SỞ GD & ĐT GIA LAI
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
TỔ SỬ - ĐỊA - GD
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
NHẰM GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN
Ở LỚP CHỦ NHIỆM.
Người thực hiện : Trần Thị Yến
Chức vụ
: Tổ trưởng
Năm thực hiện: 2015
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình công tác, mỗi người thầy đều từng bước đúc kết cho
mình những kinh nghiệm bổ ích để nâng cao hiệu quả công tác. Bản thân
tôi cũng đã rất để tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm riêng của mình,
những điều liên quan đến việc giảng dạy, công tác chủ nhiệm.
Có thể nói rằng, công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường nói chung
và trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng hiện nay là công việc
nhiều giáo viên hay né tránh vì có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người thầy
gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh đạo đức xã hội có nhiều diễn biến
phức tạp, trong khi đó bạo lực học đường đang là mối quan tâm không
riêng của Ngành giáo dục, mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo
lắng trăn trở. Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được bàn đến trong cả
phiên họp của Quốc Hội, các trường học, được mọi người rất quan tâm.
Tôi từng băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà số học sinh chưa ngoan ở
các lớp có chiều hướng tăng? Các kinh nghiệm, biện pháp tôi đã và đang
giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả chưa? Với tình hình
chung hiện nay, phải xử trí thế nào để đạt được mục tiêu hình thành nhân
cách học sinh toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ?
Những năm gần đây, về lý luận cũng như thực tế đã có nhiều nghiên
cứu về vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa
có sự nghiên cứu đầy đủ nào để tạo ra sự định hướng thống nhất về hình
thức, biện pháp giáo dục có hiệu quả.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường nói chung, lớp chủ
nhiệm nói riêng, tôi xin nêu “Một số kinh nghiệm của bản thân nhằm giáo
dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm” mà tôi đã tích lũy được trong
quá trình công tác ở trường THPT Lê Hoàn và học hỏi từ đồng nghiệp với
mong ước được góp phần vào việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan,
1
Sáng kiến kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn của đề tài tôi chỉ mong muốn ghi lại
những ý tưởng, những câu chuyện mang tính chất giáo dục và những biện
pháp đã thực hiện trong công tác chủ nhiệm nói riêng và giảng dạy nói
chung mà mình đã làm trong thời gian công tác tại trường THPT Lê Hoàn.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp chủ nhiệm qua các năm học( từ năm
học 2009-2010 đến nay.)
Năm học
Lớp
TS
2009-2010 12A5
HS
39
2010-2011 11C1
41
Nam
Nữ
28
19
Dân tộc Dân tộc
Ghi chú
11
kinh
39
khác
0
22
39
02
Jarai
2011-2012 12C1 41
20
21
2014-2015 12C4 35
07
28
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
39
34
02
01
Jarai
Jarai
- Thu thập thông tin
- Tổng hợp- rút kinh nghiệm
- Điều tra, khảo sát thực tế
-Thống kê, đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan.
2
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Học sinh chưa ngoan đều có chung nhưng biểu hiện đó là: học tập
sa sút, ý thức tổ chức kỉ luật kém, có những hành vi vô lối với giáo viên và
bạn bè....
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy học sinh thích
khuyên bảo nhẹ nhàng hơn là trách phạt. Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) phải
biết khi nào cứng rắn và khi nào mềm dẻo để xử lý các tình huống. Vì thế,
ngoài năng lực chuyên môn GVCN còn là một nhà tâm lý, hiểu thấu đáo
những suy nghĩ, tâm tư của học trò. Nhiều lúc, GVCN phải tự đặt mình vào
vị thế của học sinh để hiểu được hành vi và thái độ của các em với cương
vị là người trong cuộc. Và cũng có những lúc, GVCN đóng vai trò như một
quan tòa có lập luận sắc bén, biết cầm cân nảy mực và đặc biệt là phải
quang minh chính đại, không thiên vị một ai...
