Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.5 KB, 17 trang )

đại học quốc gia hà nội
- khoa luật **********

PHạM THANH HảI

thực trạng V GIảI PHP cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà n-ớc
ở tỉnh Hải D-ơng
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.50

LUậN văn thạc sĩ luật học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
Pgs. Ts nguyễn nh- phát

Hà nội năm 2006


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong kinh tế Nhà nước nói
riêng, trong nền kinh tế quốc dân nói chung rất quan trọng. Trong quá trình hoạt động, nó
đã cố vươn lên thực hiện vai trò của mình.
Song so với tiềm năng và yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT)
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước thì những kết quả đạt được chưa tương xứng.
Vì vậy, Ðảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới và sắp xếp lại DNNN. Cổ phần
hóa (CPH) DNNN là một trong những biện pháp thực hiện chủ trương trên.
Những năm qua, đặc biệt là sau Ðại hội Ðảng lần thứ VIII (năm 1996), tỉnh Hải


Dương đã tiến hành CPH DNNN. Bên cạnh những thành tích đạt được thì vấn đề này còn
không ít những tồn tại, vướng mắc, làm hạn chế việc tiến hành CPH DNNN. Nguyên
nhân của những thành công và chưa thành công thì có nhiều, cả về khách quan và chủ
quan.
Hiện nay cả nước ta nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng, đang nỗ lực phấn đấu thực
hiện tốt các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, trong đó có kế
hoạch CPH DNNN. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
tháng 4/2006 nêu rõ: “Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN,
trọng tâm là CPH... Đẩy mạnh và mở rộng diện CPH, kể cả các tổng công ty nhà nước.”
Ðể tiếp tục thực hiện CPH DNNN ở Hải Dương thì cần thiết phải có sự nghiên cứu
công phu, nghiêm túc. Với tinh thần đó, là một cán bộ đã có nhiều năm tham gia công tác
chỉ đạo đổi mới và sắp xếp DNNN của tỉnh, sau khi được trang bị những kiến thức nhất
định, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở
tỉnh Hải Dương" để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Hơn 10 năm qua, từ khi Ðảng và Nhà nước ta có chủ trương tiến hành CPH DNNN,


đã có nhiều đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài viết đăng trên các tạp chí khoa
học đề cập, luận giải và nghiên cứu về CPH DNNN. Các công trình đó đã nghiên cứu,
giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH DNNN, chỉ ra sự cần thiết phải thực
hiện CPH cũng như yêu cầu hoàn thiện cơ chế chính sách về CPH DNNN. Bên cạnh đó,
cũng còn một số khác biệt trong quan niệm về CPH, mối quan hệ giữa CPH và tư nhân
hoá, mức độ và phạm vi CPH,... Các công trình đó mới chỉ dừng lại ở mức độ chung
chung, chưa nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn thi
hành pháp luật về CPH DNNN ở tỉnh Hải Dương, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và
khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó kiến nghị những giải pháp cụ thể để tiếp tục
thực hiện tốt chính sách, pháp luật về CPH DNNN.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành pháp

luật về CPH DNNN để đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện CPH DNNN trên
địa bàn tỉnh Hải Dương một cách có hiệu quả.
- Nhiệm vụ: Từ mục đích nêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ cơ sở lý luận, quan điểm, chính sách của Ðảng và pháp luật của Nhà nước
về CPH DNNN ở nước ta hiện nay.
+ Phân tích đúng thực trạng thi hành pháp luật về CPH DNNN ở Hải Dương thời
gian qua, từ đó xác định những khó khăn, vướng mắc cản trở quá trình CPH, nguyên
nhân của những khó khăn, vướng mắc đó.
+ Ðề xuất các phương hướng và giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện CPH DNNN
ở Hải Dương một cách có hiệu quả.
4. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Ðối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề pháp luật liên quan đến tiến trình
CPH DNNN ở tỉnh Hải Dương (cơ sở lý luận, chủ trương, chính sách, quá trình thực hiện
ở Hải Dương).
- Phạm vi của đề tài: CPH DNNN là một chủ trương đúng đắn, nhưng thực hiện tốt
chủ trương đó là vấn đề không đơn giản. Muốn thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi phải giải
quyết rất nhiều vấn đề ở tầm từ vĩ mô đến vi mô, dưới nhiều góc độ như kinh tế, pháp lý,


