Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC DINH DƢỠNG CỦA ĐIỀU DƢỠNG VIÊN CÁC KHOA LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.17 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC DINH DƢỠNG CỦA ĐIỀU DƢỠNG VIÊN
CÁC KHOA LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG NĂM 2013
Chu Anh Văn*, Trần Minh Điển*, Nguyễn Thanh Hương**
(*) Bệnh viện Nhi Trung ương, (**) Trường Đại học Y tế Công cộng
Tóm tắt: Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt
ở trẻ em. Mục tiêu: Mô tả kiến thức thái độ, thực trạng thực hành chăm sóc dinh dưỡng của
Điều dưỡng viên (ĐDV) các khoa lâm sàng và xác định một số yếu tố liên quan tại Bệnh
viện Nhi Trung ương năm 2013. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang,
kết hợp định lượng và định tính, phỏng vấn toàn bộ 199 ĐDV tại 11 khoa lâm sàng bằng
bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Tiến hành phỏng vấn sâu Phó giám đốc phụ trách điều dưỡng, Điều
dưỡng trưởng bệnh viện, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế; thảo luận nhóm 4 cuộc với:
Lãnh đạo, Điều dưỡng trưởng, ĐDV các khoa lâm sàng, người nhà của bệnh nhi chuẩn bị
ra viện. Kết quả: Chỉ có 25,6% ĐDV hiểu biết đầy đủ về số nhu cầu chăm sóc cơ bản của
người bệnh. 77% ĐDV nắm được nhu cầu số bữa ăn cho trẻ theo nhóm tuổi, 32,2% ĐDV
hiểu biết về nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ theo nhóm tuổi. Công tác chăm sóc của
ĐDV về dinh dưỡng còn chưa đầy đủ: cân đo người bệnh 78,9% ĐDV nhắc đến, báo xuất
ăn (37,2%), tư vấn sức khỏe (85,9%), nhắc nhở người bệnh thực hiện chế độ ăn trong suốt
quá trình điều trị (60,3%).
Các kết quả chỉ ra một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc về dinh dưỡng của
ĐDV như thực hành chăm sóc dinh dưỡng đạt trong nhóm ĐDV có phối hợp hỗ trợ với
ĐDV khác cao hơn gần 2,5 lần (p<0,05). Tỷ lệ thực hành chăm sóc dinh dưỡng đạt ở nhóm
có kiến thức đạt về SDD trẻ em cao hơn nhóm có kiến thức SDD không đạt khoảng 5 lần
(p<0,05). Nhóm ĐDV thường xuyên phối hợp với khoa Dinh dưỡng-tiết chế có tỷ lệ thực
hành đạt cao hơn (OR = 9,38; p<0,05). Kết luận: Nhận thức và kiến thức về dinh dưỡng
cho người bệnh của ĐDV chủ yếu là nhu cầu số bữa ăn cho trẻ theo nhóm tuổi. Công tác
thực hành dinh dưỡng (cân đo, báo ăn, tư vấn, nhắc nhở thực hiện chế độ ăn) cho người
bệnh còn chưa cao. Nghiên cứu cũng xác định được các yếu tố tác động đến chăm sóc về
dinh dưỡng của ĐDV để khuyến nghị các nhà quản lý, lãnh đạo sẽ đưa ra được giải pháp
để cải thiện công tác chăm sóc về dinh dưỡng tại bệnh viện.
Từ khóa: Bệnh viện Nhi Trung ương, điều dưỡng viên, dinh dưỡng người bệnh.


