Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Giáo Án Lịch Sử Lớp 9 Học Kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.13 KB, 184 trang )

Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết 20

BÀI 16
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
I. Kiến thức : HS cần nắm được :
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đến năm 1923, nhấn mạnh
đến việc Người tìm thấy con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam.
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1923 đến năm 1924 ở Liên Xô để
hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tư tưởng cho sự thành lập Đảng.
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1924 đến năm 1925 ở Trung Quốc
để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng.
II. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử bằng lược
đồ.
- Bước đầu rèn luyện cho HS cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử .
III. Thái độ :
- Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến
sỹ cách mạng .
B- CHUẨN BỊ .
- GV : SGK, Giáo án , máy chiếu Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước ; tranh
ảnh về hoạt động của Người .
- HS : SGK ; Vở ghi; tài liệu sưu tầm về hoạt động của Bác .
C-PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, so sánh, đánh giá, nhận định…
D- TIẾN TRÌNH BAI DẠY:
I. Ổn định tổ chức (1’) : Hát, báo cáo sĩ số.


II. Kiểm tra bài cũ ( 5’):
? : Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một
bước cao hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
? : Cuộc bãi công của công nhân đóng tàu Ba Son (8/1925) có điểm gì mới so với
phong trào công nhân trước đó ở nước ta ?
Trả lời :
1- Bối cảnh :
-Thế giới : Ảnh hưởng của phong trào thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc làm việc ở các
cảng lớn của Trung Quốc .
1


- Trong nước : phong trào tuy tự phát nhưng ý thức cao hơn . 1920, công hội bí mật
ra đời ở Sài Gòn lãnh đạo đấu tranh (do Tôn Đức Thắng đứng đầu).
2- Diễn biến :
-1922, công nhân Bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật thắng lợi .
-1924, nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Hà Nội , Nam Định , Hải Dương ….
- Tháng 8/1925, phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (Sài Gòn ) .
- > Đó là cái mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ “Tự
phát” sang “tự giác”
* Cuộc bãi công của công nhân đóng tàu Ba Son (8/1925) có tinh thần quốc tế, thắng
lợi...
III. Bài mới (35’):
- GV : Giới thiệu quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Aí Quốc từ 1911
đến năm 1918. Người đã bôn ba khắp năm châu (Á –Phi –Mĩ –Châu Âu ) rút ra được
kết luận quan trọng : Ở đâu người nghèo cũng bị áp bức bóc lột, Đế quốc – Tư bản là
kẻ thù của nhân dân ( cho HS xem một đoạn phim ngắn về NAQ- 2 phút ) à vào
bài .
GV


Gv

Gv

Gv

?

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Giới thiệu: NAQ (19/5/1890 –
2/9/1969) tại làng Kim Liên Nam Đàn - Nghệ An,thuở nhỏ có
tên là Nguyễn Sinh Cung ,lớn lên
đổi là Nguyễn Tất Thành.Sinh ra
trong gia đình nhà nho nghèo
trên quê hương có truyền thống
CM.Lớn lên trong cảnh “nước
mất nhà tan”.
( chiếu tàu Latusotorevin) Năm
1911, tại bến cảng Nhà
Rồng.Trên con tàu LaTuSơTơ
Rêvin này ,lấy tên là Văn Ba
,Người đã ra đi tìm đường cứu
nước.
(Chiếu bản đồ hành trình cứu
nước của NAQ) : Người bôn ba
rất nhiều nơi.Năm 1917,NAQ đặt I- Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923).
chân lên đất nước Pháp
Sau CTTGTI các nước ĐQ thắng
trận đã họp hội nghị VecXai để

phân chia lại thi trường TG
Trong cuộc họp này NAQ đã có
hành động gì?
- 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội
2


->NAQ thay mặt những người
VN yêu nước gửi tới hội nghị
“bản yêu sách của nhân dân An
Nam”
chiếu bản yêu sách 8 điểm
Gv Nội dung bản yêu sách là gì ?
?
-> Đòi quyền tự do dân chủ, bình
đẳng & quyền tự quyết của dân
tộc Việt Nam .=> Tuy ko được
chấp nhận nhưng việc làm đó đã
gây tiếng vang lớn đối với nhân
dân VN và dân tộc thuộc địa
Pháp
Năm 1920 Người có hoạt động
? gì ?
-NAQ đọc được bản luận cương
của LêNin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa -> Từ đó Người hoàn
toàn tin theo LêNin và đứng hẳn
về quốc tế cộng sản
chiếu cảm xúc của NAQ sau khi
Gv đọc luận cương Lê-nin .

?
vì sao sau khi đọc luận cương
của Lê-nin ,Người hoàn toàn tin
theo Lê-nin đứng về quốc tế thứ
ba.
à Nhận biết đó là chân lý cách
mạng , tìm thấy con đường cứu
nước .
HS Chiếu H.28 -sgk
NAQ có hoạt động gì ?
? Sự kiện này có ý nghĩa gì đối với
cuộc đời hoạt động cách mạng
của người .
->Đánh dấu bước nhảy vọt trong
quá trình chuyển biến tư tưởng
của Người từ chủ nghĩa yêu nước
chân chính đến với chủ nghĩa
Mác – Lê-nin , đi theo con
đường cách mạng vô sản .
?
Sau khi tìm thấy chân lý cứu
nước,NAQ đã có những hoạt

nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân
An Nam .

- Tháng 7/1920, Người đọc luận cương của
Lê -nin về vấn đề dân tộc thuộc địa.

- Tháng 12/1920, Người tham gia sáng lập

Đảng Cộng sản Pháp, bỏ phiếu tán thành
Quốc Tế Ba .