Nếu trước đây học sinh rất chăm ngoan, luôn nghe lời thầy cô thì bây
giờ có nhiều em ngỗ ngược, luôn muốn tự khẳng định mình. Vì thế, một
GVCN muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước hết phải thực sự
thương yêu học sinh, coi các em như người thân của mình. Khi đã có tình
yêu thương thì người thầy sẽ hiểu và biết cách dạy học sinh, ngược lại các
em quý mến giáo viên của mình hơn. Chỉ khi tình yêu thương đặt đúng chỗ,
học sinh mới cảm nhận được tình cảm từ trái tim thầy cô. Nói cách khác,
giữa thầy và trò luôn có sự đồng điệu về tâm hồn.
Trên thực tế, cùng một học sinh chưa ngoan nhưng đối với thầy cô
này thì em chống đối còn với thầy cô khác lại phục tùng và nghe lời, rõ
ràng điều quan trọng không phải là học sinh đã phạm lỗi ra sao mà nằm ở
chỗ các em đã nhìn thấy lỗi của mình như thế nào? Làm được điều này
chính là nhờ sự thu phục nhân tâm của GVCN.
3
Sáng kiến kinh nghiệm
II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh về mọi mặt để làm cơ sở đề ra
những biện pháp giáo dục có hiệu quả.
Nắm vững học sinh là nhiệm vụ đầu tiên, tối cần thiết để đưa ra các
biện pháp giáo dục phù hợp. Là một công việc mà giáo viên chủ nhiệm
phải bắt tay tìm hiểu ngay từ đầu và thường xuyên trong suốt quá trình. Để
làm được điều đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải phối hợp với nhiều lực
lượng để tìm hiểu, phải tham gia nhiều hoạt động cùng học sinh để nắm
bắt.
Bước vào năm học khi được nhà trường phân công làm công tác chủ
nhiệm lớp tôi thường liên hệ với văn phòng nhà trường để lấy thông tin học
sinh thông qua hồ sơ dự tuyển.
Đối với học sinh tuyển mới tôi cho học sinh viết sơ bộ thông tin lý
lịch
Đối với học sinh cũ tôi tìm hiểu thông tin qua giáo viên chủ nhiệm
năm trước. Khi tìm hiểu rõ học sinh tôi xây dựng phương án giáo dục.
Đầu tiên tôi phát cho mỗi em một phiếu sau để các em tự điền thông
tin:
EM TỰ GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN
1. Họ và tên…………….………………………………….
2. Học sinh trường( năm học trước)……………………….
3. Họ và tên cha:…………………………………………...
4. Nghề nghiệp:……………………………………………
5. Họ và tên mẹ:…………………………………………...
6. Kết quả học tập bậc THCS:……………………………..
7. Sở thích:…………………………………………………
……………………………………………………………..
4
Sáng kiến kinh nghiệm
8. Bạn thân nhất:…………………………………………..
…………………………………………………………….
9. Môn học em yêu thích nhất:……………………………
10. Môn học em cảm thấy khó nhất:………………………
11. Em mong muốn gì ở giáo viên chủ nhiệm năm nay:…..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
12. Địa chỉ nhà em:…………………………………….…..
……………………………………………………………...
……………………………………………………………..
13. Khi cần liên lạc SĐT:………………………………….
Thông qua phiếu này, kết hợp với tìm hiểu thực tế, tìm hiểu qua hồ sơ tôi
có được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất để ghi vào sổ chủ nhiệm
và quan trọng hơn là tôi đã hiểu một phần về những học sinh mà sắp tới tôi
sẽ quản lý.
2. Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan
a. Nguyên nhân khách quan
Đức Cơ là huyện biên giới nằm phía Tây của tỉnh Gia Lai, có vị trí
địa lý đặc biệt quan trọng, giáp với nước bạn Campuchia, có cửa khẩu quốc
tế Lệ Thanh, điều kiện kinh tế của vùng còn gặp nhiều khó khăn, đa số gia
đình học sinh sống bằng nghề nông, nhiều cha mẹ học sinh phải đi làm ăn
xa, để con em tự quản lý gia đình.
