Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Skkn dạy học chủ đề dòng điện không đổi thuộc chương trình vật lý 11 theo hướng phát huy năng lực và trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.35 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI: DẠY HỌC CHỦ ĐỀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VÀ TRẢI NGHIỆM
(áp dụng tại trường THPT Lê Hoàn)

NGƯỜI THỰC HIỆN: HỒ VĂN QUANG
CHỨC VỤ:

Năm học 2015 -2016

TỔ TRƯỞNG


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, đổi mới về cách dạy, cách
học, đổi mới trong tư duy, dạy học hướng tới phát triển năng lực người học. Dạy
như thế nào để học sinh có thể vận dụng được kiến thức vào cuộc sống.
Ứng dụng và sử dụng có hiệu quả những thiết bị hiện có ở phòng thực hành
cũng như sử dụng những linh kiện mà ở gia đình học sinh hiện có để thực hành và
vận dụng kiến thức học được vào tình huống thực tiễn. Dựa vào những hoạt động
trải nghiệm mà học sinh khắc sâu hơn, hiểu rõ hơn về mạch điện, phân biệt được
các mạch điện không những trên lý thuyết mà còn nhìn ra những cách mắc điện,
cũng như giải thích được các hiện tượng liên quan đến độ sáng của các bóng đèn
trên lý thuyết và thực tế.
Giải pháp tôi lựa chọn kết hợp giữa học lý thuyết cơ bản ở trên lớp với vận


dụng kiến thức vào thực hành, thực hiện trải nghiệm vào thực tế nhằm hiểu sâu hơn
về kiến thức học được, tự tin trong việc nối các mạch điện,giải thích được các hiện
tượng đèn sáng khi mắc nối tiếp, song song, phân biệt được mạch mắc nối tiếp hay
song song trong thực tế và trên các mạch điện. Biết cách sử dụng các dụng cụ thực
hành.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp có học lực tương đương tại trường
THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: chọn lớp 11B6 làm lớp thực nghiệm
và lớp 11B3 làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được chọn giải pháp hỗ trợ từ các
thí nghiệm kiểm chứng hoặc dựa vào thí nghiệm để xây dựng lý thuyết, qua hoạt
động thực nghiệm để đưa kiến thức học được áp dụng vào cuộc sống như tập nối
các mạch điện, phân tích mạch điện gia đình hay mạch điện trong phòng học. Kết
quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp
thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm
tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 6,14; điểm bài kiểm tra đầu


ra của lớp đối chứng là 5,25. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa
là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp vừa dạy lý thuyết kết hợp với thực
hành và hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề ” Dòng điện không đổi” thuộc
chương trình vật lý 11 làm nâng cao hiệu quả học tập vật lí cho học sinh lớp 11
trường THPT Lê Hoàn.


GIỚI THIỆU
Trong chương trình vật lý phổ thông và đặc biệt phần dòng điện không đổi
thuộc chương trình vật lí 11 học sinh được học dựa vào sự kế thừa của chương trình
vật lý lớp 9 nhưng những kiến thức mà chương trình trung học chỉ mang tính chất
đại cương, hàm lượng kiến thức lý thuyết lớn mà thiếu tính thực tiễn. Khi học xong
học sinh cũng chỉ xác định được các mạch điện và những vấn đề liên quan đến

mạch điện đó trên lý thuyết, khi vận dụng vào thực tế còn nhiều lúng túng và thậm
chí còn không hiểu tại sao lại như vậy, để tăng hiệu quả của sự tiếp thu các kiến
thức khoa học và tin tưởng vào kiến thức học được tôi đã kết hợp giữa học lý
thuyết với các hoạt động trải nghiệm trên thực tế, tạo một tinh thần tốt nhất cho
hoạt động học tập của học sinh.
Tại trường THPT Lê Hoàn, giáo viên đa số dạy theo hướng phát huy năng
lực học sinh nhưng chủ yếu bám vào sách giáo khoa và những kiến thức học sinh


thu thập được cũng chỉ mang tính lý thuyết, phần lớn giáo viên chưa mạnh dạn cho
học sinh thực hành.
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử
dụng các hình ảnh để phân tích về đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song ,các
giáo viên đã cố gắng đưa ra những câu hỏi gợi mở, tổ chức các hoạt động học tập
theo nhóm, hoạt động tự nghiên cứu của học sinh. Nhưng kết quả học sinh cũng chỉ
nhận biết và phân tích được các mạch điện đơn giản còn các mạch điện có trật tự
sắp xếp các linh kiện hơi khác một chút hoặc yêu cầu phân tích mạch điện trong
phòng học thì học sinh lại không làm được, từ đó có thể nhận thấy kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tế của học sinh là chưa cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng một số tiết
hoặc một phần của tiết học vào việc vận dụng ngay kiến thức đã học vào thực tế
hoặc làm thực nghiệm để xây dựng lý thuyết và coi đó là nguồn dẫn đến kiến thức.
Giải pháp thay thế: Chuyển một số tiết học trên lớp sang phòng thực
hành,tận dụng tối đa các thiết bị ở phòng thực hành để đo, tính toán và xây dựng lý
thuyết cũng như để giải thích một số tính chất của mạch điện hoặc yêu cầu các
nhóm học sinh chuẩn bị một số linh kiện, vật chất để nối mạch điện, ... Giáo viên
yêu cầu học sinh nối các bóng đèn theo kiểu nối tiếp, song song và hỗn hợp sau đó
để các bóng đèn không đúng trật tự và yêu cầu học sinh xác định lại tính chất đoạn
mạch và so sánh với hình vẽ trên lý thuyết, dự đoán độ sáng của các bóng đèn
giống nhau trong các mạch điện kiểm chứng lại trên thực tế khi nối vào nguồn điện

