Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Cách làm bài văn nghị luận ở trường trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.6 KB, 30 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ

Cách làm bài văn nghị luận ở trường trung học
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời giới thiệu:
Môn Ngữ văn (bao gồm ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn) là
một môn học quan trọng trong nhà trường. Môn học nền tảng về kiến thức và
công cụ giao tiếp nên có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên
trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Cùng với việc rèn luyện kĩ năng đọc –
hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần làm văn cũng cần được chú trọng vì đây
là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh.
Phân môn Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Trong chương trình giảng dạy mới, đặc biệt là trong các đề thi nghị luận xã hội
chiếm một tỷ lệ khá cao nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với
đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những
suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề của cuộc sống. Nhưng khi phải trình
bày những ý kiến, suy nghĩ cá nhân về các vấn đề tư tưởng, đạo lí, những hiện
tượng xã hội… đa số học sinh rất lúng túng và sợ kiểu bài này.
Nguyên nhân học sinh yếu kiểu bài này là do văn nghị luận xã hội yêu cầu
kiến thức rộng hơn và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ, chính
vì vậy mà kiểu bài này ít gợi được sự hứng thú cho học sinh.
Thực ra thì sách giáo khoa và sách giáo viên đều có hướng dẫn phương
pháp làm bài cụ thể nhưng nhiều học sinh vẫn thấy khó khăn khi viết dạng bài
này. Do các em thiếu một phần vô cùng quan trọng là kiến thức văn hóa và vốn
sống mà kiến thức này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tự học, tự thu thập của
các em.
Mặt khác, giáo viên muốn cung cấp kiến thức đầy đủ cho học sinh cũng là
điều rất khó vì số tiết trong chương trình có giới hạn, tài liệu về nghị luận xã hội
không phong phú nên cũng gặp khó khăn trong việc soạn giảng.
Vì những lí do trên, bản thân tôi đã chọn đề tài “Cách làm bài văn nghị
luận ở trường trung học” nhằm góp phần giúp học sinh khắc phục những khó


khăn khi học dạng bài nghị luận xã hội này.
2. Tên chuyên đề: “Cách làm bài văn nghị luận ở trường trung học”
3. Tác giả chuyên đề:
- Họ và tên: Trịnh Kim Tuyên
- Địa chỉ: Trường THCS Bồ Sao
-1-


- Số điện thoại:
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề: Trường THCS Bồ Sao
5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề: Áp dụng cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9
trường THCS.
6. Ngày áp dụng chuyên đề lần đầu (hoặc ngày dùng thử): Tháng 10/2016
7. Mô tả bản chất của chuyên đề:

-2-


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ LÀM NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
a. Khái niệm văn nghị luận
Nghị luận là kiểu văn bản được dùng để trình bày, phát biểu các tư tưởng,
quan điểm, thái độ bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề đặt ra trong cuộc
sống nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó
hoặc hướng đến giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Văn nghị luận gồm hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là
các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…là dùng ý kiến lí lẽ

của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để
thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý
còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá
trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận
hợp lý nữa.
- Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải
trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích,
bình luận, bác bỏ, so sánh,…
b. Mục đích
- Mục đích của một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là qua việc tìm hiểu
các tín hiệu nghệ thuật (như hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, cấu tứ…), nhận xét
đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- Tìm hiểu phân tích thơ là một việc khó, đánh giá về thơ lại càng khó và phức
tạp hơn, bởi lẽ thơ là sản phẩm của cảm xúc, trí tưởng tượng mang dấu ấn cá
nhân.Quá trình tiếp nhận thơ ca cũng đồng thời là một qúa trình tiếp nhận mang
tính chất chủ quan, sâu sắc. Bài nghị luận vì thế cần có sự kết hợp giữa việc
trình bày hiểu biết về những “dấu ấn cá nhân” của tác giả, đồng thời phải nói lên
được những cảm nhận, đánh giá chủ quan của bản thân người viết.
- Kiến thức được thể hiện trong một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là
kiến thức tổng hợp kết hợp của nhiều hiểu biết trong đó có những hiểu biết về
đặc trưng thể loại về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác… Vấn đề bám vào đặc trưng
thể loại thơ ( thể hiện trong những đặc trưng về từ ngữ, hình ảnh, cách ngắt nhịp,
cấu tứ…) để phân tích, nghị luận là rất quan trọng.
- Đối tượng nghị luận một bài thơ, đoạn thơ rất đa dạng. Sau đây là một số kiểu
bài thường gặp:
+ Nghị luận về một bài thơ.
-3-



+ Nghị luận về một đoạn thơ.
+ Nghị luận về một khía cạnh (nội dung, nghệ thuật) của bài thơ, đoạn thơ…
+ Nghị luận tổng hợp (từ hai đoạn, hai bài trở lên.).
Với mỗi kiểu bài yêu cầu nghị luận có sự khác nhau, vì thế HS phải căn cứ vào
yêu cầu cụ thể để làm bài, tránh ôm đồm tham lam. Ví dụ khi đề bài yêu cầu
trình bày cảm nhận về hình tượng người lính cách mạng trong bài thơ Đồng chí
của Chính Hữu cần tập trung vào tìm hiểu, phân tích hình tượng người lính cách
mạng trong bài thơ, đánh giá về hình tượng, về nghệ thuật thể hiện hình tượng
chứ không sa vào phân tích cả bài thơ.
Nghị luận một bài thơ, đoạn thơ không có nghĩa là chỉ yêu cầu HS nghị luận về
một đoạn hay một bài nào đó. Phạm vi nghị luận có thể rộng hơn với hai hay
nhiều đoạn nhiều bài. Ví dụ: Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm Đồng chí của
Chính Hữu và Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Nhìn chung, bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thường có những nội dung
sau:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, về bài thơ, đoạn thơ.
+ Phân tích những giá trị đặc sắc về những giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn
thơ
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
c. Nội dung và cách thức
* Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.


Những lưu ý về cách làm bài.

