Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đời Sống Tâm Thần Của Thai Nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.16 KB, 79 trang )

Đời Sống Tâm Thần Của Thai Nhi
Những điều cha mẹ phải biết để
có thể giúp con hạnh phúc
và phát triển nhân cách từ trước khi lọt lòng
Thai nhi không là một mớ tế bào vô tri vô giác. Mà trái lại, đã là một nhân sinh biết
cảm nhận, biết phản ứng và từ tháng thứ sáu trở đi (có thể sớm hơn) có một cuộc sống
tâm thần sống động. Đó chỉ là một trong nhiều khám phá ngoạn mục…

Về cuốn sách
Vào đầu thập niên 1980, khi vừa xuất hiện, cuốn sách của bác sĩ Thomas Verny gây
xôn xao trong thế giới chuyên khoa. Các lãnh vực tâm y lý tiền sản, tâm lý chữa trị, sản
khoa đặc biệt nhờ đó có thêm một bước tiến tới quan trọng.
Nỗ lực quan trọng nhất của cuốn sách là nhằm trả lời câu hỏi: Thai phôi đã có nhân
cách chưa, nghĩa là khi chưa sinh ra trẻ đã ý thức được chưa. Một vấn nạn mà cho tới lúc
đó, nhiều nhà chuyên môn vẫn còn xem là mơ hồ.
Ngày nay, hầu hết những yêu cầu của bác sĩ Verny đặt ra cho các đồng nghiệp
trong lãnh vực chữa trị và hộ sản, đã được thực thi trong các nước tân tiến âu mỹ. Nhưng
đối với đất nước ta, nhiều điều vẫn còn quá xa vời. Một vài giả thiết về tâm y lý tiền sản
do tác giả đưa ra, trên căn bản không thiếu luận cứ, song còn cần thêm khảo chứng
trước khi trở thành gia sản kiến thức chung.
Nhìn chung, nhiều kiến thức đề cập trong sách nay đã được xác định.
Tuy nhiên, chuyện kiến thức, thực ra, không quan trọng cho bằng vấn đề làm sao
dùng được những hiểu biết đó vào việc xây dựng hạnh phúc và phẩm giá con người. Đấy
cũng là chủ đích của tác giả khi viết sách.
Tác phẩm đã được chuyển ra việt ngữ năm 1990, nhưng vì nhiều lý do, chưa có cơ
hội ra mắt độc giả. Hôm nay, qua nỗ lực của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại,
Cơ sở Tống Viết Bường (Đức quốc) nó hân hạnh đến với quý vị.
Một lý do quan trọng thúc đẩy việc xuất bản sách là vấn đề tranh luận gay gắt của
con người vật chất hôm nay về giá trị sự sống, về quyền phá thai. Trong phiên toà lên án
tử hình, người ta chỉ thấy quan tòa (các nhà y khoa, chính trị gia, luật gia) và nguyên đơn
(thường là thai phụ); còn bên bị cáo (thai nhi) - nhân vật quan trọng nhất - lại bị xem là vô


tri vô giác nên bị gạt ra ngoài !
Nhưng không. Bị can không vô tri. Trái lại, nó đang theo dõi cuộc luận bàn sát nhân
kia với đầy đủ giác quan. Nó đang cảm nhận và đang khắc khoải với bản án nghiệt ngã
gần kề.
Cuốn sách của bác sĩ Verny, trong khía cạnh đó, là bản biện thuyết tuyệt vời cho kẻ
vắng mặt.
Phạm Hồng-Lam
CHLB Đức, tháng 11.1996


Mục Lục
Mở đầu
Chương Một: Đời Sống Tâm Thần Của Thai Nhi
Chương Hai: Kiến Thức Mới
Chương Ba: Bản Ngã tiền Sản
Chương Bốn: Dây Giao Cảm
Chương Năm: Kinh nghiệm Lúc Chào Đời
Chương Sáu: Hình Thành Nhân Cách
Chương Bảy: Niềm Vui Làm Mẹ
Chương Tám: Gắn Bó Sinh Tử Đầu Đời
Chương Chín: Năm Đầu Tiên
Chương Mười: Đào Bới Lên Những Kinh Nghiệm Đầu Đời
Chương Mười Một: Xã Hội Và Thai Nhi
Thư Mục Tham Khảo
Cám Ơn

Verny, Thomas
John Kelly:
Das Seelenleben des Ungeborenen:
Wie Mütter und Vảter schon vor der Geburt

Persönlichkeit und Glück ihres Kindes
fördern können [ Ingeborg Frauke Meier
và Sabine Schwabenthan dịch từ nguyên tác
anh ngữ: The secret life of the unborn child]
Đời Sống Tâm Thần Của Thai Nhi:
Những điều cha mẹ phải biết để giúp
con hạnh phúc và phát triển nhân cách
từ trước khi lọt lòng


Mở đầu
Sách này được khơi nguồn vào một buổi tối cuối tuần mùa đông năm 1975, khi tôi
tới thăm gia đình một người bạn miền quê. Helen, cô gia chủ, đang mang thai tháng thứ
bảy và tỏ ra đầy mãn nguyện. Ngồi một mình trước lò sưởi cô nhẹ nhàng hát bài ru con:
Mưa xuống mẹ gần bên con
Nắng lên mẹ che con mát
Con ơi có hay mẹ hát
Vắng con mẹ nát cõi lòng...
Cảnh đó gây ấn tượng mãi trong tôi. Và sau khi sanh, Hêlen cho tôi hay, bài hát đó
đã như một thần dược đối với con nàng. Mỗi lần thằng bé la khóc, nàng cất lên bài đó, là
tự nhiên cu cậu im ngay. Tôi tự hỏi, phải chăng đây là một trường hợp hi hữu hay là tâm
tình và ý nghĩ của mẹ thật sự có ảnh hưởng trên con.
Dạo đó, tôi đã biết rằng hầu hết các bà mẹ một cách nào đó đã có những tương giao
mật thiết với con mình trong bụng. Cũng như bao đồng nghiệp tâm lý chữa trị khác, chúng
tôi đã nghe nhiều thai phụ kể những giấc mơ và câu chuyện mà chỉ có thể giải thích được
bằng các kinh nghiệm tiền sản (trước khi sanh) hoặc khi lâm bồn (lúc sanh) mà thôi. Từ
đó, tôi bắt đầu để tâm tới những chuyện đó.
Tôi nghiên cứu sách vở để hiểu thêm về tâm thần của thai nhi và trẻ sơ sinh, bởi tôi
tin rằng thai nhi đã có một đời sông tâm thần.
Những nghiên cứu của bác sĩ Lester Sontag làm tôi phấn chấn. Ông minh chứng

rằng tình cảm và ý nghĩ của người mẹ có ảnh hưởng trên nhân cách của thai nhi. Có điều
là các nghiên cứu của ông hơi cũ, được tiến hành trong các thập niên 30, 40. Những kết
quả mới lạ tôi tìm thấy trong các tài liệu thuộc lãnh vực thần kinh và cơ thể học. Cuối thập
niên 60 và đầu 70, nhờ tiến bộ y khoa, các nhà khoa học đã có thể nghiên cứu các bào
thai ngay trong môi trường tự nhiên của chúng và nhờ đó đã vẽ lên được một hình ảnh
mới, cơ bản về đời sống của phôi thai. Các khám phá cho thấy thai nhi không còn là một
mớ tế bào vô tri vô giác, như trong sách nhi khoa truyền thống vẫn dạy. Mà trái lại, chúng
đã là những con người biết cảm, biết phản ứng và kể từ tháng thứ sáu (có thể sớm hơn)
trở đi, chúng có một cuộc sống tâm thần sống động. Đấy chỉ là một trong nhiều khám phá
ngoạn mục.
* Thai nhi có thể thấy, nghe, cảm nhận, nếm và với mức độ nào đó, đã có thể học
được. Điểm quan trọng nhất, là chúng đã biết cảm nhận, dĩ nhiên là chưa được tinh tế
như người lớn.
* Nhờ khả năng cảm nhận đó mà bản ngã của chúng bắt đầu hình thành. Sau này
chúng trở thành người lạc quan hay bi quan, vui hay buồn, hung hãn hay co rút sợ sệt,
một phần đều tùy thuộc vào những tín hiệu mà chúng nhận được khi còn trong lòng mẹ.
* Hầu hết tín hiệu đó đến từ người mẹ. Nói vậy không có nghĩa là tất cả mọi âu lo,
ngờ vực của mẹ đều ảnh hưởng xấu lên con. Mà chỉ những tình cảm nào cắm rễ dai
dẳng - chẳng hạn như mẹ rơi vào một khủng hoảng lo sợ kéo dài - mới để lại hậu quả
trên nhân cách con. Ngược lại, nếu mẹ lạc quan, yêu đời, mong chờ con, thì tâm hồn con
cũng sẽ hướng về chiều ấy.
* Mới đây người ta cũng đã bắt đầu để ý và nghiên cứu nhiều về tình cảm người
cha. Và kết quả cho thấy thai nghén của vợ sẽ trôi chảy dễ dàng, tốt đẹp, nếu như chồng
biết cảm thông, quan tâm tới vợ con.
Cuốn sách này là kết quả của sáu năm tích cực nghiền ngẫm, nghiên cứu, du khảo
khắp đó đây. Để thu góp tài liệu, tôi đã sang London, Paris, Berlin, Nizza, Rom, Basel,


Salzburg, Wien, New York, Boston, San Francisco, New Orleans và Honolulu để gặp gỡ
hỏi han các nhà tâm lý chữa trị, tâm lý học, thai phôi học, cơ thể học, các nhà hộ sanh,

các bác sĩ nhi đồng danh tiếng. Chính tôi cũng tiến hành một số khảo cứu riêng, hai trong
số này có đề cập trong sách này, và đã chữa trị hàng trăm người đã trải qua một thời kỳ
thai nghén và sanh đẻ khó khăn.
Hình ảnh thai nhi độc giả sẽ gặp trong sách này khác hẳn hình ảnh mà cho tới nay
đa số vẫn nghĩ và sách vở vẫn trình bày. Sở dĩ phải nêu ghi danh tính hoặc tài liệu là vì tôi
muốn có bằng chứng khoa học cho những quan điểm và trình bày cuả mình. Hy vọng
những chương sách sẽ lôi cuốn sự say mê của độc giả. Tôi lấy làm tiếc phải đề cập tới
một số khảo cứu liên quan tới hậu quả bất lợi của tình cảm người mẹ, nhưng đó là sự trớ
trêu của y khoa: kinh qua bệnh tật rồi người ta mới khám phá ra thuốc chữa.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học mà tôi đề cập ở đây hầu hết nặng về lý
thuyết hơn là đề ra các phương thức ứng dụng thực tế. Dù vậy, các khám phá của họ
giúp các bậc làm cha làm mẹ cùng góp sức uốn nắn nhân cách và tạo hạnh phúc cho con
mình, không những khi còn trong trứng nước mà mãi suốt cuộc đời chúng. Mục đích
chính của cuốn sách là muốn nói lên cho các cha mẹ tương lai hay điểm đó.

Chương Một: Đời Sống Tâm Thần Thai Nhi
Sách này tìm hiểu cội nguồn của ý thức con người, tìm hiểu sự phát triển của thai
nhi cũng như của trẻ sơ sinh - đặc biệt với câu hỏi, tâm thần con người nẩy sinh và phát
triển ra sao: Ta đã phát triển như thế nào để có cái Ta ngày ngày nay. Toàn bộ dựa trên
cơ sở một khám phá kỳ diệu: Thai nhi đã là một con người biết cảm giác (nghe, cảm,
ngửi...) và có khả năng ký ức (nhớ). Và cũng nhờ các khả năng đó mà nhân cách, khuynh
hướng và cao vọng của đứa trẻ đã từng chặng hình thành trong suốt chín tháng cưu
mang.
Khám phá này cũng như kết quả các nghiên cứu khoa học liên hệ cho ta thấy nhiều
điều lạ lùng về sự phát sinh của tinh thần con người mà bấy lâu không ai biết hoặc dám
nghĩ. Tác động lớn của nó trên bình diện khoa học là phản lại hoàn toàn luận chứng của
Freud. Freud cho rằng nhân cách con người chỉ bắt đầu phát sinh ở quảng thời gian từ
hai tới ba tuổi. Nhưng tác động quan trọng và thích thú nhất, là nó cho thấy vai trò làm
cha mẹ (đặc biệt vai trò mẹ) quan trọng là dường nào trong việc tạo dựng nhân cách con
mình. Bằng tình cảm và ý nghĩ, họ có thể góp phần hữu hiệu trong việc đầu tư hạnh phúc

cho tương lai con cái.
Tôi không quả quyết rằng tất cả những gì người mẹ suy tư, cảm nhận trong thời
gian mang thai đều ảnh hưởng tuyệt đối lên tương lai con. Cảm nhận, ý nghĩ chỉ là một
vài trong nhiều yếu tố, song rất đặc biệt là vì- trái với yếu tố di truyền - chúng có thể do
người mẹ quyết định. Suy tư và cảm nhận của mẹ có thể là nền móng cho hạnh phúc
con. Nhưng làm thế nào và có biến được cảm nghĩ đó thành vũ khí lợi ích cho nhân cách
con không, tất cả đều do mẹ quyết định. Thế không có nghĩa là mẹ tương lai suốt ngày
phải vui cười, lạc quan. Những thoáng lo âu, một vài ngờ vực xen kẽ là chuyện bình
thường. Nhiều lúc đó lại là những yếu tố ảnh hưởng tích cực trên sự phát triển cá tính
con, như ta sẽ thấy sau này. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là từ nay, bà mẹ tương lai
có thêm một khả năng nhào nặn tình cảm con mình mai này.
Hiểu biết của tôi trên đây là một khám phá "quyết định". Tuy nhiên đấy cũng chỉ là
một khám phá tiếp nối những cái đã có. Cuối thập niên 60, chẳng hạn, các nhà tâm lý đã
phát hiện ra sợi dây tình cảm mẹ con - mà họ gọi là Bonding (tạm dịch là "dây/mối giao
cảm") - phát sinh từ tương quan giữa người mẹ và bé sơ sinh. Xét về nhiều mặt, nghiên
cứu của tôi chỉ là một tiếp nối của "mối giao cảm", nhưng tôi đưa yếu tố này về thời tiền


sản, có nghĩa là giữa thai phụ với thai nhi. Y khoa công nhận thói quen ăn uống, sử dụng
thuốc thang cũng như cảm xúc của mẹ ảnh hưởng trên sức khỏe của con thế nào, thì về
mặt tâm lý cũng vậy, ý nghĩ và tình cảm của mẹ cũng tác động không nhỏ trên con.
Sự hiểu biết mới mẻ trên đây cũng nói lên vai trò quan trọng của người cha trong
quá trình thai nghén. Nếu chồng hiểu biết, thương yêu và quan tâm thì vợ cảm thấy được
che chở, nâng đỡ và an tâm vượt cạn. Trên đây là kết quả của các Viện nghiên cứu ở
Mỹ, Kanada, Anh, Pháp, Thụy-Điển, Đức, Áo, Tân-Tây-Lan và Thụy-Sĩ. Hai mươi năm
qua các nhà khoa học trong các trung tâm đó đã làm việc trong âm thầm và bền bỉ để đưa
ra một hình ảnh hoàn toàn mới về thai nhi, sanh đẻ và về khởi điểm của sự sống.
Cuốn sách này là nỗ lực đầu tiên nhằm quảng bá kết quả cách mạng của họ tới
quảng đại quần chúng. Và bởi là nỗ lực tiên phong nên chắc chắn sẽ có nhiều điều còn
đang trong vòng tranh cãi. Tôi sẽ cố gắng, trong phạm vi có thể, tách biệt rõ ràng những