hành chính,... Trong khuôn khổ Luận văn Thạc sĩ không đủ điều kiện nghiên cứu và giải
quyết một cách toàn diện, sâu sắc tất cả các vấn đề về CPH DNNN, mà chỉ giới hạn ở
những vấn đề pháp lý cơ bản và trong phạm vi tỉnh Hải Dương từ khi có chủ trương CPH
DNNN đến năm 2005.
Luận văn có đề cập đến CPH DNNN ở một số nước có điều kiện tương đối giống
nước ta với tính chất giới thiệu, tham khảo, cung cấp thêm luận cứ cho tiến trình CPH của
nước ta nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng, chứ không phân tích sâu quá trình
CPH ở các nước đó.
5. Phương pháp nghiên cứu và thể hiện của đề tài
Ðây là đề tài thuộc chuyên ngành Luật kinh tế. Do đó trong quá trình nghiên cứu và
thể hiện trong Luận văn, cần quán triệt phương pháp luận phổ biến là phương pháp luận

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, thông qua các phương
pháp cụ thể như: Ðọc tư liệu, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia; thống kê, phân
tích, so sánh (kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước, ...); tổng hợp, hệ thống hóa
và khái quát hóa; phương pháp lô gích và lịch sử; phương pháp dự báo, ...
Luận văn đặc biệt quán triệt và tuân thủ những quan điểm đường lối của Ðảng và
chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Luận văn hết sức tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, gắn chặt chẽ giữa lý
luận và thực tiễn, lấy thực tiễn để kiểm nghiệm, làm sáng tỏ và bổ sung cho lý luận,
đường lối, pháp luật.
Luận văn cũng coi trọng và kế thừa một cách có phê phán, chọn lọc, sáng tạo những
thành quả của các công trình, các bài viết, các tư liệu đã được công bố có liên quan đến
đề tài.
6. Những đóng góp của Luận văn
Luận văn sẽ đóng góp cho quá trình CPH DNNN ở Hải Dương nói riêng và Việt
nam nói chung trên các khía cạnh sau:
- Về cách tiếp cận và nghiên cứu: trên cơ sở gắn nghiên cứu những vấn đề chung về
công ty cổ phần (CTCP) và CPH DNNN để chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành CPH
DNNN, kết hợp việc xem xét nội dung của các quy định pháp lý về DNNN và CPH


DNNN dưới góc độ kinh tế học và thực tiễn phát triển kinh tế ở tỉnh Hải Dương để làm
rõ vai trò của DNNN trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung và sự cần thiết phải CPH
DNNN hiện nay.
- Ðưa ra các quan điểm lý luận và tổng kết thực tiễn về CPH DNNN ở tỉnh Hải
Dương để phân tích thực trạng thi hành pháp luật về CPH DNNN.
- Kiến nghị một số giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô, nhất là các vấn đề pháp lý
để tiếp tục CPH DNNN nói riêng, doanh nghiệp (DN) nói chung một cách có hiệu quả.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung Luận văn được kết cấu thành ba chương
chính có quan hệ chặt chẽ với nhau như sau:

Chương 1: Những vẫn đề chung về CPH DNNN
Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về CPH DNNN ở tỉnh Hải Dương
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt CPH DNNN ở tỉnh Hải
Dương


Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1.1. Sự hình thành, phát triển và một số nét cơ bản của công ty cổ phần
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần
Công ty cổ phần (Cái đích của CPH) là DN mà trong đó vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần; chủ sở hữu các cổ phần gọi là cổ
đông(1) ). CTCP được hình thành do trình độ xã hội hoá sản xuất phát triển.
Vận động và phát triển là quy luật tất yếu khách quan của mọi sự vật. Tuy nhiên với
(1

