ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
THÔNG QUA DẠY – HỌC MÔN NGỮ VĂN
I. Lí do chọn đề tài
Năm 1996, UB quốc tế và giáo dục của UNESCO đã nhấn mạnh tầm nhìn của giáo
dục thế kỉ XXI là dựa trên bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình
và học để chung sống.
Cho đến nay, đã bước sang giữa thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, trường học của
chúng ta vẫn nặng nề học để biết, loay hoay với học để làm và vẫn mịt mù với hai trụ cột
còn lại.
Kiến thức vẫn là yếu tố ngự trị gần như là tuyệt đối trong chương trình giảng dạy
và cách thức đánh giá người học. Trong khi đó, một thực tế ai cũng phải thừa nhận là
ngoài kiến thức chuyên môn thì kĩ năng sống ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các nhà
khoa học thế giới khẳng định: để thành công trong cuộc sống, vai trò của kĩ năng mềm (trí
tuệ, cảm xúc chiếm 85%), kĩ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15 %.
Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy
đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân, giúp cho con người có năng lực để cống hiến, đồng
thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc.
Luật Giáo Dục Việt Nam năm 2005 (Điều 5) qui định: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên ”. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chươngtrình giáo dục phổ thông
ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐTngày 5/5/2006 của Bộ Trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Nghị Quyết TW 2 khóa 8 cũng khẳng
định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh … ”.
1
Như vậy có thể nói, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang trở thành một nhiệm
vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước. Giáo dục phải mang lại cho mọi người không chỉ
kiến thức mà cả kĩ năng sống một cách trực tiếp, hay gián tiếp. Vì thế công tác vận dụng
các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm cần
thiết. Thông qua các hoạt động cũng như các hình thức giáo dục mà các kỹ năng sống của
học sinh sẽ được hình thành và phát triển.
Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Ngữ
văn bởi vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách , vừa hình thành tâm hồn. Bản thân tôi
nhận thấy rằng, một giờ học văn không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp của một tác
phẩm văn chương mà còn là một giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống, rèn kĩ năng sống,
kĩ năng ứng xử trước những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống trong xã hội hiện đại, giúp
các em hòa nhập kịp với guồng quay của thời đại – thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
Môn Ngữ văn với đặc trưng là một môn khoa học xã hội và nhân văn có rất nhiều
ưu thế để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Với tính chất là một môn học công cụ, môn
Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội
và con người.Với tính chất giáo dục thẩm mĩ môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng
lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hình thành nhân cách.
Bộ môn Ngữ văn góp phần rất lớn vào việc bồi dưỡng tâm hồn và kiến thức xử thế
cho con người. Hơn nữa kết hợp giáo dục kĩ năng giao tiếp và nhận thức cho học sinh qua
môn Ngữ văn sẽ phát huy được các kĩ thuật dạy học tích cực, góp phần nâng cao năng lực
lĩnh hội trong học tập có sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết kinh
nghiệm trong cuộc sống để học sinh có thể vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong
thực tế. Chính vì vậy việc dạy và học môn Ngữ văn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
II/ Mục đích nghiên cứu
Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong
chương trình giáo dục hiện đại nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục trong thời kì hội nhập.
Nghiên cứu đề tài “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS thông qua giờ dạy
– học môn Ngữ văn”, chúng tôi có mong muốn:
- Khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong nhà trường phổ thông.
- Hướng đến mục tiêu giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, ý
thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột; rèn
luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói
quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, lên án, bài trừ các tệ nạn xã hội…để
các em tự tin và sống tốt hơn trong cuộc sống.
2
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường THCS
theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp đặc điểm kinh tế xã hội ở
địa phương. Từ đó đề xuất một số phương pháp nhằm thực hiện giáo dục kĩ năng sống
một cách phù hợp và hiệu quả trong giờ học Ngữ văn.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu chuyên môn: Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ
văn dành cho giáo viên, các bài viết liên quan đến giáo dục kĩ năng sống trên các báo, tạp
chí.
- Tìm hiểu một số kĩ năng sống cần thiết dành cho học sinh THCS.
- Nghiên cứu về một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng tích hợp giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh thông qua các giờ dạy – học Ngữ văn.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm sáng rõ một số tri thức về lí thuyết kĩ năng sống
- Tìm hiểu và nắm bắt được những thông tin về định hướng đổi mới giáo dục trong
thời điểm hiện tại và tương lai.
- Xác định rõ và làm sáng tỏ sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong nhà trường phổ thông.
- Đề xuất một số giải pháp tích cực trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh THCS trông qua giờ dạy – học Ngữ văn.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp điều tra thực tiễn.
- Phương pháp thống kê
VI. Giới hạn của đề tài:
Thực chất vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS thông qua giờ dạy –
học Ngữ văn đã được đề cập khá nhiều trên báo chí hay trên các trang mạng. Song phần
lớn chúng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống hoặc đơn giản chỉ là những chia sẻ
nhỏ trong một số bài viết ngắn. Thông qua đề tài này, chúng tôi hy vọng đem đến cho các
bạn đồng nghiệp một cách nhìn có tính hệ thống về lí thuyết kĩ năng sống và việc ứng
dụng lí thuyết đó trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.
3
NỘI DUNG
A. Tìm hiểu tổng quan về kĩ năng sống
I. Quan niệm về kĩ năng sống
1. Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống:
* Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích
ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các
nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
* Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành
vi mới.
* Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng
sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:
- Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư
duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...;
- Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng
thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...;
- Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội
như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm
thông;
- Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ
như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...