điều đã rõ với những điều chưa đoan chắc. Tôi cũng không nghĩ là mọi người sẽ hoàn
toàn đồng ý với tôi. Tuy nhiên, tôi tin rằng cuốn sách cũng như lãnh vực điều nghiên đầy
triển vọng này sẽ mang lại hy vọng tràn trề cho giới y sĩ trong việc điều chỉnh các thiếu sót
hiểu biết bấy lâu trong lĩnh vực sản khoa, mang hy vọng cho bậc cha mẹ trong ý thức vai
trò mình và nhất là mang hy vọng cho chính thai nhi.
Những hiểu biết mới mẻ trên mang lợi nhiều nhất cho thai nhi. Bởi nhờ đó chúng sẽ
được chăm sóc cẩn thận, nhân bản hơn ngay từ trong lòng mẹ và trên giường sanh. Nhà
hộ sanh người Pháp Fédérick Leboyer, tác giả cuốn "Đi Nhẹ Vào Đời", đã trực giác được
những điều đó khi ông viết sách quảng bá những kỹ thuật sanh đẻ tự nhiên.
Điều tối quan trọng là phải tạo không khí ấm cúng, dịu dàng và tình người nơi bàn
sanh, bởi vì trẻ sơ sinh cảm nhận được đầy đủ hoàn cảnh sinh ra của mình. Sanh ra
trong tích cực, phản ứng của chúng sẽ tích cực. Trái lại, phản ứng của chúng sẽ tiêu cực
trước cảnh ồn ào tiếng động máy móc, ánh đèn chói sáng hoặc trước sự vô tình lạnh nhạt
của người hiện diện.
Tuy nhiên, hiểu biết mới mẻ trên và hậu quả cách mạng của nó vượt xa điều
Leboyer viết và trên tất cả những hiểu biết của chúng ta về thai nghén và sanh đẻ. Nó mở
lối cho ta đi vào tâm thần của trẻ thơ. Thai nhi đã có thể ý thức và cảm giác, dù rằng ý
thức của nó chưa cá biệt và phức tạp như người lớn. Nó chưa phân biệt được cụ thể mọi
chuyện, song các khảo nghiệm đều cho thấy là nó đã biết phản ứng trước không những
các tình cảm mạnh và rõ ràng như Tình thương hay Oán ghét, mà ngay cả những tình
cảm tế vi lưng chừng như Dở khóc dở cười, Bỏ thì thương vương thì tội. Chương sau sẽ
đề cập kỹ hơn.
Từ lúc nào tế bào óc của thai nhi bắt đầu có khả năng cảm nhận ? Điều này chưa ai
rõ. Vài nhà khoa học tin rằng ý thức phát sinh ngay từ lúc thụ thai. Họ dẫn chứng hàng
ngàn trường hợp thai phụ rất khỏe mạnh song lại sẩy thai và cho rằng ngay từ những
giây phút đầu phôi 1 đã có đủ ý thức thể hiểu tình trạng không được chấp nhận của mình
và đã đủ sức mạnh ý chí để phản ứng lại. Ta sẽ trở lại chuyện này sau. Quan điểm này
tuy hay, nhưng tới giờ vẫn còn là giả thuyết.
Ta chỉ mới biết chắc chắn nhiều điều về thai kể từ tháng thứ sáu trở đi - có minh
chứng rõ ràng do các thí nghiệm cơ thể, thần kinh, sinh và tâm lý học. ở hầu hết mọi khía

cạnh, thai từ thời điểm này là một nhân thể lạ lùng. Nó có thể nhớ, nghe, tập thành (học).
Nó học rất nhanh, như thí nghiệm của một nhóm khoa học gia dưới đây minh chứng.
16 thai nhi được tập "phản ứng có điều kiện". Mỗi lần nghe tiếng động mạnh thì thai
nào cũng phản ứng co đạp, phản ứng này nghe được từ một máy khuyếch âm
(microphon) buộc ở bụng mẹ. Lần lần, ngay sau tiếng động, các nhà thí nghiệm cho kèm
theo một chấn động nhẹ. Bình thường, nếu chỉ có chấn động không thôi thì thai không để
ý, do đó không phản ứng. Sau nhiều lần "tập dượt", chỉ cần mở chấn động (mà không cần
1

Trong ba tháng đầu gọi là Phôi (Embryo). Sau đó gọi là Thai (Fetus)


tiếng động mạnh nữa) là thai cũng co đạp. Thai nhi đã tập được liên tưởng giữa tiếng
động mạnh với chấn động nhẹ.
Ngoài việc cho biết khả năng của thai nhi, thí nghiệm còn cho ta một áp dụng cụ thể:
Nếu nhà khoa học tập cho thai nhi được thì mẹ cũng có thể dạy cho con. Hẳn nhiên phạm
vi tập thành còn nhiều hạn chế, nhưng mẹ có thể dạy con bằng nhiều cách, như nhạc
chẳng hạn. Thai nhi 4, 5 tháng đã có thể phân biệt cao độ âm thanh và có những phản
ứng phù hợp. Cho nghe nhạc Vivaldi (êm dịu), thì đứa quấy nhất cũng dịu ngay. Trái lại,
cho nghe Beethoven (dồn dập) thì đứa dịu nhất cũng sẽ co đạp tứ tung.
Mỗi ngày bà mẹ bỏ vài phút nghe những bản nhạc nhẹ nhàng mình thích, thì đứa
con nhờ thế sẽ bớt quấy và biết đâu cũng nhờ vậy mà đánh thức được năng khiếu âm
nhạc nơi con. Đó là trường hợp của Boris Brott, nhạc trưởng Ban đại hòa tấu Hamilton
(Ontario).
Cách đây vài năm, tôi nghe được cuộc phỏng vấn Brott về nhạc kịch (Opera) trên
đài phát thanh. Cuối bài nói chuyện, người ta hỏi Brott vì sao thích nhạc. Có lẽ đây là một
câu hỏi dặm kéo cho hết giờ. Nhưng sau chút ngập ngừng, Brott trả lời: " Có lẽ là điều
khó tin, nhưng nhạc đã là một phần con người tôi ngay từ trước khi sanh ra". Người
phỏng vấn ngỡ ngàng, yêu cầu giải thích. Brott tiếp: "Ngay khi còn trẻ tôi lạ lùng về khả
năng đặc biệt của mình. Tôi có thể chơi nhiều tấu khúc mà không cần nhạc. Bữa nọ điều

khiển lần đầu tiên một tiểu khúc lạ, bỗng điệu vĩ cầm chính tự nhiên hiện ra trong trí và tôi
tiếp tục điều khiển hết tấu khúc, như đã thuộc lòng, không cần dở sách. Rồi tôi kể cho mẹ
tôi, một nhạc sĩ vĩ cầm chuyên nghiệp, nghe câu chuyện. Mẹ cũng lấy làm lạ, nhưng sau
khi hỏi tôi đó là tấu khúc nào, thì mới vỡ lẽ: Tất cả tấu khúc tôi thuộc lòng là những tấu
khúc mẹ đã chơi trong thời gian cưu mang tôi".
Chuyện của nhạc sư Brott chẳng phải họa hiếm. Trong một hội nghị cách đây mấy
năm, tôi cũng được nghe một trường hợp tương tự. Đó là một thanh nữ người Mỹ, sống
ở Toronto trong thời gian mang thai. Một hôm cô giật mình trước cảnh đứa con gái hai
tuổi nằm giữa nhà miệng hô từng chặp :" Thở ra, hít vào, thở ra, hít vào". Cô hiểu ngay đó
là một phần bài thể dục chuẩn bị sanh theo lối Lamaze (kỹ thuật thể dục hộ sanh của
Lamaze rất thịnh hành ở Mỹ. Ghi chú người dịch): Thoạt tiên, cô tưởng con mình học
được từ truyền hình. Nhưng, lối tập của truyền hình xứ Mỹ này khác hẳn. Mà lối hô của
con cô thì trăm phần trăm của Toronto ! Như vậy chỉ còn cách giải thích duy nhất là con
cô đã "học lóm" được lối hô đó khi còn trong bụng mẹ.
Mới đây một chuyện tương tự cũng xuất hiện trên một bài nghiên cứu.
Ngày nay, khoa tâm lý có thêm một ngành mới gọi là Tâm lý tiền sản. Ngành này sẽ
quan tâm nhiều về những chuyện đại loại như trên. Các nhà tâm lý tiền sản quả quyết
trong tương lai, công việc của họ sẽ ảnh hưởng cụ thể và tích cực lên sự phát triển tâm
thần của thai nhi. Tương lai đó có thể còn xa. Tuy nhiên hiện tại ta đã biết khá đủ về tâm
thần và tình cảm của thai nhi, đủ để giúp hàng ngàn trẻ em tránh được những xáo động
tâm lý có thể gây hệ lụy cả đời.
Cũng vì thiện ý đó mà tôi quay ra nghiên cứu môn tâm lý tiền sản. Nhiều năm qua,
tôi đã gặp ở bệnh viện, nơi trường dạy, phòng mạch hàng chục người bị những vết đau
tiền sinh tàn phá, những vết đau đó chỉ giải thích được bằng những kinh nghiệm khi còn
trong bụng mẹ hay trên bàn sanh. Bạn bè tôi cũng chữa trị nhiều trường hợp như vậy. Hy
vọng môn tâm lý này sẽ mở lối cho ta tránh những thảm kịch trên, và nhờ đó tương lai
các thế hệ tiếp sau sẽ tốt đẹp hơn.
Nói thế không có nghĩa là ta sẽ tìm được phương thuốc vạn năng cho mọi căn bệnh.
Cũng không có nghĩa là tất cả những nỗi lo âu hàng ngày của ta đều có căn cơ từ trong
lòng mẹ. Đời sống con người biển chuyển theo thời gian. Song điều phải nhấn mạnh, là

những kinh nghiệm đầu đời chi phối ta rất nhiều. Người lớn có đủ thời gian, trẻ em ít hơn,
để tạo cho mình khả năng chống trả hoặc trung hòa các kinh nghiệm tiêu cực. Thai nhi thì
hoàn toàn không. Vì thế những kinh nghiệm của mẹ dễ hằn sâu vào tâm con và ảnh


hưởng về lâu về dài sau này. Những cá tính chính thường rất khó đổi thay. Sinh ra trong
lạc quan, đứa trẻ phải đụng thật nhiều tai ương thì tánh lạc quan đó mới bị xóa nhòa. Còn
đứa bé sau này sẽ là văn sĩ, nghệ sĩ, thuận tay trái hay phải...? Thú thật, những chi tiết
này hiện nằm ngoài khả năng tri thức ta. Mà biết được hết rõ ràng mọi chuyện thì cuộc
sống nhân sinh còn đâu là bí mật nữa.
Tuy nhiên, ta có quyền nỗ lực đi tìm ngọn nguồn các căn bệnh nhân cách để ngăn
ngừa . Đa số bà mẹ hiểu rằng, khi mình làm cho chính mình điều gì thì đứa con trong
bụng cũng được hưởng lây. Chúng tôi, nhà khoa học, có nhiệm vụ xác định điều đó đúng
hay sai và cố gắng tìm hiểu thêm. Có điều tôi tin chắc, là với khả năng nhận diện tật bệnh
tiền sản ngày càng lớn, chúng ta sẽ làm phúc cho vô số trẻ em, phụ huynh và ngay cả
toàn thể xã hội, như nghiên cứu mới mẻ sau đây minh chứng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc giãy đạp của thai thường là dấu hiệu của sự lo
âu. Nếu như động thái thai nhi là chìa khóa của nhân cách tương lai, thì kết luận của họ
là: thai nào động nhất sẽ trở thành đứa bé hay sợ sệt nhất. Đúng như vậy. Những đứa
giẫy đạp mạnh trong bụng mẹ khi ra đời thường hay sợ. Sợ sệt lúc lên hai. lên ba, rụt rè ở
nhà trẻ, trốn tránh làm quen. Chỉ an tâm khi co ro một mình.
Đứa bé lớn lên sẽ ra sao, ta chưa biết rõ. Có thể anh ta/chị ta thành công trong công
việc, có hạnh phúc gia đình, rồi có thể với một chút chữa trị, tính sợ của anh/chị biến mất
hoàn toàn. Cũng có thể - điều này tương đối chắc chắn - ở tuổi 30 anh/chị đó vẫn tính
nhút nhát, một mình một xó, im ỉm suốt ngày với vợ/ chồng, con cái.
Cứ phải tiếp tục như vậy sao? Không ! Nếu như trong tương lai có nhiều thai phụ
nghĩ đến con hơn, thì quả đấy là một thành công lớn. Song thực tế không phải vậy. Cuộc
phỏng vấn thăm dò cách đây vài năm cho biết, trong sáu tháng đầu có tới một phần ba trong số 500 người được phỏng vấn - thai phụ không hề nghĩ tới con, suốt ngày chỉ nghĩ
tới chồng, xe, công việc, quần áo, chợ búa, phim ảnh cuối tuần.
Con cái họ sau này cũng sẽ rơi vào khủng hoảng tình cảm ? Chưa ai quả quyết

được đúng hay sai. Nhưng nếu tin vào những hiểu biết của mười năm nay, thì tôi tin chắc
xác xuất đúng của câu hỏi trên rất lớn. Chuyện đã có thể tránh được dễ dàng, nếu như
các bà mẹ hiểu biết hơn. Cứ tưởng tượng mình một thân một cõi suốt sáu bảy tháng liền
trong một căn phòng trống trơn, cách ly mọi loại tiếp xúc. Bào thai cũng ở vào tình trạng
đó, nếu như suốt thời gian thai nghén mẹ chẳng đoái hoài tới con. Dĩ nhiên tình cảm và
tâm thần của chúng không như của chúng ta. Song, điều chính là chúng cũng đã có đời
sống nội tâm, cũng muốn được yêu thương đùm bọc; không được tiếp xúc chia sẻ, thân
xác chúng sẽ còm cõi.
Qua nghiên cứu các thai phụ loạn tâm chúng ta thấy rõ ràng hậu quả tai hại của việc
mẹ không đoái hoài tới con. Đây là những trường hợp bất khả kháng, không làm sao khác
hơn được. Con cái họ sinh ra dễ bị bệnh tâm thần và thể lý hơn con của các bà mẹ bình
thường 2. Chương tới sẽ bàn về phương cách thông đạt giữa mẹ và con. Ở đây, chỉ cần
biết là có mối tương giao mẹ con đó và chúng ta có thể tác động lên mối tương giao này.
Và chúng ta phần nào có thể đo được phẩm chất và cường độ của tương giao này. Nếu
tương giao mẹ con xẩy ra đều đặn và đầy trìu mến thì có nhiều hy vọng con sinh ra khoẻ
mạnh, yêu đời.
Khoa học đã chứng minh sự quan trọng của mối giao cảm thời hậu sản. Những giây
phút đầu tiên tiếp xúc với ngoại cảnh bé sơ sinh cảm thấy hoàn toàn cô đơn xa lạ giữa
một thế giới đầy ánh sáng chói lòa, tiếng động ồn ào, muôn hình đáng sợ. Chính sự trìu
mến, thường xuyên gặp gỡ của mẹ sẽ là nguồn nâng đỡ qúy báu cho con vượt trở ngại.
Nhưng mối giao cảm tiền sản, theo tôi, lại càng quan trọng hơn. Nó chuẩn bị tinh thần cho
2

Nhiều người cho rằng loạn tâm có căn nguyên từ sinh lý. Nhưng người ta đã không tìm ra được cấu tố
hóa học dị biệt nào trong máu của hàng ngàn bà mẹ loạn tâm. Điều đó cho thấy giả thuyết tâm lý của tôi có
nền tảng.