Abtract: Nutrition care play an important role in treatment and for specially children.
Objective: Describe the knowledge and practice of nurses in nutritional care in clinical
departments, identify factors correlated in the National Hospital of Pediatrics in 2013.
Subjects and methods: Descriptive study combining quantitative and qualitative, to
interview 199 nurses in 11 clinical departments; in–depth interview Vice Director in
charging of nursing, Head of Nurse office, Dean of Nutritional abstinence department;
group discussion among deans, head nurses and clients of patients who are about to
discharge of 11 clinical departments. Results: Only 25.6 % of nurses fully understand of
the basic need of patients. 77% of nurses understand the needs of meals for children by
age group, 32.2% of participans understand the knowledge of the energy needs of the child
by age group. The nursing care of nutrition is not adequate : 78.9 % of patients weighing,
set of foods (37.2%), nutritional consulting (85.9%), prompted remind patients make diet
1


during treatment (60.3%). The research shows that nutrition care associate with knowledge
of nurses in terms of child nutrition and with the cooporation among nurses. The rate of
nutrition practice in nurses working with other nurses is 2.5 time higher than those without
cooporation (p<0.05). Nurses who pass the test of malnutrition are 5 time more likely to
practice nutrition care than those do not pass the test (p<0.05). Nurses who usually work
with Nutrition department are more likely to practice nutrition care than those with out
working (OR=9.38, p<0.05). Conclusion: Awareness and knowledge of nurses about
nutrition for patients mainly needs meals for children by age group. Nursing care of
nutrition practices (weighing, set of food, consulting, remind diet) for patients is not high.
There are a wide range of factors impacting nursing care for nutrition which play a key role
in the solution for nutrition care improvement of health administrators.
Keywords: National Hospital of Pediatrics, nurses , patient nutrition
I. MỞ ĐẦU
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con người
đặc biệt là trẻ em khi mà cơ thể đang ở giai đoạn tăng trưởng, phát triển mạnh. Tình trạng

dinh dưỡng và bệnh tật có mối quan hệ mật thiết. Bệnh tật là một trong những nguyên nhân
trực tiếp gây suy dinh dưỡng và ngược lại tình trạng suy dinh dưỡng lại làm tăng tỷ lệ mắc
bệnh, kéo dài ngày điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong. Với người bệnh nặng mối
quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Suy dinh dưỡng chiếm 54% nguyên
nhân gây tử vong có kèm theo các bệnh về hô hấp, tiêu hóa ....[Error! Reference source
not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.]
Tại các bệnh viện, Điều dưỡng viên (ĐDV) được đánh giá là lực lượng chính trực
tiếp chăm sóc người bệnh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người
bệnh. Theo quy định tại thông tư số 07/2011/TT- BYT của Bộ Y tế ngày 26 tháng 01 năm
2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh trong bệnh viện thì việc
chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện. Các hoạt động chăm sóc điều
dưỡng, theo dõi là do ĐDV, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm [Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.].
Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực nhi khoa trong cả
nước. Công tác điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương luôn được đánh giá cao trong
chăm sóc và hồi phục người bệnh trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu
nào đánh giá cụ thể chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng.
Câu hỏi đặt ra là ĐDV tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã hiểu biết và thực hành chăm sóc
dinh dưỡng cơ bản cho bệnh nhi ra sao? Những yếu tố nào đã tác động đến chăm sóc về
dinh dưỡng của ĐDV tại đây? Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu với
mục tiêu: “Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên các khoa lâm sàng và
một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013”.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
Đối tƣợng nghiên cứu:
- ĐDV trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh (CSNB) công tác tại các khoa lâm
sàng của bệnh viện vào thời điểm nghiên cứu.
- Lãnh đạo bệnh viện (phó giám đốc phụ trách công tác điều dưỡng); Điều dưỡng
trưởng bệnh viện, Lãnh đạo và Điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng.
- Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế.
2