mỗi hình thái tổ chức quản lý nhất định, sự phát triển bị giới hạn bởi cơ cấu nội tại của
mô hình tổ chức quản lý đó, khi mô hình tổ chức quản lý tỏ ra quá chật hẹp, cản trở các
nhân tố nội tại thì tất yếu nó sẽ bị phá vỡ, bị thay thế bằng một mô hình tổ chức quản lý
mới tiên tiến hơn, tạo điều kiện cho sự vật phát triển.
Trong nền KTTT và nhu cầu của xã hội (XH) phải thực hiện nhiều dự án sản xuấtkinh doanh (như đường sắt, hàng không, hàng hải, viễn thông, khai khoáng,...) và chế
ngự thiên nhiên, chế ngự đối thủ cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị
trường và tăng thị phần,... đòi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ mà từng cá nhân không
thể đáp ứng nổi. Nó đòi hỏi phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong XH,
thậm chí từ nhiều quốc gia. Nói cách khác CTCP ra đời do trình độ xã hội hoá (XHH)
nền sản xuất ở mức cao, đòi hỏi phải XHH về vốn.
Khi trình độ XHH sản xuất ở quy mô nhỏ thì các tư bản cá biệt hoạt động riêng rẽ, ít
có mối liên hệ với nhau, theo nguyên tắc người sở hữu vốn cũng đồng thời là người sử

dụng vốn. Vốn của ai người đó sử dụng. Hiện tượng người này sử dụng vốn của người
khác tuy có nhưng ít ỏi và rời rạc, chưa trở thành hiện tượng phổ biến. Bởi vì, với quy mô
sản xuất nhỏ, các chủ thể kinh doanh phân tán, riêng rẽ và rời rạc, nhu cầu vốn không
lớn, do vậy chưa có mối liên hệ nội tại tất yếu.
(1)

Luật Doanh nghiệp 1999, NXB Thống kê Hà Nội,2000.


Khi lực lượng sản xuất phát triển, trình độ phân công lao động XH ngày một cao,
mối liên hệ giữa các đồng vốn cá biệt tăng lên theo hai xu hướng của sự vận động: Nó tác
động làm các đồng vốn tư nhân xô đẩy lẫn nhau, loại trừ nhau, đấu tranh giành vị trí có
lợi; Mặt khác các đồng vốn tư nhân liên kết với nhau, thu hút nhau, xâm nhập lẫn nhau để
thích ứng với những quy mô sản xuất lớn, thiết bị hiện đại. Liên kết sản xuất tư nhân lại
thành một khối, làm loại hình kinh tế mới là CTCP xuất hiện. Theo Mác thì CTCP là
điểm xuất phát để tổ chức một cách rộng rãi hơn nữa những động lực vật chất của lao
động, nghĩa là để biến dần những quá trình sản xuất rời rạc, thủ cựu thành những quá
trình sản xuất phối hợp theo quy mô XH và được xếp đặt một cách khoa học. Ðó cũng
chính là ưu việt của CTCP mà các loại hình kinh tế khác không có được(2).
CTCP có trình độ XHH cao hơn các hình thức tổ chức của các loại hình công ty
khác; Thích ứng hơn với nền sản xuất lớn văn minh tiến bộ không chỉ ở chỗ biến đổi sở
hữu tư nhân về vốn thành sở hữu tập thể hỗn hợp thích ứng với quy mô sản xuất lớn mà
còn là một kiểu tổ chức sản xuất- kinh doanh (SX-KD) khiến người có vốn là nhà tư bản
sở hữu thành nhà tư bản đầu tư trực tiếp thông qua mua cổ phiếu. Vào đầu thế kỷ thứ 17,
nhân loại đã biết đến kiểu hợp vốn CTCP này nhưng lúc đó nó rất thưa thớt, nhỏ nhoi, chưa
phải là kiểu hợp vốn phổ biến. Mác đã dự đoán loại hình CTCP tuỳ theo trình độ XHH sản
xuất mà nó sẽ trở thành phổ biến với những CTCP mẹ, CTCP lũy thừa hai, lũy thừa ba,
những CTCP khổng lồ thống trị toàn XH(3).
Ðặc biệt, đối với chủ nghĩa tư bản (CNTB) thì kiểu CTCP lại càng thích hợp, bởi vì
nhờ nó mà người ta huy động được nguồn tư bản rộng rãi nhất, nhanh và tiện lợi nhất, tạo

ra lợi thế trong cạnh tranh trên thương trường; phân tán rủi ro cho nhiều người, nhiều chủ
để tránh bị phá sản khi gặp rủi ro; CTCP có sức mạnh nhân lên gấp bội nhờ chế độ cổ
phần tham dự.
Khi trình độ XHH đòi hỏi có sự tách rời cao độ giữa quyền sở hữu và quyền sử
dụng vốn thì cũng đồng thời làm xuất hiện một lớp người quản lý giỏi, biết bắt đồng vốn
sinh lời, biết mang lại cổ tức cho cổ đông,... Ðó là tầng lớp Giám đốc kinh doanh làm
(2) (3)