- Năm 1921, Người sáng lập ra Hội liên
hiệp các dân tộc thuộc địa .
3


động gì ở Pháp (1921à1923)?
- Năm 1922, Người sáng lập và làm chủ
nhiệm tờ báo “Người cùng khổ” để truyền
bá những tư tưởng cách mạng mới vào
thuộc địa , trong đó có Việt Nam.
Gv Ngoài ra ,NAQ còn viết nhiều
bài cho các báo “nhân đạo”,“
đời sống công nhân”,và cuốn
sách “bản án chế độ thực dân”
GV Chiếu tờ báo “Leparia” và “cuốn
bản án chế độ thực dân”
?
Những hoạt động của người
năm 1921 nhằm mục đích gì ?
-> Đoàn kết lực lượng đấu tranh
và truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lê-nin vào thuộc địa .
HS TLNhóm : theo em con đường
? cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
có gì mới và khác với lớp người
đi trước .
- Hướng đi của NAQ là sang

phương tây và sang Pháp ( các
nhà yêu nước trước đó hướng
sang Nhật Bản và phương Đông)
-> cách đi mới :Người đi để tìm
hiểu, học hỏi,đi vào quần chúng
lao động để xem “nước pháp và
các nước khác làm thế nào” Sau
đó sẽ trở về giúp đồng bào
(những người đi trước đi để cầu
viện chính quyền các nước)

?

?`

II- Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923Hoạt động 2 : Cá nhân/nhóm
1924).
NAQ đã rời Pa Ri sang Liên Xô - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang
vào thời gian nào? Những hoạt Liên Xô đự Hội nghị Quốc Tế nông dân .
động chính của Người ở Liên Xô
(1923 – 1924) là gì?
- Năm 1924, Người dự Đại Hội V của Quốc
Tế cộng sản .
Người có tham luận gì đại hội
V?
- NAQ trình bày lập trường ,quan
4


điểm của mình về vị trí ,chiến

lược của CM các nước thuộc
địa.......
chiếu hoạt động NAQ tại hội
GV nghị quốc tế nông dân và đại hội
V của quốc tế cộng sản.
Những quan điểm cách mạng
? mới của Nguyễn Ái Quốc tiếp
nhận được truyền về trong nước
sau chiến tranh thế giới thứ nhất
có vai trò quan trọng như thế
nào đối với cách mạng VN?
Nhận xét – Chốt ,ghi bảng.
Gv Hoạt động 3 : Nhóm/Cá nhân
giới thiệu : sau 1 thời gian ở
GV LX.Năm 1924 NAQ về Quảng
Châu Trung Quốc .
Tại Trung Quốc ,Người đã có
? hoạt động chủ yếu gì?

-> Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư
tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam.

III- Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (19241925).

- Tháng 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng
Thanh Niên được thành lập, Hạt nhân là
Chiếu căn nhà số 13 và giới cộng sản đoàn .
Gv thiệu 7 đồng chí trong “cộng sản
đoàn”

Kể tên các hoạt động chủ yếu * Hoạt độngcña héi VNCMTN :
? của Hội VNCM thanh niên?
- Huấn luyện cán bộ cách mạng đưa về
Chiếu:+chủ trương : đào tạo cán nước hoạt động ,tuyên truyền , đưa hội viên
Gv bộ cách mạng ...
vào hoạt động thực tiễn .
+ 6/1925, Báo Thanh niên - 6/1925, Báo Thanh niên ra đời .
ra đời.
- Năm 1927, Tác phẩm “Đường cách
Chiếu:+ Năm 1927, Tác phẩm mệnh” được xuất bản .
GV “Đường cách mệnh” được xuất - 1928 hội việt nam cách mạng thanh niên
bản .
có chủ trương “vô sản hóa “.
+1928 hội việt nam cách mạng - 1929, có tổ chức cơ sở khắp cả nước ...
thanh niên có chủ trương “vô sản
hóa “.
+1929 có tổ chức cơ sở khắp cả
nước ...
Em có nhận xét gì về tổ chức Hội à Là tổ chức CM theo xu hướng vô sản,có
? VNCM thanh niên?
tổ chức chặt chẽ và có hệ thống
NAQ có vai trò như thế nào => NAQ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng ,
?. trong
việc
thành
lập chính trị ,tổ chức cho việc thành lập đảng
HVNCMTN?
vô sản ở VN
5



IV. Củng cố (2’):
? Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
V. Hướng dẫn về nhà(2’):
- Học bài theo dàn bài ; Làm bài tập 1,2 SGK T.64.
- Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về NAQ – chuẩn bị bài 17-SGK.
- Lập niên biểu : Những HĐ của Nguyễn Ái Quốc từ 1911à 1925 theo mẫu dưới đây
:
Thời gian
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
1911
- Tại bến Cảng Nhà Rồng (Sài Gòn ) .Người ra đi tìm đường cứu nước .
18/6/1919
- Người đưa bản yêu sách của ND An Nam đến Hội nghị Véc Xai .
7/1920
- Đọc luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa …
12/1920
- Người bỏ phiếu tán thành Quốc Tế III, gia nhập Đảng cộng sản Pháp .
1921
- Người lập Hội thuộc địa ở Pa Ri để doàn kết lực lượng, tuyên truyền
CN Mác
1922
- Sáng lập ra báo “Người cùng khổ”, truyền bá tư tưởng mới vào T.Đ
và VN.
6/1923
- Ngưòi sang Liên Xô dự hội nghị nông dân và được bầu vào BCH.
12/1924
- Người dự đại hội V Quôc Tế Cộng Sản . Đọc tham luận tại hội nghị…
6/1925

- Người tổ chức ,thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên , ra tờ
báo TN.
E. RÚT KINH NGHIỆM :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……….............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................