- Người nhà (người chăm sóc chính) của bệnh nhi chuẩn bị ra viện tại các khoa lâm
sàng.
Tiêu chuẩn loại trừ: Những đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu:
- Từ 12/2012 đến 9/2013 tại 11 khoa lâm sàng của BVNTW.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích.
Kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.
Cỡ mẫu:
Định lượng: toàn bộ 199 ĐDV đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu.
Định tính:
 Phỏng vấn sâu (PVS)
- Phó giám đốc bệnh viện phụ trách về điều dưỡng.
- Điều dưỡng trưởng bệnh viện.
- Trưởng khoa Dinh dưỡng – tiết chế.
 Thảo luận nhóm (TLN): 4 nhóm, bao gồm:
- Nhóm 1: Trưởng hoặc phó các khoa lâm sàng.
- Nhóm 2: Điều dưỡng trưởng khoa (ĐDTK) các khoa lâm sàng trên.
- Nhóm 3: ĐDV trực tiếp CSNB tại các khoa lâm sàng (mỗi khoa 1 ĐDV),
đảm bảo cân đối theo cơ cấu tuổi, thời gian công tác tại bệnh viện, trình độ,
giới.
- Nhóm 4: Người chăm sóc chính của bệnh nhi chuẩn bị ra viện tại các khoa
lâm sàng (mỗi khoa 1 người nhà), đảm bảo cân đối tuổi của trẻ và tuổi của
người chăm sóc chính.
Phƣơng pháp thu thập số liệu:
 Định lượng: Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn với nhưng nhóm nội dung
chính sau: thông tin chung; kiến thức về dinh dưỡng; thực hành của ĐDV về dinh
dưỡng cho bệnh nhi.

 Định tính: sử dụng hướng dẫn PVS, TLN và ghi âm các cuộc PVS và TLN
Xử lý số liệu: Số liệu định lượng được làm sạch và nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và
phân tích bằng SPSS 16.0. Số liệu định tính được gỡ bằng và mã hóa theo chủ đề.
III. KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm nhóm ĐDV nghiên cứu.
Nội dung
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Tuổi: ≤ 34 tuổi
120
60,3
35 – 44 tuổi
25
12,6
≥ 45 tuổi
54
27,1
Giới tính Nam /Nữ
18/181
9,0/91,0
Trình độ chuyên môn Trung cấp
160
80,4
Cao đẳng
11
5,5
Đại học trở lên
28
14,1
Thâm niên công tác≤ 10 năm

121
60,8
>10 năm
78
39,2
3


Nhận xét: Phần lớn các ĐDV trẻ dưới 34 tuổi (60,3%), là nữ (91,0%), trình độ trung
cấp (80,4%), thâm niên công tác dưới 10 năm (60,8%).
Bảng 2: Hiểu biết của ĐDV về nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng.
Nội dung
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Biết 14 nhu cầu chăm sóc cơ bản của bệnh nhân
- Biết đầy đủ:
51
25,6
- Biết một phần:
91
45,7
- Không biết/ Không nhớ:
57
28,6
Quy định chăm sóc dinh dƣỡng tại thông tƣ 07 năm
2011 của Bộ Y tế
- Biết đầy đủ:
132
66,3
- Không biết:

67
33,7
Nhận xét: Chỉ có 25,6% ĐDV hiểu biết đầy đủ về 14 nhu cầu chăm sóc cơ bản của
người bệnh. Còn 33,7% ĐDV không biết đến Quy định chăm sóc điều dưỡng theo thông tư
07 năm 2011 của BYT.
Bảng 3: Hiểu biết về nhu cầu năng lượng và số bữa ăn của trẻ
Kiến thức đúng về nhu cầu
Kiến thức đúng về số
năng lƣợng trong ngày
bữa ăn trong ngày
Nhóm tuổi của trẻ
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
89
44,7
166
83,4
Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi
97
48,7
166
83,4
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi
48
24,1
130
65,3

Trẻ từ 4 đến 6 tuổi
79
39,7
164
82,4
Trẻ từ 7 đến 9 tuổi
122
61,3
96
48,2
Trẻ từ 10 đến 15 tuổi
87
43,7
195
98,0
Kiến thức đạt
64
32,2
153
77,0
Nhật xét: Hầu hết các ĐDV nắm được nhu cầu số bữa ăn cho trẻ theo nhóm tuổi (77%),
tuy nhiên hiểu biết về nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ theo nhóm tuổi chỉ có 32,2%.
Bảng 4: Nhận định người bệnh về tình trạng bệnh khi đi buồng.
Nội dung
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Nội dung ghi chép khi đi buồng
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, xét nghiệm:
174
87,4