Như vậy: kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống
hằng ngày của con người: Kĩ năng làm chủ bản thân của mỗi người, kĩ năng ứng xử
phù hợp với những người khác và với xã hội, kĩ năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống.
2. Phân biệt kỹ sống với các kỹ năng khác
Kỹ năng sống được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của
bản thân. Nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng
thẳng mà mỗi người gặp phải hằng ngày.
Có thể hiểu, kĩ năng sống l à những kỹ năng giúp con người tự quản lý, lãnh đạo
chính bản thân mình và tương tác với những người xung quanh để cuộc sống và công việc
thật hiệu quả.
Cần phân biệt kỹ năng sống với các kỹ năng quan trọng khác mà con người trong
quá trình trưởng thành cần có như các kĩ năng: đọc, đếm, nói ngoại ngữ, tính toán hay
các kỹ năng kỹ thuật và thực hành khác,…
II. Phân loại kĩ năng sống
Có nhiều cách phân loại kĩ năn sống, tuỳ theo quan niệm về kĩ năng sống.
Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống thường được
phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
4
1. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng sống
cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự
trọng, tự tin,...
2. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng sống
cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự
cảm thông, hợp tác,...
3. Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết
định, giải quyết vấn đề,...
Trên đây chỉ là một số trong các cách phân loại kĩ năng sống. Tuy nhiên, mọi cách
phân loại đều chỉ là tương đối. Trên thực tế, các kĩ năng sống thường không hoàn toàn
tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau.
III. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đang chuyển dần từ cung cấp kiến thức là chủ yếu
sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học. Trong đó, các kĩ năng
là một thành phần quan trọng. Học sinh không chỉ cần có kiến thức, mà còn phải biết làm,
biết hành động phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống. Giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông nhằm các mục tiêu sau:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
- Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực.
- Loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và
hoạt động hằng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình; phát triển
hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2. Nguyên tắc và quy trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông cần đảm bảo
những nguyên tắc sau:
* Tương tác
Thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường, nhiều kĩ
năng sống sẽ được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và
những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề...). Do đó, tổ
chức các hoạt động giáo dục có tính tương tác, học sinh sẽ có dịp thể hiện các ý tưởng của
mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm
sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác.
* Trải nghiệm
5
Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống
thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó.
Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các
em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy, việc
tổ chức các hoạt động giáo dục có tính chất trải nghiệm trong nhà trường tạo cơ hội quan
trọng để giáo dục kĩ năng sống hiệu quả.
* Tiến trình
Giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi phải có cả quá trình: Nhận thức - hình thành thái độ
- thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu
trình mới.
Do đó, nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì khâu nào trong chu trình trên: thay đổi
thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên
sự thay đổi nhận thức và thái độ.
Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị,
thái độ và hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là
một quá trình khó khăn. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi
hoặc giá trị trước.
* Thời gian − môi trường giáo dục
Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện càng sớm càng tốt đối với học sinh. Môi trường
giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào
các tình huống "thực" trong cuộc sống.
Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong gia đình, trong nhà
trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục kĩ năng sống có thể là bố mẹ, là thầy cô
giáo, là bạn cùng học hay các thành viên trong cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông,
giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trong các giờ học, trong các hoạt động lao động,
hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo
dục khác.
2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
(trích trong tập sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông - nxb Giáo dục).
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục KNS ở Việt
Nam những năm qua, có thể đề xuất nội dung giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường
phổ thông bao gồm các KNS cơ bản, cần thiết sau:
(1) Kĩ năng tự nhận thức.
Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.Để tự nhận thức đúng
về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác.
6
(2). Kĩ năng xác định giá trị
Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản
thân mình. Kĩ năng này giúp chúng ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng
người khác có những giá trị và niềm tin khác.
(3). Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong
một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với
người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp.
(4). Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón
nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng
nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết
cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
(5). Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhận được những lời
khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn, giảm bớt
được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp
cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái
nhìn mới và hướng đi mới.
(6). Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy
nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể
hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong
cuộc sống.
(7). Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói,
viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng
nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm
cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp
đỡ và sự tư vấn cần thiết.
(8). Kĩ năng lắng nghe tích cực
7
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng
lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý
kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ
cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong
quá trình giao tiếp.
(9). Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh
của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác
mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông
với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ
(10). Kĩ năng thương lượng.
Thương lượng là khả năng trình bày, suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có
thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc
một vấn đề gì đó.
(11). Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân
nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng
bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa
các bên một cách hòa bình.
(12). Kĩ năng hợp tác.
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc,
một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
(13). Kĩ năng tư duy phê phán.
Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện
các vấn đề, sự vật, hiện tượng…xảy ra.
(14). Kĩ năng tư duy sáng tạo.
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với
ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá
và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan niệm, sự việc; độc lập trong suy
nghĩ.
8
(15). Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án
tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
(16). Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương
án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp
phải trong cuộc sống.
(17). Kĩ năng kiên định.
Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí
do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để
đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền,
nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.
(18). Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức
cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.
(19). Kĩ năng đạt mục tiêu.
Kĩ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân
trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.
(20). Kĩ năng quản lý thời gian.
Kĩ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ
tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định.
(21). Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là
một KNS quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách
đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.
Một số lưu ý:
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi,
cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các kĩ năng sống cơ bản
9
trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phương. Giáo viên có thể lựa chọn thêm một số kĩ
năng sống khác để giáo dục cho học sinh của trường, lớp mình cho phù hợp.
III. Thực tế giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về
những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó
khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung
đột, bạo lực giữa người và người.