6


Ngày soạn:
Ngày giảng:

/ 1 / 2016

Tiết 21

BÀI 17
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
I. Kiến thức : Giúp HS hiểu được :
- Những phong trào cách mạng trong những năm 1926-1927, chú ý bước phát triển
mới của phong trào.
- Biết được sự ra đời và hoạt động của Tân Việt Cách mạng Đảng.
II. Kỹ năng : Rèn cho HS kỹ năng :
+ Biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa, tranh ảnh lịch sử

+ Biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương, hoạt động
của các tổ chức cách mạng , đánh gía nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, ý
nghĩa của sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản.
III. Thái độ :
+Qua các sự kiện lịch sử , giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục các vị tiền bối
B- CHUẨN BỊ:
- GV : SGK ; Giáo án .
- HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm về các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này.
C-PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, so sánh, đánh giá, nhận định , tường thuật …
D- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
I. Ổn định tổ chức ( 1’): Hát, báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ ( 5’):
? : Tại sao nói : Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị cho sự ra đời của
Đảng Cộng Sản Việt Nam ?
Yêu cầu:
Vì : NAQ là người tìm ra đường lối cứu nước, thành lập Hội VNCMTN
+ Huấn luyện cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động, tuyên truyền, đưa hội viên
vào hoạt động thực tiễn .
+ 6/1925, Báo Thanh niên ra đời . Năm 1927, Tác phẩm “Đường cách mệnh” được
xuất bản .
+ 1928 hội việt nam cách mạng thanh niên có chủ trương vô sản hóa .
à Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có vai trò quan trọng chuẩn bị tư tưởng
chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng Đảng vô sản ở VN.
III. Bài mới ( 35’):
7


HS
GV


?

?
HS
GV

?

Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân
-Đọc SGK phần I trang 64
Sự ra đời và hoạt động của hội
VNCMTN có tác dụng to lớn
thúc đẩy phong trào CM nước
ta.Đặc biệt là phong trào công
nhân có bước phát triển mới
phong trào đấu tranh của công
nhân trong những năm 19261927 diễn ra như thế nào ?
-> 27 cuộc đấu tranh CN với 2
mục đích : đòi tăng lương (20>40% ), đòi ngày làm 8 giờ
như công nhân pháp.
-> 1928-1929:40 cuộc Đ/Tranh
CN nổ ra từ bắc-> nam
Em có nhận xét gì về qui mô
,tính chất của các phong trào
đấu tranh trên?
- được nổ ra trên qui mô rộng
lớn ,trải khắp 3 miền từ bắc vào
nam

+ Miền bắc : công nhân nhà
máy sợi Nam Định, Công nhân
ở Hải Phòng...
+ miền Trung: Công nhân nhà
máy cưa Bến Thủy ,nhà máy xe
lửa Trường Thi.....
+ Miền nam : Công nhân đóng
tàu Ba Son, Công nhân đồn
điền cao su Phú Riềng.....
- Các cuộc đấu tranh đều mang
tính chất chính trị bước đầu
liên kết được nhiều ngành
,nhiều địa phương.
Cùng với phong trào công
nhân còn có phong trào nào
phát triển mạnh?
- Đó là phong trào nông dân,

Nội dung ghi bảng
I – Bước phát triển mới của phong trào cách
mạng Việt Nam(1926-1927).
1- Phong trào công nhân
- 1926-1927 Công nhân và HS học nghề liên
tiếp nổi dậy đấu tranh : Dệt Nam Định, Đồn
điền cao su Phú Riềng …
- Phong trào phát triển với quy mô toàn quốc.
- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất
chính trị à liên kết nhiều ngành nhiều địa
phương.
- Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng

lên, đã trở thành một lực lượng chính trị độc
lập

2- Phong trào yêu nước .
Phong trào đấu tranh của nông dân , tiểu tư
sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành
một làn sóng chính trị khắp cả nước .
8


?

tiểu tư sản và các tầng lớp nhân
dân yêu nước
Phong trào yêu nước phát triển
ra sao?

Phong trào đấu tranh của công
?. nhân,viên chức,học sinh học
HS nghề (1926 -1927) so với
GV phong trào CMVN sau chiến
tranh thế giới thứ nhất( 19191925) có điểm gì mới?
- Phong trào đấu tranh của
công nhân ,nông dân,tiểu tư sản
và các tầng lớp nhân dân đã kết
thành làn sóng CM dân tộc dân
chủ khắp cả nước
- GCCN đã trở thành lực lượng
chính trị độc lập trong phong
trào đấu tranh thống nhất toàn

quốc
-Trình độ giác ngộ CM của
công nhân được nâng lên
->tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức cộng sản ra đời
II- Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928).
Hoạt động 2 : Cá nhân/Nhóm
1- Sự thành lập.
- Đọc phần II (Sgk t.65).
Em hãy trình bày sự ra đời - Từ Hội Phục Việt được thành lập tháng
? của tổ chức Tân Việt cách
7/1925
mạng đảng.
- Sau nhiều lần đổi tên ,cuối cùng lấy tên
- Trong những năm 20 của thế
là Tân Việt CM Đảng ( 7/1928)
kỉ XX,1 số sinh viên của
trương CĐSP Đông Dương và
nhóm tù chính trị ở Trung kì đã
thành lập hội Phục Việt
( 7/1925).Sau nhiều lần đổi
tên ,từ hội Phục Việt -> Hội
Hưng Nam -> VNCM Đảng
( 1926) -> VNCM Đồng Chí
Hội ( 1927).Cuối cùng quyết
định lấy tên là Tân Việt CM
Đảng ( 7/1928)
- Lúc đầu là tổ chức yêu nước,
9



?

