Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Kinh Nghiệm Tổ Chức Hoạt Động Phong Trào Đội Trong Trường Tiểu Học Đạt Hiệu Quả Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.26 KB, 32 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức trong trường
Tiểu học, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào của thiếu nhi. Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong
học tập, hoạt động vui chơi để các em trở thành những Thiếu niên Nhi
đồng phát triển tồn diện.
Để tổ chức hoạt động Đội có hiệu quả cao thì người cán bộ phụ trách
Đội phải là người biết biến các chương trình hoạt động Đội trở lên phong
phú, đa dạng tạo cho các em Thiếu niên Nhi đồng tham gia vào các hoạt
động theo chủ điểm với tinh thần thoải mái, tự nguyện. Phát huy được vai
trò của người Tổng phụ trách, lãnh đạo, điều khiển tổ chức một cách tích
cực sáng tạo.
Trong thực tế khi tổ chức các hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong
trong trường Tiểu học cịn gặp rất nhiều khó khăn như làm thế nào để khi
triển khai các hoạt động Đội thu hút được đa số các em tham gia đầy đủ
vào các các hoạt động đó. Bên cạnh đó kỹ năng tổ chức, thực hiện các
phong trào hoạt động tập thể chưa có sức thu hút các em trong hoạt động.
Việc kết hợp giữa các cán bộ Đội trong sinh hoạt động tập thể chưa mang
lại kết quả giáo dục cao, hoạt động chỉ mang tính hình thức khơng chất
lượng, hay chỉ triển khai qua loa đại khái có thực hiện là được.
Từ những lí do trên, là một Tổng phụ trách Đội, với tâm huyết nghề
nghiệp, tôi luôn suy nghĩ tìm tịi làm sao để tổ chức tốt các hoạt động
phong trào Đội trong nhà trường. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề
tài: “KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐỘI
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO” Nhiều năm qua,

1



từ các hoạt động phong trào hàng năm bản thân tơi đã tích lũy được một số
biện pháp làm kinh nghiệm trong khi tổ chức hoạt động phong trào. Đây
cũng là một trong các biện pháp nhằm giúp người Tổng phụ trách đội nâng
cao chất lượng tổ chức các hoạt động phong trào Đội trong nhà trường Tiểu
học.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Tìm hiểu được một số biện pháp, một số hình thức tổ chức các hoạt
động phong trào Đội trong nhà trường Tiểu học.
- Tìm ra các biện pháp cụ thể trong thực tế đã áp dụng và tích lũy
thành kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động phong trào Đội trong nhà
trường Tiểu học tốt hơn.
- Sau khi nghiên cứu, phân tích những ưu điểm và những mặt hạn
chế, sai sót thường gặp trong quá trình tổ chức các hoạt động phong trào
Đội trong nhà trường Tiểu học. Chọn ra được một số biện pháp, giải pháp
giúp bản thân người Tổng Phụ trách và các bạn đồng nghiệp khắc phục
được những hạn chế, sai sót đó và có được kinh nghiệm tổ chức tốt các
hoạt động phong trào Đội trong nhà trường Tiểu học,
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Để có được những kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phong trào
Đội trong nhà trường Tiểu học thì người Tổng phụ trách Đội cần xác định
đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp, phương pháp tổ chức các hoạt
động phong trào Đội trong nhà trường Tiểu học. Từ đó vận dụng vào thực
hoạt động tổ chức phong trào Đội tốt hơn.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về các hội thi, các hoạt động phong trào theo chủ đề
chủ điểm hàng năm, các loại trò chơi, múa hát tập thể, các kế hoạch hoạt
động …phù hợp với các em thiếu niên, các em nhi đồng.

2



- Nghiên cứu các biện pháp, phương pháp hữu hiệu để tổ chức các
các hội thi, các hoạt động phong trào theo chủ đề chủ điểm hàng năm, các
loại trò chơi, múa hát tập thể, các kế hoạch hoạt động đạt hiệu quả cao.
- Tham khảo một số cách tổ chức các hoạt động phong trào Đội
trong nhà trường Tiểu học của tổng phụ trách các trường trong huyện nhà.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Tham khảo tài liệu: Điều lệ Đội trong trường Tiểu học, kế hoạch hoạt
động Đội cấp trên, các hội thi, các hoạt động phong trào theo chủ đề chủ
điểm hàng năm, các loại trò chơi, múa hát tập thể…
- Phân tích nội dung: Sau khi tham khảo và nghiên cứu các tài liệu ở
trên thì cần phân tích chọn lọc nội dung để tìm ra phương pháp và biện
pháp tốt nhất.
- Phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động: Sau khi đã tổ chức bất kì
một hoạt động nào thì người tổng phụ trách cần phân tích và đánh giá lại
kết quả của hoạt động đó.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
Tổ chức Đội trong nhà trường có vai trị nịng cốt chủ động và tập
hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Tổ chức Đội trong nhà
trường cũng là một trong những tiêu chí trong đánh giá trường học. Hoạt
động chính của Đội hàng năm là giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức của
người đội viên. Hoạt động giúp phục vụ học tập.
Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. Hoạt động lao động, sáng tạo. Vui chơi giải
trí. Giáo dục tính thẩm mỹ. Giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị Quốc tế.
Nhiệm vụ của Đội trong trường Tiểu học Giúp đội viên phấn đấu rèn
luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn
tốt, công dân tốt.