Sự phát triển của mạng Internet về nông thôn, nhiều điểm chat, chơi
game online mọc lên ở lân cận trường học và trên đường đi học của nhiều
học sinh.
b. Nguyên nhân chủ quan
* Về phía học sinh
5
Sáng kiến kinh nghiệm
Sự thiếu hụt về tri thức, học kém một vài môn nào đó do mất căn
bản từ đó các em chán nản, có những hành vi, cử chỉ không phù hợp với
đạo đức xã hội. Sự lôi kéo của bạn bè vào những hoạt động không hiết thực
hoặc có thể chỉ một phút ham chơi trò chơi điện tử, học sinh ấy đã xài hết
tiền học phí rồi dẫn đến lo sợ bỏ học....
Một số học sinh kết bạn và đi chơi với các thanh thiếu niên hư hỏng ở
bên ngoài nhà trường cộng với sự tác động của những tiêu cực xã hội.
* Về phía gia đình
Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, eo hẹp nên các em thường xuyên
bỏ học vô lý do để làm thêm kiếm tiền cho gia đình nhưng nguyên nhân
quan trọng hơn cả là do thiếu sự quan tâm đến việc học của con cái mình
phó mặc việc giáo dục cho nhà trường. Việc giáo dục các em đâu phải do
nhà trường mà cần có sự phối hợp hài hòa với các môi trường giáo dục
khác. Makarenco đã nói “ Các vị cha mẹ nào nghĩ rằng chỉ có nhà trường
và xã hội chịu trách nhiệm giáo dục văn hóa thực sự, còn gia đình hoàn
toàn không làm gì được trong lĩnh vực này là rất sai lầm.”
Từ việc xác định được nguyên nhân chủ yếu, tôi tin rằng phần việc còn lại
hoàn toàn không khó khăn với một thầy cô tâm huyết với nghề, có tấm lòng
yêu thương các em... nhằm giúp các em có thể khắc phục những khó khăn,
thay đổi được những suy nghĩ chưa đúng.
3. Chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường
a. Với Ban giám hiệu, Đoàn trường, Hội đồng khen thưởng, kỉ luật.
Trong một số trường hợp đặc biệt, GVCN cần phối hợp với Ban
giám hiệu nhà trường để cùng nhau có biện pháp giáo dục các em. Chúng
ta không nên tự tin cho rằng chỉ một mình thôi sẽ có đủ bản lĩnh cảm hóa,
giáo dục các em chưa ngoan, hậu quả sẽ khôn lường nếu như chúng ta rơi
vào trạng thái bất lực, khi đó sẽ là quá muộn để có thể sự phối hợp giáo dục
6
Sáng kiến kinh nghiệm
các em này và lúc này chính chúng ta sẽ là người đẩy các em ra xa hơn môi
trường giáo dục phổ thông.
Nhằm giáo dục học sinh trên tinh thần dân chủ, công bằng, bản thân
các em học sinh nói chung và các em học sinh chưa ngoan nói riêng rất
cần được khích lệ kịp thời hay có thể là những biện pháp răn đe hợp lí. Mọi
hình thức khen thưởng, kỉ luật thiếu khách quan đều làm giảm sự nỗ lực
phấn đấu của học sinh, thậm chí đưa học sinh đến chỗ tự do vô kỉ luật hơn
nữa. Chẳng hạn, khen thưởng không công bằng sinh ra ganh tị, nhụt chí
phấn đấu, suy nghĩ sai về nhà trường, nương tay trước những sai trái của
học sinh, không đưa ra Hội đồng kỉ luật sẽ làm cho các em coi thường mọi
kỉ cương của nhà trường, tiếp tục thao túng làm ảnh hưởng xấu đến những
học sinh khác.
Chính từ những phân tích trên mà sự phối hợp với Ban giám hiệu,
Đoàn trường và Hội đồng khen thưởng, kỉ luật là rất quan trọng để giáo
viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh của mình.
b. Với giáo viên bộ môn trên lớp
Đây là một yêu cầu không thể thiếu, bởi giáo viên bộ môn có nhiều
thời gian làm việc với các em, nên nắm được các em nhiều nhất, thông qua
họ chúng ta hiểu học sinh mình nhiều hơn cả về năng lực học tập, cả về ý
thức thái độ và họ cũng rất cần chúng ta tạo cho họ một môi trường học tập
tốt nhất trên cơ sở lớp có nề nếp, mỗi học sinh tích cực góp phần cho
những tiết học tăng thêm hứng thú và hiệu quả.