?

lập trường tư tưởng chưa rõ
ràng
Tân Việt cách mạng Đảng bao
gồm những thành phần nào?
địa bàn hoạt động ở đâu?
- Thành phần : Tập hợp thanh
niên tri thức trẻ , tiểu tư sản
yêu nước
-Địa bàn : hoạt động chủ yếu ở
trung kì .(vinh –Bến Thủy)
Thành viên: (1928) có 612
đồng chí
-Khẩu hiệu: Liên hiệp các đồng
chí trong ngoài,trong thì dẫn
đạo công nông binh,quần
chúng,ngoài thì liên lạc với các
dân tộc bị áp bức để đánh đổ
ĐQ chủ nghiaxddawngj kiến
thiết 1 xh bình đẳng và bắc ái
mới
Tân Việt CM Đảng phân hóa
trong hoàn cảnh nào?,có
những hoạt động gì?
-Phân hóa trong hoàn cảnh:
Hội VNCMTN phát triển mạnh

,lí luận và tư tưởng CM của CN
Mác – Lê Nin có ảnh hưởng
lớn ,cuốn hút nhiều đảng viên
trẻ tiên tiến đi theo.Nội bộ Tân
Việt phân hóa theo 2 khuynh
hướng : Tư sản và vô sản,cuối
cùng khuynh hướng vô sản
chiếm ưu thế
- Hoạt động:
+ Cử người sang Qaungr Châu
để dự lớp huận luyện của Hội
VNCMTN
+ Vận động hợp nhất với Hội
VNCMTN
GV: Ngoài công tác giáo
dục,huấn luyện,tuyên truyền
,Tân Việt CM đảng còn tiến

2- Hoạt động :
-Thành phần:Tập hợp thanh niên tri thức trẻ ,
tiểu tư sản yêu nước
- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở trung kì .
- Ra đời trong bối cảnh hội Việt Nam cách
mạng thanh niên phát triển mạnh
- Nội bộ Tân Việt phân hóa theo 2 khuynh
hướng : TS và VS .
-> một số đảng viên tiên tiến chuyển sang
hội VNCMTN.

10



hành nhiều hoạt động khác
( học ban đêm, phổ biến sách
báo Mác xít....)
So với hội việt nam cách mạng
?
thanh niên Tân việt là một tổ
chức cách mạng ntn?
-Nhận xét- bổ xung – kết luận.
-> còn nhiều hạn chế , đây là
một tổ chức cách mạng mới so
với trước .
IV. Củng cố ( 2’):
? : Trình bày sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước (19261927) ở Việt Nam ?
? : Tân Việt cách mạng Đảng phân hóa trong hoàn cảnh nào ?
V. Hướng dẫn về nhà ( 2’):
- xem tiếp phần III + IV (tr. 65, 66, SGk.)Tranh ảnh ,tài liệu về chi bộ CS đầu tiên
E. RÚT KINH NGHIỆM :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..

11


Ngày soạn:
Ngày giảng:


/ 1 / 2016
/ / 2016

Tiết 22

BÀI 17
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
I. Kiến thức : Giúp HS hiểu được :
- Sự thành lập ba tổ chức Đảng ở Việt Nam trong năm 1929 đánh dấu sự phát triển
mới của cách mạng nước ta.
II. Kỹ năng : Rèn cho HS kỹ năng : Biết sử dụng bản đồ, kỹ năng phân
tích, tổng hợp, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.
III. Thái độ:
+ Qua các sự kiện lịch sử , giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục các vị tiền
bối, quyết tâm phấn đấu cho độc lập tự do.
B- CHUẨN BỊ:
- GV : SGK ; Giáo án ; Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái, chân dung các lãnh tụ .
- HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm về các nhân vâït lịch sử trong giai đoạn này.
C-PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, so sánh, đánh giá, nhận định…
D- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
I. Ổn định tổ chức( 1’): Hát, báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ ( 5’):
? : Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những
năm 1926-1927 có điểm gì mới ?
? : Trình bày hoàn cảnh ra đời và sự phân hóa của Tân Việt cách mạng Đảng ?
Trả lời:
1. Điểm mới...

- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị à liên kết nhiều ngành nhiều địa
phương.
- Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên, đã trở thành một lực lượng chính
trị độc lập
-Phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành
một làn sóng chính trị khắp cả nước .
2. Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928).
* sự thành lập.
- Nguồn gốc :
+ Từ hội Phục việt thành lập từ 7/1925.
12


+ 7/1928, đổi tên thành Tân việt cách mạng Đảng.
+ Lúc đầu là tổ chức yêu nước, lập trường tư tưởng chưa rõ ràng.
* Sự phân hóa.
- Do ảnh hưởng của Việt Nam cách mạng thanh niên -> một số chuyển sang
VNCMTN.
III. Bài mới ( 35’):
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 3 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc phần IV Sgk t. 67.
?.

Cuối năm 1928 -1929 phong trào CM
nước ta diễn ra ntn?
?. Tình hình đó đã đặt ra cho CMVN yêu
cầu gì?
-> yêu cầu bức thiết cần có Đảng cộng
sản lãnh đạo.