trẻ ra đời. Ngay từ những giờ phút đầu tiên tượng hình, thế giới phôi thai chỉ có giữa mẹ
và con, thông qua những gì mẹ nghĩ, cảm, nói, ước mong. Vậy làm sao mà không ảnh

hưởng lên con. Lòng mẹ cũng là một môi trường sống nhiều cái lạ. Một trong những cái lạ
quan trọng là nhịp tim đập của mẹ. Bùm, bùm, bùm... tiếng động không thôi. Có thể dồn
dập nghẹt thở, có thể thanh thỏa nhẹ nhàng. Đứa bé chịu chi phối trực tiếp cường độ,
nhịp điệu. Nó sẽ an tâm ngủ yên và triển nở trong môi trường nhẹ nhàng, từ từ đồng hóa
cái nhẹ nhàng đó với dấu chỉ tình yêu. Nó sẽ bất an và sợ hãi khi tim mẹ dồn dập, ngắt
quãng.
Cách đây vài năm có một thí nghiệm đặc biệt để xem thử tiếng tim đập của mẹ có
thật sự ý nghĩa đối với con không. Người ta cho các sơ sinh nghe băng tiếng tim đập của
mẹ. Lạ lùng, những trẻ nghe băng phản ứng khác hơn trẻ không được nghe: Chúng ít
khóc , ít bệnh , ăn nhiều, mau lớn, tim đập bình thường hơn. Dĩ nhiên có đôi chút khác
biệt ở phản ứng mỗi đứa, song, xét chung, mức đồng điệu rất cao.
Người mẹ không kiểm soát một cách ý thức được nhịp tim mình. Song bà có thể ý
thức được cảm xúc mình và tập điều khiển chúng. Đấy là điều quan trọng. Con mình sau
này khép kín cứng lòng hay tâm hồn rộng mở, đều do tâm tình và ý nghĩ lạc quan hay bi
quan, nâng niu hay oán trách của mẹ. Thế không có nghĩa là những lo nghĩ, nỗi buồn
thỉnh thoảng thường ngày sẽ ảnh hưởng xấu lên con. Không. Ngay cả việc sanh đẻ khó vì
lý do thể lý cũng không. Quan trọng là thái độ tích cực của mẹ. Cảm và nghĩ của mẹ sẽ
tạo nên một phần Bản ngã (Selbst-Bild: hình ảnh về chính mình) của con. Bản ngã một
người tạo thành do nhiều yếu tố nội và ngoại tại. Khi còn sơ sanh, do ảnh hưởng tiếp xúc
với cha mẹ, anh chị; lớn lên ảnh hưởng bạn bè, cô thầy giáo, đồng nghiệp, vợ chồng, kẻ
thù... nhưng cái mầm của bản ngã đã nẩy sinh từ thời tiền sản, do ảnh hưởng trực tiếp
của mẹ. Yêu, ghét, chối từ, lãnh đạm của mẹ sẽ quyết định cường độ, bề rộng và sức
bung của khả năng tình cảm con. Nghĩa là mẹ đang bắt đầu đổ mầm hướng ngoại/nội,
lạc/bi quan, hung hãn/hiền từ, an tâm/bất ổn, tự tại/nhút nhát lên con. Và khi đã được đổ
khuôn thì cá tính về sau khó mà thay đổi.
Tâm mẹ bất ổn con sinh ra sợ hãi, lớn lên thành nhút nhát, bi quan. Trái lại cảm giác
an tâm đưa tới lạc quan, tin tưởng, hướng ngoại, bằng hữu: Quà tặng vô gía - mà lại dễ
có- của mẹ - và của cha - dành cho con, cho suốt cuộc đời con !
Trong những tháng này, chỉ có mẹ trực tiếp với con. Thế giới mẹ là của con. Âu lo
buồn khổ về chồng của mẹ là những lằn roi lên tâm hồn con. Thành ra, không gì tai hại

cho tâm thần và thể xác con bằng sự vô tâm, thờ ơ lãnh đạm của bố trong thời gian này.
Các nghiên cứu khoa học - tiếc rằng hãy còn qúa ít - đã xác định sự tích cực, vỗ về, cảm
thông của người cha có ảnh hưởng, gián tiếp nhưng không kém quan trọng, trên con.
Cha không trực tiếp cưu mang con, nhưng có thể bằng nhiều cách giao tiếp với con,
chẳng hạn như năng chuyện trò tâm sự với mẹ. Nghe quen được giọng nói của bố, thì
ngay những giờ đầu khi sinh ra, bé có thể nhận diện giọng nói nhẹ nhàng đó mà an tĩnh
ngủ yên.
Bonding cũng ảnh hưởng trực tiếp và bằng nhiều cách lên người cha. Trước tới
nay, người cha vẫn được coi - một cách lệch lạc - như là một kẻ bên lề trong thời kỳ thai
nghén. Nhiều ông ngại ngùng trốn tránh vợ con đi tìm yên vui nơi bạn bè. Bonding là tiếng
gọi trở về, đưa họ về vai trò đồng sinh đúng đắn. Càng sớm nối dây giao cảm với con,
tình phụ tử sẽ sớm tăng triển nơi bố và con cũng được hưởng lợi từ đó.
Hình ảnh người cha đã thay đổi nhiều. Những trang sau đây chắc chắn sẽ rất mới lạ
cho nhiều đấng mày râu, đưa họ đoạn tuyệt với những nếp tư duy cũ. Nhưng không thể
nào khác hơn được, nếu như chúng ta muốn các thế hệ con cháu mình tương lai lành
mạnh và hạnh phúc hơn.


Chương Hai : Kiến Thức Mới
Là giáo sư tâm lý ngôn ngữ của École des Psychologues practiciens de l' Institut
Catholique, Paris (Trường các tâm lý gia hành nghề thuộc Viện công giáo, Paris) và là tác
giả nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, bác sĩ Alfred Tomatis hiểu rõ giá trị của những
kết quả khoa học hơn ai hết. Song ông cũng hiểu rằng một câu chuyện truyền tụng có khi
lại đúng và có khả năng thuyết phục hơn hàng chục cuộc khảo sát. Khi muốn trình bày
sức mạnh của những kinh nghiệm tiền sinh, ông thường kể câu chuyện của Odile, em bé
mắc chứng lầm lì (Autismus: bệnh suốt ngày không nói với ai cả, chỉ chuyện trò với chính
mình) mà ông đã gặp vài năm trước.
Giống như những trẻ đồng bệnh khác, Odile suốt ngày như câm. Lần đầu tiên xuất
hiện nơi phòng mạch của bác sĩ Tomatis, Odile chẳng nói chẳng rằng, xem ra cũng chẳng
thèm nghe nữa. Dần dà, việc chữa trị có hiệu quả. Sau một tháng, em có thể lắng nghe

và trả lời. Cha mẹ mừng rỡ, nhưng vô cùng ngạc nhiên, là vì không hiểu sao Odile xem ra
lại hiểu tiếng anh khá hơn là tiếng pháp. Thường ngày, cha mẹ con cái có dùng tiếng anh
trò chuyện với nhau đâu. Họa chăng Odile đã học lóm được vài chữ vài câu tiếng anh của
cha mẹ? Nhưng như vậy thì tại sao anh chị của Odile lại không hiểu được chút tiếng anh
nào cả ? Vả, với bốn tuổi, làm sao Odile lại có đuợc khả năng ngôn ngữ như vậy?
Ban đầu, bác sĩ Tomatis cũng ngỡ ngàng. Cho đến một ngày, ông nghe mẹ Odile kể
lại vào thời kỳ đầu mang thai Odile (thời kỳ trí nhớ bắt đầu thành hình) bà làm việc cho
một hãng xuất nhập cảng và ở đó chỉ nói toàn tiếng anh.
Thì ra vốn tiếng anh của Odile được chất chứa từ đó, từ lúc còn đang trong bụng
mẹ. 40 năm trước, chẳng ai tin được chuyện như thế. Nhưng cách đây 400 năm, cha ông
chúng ta đã tin điều đó. Họ tin rằng thai nhi bị ảnh hưởng nhiều từ kinh nghiệm của người
mẹ. Cả ngàn năm trước, người Trung hoa đã thiết lập những nhà thương tiền sản. Ngay
cả các nền văn minh bán khai cũng đã khuyên thai phụ lánh xa những biến cố có thể gây
ấn tượng kinh hãi.
Dấu vết các biến cố tiền sản có thể tìm thấy trong các tài liệu cổ, từ nhật ký của
Hipokrates tới Kinh Thánh. Đoạn Phúc âm Luka về bà Elisabeth (Luka, 1,44) là một minh
chứng : "Bởi, vừa khi nghe tiếng em chào, con trẻ nhảy mừng trong lòng chị".
Người đầu tiên mô tả đầy đủ sự kiện trên không phải là một vị thánh hay một bác sĩ,
mà là nhà danh họa Leonardos da Vinci. Ông cho ta thấy ảnh hưởng tiền sinh rõ hơn
nhiều tài liệu y học ngày nay. Ông viết: " Cùng một tâm thần đó bao trùm cả hai thân
thể...ước mơ của mẹ khi cưu mang có thể nhận diện rõ nơi con sau này...mỗi đòi hỏi, mỗi
mong ước mạnh mẽ, mỗi sợ hãi hoặc đau đớn tâm hồn ảnh hưởng mạnh trên con nhiều
hơn mẹ, là vì nhiều bé đã mất mạng vì chúng".
Phải cần 4 thế kỷ và với trợ giúp của một nhân tài khác, ta mới vượt được
Leonardos. Thế kỷ 18 đưa con người vào niềm tin của máy móc, của lý trí. Y khoa xem
thân thể con người như một đứa trẻ chơi ráp nối xe hơi. Bệnh cũng như xe không chạy.
Chắc chắn phải có một bộ phận nào đó đã không được ráp nối đúng. Người ta chỉ tin
những gì có thể cảm, thấy, trắc nghiệm. Bằng không, tất cả đều là bất khả tín! Chính xác
khoa học, nói chung, là tốt. Nó giải phóng con người khỏi những mê tín dị đoan của hàng
ngàn năm trước đó. Nhưng nguy cơ của nó là đẩy thầy thuốc tới sự nghi ngờ cực đoan

đối với những gì không đong, đo, cân, đếm, xác định ở kính hiển vi được. Tình cảm, cảm
giác được coi là những gì mơ hồ, không chuẩn xác, vì thế không có chỗ trong y học thuần
lý.
Vào đầu thế kỷ này, với các lý thuyết phân tích tâm bệnh, Sigmund Freud mới đưa
các yếu tố "thiếu chính xác" trên trở lại với y khoa. Nghiên cứu của Freud liên quan tới
thai nhi rất ít. Kiến thức sinh lý và thần kinh học thời đó vẫn coi trẻ con trước hai hoặc ba
năm tuổi chưa phát triển đủ để có thể cảm giác hay hội nhận được những kinh nghiệm
trọn vẹn. Freud vì thế vẫn tin rằng trẻ ở tuổi đó chưa có nhân cách.


Dù vậy, Freud cũng đã - dù là vô tình - đóng góp quan trọng vào khoa tâm lý tiền
sinh, khi ông minh định rằng tình cảm và cảm giác tiêu cực có ảnh hưởng trên sức khỏe
cơ thể; rằng tình cảm có thể tạo nên đau đớn hoặc ngay cả thay đổi thể lý con người. Nếu
quả như vậy thì, như một số nhà nghiên cứu suy diễn, tại sao nhân cách thai nhi lại không
chịu ảnh hưởng bởi tình cảm ?
Trong những năm 40 và 50, một số nhà khoa học - trong đó có Igor Caruso và Sepp
Schindler thuộc đại học Salzburg, Áo, Lester Sontag 3 và Peter Fodor ở Mỹ, Friedrich
Kruse ở Đức, Dennis Stott thuộc đại học Glasgow và Hans Graber ở Thụy Sĩ - xác tín
rằng tình cảm người mẹ có ảnh hưởng trên phôi thai. Nhưng họ không thể nghiệm chứng
được. Họ là những nhà chữa trị tâm bệnh và phân tâm, chỉ có suy diễn trực giác là dụng
cụ tìm hiểu duy nhất. Dù sao, họ cũng mong có các dữ kiện có thể nghiệm chứng để đi tới
với các nhà cơ thể học. Tiếc rằng với máy móc và dụng cụ thời đó họ chưa thể khám
nghiệm trực tiếp thai phôi trong tử cung được.
Phải đợi đến giữa thập niên 60 kỹ thuật y khoa mới cho phép thực hiện điều này. Và
nhiều nhà tiên phong lão thành trong số họ đã rất đỗi vui sướng khi thấy quan điểm mình
đã được thế hệ khoa học gia trẻ nghiệm chứng. Những nghiên cứu của các nhà thần kinh
học như Dominick Purpura thuộc trường Einstein Medical, New York, của Maria Z. Salam
và Richard D. Adam ở đại học Harvard; của các nhà tim học như Eric Wedenborg thuộc
viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển và các nhà sản khoa như Antonio J. Ferreira thuộc
viện nghiên cứu tâm thần ở Palo Alto và tiến sĩ Albert Liley thuộc bệnh viện phụ nữ ở

Auckland, Tân Tây Lan, đã chứng minh một cách hùng hồn rằng thai phôi là một sinh thể
biết nghe, cảm và nhận.
Khám phá lạ lùng của họ tạo sức sống mới cho khoa tiền sản học, xưa nay vốn èo
uột. Hình ảnh thai phôi mới này có mức độ phát triển tình cảm, trí tuệ và cơ thể còn cao
hơn nhiều so với ghi nhận của các nhà tiên phong như Winnicott và Kruse.
Các nghiên cứu cho thấy, chẳng hạn, phôi ở tuần lễ thứ năm đã có một hệ thống
phản xạ phức tạp lạ lùng. Tuần lễ thứ tám, phôi không những cử động dễ dàng đầu mà
cả mình và tứ chi. Và các cử động đó là một loại ngôn ngữ cơ thể đơn giản, biểu hiện ý
thích hoặc không thích. Chẳng hạn nó tỏ ra chẳng ưa tí nào khi bị chấn động mạnh. Ấn,
đè mạnh tay lên bụng thai phụ, phôi hai tháng rưỡi tuổi co mình chạy trốn.
Tại sao nhiều phôi thai rất động vào ban đêm ? Đối với thai phụ, đêm là lúc bà nghỉ
ngơi. Nhưng với thai thì lại không yên tĩnh tý nào cả. Tiếng nhịp tim, co bóp dạ dày, trở
mình, vặn mình vì chuột rút, dậy đi tiểu tiện... tất cả những cái đó của mẹ khiến đêm trở
thành là thời gian thức của bé.
Điệu bộ khuôn mặt phát triển chậm hơn việc kiểm soát những cử động thân mình.
Tháng thứ tư, thai mới biết nhăn trán, nhăn mặt, liếc mắt. Gần như cũng vào giai đoạn
này những phản xạ quan trọng hình thành: Sờ nhẹ lên mí mắt (có thể thực hiện trong
phòng thí nghiệm), bé nhăn trán, thay vì vùng vẫy thân mình như trước đây. Đụng tới môi,
bé nún (bú) ngay.
Bốn tới tám tuần sau, thai đã nhạy cảm như đứa bé một tuổi. Lỡ đụng đến da đầu
(khi khám thai), bé rụt đầu. Bé cũng rất ngại nước lạnh. Chích nước lạnh vào tử cung mẹ,
thai vùng vẫy loạn xạ.
Có lẽ vị giác là điều lạ lùng nhất. Chích chất đường vào dạ nước ối, thai tăng nhịp
nún gấp đôi, trái lại bơm dầu với mùi vị khó ưa vào, thai nhăn mặt, gần như hết nún.
Các khám nghiệm mới còn cho thấy thai từ tuần thứ 24 trở đi đã biết nghe. Hẳn
nhiên bé phải nghe nhiều thứ: co bóp dạ dày là tiếng động mạnh nhất đối với bé. Giọng
nói của mẹ và cha và những tiếng động từ ngoài khác cũng dội vào thính giác bé. Nhưng
tiếng động bao trùm thế giới của bé là nhịp tim mẹ. Bao lâu nhịp tim này còn đều đặn, bé
biết mọi chuyện hãy còn yên ổn.
3


Trong số này, chỉ Sontag là bác sĩ sản khoa. Từ những năm 30, ông đã khởi sự nghiên cứu mẹ và thai
nhi trong phòng nghiệm.