Ở Việt Nam, từ năm học 2010-2011 trở lại đây Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chức giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường thông qua việc lồng ghép trong các môn
học. Tuy nhiên vấn đề giáo dục kĩ năng sống tập trung chủ yếu thông qua các chương
trình, dự án hợp tác quốc tế nên tính bền vững không cao, chỉ được triển khai trong thời
gian nhất định. Cách thức triển khai giáo dục kĩ năng sống ở cấp học phổ thông chủ yếu là
phát tài liệu, tập huấn giáo viên, dạy thí điểm, thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Qua tìm hiểu thực tế việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông nói chung và PTCS nói riêng, chúng tôi đi đến một số đánh giá sau:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống chưa được
nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên.
- Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động
thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát
triển kĩ năng sống trong giảng dạy các môn học;
- Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc kĩ năng sống trong nhà trường,
trước hết là tài liệu cho giáo viên và cho học sinh;
- Ðã có một vài dự án, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt
cán, song nhìn chung đại bộ phận giáo viên chưa được tiếp cận với phương thức tiến hành
giáo dục kĩ năng sống.
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn
thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm
bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập,
bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực
sự là “sống” chứ không là “tồn tại”.
C. Đề xuất phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS thông qua giờ
học Ngữ văn
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống ở trường phổ thông qua các giờ học Ngữ văn theo
phương pháp tích cực:
Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như
các giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến
thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về
định hướng nghề nghiệp; Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản
10
thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển thể chất, tinh thần của bản thân và người khác; Nhận thức được những giá trị cốt lõi
làm nền tảng cho các kĩ năng sống.
Về kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu
quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày; Có suy nghĩ và hành động tích cực,
tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống; Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp
tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành
mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể
xác....); giúp HS phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân
Về thái độ: Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân đã
rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng sống đó;
Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh,
có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng; Có ý thức về quyền và trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp.
Vậy có thể nói, dạy học môn Ngữ Văn trong giai đoạn hiện nay cần hướng đến tích
hợp kiến thức cho học sinh, trong đó giáo dục kĩ năng sống vừa là mục tiêu vừa là một
giải pháp quan trọng nhằm thu hút tinh thần thái độ học tập của học sinh. Ngữ văn được
đánh giá là một môn học có nội dung tích hợp với kĩ năng sống giáo dục kĩ năng sống khá
rõ ràng. Vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn ở nhà trường THCS đã
được đưa vào phần mục tiêu bài học. Trong đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo
hướng phát triển năng lực người học cũng đã phần nào quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ
năng sống thông qua những bài tập mang tính ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa
thực sự quan tâm tới vấn đề này. Chủ yếu giáo viên chú trọng đến truyền tải nội dung kiến
thức của bài học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phần lớn vẫn dựa vào chuẩn
kiến thức kĩ năng bài học mà chưa coi trọng tính ứng dụng thực tiễn.
Vậy giải pháp nào để đảm bảo tính hiệu quả trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh THCS thông qua giờ dạy – học môn Ngữ văn? Chúng tôi xin được mạnh dạn trao đổi
với các bạn đồng nghiệp mấy giải pháp sau:
I. Tạo tình huống có tính chất ứng dụng thực tiễn đời sống gắn với các đơn vị bài học
1. Trong mỗi đơn vị kiến thức của bài học, chúng ta nên chú ý tạo ra những tình
huống có vấn đề, mang tính chất ứng dụng vào thực tế đời sống, rồi tổ chức cho học
sinh tự giải quyết.
Việc giải quyết các tình huống như thế lúc đầu mang tính chất cá nhân, sau đó được
thảo luận để đi đến một cách giải quyết tối ưu nhất. Phương pháp này chúng ta có thể linh
động sử dụng được trong nhiều tiết học và ở cả ba phân môn của môn Ngữ văn.
11
Ví dụ: Ở phân môn Văn, khi dạy bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” (Ngữ
văn 8), trong mục tìm hiểu về trách nhiệm của chúng ta, giáo viên đặt ra tình huống:
- Nếu mẹ em thường xuyên sử dụng bao bì ni lông màu để đựng thực phẩm, em có
khuyên mà mẹ không nghe, em sẽ phải làm thế nào?
- Em bắt gặp bác hàng xóm nhiều lần vứt rác thải ni lông không đúng nơi quy định,
em sẽ làm thế nào để lần sau bác ấy không làm vậy nữa?
- Vấn đề môi trường sống đang được cả xã hội quan tâm. Em có suy nghĩ gì về vấn
đề này? Theo em cần có những giải pháp nào để bảo vệ môi trường sống của chúng ta?
Sau khi đưa ra tình huống, tổ chức cho học sinh tự giải quyết vấn đề trên một tờ
phiếu học tập. Tất cả mọi người đều phải đưa ra chủ kiến của riêng mình; chọn một số ý
kiến (có thể để học sinh xung phong, cũng có khi chỉ định bất kì), gọi một học sinh khác
đọc to các ý kiến đó lên cho cả lớp cùng nghe, cùng thảo luận, để thống nhất cách giải
quyết tốt nhất.
Việc tổ chức giải quyết các tình huống trải nghiệm thường tạo cho học sinh tâm thế
“nhập cuộc”, hứng thú, cảm thấy mình là người trong cuộc, cần phải thể hiện suy nghĩ và
hành động cụ thể. Qua những tình huống đó, học sinh dần dần hình thành kĩ năng giải
quyết các vấn đề và điều chỉnh hành vi theo hướng hợp lí.
2. Sau mỗi bài học, phải hướng học sinh gắn kiến thức được học với thực tiễn cuộc
sống.