c. Với cha mẹ học sinh
Cùng với nhà trường, các bậc phụ huynh học sinh thuộc những nghề
nghiệp khác nhau, trình độ hiểu biết xã hội, hoàn cảnh kinh tế khác nhau …
nhưng là những người có quan tâm lớn nhất, mong mỏi nhiều nhất sự tiến
bộ của con em mình khi đến trường học tập. Tuy nhiên, đối với phụ
huynh của học sinh chưa ngoan khi tiếp xúc với họ, điều cần tránh là không
nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ
7
Sáng kiến kinh nghiệm
đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không
có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp
giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở góc độ cởi mở một cách hết sức tâm
lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng,
một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục
con em họ trở thành người tốt.
4. Những yêu cầu không thể thiếu của một giáo viên chủ nhiệm
a. Yêu cầu về phẩm chất
GVCN không chỉ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho
việc giảng dạy, những vốn sống sâu sắc về con người, cuộc đời… người
GVCN còn cần phải rèn luyện cho chính mình đạt những phẩm chất đạo
đức có tính chuẩn mực để trên cơ sở đó, mới có thể nhắc nhở, uốn nắn học
sinh. Từ hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách suy nghĩ, đánh giá những sự
việc trong cuộc sống, những thói quen trong sinh hoạt… tất cả luôn cần
được người GVCN tự xem xét, điều chỉnh để có thể không ngừng hoàn
thiện mình trong mắt học trò. Trước mọi sai lầm, vi phạm của học sinh,
GVCN cần hết sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem xét, giải quyết,
xử lý vấn đề. Với một học sinh lười, một học sinh chưa ngoan… chúng ta
không nên ảo tưởng là các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay xử
phạt của GVCN. Có khi, các em vẫn tiếp tục lười, tiếp tục phạm lỗi lầm với
mức độ liên tục hơn, nghiêm trọng hơn - như một cách thách thức, một
cách khẳng định mình với bạn bè, thầy cô và mọi người. Chính ở những
khoảnh khắc này, người GVCN cần thể hiện rõ bản lĩnh và năng lực sư
phạm của mình.
b. Yêu cầu về kỹ năng
Các em học sinh cấp III đang ở lứa tuổi còn nhiều biến đổi tâm sinh
lý. Không còn là trẻ con để cần được vỗ về chăm sóc, nhưng cũng chưa là
người lớn để tự mình giải quyết mọi tình huống. Để khẳng định mình, các
em dễ có những hành xử bột phát, bất ngờ mà chính các em cũng chưa ý
8
Sáng kiến kinh nghiệm
thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến. Vì vậy, một sự định hướng đúng đắn
để giúp các em hình thành tính cách của mình sau này, là điều hết sức quan
trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ truyền đạt kiến
thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều về chính bản thân,
về những gì chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Đằng sau tất cả mọi kiến
thức, kỹ năng… cần trang bị và rèn luyện,.
Ngoài những yêu cầu trên, còn một yêu cầu tuy không được đặt ra
trong các văn bản nhưng nó lại chi phối tất cả, đó chính là cái “tâm” của
người giáo viên. Không có một tấm lòng, mọi công việc sẽ chỉ là hình thức.
Và như vậy, yêu thương chăm sóc các em không chỉ là mệnh lệnh mà còn
là một nhu cầu không thể thiếu của trái tim người thầy cô giáo, đặc biệt là
người giáo viên chủ nhiệm.
Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có
được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh chưa ngoan nói
riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về
mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của
người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình để tác
động vào học sinh, giáo dục các em nên người. Đây chính là dùng nhân
cách để giáo dục nhân cách .
Tóm lại, với những yêu cầu và biện pháp nêu trên, hy vọng rằng
công tác giáo dục học sinh chưa ngoan sẽ có những bước chuyển biến mới.
Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công
trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ
thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám Hiệu và các tổ chức đoàn thể
trong trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ
chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo
dục học sinh chưa ngoan mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và
bền vững.