3



Đội có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập,
họat động, vui chơi, phải nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ, nghi thức … Đội
phải đoàn kết, tập hợp, thu hút thiếu nhi tham gia các họat động đội. Tổ
chức nhiều họat động phong phú, tạo mọi điều kiện để phát huy khả năng,
sáng kiến của thiếu nhi trong họat động.
Như vậy, tổ chức tốt các hoạt động Đội là một nhiệm vụ không thể
thiếu được. Các hoạt động Đội mà lơ là, sao nhãng hoặc làm khơng có
trách nhiệm, đối phó thì khơng thu hút được thiếu nhi. Mà mục tiêu của
hoạt động Đội là nhằm phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng hành với
việc giáo dục trong nhà làm sao thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của
đất nước có được những kiến thức, vốn hiểu biết về thế giới mn màu
xung quanh, tinh thần đồn kết, hữu nghị.
Thực tế trong nhiều năm qua các phong trào của Đội mà tơi đã tổ
chức với nhiều phong trào như "Nghìn việc tốt", phong trào "Kế hoạch
nhỏ", phong trào "Quỹ vì bạn nghèo", phong trào "Tấm áo tặng bạn"; "nuôi
heo đất", " nói lời hay làm việc tốt", ... Điển hình một số phong trào của
Đội từ khi thành lập trường cho đến nay đã cho thấy sự vững mạnh và
trưởng thành về phong trào đội của trường tôi.
II.2.Thực trạng
a. Thuận lợi- khó khăn
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của HĐĐ Thị trấn và HĐĐ huyện trong
cơng tác nên có sự chuyển biến tích cực, từ đó có nhiều thuận lợi trong suốt
quá trình thực hiện nhiệm vụ của Liên đội. Ban giám hiệu nhà trường luôn
tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ
cho các hội thi, các hoạt động công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi
trong nhà trường. Các em đội viên và thiếu nhi, đặc biệt là các em trong
BCH Liên – Chi đội nhiệt tình, năng nổ trong công việc. Các giáo viên chủ


4


nhiệm là các anh chị phụ trách luôn quan tâm đến các hoạt động công tác
Đội, các phong trào và các hội thi.
- Kinh phí hoạt động tuy đã được BGH ủng hộ nhiệt tình nhưng vẫn
cịn hạn chế so với các hoạt động của Liên đội. Một số ít HS chưa thấy
được tầm quan trọng của công tác Đội và phong trào thiếu nhi nên các em
chưa nhiệt tình với công tác này. Một số chị phụ trách Chi đội, Sao nhiệt
tình nhưng vì năng lực cơng tác Đội còn hạn chế nên việc tiếp thu, truyền
đạt và tổ chức các hoạt động trong công tác Đội cho Chi đội, sao của mình
chưa thật tốt dẫn đến hiệu quả các hoạt động Đội cịn thấp.
b. Thành cơng- hạn chế
- Trong nhiều năm liền Liên đội đạt và giữ vững Liên đội mạnh cấp
huyện. Luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua,
- Ban chỉ huy Liên đội đôi khi chưa mạnh dạn và phát huy năng lực
lãnh đạo, chưa sáng tạo trong công việc nên chất lượng hoạt động chưa
cao. Tình hình nề nếp đơi khi cịn lộn xộn, chưa đi vào khuôn khổ; ý thức
tự quản của các Chi đội và đội viên chưa đáp ứng được yêu cầu chung của
Liên đội.
c. Mặt mạnh- mặt yếu
- Tổng phụ trách là giáo viên chuyên về nghiệp vụ, có rất nhiều cẩm
nang về trò chơi, các hội thi, bên cạnh đó cịn có vốn kỹ năng tổ chức các
hoạt động Đội phong phú, là giáo viên có năng khiếu hát, và biên đạo múa
rất hay.
- Một số Đội viên hiểu biết về thế giới xung quanh cịn hạn chế, ít
quan tâm đến những vấn đề mang tính chính trị- xã hội, thời sự và kiến
thức về lịch sử Việt Nam và thế giới.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
+ Về nguyên nhân:


5


- Có sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng đội huyện, sự
lãnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra của Ban giám hiệu nhà trường song còn
chưa thật sâu, thiếu tính thường xuyên.
- Nguồn kinh phí của Đội hạn hẹp, ít được hỗ trợ từ các lực lượng xã
hội hoặc từ thiện giúp đỡ. Chủ yếu từ nguồn quỹ đội của các khối lớp 3, 4,
5.
+ Các yếu tố tác động
- Hiện tượng học sinh nói dối và không vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo
và người lớn. Có những em tiếp thu bài kém lại có tính nhút nhát, khơng
tích cực trong việc xây dựng bài ở lớp, nếu đi học thì đến lớp ngồi yên, lâu
ngày các em trở nên lầm lì, khơng tích cực trong học tập.
- Một số học sinh chưa tự tin tham gia vào các hoạt động của đội,
chưa có tinh thần nhiệt tình, cố gắng phấn đấu rèn luyện bản thân.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt
ra.
- Trong nhiều năm qua, Liên đội phải thừa nhận rằng thực chất của
các hoạt động Đội của trường đều được tổ chức hoạt động, có sự tham gia
giúp đỡ, hộ trợ từ nhiều phía của các tổ chức, ban ngành, chính quyền địa
phương, nhìn chung các hoạt động ấy đều thành công tốt đẹp. Song thực tế
mà nói thì chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên
đội vẫn chưa cao, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác
Đội.
- Là một đơn vị trường chưa có phịng chun mơn dành riêng cho
hoạt động Đội (phịng truyền thống Đội), các trang thiết bị, tài liệu cần thiết
phục vụ cho các hoạt động Đội còn thiếu thốn.
- Một số em học sinh khi tham gia các hoạt động tập thể còn e rè, nhút

nhát.

6


- Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các
phong trào của liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và
kiến thức tổ chức các hoạt động tập thể. Cho nên gây rất nhiều trở ngại
trong quá trình triển khai và tổ chức các hoạt động sinh hoạt động tập thể.
Nhiều các phong trào, hoạt động phải tập huấn nhiều lần trong khâu tổ
chức và thiết kế các hoạt động.
- Trong các hoạt động phong trào chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo
trong cơng việc cịn lúng túng nên chất lượng hoạt động còn chưa cao.
* Nguyên nhân của thực trạng là:
- Công tác chuẩn bị chưa thật tốt, thiếu tính đồng bộ
- Cơng tác vận động, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào
cuộc giúp đỡ Liên đội chưa được thường xuyên, thiếu chặt chẽ, sức thuyết
phục, lơi cuốn cịn hạn chế.
- Đội ngũ phụ trách Sao đã triển khai thực hiện kế hoạch theo yêu
cầu song cịn chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo. Một số cá thể khi tham
gia cịn hình thức, mang tính đối phó, thiếu động lực phấn đấu, thi đua.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp đội viên ở tuổi thiếu niên chưa có kinh nghiệm trong cuộc
sống, học tập và rèn luyện, hiểu biết trong lĩnh vực học tập và hoạt động xã
hội. Vì vậy các em cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn nói chung,
Tổng phụ trách và thầy cơ giáo chủ nhiệm, phụ trách nói riêng.
- Dưới sự hướng dẫn của Hội đồng đội huyện, sự lãnh chỉ đạo trực
tiếp của Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Ban
giám hiệu; lựa chọn Đội viên đứng vào hàng ngũ Ban chỉ huy Liên đội, chú

trọng đến khả năng hoạt động Đội của từng em, làm sao các em vừa có đủ
năng lực hoạt động vừa được sự tín nhiệm của đội viên để điều khiển hoạt

7


động của Liên đội. Thực hiện vai trò tự quản của Liên đội dưới sự hướng
dẫn của Tổng phụ trách và các anh, chị phụ trách .
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Giải pháp, biện pháp khi xây dựng kế hoạch năm- thángtuần:
Chương trình kế hoạch cơng tác của Tổng PTĐ là tồn bộ những dự
kiến hoạt động của Đội TNTP HCM trong trường phổ thơng được vạch ra
một cách có hệ thống trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự
và thời hạn nhất định. Đó là một văn bản thể hiện sự sắp đặt khoa học các
công việc của Đội với các mục tiêu rõ ràng, dựa trên những đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi, nhu cầu, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách và cả những khả
năng về phương tiện, điều kiện, hồn cảnh, thời gian nhằm hồn thành có
hiệu quả những chủ trương, nhiệm vụ công tác Đội đề ra trong một năm
học.
Việc xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội là một khâu quan
trọng trong chức năng tổ chức, quản lý và điều hành công tác Đội. Nó giúp
cho Tổng PTĐ tập trung sự chỉ đạo của mình vào các mục tiêu chính, kịp
thời sửa đổi, điều chỉnh, xử lý các tình huống khi triển khai thực hiện kế
hoạch nhằm đạt mục tiêu dự kiến đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả
trong việc tổ chức hoạt động Đội. Chương trình kế hoạch cơng tác Đội là
“cơng cụ” lao động, là phương tiện giúp Tổng PTĐ nhìn rõ các khâu công
tác, biết được từng thời gian cần tập trung vào khâu chủ yếu nào, vào việc
quan trọng nào...để có sự định hướng cụ thể trong từng thời gian hoạt động
của mình.
Tồn bộ cơng tác quản lý giáo dục trong nhà trường phổ thơng ln địi hỏi

phải có nền nếp, có chương trình kế hoạch, vì vậy chương trình kế hoạch
cơng tác Đội là nội dung bắt buộc nằm trong kế hoạch chung của nhà