Ký ức vô thức về nhịp tim mẹ có lẽ là lý do giải thích sự việc trẻ nhỏ hết khóc khi
được ép vào ngực mẹ hoặc ngủ yên với tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ trong phòng. Đó
có lẽ cũng là lý do giải thích tại sao những người lớn không cảm thấy phiền toái vì tiếng
cóc cách của máy đánh chữ hoặc xầm xì của máy lạnh trong phòng làm việc. Tiến sĩ
Albert Liley để ý, khi được yêu cầu tự điều chỉnh nhịp của máy đánh nhịp (metronom)
theo ý thích, những người thí nghiệm đều chọn cỡ 50 tới 90 nhịp/phút - tương đương với
nhịp tim người.
Nhà khoa học Elias Carnetti nghĩ rằng khiếu âm nhạc của ta có thể bắt nguồn từ ký
ức về nhịp tim mẹ. Ông nhận thấy tất cả những nhịp trống nổi tiếng đều tương đương với
hai khuôn mẫu: nhịp nhảy của loài vật hoặc nhịp tim người. Tại sao nhịp nhảy loài vật ?
Dễ hiểu, đó là dấu vết rơi rớt của thời kỳ săn bắn. Nhịp tim phổ biến hơn, ngay cả những
bộ lạc săn bắn còn sót ngày nay cũng ưa nhịp này.
Boris Brott tin rằng sở thích âm nhạc của mình bắt nguồn từ trong lòng mẹ. Nhiều
nhạc sĩ khác, trong đó có Arthur Rubinstein và Yehudin Menuhin, cũng tin như vậy. Nhiều
công trình mới đây của nhà thính học (Audiologe) Michele Clements cho thấy rõ ràng thai
nhi tỏ ra ưa hoặc không ưa âm nhạc. Như đã trình bày, Vivaldi và Mozart là những tác giả
ưa thích đối với thai nhi. Tiến sĩ Clements kể, cho nghe Vivaldi hoặc Mozart, tất cả thai
nhi - không trừ đứa nào - đều ít động và nhịp tim điều hòa hơn. Trái lại, cho nghe Brahms,
Beethoven hoặc các loại nhạc Rock khác, chúng trở nên bấn loạn.
Trong thập niên 20, một bác sĩ người đức kể rằng nhiều bà khách hàng của ông
không dám đi nghe hòa nhạc, vì mỗi lần như thế con trong bụng dẫy đạp mạnh quá. Gần
50 năm sau, tiến sĩ Liley và nhóm đồng nghiệp của ông khám phá ra thai từ tuần lễ thứ 25
đã biết nhẩy theo nhịp trống !
Khả năng thị giác phát triển trễ hơn. Lòng mẹ không hoàn toàn tối, song không phải
là môi truờng thuận lợi cho việc luyện tập thị giác. Nhưng, không phải như vậy là thai

không thấy. Trễ lắm là sau tuần lễ thứ 16, thai đã rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi mẹ phơi
nắng, tia nắng xuyên thấu vào dạ con, nó biết, nhưng không cảm thấy khó chịu. Thường
nó giật mình hoặc quay mặt đi, nếu như có một tia sáng chiếu thẳng vào bụng mẹ. Khi
tiến sĩ Michael Smythe thuộc đại học London thử chiếu một nguồn sáng chớp tắt lên bụng
một thai phụ, thì nhịp tim của thai nhi thay đổi mạnh.
Khởi đầu, mắt thai nhi không sáng lắm. Khi mới sanh, bé chỉ có 0,05 độ, nghĩa là chỉ
có thể thấy một thân cây trong khoảng nửa sân banh đổ lại. Nhưng cả cây lẫn sân lúc đó
chẳng giữ vai trò gì trong đời sống của bé cả. Thế giới của bé là những gì thật gần, thấy
rõ. Bé có thể nhận ra khuôn mặt mẹ cách xa từ 15 tới 30 phân. Ngay hình thù một ngón
tay cách xa ba mét, bé cũng nhận ra.
Tiến sĩ Liley cho rằng, sở dĩ thị giác của bé sơ sinh yếu và bé chỉ quan tâm tới
những gì trong quãng từ 30 tới 50 phân đổ lại, đó có lẽ là do thói quen từ khung cảnh chật
hẹp của lòng mẹ tạo nên.
Thai nhi rõ ràng đã có thể phản ứng với môi sinh qua ngã giác quan. Như vậy có
nghĩa là nó có đủ điều kiện cần thiết để học tập. Dĩ nhiên sự phát triển nhân cách còn đòi
hỏi nhiều yếu tố hơn, chẳng hạn như tình trạng thức tỉnh và khả năng ý thức . Những tư
tưởng và cảm giác đầy ý nghĩa của người mẹ không thể được ghi nhận trong một khoảng
không. Bé phải biết nhận diện chính xác và đọc được phần nào ý nghĩ và kinh nghiệm
của mẹ. Trong lòng mẹ, bé nhận được vô số tín hiệu; bé phải có khả năng để nhận định
cái nào quan trọng cái nào không, cái nào cần phản ứng cái nào có thể bỏ qua. Và cuối
cùng phải ghi lại được ý nghĩa của các tín hiệu đó. Nếu không làm được chuyện đó thì
các tín hiệu, dù quan trọng đến đâu, cũng chỉ lưu lại độ một hai giây là cùng.
Những điều trên xem ra vượt khả năng của một thai nhi. Vì vậy mà một số nhà khoa
học tới nay vẫn chống lại quan điểm cho rằng thai nhi đã có nhân cách. Họ cho rằng thai
chưa đủ khả năng tình cảm, trí tuệ và thần kinh để làm được những việc đó. Nhưng như
vậy là họ không hiểu tí gì về những kết quả khảo nghiệm. Các khảo nghiệm thần kinh mới


đây không những minh chứng sự hiện hữu của ý thức - một trong ba yếu tố quan trọng
nhất - mà còn xác định được gần như chắc chắn thời điểm xuất hiện của nó. Tiến sĩ

Dominick Purpura, người phát hành tạp chí nổi tiếng Brain Research (Nghiên Cứu Não)
và là trưởng Phòng nghiên cứu não của Viện Sức khỏe Quốc gia đoán ý thức xuất hiện
trong khoảng giữa tuần lễ thứ 28 và 32. Ông cho hay vào thời điểm đó, các mạch thần
kinh đã phát triển đầy đủ như nơi một trẻ sơ sinh. Điểm này vô cùng quan trọng, là vì nhờ
đó các tín hiệu có thể được chuyển vận xuyên qua não bộ tới mọi phần cơ thể. Cũng vào
khoảng thời gian này màng ngoài não lớn (Grosshirnrinde) đã phát triển đủ để có thể
chuyên chở ý thức. Màng ngoài não là phần phát triển nhất, rắc rối nhất và là phần người
nhất của não. Ta cần tới phần này khi ta viết lách, đóng phi thuyền hoặc phác họa nhà
chọc trời.
Sau đó vài tuần, các nhịp sóng não xuất hiện. Nhờ đó ta phân biệt được tình trạng
ngủ thức của đứa bé. Ngay cả trong khi ngủ, trí óc bé vẫn làm việc. Từ tuần lễ 32 trở đi,
máy đo sóng não (EEG) có thể thu nhận các đợt REM 4; điều này đối với người lớn có
nghĩa là họ đang mơ. Không hiểu REM nơi thai nhi có mang nội dung như nơi người lớn
không. Nhưng nếu đó là giấc mơ thì chắc không khác gì lắm giấc mơ của ta. Có thể bé
đang mơ về việc cử động tay chân hay vì đang nghe một tiếng động nào đó. Mà cũng có
thể bé đang mơ cùng một giấc mơ của mẹ.
Ba nhà nghiên cứu giấc ngủ người mỹ H.P Roffwaag, J.H. Muzil và W.C. Dement
quan niệm REM của thai là một loại thể dục não bộ. Họ cho rằng não phải tập dượt mới
có thể phát triển được, và hoạt động thần kinh trong lúc REM chính là một thứ luyện tập
tinh thần.
Các nếp nhăn trí nhớ của não tỏa khắp vào những tháng mang thai cuối. Cụ thể vào
thời điểm nào thì vẫn chưa rõ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thai từ tháng thứ sáu trở
đi bắt đầu có khả năng nhớ, một số khác lại quả quyết khả năng đó không thể có trước
tháng thứ tám. Dù sao đi nữa thì điều chắc chắn là thai đã biết nhớ.
Nhà tâm bệnh tiệp khắc, Stanislav Grof, kể trong cuốn sách mới đây của ông rằng
một bệnh nhân qua ảnh hưởng thuốc kích thích đã kể lại rất rõ thân thể thời còn là phôi
thai của mình: đầu lớn bao nhiêu so với tay chân, nước ối bao phủ ấm áp ra sao và dây
nhau nối anh ta với mẹ như thế nào. Và trong lúc đang mô tả tiếng tim đập của mình và
của mẹ, anh bổng im bặt rồi cho hay anh đang nghe thấy rõ ràng nhịp tim của mẹ, những
tiếng cười đùa la lối và âm thanh loảng xoảng của buổi lễ hóa trang từ ngoài vọng vào. Và

rồi bất chợt, anh biết mình vừa chào đời...
Kích thích bởi câu chuyện lạ lùng, bác sĩ Grof tìm gặp bà mẹ. Bà này không những
xác nhận các chi tiết con kể, mà còn cho hay thêm bởi bà bị lễ hóa trang kích động dữ
quá nên đã sinh non. Nhưng điều làm bà ngỡ ngàng không kém là do đâu mà vị bác sĩ
này biết được câu chuyện lễ hóa trang hôm đó; trước đó bà được mẹ cảnh cáo không
nên đi dự, nên câu chuyện lễ hóa trang tới giờ bà chưa bao giờ hé cho ai hay.
Mỗi lần kể câu chuyện đó trong các buổi thuyết trình, tôi thấy nhiều người trong đám
thính giả gật đầu tán thành. Họ xem ra không lạ gì chuyện thai trong lòng mẹ đã biết nhớ,
đã có ý thức. Nhiều người, nhất là các bà mẹ công nhận con trong bụng đọc được ý nghĩ
và cảm tình của mình. Nhưng người ta tự hỏi làm sao mà thai phân biệt được tình cảm
"yêu thương" hoặc "an ủi", khi mà nó chưa hiểu những cảm giác đó nghĩa là gì.
Đóng góp đầu tiên cho câu trả lời vấn nạn này là của nhà sinh vật và tâm lý học
người mỹ, W.B. Cannon. Năm 1925 Cannon cho hay người ta có thể tạo ra lo âu hoặc sợ
hãi nếu chích vào cơ thể chất Katecholamin 5, một hợp chất tìm thấy trong máu của loài
vật và con người trong trạng thái âu lo. Cannon lấy máu của con vật hoảng sợ chích vào
con vật bình thường. Sau đôi ba giây tự nhiên con vật này cũng có phản ứng hoảng sợ.
4

REM: rapid eye movement - hiện tượng mấp máy mắt trong khi ngủ mơ (Chú thích của người dịch).
Hợp chất Katecholamin - bao gồm Epinephrin, Norepinephrin và Dopamin - có tác dụng như những trạm
chuyển sóng trong hệ thần kinh giao cảm.
5


Theo tiến sĩ Cannon, phản ứng hoảng sợ kia xẩy ra là do tác động dây chuyền của
Katecholamin. Khi vào máu, bất luận đó là cơ thể một con vật hay cơ thể một thai nhi,
Katecholamin đều tạo nên những phản ứng mà ta gắn liền với sợ và hãi. Khác biệt duy
nhất ở thai nhi là chất này được chuyền thẳng từ người mẹ vào con qua đường nhau.
Như vậy có thể nói lo âu và sợ hãi của thai chủ yếu là những phản ứng sinh lý. Các
kích thích tố của mẹ tác động lên cơ thể con một cách trực tiếp, nhanh và dễ nhận ra hơn

so với tác động lên tâm thần con. Dù vậy, những chất này đồng thời cũng làm nẩy nở nơi
con một sự nhận thức đơn giản về chính mình và về các trạng thái tình cảm. Đây là một
tiến trình rắc rối, chương tới sẽ bàn kỹ hơn.
ở đây, chỉ muốn nói là mỗi một đợt kích tố của mẹ thải ra được xem như là một cú
đánh thức tinh thần trống rỗng của con - trạng thái thông thường của thai trong bụng - và
làm cho nó càng ngày càng nhạy cảm hơn. Có một cái gì bất thường, có thể là đáng ngại
đã xẩy ra, và đứa bé có lẽ tự hỏi "Tại sao vậy", từ đó cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của sự
kiện.
Dần dà, với sự phát triển chín muồi của trí óc và hệ thần kinh, đứa bé bắt đầu tìm
câu trả lời. Dĩ nhiên nó không những biết được phản ứng sinh lý của mẹ, mà còn hiểu cả
nội dung tình cảm chứa đựng trong phản ứng đó. Tiến trình này có lẽ không đơn giản như
ta diễn tả. Tuy nhiên thai sáu, bảy tháng tuổi đã có thể phân biệt được những thái độ tình
cảm tinh tế của mẹ và - điều quan trọng hơn - đã biết phản ứng lại.
Khảo nghiệm của tiến sĩ Dennis Stott đầu thập niên 70, theo tôi biết, là một minh
chứng hùng hồn. Dĩ nhiên, một thai nhi không thể nói cho ta hay nó đã cảm được tình
cảm nào của mẹ và đã phản ứng ra sao, nhưng giống như ta, nó cũng phải tuân theo
những qui luật tâm sinh lý. Vui thì nó sống động, bất hạnh thì nó èo uột tinh thần lẫn thể
xác. Và vì mẹ là cội nguồn cuộc sống tình cảm của thai, nên, như kết luận của tiến sĩ
Stott, cứ xem tình trạng tinh thần và thể lý của con lúc mới sanh và những năm tháng đầu
đời của nó tức sẽ biết nó đã nhận được tín hiệu nào của mẹ trong thời gian cưu mang.
Khám phá của Stott cho hay, những rối rắm tình cảm cấp thời (như hoảng sợ vì chó
dữ, vì một tai nạn ở sở làm, âu lo vì đứa con đi chơi suốt ngày không về...) của mẹ không
ảnh hưởng gì lên tâm thần và thể lý của con.
Lý do có thể là vì tác động ngắn ngủi của các kích tố. Nếu như vậy thì tất cả những
trẻ nào do mẹ phiền muộn dai dẳng sinh ra tất phải èo uột ! Nhưng thực tế cho thấy nhiều
trường hợp không phải vậy, mà có khi còn ngược lại. Qua kết quả khảo cứu, Stott cho
hay có nhiều loại gánh nặng tình cảm với những hậu quả khác nhau. Gánh nặng nào, dù
kéo dài, nhưng không trực tiếp đe dọa an ninh tinh thần của người mẹ- chẳng hạn một
người thân bị bệnh -, thì ít ảnh hưởng lên thai. Trái lại, các âu lo cá nhân của thai phụ như căng thẳng với chồng, cha mẹ chồng - tác động lên con nặng nề. Theo quan điểm
của tiến sĩ Stott, những loại gánh nặng này, ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp lên cá nhân

người mẹ, thường mang hai yếu tố: "Chúng dai dẳng kéo dài hoặc đe doạ có thể bùng vỡ
bất cứ lúc nào, và bế tắc không có lối thoát".
Stott theo dõi 14 thai phụ có vấn đề, thì 10 trong số họ sinh con bất túc hoặc về mặt
tình cảm hoặc thể lý. Những bất túc này, theo tôi, không thể đơn thuần giải thích bằng
nguyên do thể lý. Tất cả các bà đều nặng gánh ưu phiền trải dài như nhau. Cả hai trường
hợp hẳn đều có khối lượng kích tố tiết ra lớn.
Như vậy, sự nhận thức của thai nhi là lời giải duy nhất cho sự khác biệt trên. ở
trường hợp này, thai cảm được nỗi buồn của mẹ nhưng nhận ra rằng buồn đó không trực
tiếp đe dọa mình. Còn trường hợp kia, trẻ cảm thấy buồn của mẹ là mối nguy cho chính
mình.
Tiếc rằng tiến sĩ Stott đã không để ý đến tương quan tình cảm của mẹ đối với con.
Nếu ông để tâm đào sâu điểm này thì tôi tin chắc ông sẽ đi tới kết luận là, nếu mẹ tỏ ra
gắn bó trìu mến con thì tình yêu này sẽ khiến con cảm thấy như có thuận đỡ chống lại
những đợt sóng u buồn từ mẹ đổ vào.


