999) “Lệnh của Chủ tịch nước số 04L/CTN ngày 08/5/1999 về việc công bố
Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng tổ quốc và Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”

25.

. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị quốc gia", Hà Nội.

26.

Lê Văn Hưng (2003), "Đổi mới nhận thức và quan điểm huy động vốn”.

27.


Trần Xuân Hà (2003), "Sử dụng công cụ TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Việt
Nam", Hà Nội.

28.

GS.TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng Nghĩa (đồng chủ biên) (2002), “Thị trường
chứng khoán”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

29.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2000), "Quyết định số 85/2000/QĐ-NHTW ngày 9/3/2000 về
việc ban hành quy chế nghiệp vụ thị trường mở".

30.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), “Quyết định số 53/2001/QĐ-NHTW ngày 17/01/2001
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc tại
Ngân hàng Nhà nước”

31.

Lê Văn Tề và Nguyễn Thị Xuân Liễu (2000), "Phân tích thị trường tài chính", Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.

32.

Thủ tướng Chính phủ (2000), "Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 27/3/2000 về ưu đãi tạm thời thuế cho các đối tượng tham gia Thị trường Chứng khoán".



33.

Thủ tướng Chính phủ (2002), "Quyết định số 453/QĐ-TTg ngày 14/6/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phát hành TPCP để cấp vốn bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng thương
mại Nhà nước".

34.

Thủ tướng Chính phủ (2003), "Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05/8/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam đến
năm 2010".

35.

Thủ tướng Chính phủ (2003), “Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg ngày 05/9/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư một số công trình giao
thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước”.

36.

Thủ tướng Chính phủ (2005), "Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg ngày 27/7/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập".

37.

Kho bạc Nhà nước (1994), “Thông tư số 75 TC/KBNN ngày 14/9/1994 hướng dẫn quy chế
phát hành và thanh toán các loại trái phiếu chính phủ”.

38.


Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2000), “Quyết định số 59/2000/QĐ-UBCK ngày 12/7/2000
của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu
Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung”

39.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999) “Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 về phát hành
công trái xây dựng Tổ quốc”

40.

. Các trang Web của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thời báo
Kinh tế điện tử, Báo Lao động điện tử.

41.

ADB (2001), "Goverment Bond Development in Asia".

42.

ADC Gardner Workbook (1991), "Government Bonds".

43.

F Frederic S. Mishkin (2001), "Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính", Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

44.


Ministry of Finance of Vietnam, ASEAN Secretarial & Normura Research Institute (2004),
"Workshop on Bond Market Development in VietNam", 30 July 2004.

45.

Ministry of Finance of Vietnam, Vietcombank & Deutsche Bank (2004), "Developing the
Bond Market in VietNam", 5 July 2004.

46.

Orlin Grabbe, "International Financial Markets", Prentice Hall International, Inc.

47.

Robert Zipf, "How the Bond Market Work", New York Institute of Finance.

48.

WB & IMF (Handbook), "Developing Goverment Bond Markets".



×