- Y lệnh về thuốc:
172
86,4
- Y lệnh liên quan đến dinh dưỡng
130
65,3
- Y lệnh khác:
16
8,0
Nội dung nhận định khi đi buồng
- Tinh thần:
172
86,4
4


- Da, niêm mạc
167
83,9
- Thể trạng và dinh dưỡng:
153
76,9
- Khác:
32
16,1
Nhận xét: Nhận định của ĐDV về dinh dưỡng người bệnh còn bỏ sót nhiều hơn so
với các nhận định khác. Nhận định về dinh dưỡng chỉ chiếm 65,3% trong khi nhận định về
y lệnh thuốc, xét nghiệm lại là trên 86%.
Bảng 5: Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng.
Nội dung

Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Thủ thuật thực hiện khi ngƣời bệnh mới vào khoa
Đo dấu hiệu sinh tồn:
191
96,0
Cân đo cho người bệnh:
157
78,9
Tiêm truyền, uống thuốc:
122
61,3
Khác:
23
11,6
Nội dung nhắc nhở ngƣời nhà khi ngƣời bệnh đã vào
khoa
Nội quy khoa phòng:
196
98,5
Báo xuất ăn với khoa:
74
37,2
Khác:
18
9,0
Nội dung thực hiện trong quá trình chăm sóc ngƣời bệnh
Thực hiện y lệnh thuốc:
197
99,0

Vệ sinh cho bệnh nhân:
114
57,3
Hướng dẫn chế độ ăn, tư vấn giáo dục sức khỏe:
171
85,9
Khác:
15
7,5
Khi ngƣời bệnh đăng ký xuất ăn thì báo lại với ai
Bác sỹ điều trị:
12
6,0
Điều dưỡng trưởng:
38
19,1
Điều dưỡng hành chính:
93
46,7
Khoa dinh dưỡng:
48
24,1
Khác:
8
4,0
Thời điểm nhắc ngƣời nhà thực hiện chế độ ăn cho ngƣời
bệnh
Ngay lúc mới nhập viện:
75
37,7

Lúc chuẩn bị ra viện:
4
2,0
Toàn bộ quá trình điều trị:
120
60,3
Nhận xét: Công tác chăm sóc của ĐDV về dinh dưỡng còn chưa đầy đủ: cân đo người
bệnh chỉ có 78,9% ĐDV nhắc đến, báo xuất ăn (37,2%), tư vấn sức khỏe (85,9%), nhắc
nhở người bệnh thực hiện chế độ ăn trong suốt quá trình điều trị (60,3%).
5


Bảng 6: Liên quan giữa kiến thức về dinh dưỡng và thực hành CSDD của ĐDV
Thực hành chăm sóc dinh dƣỡng
Kiến thức về dinh
dƣỡng cơ bản- SDD
trẻ em của ĐDV

Chăm sóc đạt
n

%

n

%

Đạt

83


75,5

27

Không đạt

34

38,2

55

Chăm sóc chƣa đạt

OR
(95%CI)

p

24,5

4,97

<0,005

61,8

(2,7-9,1)


Nhận xét: Nhóm ĐDV có kiến thức về dinh dưỡng- SDD trẻ em không đạt yêu cầu có
nguy cơ thực hành CSDD cũng không đạt cao gấp khoảng 5 lần so với nhóm ĐDV có kiến
thức đạt yêu cầu (OR =4,97, p<0,005).
Bảng 7: Liên quan giữa biết về nhiệm vụ và thực hành CSDD của ĐDV
Biết về nhiệm vụ
trong chăm sóc
dinh dƣỡng