Khi tiếp xúc với đoạn đề này, khá nhiều học sinh thắc mắc, băn khoăn: có
cần chếp hết bài thơ trong phần mở bài không? Làm thế nào để học thuộc cả
một bài thơ dài? Phân tích nội dung hay nghệ thuật trước? v.v… Sau đây là một
số lưu ý cụ thể:
- Khi giới thiệu bài thơ (nên để ở phần mở bài), HS không cần dẫn nguyên bài

thơ, chỉ cần giới thiệu tên bài thơ là đủ
- Để tìm hiểu giá trị bài thơ (bao gồm giá trị nội dung và nghệ thuật) HS có thể
chọn cách phân tích cắt ngang (tức là phân tích theo bố cục các đoạn của bài
thơ).Với cách phân tích thứ nhất, cần nắm chắc bố cục bài thơ, từ đó lần lượt
phân tích từng đoạn cho đến hết bài thơ. Với cách thứ hai, trước hết cần bao
quát được hệ thống ý (cũng có thể hiểu là những biểu hiện, diễn biến cảm xúc
của nhân vật trữ tình), sau đó tập hợp, phân tích những câu thơ có cùng nội dung
cảm xúc ấy…
- Quá trình phân tích, cảm nhận bài thơ phải theo trình tự từ nghệ thuật đến nội
dung. Đây là quá trình ngược lại với quá trình sáng tác của nhà thơ, là quá trình
-4-


người đọc tự “giải mã” những tín hiệu ngôn ngữ để tìm đến nội dung tư tưởng,
nội dung cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm.
- Trong quá trình phân tích không nhất thiết phải trích dẫn tất cả những câu,
đoạn trong bài thơ ( nếu là bài thơ dài). HS có thể chọn những câu thơ, đoạn thơ
tiêu biểu để phân tích và làm dẫn chứng minh họa .


Ví dụ tham khảo:

Em hãy phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Gợi ý:
Bài làm cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:
1. Giới thiệu tác giả, bài thơ


Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong nền thi ca hiện đại Việt
Nam.


Thơ Xuân Quỳnh bộc lộ sự hồn hậu chân thành, nhiều âu lo và luôn da diết
trong khát vọng hạnh phúc đời thường.


Bài thơ ra đời năm 1967 trong tập thơ Hoa dọc chiến hào – tập thơ được
sáng tác trong thời kì chống Mĩ.

2. Phân tích bài thơ.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện sinh động trạng thái cảm xúc xao động, nhiều
cung
bậc của người phụ nữ đang yêu, gắn với cả những suy tư trăn trở và ngập tràn
khát vọng. Đó là những trạng thái tâm lí đặc biệt của một trái tim khát khao yêu
thương – lúc “dữ dội” lúc “dịu êm” … ( hai khổ đầu). Đó là nhu cầu muốn được
tìm hiểu cội nguồn của tình yêu, là nỗi nhớ da diết, sự thủy chung, là ý thức và
niềm tin tình yêu vượt qua thử thách ( năm khổ thơ tiếp). Là khát vọng lớn lao,
cao cả - muốn được tan hoà vào biển lớn tình yêu của cuộc đời (hai khổ cuối).


Nghệ thuật: Kết cấu độc đáo, song hành giữa sóng – em. Sóng và em tuy
hai

mà một, như hai nhân vật hỗ trợ cho nhau, cùng khắc họa những trạng thái xúc
cảm, những khao khát mãnh liệt của tác giả. Thể thơ năm chữ và sự linh hoạt,
phóng túng trong cách ngắt nhịp có tác dụng tạo nên nhịp điệu lúc dịu êm,
khoan thai, lúc dồn dập, sôi nổi của sóng biển và sóng lòng.
3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.
- Sóng là bài thơ tình đặc sắc, với hình ảnh thơ giàu giá trị thẩm mĩ, thể hiện
những nghĩ suy, trăn trở đồng thời thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt, chung
thuỷ và vĩnh hằng của Xuân Quỳnh.


-5-


- Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: vừa có nét truyền
thống (thể hiện ở sự đằm thắm, mãnh liệt, thủy chung, son sắt ) vừa có nét hiện
đại ( dám chủ động bày tỏ, nỗi lòng, khát vọng; sôi nổi, bộc trực… ).
* Nghị luận về một đoạn thơ.


Những lưu ý về cách làm bài.

- Phạm vi kiến thức của dạng bài nghị luận này hẹp hơn so với nghị luận về một
bài thơ, nhưng điều đó không có nghĩa là đơn giản, “nhẹ” hơn so với yêu cầu
nghị luận một bài thơ. Đây là dạng đề đòi hỏi người viết phải thể hiện được
những kiến thức, khả năng cảm thụ cụ thể của bản thân.
- Khi nghị luận, ngoài việc phân tích, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn
thơ, cần phải đánh giá được vai trò, vị trí của đoạn thơ trong việc góp phần thể
hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là khi phân tích, trình
bày cảm nhận về đoạn thơ, không bao giờ được tách rời với tổng thể là cả bài
thơ.
Những đoạn thơ mở đầu tác phẩm thường khơi gợi cảm hứng chủ đạo của
bài thơ, những đoạn cuối thường kết tinh giá trị, bộc lộ rõ nhất thi tứ, hoặc thể
hện tính chất triết lí của bài thơ đó. Việc nắm được ý nghĩa của những vị trí “đắc
địa” này cũng tạo thuận lợi nhất định cho quá trình làm bài.
- Trình tự cơ bản của bài nghị luận về đoạn thơ cần lưu ý:
+ Khi giới thiệu đoạn thơ, chú ý thao tác trích dẫn đoạn thơ.
+ Tập trung phân tích những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ được
yêu cầu nghị luận tránh lạm dụng trích dẫn tư liệu mở rộng quá nhiều.
+ Đánh giá chung về đoạn thơ, trong mối quan hệ với tư tưởng chủ đề của tác

phẩm.


Ví dụ tham khảo.