,

(4),(5)

Các Mác, Tư bản quyển 3 tập I, NXB Sự thật, Hà Nội,1976
C.Mác, Tư bản quyển 3 tập II, NXB Sự thật, Hà Nội,1978.


thuê, biến nhà tư bản thật sự hoạt động thành một người chỉ giản đơn điều khiển và quản
lý tư bản của người khác và biến những người sở hữu tư bản thành người sở hữu thuần
túy(4).
Trình độ XHH sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) làm nảy sinh CTCP, nhưng CTCP
là sản phẩm của XHH mang tính hai mặt: Một mặt, nó mang tính tiên tiến, văn minh tiến
bộ; mặt khác nó khắc phục được các giới hạn của kinh tế tư nhân hoặc kinh tế Nhà
nước, mở đường cho kinh tế tập thể phát triển. Tư bản tự nó vốn dựa trên phương thức
sản xuất XH và đòi hỏi phải có sự tập trung XH về tư liệu sản xuất và sức lao động. Ở
đâu tư bản trực tiếp mang hình thái tư bản XH (tư bản của những cá nhân trực tiếp liên
hiệp lại với nhau) đối lập với tư bản tư nhân thì những xí nghiệp của nó cũng biểu hiện ra
là những xí nghiệp XH đối lập với các xí nghiệp tư nhân. Ðó là sự thủ tiêu tư bản với tư
cách là sở hữu tư nhân ở trong những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất TBCN.
Do vậy chính CTCP là sự phủ định chế độ TBCN(5).
Mác đã khẳng định trong bộ Tư bản: 1) Khi quy mô sản xuất được mở rộng một

cách to lớn và xuất hiện những xí nghiệp mà với những tư bản riêng rẽ người ta không
thể nào thiết lập được, đồng thời có những xí nghiệp trước kia là của Chính phủ nay được
tổ chức thành CTCP; 2) CTCP là điểm quá độ để biến tất cả những chức năng của quá
trình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sở hữu tư bản giản đơn thành những chức
năng của những người sản xuất liên hiệp tức là chức năng XH; 3) CTCP sẽ phát triển ở
bậc lũy thừa hai, lũy thừa ba, với tốc độ mỗi ngày một lớn mà ngày nay người ta có thể
đẩy nhanh sản xuất ở trong tất cả các lĩnh vực đại công nghiệp.
Tóm lại, ba vấn đề nổi bật cần nhận thức rõ CTCP là:
Thứ nhất: CTCP là sản phẩm của trình độ XHH sản xuất, đặc biệt là sự XHH về
vốn theo nghĩa rộng nhất của từ đó.
Thứ hai: CTCP là loại hình kinh tế khá phức tạp và rất rộng: có thể theo kiểu hùn
vốn, sở hữu hỗn hợp giữa nhà tư bản tư nhân với Nhà nước làm thành "Tư bản nhà
nước"; có thể đó là sự góp vốn cổ phần của những người lao động làm thành "xí nghiệp
hợp tác công nhân".


Thứ ba: Nhận thức rõ tính ưu việt, tính phổ biến của CTCP để phát huy sức mạnh
của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Mặt khác, phải thấy
tính đặc thù về phương thức sản xuất, về tính chính trị của Nhà nước để vận dụng loại
hình này trong CPH DNNN ở Việt Nam, tránh được, bớt đi tính tư bản và tăng thêm tính
định hướng XHCN trong CTCP.
CTCP không chỉ được hình thành từ sự XHH lực lượng sản xuất mà còn được hình
thành từ sự phát triển của các tổ chức và các loại hình công ty.
Trong kinh doanh có hai quy luật tác động trực tiếp làm xuất hiện CTCP, đó là quy
luật thiếu vốn trong kinh doanh và muốn kinh doanh phải có tổ chức kinh doanh.
Về quy luật thứ nhất, sản xuất càng phát triển, quy mô càng được mở rộng thì tình
trạng thiếu vốn càng lớn. Nó có tính phổ biến. Nhân loại đã giải quyết sự thiếu vốn đó
bằng nhiều kiểu tổ chức khác nhau, trong đó kiểu huy động vốn, sở hữu vốn và sử dụng
vốn chiếm ưu thế là CTCP. Do đó, CTCP ra đời từ chính yêu cầu đáp ứng về vốn.
Có nhiều kiểu huy động vốn như thông qua quan hệ tín dụng của ngân hàng. Ở đây,