Không có cuộc mang thai nào sóng gió hơn trường hợp của Maria sau đây. Một thân
một mình - người bạn đời đã bỏ cô vài tuần sau khi hay cô có thai -, khó khăn tài chánh
chồng chất, vào tháng thứ sáu lại khám phá ra bị bướu tiền ung thư ở buồng trúng. Người
ta thúc ép cô phải giải phẩu gấp, nhưng cô biết điều này có thể dẫn tới hư thai. Và với
tuổi ngoài ba mươi, cô nghĩ mình khó có hy vọng mang thai thêm, nên cô đã một mực từ
chối giải phẩu, sẵn sàng vì "Con tôi là trên hết" chấp nhận mọi rủi ro. Tôi tin rằng đứa con
đã cảm được tình mẹ. Và Andrea đã được mẹ sinh ra vuông tròn, giờ đã lên hai, khỏe
mạnh, linh hoạt bình thường.
Tóm lại: Những gánh nặng bên ngoài của thai phụ hẳn quan trọng. Nhưng tình cảm
của bà đối với con mới là quyết định. Ý nghĩ và tình cảm của bà là chất liệu để con dệt
nên cuộc sống nó. Nếu bà thương con, luôn nghĩ đến con thì con, cũng giống như
Andrea, sẽ vượt thắng được mọi công phá từ ngoài. Nhiều khảo cứu tâm lý gần đây nói
lên điều đó.
Sau khi theo dõi 2000 thai phụ và sanh nở của họ, nữ tiến sĩ Monika Lukesch, tâm lý

gia đại học Konstanz, kết luận: quan điểm của mẹ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất
trên đứa con. Tất cả các bà này có cuộc sống tài chánh như nhau, trình độ như nhau,
nhận được săn sóc y tế như nhau. Chỉ quan điểm của họ đối với con là có khác biệt và
khác biệt này đã ảnh hưởng tương ứng lên con họ. Bà nào chấp nhận con, hạnh phúc với
cuộc sống gia đình, con sanh ra khỏe mạnh tinh thần lẫn thể xác. Bà nào từ chối con, thì
ngược lại.
Tiến sĩ Gerhard Rottmann đại học Salzburg cũng có kết luận như vậy. Nghiên cứu
của ông khá đặc biệt, vì nó cho thấy thai đã có thể phân biệt được những tình cảm thật
tinh tế.
141 bà, tùy theo quan điểm đối với con, được xếp vào bốn nhóm tương ứng. Kết
quả của hai nhóm "Mẹ lý tưởng" (chấp nhận con) và "Mẹ thảm họa" (không chấp nhận
con) không có gì khác hơn kết luận của Lukesch. "Mẹ lý tưởng" mang thai và sanh nở
nhẹ nhàng, con cái khoẻ mạnh. "Mẹ thảm họa" nói chung gặp nhiều trở ngại thai nghén
và có tỷ số cao nhất về sanh non, con thiếu cân hoặc bệnh hoạn tinh thần.
Hay hơn cả là kết quả của hai nhóm giữa. Nhóm "Mẹ bất nhất" với tình cảm không
rõ ràng bề ngoài xem ra rất hạnh phúc với bào thai. Ai cũng nghĩ các bà muốn làm mẹ.
Nhưng con họ hiểu lòng (xốn xang mơ hồ - điểm này hiện rõ trong bản trắc nghiệm tâm
lý) họ hơn. Con cái sinh ra nhiều đứa tánh tình bất trắc và gặp khó khăn về đường tiêu
hóa. Con cái của nhóm "Mẹ lạnh lùng" xem ra cũng bị quẩn trí bởi thái độ nhập nhằng của
mẹ. Một đường mẹ chưa sẵn sàng có con vì nghĩ chưa đến lúc, còn gặp khó khăn tài
chánh hoặc muốn đeo đuổi nghề nghiệp. Đàng khác, trắc nghiệm cho thấy trong thâm
tâm bà lại muốn con. Con sanh ra nhiều đứa lờ đờ thiếu minh mẫn.
Còn ảnh hưởng người cha ? Như tôi đã trình bày, quan hệ - hạnh phúc hay ngược
lại - của vợ đối với chồng hoặc bạn đời có ảnh hưởng quyết định lên con. Tiến sĩ
Lukesch, chẳng hạn, coi quan hệ vợ chồng mang tầm ảnh hưởng quan trọng hàng thứ
hai sau quan điểm của các bà đối với việc thai nghén .
Tiến sĩ Stott cũng xem hôn nhân hoặc quan hệ nam nữ không hạnh phúc là một
trong những căn nguyên quan trọng nhất tạo nên những tổn thương tinh thần và thể lý
nơi bào thai. Sau cuộc nghiên cứu mới đây trên 1200 trẻ và gia đình chúng, ông cho rằng
thai phụ có cuộc sống gia đình sóng gió có tỷ lệ sinh con khuyết tật tinh thần hoặc thể lý

237 lần cao hơn các bà có cuộc sống an bình.
Những nguy hiểm thông thường như bệnh, hút thuốc, làm việc nặng trong thời mang
thai, theo tiến sĩ Stott, rất ít ảnh hưởng lên thai. Ông nhận thấy trẻ sanh ra từ những gia
đình bất hạnh tỏ ra sợ sệt và bất an nhiều gấp năm lần hơn trẻ sanh ra từ gia đình hạnh
phúc. Ngay từ lúc nhỏ những trẻ này đã gặp nhiều vấn đề. Lên bốn, năm tuổi, khá nhiều
đứa nhỏ con, nhút nhát và bám riết lấy mẹ. Những kết quả bắt ta phải suy nghĩ. Tuy


nhiên, ta cũng nên nhớ rằng tình mẹ đối với con có thể trung hoà những ảnh hưởng tiêu
cực này.
Ngoài ra, trong khoa tâm lý không bao giờ có tương quan nào 100% cả. Trẻ sanh ra
từ gia đình bất hạnh, từ mẹ "lạnh lùng", "bất nhất" hay cả "thảm họa" chưa hẳn sau này
trở nên nghiện ngập, điên, khùng hay lang chạ. Không có gì được đổ khuôn sẵn trong tâm
thần. Nhưng lòng mẹ là sinh môi đầu tiên và tùy kinh nghiệm nơi đó - tình tự hay đe doạ mà tâm tính đứa trẻ nhận được những dấu ấn khó nhoà đầu tiên. Lòng mẹ uốn nắn
những mong chờ của con. Nếu trong đó con cảm thấy ấm cúng và yêu thương thì khi ra
đời, nó cũng chờ đợi những tâm tình đó nơi thế giới bên ngoài. Từ đó khiến đứa trẻ trở
nên dễ tin người, hướng ngoại, tự tin, cởi mở. Thế giới, cũng như lòng mẹ trước đây, là
nhà của nó. Trái lại nếu nhà trước đây là một khung cảnh đe dọa thì trẻ cũng nhìn thế giới
bên ngoài với đầy bất an. Và đó là nguyên nhân của khuynh hướng nghi ngờ, thiếu tự tin,
hướng nội, co cụm. Chìa khóa tất cả những thứ đó đều nằm trong tay người mẹ.
Những dấu ấn tiền sản trên có thể đo được, qua nhiều khảo nghiệm. Cụ thể, nhiều
bào thai được xếp vào loại sợ sệt sanh ra là những trẻ nhút nhát. Cuộc khảo sát dài hạn
các thanh thiếu niên do viện Fels Research Institute ở Yellow Springs cho ta một thí dụ rõ
hơn. Các nhà nghiên cứu dĩ nhiên không tìm thấy sự tương ứng 100% giữa động thái của
thai với động thái sau này của trẻ. Nhưng có những tương quan khá đặc biệt.
Nhịp tim và cử động là hai yếu tố được các nhà nghiên cứu xem là biểu hiện cho
nhân cách của bào thai. Qua phản ứng khi khó chịu hoặc sợ hãi (khi có tiếng động mạnh
gần bụng mẹ) người ta biết được lối phản ứng của từng đứa trẻ và từ đó biết được cá
tính của nó. Kết quả của viện Fels quan trọng không những vì nó minh chứng mỗi trẻ là
một nhân cách riêng có lối phản ứng riêng, mà còn cho thấy lối phản ứng đó có liên hệ

với cá tính sau này của trẻ.
Trường hợp các em bé sau đây - mà tôi gọi là loại "phản ứng yếu" (nhịp tim đều, ít
thay đổi khi có tiếng động) - là một điển hình. Mười lăm năm sau, các em đó vẫn tỏ ra rất
bình thản mỗi khi gặp biến cố bất trắc. Tới nay, họ vẫn kiểm soát được tình cảm và tác
phong. Các thai có nhịp tim thay đổi thì trái lại, càng lớn lên chúng nói chung càng tỏ ra
nhạy cảm. Ngay trong cách nhận thức và suy nghĩ cũng có khác biệt giữa hai nhóm. Yêu
cầu các thiếu niên nhóm thứ nhất bình luận một bức hình nào đó, thì chúng chỉ mô tả
những gì thấy trên hình, rất ít đề cập tới những gì chúng nghĩ hoặc tưởng tượng xuyên
qua hình đó. Trái lại, các em nhóm phản ứng mạnh không những mô tả những gì thấy mà
(với nhiều sáng tạo) thường còn nói lên tâm tình cảm xúc của những khuôn mặt trên hình
nữa.
Chương sau sẽ bàn tới những yếu tố tiền sản cấu tạo nên những khác biệt này.

Chương ba : Bản Ngã Tiền Sinh
Trước khảo sát của Viện Fels có một khảo sát lạ lùng khác xuất hiện năm 1944, với
tựa đề "Chiến Tranh Và Liên Hệ Giữa Mẹ Và Thai Nhi". Tài liệu của tiến sĩ Lester W.
Sontag, quan sát tình trạng lo âu của các thai phụ và tầm ảnh hưởng của lo sợ này trên
cá tính của con họ. Chiến tranh bắt các ông chồng ra trận, đặt các bà vợ ở nhà luôn trong
tình trạng phập phồng. Câu hỏi của Sontag đặt ra, phải chăng những lo âu thái qúa đó đã
làm xáo trộn bộ máy tinh thần của trẻ và chúng sanh ra không được bình thường như trẻ
em thời bình ?
Kết quả của tiến sĩ Sontag thật xa lạ, so với thời đó. Rất đúng, khi ông cho rằng
lượng kích tố gia tăng do căng thẳng tinh thần (stress) - vì lo cho chồng chẳng hạn - của
mẹ đã làm tăng khả năng bệnh hoạn đưa tới dằn vặt tinh thần của con. Vấn đề của con
như vậy không chỉ là do hậu quả tinh thần, mà còn là hậu quả thể lý của âu lo. Thường


hai yếu tố này quan trọng như nhau trên tinh thần của trẻ. Song tôi nghĩ những em này
sinh ra yếu về tinh thần hơn, vì hậu quả lượng kích tố thái quá của mẹ. Chúng vẫn lớn và
phát triển, nhưng khả năng tăng trưởng và biến đổi của chúng đã bị cản trở bởi các kinh

nghiệm tiền sản.
Sontag gọi đây là hiện tượng "Thể-Tâm" (Somato-Psychik). Và ông định nghĩa đó là
cách "các diễn tiến thể lý ảnh hưởng lên cơ cấu bản ngã, nhận thức và năng lực của một
người". "Thể-Tâm" như vậy là đối với Tâm-Thể (Psychosomatik). Thay vì một cơ cấu bản
ngã thuận tiện cho bệnh dạ dày và cao máu, thì ở đây chúng ta có một bộ máy cơ thể
khiến bản ngã dễ rơi vào những tổn thương tinh thần như lo sợ hoặc xuống tinh thần. Tất
cả những gì ngày nay ta biết về mối thông thương kích tố giữa mẹ và con 6 càng làm
vững thêm nhận thức của tiến sĩ Sontag ba mươi năm về trước.
Về phương diện thể lý, mẹ và con mỗi người có một bộ não, một hệ thần kinh giao
cảm và một bộ máy tuần hoàn khác nhau. Não và thần kinh giao cảm điều khiển các nhận
thức, điều khiển sự lưu chuyển và tác động của tình cảm . Vì thế những điểm lưu thông
kích tố thần kinh giữa mẹ và con mang tầm quan trọng sống còn. Đó là một trong rất ít
ngã qua đó mẹ con có thể trao đổi tình cảm với nhau. Thông thường, cuộc đối thoại khởi
đầu từ mẹ. Khi óc thu nhận một dữ kiện hay một ý nghĩ, tức khắc nó biến dữ kiện đó
thành một cảm giác tình cảm và ra lệnh cho cơ thể đưa ra những phản ứng thích hợp.
Việc biến cải dữ kiện này xẩy ra nơi vỏ não lớn, tầng ngoài cùng của não. Ý thức hoặc ý
nghĩ được biến thành tình cảm ở não thùy (Hypothalamus), nằm ngay dưới não lớn. Tiến
trình này cũng có thể xẩy ra ngược lại. Chẳng hạn tay ta đau. Cơn đau này trước tiên
được chuyền lên não thùy để phiên dịch thành cảm giác (chẳng hạn lo lắng...) và chỉ
trong vòng một phần ngàn giây, cảm giác được gởi tới não lớn để phiên dịch thành ý nghĩ
"tay tôi bị gẫy".
Mọi cảm nhận đi kèm với lo âu, xuống tinh thần hoặc rối loạn tinh thần đều xuất phát
từ não thùy. Nhưng những thay đổi thể lý đích thực do tình cảm gây ra đều xuất phát từ
hai trung tâm do não thùy chỉ huy: hệ thống tuyến và hệ thần kinh giao cảm. Khi thai phụ
lo sợ, não thùy thông báo cho thần kinh giao cảm khiến tim bà đập nhanh, con ngươi mở
lớn, hai lòng bàn tay bà ẩm ướt và áp suất máu tăng. Đồng thời các tuyến cũng được
lệnh gia tăng lượng kích tố. Khi kích tố thần kinh tràn ngập hệ tuần hoàn, chúng tạo ra
những biến chuyển sinh hoá nơi cơ thể của mẹ và con. Trên đây tôi chỉ lấy cảm giác sợ
làm thí dụ. Các cảm giác khác, nếu kéo dài và đủ cường độ, cũng gây ra những tiến trình
như trên.

Do lối đó mà trẻ có thể thành người nhút nhát sợ hãi. Đây là một diễn tiến tinh thần
hơn là thể xác và ta sẽ đề cập kỹ hơn sau này. ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều là
nếu trẻ trong bụng mẹ luôn bị tình cảm sợ tấn công thì rốt cuộc bé cũng trở thành một
người hay sợ hãi. Tình trạng sẽ gia trọng hơn trong trường hợp các biến chuyển kích tố
không những gây ra tâm tình nhút nhát mà còn biến cơ thể trở thành nhạy cảm với sợ
hãi. Khi nào thì óc hoặc hệ thần kinh của thai nhi dễ bị ảnh hưởng kích tố của người mẹ
nhất, chưa biết. Cũng chưa thật rõ các kích tố đó gây ra những thay đổi nào. Tuy nhiên
các khảo cứu mới đây cho thấy não thùy và các điểm liên lạc ngoại vi của nó trên khắp cơ
thể rất dễ bị tấn công.
Não thùy là một loại "nút điều chỉnh tình cảm" của cơ thể. Nếu nút đó được vặn quá
cao hoặc quá thấp thì nó hoặc các cơ phận lệ thuộc như hệ thần kinh giao cảm và bộ
máy tiết kích tố sẽ không làm việc bình thường. Đã có nhiều chứng liệu trực tiếp hoặc
gián tiếp về tình trạng mỏng dòn của não thùy. Một trong những chứng liệu gián tiếp là
công trình khảo cứu về ảnh hưởng của đói trên thai nhi của nhóm nghiên cứu đại học
Colombia. Đối với chúng ta, khảo cứu này quan trọng là vì nó cho thấy trong một số giai
đoạn thai nghén quan trọng các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng lên não thùy (một
6

Tôi muốn nói tới những chất như Adrenalin, Noradrenalin, Serotonin, Oxytoxin.v.v.. được sản xuất bởi các
tuyến và truyền vào con qua ngã dây nhau.