từ đó yêu cầu học sinh phải đi tìm nguyên nhân tại sao lại có sự khác nhau đó hoặc
trong một số nội dung phải xây dựng kiến thức mới thì tận dụng những thiết bị đo
hiện có để đo đạc, nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức.
Mục đích nghiên cứu của tôi cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc
đổi mới PPDH thông qua việc kết hợp lý thuyết với thực hành ngay trong những


tiết học, từ thực hành để đi đến kiến thức cần xây dựng. Qua nguồn cung cấp thông
tin sinh động cùng với các hoạt động tự nghiên cứu và thực hành, học sinh tự khám
phá ra kiến thức khoa học. Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào khoa học, say mê
tìm hiểu khoa học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống.
Vấn đề nghiên cứu: Học sinh có tin kiến thức mình học được ở môn Vật Lý có
thiết thực với cuộc sống hay không? Có đủ tự tin để khắc phục những hư hỏng hoặc
nối mới mạch điện ở gia đình hay lớp học hay không?
Học sinh có đủ kiến thức và đủ tự tin để nối các mạch điện đơn giản như ở
gia đình hay phòng học và yêu thích môn học Vật Lý.
Giả thuyết nghiên cứu: Dạy học chủ đề dòng điện không đổi thuộc chương trình
vật lý lớp 11 theo hướng vừa học lý thuyết và kết hợp với các hoạt động thực hành
vận dụng vào thực tế sẽ nâng cao kết quả học tập chương dòng điện không đổi tại
trường THPT Lê Hoàn.

PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn hai lớp 11B3 và 11B6 trường THPT Lê Hoàn vì hai lớp có
những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng.
* Giáo viên:


Tôi có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hơn 10 năm tại trường và hiện đang
trực tiếp giảng dạy ở hai lớp 11B3 và 11B6 trong năm học 2015-2016 và nhận thấy

hai lớp có những điểm tương đồng để nghiên cứu.
Lớp 11B6 làm lớp thực nghiệm
Lớp 11B3 làm lớp đối chứng
Lý do tôi chọn lớp 11B6 làm lớp thực nghiệm là vì lớp học gần phòng thực
hành hơn nên thuận lợi cho việc di chuyển và ít làm ảnh hưởng đến lớp khác trong
trường.
* Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về
tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 11B3 và 11B6 trường
THPT Lê Hoàn.
Số HS các nhóm

Dân tộc

Tổng số

Nam

Nữ

Kinh

Jarai

Tày

Lớp 11B3

40


22

18

37

2

1

Lớp 11B6

42

22

20

39

3

0

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm
số của tất cả các môn học.
Thiết kế
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 11B6 là lớp thực nghiệm và 11B3 là lớp đối

chứng. Tôi dùng bài kiểm tra kết thúc chương I môn Vật lí lớp 11 làm bài kiểm tra


trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác
nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch
giữa điểm số trung bình của 2 lớp trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng

Thực nghiệm

5,85

5,79

TBC
p=

0,861

p = 0,861 > 0,05; từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN
và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra trước TĐ


Tác động

KT sau TĐ

Thực nghiệm

O1

Dạy học có kết hợp thực

O3

hành và hoạt động trải
nghiệm
Đối chứng

O2

Dạy học bình thường
theo phân phối chương
trình

ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:

O4


- Đối với lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch dạy học theo quy định chung của tổ, của

trường theo kế hoạch được phê duyệt từ đầu năm, quy trình chuẩn bị bài như bình
thường.
- Đối với lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch học có bổ sung các hoạt động thực
hành và trải nghiệm cho từng tiết dạy và một phần của tiết dạy, có tiết dành riêng
để làm việc ở phòng thực hành, yêu cầu học sinh thực hiện thêm ở nhà, phân tích
các mạch điện cụ thể trong thực tế.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thời gian