8


trường, là một nội dung giáo dục mang tính pháp lý cao. Muốn xây dựng
được kế hoạch hay và có chất lượng cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Chương trình kế hoạch phải thể hiện mục tiêu giáo dục, bảo đảm
định hướng chính trị tư tưởng.
- Chương trình kế hoạch phái có tính khoa học.
- Chương trình kế hoạch phải có tính thực tiễn, xuất phát từ thực
tiễn, có tính kế thừa những bài học kinh nghiệm của quá khứ.
- Chương trình kế hoạch có tính tồn diện, bao qt được tồn bộ
cơng tác của người Tổng PTĐ, đồng thời phải phù hợp với đối tượng thực
hiện.
- Chương trình kế hoạch phải mang tính pháp lý được các cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Chương trình kế hoạch phải có tính hợp lý đảm bảo sự phù hợp về
điều kiện thời gian, lực lượng, vật chất, nội dung và hình thức...
- Xác định được nội dung trọng tâm các hoạt động trong một năm
học để lên kế hoạch tổ chức các hoạt động đó.
Dưới đây là một ví dụ về kế hoạch tổ chức các hoạt động Đội được
xây dựng trong kế hoạch năm học.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Năm học 2014- 2015.

TT

Chủ

điểm

Nội dung thực hiện

9

Ghi
chú


- Triển khai rộng khắp phong trào “Nói lời hay, làm việc
tốt”; cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực
hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, gắn với tiêu chí chuẩn mực
đạo đức và nhiệm vụ của mỗi một đội viên, chi đội, liên
đội.
- 100% Chi đội tổ chức tìm hiểu tiểu sử anh hùng chi

1

Tự hào

đội mang tên triển khai trước cờ Mỗi tuần một câu

truyền

chuyện;

thống

- 100% chi đội tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”,


- Tiếp

“Giúp bạn đến trường”, phong trào “Nói lời hay - làm

bước cha việc tốt”; thắp sáng ước mơ (Xây dựng quỹ Bạn nghèo)
anh:

do Liên đội phát động.
- Tích cực tham gia phong trào “ Kế hoạch nhỏ” chỉ tiêu
1,5 kg giấy vụn /đv;
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền
biển đảo Trường Sa- Hoàng Sa; vận động góp quĩ “Góp
đá xây Trường Sa” dự kiến tháng 12/2014.

10


- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các phong trào: “Hoa
điểm 10”, “Vượt khó học tốt”. Khuyến khích đội viên
xây dựng phương pháp học tập chủ động, sáng tạo, xây
dựng ý thức tự học, tự lập..
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”;
- 100% các chi đội trang hoàng lớp học và có nội quy
lớp học.
- Thành lập các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ cờ vua, câu
lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ Âm
Luyện


nhạc.....lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh...

rèn tri

100% các chi đội có các " Nhóm học tập", "Đơi bạn

thức
2

cùng tiến",

- vững

có phân cơng giúp đỡ các bạn học yếu.

bước

- Phấn đấu năm học này có học sinh giỏi Huyện

tương
lai:

11


- Tăng cường giáo dục kỹ năng bảo vệ mình, kỹ năng về
giới tính, sức khỏe sinh sản, phịng chống tệ nạn xã hội,
tai nạn thương tích, đặc biệt là ý thức chấp hành Luật lệ
an tồn giao thơng, luật đường sắt, phòng chống tai nạn
đuối nước và bạo lực học đường.

- Tiếp tục thực hiện các phong trào: “Vì màu xanh quê
hương, trường lớp xanh - sạch - đẹp, xây dựng môi
trường học thân thiện, không bạo lực…
- 100% các chi đội duy trì tốt hoạt động múa hát sân
trường, sinh hoạt tập thể giữa giờ thứ 2; 4, 6 và bài thể
dục giữa giờ hàng tuần.
Vui khỏe - Phối kết hợp địa phương tổ chức Đêm hội trăng rằm
an toàn
3

2014. Tặng quà cho HS nghèo.

- Học
ngàn
điều hay:

12


a. Công tác Đội viên:
- Triển khai thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên
sửa đổi. Đổi mới phương thức sinh hoạt Đội theo hướng
thiết thực, phù hợp, phát huy tinh thần tự quản và quyền
tham gia trong các hoạt động Đội. Tổ chức sinh hoạt chi
đội, liên đội định kỳ 1 lần/tuần.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng, phát triển đoàn viên chú
trọng chất lượng.
- 100% đội viên xây dựng quỹ Đội: 10.000/ đv,
- 100% Chi đội duy trì tốt phong trào “Đọc và làm theo
báo đội” vào thứ 3,5,7.

Xây
dựng đội -Tham gia mua Tăm tre, chổi đót của Hội người mù
4

vững

huyện

mạnh

b. Công tác xây dựng Ban Chỉ huy Liên, Chi đội:
- Tổ chức các đợt tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, kiến
thức cho 100% đội ngũ Ban Chỉ huy Liên Đội và các chi
đội:
+ Tháng 10: Khối 4.
+ Tháng 11: Khối 5.
c. Công tác thiếu nhi ở địa bàn dân cư:
- Phối kết hợp với Đoàn thanh niên thị trấn tổ chức,
tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa rèn luyện tinh
thần xung kích của đội viên trong các hoạt động ở đia
phương, thăm hỏi động viên các gia đình có cơng cách
mạng nhân các ngày lễ lớn.