?. Chi bộ ĐCS đầu tiên ra đời ntn?
- Trước sự phát triển mạnh mẽ của
CMVN ,đặc biệt là phong trào công nông
cuối năm 1928 đầu 1929,hội VNCMTN
lúc này không còn đủ sức lãnh đạo CM
nữa -> 3/1929 1 số hội viên tiên tiến của
VNCMTN ở Bắc Kỳ chủ động đứng lên
thành lập chi bộ ĐCS đầu tiên ở VN gồm
7 người ( Ngô Gia Tự ,Nguyễn Đức
Cảnh , Trần Đình Cửu , Trần VĂn Cung ,
Đỗ Ngọc Du , Dương Hạc Đính , Nguyễn
Tuân) tại số nhà 5Đ phố Hàm Long ( Hà
Nội )
Gv Giới thiệu : Đây là 1 ngôi nhà nhỏ của 1
gia đình quần chúng của Đảng nằm trên
khu phố nhỏ ,ko sầm uất ,tấp nập như các
khu phố buôn bán hoặc phố tây,vì vậy dễ
che mắt sự theo dõi của bọn thực dân.
Hiện nay ngôi nhà đó được xếp hạng là di
tích lịch sử CM của Hà Nội
?.
Việc thành lập chi bộ ĐCS ở Bắc kỳ
( 3/1929) có ý nghĩa gì?
- Là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng vô
sản trong cuộc đấu tranh với quan điểm tư
sản để thành lập đảng của GCCN Việt

Nội dung ghi bảng
IV. Ba tổ chức cộng sản Đảng
nối tiếp nhau ra đời trong năm

1929.
1- Hoàn cảnh :
- Cuối 1928 đầu 1929, phong
trào cách mạng trong nước phát
triển mạnh.
-> yêu cầu bức thiết cần có
Đảng cộng sản lãnh đạo.
2- Sự thành lập ba tổ chức cộng
sản ở Việt Nam.

13


Nam -> chứng tỏ GCCN đã trưởng
thành ,vươn lên giành quyền lãnh đạo CM
,nó là cơ sở cho sự ra đời của Đông
Dương Cộng sản Đảng sau này
?.
Tại đại hội toàn quốc của Hội VNCMTN
(5/1929) ,đoàn đại biểu Bắc kỳ có chủ
trương gì?
- Đưa ra ý kiến thành lập ĐCS nhưng
không được chấp nhận ,họ đã bỏ về nước
?
Vì sao lại có sự đấu tranh trong nội bộ
của tổ chức Hội VNCMTN?
- Do nhận thức ở từng miền khác nhau
( miền Bắc phong trào phát triển hơn nên
các đại biểu Bắc kỳ nhận thức được yêu
cầu có Đảng sớm hơn để lãnh đạo CMVN

đang trên đà phát triển) trong khi đó đại
biểu ở các nơi khác chưa nhận thức được
vấn đề đó
GV Sau khi kiến nghị về việc thành lập ĐCS
ko được chấp nhận đoàn đại biểu Bắc kỳ
đã về nước và thành lập Đông Dương
cộng sản Đảng
?
Em hãy trình bày sự ra đời của Đông
Dương Cộng Sản Đảng?
- ĐDCS Đảng ra đời (17/6/ 1929) tại số
nhà 312 phố Khâm Thiên ( Hà Nội )
.Thông qua bản “tuyên ngôn” và “điều lệ”
Đảng , ra báo “ Búa Liềm” làm cơ quan
ngôn luận của Đảng
-> Đó là bước nhảy vọt mới của
CMVN.Điều kiện thành lập ĐCS đã chín
muồi ở Bắc kỳ
Gv Trước sự ảnh hưởng của Đông Dương
cộng sản Đảng ,bộ phận còn lại của Hội
VNCMTN đã quyết định thành lập An
Nam cộng sản Đảng
?.
An nam Cộng sản Đảng ra đời ntn?
- Ra đời ( 8/1929) tại Hương Cảng
( Trung Quốc)
-> Chứng tỏ xu hướng XHCN ngày càng
lôi cuốn đông đảo hội viên Cách mạng
Thanh Niên


- 6/1929, Đông Dương cộng sản
Đảng ra đời tại số nhà 312 –
khâm Thiên – Hà Nội.

- 8/1929, An Nam cộng sản
Đảng ra đời ở Hương Cảng –
Trung Quốc.

14


?

Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ra đời - 9/1929, Đông Dương cộng sản
ở đâu?
liên đoàn ra đời ở Trung Kỳ (Hà
- Đông Dương cộng sản Đảng và An nam Tĩnh ).
cộng sản Đảng ra đời tác động mạnh mẽ
đến Tân Việt Cách mạng Đảng
- 9 / 1929 ,các đảng viên tiên tiến của Tân
Việt tách ra thành lập Đông Dương cộng
sản Liên Đoàn tại Trung kỳ ( Hà Tĩnh)
?.
Em có nhận xét gì về sự ra đời của 3 tổ
chức cộng sản ở VN ?
- Chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng ( từ
tháng 6 -> 9 /1929) ở Vn đã có 3 tổ chức
cộng sản ra đời.Cả 3 tổ chức này đều đi
vào công nhân ,nông dân ,tri thức yêu
nước để lãnh đạo và tuyên truyền cho tổ

chức mới.
=> Sự kiện đó khẳng định bước phát triển => Ý nghĩa : Chứng tỏ điều kiện
nhảy vọt của CMVN .nó chứng tỏ hệ tư thành lập Đảng cộng sản đã chín
tưởng cộng sản đã giành được ưu thế muồi trong cả nước.
trong phong trào dân tộc.nó chứng tỏ điều
kiện thành lập ĐCS hoàn toàn chín muồi
trong cả nước.Xu thế ra đời của tổ chức
cộng sản là tất yếu.
?.
Ba tổ chức cộng sản cùng ra đời và lãnh
đạo công nhân đấu tranh sẽ có những
hạn chế gì?
- Sự không thống nhất với nhau,sự tranh
giành ,công kích lẫn nhau và đòi hỏi phải
có 1 sự hợp nhất của 3 tổ chức cộng sản
thành 1 đảng duy nhất để lãnh đạo CM.
IV. Củng cố ( 2’) :
? : Tại sao chỉ sau một thời gian ngắn ba tổ chức CS lại xuất hiện ở Viêït Nam ?
-> Sự ph/tr mạnh mẽ cách mạng nước ta ,đòi hỏi cấp thiết phải có một đảng CS tổ
chức lãnh đạo cách mạng .
? : Em hãy lập bảng so sánh về ba tổ chức cách mạng xuất hiện ở Viêït Nam
(1925-1927) theo mẫu ?
Thời gian Tên các tổ
Thành phần
Phương châm
Mục đích đấu tranh
chức CM
hoạt động
6/1925
Hội

VN Tiểu TS trí Đi sâu vào quần Sau khi dánh đổ ách
cách mạng thức
yêu chúng công nông thống trị của đế quốc
thanh niên nước
lớp để gây dựng cơ sở phong kiến và TB sẽ
dưới
CM, tuyên truyền đưa nước nhà lên
15


vận động quần CNXH.
chúng đấu tranh
7/1925 -> Tân
Việt Tiểu TS trí
7/1928
cách mạng thức
bậc
Đảng.
trung và tù
chính
trị
trung kỳ.