Thực hành chăm sóc dinh dƣỡng
Chăm sóc đạt

Chăm sóc chƣa đạt

n

%

n

%

Biết đầy đủ

80

70,8

33

29,2


Biết không đầy đủ
và không biết

37

43,0

49

57,0

Tổng

117

OR
(95%CI)

p

<0,005
3,21
(1,8-5,8)

58,8

82

41,2


Nhận xét: Tỷ lệ thực hành CSDD đạt trong nhóm có kiến thức đạt về nhiệm vụ, trách
nhiệm của điều dưỡng trong CSDD quy định tại Thông tư 07/TTLT-BYT năm 2011 là
70,8% cao hơn 3,21 lần nhóm biết không đầy đủ/không biết (29,2%).
Bảng 8: Mối liên quan giữa thái độ và thực hành CSDD của ĐDV
Thực hành chăm sóc dinh dƣỡng
Thái độ

Chăm sóc đạt

Chăm sóc chƣa đạt

OR
(95%CI)

p

0,015

n

%

n

%

Tích cực

85


64,9

46

35,1

2,08

Không tích cực

32

47,1

36

52,9

(1,1-3,7)

Tổng

117

58,8

82

41,2


Nhận xét: Nhóm ĐDV có thái độ tích cực có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm có thái độ không tích cực (OR =2,08, p<0,05).
6


Qua TLN điều dưỡng trưởng các khoa và ĐDV trực tiếp tham gia chăm sóc người
bệnh cũng có một số quan điểm giống nhau khẳng định thái độ về CSDD cho trẻ có ảnh
hưởng rõ ràng tới thực trạng CSDD: “ĐDV chưa làm đúng và đủ vai trò của mình trong
CSDD, họ vẫn thụ động trong chăm sóc bởi họ chưa quan tâm đúng mức tới dinh dưỡng.
Trên thực tế khi kiểm tra ĐDV chăm sóc họ nói rằng do quá nhiều y lệnh về thuốc, xét
nghiệm, cấp cứu... Song ngay cả khi bệnh nhân vắng họ cũng không thực hiện đánh giá
hay tư vấn dinh dưỡng người bệnh chứng tỏ họ đã quên hay không để ý tới vấn đề này”
(TLN điều dưỡng trưởng).
Bảng 9: Mô hình hồi quy Logistic về mối liên quan giữa một số yếu tố và thực hành
chăm sóc dinh dưỡng của ĐDV
Biến độc lập

Hệ số hồi
quy

Mức ý
nghĩa

(B)

(p)

OR hiệu
chỉnh


Khoảng tin cậy
95% (CI)

Phối hợp hỗ trợ với
ĐDV khác

Không *

1,025
-

0,008

2,787

-

1

0,000

4,221

-

1

0,027


2,401

-

1

0,025

2,655

-

1

(1,308- 5,942)
-

Kiến thức cơ bản về
SDD trẻ em
Đạt
Không đạt*

1,440
-

(2,000- 8,908)
-

Thái độ trong chăm
sóc dinh dƣỡng

Tích cực
Không tích cực*

0,876
-

(1,104- 5,218)
-

Tập huấn

Không*

0,976
-

(1,130- 6,237)
-

Phối hợp với khoa
Dinh dƣỡng- tiết chế
Thƣờng xuyên
Không thường
xuyên*
Cỡ mẫu phân tích (N)=199;

2,474
-

0,000

-

(*) nhóm so sánh;

11,872
1

(3,40- 43,504)
(-) không áp dụng

Kiểm định tính phù hợp của mô hình (Hosmer and Lemeshow Test): 2=5,1; df=8;
p=0,746
7