13


- Duy trì và tổ chức có hiệu quả hoạt động NGLL, bình
chọn, giới thiệu các gương phụ trách xuất sắc, các chi
đội xuất sắc khen thưởng.


5

Khăn

- Công tác tập huấn, đào tạo, giáo dục tư tưởng đạo

hờng

đức, chính trị, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm của

tình

đội ngũ phụ trách thiếu nhi và Tổng phụ trách Đội để

nguyện

đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của thiếu nhi và thực tiễn

- chắp

công tác.

cánh yêu - Chuẩn bị nội dung, kế hoạch cho hội thi giáo viên
thương: Tổng phụ trách giỏi và các hội thi do các cấp tổ chức.

- Sau khi xây dựng được kế hoạch theo chủ điểm như trên thì TPT
Đội lại xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một số hoạt động trong năm
học theo các chủ điểm đó thơng qua kế hoạch tháng như sau:
Thời gian thực hiện


Công việc
- ổn định nề nếp đầu năm học.

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10
Tháng 11

- xây dựng đội cờ đỏ
- Khai giảng năm học mới: 5/9/2014
-Tham gia hoạt động "Đêm hội trăng rằm” nhân dịp Tết
Trung thu vào chiều ngày 13.8 Âm Lịch, tặng xuất q
cho học sinh có hồn cảnh khó khăn
- Đại hội đồng loạt các chi đội
- Đại hội Liên Đội.
- Tập huấn Nghi thức và các kỹ năng, nghiệp vụ, kiến
thức Đội cho BCH Liên, chi đội và Phụ trách Sao giỏi.
- Ngoại khóa tìm hiểu truyền thống Tôn sư trọng đạo.

14


Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5


- Triển khai ngày hội “Kế hoạch nhỏ”.
- Tổ chức các hoạt động ủng hộ quỹ “Góp đá xây Trường
Sa”; Hội thi vẽ tranh và tuyên truyền về Biển đảo quê
hương.
- Liên Đội bình xét tặng quà Tết cho học sinh nghèo
- Hội thi vẽ tranh về “An tồn giao thơng” cho hai khối
4,5
- Phối hợp tổ chức đêm hội diễn văn nghệ, giải bóng đá
Mi ni, đố vui để học và các trị chơi dân gian.
- Dâng hương, hoa và làm cỏ, don vệ sinh tại nghĩa trang.
- Kiểm tra nghi thức Đội, nề nếp, sinh hoạt các chi đội cả
năm.

b. Giải pháp, biện pháp khi tổ chức thực hiện các cuộc thi, hội thi:
- Kế hoạch tổ chức các hội thi bám sát vào kế hoạch hoạt động thông
suốt năm học theo chủ điểm từng tháng, dựa theo kế hoạch tổng thể, các
hội thi, cuộc thi.
- Trong các hội thi, cuộc thi thì bản thân người Tổng phụ trách phải
chủ động: thơng qua Hội đồng phụ trách, tham mưu với Ban giám hiệu về
kế hoạch tổ chức hội thi, cuộc thi, lập bảng dự trù, tờ trình xin kinh phí.
- Khi được sự đồng ý, tán thành của Hội đồng phụ trách, Ban giám
hiệu và các thành viên thì mới bắt đầu tuyên truyền sâu rộng đến phụ
huynh học sinh, toàn thể các anh chị phụ trách về ý nghĩa của hội thi, tính
thiết thực và mức độ giáo dục thơng qua hội thi.
- Phải chuẩn bị mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho hội thi;
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nhắc nhở thời gian thực
hiện và thời gian hồn thành. Triển khai đơn đốc tập luyện, kiểm tra tiến độ
thực hiện của các chi đội, lớp sao.
- Tiến hành duyệt chương trình cho thật chu đáo theo kế hoạch. Kịp

thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa sai cho các chi, sao trước khi tiến hành hội
thi chính thức. Đặc biệt phải quán triệt cho được ý thức tham gia, có đánh

15


giá, nhận xét và bảo lưu thành tích tập thể, cá nhân để cuối năm học bình
xét thi đua.
Một số hình ảnh các hội thi, cuộc thi

c. Giải pháp, biện pháp khi triển khai thực hiện các hoạt động trong
năm:
SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

TPT ĐỘI

ANH CHỊ
PHỤ TRÁCH

BCH LIÊN ĐỘI

Chi
đội

Chi
đội

Sao

Sao


- Đầu năm học Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch hoạt động cho 1
năm học sau đó lên kế hoạch Đại hội liên đội để triển khai kế hoạch đó đến
các Chi đội, Sao, các anh chị phụ trách.
Một số hình ảnh của đại hội Liên đội

- Sau khi đã tổ chức Đại hội Liên đội thì Tổng phụ trách triển khai kế
hoạch thực hiện theo tháng, Tuần cho các chi đội, các sao. Để thực hiện tốt
kế hoạch tháng đó thì Tổng phụ trách phải tích cực theo dõi, nhận xét, đánh
giá cụ thể theo từng kế hoạch đã đề ra. Kịp thời tuyên dương, khuyến khích
các tập thể, cá nhân làm tốt, nhắc nhở khi thực hiện chưa tốt. Chú ý nêu

