Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản lý, sử dụng vốn tại Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.36 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
============

NGUYỄN VĂN ĐỨC

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN
TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN & THƢƠNG MẠI
HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ
: 60 34 05

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH TÀI

HÀ TĨNH, NĂM 2007


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bƣớc vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Việt Nam chính thức gia nhập WTO
cuối năm 2006), một sân chơi lớn, nền kinh tế nƣớc ta đã có thêm nhiều vận hội mới,
song đồng thời cũng làm nảy sinh những khó khăn, thách thức, làm cho sức ép của cạnh
tranh ngày càng khốc liệt hơn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực tối đa để có thể tồn
tại và phát triển. Đứng trƣớc yêu cầu đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc coi
là một trong những giải pháp hữu ích nhất giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế vững chắc
cho mình. Thông qua việc tìm kiếm, lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp có nhiều khả năng sử dụng tốt hơn nguồn lực đầu vào có hạn để


tạo ra một khối lƣợng đầu ra hợp lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu mình.
Đối với mỗi doanh nghiệp, mặc dù có đƣợc càng nhiều tài sản càng tạo ra lợi thế về
nguồn lực (lợi thế nhờ quy mô), song điều quan trọng là với số tài sản đó họ sẽ quản lý,
sử dụng, phân bổ nhƣ thế nào cho hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nó. Nói cách
khác, để kinh doanh hiệu quả có vốn thôi thì chƣa đủ, mà cách thức quản lý, sử dụng số
vốn đó nhƣ thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và mang lại hiệu quả của đồng vốn
cao nhất mới là điều mà mỗi doanh nghiệp hƣớng tới.
Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại Hà Tĩnh là doanh nghiệp nhà nƣớc hạch
toán độc lập, kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ và khai thác, chế biến,
xuất khẩu ilmenite, zircon, rutin, cùng nhiều sản phẩm, dịch vụ khác ... trên địa bàn
tỉnh Hà tĩnh, có sản phẩm cung cấp trên cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, cho nên
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu tất yếu và cũng là vấn đề luôn đƣợc
đơn vị ƣu tiên chú trọng hàng đầu. Thực tế cho thấy, những năm qua Tổng công ty đã
có bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ cả về quy mô và hiệu quả hoạt động, đó là minh chứng
cụ thể cho thành công trong khai thác, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, nếu so với lợi thế về nguồn lực và mức độ quan tâm ƣu tiên đầu tƣ của các cấp
lãnh đạo thì thành quả đó vẫn chƣa tƣơng xứng, nói cách khác, vẫn còn những hạn
chế trong quản lý, sử dụng vốn kinh doanh cần tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm các giải
pháp khắc phục.
2. Tình hình nghiên cứu


Về lý luận, nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề không mới và đã có rất nhiều
các công trình nghiên cứu khác nhau đƣợc công bố . Tuy nhiên nghiên cứu hiệu quả sử
dụng vốn ở một doanh nghiệp cụ thể là Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại Hà Tĩnh
thì hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn
và hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả sử dung vốn ở TCT khoáng sản & thƣơng mại Hà tĩnh.

Để đạt mục đích đó nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong
doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở Tổng công ty khoáng sản &
thƣơng mại Hà Tĩnh trong những năm vừa qua.
- Đề ra các giải pháp tăng cƣờng quản lý sử dụng vốn ở Tổng công ty khoáng sản &
thƣơng mại Hà Tĩnh
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu : Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại Hà Tĩnh
- Thời gian nghiên cứu : giai đoạn 2003 - 2005
- Giới hạn nội dung nghiên cứu : Vấn đề quản lý và sử dụng vốn tại Tổng công ty
khoáng sản Hà tĩnh có nội dung nghiên cứu rộng, nhiều vấn đề, nhiều cách tiếp cận, song
đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu cả về lý thuyết cũng nhƣ thực tế ở 2 vấn đề chính :
công tác quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Riêng công tác quản lý vốn cũng chỉ đề
cập những vấn đề chủ yếu và đƣợc xem là quan trọng ở Tổng công ty khoáng sản &
thƣơng mại Hà Tĩnh
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu chủ yếu sau : phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phƣơng
pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng
pháp so sánh...