Phân tích đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
-6-


Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(“Bếp lửa” – Bằng Việt)
Gợi ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: những suy nghĩ sâu sắc về người bà kính yêu,
về bếp lửa và niềm thương nhớ của cháu.
2. Thân bài:
a. Khái quát:
- Bài thơ dã gợi lại những kỉ niệm đầy súc động về người bà và tình bà cháu

đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với
bà.
- Đoạn thơ cuối của bài thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về cuộc đời lận
đận gian khó của bà. Sự hồi tưởng được bắt đầu từ cảm nhận của người cháu về
cuộc đời bà, về bếp lửa.Từ đó đề người cháu suy nghĩ về tình cảm gia đình, tình
làng nghĩa xóm, quê hương đất nước.
b. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Tám câu thơ ở đầu khổ thơ là những suy nghĩ sâu sắc của đứa cháu về người
bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời và lẽ sống của bà. Hình ảnh bà luôn gắn
liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Có thể nói bà là “người nhóm lửa” lại cũng
là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong gia đình. Hình ảnh bà
càng hiện rõ nét cụ thể với những phẩm chất cao quý: bà tần tảo, chịu thương
chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời.
+ “Lận đận”, “nắng mưa” là những từ láy biểu cảm gợi ra cuộc đời gian nan,
vất vả của bà. Cụm từ “mấy chục năm” kết hợp với phó từ “tận”, “vẫn” chỉ
thời gian dài.
Trong suốt thời gian ấy đến nay “ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. “dậy
sớm” là “thói quen” nhưng đấy không phải là thói quen vô thức mà là trong ý
thức của bà. Từ “giữ” khẳng định điều đó.
+ Tác giả sử dụng điệp ngữ “nhóm” với những ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao
thêm tỏa sáng dần dần: Từ nhóm bếp lửa để xua tan thời tiết giá lạnh đến nuôi
dưỡng “niềm yêu thương”; khơi dậy tình xóm làng và thắp sáng hoài bão ước
mơ tuổi trẻ…

-7-


Như vậy, bà “nhóm lửa” đâu chỉ bằng nguyên liệu ở bên ngoài mà bằng cả tấm
lòng “ấp iu nồng đượm”.
+ Nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc sự kì

diệu thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”. Bếp lửa luôn đi cùng
hình ảnh người bà – người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn
lại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa là tay bà chăm chút.
Bếp lửa gắn với những gian khổ đời bà…
- Bếp lửa là hình ảnh người bà thân yêu đã trở thành một mảnh tâm hồn, một
phần kí ức không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu
c. Khổ thơ cuối thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu, biết
ơn của cháu với bà:
- Sau câu thơ tự sự “Giờ cháu đã đi xa”, ý thơ mở ra ở các chiều không gian,
thời gian, cảm xúc nhờ điệp từ “trăm” trong cấu trúc liệt kê “khói trăm tàu”,
“lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cháu đã đi xa, biết nhiều, hiểu nhiều
cuộc đời đổi thay theo hướng thật vui, thật đẹp...
- “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”. Từ “Nhưng” mang ý nghĩa khẳng định, đó là lời hứa đinh ninh rằng dù ở
nơi đâu cháu vẫn không quên quá khứ, không nguôi nhớ bà, nhớ một thời ấu thơ
gian nan đói khổ mà ấm áp nghĩa tình. Mỗi chữ trong câu thơ cuối cứ hồng lên
tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, là tình cảm
thuỷ chung tốt đẹp của con người Việt Nam xưa nay...
* Khái quát: Mở ra và khép lại bằng hình ảnh “bếp lửa” vừa thực vừa mang ý
nghĩa biểu tượng, cảm xúc dạt dào, lời thơ tha thiết, hình tượng thơ độc đáo,...
bài thơ là dòng hồi tưởng, suy tưởng của người cháu về những năm tháng tuổi
thơ được sống bên bà. Qua đó, nhà thơ ngợi ca đức hi sinh, sự tần tảo và tình
yêu thương bao la của bà; đồng thời bộc lộ nỗi thương nhớ, lòng kính yêu và
biết ơn vô hạn của mình với bà cũng là với gia đình, quê hương, đất nước.
3. Kết bài
- Khẳng định thành công của bài thơ.
- Đoạn thơ đánh thức những kỉ niệm tuổi ấu thơ về ông bà trong mỗi người. Bài
thơ chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ
mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của
cuộc đời.
* Nghị luận về một khía cạnh của bài thơ, đoạn thơ.



Những lưu ý về cách làm bài.

- Đề bài nghị luận có thể tập trung ở một phương diện, một khía cạch cụ thể về
nội dung hay nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Ví dụ ở bài Mộ (Chiều tối), đề có
thể yêu cầu HS trình bày cảm nhận về bức tranh chiều tối, vẻ đẹp tâm hồn con
-8-


người (nội dung), màu sắc cổ điển và hiện đại (nghệ thuật); với bài Tây Tiến, đề
có thể yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến (nội dung) hay bàn
về bút pháp lãng mạn (nghệ thuật)…
- Khi làm bài, cần xác định trọng tâm nghị luận( tức khía cạnh cụ thể mà đề yêu
cầu), tuy nhiên cần tránh tình trạng tách rời hoàn toàn nội dung – nghệ thuật
trong quá trình phân tích, cảm nhận. Khi gặp đề bài có yêu cầu khai thác về
phương diện nội dung , cần đánh giá được các yếu tố nghệ thuật thể hiện nội
dung đó; trái lại, khi gặp đề bài có yêu cầu thiên về khai thác phương diện nghệ
thuật, cần rút ra được nội dung thể hiện…


Ví dụ tham khảo:

Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Gợi ý:
Bài làm cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, hình tượng
người lính Tây Tiến và đoạn thơ.
2. Trình bày cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ.
- Về dáng vẻ bên ngoài tiều tụy.
- Về tư thế kiêu hùng, dũng mãnh.
- Về tâm hồn lãng mạn hào hoa.
- Về phẩm chất anh hùng – sự hi sinh bi tráng…
3. Đánh giá chung.
- Nghệ thuật thể hiện hình tượng : âm hưởng bi tráng; bút pháp thiên về lãng
mạn…
- Hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ vừa có nét riêng, vừa mang
những nét chung của người lính chống Pháp, góp phần tô đậm hình tượng người
lính trong toàn bài thơ.
-9-


* Dạng đề nghị luận tổng hợp về thơ.