trong các công việc của não thùy là điều chỉnh cảm giác đói của cơ thể). Nhóm trên
nghiên cứu bệnh án của các bà mẹ hoà-lan và con trai họ đã trải qua nạn đói 7. Hiện
tượng chung thường thấy nơi những người này là tình trạng qúa ký. Tùy theo tuổi thai nhi
(bây giờ họ đã thành những người lớn) mà ảnh hưởng cơn đói nặng hay nhẹ. Những thai
nhi thiếu ăn vào bốn tới năm tháng tuổi đầu mang hậu quả nặng nhất, đa số họ bị quá ký.
Các nhà nghiên cứu đo đó kết luận: sự thiếu dinh dưỡng trong thời khoảng này đã kìm
hãm việc tăng trưởng của não thùy là cơ quan điều khiển việc ăn uống.
Một chứng liệu trực tiếp về ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng tinh thần trên sự

phát triển não thùy là khảo sát mới đây của hai bác sĩ phần lan, tiến sĩ Matti Huttunen và
tiến sĩ Pekka Niskanen. Đối tượng nghiên cứu là những người mất cha trước và sau khi
sinh ra. Hai nhà khoa học muốn tìm hiểu hậu quả khác biệt giữa hai nhóm này. Chồng
mất hẳn nhiên là một biến cố tinh thần ảnh hưởng nhiều trên mẹ và con. Nhưng nhóm
nào bị ảnh hưởng nặng hơn ? Nhìn qua lý lịch các đối tượng, ta có ngay câu trả lời: nhóm
mất cha trước khi sanh có tỷ lệ loạn tâm, đặc biệt bệnh điên, cao hơn. Đối với hai nhà
nghiên cứu, kết quả trên không thể cắt nghĩa thuần túy bằng nguyên nhân tâm lý. Theo
họ, gánh nặng tinh thần thái quá của mẹ đã ảnh hưởng lên thể lý người con; gánh nặng
đó đã làm xáo trộn sự phát triển não thùy, trung tâm tình cảm, của con.
Tuy nhiên hãy nhớ rằng, cả hai khảo sát trên tìm hiểu hậu quả của những trường
hợp xuống tinh thần thật gia trọng. Nạn đói hay biến cố mất chồng không phải là kinh
nghiệm thường xẩy ra nơi các thai phụ. Những buồn phiền các bà hay gặp hầu hết đều là
những biến cố không gia trọng, nên cũng chẳng ảnh hưởng nhiều trên con. Có chăng hậu
quả của chúng nơi con thường là biếng ăn, hay khóc, phản ứng bất thường, hay tiêu
chảy. Tôi nghi rằng các triệu chứng đó có liên can với xáo trộn của não thùy, hay cụ thể
hơn của hệ thần kinh giao cảm, gây ra bởi những cơn xuống tinh thần nhẹ.
Nói một cách đơn giản: Hệ thần kinh giao cảm điều khiển đời sống bên trong của cơ
thể chúng ta, sao cho các bộ máy sinh hoạt điều hoà mà không cần cố gắng của ý thức.
Khi tôi bắt đầu chạy hoặc làm việc nặng, thần kinh khiến tăng nhanh nhịp thở. Khi tôi từ
ngoài trời lạnh bước vào căn phòng ấm, nó điều hoà nhiệt độ cơ thể. Nó điều hòa cả sự
tiêu hoá và bài tiết. Vì thế, khi hệ giao cảm hay cầu chì của nó là não thùy trục trặc, ta có
thể gặp trở ngại đường tiêu hoá. Và cũng vì vậy mà tôi tin rằng bệnh tiêu hoá khó hiểu nơi
một số trẻ em sơ sinh có nguyên nhân từ đó. Tiến sĩ Sontag cũng đồng quan điểm này.
Vài năm trước ông có viết, một hệ giao cảm quá bị động và quá nhạy cảm có thể gây xáo
trộn cơ năng tiêu hoá của ruột và dạ dày. Trong một bài khác, ông nhấn mạnh hơn: "Vì
căng thẳng tinh thần nơi đứa trẻ kéo theo bất ổn đường tiêu hoá nên trẻ đi cầu nhiều, dễ
ói mửa và nói chung hay khó chịu!".
Những điều kiện trên không nhất thiết gây trở ngại trong việc ăn uống, song có thể
tạo xáo trộn nhân cách. Trẻ có hệ giao cảm quá căng, quá nhạy thường tỏ ra bất ổn, ăn
ngồi không yên. Trong bụng mẹ, thai nhi loại này động nhiều hơn mức bình thường. Đấy

cũng là điểm thường thấy trong lý lịch tiền sinh của những trẻ nhút nhát sợ sệt. Vì quá
động nên sinh ra thường thiếu ký. Một số khảo sát cho thấy trẻ thiếu ký thường có khả
năng đọc yếu.
Cũng như các khả năng học tập khác, đọc đòi hỏi phải có một trình độ trí tuệ và nỗ
lực kiên nhẫn nào đó. Có thể trẻ thiếu ký đọc yếu là vì chúng thiếu kiên nhẫn. Khả năng
trường lớp như vậy phản ảnh tình trạng nhân cách. Tương quan này được trình bày rõ
nét trong một khảo sát rộng lớn về sự tăng trưởng tuổi trẻ do chính phủ anh tài trợ. Theo
đó, những trẻ thiếu cân không những đọc yếu hơn đồng bạn, mà còn là những đứa
thường bị thầy cô phê "có vấn đề", "khó dạy". Dĩ nhiên, các yếu tố khác như phái tính, vị
trí trong gia đình, mẹ hút thuốc và tuổi mẹ lúc mang thai cũng có tác động, nhưng qua
7

Năm 1944, vì ảnh hưởng lệnh cấm vận của Quốc Xã Đức, một số vùng tại Hoà Lan bị rơi vào nạn đói.
Cuộc nghiên cứu dựa trên hồ sơ nhập ngũ của các thanh niên được mẹ mang thai trong thời gian đó.


khảo sát trên, tương quan giữa thiếu ký và xáo trộn nhân cách cũng như đọc kém của trẻ
xuất hiện rất rõ nét.
Một cách đơn giản ta có thể tóm như sau: Lượng kích tố thái quá của mẹ khiến hệ
thần kinh con căng thẳng, từ đó khiến trẻ sinh thiếu ký và/hoặc gây yếu kém cho khả
năng đọc và/hoặc làm trở ngại nhân cách con.
Tôi muốn diễn dịch thêm điểm này - đây mới chỉ là suy đoán chứ chưa được kiểm
chứng, dù các cuộc khảo sát mới đây đều có cùng quan điểm : Khi thai nhi bị lượng kích
tố Oestrogen và/hoặc Progesteron của mẹ tràn ngập, hệ thần kinh và não bộ của trẻ rơi
vào tình trạng mất cân bằng và từ đó nhân cách bé xáo trộn.
Trong máu thai phụ có cả Oestrogen lẫn Progesteron. Những chất này là nơi trao
đổi các tín hiệu của hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Tín hiệu và lượng hai
kích tố trên được điều khiển bởi ý nghĩ, cảm nhận, lời nói và hành động của người mẹ.
Tắt lại, như các loại kích tố khác, Oestrogen và Progesteron rốt cuộc cũng lệ thuộc vào
tình cảm. Đây là điều từ lâu đã rõ, nhưng nay kết quả khảo sát của đại học quốc gia New

York (NY) đã đem lại một ý nghĩa hoàn toàn mới.
Trong những năm 1970' - khi việc chữa trị bằng kích tố chưa bị cấm, vì quá nguy
hiểm -, ở Hoa Kỳ người ta thường dùng Oestrogen hoặc tổng hợp Oestrogen và
Progesteron để ngừa sẩy thai. Trước đây cấm đoán là vì nguy hiểm cho cơ thể, nhưng
nay tường trình NY cho thấy có cả nguy cơ về tâm lý. Kết quả cho thấy các thai phụ dùng
một hoặc hai chất trên con sinh ra mang nhiều nét nữ tính. Đặc biệt nơi các em gái,
những sở thích thuần túy nữ phái, như thích quần áo đẹp, rất đậm nét. Nhưng khác hẳn
với các bạn gái khác, các em này hoàn toàn không chút tơ vương những gì thuộc nam
giới, như chơi banh bầu dục (baseball) chẳng hạn. Các em trai khi còn sơ sinh được
chích kích tố trở nên ít thích thể thao, trái lại về mặt cư xử không khác gì đồng bạn. Một
điểm đặc biệt: Các thiếu niên nam có mẹ dùng hỗn hợp Oestrogen và Progesteron mang
nữ tính nhiều hơn bạn có mẹ chỉ dùng Oestrogen mà thôi. Các bà mẹ trên, vì sợ sẩy nên
trong thời gian mang thai đã được chích kích tố nhiều hơn lượng bình thường trong cơ
thể.
Kết quả trên cho thấy lượng kích tố thái quá có thể làm biến đổi nhân cách. May
thay, mỗi biến đổi thể lý không nhất thiết kéo một biến chuyển nhân cách nào đó. Tiến
trình tôi mô tả trên đây có liên hệ tới hệ tuần hoàn thần kinh, mà cơ cấu này lại rất dễ bị
tổn thương bởi những xáo trộn bất thường. Rõ ràng, các tình cảm căn cơ như Thương
yêu hoặc Chối từ in dấu rất sớm trên con trẻ. Nhưng trong quá trình tăng trưởng của não
bộ, các cảm nhận khởi đầu sơ khai dần biến thành những tổng hợp tình cảm - ý nghĩ
phức tạp, sau đó lại trở nên những tư tưởng trừu tượng. Theo các nghiên cứu đáng cậy
nhất của chúng tôi, ý thức thai nhi bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng thứ sáu. Những
xáo trộn tinh thần gia trọng của mẹ trong tháng thứ ba hoặc thứ tư đã có di hại lên hệ
thần kinh của con, nhưng trước tháng thứ sáu, các di hại đa phần đều do các căn nguyên
mang tính chất thể lý. Bởi vì thời gian này, não của bé chưa chín muồi đủ để có thể biến
tín hiệu của mẹ thành tình cảm. Để trở thành một tình cảm, tín hiệu không những được
cảm nhận mà còn phải được hiểu nữa. Để "tức giận", đứa trẻ phải đủ khả năng nhận biết
tín hiệu (một chấn động ở não bộ), gán cho nó một ý nghĩa (bực bội) đồng thời tạo ra một
phản ứng tương ứng (run lên). Tắt lại, để trở thành cảm giác, cảm nhận phải qua cầu ý
thức. Cầu này đòi hỏi một khả năng trí tuệ và tâm thần phát triển tương đối cao, mà một

thai nhi trước tháng thứ sáu chưa có được. Chỉ sau khi bé bắt đầu tự nhận diện được
"mình", có khả năng nhận và diễn dịch các cảm nhận thì từ đó bé mới dần dà bị ảnh
hưởng bởi những tín hiệu thuần tình cảm của mẹ.
Khả năng phân biệt và nhận diện càng tăng thì việc tăng trưởng tình cảm nơi bé
càng tế vi. Như một máy vi tính, càng ngày càng được nạp thêm chương trình mới. Kho
tàng kinh nghiệm và khả năng ghi nhớ càng đầy thì khả năng nối kết những dữ kiện tinh
tế nơi bé càng cao. Bào thai ở tháng thứ ba chưa thể cảm nhận được những tình cảm


phức tạp của mẹ như Lạnh nhạt hoặc Hoang mang, dù những làn sóng đó chạy qua bé
như những cơn mưa rào. Nhưng vào ngày sinh, bé có dư khả năng cảm nhận và phân
biệt rõ ràng những cảm tình của mẹ đồng thời tạo ra những phản ứng thể lý, tình cảm
hoặc trí tuệ tương ứng. Các khảo cứu trên đây cho thấy các trẻ bị mẹ chối từ phản ảnh
thất vọng của chúng qua con số tỷ lệ bất thường thể lý hoặc nhân cách cao. Trái lại đa số
các em được đón nhận thì cân bằng. Các em có mẹ hoang mang lạnh nhạt thì nói chung
tỏ ra không đau mà cũng không khoẻ.
Môn sinh học dạy ta biết cuộc sống đi từ đơn giản đến phức tạp. Thai nhi cũng vậy,
từ một tế bào tý hon đơn giản ban đầu dần trở thành một sinh vật với não bộ và hệ thần
kinh phức tạp, với cơ thể tế phân, và từ một sinh vật vô cảm tiến lên một con người với
khả năng cảm nhận và phân tích những tình cảm tinh tế.
Ta gọi tiến trình trên đây là sự phát triển bản ngã (cái tôi). "Bản ngã" là tổng hợp tất
cả những gì mỗi cá nhân chúng ta suy tư và cảm giác; ưu điểm, khuyết điểm, bản năng,
ước vọng, bất an của mình, thảy những cái đó kết xây nên "cái tôi" mỗi người. Khi trẻ biết
cảm giác và nhớ, nghĩa là khi nó bắt đầu có thể bị nhồi nặn bởi kinh nghiệm, lúc đó cái tôi
của nó hình thành.
Như trên đã nói, Freud cho rằng cái tôi chỉ bắt đầu hình thành trong khoảng thời gian
từ hai tới bốn tuổi. So với nhận thức thời đó thì nhận định của ông không phải là không có
lý. Ngày nay ta kiến thức của ta về phôi thai - từ ngay những tháng đầu tiên của sự sống,
từ cơ thể, tâm trí, hệ thần kinh - vượt xa thời Freud nhiều. Song chẳng hiểu sao mà rất ít
những kiến thức này được đưa vào môn học về phát triển bản ngã. Như vậy, hẳn phải

mất một hai chục năm nữa những kiến thức về thời tiền sản của con người mới trở thành
gia sản của ngành tâm lý.
Theo tôi, bản ngã của thai phôi bắt đầu hoạt động vào khoảng tháng thứ năm, thứ
sáu. Lúc này hệ thần kinh của nó đã đủ khả năng dẫn cảm nhận lên trung tâm não.
Những tín hiệu mang tính chất chủ yếu thể lý này giúp rất nhiều cho việc phát triển thần
kinh; không có chúng, những nhiệm vụ phức tạp về sau không thể thực hiện được. Một
thí dụ: mẹ bận rộn suốt ngày làm con mệt theo. Cơn mệt này làm con khó chịu. Cảm giác
"khó chịu" nguyên sơ này chắc chắn kéo theo hệ thần kinh vào cuộc. Thai cố gắng tìm
cách giải mã cảm giác đó nên não cũng phải làm việc theo. Càng nhiều những biến cố
như thế não bộ thai càng trở nên kinh nghiệm để có thể giải được những tín hiệu phức
tạp và tinh tế của mẹ (Có công mài sắt có ngày nên kim !).
Sau đây, tôi sẽ trình bày diễn tiến phát triển bản ngã trên qua thí dụ tình cảm - Sợ thường thấy nơi các thai phụ.
ở một mức độ nào đó, lo sợ của mẹ có lợi cho con. Nó phá vỡ cảm giác chung nhất
giữa nó và môi trường sống, bắt nó ý thức sự phân cách, ý thức mình là một thực thể
khác biệt, và bắt nó phản ứng lại. Những tín hiệu bất thường, dồn dập từ ngoài đổ vào tạo
nên kinh nghiệm khó chịu nơi bé. Nó vùng vẫy tìm đuờng thoát, hay nói cách khác là tìm
biện pháp chống cự. Với thời gian kinh nghiệm sợ cũng như phương cách chống cự càng
trở nên tinh xảo. Cảm nhận bực bội, khó chịu ban đầu này sau nhiều tháng biến thành
một tình cảm; và bởi tình cảm đó do bên ngoài (từ mẹ) đưa tới nên bé phải tìm hiểu hậu ý
của nó đồng thời bắt bé phải nghĩ ra phương cách trốn tránh; các phương cách trốn tránh
là mớ kinh nghiệm cho bé áp dụng về sau.
Nền móng của tình cảm bực Giận dữ cũng được cấu thành như thế, dù rằng gốc rễ
của tình cảm này không giống như tình cảm Sợ trên. Ta thấy có những sơ sinh thét lên
giận dữ khi ta giữ tay chân kìm hãm cử động tự do của chúng. Chắc chắn chúng cũng đã
phản ứng như thế khi còn trong bụng mẹ. Chúng bực bội khi bị cấn bởi thế ngồi hoặc
nằm của mẹ, khi nghe tiếng động mạnh từ bên ngoài, như tiếng la hét của bố chẳng hạn.
Diễn tiến của tình cảm giận dữ cũng xẩy ra tương tự. Khởi đầu là những cảm nhận lập đi
lập lại và bé dần dà giải mã được nguyên nhân hậu quả của chúng đồng thời tìm ra các
phương thế phản ứng thích hợp: đó là bước đầu của chuỗi suy tư nơi con người.