6. Các đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá một cách khoa học, chỉ ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm về thực
trạng quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty khoáng sản và thƣơng mại
Hà Tĩnh.
- Nêu một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở
Tổng công ty khoáng sản và thƣơng mại Hà Tĩnh trong thời gian tới.
7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề tài gồm 3 chƣơng :
Chương 1 : Lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường
Chương 2 : Thực trạng quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty
khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh
Chương 3 : Giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ở Tổng công ty khoáng sản
và thương mại Hà Tĩnh


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Tình hình khai thác các nguồn vốn

44

Bảng 2.2: Tình hình phân bổ vốn

46

Bảng 2.3: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

48

Bảng 2.4: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp

51

Bảng 2.5: Chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch


52

Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản cố định

54

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng tài sản cố định năm 2005

55

Bảng 2.8: Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng TSCĐ năm 2005

56

Bảng 2.9: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định

57

Bảng 2.10: Cơ cấu vốn lƣu động

58

Bảng 2.11: Vòng quay của tiền

60

Bảng 2.12: Vòng quay dự trữ

61


Bảng 2.13: Kỳ thu tiền bình quân

62

Bảng 2.14: Tình hình biến động khoản phải thu

63

Bảng 2.15: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

64

Sơ đồ 2.1 : Quy trình tuyển quặng thô

34

Sơ đồ 2.2 : Quy trình chế biến sản phẩm

34

Sơ đồ 2.3 : Mô hình tổ chức Tổng công ty khoáng sản & thƣơng
mại Hà Tĩnh
Sơ đồ 2.4 : Tổ chức bộ máy quản lý tài chính - kế toán

35
41


MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU

Chƣơng 1: Lí luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong nền
kinh tế thị trƣờng

1

1.1. Vốn và vai trò của vốn trong doanh nghiệp

1

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn trong kinh doanh :

1

1.1.2. Phân loại vốn :

3

1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp :

8

1.2. Quản lý vốn :


10

1.2.1. Quản lý vốn cố định :

10

1.2.2. Quản lý vốn lƣu động :

11

1.2.3. Quản lý các nguồn tài trợ ngắn hạn :

16

1.3. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp :

17

1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn :

17

1.3.2. Phƣơng pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn :

18

1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

19


1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả sử dụng vốn :

25

Chƣơng 2 : Thực trạng quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại
31


Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại Hà Tĩnh
2.1. Tổng quan về Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại Hà Tĩnh

31

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty khoáng sản &
thƣơng mại Hà Tĩnh

31

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại
Hà Tĩnh

32

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty khoáng
sản & thƣơng mại Hà Tĩnh

33

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại Hà
Tĩnh


34

2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại Tổng công ty khoáng sản &
thƣơng mại Hà Tĩnh

40

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý vốn tại Tổng công ty Khoáng sản &
Thƣơng mại Hà Tĩnh

40

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Khoáng sản &
thƣơng mại Hà Tĩnh

50

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty khoáng sản &
thƣơng mại Hà tĩnh

65

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

65

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

67


Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn tại Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại Hà Tĩnh

72

3.1. Định hƣớng hoạt động của Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại
Hà Tĩnh trong thời gian tới

72

3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn

72

3.1.2. Định hƣớng hoạt động của Tổng công ty khoáng sản & thƣơng mại
Hà Tĩnh trong thời gian tới
3.2. Giải pháp quản lý vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng

75


công ty khoáng sản & thƣơng mại Hà Tĩnh

76

3.2.1. Tăng cƣờng hiệu quả quản lý chi phí trong quản lý và SXKD

76


3.2.2. Huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh :

77

3.2.3. Nâng cao chất lƣợng công tác kế toán, thống kê, tài chính và phân
tích tài chính trong doanh nghiệp

78

3.2.4. Đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp

80

3.2.5. Nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động

81

3.2.6. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý

82

3.2.7. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ

83

3.2.8. Giải pháp quản lý và sử dụng vốn cố định

83

3.2.9. Giải pháp quản lý và sử dụng vốn lƣu động


86

3.3. Một số kiến nghị

89

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


CHƢƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.1. Vốn và vai trò của vốn trong doanh nghiệp
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của vốn trong kinh doanh
Vốn là gì?
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có các yếu tố đầu
vào hay nói một cách khác là cần phải có những phƣơng tiện cần thiết để thực hiện quá
trình sản xuất kinh doanh. Những yếu tố đầu vào hay phƣơng tiện cần thiết đó, dù là tiền,
lao động, hay các phƣơng tiện khác đều phải đƣợc cấu thành bởi lao động quá khứ. Đó
chính là vốn của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết
định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của lịch sử và tuỳ theo góc độ, quan điểm nghiên cứu, xuất
hiện các khái niệm khác nhau về vốn. Xin đề cập một số quan điểm về vốn nhƣ sau:
* Quan điểm của Kácmác: Theo Mác bản thân tiền không phải là tƣ bản, tiền chỉ biến
thành tƣ bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng đƣợc sử dụng để bóc lột sức lao
động của ngƣời làm thuê.
Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dƣ, Mác đã đi đến định nghĩa “vốn

chính là tƣ bản, là giá trị mang lại giá trị thặng dƣ” và Mác gọi công thức chung T-H-T’
là công thức chung của tƣ bản.
Trong quá trình nghiên cứu tƣ bản, Mác đã phân tƣ bản thành 2 bộ phận là tƣ bản bất
biến và tƣ bản khả biến. Tƣ bản bất biến là điều kiện không thể thiếu đƣợc để sản xuất ra
giá trị thặng dƣ, còn tƣ bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính
là bộ phận tƣ bản đã lớn lên. Sự phân chia này đã giúp Mác vạch rõ thực chất bóc lột tƣ
bản chủ nghĩa, chỉ có lao động làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dƣ cho nhà tƣ bản.
* Quan điểm của A.Smith: A.Smith coi tƣ bản là điều kiện vật chất cho sản xuất của
mọi xã hội. Nó tồn tại vĩnh viễn, mọi ngành sản xuất đều có tƣ bản cố định và tƣ bản lƣu