Đi sâu vào quần Sau khi làm CM
chúng công nông thành công sẽ đưa
để gây dựng cơ sở nước ta lên CNXH.
cách mạng, tuyên
truyền vận động
quần chúng đấu
tranh.

25/12/1927 Việt Nam Tiểu trí thức - Bạo động, ám Sau khi cách mạng
qốc
dân lớp trên, TS, sát cá nhân.
thành công sẽ đưa
Đảng
hào phú, binh - Cơ sở chủ yếu là nước nhà lên CNTB
lính.
binh lính, hầu như
không có công
nhân
V. Hướng dẫn về nhà ( 2’):
Soạn bài 18 : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.(Sgk.t. 69).tranh ảnh tài liệu liên quan
E. RÚT KINH NGHIỆM :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..

16


Ngày soạn:
Ngày giảng:

/
/

/2016
/ 2016


Tiết 23

Chương II
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1939
Bài 18
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS nắm được:
I. Kiến thức :
- Lí giải được sự cần thiết phải thông nhất các tổ chức cộng sản, trình bày được nội
dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng.
- Nội dung chính của luận cương chính trị 10-1930.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
II. Kỹ năng : Rèn cho HS kỹ năng :
+ Sử dụng tranh ảnh lịch sử, lập niên biểu lịch sử và biết phân tích đánh giá, nêu ý
nghĩa của việc thành lập Đảng.
III. Thái độ:
+ Thông qua những hoạt động của Bác, phấn đấu không mệt mỏi cho sự ra đời của
Đảng và hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930). Giáo dục cho HS lòng biết ơn đối với
Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
B- CHUẨN BỊ:
- GV : SGK ; Giáo án ; Tranh ảnh lịch sử, chân dung Hồ Chí Minh, đ/c Trần Phú.
- HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm hội nghị thành lập Đảng.
C-PHƯƠNG PHÁP: phân tích, so sánh, đánh giá, nhận định…
D- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
I. Ổn định tổ chức ( 1’): Hát, báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ ( 5’) :
? : Tại sao chỉ trong 4 tháng ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản ra đời ?
2.Tại sao trong thời gian ngắn ...
- Chứng tỏ phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh
- Xu hướng CM vô sản đã thắng thế...

III. Bài mới ( 35’) :
Trong những năm 1929 ở Việt Nam liên tục xuất hiện 3 tổ chức cộng sản đảng thê
hiện bước tiến mới của CMVN.Tuy nhiên sự xuất hiện đó dẫn đến tình trạng riêng rẽ
không thống nhất.Yêu cầu cấp thiết cần có một sự thống nhất,có một đảng lãnh đạo.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân I- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
HS -Đọc SGK phần I trang 69.
Nam (3/2/1930).
17


?

Tình hình CMVN cuối năm
1929 có điểm gì đáng chú ý?
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng
sản cuối 1929 là xu thế tất yếu
của CMVN
Tác dụng của sự xuất hiện 3 tổ
?. chức cộng sản là gì?
- Xuất hiện nhiều cơ sở Đảng
lãnh đạo nhân dân đấu tranh
- Phong trào công nhân kết hợp
chặt chẽ với phong trào nông
dân
- Phong trào bãi khóa , bãi thị
của HS .... nổ ra mạnh mẽ
Điều hạn chế khi xuất hiện
? cùng lúc 3 tổ chức cộng sản là

gì?
- Hoạt động riêng rẽ , trnah
giành ảnh hưởng lẫn nhau.
Yêu cầu cấp thiết đặt ra là gì?
?
- Cần giải quyết gấp tình trạng
chia rẽ nếu không lực lượng
cộng sản sẽ bị chia rẽ
- Ngày 27 / 10 /1929 ,Quốc tế
GV: cộng sản gửi thư đến những
người cộng sản Đông Dương
yêu cầu thành lập 1 đảng duy
nhất
? Ai là người thống nhất 3 tổ
chức cộng sản?.Tại sao không
phải là ai khác?
- Được sự ủy nhiệm của Quốc
tế cộng sản 23/12/1929,
Nguyễn Ái Quốc từ Thai Lan
sang Trung Quốc chủ trì hội
nghị thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam.
- Vì NAQ có uy tín
?. Hội nghị thành lập Đảng được
tiến hành khi nào?, ở
đâu?,thành phần tham dự?.
- Thời gian
: từ 3 – 7 / 2/

1- Hoàn cảnh.

- Cuối năm 1929, 3 tổ chức cộng sản xuất
hiện ở nước ta : hoạt động riêng rẽ, đố kị ,
tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

-> Yêu cầu bức thiết phải thống nhất lại
thành một Đảng duy nhất.

- Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 tổ chức
CS thành một đáng CS duy nhất (Đảng
CSVNam)

2- Nội dung của hội nghị thành lập Đảng.
- Thời gian :từ ngày 3 – 7 / 2 / 1930 tại Cửu
Long – Hương Cảng ( Trung Quốc)
18


?

