Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Hướng dẫn thực hành an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt quy mô nhỏ theo hướng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 58 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VỊT
QUY MÔ NHỎ THEO HƯỚNG THƯƠNG MẠI


Bộ tranh lật do Dự án “Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch” của USAID phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia xây dựng nhằm Hướng dẫn thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh
học cho các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ theo hướng thương mại. Xin trân trọng cám ơn
các góp ý, chỉnh sửa của các đồng nghiệp và các nhóm đối tượng đích trong suốt quá trình xây
dựng, thử nghiệm và các hội thảo kỹ thuật.


Đây là một cuốn trong Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hành chăn nuôi gia cầm An toàn sinh học gồm:
1.
2.
3.
4.
5.

Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên nông dân về An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
Tranh lật Hướng dẫn thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi gà quy mô nhỏ
theo hướng thương mại.
Tranh lật Hướng dẫn thực hành An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt quy mô
nhỏ theo hướng thương mại.
Truyện tranh: Bác Mẫu nuôi gà
Truyện tranh: Anh Ba nuôi vịt
Nhóm tác giả:
Biên tập:







Họa sỹ:



Võ Ngân Giang
Phạm Kim Oanh
Nhữ Văn Thụ
Trần Ngọc Trường

Nguyễn Thị Tuyết Minh
Nguyễn Văn Bắc


Mục lục
Trang bìa
Mục lục
Phần mở đầu

1

Tranh 1: Con vịt dễ nuôi, lớn nhanh, có hiệu quả kinh tế
cao nếu không có dịch bệnh

Hướng dẫn sử dụng Tranh 1

2

Tranh 2: Dịch bệnh là mối lo chung của người chăn nuôi

và cộng đồng

Hướng dẫn sử dụng Tranh 2

4

Tranh 3: Dịch bệnh có thể phòng chống được nếu áp
dụng tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn

Hướng dẫn sử dụng Tranh 3

6

Phần 1 Dịch bệnh từ đâu đến
Tranh 4: Vịt bệnh, chết và sản phẩm vịt bị nhiễm bệnh là
nguồn lây bệnh trực tiếp

Hướng dẫn sử dụng Tranh 4

3
5

7
9
10
11

Tranh 10: Cách ly là biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất!

Hướng dẫn sử dụng Tranh 10


24
25

Tranh 11: Khu chăn nuôi cần có cổng, rào, có hố sát trùng

Hướng dẫn sử dụng Tranh 11

26
27

Tranh 12: Bố trí khu vực chăn nuôi hợp lý góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm

Hướng dẫn sử dụng Tranh 12

28
29

Tranh 13: Yêu cầu đối với chuồng nuôi và bãi chăn thả

Hướng dẫn sử dụng Tranh 13

30
31

Tranh 14: Nuôi riêng vịt con, vịt mới nhập về và vịt bệnh

Hướng dẫn sử dụng Tranh 14

32

33

Tranh 15: Mô hình chăn nuôi vịt cá là một biện pháp xử lý chất thải trong
chăn nuôi vịt

Hướng dẫn sử dụng Tranh 15

34

Tranh 16: Kho bảo quản thức ăn và vật dụng chăn nuôi

Hướng dẫn sử dụng Tranh 16

36
37

Tranh 17: Cùng vào cùng ra là nguyên tắc chung để phòng chống

dịch bệnh

Hướng dẫn sử dụng Tranh 17

38

Tranh 18: Để chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải bắt đầu ngay từ

khâu giống

Hướng dẫn sử dụng Tranh 18


40

Tranh 19: Vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh

Hướng dẫn sử dụng Tranh 19

42
43

35

39

Tranh 5: Chất thải chăn nuôi là nguồn phát tán dịch bệnh

Hướng dẫn sử dụng Tranh 5

12
13

Tranh 6: Con người là yếu tố trung gian truyền bệnh

Hướng dẫn sử dụng Tranh 6

14
15

Tranh 7: Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh là nguồn
lây gián tiếp


Hướng dẫn sử dụng Tranh 7

16

Tranh 20: Vợ chồng anh Ba rửa tay khi nào?

Hướng dẫn sử dụng Tranh 20

17

44
45

Tranh 8: Động vật khác có thể là trung gian truyền bệnh

Hướng dẫn sử dụng Tranh 8

18
19

Tranh 21: Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi

Hướng dẫn sử dụng Tranh 21

46
47

Tranh 9: Phương tiện chăn nuôi và vận chuyển có thể là
tác nhân truyền bệnh


Hướng dẫn sử dụng Tranh 9

20

Tranh 22: Chủ động tiêu diệt mầm bệnh và sát trùng

Hướng dẫn sử dụng Tranh 22

48
49

Tranh 23: Làm gì khi phát hiện vịt bệnh hoặc chết bất thường

Hướng dẫn sử dụng Tranh 23

50
51

Phần 2 Phòng tránh dịch bệnh bằng các biện
pháp thực hành chăn nuôi tốt

23

Tranh 24: Chăn nuôi vịt an toàn sinh học, nhà nhà đều có thể làm được

Hướng dẫn sử dụng Tranh 24

52
53


21

41



Phần mở đầu

Mở đầu.
Làm giàu từ chăn nuôi vịt an toàn sinh học

Tranh 1. Con vịt dễ nuôi, lớn nhanh, có hiệu quả kinh tế cao nếu
không có dịch bệnh
Tranh 2. Dịch bệnh là mối lo chung của người chăn nuôi và
cộng đồng
Tranh 3. Dịch bệnh có thể phòng chống được nếu áp dụng tốt
các biện pháp chăn nuôi an toàn
1


Con vòt dễ nuôi, lớn nhanh, có hiệu quả kinh tế cao
nếu không có dòch bệnh

2


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 1
Hỏi:
Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh?
Trong số bà con ngồi đây, ai nuôi nhiều vịt nhất? Và nuôi vịt theo hướng sản xuất nào: nuôi vịt

thương phẩm, vịt đẻ lấy trứng hay ấp vịt con bán giống?
Bà con thấy nuôi vịt thế nào? Có lợi ích kinh tế không?
Có gia đình nào nuôi vịt chạy đồng không? Chạy đồng mấy tháng trong một năm?
 