9
Sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
a. Kết quả chung
* Học lực
Năm
Tổn
học
g số
Giỏi
S
L
2009-
39H
2010
2010-
s
41H
2011
2011-
s
41H
2012
2014-
s
2015
35hs
0
0
0
0
TL
Khá
S
TL
S
Yếu
12,8
2
%
65,9
3
1
%
0
7
1
%
26,8
4
2
%
68,3
%
1
%
8
%
7
20%
2
77,1
7
%
%
0
0
%
5
S
TL
L
2
0
L
Tb
59%
34,2
Kém
S
TL
L
1
L
28,2
1
%
0
0%
0
2
4,9%
0
1
2,9%
0
TL
0
TB trở lên
S
TL
0
L
2
%
0
8
4
%
0
1
3
%
9
%
0
3
97,1
%
4
%
71,8
%
100%
95,1
Trong các năm học học sinh lớp chủ nhiệm luôn đạt giải cao trong các kì
thi học sinh giỏi cấp tỉnh như: 01 giải KK môn Tiếng Anh qua mạng, 08
giải KK giải Toán, Vật Lý, Hóa Học trên máy tính cầm tay, 01 giải Ba môn
Toán HSG cấp Tỉnh, 01 giải KK môn Hóa Học HSG cấp Tỉnh, 01 giải nhất
cuộc thi Olympia cấp trường.
* Hạnh kiểm
Năm
Tổng
học
số
Tốt
S
TL
2009-
39H
L
1
2010
2010-
s
41H
5
3
%
95,1
2011
2011-
s
41H
9
3
%
87,8
2012
2014-
s
35hs
6
3
%
85,7
0
%
2015
38,5
Khá
SL
19
02
5
5
TL
48,7
%
4,9%
12,2
%
14,3
TB
S
L
5
TL
12,8
%
Yếu
S
TB trở lên
TL
SL
TL
0
0%
39
100%
L
0
0%
0
0%
41
100%
0
0%
0
0%
41
100%
0
0%
0
0%
35
100%
%
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Các hoạt động khác
Năm học
Vị thứ
2009-2010
03/ 28 lớp
2010-2011
01/ 30 lớp
2011-2012
03/30 lớp
2014-2015
02/26 lớp
- Bốn năm lớp chủ nhiệm được nhà trường tặng danh hiệu tập thể tiên tiến
- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào và công tác xã hội từ thiện
như: Đạt 01 huy chương vàng và 01 huy chương bạc tại kì Đại hội TDTT
toàn Huyện, 01 giải nhì tiết mục văn nghệ trong đêm hội diễn văn nghệ
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, 01 giải nhì làm báo ảnh, tham
gia ngày thứ 7 tình nguyện với môi trường, dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ
Huyện. Tham gia ủng hộ quỹ khuyến học, quỹ vì miền Trung, quỹ những
người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam, đàn em thân yêu, quỹ đèn
đom đóm, quỹ hội chữ thập đỏ, quỹ khuyến học, tham gia hiến máu nhân
đạo, quyên góp sách vở cũ….
b. Một số học sinh tiêu biểu
* Bùi Anh Tuấn ( 12 A5- NH 2009-2010): Từ một học sinh hư hỏng, lưu
ban của năm học 2007-2008, năm học 2008- 2009 tham gia đánh nhau, bị
bắt tạm giam ở công an Huyện Đức Cơ, nhà trường đã tiến hành kỉ luật tạm
đình chỉ một năm đến năm học 2009-2010 em được phân vào lớp tôi chủ
nhiệm, ban đầu tôi rất e ngại nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tôi tìm hiểu
em ở một số khía cạnh và đã động viên em cố gắng học tập. Kết quả cuối
năm em đã thi đỗ tốt nghiệp THPT và em đi lính nghĩa vụ công an phòng
cháy chữa cháy Tỉnh Gia Lai. Trong thời gian đi nghĩa vụ em cố gắng tự ôn
luyện và mượn thêm tài liệu từ các thầy cô giáo cũ, kết quả là em thi đỗ vào
trường Đại học cảnh sát hệ trung cấp. Hằng năm cứ đến ngày lễ, tết nếu có
thời gian em đều về thăm tôi.