1930
- Địa điểm : Cửu Long-Hương
Cảng-TQ.
- Thành phần : gồm 7 đại biểu
+ 2 đại biểu của Đông Dương :
Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh
Đình Cửu
+ 2 đại biểu của An Nam :
Châu Văn Liêm và nguyễn
Thiệu
+ 2 đại biểu nước ngoài : Lê

Hồng Sơn và Hồ tùng Mậu
+ 1 đại biểu của QTCS : NAQ
( chủ trì)
Nêu nội dung của hội nghị?
+ Hội nghị nhất trí tán thành
hợp nhất các tổ chức cộng sản
thành một Đảng duy nhất, lấy
tên là Đảng cộng sản Việt
Nam.

- Nội dung :
+ Hội nghị nhất trí tán thành hợp nhất các tổ
chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy
tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

+Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược
vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn
+Thông qua chính cương vắn Ái Quốc soạn thảo.
tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ
tóm tắt của Đảng do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo
GV Giới thiệu: chính cương vắn
tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ
tóm tắt của Đảng do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo. Gồm 5 nội
dung:
- Đường lối của CMVN : tiến
hành từ CMTS dân quyền ->
CM XHCN ( bỏ qua giai đoạn
TBCN )

- Nhiệm vụ : Đánh đổ ĐQ ,pk
và tư sản giành độc lập
- Lực lượng tham gia CM:
công nhân , nông dân, tiểu tư
sản
- Vai trò lãnh đạo CM: Chính
là GCCN thông qua chính
đảng của mình là ĐCSVN
19


- Đoàn kết quốc tế: CMVN là
1 bộ phận khăng khít của
CMTG
GV ( giảng):Thực ra lúc đầu trong
hội nghị chỉ có 2 đại biểu là
ĐD cộng sản đản và An Nam
cộng sản đảng.Đến ngày
24/2/1930 ,ĐD cộng sản liên
đoàn mới xin gia nhập ĐCSVN
=> 3 tổ chức mới thống nhất
? Hội nghị thành lập đảng( 3/ 2/ 3- Ý nghĩa lịch sử của hội nghị:
1930) có ý nghĩa như thế nào - Có ý nghĩa như một hội nghị thành lập
đối với CMVN lúc bấy giờ?
Đảng.
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, là
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .
Hoạt động 2 : Nhóm/Cá nhân
II- Luận cương chính trị (10/1930).
- Đọc phần II (Sgk t .70).

1) Hoàn cảnh :
?
Luận cương chính trị 10/1930 - 10/1930 : Hội nghị đổi tên thành Đảng CS
ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Đông Dương
-Thông qua luận cương chính trị do Trần
Phú khởi thảo .
?. Trình bày nội dung cơ bản của 2) Nội dung :
luận cương chính trị 10/1930? + Đường lối của CM Đông Dương : Là CM
tư sản dân quyền sau đó tiến lên CNXH bỏ
qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
+ Nhiệm vụ chiến lược : Đánh đổû CN đế
quốc Pháp và chế độ phong kiến.
+ Phương pháp CM : Khi tình thế cách mạng
xuất hiện lãnh đạo quần chúng vũ trang bạo
động.
+ Lãnh đạo cách mạng : Là Đảng cộng sản.
+ Lực lượng cách mạng : Liên minh công
nông
- Cương lĩnh khẳng định : Cách mạng Việt
Nam gắn liền khắng khít với CM thế giới.
GV Tuy nhiên, luận cương còn
nhiều hạn chế :chưa nêu cao
vấn đề dân tộc, nặng về đấu
tranh giai cấp ,đánh giá không
đúng khả năng CM của tiểu tư
sản
GV Giới thiệu : chân dung Đ/c
20



?

Trần Phú và sơ lược về tiếu sử
của đ/c
-Trần Phú ( 1904 – 1931) tại
Quảng Ngãi
- 1925, Trần Phú tham gia hội
Phuc Việt rồi gia nhập hội Tân
Việt CM Đảng
- 1926, trở thành hội viên Hội
VNCMTN
- 1927, Ông được cử sang học
trường đại học Phương Đông
Mat-xcova và được cử làm bí
thư chi bộ
- 1930 ,ông về nước và được
bầu vào BCH TW lâm thời
của ĐCSVN .Tại số nhà 90
phố Hàng Bông Nhuộm ( nay
là phố Thợ Nhuộm)Trần phú
đã khởi thảo “ luận cương
chính trị của Đảng”
- 1931, ông bị địch bắt ,tra tấn
và hi sinh lúc 27 tuổi
Hoạt động 3 : Cá nhân
- Đọc phần III (SGK,t. 71)
Em hãy trình bày ý nghĩa lịch
sử của việc Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời ?


III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập
ĐCSVN.
- ĐCSVN ra đời là kết quả tất yếu của cuộc
đấu tranh dân tộc và g/c ở nước ta trong thời
đại mới.
- Là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa 3 yếu tố : CN Mác-Lênin, phong trào
công nhân và phong trào yêu nước.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của
GCCN và CMVN .
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính
-> Chấm dứt thời kỳ khủng tất yếu ,quyết định bước phát triển nhảy vọt
hoảng sâu sắc về đường lối cứu về sau của CM và lịch sử dân tộc VN
nước và lực lượng lãnh đạo.
- Khẳng định g/c công nhân
Việt Nam đã trưởng thành, đủ
sức lãnh đạo cách mạng.