Những lưu ý về cách làm bài.

- Khác với dạng đề yêu cầu học sinh nghị luận về một đoạn, bài cụ thể, dạng đề
tổng hợp về thơ thường có phạm vi rộng, bao quát hơn (thường liên quan đến
hai đoạn thơ, hai bài thơ…).
- Một trong những cơ sở để hình thành một đề bài tổng hợp về thơ là những nét
tương đồng giữa các đoạn, các bài thơ…Nhưng từ những nét tương đồng đó,

HS cần phát hiện ra cả những điểm khác biệt – yếu tố tạo nên nét riêng, sự độc
đáo, sự hấp dẫn.Chính vì thế, nghị luận tổng hợp về thơ thường đặt ra yêu cầu
đối chiếu, so sánh… để hướng tới mục đích tìm ra cả nét tương đồng lẫn nét
khác biệt.
- Khi làm bài, cần tránh tình trạng phân tích, cảm nhận riêng lẻ, tách rời các
đoạn, bài, hay đối tượng cần nghị luận.
Chẳng hạn: đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt
nam thời chống Pháp qua các bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và Tây Tiến của
Quang Dũng, nhiều học sinh sẽ chỉ phân tích lần lượt vẻ đẹp của con người Việt
Nam thời chống Pháp qua từng bài thơ mà quên thao tác tổng hợp, đánh giá cần
thiết. Với đề bài này, HS vẫn có thể chọn cách làm như trên (tìm hiểu vẻ đẹp của
con người Việt Nam thời chống Pháp qua từng tác phẩm), nhưng sau đó cần rút
ra những nét chung, nét riêng(kể cả trong nghệ thuật thể hiện).


Ví dụ tham khảo:

Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm "Đồng
chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật
(Ngữ văn 9 - tập 1).
Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?
1. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua hai tác phẩm:
a. Sự gặp gỡ:
- Đó là những con người mộc mạc, bình dị, chân chất, đời thường từ cách cảm,
cách nghĩ song ở họ toát lên những phẩm chất cao đẹp: Tình đồng chí, đồng đội
keo sơn, tinh thần lạc quan, lòng quả cảm, đức hy sinh và lòng yêu nước nồng
nàn.
- Họ mang trong mình những phẩm chất chung của anh bộ đội cụ Hồ qua các
thời kỳ: Bình dị mà vĩ đại; sống có lý tưởng; cái cao cả vĩ đại được bắt nguồn từ
những gì bình dị nhất.

b. Nét riêng:
- Người lính trong "Đồng chí":

- 10 -


+ Đậm chất mộc mạc, bình dị, chất phác, ra đi từ những luống cày, thửa ruộng;
từ những miền quê nghèo khó ...
+Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, những người nông dân mặc áo
lính vượt lên những gian khổ, thiếu thốn; khám phá một tình cảm mới mẻ, đáng
trân trọng: Tình đồng chí.
® Vẻ đẹp của người lính bước lên từ đồng ruộng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh
bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":
+ Đậm chất ngang tàng, ngạo nghễ; tâm hồn phóng khoáng, trẻ trung, tinh
nghịch, yêu đời; của người lính lái xe trên tuyến đường Trờng Sơn khói lửa với
những nét
+ Sự hoà quyện giữa phong thái người nghệ sỹ và tinh thần người chiến sỹ.
Nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ
về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành của người lính đi qua hai
cuộc trường chinh và là sự lớn lên về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa
đạn chiến tranh.
2. Dấu ấn sáng tạo của mỗi nhà thơ:
a. Chính Hữu với "Đồng chí":
- Ngôn từ: Mộc mạc, bình dị, quen thuộc, không phải thô sơ mà được tinh lọc từ
lời ăn tiếng nói dân gian.
- Hình ảnh: Đậm chất hiện thực nhưng giàu sức biểu cảm, hàm súc cô đọng.
- Giọng điệu: Tâm tình, thủ thỉ, thấm thía, sâu lắng.
Þ Phong cách thiên về khai thác nội tâm, tình cảm, ít có chuyện đùng đoàng của
súng đạn (ý của Chính Hữu).

b. Phạm Tiến Duật với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":
- Ngôn từ: Giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn mang đậm phong cách của
người lính lái xe.
- Hình ảnh: Chân thực nhưng độc đáo, giàu chất thơ.
- Giọng điệu: Lạ, ngang tàng, tinh nghịch, dí dỏm, vui tươi. Những câu thơ như
câu văn xuôi, như lời đối thoại thông thường ...
Þ Phong cách: đi tìm khám phá vẻ đẹp trong diễn biến sinh động, trong sự phát
triển không ngừng của cuộc sống; cách nhìn, cách khai thác hiện thực, khai
thác chất thơ từ sự khốc liệt của chiến tranh.

- 11 -


CHƯƠNG II
1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm văn nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn luận về các vấn đề có liên quan đến
cuộc sống con người trong các mối quan hệ xã hội như: chính trị, tư tưởng, đạo
lí, lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề
về thiên nhiên, môi trường…
Nghị luận xã hội gồm ba loại: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận
về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học.
1.2. Các thao tác để làm văn nghị luận xã hội
a. Giải thích
Mục đích: Để người khác hiểu rõ vấn đề cần bàn luận.
Yêu cầu: Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lí giải nội
dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề
một cách cụ thể để người đọc hiểu được một cách thấu đáo vấn đề đang được đề

cập khi chúng còn đang mơ hồ.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Đi vào giải thích từ ngữ, điển tích, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa
bóng, nghĩa rộng, nghĩa hẹp, những cách nói tế nhị, bóng bẩy để hiểu được đến
nơi đến chốn điều người ta muốn nói và lí do khiến người ta nói như vậy.
Bước 2: Trong quá trình giải thích ta vừa dùng lí lẽ để phân tích, lí giải là
chủ yếu vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng
đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy
đủ, không hết ý về vấn đề.
Bước 3: Rút ra điều cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lí, phương
hướng để vận dụng chân lí ấy vào cuộc sống.
Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều người ta muốn nói (trả lời câu hỏi là gì?).
- Giải thích tại sao người ta lại nói như vậy (trả lời câu hỏi tại sao?).
- Rút ra bài học gì trong thực tiễn (trả lời câu hỏi như thế nào?).
b. Chứng minh
Mục đích: Để người ta tin vào điều mình muốn nói.
- 12 -