Kiến thức ở mỗi tiết học Ngữ văn thông thường là lí thuyết. Học văn mà chỉ học lí
thuyết suông thì thật vô nghĩa. Do đó người giáo viên cần phải:
(1) Giúp cho học sinh nhận thấy ý nghĩa của các thông điệp được gửi gắm qua mỗi
bài học.
(2) Hướng các em vào những suy nghĩ, thái độ, tình cảm tích cực.
(3) Tạo ra cơ hội cho các em được kiểm nghiệm và trải nghiệm những gì mà các em
cảm nhận được từ bài học.
Ví dụ1: Học xong văn bản Chiếc là cuối cùng của tác giả O’ Hen - ri (Ngữ văn 8),
giáo viên có thể đặt câu hỏi:
- Thông điệp rõ nhất mà em nhận được từ truyện ngắn này là gì?
(Học sinh phải nhận thấy hai thông điệp lớn đó là: nghị lực sống và quan niệm sống vì
mọi người)
- Nhân vật nào trong tác phẩm để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất? Tại sao?
( Nhân vật cụ Bơ – men: lòng nhân hậu, đức hy sinh...Nhân vật Xiu: tình bạn chân
thành.....)
12
- Trong cuộc sống, em thấy mình đã có được tình bạn đẹp chưa? Em đã biết yêu
thương, quan tâm đến người khác chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp. ( Gọi HS chia
sẻ)
II. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực
1.Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực
Thực tế đã cho thấy có phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học có ưu thế trong việc
phát huy tính tích cực học tập của học sinh (thường gọi tắt là PPDH, KTDH tích cực) có
thể sử dụng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông trong quá trình dạy học các
môn học, trong đó có môn Ngữ văn. Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau có
khả năng đem lại hiệu trong việc tích hợp với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong
dạy – học môn Ngữ văn.
a. Tích cực sử dụng phương pháp dạy học nhóm
Bên cạnh giải quyết tốt nhiệm vụ nhận thức, tăng cường dạy học theo nhóm giúp học
sinh hình thành các phẩm chất nhân cách và các kỹ năng xã hội tốt hơn. Phương pháp dạy
học nhóm nhằm rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản như
- Kĩ năng hợp tác,
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,
- Kĩ năng ra quyết định,
- Kĩ năng quản lí thời gian.
Để một giờ học trên lớp thành công với phương pháp dạy học nhóm, chúng ta thường
tiến hành theo 3 bước:
* Chuẩn bị: Trước khi diễn ra tiết học có sử dụng hoạt động nhóm trên lớp, hướng
dẫn cho học sinh cách chuẩn bị bài theo một dàn ý bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đọc kĩ phần “kết quả cần đạt” trong sách giáo khoa; tìm hiểu trước những kiến thức
về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc trưng thể loại của tác phẩm (kiến thức này
chủ yếu nằm trong phần “tiểu dẫn”)
- Đọc thật kĩ văn bản trước khi học (nếu là văn tự sự, kịch phải tóm tắt được cốt
truyện; nếu là tác phẩm thuộc thể loại trữ tình phải nắm bắt được mạch cảm xúc).
- Đọc phần chú giải trong sách giáo khoa để hiểu một số từ ngữ khó hoặc các điển
tích, điển cố, những chủ ý sáng tạo của nhà văn…
-Tự mình trả lời các câu hỏi trong phần “hướng dẫn học bài”; đánh dấu những chỗ
chưa giải quyết được hoặc còn băn khoăn để trao đổi với thầy cô và các bạn.
13
- Khi đưa ra những yêu cầu chuẩn bị bài cho học sinh, luôn kiểm tra tính hiệu quả của
công việc này bằng cách kiểm tra vở soạn bài kết hợp với những câu hỏi về bài mới. Bởi
nếu không chuẩn bị bài tốt, phương pháp dạy học nhóm không thể thành công.
- Xây dựng được những nội dung thảo luận quan trọng và phù hợp để hoạt động nhóm
có hiệu quả.
* Tiến hành tổ chức thảo luận nhóm ở trên lớp.
- Mở đầu thảo luận: Giáo viên tổ chức phân nhóm, cho học sinh tự bầu trưởng nhóm,
giáo viên thông báo quy trình và quy định thảo luận.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm; giáo viên chỉ làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà
không tham gia ý kiến, không cắt ngang lời học sinh, không tỏ vẻ phản ứng nếu câu trả
lời, tranh luận không đúng với ý mình; khi học sinh đưa ra những câu trả lời ngờ nghệch,
không đúng, giáo viên nên nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự không đúng
của thông tin đó mà không làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lòng tự trọng của học sinh;
- Khi học sinh trình bày, giáo viên phải nghe cẩn thận những điều học sinh nói để hiểu
các em định nói gì hoặc ghi chép nhanh lại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến để chuẩn
xác kiến thức.
- Sau khi thảo luận: Giáo viên phải tổng kết những ý kiến phát biểu thống nhất và chưa
thống nhất để mình tham gia vào những ý kiến chưa thống nhất và bổ sung thêm những ý
cần thiết; đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của học sinh
để thưởng điểm hoặc trừ điểm cho cá nhân của nhóm.
Tuy có nhiều ưu điểm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần rèn luyện
những kĩ năng sống cho học sinh, song cũng cần lưu ý, sử dụng một phương pháp dạy học
không có nghĩa là đề cao và coi đó là phương pháp độc tôn, bởi lẽ không có phương pháp
nào là vạn năng.