Môn/

Tiết theo

Lớp

PPCT

07/10/2015 Vật lí/
11B6

Tên bài dạy

Nội dung trải nghiệm

Nội dung Dòng điện không Yêu cầu học sinh chuẩn bị
1


đổi,nguồn điện

một số quả chanh, ruột bút
chì để tạo ra nguồn điện và
đo hiệu điện thế ở các
nguồn đó

14/10/2015 Vật lí/
11B6

Nội dung Điện năng, công Yêu cầu học sinh chuẩn bị
2

suất điện

dây điện, một số bóng đèn,
đui đèn. Khảo sát mạch nối
tiếp, song, tập cách nối
điện, so sánh độ sáng các
bóng đèn, …

21/10/2015 Vật lí/
11B6

Nội dung Ghép nguồn điện Chuẩn bị một số pin điện
4

thành bộ

hóa, yêu cầu học sinh ghép



thành các bộ nguồn nối
tiếp, song song. Dùng đồng
hồ vạn năng đo suất điện
động, điện trở trong của các
bộ.
28/10/2015 Vật lí/
11B6

Nội dung Phương
5

pháp- Khảo sát các mạch điện nối

giải bài toán về tiếp, song song trong thực
mạch điện

14/11/2015 Vật lí/
11B6

Nội dung Xác
6

tế.

định suất Học cách đo suất điện

điện


động

điện

trở

và động, điện trở trong, cách
trong sử dụng các thiết bị đo.

của pin điện hóa
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra kết thúc chương I chương trình
vật lí 11 do giáo viên trực tiếp giảng dạy ra đề.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong chương II “ dòng
điện không đổi” do giáo viên thực hiện đề tài thiết kế (xem phần phụ lục). Bài kiểm
tra sau tác động gồm 10 câu hỏi trong đó có 6 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa
chọn, 4 câu hỏi dạng phân tích và giải thích.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết
(nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Với các câu hỏi mang tính chất áp dụng vào thực tế thì kết quả trả lời đúng như
sau:


Bảng 5. So sánh số câu trả lời đúng trong các câu hỏi có nội dung vận dụng
câu

câu 2


câu 4

câu 7

câu 8

lớp đối chứng 11B3

1(2,5%)

13(32,5%) 13 (32,5%) 4 (10%)

lớp thực nghiệm 11B6

35 (83,3%)

31(73,8%) 27 (64,3%)

12 (28,6%)

Bảng 6. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng

Thực nghiệm

ĐTB

5,25

6,14


Độ lệch chuẩn

1,15

1,26

Giá trị P của T- test
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

0,00061
0,78

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00061,
cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý
nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
6,14 − 5,25
= 0,78
1,15
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
. Điều đó cho

thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sự kết hợp giữa dạy lý thuyết với thực hành
và hoạt động trải nghiệm trong học tập của lớp thực nghiệm là lớn.


Giả thuyết của đề tài “Dạy
học chủ đề dòng điện không đổi

thuộc chương trình vật lý lớp 11

Lớp đối
chứng

theo hướng vừa học lý thuyết và

Lớp thực nghiệm

kết hợp với các hoạt động thực
hành vận dụng vào thực tế sẽ
nâng cao kết quả học tập chương
dòng điện không đổi” đã được
kiểm chứng.

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 6,14;
kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 5,25. Độ chênh lệch
điểm số giữa hai nhóm là 0,89; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng
và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn
lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,78. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00061< 0.001.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu
nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế:



Nghiên cứu này mới chỉ thực hiện được trên quy mô nhỏ (sử dụng 01 lớp
làm lớp đối chứng và 01 lớp làm lớp thực nghiệm) và cũng chỉ mới thực hiện trong
một năm học nên kết quả nghiên cứu còn phần nào đó chưa thuyết phục.
Người thực hiện đề tài nghiên cứu đồng thời là người đưa ra các bài kiểm
tra,các tiêu chí đánh giá nên còn mang tính chất chủ quan.
KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ
* Kết luận:
Việc sử dụng phương pháp dạy học kết hợp vừa học lý thuyết kết hợp với
thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế ngay sau và trước tiết học đã mang lại
hiệu quả, tạo sự tin tưởng của học sinh vào khoa học, học sinh tự tin vận dụng kiến
thức học được vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật lí tại
trường THPT Lê Hoàn.
* Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang bị phòng
học bộ môn để tạo thuận lợi hơn cho giảng dạy, học sinh ít phải di chuyển mà học
vật lí ngay tại phòng thực hành, đầu tư trang thiết bị thực hành đầy đủ hơn cũng
như kinh phí để mua một số linh kiện chỉ dùng một lần như các dây điện, băng keo
cách điện,…
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ
năng thực hành, rèn luyện nghiên cứu khoa học, có kĩ năng sử dụng thành thạo các
trang thiết bị dạy học hiện đại.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp trung học có thể ứng dụng đề tài này vào
việc dạy học môn Vật Lí để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.


Đức cơ, tháng 11 năm 2015
Người viết báo cáo


Hồ Văn Quang



×