Yêu cầu: Làm sáng tỏ chân lí bằng các dẫn chứng và lí lẽ, khi ta chấp nhận
một chân lí thể hiện trong một phát ngôn nào đó tức là ta có nhiệm vụ phải
thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra
từ thực tiễn, từ lịch sử, từ văn học và kèm theo dẫn chứng là những lí lẽ dẫn dắt,
phân tích tạo ra lập luận vững chắc mang đến niềm tin cho người đọc.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định điều cần phải chứng minh, phạm vi chứng minh để không
chỉ bản thân mình hiểu mà phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với
mình về cách hiểu đúng.
Bước 2: Lựa chọn dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, tư liệu lịch sử, ta phải

tìm và lựa chọn những dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu và toàn diện nhất. Dẫn
chứng được chọn phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ. Kèm theo dẫn
chứng phải có lí lẽ, phân tích để chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật
trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lí lẽ có sức thuyết phục cao ta phải
sắp xếp chúng thành một hệ thống chặt chẽ theo trình tự thời gian, không gian:
từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại… miễn sao
hợp lô gíc.
Bước 3: Vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống, đề xuất phương
hướng nỗ lực. Chân lí chỉ có giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta
cần tránh công thức và rút ra kết luận thỏa đáng, thích hợp với từng người, từng
hoàn cảnh.
Từ các bước trên, ta rút ra sơ đồ tổng quát sau:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề đã nêu.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng
minh.
- Rút ra kết luận và phương hướng nỗ lực.
c. Bình luận
Mục đích: Để người khác đồng tình với mình về vấn đề cần bình luận.
Yêu cầu: Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc của
giải thích lẫn chứng minh nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng
là yêu cầu của văn bình luận. Nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô
đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ một thao thác chứng minh hoặc giải thích để tập
trung cho phần việc quan trọng là bình luận – phần mở rộng vấn đề.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Trước khi bình luận ta thường bày tỏ thái độ, để khách quan và
tránh phiến diện ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có ba
khả năng: hoàn toàn nhất trí, chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện),
không chấp nhận (bác bỏ).
- 13 -



Bước 2: Bình luận, mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn
diện hơn.
Bước 3: Chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lí luận vào áp dụng trong
thực tế cuộc sống.
Từ đó rút ra sơ đồ tổng quát sau:
- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bàn luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề
(hiện tượng).
- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong thực tế của cuộc sống.
d. Phân tích
Mục đích: Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu
tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như
bên ngoài của đối tượng.
Yêu cầu: Phải nắm vững đặc điểm, cấu trúc của đối tượng để chia tách một
cách hợp lí, sau khi phân tích, tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp, khái
quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định mục đích của việc phân tích là làm sáng tỏ vấn đề nào?
Bước 2: Chia nhỏ đối tượng phân tích để tìm hiểu sâu hơn, chính xác hơn.
e. So sánh
Mục đích: Nhằm đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các
mặt của một đối tượng để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau từ đó thấy
được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Yêu cầu: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh
giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa
chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
Các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng
hay tương phản hoặc cùng so sánh hai đối tượng cùng lúc.

Bước 2: Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của các đối tượng.
Bước 3: Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.
g. Bác bỏ
Mục đích: Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định
đúng đắn và bảo vệ ý kiến, lập trường đúng đắn của mình.

- 14 -


Yêu cầu: Muốn bác bỏ một ý kiến sai trái thì phải dẫn đầy đủ ý kiến đó, sau
đó làm sáng tỏ hai phương diện: Sai ở chỗ nào? Vì sao như thế là sai? Trả lời
câu hỏi vì sao như thế là sai? Chính là thao tác lập luận bác bỏ.
Các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định vấn đề cần bác bỏ (luận điểm, luận cứ, cách lập luận).
Bước 2: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ.
Trên đây là sáu thao tác lập luận có thể vận dụng để làm văn nghị luận xã
hội nhưng trong các bài văn chủ yếu thường sử dụng ba thao tác cơ bản là: giải
thích, chứng minh, bình luận.

- 15 -


2. CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
2.1. Dạng bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
a. Đề tài
Về nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
Ví dụ: Nhiều người cho rằng: “Vào đại học là con đường duy nhất để lập
thân, lập nghiệp của thanh niên.” Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến này?
Về tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, tính khiêm tốn,
giản dị, ích kỉ…

Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời Phật dạy sau: “Tài sản lớn
nhất của con người chính là lòng khoan dung”?
Về quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình anh em…
Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài ca dao sau:
Anh em như thể tay chân / Rách, lành đùm bọc dở, hay đỡ đần
Về quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình đồng chí, tình bạn bè, tình thầy
trò…
Ví dụ: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của
mình về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong nhà trường và xã hội ta hiện
nay?
b. Nội dung, yêu cầu
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một tư tưởng, đạo lí nhằm giới
thiệu, giải thích, phân tích, biểu dương những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện
sai lệch xung quanh vấn đề bàn luận, trên cơ sở đó rút ra bài học nhận thức hành
động cần thiết về tư tưởng, đạo lí.
Người viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần thể hiện quan điểm
đúng đắn, đồng thời bộc lộ rõ tình cảm, thái độ của bản thân.
c. Các thao tác chủ yếu
Trong khi viết bài cần phối hợp các thao tác lập luận: phân tích, so sánh,
bác bỏ, bình luận…
d. Cấu trúc triển khai tổng quát
Giới thiệu giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận;
Phân tích, biểu dương các mặt đúng, phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai
lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận;
Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
e. Gợi ý một số đề bài tham khảo
- 16 -