VD1: Khi học văn bản Chiếc lá cuối cùng của O’Hen-ry, giáo viên có thể đưa ra câu
hỏi thảo luận như sau:
- Có ý kiến cho rằng: hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là một kiệt tác nghệ thuật. Em
có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
VD2: Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, chúng ta không
thể bỏ qua chi tiết: Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình
như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa
cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Để khai thác ý nghĩa chi tiết này, giáo viên cũng có thể đặt
một câu hỏi cho hoạt động nhóm như sau:
- Có thể nói chi tiết này là một điểm sáng nghệ thuật của truyện ngắn. Em thử nêu cách
hiểu của em về ý nghĩa chi tiết trên?
14
b. Tổ chức dạy học tác phẩm văn học theo phương pháp trò chơi
Đây là phương pháp khó có thể được vận dụng một cách phổ biến trong tất cả các tiết
học. Tuy nhiên ở một số giờ học có tính chất đặc trưng, sử dụng phương pháp trò chơi
sẽ tạo được hứng thú cho học sinh. Do đó giờ học được tiến hành nhẹ nhàng, hiệu
quả. Thông qua tổ chức dạy học tác phẩm văn học theo phương pháp trò chơi, giáo
viên có thể giáo dục cho học sinh một số kĩ năng sống cần thiết như:
- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
* Sử dụng trong những tiết hướng dẫn đọc thêm
Để thực hiện phương pháp này trên lớp, có thể chia học sinh thành 3 nhóm (thường là
theo tổ), giao nhiệm vụ chuẩn bị cụ thể cho mỗi nhóm như sau:
- Nhóm 1: Có trách nhiệm tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; về xuất xứ,
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; đánh giá khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
(đọc kĩ phần tiểu dẫn, tham khảo một số tài liệu khác)
- Nhóm 2: Có nhiệm vụ dàn dựng một tiểu phẩm dựa vào nội dung chính của tác
phẩm.
- Nhóm 3: Có trách nhiệm soạn thảo các câu hỏi và đáp án để khám phá giá trị của tác
phẩm; chủ trì cho hoạt động hội thảo, tranh luận giữa các ý kiến khác nhau trên lớp.
- Công việc chuẩn bị phải được giao cho học sinh trước đó một tuần, giáo viên cũng
tham gia vào việc tư vấn, điều chỉnh, huấn luyện các em luyện tập cho thật tốt trước khi
tiến hành “chơi”.
- Sau thời gian chuẩn bị theo quy định, giáo viên báo trước học sinh thời gian giờ “học
- chơi”. Vào học, các nhóm sẽ “trình diễn” phần của mình một cách tự giác theo quy định,
giáo viên chỉ là người theo dõi, lắng nghe.
- Tiết học sẽ được thể hiện theo trình tự sau: Mở đầu tiết học, nhóm trưởng của nhóm
1 sẽ trong vai trò một người dẫn chương trình, giới thiệu khái quát về tác giả - tác phẩm.
- Sau đó, đại diện của nhóm 2 sẽ giới thiệu về vở diễn; các thành viên lên diễn lại tiểu
phẩm mà các em đã chuẩn bị.
- Đại diện của nhóm 3 sẽ chủ động đưa ra các câu hỏi hội thảo để tất cả thành viên
trong lớp tham gia; tổ chức cho các bạn thảo luận xoay quanh giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.
15
- Cuối cùng, giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm từng phần.
Để tránh nhàm chán và tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong học tập giữa các nhóm, giáo
viên nên thường thay đổi nhiệm vụ theo kiểu luân phiên giữa các nhóm để nhóm nào cũng
được “thử sức” với các nhiệm vụ khác nhau.
* Sử dụng trong các tiết luyện nói ở phân môn tập làm văn.
Ví dụ trong tiết: luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
(Ngữ văn 8), phương pháp này có thể được sử dụng hiệu quả.
+ Nhóm 1: kể lại một đoạn trong văn bản Tức nước vỡ bờ theo ngôi kể thứ nhất –
người kể chuyện là chị Dậu
+ Nhóm 2 kể lại một đoạn trong văn bản Tức nước vỡ bờ theo ngôi kể thứ nhất –
người kể chuyện là anh Dậu
+ Nhóm 3: dàn dựng đoạn trích thành một màn kịch
+ Nhóm 4: chuẩn bị câu hỏi và đáp án cho nội dung tiết học ( Thế nào là kể chuyện
theo ngôi kể thứ nhất? thế nào là kể chuyện theo ngôi kể thứ ba? Chuyển từ ngôi kể thứ 3
sang ngôi kể thứ nhất thì phải thay đổi những gì? Ưu thế và hạn chế của từng ngôi kể? Vai
trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?...)
Trong tiết học, việc sắp xếp hợp lí tiến trình hoạt động giữa các nhóm sẽ đem đến sự
hứng thú cho học sinh, nội dung bài học do chính các em tự trải nghiệm và đúc rút vì thế
mà trở nên dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc sử dụng các kĩ thuật dạy học
tích cực
a. Kĩ thuật đặt câu hỏi tình huống
Câu hỏi tình huống là những câu hỏi chứa thông tin có vấn đề, đòi hỏi học sinh cần tư
duy, sáng tạo, tìm tòi để giải quyết hướng tới rèn luyện những kĩ năng sống chủ yếu sau:
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng xác định giá trị.
Kĩ thuật đặt câu hỏi tình huống cần lưu ý mấy điểm sau:
- Tạo dựng tình huống có vấn đề từ những trở ngại khó khăn trong hoạt động tiếp
nhận tác phẩm văn chương của học sinh.