Nhận xét: Sau khi kiểm soát các yếu tố nhiễu tiềm tàng, những yếu tố có mối liên quan
với thực hành CSDD của ĐDV (p<0,05) là: sự phối hợp hỗ trợ giữa ĐDV và đồng nghiệp;
kiến thức cơ bản về SDD trẻ em; kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng; thái độ trong chăm sóc
dinh dưỡng; có tham gia tập huấn về CSDD; sự phối hợp thường xuyên với các khoa Dinh
dưỡng- tiết chế.
Qua nghiên cứu định tính chúng tôi cũng phát hiện thêm một số yếu tố liên quan đến thực
hành CSDD của ĐDV, đó là nhận thức của người nhà chăm sóc cũng có tác động đến
CSDD cho người bệnh. Thái độ quá coi trọng việc dùng nhiều thuốc chữa bệnh, quan niệm
vào viện là phải có nhiều thuốc khá phổ biến ở người nhà người bệnh. Chăm sóc người
bệnh chuyên ngành nhi là một đặc thù, thời gian thực hiện các thủ thuật trên một bệnh nhi
thường kéo dài, điều đó cũng tác động đến CSDD cho bệnh nhi. Mặt khác điều kiện kinh tế
của người nhà người bệnh cũng có tác động lớn đến thái độ của họ về vấn đề dinh dưỡng.
Song chính thái độ của bác sỹ điều trị có tác động mạnh đến CSDD cho trẻ.
IV. BÀN LUẬN.
Trong nghiên cứu chỉ có 25,6% ĐDV hiểu biết đầy đủ về số nhu cầu chăm sóc cơ

bản của người bệnh, và còn có 33,7% ĐDV không biết đến Quy định chăm sóc điều dưỡng
theo thông tư 07 BYT. Tỷ lệ này là chưa cao, khi ĐDV chưa nắm được hết các nhiệm vụ
của chính họ thì việc đảm bảo công việc chăm sóc về dinh dưỡng còn hạn chế. Tuy vậy khi
thảo luận nhóm thì ĐDV cho rằng dù có hay không là nhiệm vụ của họ thì họ vẫn làm.
Thực tế nghiên cứu cho thấy nhóm kiến thức khẳng định chăm sóc dinh dưỡng là nhiệm vụ
ĐDV nắm được cao hơn so với các nhóm kiến thức còn lại. Điều này cũng hoàn toàn phù
hợp bởi hàng năm BVNTƯ đều cập nhật, phổ biến chính sách, chỉ đạo của Nhà nước,
ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe trẻ em đến toàn bộ nhân viên trong Bệnh viện [Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.]
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐDV có kiến thức đạt về nhu cầu năng lượng (số
kcal/ngày) theo lứa tuổi là thấp (32,2%). Qua thảo luận nhóm ĐDV chúng tôi cũng nhận
thấy một số khó khăn. Theo họ, tài liệu hướng dẫn về chế độ ăn cơ bản cho trẻ tại bệnh
viện đưa ra những con số rất cụ thể về nhu cầu năng lượng cho trẻ trong một ngày. Những
con số là vậy nhưng khó có thể nhớ hết, ngay kể cả chuyên khoa dinh dưỡng chưa hẳn lúc
nào cũng nhớ chính xác. Theo họ ước lượng một ngày ăn bao nhiêu sữa, cơm, thịt… sẽ dễ
nhớ hơn rất nhiều. Hầu hết ĐDV đều thấy dễ nhất là nhớ số bữa ăn trong ngày của trẻ theo
lứa tuổi, điều mà họ có thể định lượng được.
Tỷ lệ ĐDV biết về nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ theo lứa tuổi là thấp
nhưng ĐDV biết về số bữa ăn trong ngày cho trẻ là tương đối cao, hầu hết đều trên 80%.
Trong hướng dẫn chế độ ăn cho trẻ tại BVNTƯ, số bữa ăn cho trẻ theo lứa tuổi cũng tương
đồng với số bữa ăn của trẻ nói chung nên tỷ lệ này khá phù hợp.
Công tác chăm sóc của ĐDV về dinh dưỡng còn chưa đầy đủ: cân đo người bệnh chỉ có
78,9% ĐDV nhắc đến, báo xuất ăn (37,2%), tư vấn sức khỏe (85,9%), nhắc nhở người
bệnh thực hiện chế độ ăn trong suốt quá trình điều trị (60,3%). Kết quả này thấp hơn kết
quả nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh, tỷ lệ ĐDV giải thích về dinh dưỡng đạt 90,7%.
Nhưng kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương (55,3%) [Error! Reference source not found.].
Tuy nhiên, tỷ lệ này tương đối thấp so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình Minh (2008)
tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện tỉnh Ninh Bình (99,1%). Lý giải điều này có lẽ do
nghiên cứu của chúng tôi tiến hành đánh giá ở tất cả các khoa lâm sàng thông thường trong