vốn tư nhân có thể được XHH rất cao, bởi vì xuất hiện một hệ thống tổ chức đồ sộ ngân
hàng từ quốc gia đến quốc tế để thu hút vốn, cung ứng vốn nhanh nhất, so với kiểu huy
động vốn bằng cách hùn vốn của CTCP thì trình độ XHH về vốn ở CTCP cao hơn nhiều.
Cho dù ngân hàng hiện đại đến đâu thì cũng là "tài chính trung gian", người có vốn chỉ
đầu tư gián tiếp qua ngân hàng không chịu rủi ro, không chấp nhận mạo hiểm,... Do đó,
đồng vốn chỉ đưa lại một tỷ lệ lãi suất luôn phải nhỏ hơn tỷ lệ cổ tức mà thôi. Riêng Việt
Nam có trường hợp ngược lại, đó là một biến dạng đặc biệt.
Như vậy, theo quy luật thiếu vốn trong kinh doanh, các nền kinh tế đã có kiểu huy
động vốn mới mang tính trực tiếp, tính kinh doanh, tính chấp nhận và phân bổ rủi ro, mạo
hiểm chứ không phải tính thực lợi hoàn toàn như tư bản ngân hàng trong CTCP.
Quy luật thứ hai là muốn kinh doanh tất yếu phải có tổ chức kinh doanh, muốn kinh
doanh có lợi nhuận cao thì phải tìm kiếm kiểu tổ chức kinh doanh có hiệu quả.
Lúc đầu người ta kinh doanh đơn lẻ, nhỏ nhoi và phân tán theo nguyên tắc vốn của
ai người đó sử dụng, tức là quyền sở hữu và quyền sử dụng đồng vốn là thống nhất ở
một người, một chủ sở hữu duy nhất. Tổ chức kinh doanh này rất đơn giản, cấu trúc một


chủ quyết định tất cả, không cần luật kế toán, luật ăn chia và các luật lệ khác. Nguyên tắc
dựa trên ngạn ngữ "kẻ có công, người có của" chưa xuất hiện ở đây.
Sau đó, sự nghiệp kinh doanh phát triển và mở rộng, đòi hỏi phải có tổ chức kinh
doanh mới, xuất hiện các hãng, công ty, công ty chung vốn, công ty hợp vốn, công ty hùn
vốn,... tức là cấu trúc bên trong của tổ chức kinh doanh đã phát triển cao, nhiều người
cùng sở hữu vốn, cùng kinh doanh, cùng chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh, đó
chính là CTCP.
1.1.1.2. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần
* Ưu điểm của loại hình công ty ty cổ phần
Do quan hệ sở hữu trong CTCP là thuộc về các cổ đông, nên quy mô sản xuất có khả
năng được mở rộng to lớn và nhanh chóng, mà không cá nhân riêng lẻ nào có thể thực
hiện được. Kiểu tích tụ vốn dựa vào cá nhân riêng lẻ diễn ra vô cùng chậm chạp; còn tập
trung tích tụ theo kiểu CTCP bằng cách thu hút các nguồn vốn của đông đảo các nhà đầu

tư và tiết kiệm quảng đại của quần chúng, lại cho phép tăng rất nhanh.
Vốn huy động dưới hình thức CTCP khác với vốn cho vay trên cơ sở tín dụng, bởi
vì nó không cho vay hưởng lãi mà là kiểu đầu tư chịu mạo hiểm và rủi ro. Cho nên các
CTCP có thể tồn tại được ngay cả trong trường hợp chúng chưa đem lại lợi tức (Lợi
nhuận của CTCP mang hình thái lợi tức).
CTCP có thời gian tồn tại là vô hạn (nếu không có quy định thời hạn hoạt động


