Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bệnh học sỏi thận handout

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.84 KB, 2 trang )

1. Thế nào là sỏi thận?
Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại
tạo thành sỏi.
Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại
trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận
suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm thì dễ gây ra suy thận.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi, ít
gặp ở trẻ em.
2. Nguyên nhân
Sỏi được hình thành trong thận có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do một số
nguyên nhân chính sau:
• Sỏi thận do lắng đọng các chất khoáng: do uống không đủ nước (đặc biệt là đối với những
người lao động nặng), hay nhịn tiểu, do dị dạng đường niệu hoặc do các bệnh lí làm tắc
đường dẫn niệu.
• Chế độ ăn uống không hợp lý (chỉ ăn thiên lệch một loại thực phẩm).
• Nhiễn trùng đường sinh dục. Nguyên nhân này thường gặp nhiều ở nữ giới, do đường tiết
niệu ngắn hơn nam giới và khi cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, nên vi trùng
dễ có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của
cơ thể, gây nên sỏi.
• Có dị vật trong bàng quang (hiếm gặp). Những dị vật (lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị
tụt ống thông vào trong bàng quang) vì những lí do khác nhau mà tồn tại ở bang quang, làm
lắng đọng các chất khoáng tạo thành sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.
3. Triệu chứng
Triệu chứng thông thường khi bị sỏi thận bao gồm:
• Đau vùng thắt lung, lan xuống vùng chậu, cơn đau kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau
vận động mạnh.
• Nước tiểu đục, có máu hoặc mủ.
• Một số các triệu chứng không đặc trưng như buồn nôn, đau buốt khi đi tiểu, tăng số lần đi
tiểu, chướng bụng, có thể có sốt hoặc đau lưng.
4. Biến chứng
Tùy thuộc vào kích thước, số lượng sỏi thận và thời gian mắc bệnh mà sỏi thận có thể gây


các biến chứng sau:
• Tắc đường tiết niệu và gây ra các cơn đau quặn thận, gây bí tiểu hoặc làm cho thận ứ
nước, ứ mủ.
• Nhiễm trùng đường tiết niệu.
• Suy thận cấp và mạn tính.
• Vỡ thận.
• Các bệnh lý về thận như viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, áp xe quanh thận.
Sỏi thận ở cả hai bên thận thì các biến chứng càng phức tạp và suy thận càng khó điều trị.

5. tâm lý bệnh nhân ngoại khoa
5.1. Đặc điểm tâm lý bệnh nhân ngoại khoa


Bệnh ngoại khoa đặc biệt là bệnh cần can thiệp phẫu thuật thường có ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, bệnh nhân và
người nhà thường rất lo lắng: mổ có nguy hiểm không?, ai mổ?, sau mổ có lành
bệnh không?, có để lại di chứng, biến chứng, tàn phế không?... Vì vậy vai trò
của người của người thầy thuốc, điều dưỡng khoa ngoại là hết sức quan trọng,
tuỳ theo trường hợp bệnh luân mà có tác động tâm lý thích hợp.
5.2. Tác động tâm lý đối với bệnh nhân ngoại khoa
- Đối với bệnh nhân tỉnh táo hoặc bệnh ngoại khoa cần can thiệp phẫu
thuật thì thầy thuốc phải chuẩn bị tư tưởng thật chu đáo vì bệnh nhân thường sợ
đau đớn và lo sợ kết quả của cuộc mổ tốt hay không.
- Đối với bệnh nhân có loại thần kinh cân bằng cần động viên giải thích cho
họ yên tâm.
- Đối với bệnh nhân có loại thần kinh không cân bằng hoặc yếu thì việc
chuẩn bị chu đáo trước mổ là rất quan trọng, ngoài động viên giải thích cần nâng
cao thể trạng điều trị an thần... Khi bệnh nhân đã mổ kết quả tốt mà nói chuyện,
giải thích cho bệnh nhân mới cũng làm cho người bệnh mới yên tâm, tin tưởng.
Đối với bệnh nhân bị bệnh cấp tính, đau quằn quại, phải mổ cấp cứu mới

cứu được bệnh nhân, tuy vậy bệnh nhân vẫn sợ mổ. Thầy thuốc phải phân tích tỉ
mỉ để bệnh lui thấy được sự nguy hiểm của bệnh tật đang đe doạ tính mạng.
Trong khi mổ phải để bệnh nhân hôn mê sâu không bị đau đớn. Trong giai đoạn
hậu phẫu bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt.
Nguon() ()



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×