Ví dụ: việc phát triển và đánh giá những chi tiết độc đáo trong mối quan hệ với chủ
đề tư tưởng tác phẩm và trong sự thống nhất với kết cấu nghệ thuật toàn vẹn của tác phẩm
là một tình huống có vấn đề.
Chẳng hạn, khi học bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên trong chương trình Ngữ văn 8,
giáo viên có thể đặt câu hỏi: Ở khổ đầu bài thơ, nhà thơ gọi ông đồ là ông đồ già. Vậy tại
sao đến khổ cuối nhà thơ lại gọi là ông đồ xưa?
16
Hay với tác phẩm Cô bé bán diêm của An – đéc – xen, giáo viên có thể đọc cho học
sinh đoạn văn chứa chi tiết người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang
mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Sau đó có thể nêu câu hỏi: Em bé
chết vì giá rét mà lại được miêu tả có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười , phải chăng
điều đó là vô lí?
- Tạo dựng tình huống có vấn đề từ những cách hiểu, cách bình giá khác nhau về một
hiện tượng văn học như một từ, một hình ảnh, nhân vật,...
- Tạo dựng tình huống có vấn đề từ những nguyên tắc sáng tạo tác phẩm với những
phản ứng tâm lý thông thường của độc giả. Chẳng hạn, với truyện Thạch Sanh có thể nêu
câu hỏi: Có nhiều người cho rằng Thạch Sanh quá thật quá và hoá dại dột? Em có đồng ý
với ý kiến đó không? Nhiều bạn thắc mắc: tại sao Thạch Sanh bị Lí Thông lừa nhiều lần
mà vẫn tin hắn? Em kiến giải ý kiến đó như thế nào?
Hay để lí giải ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, giáo viên nêu
câu hỏi: Có nhiều cách để kết thúc cuộc đời, vậy tại sao lão Hạc lại chọn cái chết bằng bả
chó? Cái chết ấy của lão Hạc gợi cho em suy ngẫm gì?
b. Kĩ thuật đặt câu hỏi mở
Câu hỏi mở nhằm giúp giáo vien đánh giá nhận thức của học sinh về những vấn đề
giáo quan tâm liên quan đến kĩ năng sống. Câu hỏi mở tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ
những suy nghĩ đa dạng của mình, không bị rập khuôn vào những khuôn mẫu như dạng
trắc nghiệm.
Câu hỏi mở cũng giúp giáo viên qua đánh giá nhanh chóng, phát hiện được các vấn
đề đang tồn tại trong giáo dục, những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình rèn
luyện kĩ năng sống để có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình giáo dục kĩ năng
sống tiếp theo.
Câu hỏi mở cho phép học sinh được trả lời theo suy nghĩ riêng của mình, từ nhiều
góc độ khác nhau nên dễ dàng thoải mái hơn khi trình bày. Giáo cũng có thể linh hoạt thay
đổi câu hỏi tuỳ theo quá trình đánh giá để đạt mục đích đặt ra.
Tuy nhiên chính do sự linh hoạt của câu trả lời nên khả năng xử lí kết quả trả lời là
không dễ dàng.Giáo viên có thể bỏ qua những thông tin quan trọng trong các câu trả lời
của học sinh, làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Có thể sử dụng câu hỏi mở để rèn luyện nhiều kĩ năng sống như:
- Xác định giá trị
- Tư duy phê phán
- Tư duy sáng tạo
- Giao tiếp ứng xử...
Giáo viên có thể chuẩn bị câu hỏi mở dựa theo nội dung, tiến trình tiết học để đánh
giá kĩ năng sống của học sinh. Những câu hỏi mở cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Ngắn gọn, rõ ràng, đơn nghĩa, không đánh đố, phù hợp với trình độ người học.
17
- Đảm bảo kiểm tra bao quát toàn diện những mục đích, yêu cầu đặt ra.
- Bám sát mục tiêu giáo dục.
- Khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của người học.
- Phù hợp với đặc trưng môn học.
- Số lượng những câu hỏi cần đảm bảo cân đối với thời lượng cũng như mức độ quan
trọng của từng nội dung đã học. Câu hỏi nào khó hơn thì có thể dành thời lượng và điểm
số cao hơn.
- Các câu hỏi phải thể hiện được cụ thể các yêu cầu về mức độ của mỗi nội dung cần
kiểm tra. Mức độ trung bình có trọng số điểm không ít hơn các mức độ khác.
c . Kĩ thuật tổ chức những hoạt động đối thoại đa dạng trong giờ dạy học
Thông qua hình thức đối thoại này học sinh được rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết
như:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng giao tiếp
Trong quá trình dạy học văn, giáo viên nên cố gắng để tạo ra những hoạt động đối
thoại đa dạng.
- Đối thoại giữa giáo viên với học sinh thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở
Ví dụ học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở như:
Tại sao sau khi bán chó, lão Hạc lại khóc? Con chó có ý nghĩa như thế nào đối với lão?
- Đối thoại giữa học sinh với học sinh: Yêu cầu một em học sinh tự đặt ra câu hỏi, gọi
một em khác trả lời, hai em tranh luận với nhau để bảo vệ ý kiến của riêng mình.
Chẳng hạn khi học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, học sinh có thể tự đặt câu
hỏi cho nhau như: Nếu bạn là nhân vật người anh có một cô em gái giỏi giang như vậy,
bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau, người giáo viên sẽ làm
trọng tài cho cuộc tranh luận giữa hai em học sinh để đi đến một cách giải quyết hợp lí
nhất.
- Đối thoại giữa học sinh với giáo viên: Cho phép học sinh đặt ra những câu hỏi,
những tình huống đối với giáo viên, giáo viên sẽ chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của
mình với học sinh một cách dân chủ, cởi mở.