Một vài hình thái xuống tinh thần cũng khởi đầu từ trong lòng mẹ, thường xẩy ra do
cảm giác bị một mất mát lớn nào đó. Khi mẹ vì đau yếu, lo buồn chuyện riêng hoặc vì bất
cứ một lý do nào đó không nâng đỡ thương yêu con nữa thì sự mất mát này làm con
xuống tinh thần. Hậu quả của nó về sau là triệu chứngthiếu sinh động nơi bé sơ sinh
hoặc kém khả năng tập trung nơi trẻ 16 tuổi. Một xáo trộn tình cảm thời tiền sản như vậy
có thể di hại suốt cuộc đời. Đấy là một trong những lý do mà gần đây các nhà tâm lý đặc
biệt chú trọng việc chữa trị chứng xuống tinh thần nơi trẻ sơ sinh. Mặt khác, các tình cảm
Xuống tinh thần, Sợ, Giận dữ trên đồng thời lại giúp phát triển ý thức và khả năng tự ý
thức nơi trẻ. Lietaert Peerbolte, nhà tâm lý chữa trị người hoà lan mô tả về điểm này:
"Nhìn là sự đứt đoạn của thấy". Hình ảnh bóng bẩy này diễn tả đúng hoàn cảnh thị giác
của thai trong bụng mẹ, nơi bé suốt ngày mở mắt chỉ thấy một màu vàng đục của nước
ối. Nếu không có một xáo động từ ngoài vào làm mất cảnh vực hài hoà của lòng mẹ thì
làm sao giác quan bé có được các loại kinh nghiệm. Như một chàng Lưu đang bồng bềnh
dạo chơi tiên cảnh bổng gặp một tiên nữ; đưa mắt quan sát người đẹp chàng mới vỡ lẽ ra
rằng à thì ra còn có một hiện hữu khác với mình và chàng bắt đầu suy tư về mình, nhận
diện ra cái tình cảm mới lạ chớm nở trong lòng mình và ghi nhớ sự kiện. Những kinh
nghiệm đó thu góp ngày này qua ngày khác dần dà tạo nên nhân cách của Lưu, y như
các phân tử nước hợp kết tụ lại thành khối băng tinh.
Hình ảnh của Peerbolte đưa ra không những cho thấy tiến trình hình thành bản ngã
tiền sản, mà còn nói lên vai trò của tình cảm người mẹ trong tiến trình đó. Con sinh ra
trong tình thương của mẹ thì tự tin hơn. Trái lại, con của mẹ bất hạnh, phiền não hoặc vô
tình thường bị chứng thần kinh, là vì nhân cách chúng bị âu lo, khiếp hãi tấn công liên
tiếp. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng đắn, những trẻ này về sau có thể sẽ là những
người lớn cả sợ, tánh tình dễ thay đổi bất thường.
Bác sĩ Claus Bick, nhà chữa trị bằng thôi miên tiên phong người dức, mới đây có
một con bệnh đúng như trường hợp vừa kể trên. Anh này thỉnh thoảng bị những cơn sợ
nặng nề ập đến kéo theo những đợt nóng ran trong người. Qua thôi miên, anh nhớ về
những tháng ngày trong lòng mẹ, và chợt hoảng hốt khi nhớ tới một biến cố lo sợ và nóng
ran xẩy ra trong tháng thứ bảy. Biến cố gì ? Bà mẹ sau đó thú nhận với bác sĩ là vào

tháng thứ bảy, bà đã cố phá thai bằng cách tắm nước nóng.
Những gì ta biết về phong cách thai nhi cũng phù hợp với quan điểm của bác sĩ
Peerbolte: Phong cách đó ngày càng tinh tế và thận trọng hơn là nhờ được hướng dẫn
bởi một bản ngã trưởng thành nhờ kho kinh nghiệm ngày càng tăng. Trên một phương
diện nào đó thì mọi mâu thuẫn tình cảm thường nẩy sinh từ những kinh nghiệm đa phần
là vô thức. Như con bệnh của bác sĩ Bick, anh chẳng nhớ ra căn do lo sợ của mình,
nhưng hơn hai mươi năm sau phong cách của anh vẫn bị điều hướng bởi một kinh
nghiệm tiền sản. Rất nhiều kinh nghiệm của ta bị rơi vào quên lãng, nhưng từ nơi trú ẩn
tầng vô thức, chúng vẫn có thể có ảnh hưởng mạnh lên cuộc đời chúng ta.
Điều này được bác sĩ giải phẩu óc người canada, Wilder Penfield, minh chứng cách
đây vài năm qua một loạt thử nghiệm y học táo bạo. Bằng điện chấn trên màng ngoài não
bộ 8 ông đã có thể khiến người ta nhớ lại cảm giác của một hoàn cảnh hoặc biến cố đã bị
quên lãng từ lâu. Trong bản phúc trình ông viết: "không những đương sự nhớ lại y đúc
hình ảnh và âm thanh của sự kiện đã qua ... mà còn sống lại được tình cảm thời đó ...
những gì đương sự đã thấy, nghe, cảm và hiểu". Đấy là lý do tại sao những hình ảnh,
thất bại, xung đột đã quên vẫn tiếp tục sống trong ta. Ngay cả kinh nghiệm bị chôn vùi tận
trong đáy thẳm vẫn có thể gióng lên những âm vang vọng về quấy nhiễu đời ta.
Câu chuyện sau đây của tiến sĩ G. Maier, một đồng nghiệp của tôi người đức, là một
điển hình. Fred là người rụt rè nhỏ nhẹ. Ngày nọ qua ảnh hưởng thuốc anh đã nhớ về
một cảnh tượng hãi hùng. Anh tả mình đang đứng và trò chuyện vui vẻ trong một căn
8

Sau khi giải phẩu, Penfied dùng điện chấn kích thích các vùng não khác nhau. Vì não không biết đau nên
ông thí nghiệm ngay trên các người còn thức tỉnh.


phòng kín cửa, nhưng rồi không khí trong phòng biến đổi. Người ta vây lấy anh, chỉ vào
mặt tố cáo anh. Anh bực bội, đâm lo, không còn biết phải ứng xử ra sao nữa. Cả bác sĩ
lẫn con bệnh chẳng hiểu thế có nghĩa là gì. Vài ngày sau, vì tò mò, anh ta kể cho mẹ
nghe câu chuyện. Và mẹ đã bật mí bí mật: Đó là một bữa tiệc, phòng đầy ứ người; khi

biết mẹ Fred không chồng mà chửa, một số "bạn" bà đã chỉ chỏ sỉ vả bà một cách nhụ
nhã ê chề trước mặt khách mời.
Chúng ta giờ đã biết khá nhiều về ảnh hưởng của biến cố hoặc hoàn cảnh trên nhân
cách. Ta biết tình thương và âu yếm giúp bản ngã trưởng thành, trái lại âu lo và xuống
tinh thần bất lợi cho sự tăng trưởng này. Song ta chưa biết rõ biến cố tiền sản nào tạo
nên yếu tố cá biệt nào nơi nhân cách. Lấy thí dụ cái chết của người phối ngẫu. Các
chứng liệu y khoa hiện hữu cho thấy biến cố đó ảnh hưởng khá mạnh trên thai nhi. Song
chỉ tiếc là chưa có những khảo sát về hậu quả lâu dài của sự kiện, ngoại trừ nghiên cứu
tại Phần Lan mà tôi đã đề cập trong chương này. Những tình cảm của người mẹ như Lo
sợ, Hoảng hốt, Hoang mang đã là đề tài của hàng trăm khảo sát, nhưng các khảo sát đó
hầu hết dừng lại lúc đứa trẻ sanh hoặc sau khi sanh được vài tuần. Có một ít dự án lớn thường do chính phủ trợ cấp - nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của các yếu tố tiền sản trên
khả năng học vấn của các em, nhưng tiếc rằng cũng không đủ sâu để có thể có được
những biện pháp giúp đỡ hữu hiệu. Các nghiên cứu này, thật ra, không giúp ta trả lời
được câu hỏi tại sao những em học sinh này học khá hơn những em kia hoặc yếu tố hay
hoàn cảnh nào đã tạo nên các đặc điểm nhân cách thuận lợi cho khả năng học tập và
thành công ở đời. Và nhất là chúng không cho ta biết ảnh hưởng của kinh nghiệm tiền
sản và lâm bồn (lúc sinh) trên tiến trình phát triển bản ngã.
Hy vọng rồi đây chúng ta sẽ biết được những điều đó. Trong lúc chờ đợi, tạm lấy kết
quả cuộc khảo sát khởi đầu của tôi thực hiện năm 1979. Khảo sát tuy nhỏ và hạn chế
trong một nhóm đối tượng thật chọn lọc là các bệnh nhân được điều trị bằng khoa phân
tâm chiều sâu, nhưng nó mở ra một số kiến thức quan trọng về phong cách tương lai của
con người.
Tôi chia yếu tố ảnh hưởng thành hai nhóm: biến cố tiền sinh và kinh nghiệm lúc sinh
(chương sau sẽ bàn kỹ về yếu tố này). Và để dễ giải thích, mỗi nhóm tôi lại phân ra làm
hai: biến cố khách quan và cảm giác chủ quan. Việc tách chia này giúp dễ phân biệt được
đâu là yếu tố mà các đối tượng tưởng là mình bị ảnh hưởng và đâu là yếu tố có ảnh
hưởng thật.
Sự thường, các bệnh nhân tâm thần mang nhiều gánh nặng tiền sinh và lúc sinh.
66% bảo rằng mẹ họ xuống tinh thần rất nặng trong khi mang thai. 47% cho rằng họ có
một quá khứ khá bất hạnh. 55% kể mẹ họ vui vẻ mong chờ ngày sinh; 45% trái lại, bảo

mẹ chẳng thiết tha gì. Các ghi nhận về người cha không khác nhau bao nhiêu. 51% cho
rằng cha muốn có con, 49% không. Số cha muốn có con trai nhiều gấp đôi. Bởi hầu hết
nhóm bệnh nhân trên sinh trong thập niên 40 và 50 - thời phong trào cho con bú bằng
bình đang thịnh hành - nên chỉ có vài người (16%) bú sữa mẹ.
Kết quả về kinh nghiệm chủ quan khá rõ. 43% bảo rằng cảm thấy an bình khi còn
đang trong lòng mẹ; 41% trái lại, cảm thấy âu lo. Tỷ lệ kinh nghiệm khiếp sợ lúc sinh cao.
60% kể rằng họ cảm thấy bị ngộp khi sinh; trên 40% cảm thấy đau ở đầu, cổ và vai. Tôi
nghĩ rằng các con số trên cho thấy một hình ảnh kém chính xác, bởi vì đối tượng nghiên
cứu quá đặc biệt. Tỷ lệ kinh nghiệm xấu thời tiền sinh và lúc sinh chắc chắn sẽ thấp hơn
ở nhóm đối tượng bình thường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhóm bệnh nhân này có
điểm lợi là nó mang tác dụng như một kính lúp giúp ta quan sát các tương quan rõ ràng
và dễ dàng hơn. Chẳng hạn, có tới 75% trong số họ cho rằng mình hướng nội, và 65%
cho rằng mình lúc này hay cau có, buồn rầu và lo âu.
Các con số cuối cùng trên đưa ta vào trọng tâm cuộc khảo cứu - vào việc phân tách
các kinh nghiệm tiền sinh có liên hệ với sự bất mãn của các đối tượng. Trong số đó yếu tố
quan trọng nhất vẫn là thái độ của người mẹ. Kết quả khảo sát cho thấy cá nhân nào có


mẹ vui sướng chờ ngày sinh, người đó có khả năng rất lớn đạt đến một cuộc sống tình
cảm vững chắc trong tuổi trưởng thành. Giữa thái độ của mẹ về thai nghén và khuynh
hướng tính dục của con cũng có tương quan sâu đậm. Một cách chung mà nói, mẹ càng
mong muốn có con bao nhiêu thì sau này con, bất kỳ trai hay gái, càng nhiều cơ hội có
cuộc sống tình dục điều hoà, trưởng thành.
Nếu đạt được cả hai yếu tố: vừa muốn có con và con sinh ra mang phái tính như ý,
thì việc phát triển nhân cách càng tối ưu. Người sinh ra trong hoàn cảnh này ít bị xuống
tinh thần, ít giận dữ vô lý và có cuộc sống tình dục tốt đẹp hơn. Điểm nổi bật của văn hoá
âu mỹ chúng ta là nếu cha mẹ mong con gái mà lại sinh trai thì anh trai này về sau ít gặp
trở ngại trong việc phát triển nhân cách hơn ở trường hợp ngược lại.
Cũng như ở các khảo sát khác, nghiên cứu của tôi cho thấy có sự tương quan giữa
mẹ hút thuốc và biến chứng thần kinh của con, dù rằng tôi không tin lắm chính việc hút

thuốc là căn nguyên của tương quan này. Một thai phụ phải tiêu thụ một lượng thuốc khá
lớn thì mới có thể gây bệnh thần kinh nơi con. Vả, phải chăng vì tình cảm bị chi phối quá
mạnh nên thai phụ tìm quên trong khói thuốc ? Phần đông người ta hút thuốc khi cảm
thấy bất an hoặc gặp khó khăn. Có thể chính gánh nặng tinh thần đó mới là nguyên ủy
của triệu chứng bệnh hoạn nơi con. Rượu cũng tác hại như thuốc; và dù rượu nguy hiểm
hơn thuốc rất nhiều nhưng tôi cũng tin rằng nguyên ủy không hẳn là ở lượng chất cồn mà
thật ra là nơi tình cảm của người mẹ.
Tương quan giữa cảm nhận chủ quan tiền sản và đời sống tình dục là một trong
những kết quả lạ lùng nhất trong khảo sát chúng tôi. Những ai trong lòng mẹ gặp nhiều âu
lo, kẻ đó về sau có cuộc sống tình dục bất ổn hơn người gặp được an bình. Tôi nghĩ rằng
khuynh hướng tình dục của một người là phản ảnh những gì người đó học được trong
lòng mẹ. Nếu thuyết này đúng thì chuyện nghiên cứu phong thái tình dục thực ra là
nghiên cứu những gì ảnh hưởng trên nó. Rõ ràng, ai ưa khai phá và sống mực thước,
người đó có cuộc sống tình dục điều hoà; trái lại, kẻ hay bực dọc và ăn thua đủ thì tình
dục của họ cũng nhiều hụt hẫng.
Sở dĩ ở đây tôi luẩn quẩn hơi nhiều về các cảm giác và suy nghĩ tiêu cực của người
mẹ, là vì những tình cảm tiêu cực này được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
nhiều hơn các tình cảm tích cực, như Tình thương chẳng hạn. Tôi vẫn sợ rằng các thầy
thuốc chúng tôi thường hay quan trọng hoá khía cạnh bệnh lý mà quên mất khía cạnh tốt
khoẻ nơi con người. Nay là lúc phải đổi cách nhìn. Khảo sát của tôi cũng khám phá một
vài khía cạnh cảm giác của người mẹ - chẳng hạn muốn con và được con (trai hay gái)
như ý - tạo ảnh hưởng tinh thần tốt trên con. Và còn nhiều, rất nhiều khám phá khác nữa.
Chương sau ta sẽ bàn cụ thể các ảnh hưởng đó.

Chương Bốn : Dây Giao Cảm (Bonding)
Cách đây vài năm tôi đọc được công trình khá hay của Stirniman, bác sĩ nhi khoa
người thụy sĩ. Ông nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, một đề tài chẳng mới mẻ gì
trong giới y khoa, trong các thư viện đã có hàng tá luận văn về đề này. Cái khác duy nhất
nơi Stirniman, là ông tìm hiểu vấn đề trước khi các trẻ sinh ra, chứ không phải sau khi
sinh, như những người khác trước đó vẫn làm.