8


bệnh viện, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình Minh chỉ tiến hành ở khoa Hồi sức cấp cứu,
đây là khoa điều trị người bệnh rất nặng cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của ĐDV
[Error! Reference source not found.]
Nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan giữa sự phối hợp giữa các ĐDV và thực hành CSDD.
Tỷ lệ thực hành CSDD đạt trong nhóm ĐDV có phối hợp hỗ trợ với ĐDV khác là 70,3%
cao hơn gần 2,5 lần so với nhóm không phối hợp hỗ trợ với ĐDV khác (OR =2,787). Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,005) giữa hiểu biết về
nhiệm vụ, trách nhiệm của ĐDV trong CSDD quy định tại Thông tư 07/TTLT-BYT năm
2011 với thực hành. Tỷ lệ thực hành đạt trong CSDD của nhóm biết đầy đủ cao gấp 3,21
lần nhóm biết không đầy đủ/không biết. Trong nhóm có thái độ tích cực, tỷ lệ thực hành
đạt cao hơn nhóm có thái độ tiêu cực 2,08 lần [4]. Theo mô hình niềm tin sức khỏe khi con
người có kiến thức đúng, có thái độ đúng đắn, người ta tin vào công việc mình đang làm là
đúng thì hành động của họ cũng tích cực. Như vậy kết quả nghiên cứu đã chỉ ra là hoàn
toàn hợp lý.
Nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố tập huấn, cung cấp
tài liệu tập huấn, kiểm tra giám sát của lãnh đạo, phối hợp với khoa Dinh dưỡng và thực
hành CSDD (p<0,05).
ĐDV là người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh , người theo sát cũng là người nắm được
tình trạng bệnh liên tục nhất. Do đó các ĐDV lâm sàng và khoa Dinh dưỡng đóng vai trò
quan trọng trong vấn đề CSDD cho người bệnh. Song qua PVS lãnh đạo khoa Dinh dưỡng
tiết chế cho thấy sự kết hợp này còn hạn chế. Chính vì vậy cần tăng cường hỗ trợ ĐDV về
công tác CSDD.
Ngoài một số yếu tố liên quan đã đề cập trên đây, qua nghiên cứu định tính chúng thấy một
số yếu tố khác có liên quan đến CSDD đó là quan niệm của người nhà người bệnh là vào
viện để chữa bệnh, họ coi trọng thuốc là ưu tiên hàng đầu cho trẻ, không có thuốc có nghĩa
là không chữa bệnh. Bên cạnh đó chính sách bảo hiểm y tế cũng có tác động đến vấn đề