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Nghị quyết của Đảng
1- Các Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng các năm 2001 - 2005, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005.
2- Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ II khoá VII. NXB Sự thật, Hà
Nội,1991.
3- Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ II khoá VIII. NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội,1997.
4- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987.
5- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991.
6- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1996.
7- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
8- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
II- Văn bản pháp luật của Trung ương
1- Luật doanh nghiệp năm 1999. NXB thống kê, Hà Nội, 2000.
2- Luật DNNN( sửa đổi) năm 2003. NXB thống kê, Hà Nội, 2003.
3- Luật doanh nghiệp năm 2005. NXB thống kê, Hà Nội, 2005.
4- Nghị định số 28/NÐ-CP ngày 07/5/1996 của Chính phủ về việc chuyển một bộ phận
DNNN thành CTCP.
5- Nghị định 25/CP ngày 26/3/1997 sửa đổi một số điều của nghị định 28/NÐ-CP về
chuyển một số DNNN thành CTCP.

6- Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành


CTCP.
7- Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao
động dôi dư do sắp xếp lại DNNN.
8- Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN
thành CTCP.
9- Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ
tồn đọng đối với DNNN.
10- Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển DNNN thành
CTCP.
11- Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế
quản lý tài chính của Công ty nhà nước và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào DN
khác.
12- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/ 01/ 2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 187/2004/NĐ-CP liên quan đến quyền sử dụng đất của DN cổ
phần hoá.
13- Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thí
điểm CPH một số DNNN cùng với việc sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh.
14- Quyết định số 202/HÐBT ngày 08/6/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tiếp tục
thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP.
15- Quyết định số 203/CT ngày 08/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc
chọn các DNNN để thực hiện thí điểm cổ phần hoá.
16- Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
17- Quyết định số 183/2001/QÐ-TTg ngày 20/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá
IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.
18- Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban



hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN, Tổng công ty nhà nước.
19- Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành quy chế góp vốn mua CP của nhà đầu tư nước ngoài trong các DN Việt Nam.
20- Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 12/03/2003 về việc phê duyệt Phương án tổng thể
sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003-2005.
21- Quyết định số 271/2003/QÐ-TTg ngày 31/12/ 2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN.
22- Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành để quy định cụ thể các tiêu chí, danh mục phân loại các công ty nhà nước.
23- Quyết định số 330/2005/QĐ-TTg ngày 13/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế đấu giá Công ty nhà nước.
24- Chỉ thị số 84/TTg ngày 04/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc xúc tiến thực
hiện thí điểm CPH DNNN.
25- Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh thực hiện sắp xếp, đổi mới và CPH DNNN .
26-Thông tư 09/LÐTBXH ngày 22/7/1992 của Bộ lao động thương binh và xã hội hướng
dẫn về chính sách đối với người lao động trong DNNN cổ phần hoá.
27-Thông tư 36/BTC ngày 7/5/1993 của Bộ tài chính hướng dẫn về tài chính khi DNNN
CPH.
28-

Thông tư số 50/TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ Tài chính

v/v xác định giá trị DNNN khi chuyển sang

CTCP
29- Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn
những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành CTCP theo Nghị định số

44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998.


30- Thông tư số 11/1998/BLĐ-TB-XH ngày 21/8/1998 của Bộ lao động- thương binh
và xã hội hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển DNNN thành
CTCP
31-Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty
nhà nước thành công ty cổ phần.
32- Thông tư số 51/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn một số nội
dung của Quy chế bán đấu giá công ty nhà nước.
III- Các Văn bản của tỉnh
1- Báo cáo tình hình CPH DNNN tỉnh Hải Dương năm 1998 của Ban cổ phần hoá DNNN
tỉnh Hải Dương.
2- Báo cáo tình hình đổi mới và sắp xếp DNNN của tỉnh năm 1998 của Ban đổi mới
và phát triển DN tỉnh Hải Dương.
3- Báo cáo khảo sát tình hình đổi mới thiết bị công nghệ tại các DN năm 1998 của Sở
Khoa học- Công nghệ và Môi trường tỉnh .
4- Báo cáo tài chính DNNN tỉnh Hải Dương năm 1998 của Chi cục Tài chính Doanh
nghiệp tỉnh.
5- Báo cáo tình hình CPH DNNN tỉnh Hải Dương năm 1999 của Ban đổi mới và phát
triển DN tỉnh Hải Dương.
6- Báo cáo tình hình thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN
của tỉnh Hải Dương từ năm 1998-2005 và kế hoạch năm 2006 của UBND tỉnh Hải
Dương, 2006.