Đề 1: Nhà văn Nam Cao đã có lần gửi gắm suy nghĩ của mình về hạnh

phúc trong truyện ngắn của Ông như sau: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp.
Người này co thì người kia hở.”
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm trên của nhà văn Nam Cao?
Gợi ý cách làm:
- Giải thích quan niệm:
+ Hạnh phúc: là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn
một nhu cầu nào đó về vật chất hoặc tinh thần mang lại niềm vui, sự sung sướng
cho bản thân.
+ Tấm chăn: có khả năng mang lại sự ấm áp cho con người.
+ Tấm chăn hẹp: hạnh phúc ở đời thường có giới hạn.
+ Khó có hạnh phúc cùng một lúc cho tất cả mọi người vì nếu người này
giành thật nhiều hạnh phúc về phần mình (người này co) thì sẽ có người thiếu
hụt hạnh phúc (người kia hở).
- Bàn luận về quan niệm:
+ Quan niệm của Nam Cao là một quan niệm tuy chua chát nhưng cũng sát
với thực tế cuộc sống. Trong xã hội không phải mọi người ai cũng có được hạnh
phúc như nhau mà có người may mắn, có người bất hạnh.
+ Xã hội thường có hai loại người giành hạnh phúc về phần mình (kéo tấm
chăn hạnh phúc) đó là loại người vô tình, vô tâm và loại người tham lam, ích kỉ.
+ Trong cuộc sống không nên giành tất cả thuận lợi về phía mình đẩy bạn
bè và mọi người xung quanh vào cảnh thiếu hụt, bất hạnh.
+ Trong thực tế vẫn có những người sẵn sàng nhường tấm chăn hạnh phúc
cho những người khốn khó và bất hạnh, lạnh lẽo hơn mình. Đó là những người
vị tha, nhân hậu.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Quan niệm của Nam Cao góp phần nhắc nhở những ai chỉ nghĩ đến hạnh
phúc của mình mà không quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
+ Là con người, đặc biệt là học sinh nên biết quan tâm đến hạnh phúc của
người khác, biết san sẻ với người khác những hạnh phúc của mình.
Đề 2: Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về

lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay?
Gợi ý cách làm:
- Nêu vấn đề nghị luận.
- Giải thích vấn đề:
- 17 -


+ Lòng yêu thương: là sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu, cảm thông…là một
trong những phẩm chất cao đẹp của con người.
+ Lòng yêu thương có những biểu hiện: quan tâm, giúp đỡ những người có
cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến, trân trọng những người
có phẩm chất và tình cảm đẹp…
- Bàn luận vấn đề:
+ Lòng yêu thương tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con
người.
+ Bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ càng trong sáng và cao đẹp hơn.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Phê phán những biểu hiện vô cảm của một số bạn trẻ trong xã hội hiện
nay.
+ Là học sinh, tuổi trẻ cần sống phải biết yêu thương con người.
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Sếchxpia:
“Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không
bao giờ đi tới mục đích”?
Gợi ý cách làm:
- Giải thích quan niệm:
+ Ước mong: là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong
tương lai. Người ta sống ai cũng ước mong những điều tốt đẹp cho mình nhưng
từ hiện thực đời sống đến hiện thực của ước mong là một khoảng cách dài.
+ Hành động: là những việc làm cụ thể để đạt được mong muốn.
+ Ước mong phải đi đôi với hành động: nếu ước mong mà không thực hiện

bằng việc làm cụ thể thì cuối cùng ước mong cũng chỉ là mong ước. Sếchxpia
rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc thực hiện hóa ước mơ
của con người. Chỉ có bằng hành động ta mới đạt được những gì mình mong
muốn và cần đạt tới.
- Bàn luận về quan niệm:
+ Quan niệm trên rất đúng đắn. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai đạt được
mong muốn của mình khi cứ ngồi mong ước suông. Những người thành đạt
trong cuộc sống phải luôn làm việc, luôn hành động.
+ Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người, nhất là những hành
động mang tính định hướng. Không phải có hành động là sẽ có thành công
nhưng muốn thành công thì nhất thiết phải hành động, hành động hợp lí, đúng
đắn sẽ rút ngắn con đường đến đích, nếu ngược lại con đường ấy sẽ dài thêm ra.

- 18 -


+ Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại, song điều quan trọng
là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại
đó.
+ Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Nếu
ước mong xa vời, thiếu thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó đạt được.
+ Trong cuộc sống nếu một ai đó bất chấp tất cả để thỏa mãn được ước
mong thì đó sẽ là một sai lầm.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Quan niệm của Sếchxpia góp phần nhắc nhở những người chỉ biết ước
mong mà không chịu hành động.
+ Là con người, đặc biệt là thanh niên, học sinh phải luôn luôn phấn đấu để
đạt được ước mơ, lí tưởng của mình.
2.2. Dạng bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
a. Đề tài

Môi trường: Hiện tượng trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường, thiên tai…
Ví dụ: Ô nhiễm môi trường, trách nhiệm của toàn xã hội. Anh (chị) suy
nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
Ứng xử văn hóa: Lời cảm ơn, lời xin lỗi, cách nói năng…
Ví dụ: Hiện nay, nhiều bạn trẻ không biết nói lời cảm ơn khi nhận được
một điều tốt từ người khác và xin lỗi khi phạm phải sai lầm. Anh (chị) có suy
nghĩ gì về hiện tượng này?
Hiện tượng tiêu cực: Tai nạn giao thông, nghiện thuốc lá, bạo lực gia đình,
bạo lực học đường, bạo hành trẻ em…
Ví dụ: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông?
Hiện tượng tích cực: Hiến máu nhân đạo, chương trình mùa hè xanh, xây
nhà tình nghĩa, thu nhận trẻ em lang thang cơ nhỡ…
Ví dụ: Cứ đến mùa tuyển sinh đại học hằng năm, rất nhiều cá nhân và tổ
chức ở các thành phố lớn nhiệt tình tham gia phong trào “Tiếp sức mùa thi”.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng đó?
b. Nội dung, yêu cầu
Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý
nghĩa đối với đời sống xã hội. Bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống đề
cập đến rất nhiều phương diện của đời sống tự nhiên, xã hội.
Người viết cần thể hiện được sự hiểu biết của mình về hiện tượng đời sống
đang bàn luận, đồng thời bộc lộ tình cảm, thái độ của bản thân.
- 19 -


c. Các thao tác chủ yếu
Cần phối hợp các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận… trong
bài viết.
d. Cấu trúc triển khai tổng quát
Nêu rõ hiện tượng đời sống cần bàn luận;