16

Chi
đội

Sao


những tấm gương tốt, điển hình trong các hoạt động, chỉ ra những việc cần
phải nhân rộng, học tập và phát huy.
Hình ảnh tuyên dương khen thưởng

c. Giải pháp, biện pháp khi triển khai thực hiện các công tác khác:
1. Đối với công tác tuyên truyền Măng non:
- Thành lập đội tuyên truyền Măng non với những đội viên, nhi đồng
có giọng đọc trơi chảy, diễn cảm, có năng khiếu về biên tập tin, sáng tạo
trong viết tin phụ trách viết tin và phát thanh.
- Hướng dẫn các em thu thập một số mẩu tin hoạt động, tổ trưởng

biên tập lại và nộp cho Tổng phụ trách, cộng thêm tài liệu tuyên truyền các
ngày lễ lớn viết thành bài theo từng chủ điểm của từng tháng.
- Thứ hai hàng tuần đội phát thanh tuyên truyền thay nhau đọc các
mẩu chuyện, gương người tốt việc tốt, lời hay ý đẹp..... cho các bạn nghe
Trong nhiều năm qua công tác này của trường tơi diễn ra thường
xun và có hiệu quả.

Hình ảnh đội tuyên truyền Măng non đọc truyện về gương người tốt việc tốt

17


2. . Đối với cơng tác lao động, chăm sóc cây xanh:
- Thành lập đội cờ đỏ phân công theo dõi công tác vệ sinh lớp học,
sân trường.
Đánh giá, nhận xét xếp loại hàng tuần có khen thưởng. Từ đó đa số các em
đã có ý thức giữ vệ sinh và tham gia vệ sinh một cách tích cực.
Hình ảnh các em đội viên làm vệ sinh sân trường.

- Đối với việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh Tổng phụ trách đã phân
cơng chăm sóc cây xanh theo tên chi đội: Võ Thị Sáu, Kim Đồng,
Kơpakơlơng, Lê Văn Tám.... Gắn ở trên cây và khu vực chi đội cần chăm
sóc cây ấy. Các chi đội đã được phân cơng cụ thể hàng ngày nhổ cỏ, tưới
cây, trồng thêm hoa ở bồn cây. Cơng việc đó được Đội cờ đỏ theo dõi
thường xun. Chính vì thế mà cây xanh của trường tôi rất tươi tốt và luôn
đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp.
Hình ảnh chăm sóc cây xanh

18



3. Đối với công tác Nhi đồng:
- Liên đội đã thành lập đội phụ trách nhi đồng ngay từ đầu năm học
do các Đội viên khối 4; 5 phụ trách. Ngồi ra Liên đội cịn kết bạn với Liên
đội trường THCS Lê quý Đôn. Cứ chiều thứ 6 hàng tuần là các anh chị lại
đến sinh hoạt.
- Hàng năm Tổng phụ trách tiến hành tập huấn nội dung theo chủ
điểm và quy trình sinh hoạt sao cho các em trong ban chấp hành Liên đội,
tổ chức sinh hoạt mẫu ở một lớp cho các em tham khảo, có nhận xét đánh
giá rút kinh nghiệm sau đó tiến hành đại trà ở tất cả các lớp.
- Với những việc làm trên trong năm hc va qua cụng tỏc ph trỏch
nhi ng được thực hiện rất tốt và duy trì đều đặn. Đặc biệt là các em đã
phát huy được tính tự giác, tự quản mà không cần nhắc nhở của giáo viên
hay Tổng phụ trách.
Hình ảnh các em đang sinh hoạt sao

4. Đối với cơng tác chăm sóc bà mẹ, người neo đơn, gia đình có cơng với
cách mạng:
Để giáo dục ý thức “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” cho đội viên, sao nhi đồng. Liên đội nhận chăm sóc, phụng dưỡng,
giúp đỡ 01 bà mẹ già, có cơng với cách mạng đó là mẹ: "Hồ Thị Thao”ở
TDP 10. Tôi đã hướng dẫn các em thay nhau đến giúp mẹ làm một số công

19


việc phù hợp với khả năng của các em như: nấu cơm, quét nhà, rửa chén
bát...Ngoài ra Liên đội đã tổ chức tặng quà cho mẹ nhân dịp ngày 22/12, tết
Ngun Đán.
Hình ảnh các em đến giúp mẹ già có công với cách mạng