7- Các Báo cáo tình hình đổi mới và sắp xếp DNNN của tỉnh năm 2000, 2001, 2002,
2003, 2004, 2005 của Ban đổi mới và phát triển DN tỉnh Hải Dương.
8- Các Niên giám thống kê từ năm 1998 đến 2006 của Cục thống kê tỉnh Hải Dương.

9- Chương trình hành động số 17/CTr-TU ngày 01/11/2001 của Tỉnh uỷ Hải Dương
về thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương 3( khoá IX) về sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.
10- Phương án tổng thể sắp xếp DNNN của UBND tỉnh Hải Dương, 1998.
11- Phương án tổng thể sắp xếp DNNN của tỉnh giai đoạn 2003-2005 của UBND tỉnh
Hải Dương, 2003.
12- Quy trình chuyển DNNN thành CTCP của Ban đổi mới và phát triển DN tỉnh Hải
Dương, 1999.
13- Quyết định số 3746/QĐ-UB ngày 28/11/2001 của UBND tỉnh Hải Dương về tiếp
tục sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001- 2005.
14- Thông báo sô 561 TB/TU ngày 06/01/2003 của Tỉnh uỷ Hải Dương về tiếp tục
đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2003-2005.

IV- Các tài liệu khác
1- Báo cáo kết quả công tác CPH DNNN của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN
Trung ương tại Hội nghị đổi mới quản lý DNNN tại Hà Nội, 2000.


2- Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương- Website:
www.taichinhvietnam.com.vn ngày 01/03/2006.
3- Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm( Chủ biên), Phát triển và quản lý
các DN ngoài quốc doanh. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002
4- Đề án hình thành, sắp xếp và phát triển DNNN của Ban chỉ đạo đổi mới và phát
triển DN TW, 2001.
5- Học Hà, Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán- Thị trường cho cổ phiếu
nào? Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, 1999, số 1.
6- Đoàn Văn Hạnh, Công ty cổ phần và chuyển DNNN thành CTCP. NXB Thống kế,
Hà Nội, 1998.
7- Nguyễn Đắc Hưng, Một số suy nghĩ về thực trạng và giải pháp sắp xếp và đổi mới

các DNNN. Tạp chí Ngân hàng, 2005, số 2.
8- Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH DNNN trong
công nghiệp Việt Nam, luận án tiến sĩ, 2003.
9- Trần Hoàng Kim, Thực trạng kinh tế Nhà nước ở nước ta hiện nay. Tạp chí Kinh tế
và Dự báo( Bộ kế hoạch và đầu tư), 2001, số 341.
10- Vũ Trọng Lâm, Phạm Duy Nghĩa, Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đối với
doanh nghiệp, Tạp chí Thương mại( Bộ thương mại), 2001, số 35.
11- Vũ Trọng Lâm( Chủ biên), Kinh tế tri thức ở Việt nam- Quan điểm và giải pháp
phát triển. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004.


12- C. Mác, Tư bản quyển 3 tập I, NXB Sự thật, Hà Nội,1976.
13- C.Mác, Tư bản quyển 3 tập II-NXB Sự thật, Hà Nội,1978.
14- Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật Kinh tế( Chương trình sau đại học). NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2004.
15- Nguyễn Ngọc Quang, Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: kinh nghiệm và thực
tiễn. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
16- M.Reza Amin và Leila Webster. Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam: Kinh nghiệm
hiện tại. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế tư nhân số 3, Chương trình phát triển dự án Mê
Kông, 1998.
17- Nguyễn Sơn, Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí
Ngân hàng, 2003, số 13.
18- Lê Văn Tâm( chủ biên), Cổ phần hoá và quản lý DNNN sau cổ phần hoá. NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
19- Hoàng Minh Thông, Cổ phần hoá DNNN: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp
chí cộng sản, 2002, số 15.
20- Phạm Đình Toản, Khi ngân hàng tham gia xử lý nợ đối với DNNN thực hiện cổ
phần hoá, Nhà nước phải đảm bảo quyền lợi đối với ngân hàng. Tạp chí Ngân hàng,
2005, số 5.
21- Viện Khoa học Tài chính, 2000. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước.



×