CSDD. Bảo hiểm y tế chỉ thanh toán tiền viện phí, tiền một số loại thuốc chứ không thanh
toán suất ăn cho người bệnh. Vì vậy bác sỹ vì muốn tiết kiệm cho người bệnh ra y lệnh
truyền đạm phân tử cao, thuốc trong danh mục được bảo hiểm y tế thanh toán
V. KẾT LUẬN.
Qua nghiên cứu bằng phỏng vấn 199 Điều dưỡng viên BVNTƯ về công tác CSDD
cho người bệnh, chúng tôi nhận thấy:
Nhận thức và kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh các ĐDV nắm được nhu cầu
số bữa ăn cho trẻ theo nhóm tuổi (77%), tuy nhiên hiểu biết về nhu cầu năng lượng trong
ngày của trẻ theo nhóm tuổi chỉ có 32,2%..
Công tác thực hành dinh dưỡng (cân đo, báo ăn, tư vấn, nhắc nhở thực hiện chế độ ăn) cho
người bệnh chưa cao so với các công tác khác (nhận định bệnh, thực hiện y lệnh thuốc, xét
nghiệm… )
Sau khi kiểm soát tác động của các yếu tố nhiễu tiềm tàng, những yếu tố có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê với thực hành CSDD của ĐDV (p<0,05) là: sự phối hợp hỗ trợ
giữa ĐDV và đồng nghiệp; kiến thức cơ bản về suy dinh dưỡng trẻ em; kiến thức về nhu
cầu dinh dưỡng; thái độ trong CSDD; tham gia tập huấn; sự phối hợp thường xuyên với
khoa Dinh dưỡng- tiết chế.
9


Nghiên cứu định tính ngoài việc khẳng định kết quả định lượng còn giúp bổ sung thêm
một số yếu tố liên quan đến thực hành CSDD là sự quá tải người bệnh, tâm lý người bệnh
khi vào viện chỉ quan tâm đến thuốc điều trị, chính sách bảo hiểm y tế cho người bệnh.
VI. KHUYẾN NGHỊ
ĐDV cần chủ động tích cực học tập nâng cao kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng, nhận
thức được đúng tầm quan trọng của dinh dưỡng.
Lãnh đạo khoa và bệnh viện quan tâm hơn đến CSDD, tăng cường các lớp tập huấn về
dinh dưỡng, các chuyên đề học tập nâng cao trình độ cho ĐDV, cung cấp tài liệu cho ĐDV
về công tác dinh dưỡng.
Lãnh đạo bệnh viện xây dựng tài liệu phù hợp, tổ chức đào tạo cho ĐDV bằng nhiều hình

thức: đào tạo lại, cầm tay chỉ việc, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa hoặc theo chuyên
đề để ĐDV có thể tự tin, chủ động trong công tác CSDD.
Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các khoa lâm sàng và khoa Dinh dưỡng – tiết
chế.
Tài liệu tham khảo.
Tiếng Việt
1.

Bệnh viện Nhi Trung ương (2007), Tài liệu hướng dẫn chế độ ăn tại bệnh viện Nhi
Trung ương.

2.

Bệnh viện Nhi Trung ương (2012), Báo cáo tổng kết bệnh viện năm 2012.

3.

Bộ môn Nhi- Trường đại học Y Hà Nội (2009), Bài giảng nhi khoa, tập 1, Nhà xuất
bản Y học.

4.

Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong
bệnh viện, Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011.

5.

Bộ Y tế (2011), Thông tư hướng dẫn về công tác dinh dưỡng- tiết chế trong bệnh
viện.


6.

Đinh Ngọc Đệ (2012), Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.

7.

Nguyễn Bích Lưu (2010), Điều dưỡng với công tác chăm sóc toàn diện tại Việt
Nam, truy cập ngày 4/5-2013, tại trang web
/>
8.

Dương Thị Bình Minh (2012), Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người
bệnh tại các khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị, năm 2012, Luận văn thạc sỹ Quản
lý bệnh viện, Đại học Y tế Công Cộng.

Tiếng anh
9.

Nguyen Bich Luu (2001), Factors related to the quality of nursing care services as
evaluated by the patients discharged from Banpong Hospital, Ratchaburi province,
Thailand, The thesic for the degree of master, Mahidol University, Ratchaburi
province, Thailand.

10


10.

You, L-m and et al (2012), "Hospital nursing, care quality, and patient satisfaction:

Cross-sectional surveys of nurses and patients in hospitals in China and Europe",
International Journal of Nursing Studies (2012).

11



×