động. Tuy nhiên, ông còn nhầm lẫn trong việc xác định các yếu tố của tƣ bản cố định và
tƣ bản lƣu động.
* Quan điểm của Samuelson : Samuelson là một đại diện tiêu biểu của học thuyết
kinh tế hiện đại, ông cho rằng đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn
và hàng hoá vốn là yếu tố kết quả của sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền
đƣợc sản xuất ra và đƣợc sử dụng nhƣ các yếu tố đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất
sau đó.
“Vốn là giá trị tài sản xã hội bao gồm tiền, tài sản hữu hình và vô hình có thể quy ra
giá trị, nó đƣợc khai thác và huy động từ các nguồn lực xã hội, nhằm sử dụng vào đầu tƣ,
kinh doanh đƣa lại hiệu quả kinh tế xã hội”. Vốn là một phạm trù kinh tế rộng, song trong
giới hạn đề tài luận văn này chỉ nghiên cứu vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc hiểu là số tiền ứng trƣớc để thoả mãn các
yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
Có thể hiểu rõ hơn vốn thông qua một số đặc trƣng sau:
+ Vốn là một hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng
- Giá trị của vốn đƣợc biểu hiện ở chi phí mà chúng ta bỏ ra để có đƣợc nó
- Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tƣ vào quá trình sản
xuất kinh doanh (mua SLĐ, TLSX )
+ Vốn là hàng hoá đặc biệt bởi vì có sự tách biệt giữa quyền sử dụng và quyền sở

hữu nó. Khi mua nó, chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu nó. Mặt
khác tính đặc biệt còn đƣợc thể hiện ở chỗ nó không bị hao mòn trong quá trình sử dụng
mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó. Điều này vô cùng có ý nghĩa đối
với các nhà quản trị doanh nghiệp là làm sao trong quá trình sản xuất kinh doanh phải
phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn để đem lại giá trị thặng dƣ hay lợi nhuận tối đa
cho doanh nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

André Barbier - Jacques Proutat (1993), Phân tích tài chính dành cho chủ ngân

hàng, Viện khoa học ngân hàng, Hà Nội.
2.

Bộ tài chính (2005), Chính sách và chế độ tài chính đối với doanh nghiệp, Nhà

xuất bản tƣ pháp, Hà nội.
4.

David Begg, (1995), Kinh tế học1, 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

5.

Hồ Ngọc Cẩn (2006), Những quy định mới về công tác quản lý tài chính trong

các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
6.


Ngô Thế Chi (2001), Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất

bản thống kê, Hà nội.
7.

Lƣu Thị Hƣơng Giang (2003), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản

thống kê, Hà Nội.
8.

Vũ Duy Hào (2000), Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà

xuất bản thống kê, Hà nội.
9.

Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Nguyễn Quang Ninh (1997), Quản trị tài chính doanh

nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
10. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
11. Ngô Quỳnh Hoa (2004), 101 câu hỏi về quản lý tài chính và sử dụng vốn trong
doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động-xã hội, Hà Nội.
12. Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.
13. Nguyễn Ngọc Hùng (1999), Giáo trình Tài chính-tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê,
Hà Nội.
14.

Lƣu Thị Hƣơng - Vũ Duy Hào, (1994), Những vấn đề cơ bản về tài chính


doanh nghiệp, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản thống kê.


15. Nguyễn Thế Khải, (1997), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp - Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Nam (2002), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản
tài chính, Hà nội.
17.

Lƣu Hằng Nga (2003) – Một số ý kiến về tổ chức kế toán quản trị trong các

doanh nghiệp, tạp chí kiểm toán số 2
18. Tổng công ty khoáng sản và thƣơng mại Hà tĩnh (2002 – 2006), Báo cáo tài chính
các năm từ 2002 đến 2006.
19. Tổng công ty khoáng sản và thƣơng mại Hà tĩnh (2005), Báo cáo chính trị của
Đảng bộ Tổng công ty khoá III nhiệm kỳ 2006 – 2010.
20. Tổng công ty khoáng sản và thƣơng mại Hà tĩnh (2006), Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà tĩnh theo mô hình công ty mẹ – công
ty con.
21. Trang Web Bộ tài chính :
22. Trang

Web

Tổng



công


ty khoáng

sản



thƣơng

mại



tĩnh

:



×