Lối nhìn khác đó đã mang lại điều thật mới lạ. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy
nhịp ngủ - thức của sơ sinh phát xuất từ một nguyên do đơn giản: do mẹ tập thành từ
nhiều tháng trước khi chào đời; chứ hoàn toàn không phải do nhịp ăn uống hoặc chăm
sóc hay bất cứ do một biến cố hậu sản nào cả. Chứng minh của Stirniman khá đơn giản.
Ông chọn ra hai nhóm thai phụ, nhóm người có thói quen dậy sớm vào mỗi sáng và nhóm
người quen ngủ trễ vào ban tối. Sau khi sanh, ông quan sát thói quen ngủ thức của các


trẻ. Và kết quả xẩy ra như chờ đợi: con của nhóm trước cũng dậy sớm và con nhóm sau
cũng ngủ trễ hơn.
Thí dụ gần như toàn hảo về dây giao cảm tiền sản đó làm tôi phấn chấn. Stirniman
cho thấy trẻ trước khi sinh đã có thể hoà nhịp với mẹ, như sau khi đã sinh ra.
Ta đã biết tầm quan trọng sống còn của bonding đối với trẻ sơ sinh. Chỉ trẻ nào hoà
nhịp được với mẹ mới có nhiều hy vọng sống sót. Nhưng diễn tiến hoà nhịp quả rất phức
tạp, vậy mà không hiểu tại sao nhiều mẹ con đạt được diễn trình đó một cách tuyệt vời.
Những nghiên cứu mới đây cho phép ta nghĩ rằng một số phản ứng của người mẹ
có căn nguyên sinh lý. Song, dù với sự trợ giúp của sinh lý đó, làm sao hai cơ thể hoàn
toàn tách biệt lại có thể đồng nhịp với nhau tới mỗi chi tiết như thế, nếu trước đó đã
không cùng nhau tập luyện ?
Nghiên cứu của Stirniman cho hay từ nhiều tháng trước khi sanh, mẹ con đã bắt đầu
tập ăn nhịp với nhau. Như vậy, mối giao cảm hậu sản không phải là một hiện tượng đơn
lẻ - như tới giờ người ta vẫn tin - mà là tiếp nối của một diễn trình đã có từ trước.
T. Berry Brazelton, một bác sĩ nhi danh tiếng đại học Harvard, trước đó trong một
cuộc thảo luận về bonding đã trình bày rằng các động thái của mẹ con bắt đầu ăn nhịp
với nhau ngay sau khi sanh; và điều đó xẩy ra, theo ông, hình như là nhờ mẹ con đã có
một hệ thống truyền thông chung nào đó từ trước. Thuyết này đã được các nhà sinh vật
đại học thành phố New York kiểm chứng sau đó vài năm, dĩ nhiên là qua thí nghiệm trên
thú vật chứ không phải với người. Các nhà sinh vật khám phá giữa gà mẹ và gà con chưa
nở có một hệ thống truyền thông, và hệ thống này cũng hoạt động giống như nơi người,
như Brazelton đã đoán. Gà con do mẹ ấp phản ứng theo tiếng gọi và với môi trường lạ

khá hơn gà con ấp nhân tạo 9.
Điều đó cho phép ta nghĩ tới một hiện tượng tương tự nơi người, dĩ nhiên là với cấp
độ phát triển chắc chắn cao hơn. Tất cả các kết quả kia vẽ lên trước mắt ta hình ảnh của
một hệ thống bonding tiền sản không kém phức tạp và tế vi như mối giao cảm hậu sản.
Cả hai diễn trình này, thực ra, là hai đoạn của một mạch sống chung: Những gì xẩy ra
sau khi sanh là một phát triển tiếp nối của và phụ thuộc vào những gì đã có trước đó.
Nhận thức trên cũng giải thích các khả năng lạ lùng nơi trẻ sơ sinh. Chúng có thể
phản ứng trả lời các nụ hôn, vuốt ve, ánh mắt hoặc các tín hiệu khác của mẹ. Những biểu
lộ bằng ánh mắt và cơ thể đó đối với chúng không có gì lạ, là bởi vì chúng đã tập đọc
được tâm tư, hiểu được cảm giác của mẹ ngay khi còn trong dạ.
Các khảo sát của nữ bác sĩ Lukesch và bác sĩ Rottmann cũng cho thấy kết quả trên.
Một thí dụ sống động hơn về giao lưu truyền thông giữa mẹ con là bài thuyết trình của
nhà hộ sanh danh tiếng người áo Emil Reinold trong nghị hội quốc tế về tâm lý tiền sản
mới đây. Đề tài thuyết trình là phản ứng của thai đối với tình cảm người mẹ. Trong bài đó
Reinold đồng thời cho thấy vai trò tích cực của thai trong việc hình thành dây giao cảm
tiền sản.
Chứng minh của bác sĩ Reinold khá đơn giản. Ông cho các thai phụ nằm 20 tới 30
phút dưới máy siêu âm, mặt cúi xuống. Ông cố tình không nói cho họ biết là thai rất dễ
chịu với vị thế đó nên thường rất yên. Thai yên, thì trên màn ảnh vô tuyến cũng hoàn toàn
lặng. Rồi ông bất thần làm các bà mẹ giật mình hoảng sợ. Ông muốn biết bao lâu thì con
biết và phản ứng theo cơn sợ của mẹ. Trong tất thảy mọi trường hợp màn ảnh siêu âm
bắt đầu mấp máy chỉ sau vài giây. Khi thai biết được cơn hoảng sợ của mẹ, chúng bắt
đầu vùng vẫy.
Có thể phản ứng của thai phần nào là do lượng tăng kích tố Adrenalin trong máu
mẹ. Tôi nói chỉ phần nào thôi, vì nhiều khi con phản ứng là vì cảm được tình ý mẹ.

9

Tiếng kêu diễn tả sự khó chịu hay dễ chịu của gà con chưa nở tạo nên phản ứng trả lời khác nhau nơi gà
mẹ. Chẳng hạn khi con la kêu cứu, gà mẹ phát ra một tiếng kêu vỗ về hoặc làm một cử chỉ khiến gà con

yên ngay.


Trường hợp Kristina, tên do tôi đặt, là một điển hình hơn nữa về bonding tiền sinh.
Tôi biết cô ta qua người bạn niên thiếu của tôi, bác sĩ Peter Fedor Freyberg, một khoa
học gia tầm cỡ âu châu, giờ là giáo sư sản khoa và là nhà hộ sanh thuộc đại học
Uppsala, Thụy Điển.
Mọi chuyện khởi sự tốt đẹp. Kristina sanh ra khỏe mạnh. Rồi chuyện lạ xẩy ra.
Không như các trẻ khác, bé chối từ vú mẹ một cách khó hiểu. Bé ngoảnh mặt đi mỗi lần
cho bú. Lúc đầu Peter tưởng là bé đau. Nhưng khi nghe biết Kristina nốc cạn cả một bình
sữa trong phòng sơ sinh, anh ấy nghĩ có lẽ đấy chỉ là một phản ứng bịnh hoạn chóng qua.
Nhưng ngày hôm sau và cả những ngày sau đó, bé vẫn từ chối vú mẹ.
Không an tâm, đồng thời cũng vì tò mò, Peter nghĩ ra một thí nghiệm nhỏ. Anh kể
chuyện Kristina cho một bà mẹ khác nghe và nhờ bà ta cho bú thay. Vớ được vú, cô bé
liền nún một mạch. Peter ngạc nhiên hỏi bà mẹ ruột tại sao ? Bà chẳng biết ! " Khi thai
nghén bà có bị bệnh không" ? "Không" ! "Thế bà có muốn con không" ? Bà ngước mắt
nhìn bác sĩ trả lời một mạch: "Không, tôi muốn phá. Nhưng chồng tôi muốn, nên đành
mang nó"!
Điều quả lạ lùng đối với Peter, nhưng với Kristina, chẳng lạ gì. Bởi từ lâu bé đã đau
niềm đau bị mẹ bỏ. Sống trong lòng mẹ nhưng tinh thần bé cô đơn. Sanh ra, mới bốn
ngày tuổi, bé nhất định chối từ mẹ, vì mẹ đã chối từ mình trước đó. Với thời gian, tình
thương và kiên nhẫn hy vọng bà mẹ chiếm hữu được trở lại tình cảm của Kristina.
Mối giao cảm tiền sản cũng có những hậu quả như bonding hậu sản, cho dù
bonding này diễn ra ở một thời điểm khác và dưới ảnh hưởng nhiều điều kiện khác.
Tương quan tình cảm mẹ con trong tiền sản cũng ảnh hưởng lâu dài và quyết định như
tương quan hình thành sau khi sanh. Cả hai cũng diễn ra trong một khuôn khổ thời gian
đặc biệt: Thời điểm tối ưu cho bonding hậu sản là những giờ và những ngày đầu tiên sau
khi chào đời; tối ưu cho bonding tiền sản là ba tháng cưu mang cuối, nhất là trong 8 tuần
sau cùng, khi thể xác và tinh thần đứa trẻ đã đủ khả năng để phát đi và nhận lại những tín
hiệu tương đối tế vi.

Trong cả hai diễn trình người mẹ đóng vai trò như nhau: Bà quyết định nhịp độ, tạo
nguồn cảm và uốn nắn phản ứng của con. Nhưng các tín hiệu của mẹ có ý nghĩa như thế
nào, điều này do con quyết định. Ngay một thai phôi ba tới bốn tháng tuổi đã không còn
theo mẹ một cách vô điều kiện. Nó chẳng quan tâm tới các nguồn cảm khó hiểu, mâu
thuẫn, bỏ mặc hoặc thù nghịch của mẹ hoặc phản ứng lại một cách bất nhất.
Tóm lại: Bonding tiền sản không tự nhiên mà có. Nó cần thời gian, tình thương và
cảm thông. Nếu đủ ba điều kiện đó, nhiều xáo trộn tâm thần- mà ta gặp phải hàng ngày sẽ trở lại căn đối.
Thai nhi rất uyển chuyển; nếu bị bó buộc, nó có thể rất ít lệ thuộc cảm giác của mẹ.
Nhưng nó sẽ hoàn toàn bất lực nếu tâm hồn mẹ đóng cửa, nghĩa là thiếu hỗ trợ từ mẹ. Vì
thế mà bonding không thể có được nơi những người bị bệnh nặng - như chứng loạn tâm
(Schizophrenie = điên) chẳng hạn. Đó cũng là lý do cắt nghĩa tỷ lệ xáo trộn cơ thể và tâm
thần rất cao của những đứa con do các bà mẹ loạn tâm sinh ra.
Một thảm cảnh ngoại tại đôi lúc có thể gây ra hậu quả tương tự nơi các bà tâm thần
bình thường10. Cũng như nơi các bà loạn tâm, bonding trong trường hợp này có thể
không hình thành được, là vì tâm trí mẹ không còn với con, con vì thế chẳng có chỗ bám
víu.
Vài năm trước bác sĩ Sontag có đề cập tới hai trường hợp như thế. Cả hai được ông
quan tâm theo dõi từ đầu.
"Một phụ nữ trẻ, lần đầu mang thai", ông viết, " tới Viện chúng tôi xin giúp đỡ, vì bị
chồng trở chứng loạn tâm đe giết. Chúng tôi đã ghi lại hàng tuần nhịp tim và động thái
của thai ngay từ lúc tượng thai. Thiếu phụ vô cùng âu lo vì không biết kêu cứu ai. Chúng
10

Những biến cố như mất nhà, người thân chết có thể khiến người đàn bà không còn lòng dạ nào nhớ tới
con. Đứa con dĩ nhiên cảm nhận được điều đó.


tôi dành cho cô một căn phòng trong Viện để qua đêm. Sau vài phút cô cho hay đứa con
trong bụng giẫy đạp mạnh quá làm cô đau. Quan sát, chúng tôi thấy đứa trẻ động hơn
thường lệ gấp mười lần".

Trường hợp thứ hai là một bà mất chồng vì tai nạn xe hơi. Chúng tôi cũng nhận thấy
con bà giẫy đạp mạnh hơn thường gấp mười lần".
Nhìn qua hai sự kiện trên với nghiên cứu của bác sĩ Reinhold ta thấy không có gì
khác nhau. Đứa trẻ xem ra phản ứng theo tâm cảm của mẹ. Song xét kỹ, có khác biệt.
Phản ứng do Sontag mô tả không phải là do tâm cảm, mà là một hoảng hốt toàn diện của
trẻ bị kích tố sợ của mẹ tràn ngập. Nhưng sự kiện hai bé sinh ra thiếu cân, bị bệnh đường
ruột, mẫn cảm và hay khóc, lại là triệu chứng hậu quả của một cơn kinh hoàng - biến cố
thường xẩy ra trong lòng mẹ có liên quan với những xáo trộn tâm thần gia trọng của mẹ.
Theo dõi đều đặn các trẻ này, tôi nghĩ rằng những xáo trộn hậu sản kia có lẽ ít do hậu
quả của kích tố hơn là một xáo trộn tâm thần của mẹ ảnh hưởng lên con. Thai nhi thường
ít bị nguy hiểm bởi các phản ứng kích tố thể lý trực tiếp hơn là những khủng hoảng tâm
thần kéo dài của mẹ. Nếu mẹ thả mặc chìm đắm trong đau khổ mất mát của mình, con có
thể bị hại lớn. Trái lại, nếu bà cố gắng vì con mà quên gánh nặng, con sẽ phát triển bình
thường. Mối giao cảm tiền sinh là vũ khí hữu hiệu nhất chống lại mọi bất an và hiểm nguy
từ ngoài vào. Và hiệu quả của nó, trong chừng mực nào đó, sẽ quyết định liên hệ tình
cảm giữa mẹ con về sau.Tương lai tùy thuộc vào những gì xẩy ra trong hiện tại. Vì vậy
cần nhất là đừng bao giờ để sợi dây đó đứt đoạn.
Giữa mẹ con có ba đường dây nối kết độc lập. Cả ba hệ thống, trừ chỉ một hoặc hai
trường hợp đặc biệt, có thể là phương tiện giao lưu trao đổi tín hiệu giữa hai người. Dây
thứ nhất, đường cơ thể, là dây duy nhất có thể đo và không thể thiếu. Một bà mẹ, dù chối
từ con, cũng còn liên lạc với con qua ngã này, có thể vai trò của ngã này giờ chỉ còn là
việc chu cấp thức ăn cho con. Dĩ nhiên vấn đề còn lại là tùy khả năng lợi dụng đường dây
của mẹ con.
Đường dây thứ hai, ngã động thái (hành động và thái độ trao đổi giữa mẹ và con), là
đường dễ quan sát và giải thích hơn cả. Hàng trăm khảo cứu đã chứng minh, chẳng hạn,
con giẫy đạp khi nó cảm thấy khó chịu, hoảng sợ hoặc bối rối. Mới đây người ta phát hiện
ra mẹ cũng có những động thái riêng để trao đổi với con. Một trong những động thái phổ
quát cho mọi nền văn hoá là cử chỉ xoa bụng trấn an con của các bà mẹ.
Đường thứ ba, khó diễn tả nhất, mà tôi gọi là ngã giao cảm (empathische
Kommunikation). Đường này chắc chắn có các yếu tố của hai ngã kia, song sâu và bao

toả hơn. Tình thương là một ví dụ. Làm sao một thai sáu tháng tuổi biết được mẹ thương
nó ? Phải chăng là nhờ những cái xoa bụng của mẹ, chế độ ăn uống đúng đắn của mẹ,
sự quan tâm của mẹ đối với tín hiệu của con ? Tất cả đều không sai, nhưng chưa hẳn
đúng hoàn toàn.
Thói quen khóc la của trẻ sơ sinh cũng là một thí dụ nữa về đường giao cảm. Tại
sao sơ sinh trung hoa ngay từ những giờ phút đầu chào đời tĩnh hơn sơ sinh hoa kỳ ?
Động thái này phản ảnh nền văn hoá trẻ sinh ra trong đó, dĩ nhiên, nhưng làm sao một sơ
sinh ba giờ hoặc ba ngày tuổi lại biết văn hoá đó trông đợi gì ở mình ? Tôi tin tất cả đều
nhờ truyền thông giao cảm mà có.
Một thí dụ khác thấy được ở miền quê phi châu, nơi các bà mẹ suốt ngày gùi con
(bằng dọc vải) trên lưng. ở vị thế đó, con có thể đái ỉa lên lưng mẹ bất cứ lúc nào. Nhưng
tuyệt nhiên hầu như chưa có bà mẹ châu phi nào gặp tình cảnh đó. Trực giác cho các bà
biết trước để thả con ra kịp thời. Ai sinh con được bảy ngày rồi mà để con làm bẩn thì bị
chửi là một bà mẹ tồi.
Con người ở các xã hội miền quê nông nghiệp có nhiều trực giác hơn người thành
phố. Có thể là vì họ dễ tin vào giác quan của mình hơn. Trực giác đó từ mấy thế kỷ nay
trong các xã hội âu mỹ đã bị lý trí và cơ giới trấn át. Bí mật của thiên nhiên làm ta bất an.
Những gì không giải thích được, ta đành bỏ ngơ. Điều này không có nghĩa là tình trạng


×