* Nguyễn Quang Huy (lớp 12 A5- NH 2009-2010): Từ một HS có sức học
rất yếu lại ham chơi, đua đòi với bạn bè, thường xuyên nghỉ học để đi chơi
11
Sáng kiến kinh nghiệm
Game, có lúc em tự mang cà phê nhà mình đi bán dấu cha mẹ để lấy tiền đi
chơi với các bạn. Hậu quả cuối năm học lớp 11 em phải thi lại lên lớp
nhưng với sự nổ lực, cố gắng của bản thân và sự động viên của GVCN em
đã vươn lên với kết quả thật bất ngờ về mặt học tập, em đã thi đỗ tốt nghiệp
THPT và Đại học. Hiện nay em đã tốt nghiệp Khoa Lịch Sử trường Đại học
Bình Dương- Tỉnh Bình Dương
* Nguyễn Văn Hoàng (lớp 12A5- NH 2009-2010): Bản thân em có sức
học rất tốt, trong 2 năm học lớp 10, 11 và HKI của năm học 12 em đều đạt
danh hiệu HSTT với số điểm rất cao nhưng bước vào những tuần đầu của
HK II năm học 12 em có những biểu hiện rất bất thường: Bỏ bê việc học,
xa rời tập thể, bản thân không làm chủ trước những suy nghĩ và hành động
của mình, thậm chí em còn dự tính bỏ học giữa chừng vì những lý do
không chính đáng. Sau nhiều lần tâm sự, tìm hiểu nguyên nhân và hoàn
cảnh gia đình. Tôi nhận thấy đây là trường hợp khá đặc biệt, bằng mọi cách
phải giúp em sớm trở về với tập thể, trở về với gia đình và bản thân em dù
biết điều đó rất khó có thể làm được trong khoảng thời gian ngắn....và rồi,
thời gian cũng như bản thân em không hề phụ tôi, chính em đã tìm và đến
tận nhà tôi để nói lời xin lỗi dù em biết rằng em đã đánh mất chính em,
đánh mất một khoảng thời gian cũng như một lượng kiến thức đáng quý
của năm học cuối cấp này và em cũng nhận ra rằng: “Dù thế nào đi nữa ,
lời xin lỗi của em vẫn là không muộn phải không cô” và chính tôi cũng
nhận ra rằng, kể từ lần “xin lỗi” ấy, em đã dần trở lại với chính bản thân
mình, em đã làm được điều mà cả gia đình, bạn bè và bản thân tôi mong
đợi. Em đã tốt nghiệp khoa Toán trường Đại học Quang Trung- Thành phố
Quy Nhơn- Tỉnh Bình Định.
* Lê Xuân Hùng ( lớp 11C1- NH 2010-2011), em là học sinh có điều kiện
khó khăn, nhà ở xa trường, năm đó mẹ em bị tai nạn phải nằm điều trị dài
ngày ở bệnh viện Tỉnh, là anh cả trong gia đình, trong hoàn cảnh như vậy
em đóng vai trò vừa là người mẹ chăm sóc cho các em, vừa là người bố trụ
12
Sáng kiến kinh nghiệm
cột trong gia đình, bản thân em sức khoẻ lại yếu nên trong năm học em
phải thường xuyên nghỉ học, có tuần em nghỉ đến năm ngày, nhiều lúc em
dường như muốn bỏ học nhưng với sự động viên kịp thời của GVCN và
các bạn trong lớp, em đã dần hồi phục về tâm lí và trở nên học tập tốt hơn.