Để có những cuộc đối thoại đạt hiệu quả, cần xác định những vấn đề trọng tâm, mở ra
nhiều cách giải thích khác nhau, kích thích khả năng tư duy sáng tạo, thúc đẩy học sinh
bộc lộ quan điểm và đối thoại.
18
Những tình huống nêu ra để học sinh tham gia đối thoại vừa không thoát li tác phẩm,
vừa phù hợp với trình độ tiếp nhận của các em, đồng thời đảm bảo cuộc tranh luận không
mất trật tự, và không mất quá nhiều thời gian cho phép.
Cần tránh những hình thức câu hỏi mà khi trả lời, học sinh chỉ dựa vào những quan
niệm và kinh nghiệm đã có hay chỉ trình bày một chiều các luận cứ để khẳng định một
kiến giải nào đó.
Trong các cuộc đối thoại trên, đối thoại giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với
giáo viên thường ít được quan tâm trong các nhà trường phổ thông. Như đây lại được coi
là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực đem lại hiệu quả cao trong rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh.
KẾT LUẬN
Theo các chuyên gia tâm lý, để sống và làm việc, tất cả các vận động của con người
theo bản năng hay có ý thức đều xảy ra liên hoàn và liên tục. Đó là sự tập hợp những vấn
đề từ đơn giản đến phức tạp cấu thành. Có những công việc ta không thể tự mình dễ dàng
giải quyết được, mà đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực trải nghiệm và phải được dạy, được học
tập kỹ càng hoặc cần có nhiều người hỗ trợ mới thành công. Như vậy là ta cần phải có kĩ
năng sống. Kĩ năng sống là hành trang cần thiết để thế hệ trẻ tự tin vững bước vào cuộc
sống và là chìa khóa cho sự thành công. Một trong những người đóng góp vào sự thành
công của thế hệ trẻ trong tương lai chính là chúng ta – những người làm công tác giảng
dạy trên ghế nhà trường. Việc giáo dục kĩ năng sống cũng phải được tiến hành từng bước,
từng cấp học từ thấp đến cao. THCS được coi là cấp học có tính chất nền tảng, là cơ sở để
giáo dục kĩ năng sống hiệu quả ở những cấp học cao hơn. Trong đó môn Ngữ văn là một
trong những môn học có ưu thế.
Tuy nhiên để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần
lưu ý mấy điểm sau:
Thứ nhất, bám sát những mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, đồng thời đảm bảo mạch
kiến thức - kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn.
Thứ hai, tiếp cận giảng dạy kĩ năng sống theo hai cách: phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực.
Thứ ba, giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn theo đặc trưng của môn học là
giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép.
19
MINH HỌA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA
MỘT TIẾT HỌC NGỮ VĂN
NGỮ VĂN 8
Tiết 45 : ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
( Nguyễn Khắc Viện)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài học
Giáo viên hướng dẫn đọc: rõ ràng, rành mạch, chú
ý ngữ điệu những câu cảm thán.
I. Tìm hiểu chung
Gọi 2 HS đọc
a.Tác giả
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - SGK
? Hãy giới thiệu về tác giả Nguyễn Khắc Viện?
* Gv giới thiệu mở rộng về tác giả
- Ông sinh năm 1913, quê ở làng Gôi Vị, xã Sơn
Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con
trai của cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm làm
Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn.
20
1.Đọc văn bản
- Năm 1935, sau khi đỗ tú tài rồi, ông thi đậu
vào trường Đại học Y khoa Hà Nội.
- Năm 1937, ông được sang Pháp học tại Đại
học Y khoa Paris.
- Năm 1941, ông tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và
bác sĩ các bệnh nhiệt đới.
- Năm 1963, ông về nước sáng lập và chủ biên
Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng
tiếng Pháp và tiếng Anh và làm Giám đốc Nhà
xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế
giới)
- Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh
lý, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn
tâm trí do hoàn cảnh.
- Ông là người yêu nước nồng nàn, có nhiều tư
tưởng tiến bộ về chính trị, văn hóa và giáo dục.
- 1997, Nguyễn Khắc Viện qua đời.
Vận dụng kĩ năng đọc bản đồ ở môn Địa lí 6, ?
Em hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí tỉnh Hà
Tĩnh?
* GV giới thiệu mở rộng:
Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp
Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía
Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào
Diện tích: 6026.5 km2
Dân số: 1.242.700 người(2013)
21
- Nguyễn Khắc Viện:(1913- 1997)
- Nhà hoạt động chính trị - xã hội
- Nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý
- y học - giáo dục
- Giải thưởng Nhà nước Việt Nam
và Grand prix de la Francophonie
của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
- Ông đã để lại nhiều công trình
nghiên cứu giá trị cho Việt Nam.
? Xác định kiểu văn bản? Tại sao có thể coi “Ôn
dịch, thuốc lá” là một văn bản thuyết minh?
(Nêu tri thức về tác hại của thuốc lá để mọi người
nhận thức và đề phòng; lời văn ngắn gọn, cô đọng,
giản dị)
b. Tác phẩm:
- Kiểu văn bản: thuyết minh
* Bố cục:
- P1: Từ đầu-> “nặng hơn cả
AIDS”: thông báo về nạn dịch
thuốc lá
- Xác định bố cục văn bản?
- P2: tiếp -> “phạm pháp”: tác hại
của thuốc lá
- P3: còn lại:kiến nghị chống thuốc
lá
II. Phân tích:
Gv: yêu cầu HS quan sát nhan đề tác phẩm
* Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
? Thảo luận: Có gì đặc biệt trong nhan đề của tác
phẩm? phân tích và lí giải?