Phân tích mặt đúng – sai, lợi – hại của hiện tượng;
Chỉ ra nguyên nhân;
Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
e. Gợi ý một số đề bài tham khảo
Đề 1: Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo hành trẻ
em trong xã hội hiện nay?
Gợi ý cách làm:
- Nêu rõ hiện tượng: bạo hành trẻ em là sự ngược đãi, hành hạ trẻ em về
tinh thần và thể xác gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Phân tích mặt sai trái và tác hại của hiện tượng:
+ Bạo hành trẻ em gây ra những tác động xấu cho tinh thần và thể xác của
trẻ, hủy hoại thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.
+ Đây cũng là hiện tượng thể hiện sự xuống cấp về tư cách đạo đức trong
xã hội đặc biệt là trong mối quan hệ giữa con người với con người.
- Nêu nguyên nhân:
+ Do trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, không người bảo vệ.
+ Một số cá nhân xấu và tha hóa nhân cách đã không trừ thủ đoạn nào đối
với trẻ em.
+ Xã hội chưa có những biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn, bài trừ tệ nạn
này…
- Bày tỏ thái độ, nêu ý kiến:
+ Kịch liệt phản đối nạn bạo hành trẻ em, phát hiện và tố cáo ra công luận
hiện tượng này.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ trẻ em, bản
thân mỗi người cần có các hoạt động hướng tới trẻ em…
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng
nhiễm thói quen xấu thì rất dễ. Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người, mỗi gia
đình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.
Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề
đặt ra trong ý kiến trên?

- 20 -


Gợi ý cách làm:
- Nêu rõ hiện tượng: tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói
quen xấu thì dễ. Đây là một thực tế dễ thấy và phổ biến ở nhiều người trong xã
hội hiện nay.
- Phân tích các mặt của hiện tượng:
+ Thói quen cũng phần nào thể hiện nhân cách của mỗi người. Thói quen
tốt sẽ biểu hiện nhân cách tốt, thói quen xấu sẽ biểu hiện nhân cách xấu.
+ Nhân cách lại trực tiếp tác động đến xã hội về nhiều mặt nên nếu có thói
quen xấu con người sẽ đánh mất dần tư cách đạo đức của mình, ảnh hưởng xấu
đến xã hội.
+ Dù biết như vậy nhưng không phải cá nhân và gia đình nào cũng biết rèn
luyện thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu.
- Nêu nguyên nhân:
+ Do một số cá nhân, gia đình ngoài sự chủ quan còn có khuynh hướng
ngại khó, ngại rèn luyện.
+ Do thích bắt chước, thích cái dễ dàng, thích hùa theo số đông.
+ Gia đình và xã hội chưa có sự quan tâm và các giải pháp kịp thời, thỏa
đáng để động viên con người tạo ra thói quen tốt và tránh xa thói quen xấu.
- Bày tỏ thái độ ý kiến: Thói quen xấu là một hiện tượng tiêu cực cần phải
loại bỏ bởi nó ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của con người cũng như sự
phát triển của xã hội. Cần tích cực vận động để mỗi cá nhân và gia đình tự nhận
thức, tự giáo dục và cùng tham gia vào công cuộc “Tạo nếp sống đẹp, văn minh
cho toàn xã hội”.
Đề 3: Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện
tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số trường phổ thông hiện nay?
Gợi ý cách làm:
- Nêu rõ hiện tượng: Bạo lực học đường là những mâu thuẩn, căng thẳng

dẫn tới đụng độ, va chạm mạnh mẽ xảy ra trong phạm vi học đường.
- Những biểu hiện và thực trạng:
+ Biểu hiện: sự xích mích giữa các học sinh với nhau hoặc học sinh với
giáo viên; giao tiếp với nhau bằng lời lẽ thiếu văn hóa dẫn đến xô xát, đánh
nhau; một số kéo bè kéo cánh, nhờ sự giúp đỡ từ phía ngoài sử dụng hung khí
đánh nhau…
+ Thực trạng: diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến ở một số trường
phổ thông; đã được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phân tích những sai trái, tác hại:
- 21 -


+ Bạo lực học đường gây ra những tác động xấu về thể xác và tinh thần cho
học sinh.
+ Ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh và nhà trường.
+ Thể hiện sự xói mòn về tư cách đạo đức của học sinh.
- Nêu nguyên nhân và giải pháp:
+ Nguyên nhân:
. Do các em tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin mang tính bạo lực như phim
ảnh, trò chơi qua mạng internet, băng đĩa …
. Do sự buông lỏng trong quản lí của gia đình, nhà trường, các tổ chức ban
ngành liên quan.
. Do nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn trong cơ chế thị trường, tình trạng bế
tắc, mất phương hướng của giới trẻ.
. Do áp lực học căng thẳng…
+ Giải pháp:
. Tăng cường công tác quản lí giáo dục học sinh, phối hợp chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
. Tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh.
. Thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề ngoại khóa với nội dung xoay

quanh việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
. Sắp xếp lịch học, thời gian học hiệu quả, kiến thức không quá tải đối với
học sinh.
. Học sinh tập trung vào việc học để tìm thấy niềm vui và sự hứng thú đối
với môn học.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến:
+ Đây là hiện tượng xấu cần phải dẹp bỏ bởi nó gây ảnh hưởng tới sự phát
triển nhân cách của học sinh, ảnh hưởng đến tinh thần học tập, làm tổn thương
tình cảm tạo sự lo sợ trong xã hội. Đồng thời đây cũng là mầm mống cho những
hành vi tội ác, làm mất đi vẻ đẹp và sự uy nghiêm của môi trường giáo dục.
+ Cần kiềm chế bản thân, không được nóng nảy, biết bình tĩnh xử lí các sự
việc, khi cần có thể nhờ đến người lớn như thầy cô, bố mẹ giải quyết, góp ý.
2.3. Dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn
học
a. Đề tài
Thường là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác
phẩm văn học.
- 22 -