* Nguyễn Thị Thùy Linh ( lớp 12C4- NH 2014-2015). Đầu năm học khi
mới nhận lớp chủ nhiệm tôi tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm năm trước
biết em là học sinh trong lớp hay quậy phá, thường xuyên không học bài và
làm bài tập về nhà cá biệt trong năm lớp 11 có lần em tham gia đánh nhau
ở trong trường cùng với các bạn khác hậu quả em bị xếp hạnh kiểm yếu
phải rèn luyện trong hè mới được lên lớp 12. Sau khi biết những thông tin
chính xác về em Linh qua GVCN năm trước bản thân tôi cũng rất lo lắng
và lưu tâm đến học sinh này. Thời gian cứ trôi và tôi cứ tiếp cận em dần
dần và tìm hiểu ra mới biết bản thân em là học sinh có ước mơ và lý tưởng
cao đẹp, em đã tâm sự với tôi sau khi tốt nghiệp 12 em muốn thi vào ngành
cảnh sát để góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ an ninh địa
phương và trấn át tội phạm. Nhà em Linh ở xã IaKla cách trường khoảng
06 km em thường đi học bằng xe đạp, có những hôm đến lớp tôi thấy em
mắt đỏ hoe hỏi ra mới biết là em vừa khóc vì lý do bố dượng không cho đi
học bắt ở nhà đi làm. Tôi có tìm hiểu qua một số các bạn ở gần nhà Linh
biết thêm về hoàn cảnh gia đình em, bố dượng là người độc đoán, bảo thủ,
có những lúc em Linh chán nản muốn bỏ học nhất là dịp gần đến tết có
tuần em nghỉ học 5 ngày liền. Sau khi tìm hiểu tôi đã gặp trực tiếp em hỗ
trợ em về mặt vật chất và tinh thần để em có thêm nghị lực thực hiện ước
mơ cao đẹp của mình, đến nay thấy em đi học chuyên cần, không còn quậy
phá và tinh thần học cũng tốt hơn.
Trên đây chỉ một số học sinh tiêu biểu trong số nhiều em đã trở nên
ngoan hơn sau quá trình cảm hóa của bản thân tôi trong các năm học gần
đây, tất nhiên để có được sự thành công trên, tôi luôn ghi nhận sự phối hợp
và hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn, cùng với
13
Sáng kiến kinh nghiệm
sự nỗ lực của bản thân các em, sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các
tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
14
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN III. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm nhằm giáo dục học sinh chưa ngoan
về đạo đức và học tập trong nhà trường phổ thông, mà tôi đã đúc kết được
từ thực tiễn làm công tác chủ nhiệm trong các năm qua.. Vấn đề giáo dục
học sinh chưa ngoan trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi, được sự
quan tâm của hầu hết thầy cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Để có thể
giáo dục tốt các em học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp cả gia
đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí
quan trọng, tuy nhiên vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết
định giúp các em có thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở
thành những người con hiếu thảo trong gia đình và người công dân có ích
cho xã hội.
Trong lớp, thầy cô chủ nhiệm như là cha mẹ của các em, có tiếng nói
điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa đúng của các em, là tấm gương cho
các em noi theo. Thầy cô giáo dục các em không chỉ bằng lời nói mà bằng
cả hành động, cử chỉ, thái độ, tác phong hàng ngày... Hãy cảm hóa, giáo
dục các em bằng cả tấm lòng của người thầy, người cha, người chị, người
mẹ... Hãy nhìn các em với ánh mắt nhìn về tương lai, không nên dựa vào
các hành vi nhất thời của các em mà đánh giá cả bản chất con người các
em. Học sinh chúng ta chỉ là những cành cây non, đang muốn vươn lên trở
thành cành cây vững chắc, hãy tạo điều kiện cho các em thể hiện mình,
vươn lên nơi có ánh sáng vững bền, hãy giáo dục các em bằng thái độ thân
thiện và tích cực. Có thể nói rằng chỉ có người giáo viên nào luôn ý thức sẽ
cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ,
lấy việc hy sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người làm hạnh
phúc cao cả của đời mình thì mới có thể thực hiện được chức năng “người
kỹ sư tâm hồn” một cách xứng đáng.
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học nhà
trường, cảm ơn các thầy cô giáo tổ Sử- Địa- Giáo Dục đã động viên, góp ý
để tôi hoàn thành đề tài này.
Đức Cơ, tháng 3 năm 2015
Người thực hiện
Trần Thị Yến
16
Sáng kiến kinh nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Khuê; Phan Xuân Thành- Tâm huyết Nhà Giáo: NXB Giáo dục
năm 2005.
2. Nhiều tác giả-Thưa Thầy: NXB Trẻ năm 2009.
3.Tạp chí Nghiên cứu giáo dục năm 2009-2010 số 20
4. Báo Giáo dục và thời đại.
Cùng một số tài liệu khác có liên quan.
*******************************************
17
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................................3
II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................4
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI...................................................................10
a. Kết quả chung..........................................................................................................10
PHẦN III. KẾT LUẬN...................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................17
MỤC LỤC.......................................................................................................................18
18