IV. Củng cố ( 2’):
? : Trình bày hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 ?
21


? : Nội dung chủ yếu của cương Lĩnh chính trị 10/1930 là gì ?
? : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
V. Hướng dẫn về nhà ( 2’):
- Làm bài tập 1,2 sgk t. 71 .Tranh ảnh ,tài liệu ,thơ ca về thời kì này.
- Soạn bài 19 : Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935.
E. RÚT KINH NGHIỆM :

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…….................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

22


Ngày soạn:
Ngày giảng:

/
/

/ 2016
/ 2016

Tiết 24

BÀI 19
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS nắm được:
I. Kiến thức :
- Biết được những nét chính về những tác động của cuộc khủng hoảng đến kinh tế và
xã hội Việt Nam.
- Trình bày được diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931 trong cả nước
và ở Nghệ - Tĩnh trên lược đồ; làm rõ những hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh và ý

nghĩa.
II. Kỹ năng : Rèn cho HS kỹ năng :
+ Biết sử dụng bản đồ để trình bày phong trào cách mạng và kỹ năng phân tích, tổng
hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
III. Thái độ :
+ Giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên
cường của quần chúng công nông và các chiến sỹ cộng sản.
B- CHUẨN BỊ :
- GV : SGK ; Giáo án ; Lược đồ về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và một số tranh
ảnh về các chiến sỹ cộng sản.
- HS : SGK ; vở ghi ; tài liệu sưu tầm về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
C-PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, so sánh, đánh giá, tường thuật ,sử dụng lược đồ …
D- TIẾN TRÌNH BAÌ DẠY:
I. Ổn định tổ chức ( 1’): Hát, báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ ( 5’):
? : Em hãy trình bày hoàn cảnh , nội dung, ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng
3/2/1930 ?
Trả lời:
* Hoàn cảnh.
- Cuối năm 1929, 3 tổ chức cộng sản xuất hiện ở nước ta lãnh đạo cách mạng.
- Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, đố kị nhau, tranh giàng ảnh hưởng lẫn
nhau.
-> Yêu cầu bức thiết phải thống nhất lại thành một Đảng duy nhất.
23


- Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 tổ chức CS thành một đáng CS duy nhất (Đảng
CSVNam)
*Nội dung hội nghị thành lập Đảng.

+ Nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên
là Đảng cộng sản Việt Nam.
+Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do
Nguyễn Aí Quốc soạn thảo.
* Ý nghĩa :
- Có ý nghĩa như một hội nghị thành lập Đảng.
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng .
III. Bài mới ( 35’) :
Gv: 1929 – 1933 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến nền
kinh tế TB và còn tác động trực tiếp tới các nước thuộc địa trong đó có VN.TD Pháp
đã thẳng tay đàn áp bóc lột nhân dân,làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực
khổ,mâu thuẫn dân tộc vô cùng sâu sắc.Năm 1930 ĐCSVN ra đời trực tiếp lãnh đạo
phong trào CM,thúc đẩy phong trào CM phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân
I. Việt Nam trong thời kỳ khủng
HS -Đọc SGK phần I Trang 72.
hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
?. Em biết gì về cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 – 1933?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới( 1929 – 1933) là cuộc khủng hoảng
thừa các nước tư bản -> cung vượt quá
cầu,hàng hóa sản xuất nhiều không tiêu
thụ được ->công nhân bị thất nghiệp...
?
Cuộc khủng hoảng kinh tế ấy có ảnh
hưởng đến tình hình kinh tế- xã hội

nước ta không ?
- Ảnh hưởng trực tiếp đến VN
?. Vì sao cuộc khủng hoảng đó lại ảnh
hưởng tới VN?
- Vì: nền kinh tế VN lúc này phụ thuộc
hoàn toàn vào chính quốc ( Pháp)
1- Về kinh tế : Chịu hậu quả nặng
?.
Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động nề
đến tình hình kinh tế VN ntn?
- Công, nông nghiệp suy sụp
- Xuất nhập khẩu đình đốn
- Hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ.
24


GV ( giảng):Kinh tế VN vốn là nền kinh tế
nông nghiệp nên khủng hoảng bắt đầu từ
nông nghiệp,cụ thể:
- Giá lúa bị hạ trầm trọng ,có thể hạ
xuống 68%
- Ruộng đất của nông dân bị bỏ hoang,cả
nước có khoảng 500.000 ha không người
cày
- Giá nông sản bị hạ thấp chỉ còn 2/10
hoặc 3/10
Trong công nghiệp : hầu hết các ngành
bị đình đốn ,nhất là công nghiệp khai
khoáng
? Ngoài tác động về kinh tế ,cuộc khủng

hoảng còn tác động đến xã hội VN ntn? 2- Về xã hội.
-> Làm tăng thêm mức nghèo khổ cho - Tất cả mọi giai cấp đều điêu đứng
người lao động .Đặc biệt là công nhân và
nông dân
- Công nhân: Bị mất việc làm ngày càng
đông.Ở Bắc kì có 25.000 công nhân bị
thất nghiệp.Số người còn việc làm thì
đồng lương bị cắt giảm từ 30 – 50%
- Nông dân : Tiếp tục bị bần cùng
hóa.Ruộng đất bị rơi vào tay địa chủ
hoặc tư sản,nạn sưu thuế rất nặng nề
- Các giai cấp khác: g/c tư sản bị phá sản
,thợ thủ công thì đóng cửa hiệu,công
chức bị sa thải ,tầng lớp trí thức đời sống
khó khăn
=> mâu thuẫn xã hội gay gắt
-> Mâu thuẫn xã hội gay gắt
?
Qua đây em có nhận xét gì về cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 –
1933)?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế TG ảnh
hưởng đến nền kinh tế ,xã hội VN nặng
nề
GV Bên cạnh đó,lúc này nhân dân Vn còn
phải chịu những hậu quả nặng nề của
thiên tai : hạn hán ,lũ lụt......
? Cùng với khủng hoảng kinh tế TDP còn
làm gì?
- Khủng bố đàn áp CM, tăng sưu thuế.

25


×