5. Đối với công tác Hoạt động giáo dục theo chủ điểm:
+Tự hào truyền thống - Tiếp bước cha anh:
- Tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi hiểu biết lịch sử, truyền thống của
dân tộc, của Đảng, của Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí
Minh. Tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng
tháng 8 và Quốc khánh 2/9; kỷ niệm Đồn; 40 năm ngày giải phóng hồn
tồn miền Nam, thống nhất đất nước. Toàn huyện triển khai phong trào “Em
yêu lịch sử Việt Nam” thông qua cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” từ
cấp liên đội đến cấp huyện.
- Hướng dẫn thiếu nhi toàn Liên đội tham gia công tác Trần Quốc
Toản và các hoạt động đền ơn đáp nghĩa thiết thực tại liên, chi đội; phát động
và tuyên truyền sâu rộng trong thiếu nhi phong trào “Tuổi nhỏ làm việc
nhỏ”.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi về chủ
quyền biển đảo thông qua triển khai phong trào “Em yêu biển đảo Việt
Nam”, giúp các em bước đầu nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của
biển và hải đảo đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thông

20


qua đó, tạo điều kiện để thiếu nhi có những hành động, việc làm cụ thể
hướng về biển đảo, thể hiện tình cảm, sự tri ân sâu sắc đối với các cán bộ,
chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng
của Tổ quốc như: tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thi trắc nghiệm tìm hiểu về
Biển đảo Việt Nam thơng qua các giờ sinh hoạt đội, sinh hoạt dưới cờ;
hưởng ứng cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa
thân yêu”…
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam

thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” bằng các hoạt động thiết thực gắn với hoạt
động chăm lo hỗ trợ thiếu nhi nghèo, có hồn cảnh khó khăn; góp phần giúp
các em xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng ước mơ, hoài bão của
mình, biết vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Tiếp
tục triển khai có hiệu quả phong trào “Nghìn việc tốt ” thơng qua hình thức
nêu gương, điển hình tiên tiến, tăng cường tuyên truyền những tấm gương
“Người tốt- Việc tốt” trong thiếu nhi.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về xây dựng ý thức
đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật cho thiếu nhi, đặc biệt là Luật Giao
thông đường bộ. Tăng cường triển khai nhân rộng các mơ hình hay, cách
làm tốt về cảm hóa, giáo dục thiếu nhi chậm tiến.
+ Luyện rèn tri thức - vững bước tương lai:
- Rèn luyện ý thức, tác phong cho thiếu nhi thông qua việc thực hiện
nghiêm chỉnh nề nếp học đường. Phát huy tính chủ động, sáng tạo và đề cao
vai trị tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng của mỗi đội viên, thiếu niên nhi
đồng. Các Chi đội định hướng cho đội viên ý thức “Học đi đôi với hành”,
“Học thực chất - Thi nghiêm túc”. Duy trì và phát triển mơ hình hoạt động
của các câu lạc bộ học tập, khuyến khích đội viên tích cực, chủ động trang
bị những kiến thức về ngoại ngữ, tin học; định hướng cho các em tiếp cận

21


sử dụng Internet phục vụ nhu cầu học tập, giải trí lành mạnh thơng qua các
kênh thơng tin, mạng xã hội, website; tuyên truyền và định hướng cho thiếu
niên tham gia có chất lượng các cuộc thi như: Hội thi “Tin học trẻ”, Cuộc
thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đắk Lắk lần thứ III“...
- Tuyên truyền và thực hiện tốt phong trào “Kế hoạch nhỏ“ để xây
dựng cơng trình măng non cấp huyện và đóng góp xây dựng sân chơi dành
cho thiếu nhi huyện đảo Trường Sa. Tiếp tục thực hiện phong trào “Tiết

kiệm“ để gây quỹ học bổng giúp đỡ thiếu nhi nghèo tại các liên đội. Tiếp
tục tuyên truyền và vận động thiếu nhi tham gia gây quỹ dành cho thiếu nhi
nghèo đón tết thơng qua chương trình mua Lịch Tết.
- Đổi mới phương pháp tun truyền, giáo dục về vị trí, vai trị và
tầm quan trọng của văn hóa đọc; trang bị các kiến thức, kỹ năng đọc, định
hướng, xu hướng đọc lành mạnh, bổ ích cho thiếu nhi. Đẩy mạnh việc
qun góp, ủng hộ sách, vở, đồ dùng học tập cho các bạn thiếu nhi nghèo tại
các xã khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Vui khỏe an toàn - Học ngàn điều hay:
- Tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội, cần trang bị
cho thiếu nhi kỹ năng tự bảo vệ mình và bạn bè, chú trọng giáo dục nhận
thức về giới tính, sức khoẻ sinh sản, phịng chống tệ nạn xã hội, tai nạn
thương tích. Đặc biệt cần quan tâm giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao
thông đường bộ cho thiếu nhi qua việc tổ chức “Ngày hội Thiếu nhi với
văn hóa giao thơng”.
- Thực hiện có hiệu quả các phong trào, hoạt động bảo vệ môi
trường. Chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống,
giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ gìn vệ sinh trường
học, đường làng ngõ xóm, tham gia bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng,
bia tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ tại địa phương.

22


- Tổ chức, hướng dẫn các em thiếu nhi tham gia vào các hoạt động vui
Tết Trung thu, góp phần tạo sân chơi bổ ích, an tồn lành mạnh vui tươi cho
các em thiếu nhi. Liên đội phối hợp với Hội đồng Đội trên địa bàn dân cư
đồng loạt tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu và Đêm hội trăng rằm
cho thiếu nhi. Tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ, tặng quà cho các em thiếu
nhi nghèo tại các đơn vị kết nghĩa.