- “Ôn dịch”
( thảo luận nhóm, câu hỏi tình huống, rèn kĩ
năng sống: kĩ năng phát hiện và sử lí thông tin
– giải quyết vấn đề)
“Ôn dịch, thuốc lá”
+ Bệnh lan truyền rộng
+ Tiếng chửi rủa
- Dấu phảy (,)
+ Đặt giữa hai từ để ngắt giọng
+ Nhấn mạnh sắc thái biểu cảm,
bộc lộ thái độ vừa căm tức vừa
nghê sợ
- “thuốc lá”: Nói tắt cụm từ “tệ
nghiện thuốc lá”
HS đọc phần 1.
-> Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch!
22
? Tin tức cơ bản nào được thông báo trong phần
mở đầu của văn bản?
? Em hiểu gì về bệnh AIDS?
(Tích hợp môn GDCD 8, môn Sinh học 8)
(AIDS là loại bệnh gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người,
làm tê liệt sức đề kháng của con người. Hiện nay
trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị
cho nên người ta gọi đó là căn bệnh thế kỉ)
? Nhận xét về nội dung thông báo trên?
?Tác giả đã dẫn lại lời của vị tướng Trần Hưng
Đạo. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong
cách nói trên? Phân tích ý nghĩa của biện pháp
nghệ thuật đó?
? Em hãy giới thiệu vài nét về người anh hùng
Trần Hưng Đạo?
(Tích hợp môn Lịch sử 7)
(Trần Hưng Đạo là con của An Sinh Vương Trần
Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột. Ông
là người học thông, hiểu rộng, văn võ song toàn.
Ông là người có vai trò to lớn trong cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế
kỉ XIII)
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá
Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe
và tính mạng loài người còn nặng
hơn cả AIDS
- Lời thông báo ngắn gọn, chính
xác
>Nhấn mạnh sự nguy
hiểm của thuốc lá
2. Tác hại của thuốc lá
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn
dặn nhà vua:
“Nếu giặc đánh như vũ bão thì
không đáng sợ, đáng sợ là giặc
gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
* Nghệ thuật so sánh:
- Giặc đánh như vũ bão: Giặc tấn
công nhanh, mạnh mẽ.
- Giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu:
Tấn công từ từ mà chắc chắn
- Tằm ăn dâu = Thuốc lá tấn công
con người
+ Tằm: Khói thuốc lá
+ Dâu: Con người, sức khỏe con
người
->Thuốc lá thật sự là một kẻ thù
nguy hiểm->Chống nạn dịch thuốc
lá cũng cấp bách như chống giặc
ngoại xâm.
23
* Khói thuốc lá chứa nhiều chất
độc hủy hoại sức khỏe con người
- Chất hắc ín:
+ Làm tê liệt lông mao à bụi, vi
khuẩn tích tụ à ho hen à viêm
phế quản
+ Thấm vào tế bào à ung thư:
họng, phổi,
Tượng đài Trần Hưng Đạo
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh cụ thể như
thế nào?
* GV mở rộng
(Tích hợp môn Hóa học 9)
- Hắc ín là một chất lỏng nhớt màu đen thu được
từ chưng cất có tính phá hủy cấu trúc của các chất
hữu cơ. Phần lớn hắc ín thu được từ than như là
sản phẩm phụ của việc sản xuất than cốc, nhưng
nó cũng có thể được sản xuất từ dầu mỏ, than
bùn hay gỗ.
Hắc ín là thành phần quan trọng trong các
loại đường được trải nhựa đầu tiên nhất. Nó cũng
được sử dụng như là chất gắn cho các ván ốp trần
và để xảm thân tàu thủy và thuyền.
- Mônôxít cácbon (cácbon ôxít, cácbon, khí than)
là chất cực kỳ nguy hiểm, nếu hít thở phải một
lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm
ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh, có thể
gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% mônôxít
cácbon trong không khí cũng có thể là nguy hiểm
đến tính mạng
- Nicotin là một chất lỏng như dầu, hút ẩm và có
thể trộn lẫn với nước trong dạng bazơ của nó.
Nicotin làm tăng huyết áp và nhịp tim ở
24
- Ô-xit cac-bon: Thấm vào máu,
chiếm chỗ của oxi trong máu, làm
giảm hiệu quả hô hấp, làm cho sức
khỏe con người giảm sút, thậm chí
gây tử vong.
- Chất ni – cô – tin: Làm động
mạch co thắt lại à huyết áp cao,
tắc động mạch, nhồi máu cơ tim
* Các tác hại khác của thuốc lá:
- Vợ con, những người làm việc
cùng phòng hít phải khói thuốc->
nhiễm độc, đau tim mạch, viêm phế
quản, ung thư
- Phụ nữ mang thai hít phải khơi
thuốc-> nguy cơ thai nhi bị nhiễm
độc-> để non
- Hủy hoại lối sống, nhân cách
thanh thiếu niên >Đẩy họ vào con
đường phạm pháp.
người.Nicotin cũng có thể gây ra khả năng xơ vữa
tế bào nội mô động mạch vành ở người.
Chất ni – cô – tin kết dính trong phổi
* Phương pháp thuyết minh:
- Sử dụng số liệu cụ thể.
- Phân tích
- Liệt kê
-> Nhấn mạnh tác hại của khói
thuốc đối với sức khỏe của con
người
? Phương pháp thuyết minh được tác giả sử dụng
trong phần văn bản này ?Tác dụng?
? Ngoài những tác hại đã nêu trên của thuốc lá,
bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết
thuốc lá còn có những tác hại nào khác?
25