Ví dụ: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn
được là tôi toàn vẹn” (trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ).
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này?
b. Nội dung, yêu cầu
Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học
trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà
học sinh chưa được học.
Người viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học phải nắm chắc nội dung tác phẩm hoặc câu chuyện.
c. Các thao tác cơ bản

Cần vận dụng các thao thác lập luận: phân tích, giải thích, bình luận…
d. Cấu trúc triển khai tổng quát
Phần 1: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra
ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
Phần 2 (phần trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã
hội rút ra từ tác phẩm văn học, câu chuyện.
e. Gợi ý một số đề tham khảo
Đề 1: Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng), người đọc dễ dàng nhận ra có một sức mạnh tuy không được gọi
tên nhưng xuyên suốt trong cả đoạn trích: Là sức mạnh của đồng tiền.
Anh (chị) suy nghĩ gì về thứ sức mạnh ấy?
Gợi ý cách làm:
- Nêu vắn tắt nội dung của đoạn trích:
+ Đoạn trích lên án một xã hội lố lăng, đồi bại, suy thoái về đạo đức thông
qua đám tang cụ cố tổ.
+ Tất cả những trò thương khóc, phúng điếu trong đám tang chỉ là một vở
kịch diễn trò hiếu thảo. Từ con cháu đến bạn bè cụ tổ đều là lũ làm hề, đám tang
chỉ là sự che đậy tâm địa của lũ con cháu rất hạnh phúc vì cái chết của cha ông.
+ Xuyên qua tâm địa của lũ con cháu, bạn bè chỉ có một điều: lòng tham
tiền.
Ý nghĩa của vấn đề: Nhà văn cho rằng đồng tiền chỉ huy cả xã hội, có sức
mạnh ghê gớm làm hư hỏng tất cả nhân loại, phá hoại tất cả mọi thứ tình cảm,
đạo đức của con người.
- Ý nghĩa vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học:

- 23 -


+ Đồng tiền là hiện thân của sự trao đổi hàng hóa, của kinh tế thị trường.
Đồng tiền thúc đẩy sản xuất, đưa con người từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang

nền kinh tế hàng hóa.
+ Đồng tiền làm thay đổi mọi quan hệ xã hội, mọi thứ hầu như có thể mua
được bằng tiền, xã hội càng phát triển thì sự băng hoại về đạo đức càng trầm
trọng.
+ Khi xã hội phát triển thì càng nảy sinh nhiều vấn nạn liên quan đến tiền
như: tham ô, hối lộ, chạy chức, chạy quyền…Làm cho nhiều đạo lí truyền thống
bị coi rẻ.
+ Ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của đồng tiền đối với xã hội,
không có con đường nào khác để đưa đất nước đi lên ngoài con đường kinh tế
thị trường.
+ Phải thường xuyên cảnh giác với những tác hại của đồng tiền.
+ Bản thân mỗi người phải ra sức phấn đấu, làm giàu cho mình bằng cách
chính đáng, không thể để đồng tiền quyến rủ, sai khiến mà làm điều phạm pháp,
phi đạo đức.
+ Mọi người phải thấy rằng: Đồng tiền là tên đầy tớ đắc lực nhưng cũng là
ông chủ khủng khiếp. Vì vậy, chúng ta hãy là ông chủ của nó không được làm
nô lệ cho nó.
Đề 2: Từ sự cảm nhận những câu thơ sau trong đoạn trích Đất nước của
Nguyễn Khoa Điềm:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Anh (chị) suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối
với đất nước?
Gợi ý cách làm:
- Nêu nội dung đoạn thơ: Từ việc giải thích các từ ngữ “máu xương”, “gắn
bó”, “ san sẻ”, “hóa thân” ta rút ra nội dung của đoạn thơ là: Đất nước gần gủi,
gắn bó mật thiết với mỗi người như là một phần thân thể vậy. Đất nước là “máu
xương” tức là phần cốt lõi trong sự sống của mỗi con người, đất nước là ta, ta là

đất nước.
Ý nghĩa của vấn đề: Mỗi cá nhân cần phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến
và hy sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và nối tiếp
truyền thống của đất nước.
- Ý nghĩa vấn đề xã hội rút ra từ đoạn trích:
- 24 -


+ Đất nước vốn rất rộng lớn, trừu tượng nhưng cũng rất cụ thể, gần gũi đối
với mỗi con người.
+ Đất nước là không gian, thời gian ta sinh hoạt, lao động hàng ngày; lưu
giữ cho ta những kỉ niệm, kí ức, cảm xúc…
+ Đất nước là quê hương, trong quê hương có gia đình, người thân của
chính chúng ta. Vì thế, hy sinh, cống hiến cho đất nước cũng là hy sinh, cống
hiến cho những người thân yêu của mình.
+ Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là mỗi mắc xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp
sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc đặc biệt là thanh
niên. Thanh niên chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi cá nhân thanh
niên cần phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc chung của đất
nước.
+ Ở mỗi thời điểm có cách gắn bó và san sẻ với đất nước khác nhau: Thời
chiến thì hy sinh cuộc sống của mình để bảo vệ đất nước, thời bình cần trau dồi
tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng để hội nhập quốc tế, để
xây dựng đất nước.
+ Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, những ai có lối sống ích
kỉ chỉ đòi hỏi ở đất nước mà không biết đóng góp, hy sinh thậm chí làm băng
hoại, hoen ố truyền thống của đất nước.
+ Đoạn thơ thể hiện quan niệm đúng đắn của Nguyễn Khoa Điềm về đất
nước, về ý thức trách nhiệm của mình và thế hệ mình đối với đất nước. Tư
tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Là thanh niên ta cần xác

định rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước.

- 25 -


×