+ Xây dựng đội vững mạnh.
- Quan tâm lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo lực lượng cán bộ Chỉ huy
Liên, Chi đội; Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt, hoạt động của các câu lạc bộ
“Chỉ huy Đội”. Trong năm học tổ chức các đợt tập huấn kỹ năng, phương
pháp hoạt động Đội, kiến thức cho đội ngũ Chỉ huy Đội, giúp các em làm
quen với tổ chức các hoạt động lớn; phát huy vai trị tự nguyện, tự quản,
tính chủ động, sáng tạo trong mỗi cán bộ Chỉ huy Đội.
- Tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng các gương điển hình Chỉ huy
Đội giỏi thơng qua các giải thưởng, các hình thức động viên cụ thể, tạo động
lực cho các em tích cực tham gia công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
+ Khăn hồng tình nguyện - chắp cánh yêu thương:
- Biết tham mưu, phối hợp thực hiện chế độ chính sách, cơng nhận,
khen thưởng đối với đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội gắn với
triển khai “Điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí
Minh giỏi”.
- Thường xuyên cập nhật những nội dung, thông tin mới giúp đội ngũ
giáo viên phụ trách Đội có đủ kỹ năng, phương pháp tiếp cận đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng của thiếu nhi và thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi
giai đoạn hiện nay. Triển khai có hiệu quả các mơ hình điểm về thực hiện
chương trình rèn luyện đội viên.

23


- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ “Phụ
trách thiếu nhi”, Câu lạc bộ “Phụ trách giỏi”; mơ hình “Liên đội phụ
trách”, “Những người phụ trách tình nguyện”. Triển khai có hiệu quả
“Chương trình rèn luyện phụ trách Đội”. Phối hợp với chun mơn thực
hiện câu lạc bộ “Violimpic Tốn trên mạng”.
- Quan tâm các hình thức tun dương, tơn vinh và nhân rộng các tấm

gương phụ trách Đội nhiệt tình yêu trẻ, có nhiều đóng góp đối với cơng tác
Đội và phong trào thiếu nhi. Chú trọng tới công tác phát triển Đảng và
chăm lo quyền lợi chính trị cho đội ngũ phụ trách Đội.
- Tiếp tục phối hợp, tham mưu cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn
cho đội ngũ phụ trách thiếu nhi các cấp theo hướng gắn chặt quyền lợi với
trách nhiệm và hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
+ Phong trào kế hoạch nhỏ:
- Tuyên truyền ý nghĩa phong trào kế hoạch nhỏ đến tất cả các chi đội thu
gom giấy, lon để thực hiện kế hoạch nhỏ.
- Thu gom: Trích kinh phí 50% về các chi Đội, 50 % làm quỹ cho liên đội
hoạt động.
- Phối hợp giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, vân động đội viên tham gia
đạt hiệu quả cao.
Hình ảnh các em thu gom lon bia

c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

24


Để giúp người Tổng phụ trách đội nâng cao chất lượng tổ chức các
hoạt động phong trào Đội trong nhà trường Tiểu học không phải dễ làm,
Muốn đạt được điều đó cần có một số điều kiện để thực hiện các biện pháp,
giải pháp đó:
- TPT Đội phối hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp,
các anh chị phụ trách. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng chi Đội, từng lớp và
theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Phối hợp với Đoàn thanh niên và một số
lực lượng tổ chức khác cùng phối hợp tổ chức thực hiện.
- TPT Đội thường xuyên tham mưu xin ý kiến, phối kết hợp với Ban
giám hiệu nhà trường, hội phụ huynh học sinh, cùng với giáo viên phụ

trách lớp, BCH Liên- chi đội để nắm bắt tình hình thường xuyên, có kế
hoạch triển khai thực hiện, theo dõi, đơn đóc trực tiếp đến từng đối tượng
học sinh, tìm hiểu hồn cảnh gia đình, bàn biện pháp khắc phục. TPT cùng
phối hợp với các đồng chí giáo viên phụ trách, hội phụ huynh bắt tay vào
việc. Sau đó cùng gia đình tìm ra biện pháp quản lý học sinh ở nhà thật
chặt chẽ và tạo cho các em có nếp sống khoa học tích cực tham gia các
hoạt động của Liên đội.
- Mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu thành lập các nhóm "Hỗ trợ
học tập”, nhóm "Vận động đến trường" và làm việc có hiệu quả. Liên đội
có nhiệm vụ theo dõi và đánh giá vào các buổi chào cờ, kịp thời tuyên
dương các nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Người giáo viên tiểu học là người giáo viên tổng thể tồn diện ở
mọi lĩnh vực, Vì vậy giáo viên tiểu học có trách nhiệm to lớn trong việc tổ
chức, hướng dẫn các em tham gia các hoạt động của Đội.
d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Từ một số biện pháp nêu trên, nếu biết vận dụng đúng lúc, đúng
nơi, đúng thời điểm, có sự đầu tư về thời gian, kinh phí tổ chức thì hoạt

25


×