Một số gợi ý nội dung:
Nuôi vịt là nghề truyền thống, phổ biến ở nông thôn nước ta nhất là ở đồng bằng Sông
Cửu Long.
Con vịt dễ nuôi, nhanh được ăn, được bán, có lợi nhuận cao nếu không có dịch bệnh.

3


Dòch bệnh là mối lo chung của người chăn nuôi và cộng đồng

4


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 2
Hỏi:
Bà con thấy gì trong các bức tranh?
Có khi nào đàn vịt của bà con bị bệnh không? Theo bà con, tại sao vịt nuôi lại bị dịch bệnh?
Khi vịt bị dịch bệnh, bà con bị thiệt hại gì?
Nếu xảy ra dịch lớn, bà con khác trong ấp bị thiệt hại gì?
 
Một số gợi ý nội dung:
Bệnh dịch gia cầm không tự nhiên mà có. Vịt bị dịch bệnh do lây nhiễm các loài vi khuẩn, vi rút
gây bệnh.
Có nhiều loại dịch bệnh GC khác nhau như: Tụ huyết trùng, dịch tả vịt, Cúm gia cầm…
Dịch bệnh GC thường lây nhanh trong đàn, một số bệnh không gây chết nhưng làm vịt chậm lớn,
đẻ kém, nuôi không có lãi.

Nếu dịch lây diện rộng, làm chết cả đàn hoặc phải tiêu hủy cả đàn sẽ thiệt hại kinh tế lớn; một số
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người hoặc gây tử vong (như bệnh cúm H5N1).

5


Dòch bệnh có thể phòng chống được nếu áp dụng tốt các
biện pháp chăn nuôi an toàn

6


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 3
Hỏi:
Bà con thấy gì trong bức tranh?
Theo bà con, có thể phòng được dịch bệnh cho đàn vịt nhà mình không?
Một số gợi ý nội dung:


Dịch bệnh có thể phòng chống được nếu áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi an toàn
sinh học

Giới thiệu chủ đề thảo luận:
Chúng tôi muốn cùng thảo luận với bà con về việc làm thế nào để chăn nuôi an toàn và phòng
chống được dịch bệnh.
Nội dung sẽ gồm có 2 phần chính:


i) Dịch bệnh có thể từ đâu đến;




ii) Cách phòng tránh dịch bệnh cho vịt bằng các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt.

Nhân vật của chúng ta sẽ là gia đình anh Ba, chị Ba, một gia đình chăn nuôi vịt giỏi ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Trong các buổi tới, chúng ta sẽ cùng xem và thảo luận về cách chăn nuôi của
gia đình anh Ba, chị Ba và xem mình có thể học được gì từ họ.
7



Phần 1.
Dịch bệnh từ đâu đến?

Phần 1

Tranh 4. Vịt bệnh, chết và sản phẩm vịt bị nhiễm bệnh


là nguồn lây bệnh trực tiếp

Tranh 5. Chất thải chăn nuôi là nguồn phát tán dịch bệnh
Tranh 6. Con người là yếu tố trung gian truyền bệnh
Tranh 7. Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh là nguồn lây gián tiếp
Tranh 8. Động vật khác có thể là trung gian truyền bệnh
Tranh 9. Phương tiện chăn nuôi và vận chuyển có thể là tác nhân
truyền bệnh

9



Vòt bệnh, chết và sản phẩm vòt bò nhiễm bệnh
là nguồn lây bệnh trực tiếp
Vòt nhà tui mới
bỏ ăn hai ba bữa ni
thôi, còn ngon nè,
tui để rẻ cho

10

Bữa rày tui làm
thòt đem cho
mấy nhà lối xóm
mà không ai
thèm lấy.

Mèng đéc ơi! Mấy tuần rày
vòt trong ấp bònh hết lượt,
hổng bán liền đi thì không
chừng lỗ chứ giỡn chơi à!
Vòt bệnh rồi, không
làm thòt được đâu!
phải báo thú y thôi


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 4
Hỏi:
Bà con nhìn thấy gì trên hai bức tranh này? Theo bà con, những con vịt ốm, chết này có phải là
nguồn lây bệnh trực tiếp cho các con vịt trong đàn, và cho đàn khác không? Bệnh có thể lây lan
như thế nào?

Theo bà con dịch bệnh có thể từ đâu đến?
Một số gợi ý nội dung:
Vịt khỏe mạnh có thể lây bệnh trực tiếp từ các nguồn sau:
Gia cầm ốm, chết.
Gia cầm khỏe nhưng mang mầm bệnh.
Xác gà vịt chết vứt ra kênh mương hoặc phân, dịch dớt dãi, chất thải do giết mổ như phủ tạng,
máu, lông, sản phẩm khác của gia cầm bị bệnh hoặc chết.
Ghi nhớ:


Không vứt xác gia cầm chết ra mương



Chỉ bán gia cầm khỏe, chữ tín phải đặt hàng đầu, gia cầm khỏe mạnh buôn lâu bán bền
11


Chất thải chăn nuôi là nguồn phát tán dòch bệnh

12


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 5
Hỏi:
Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh này?
Theo bà con mầm bệnh có thể lây lan qua chất thải, nước thải chăn nuôi không? Lây như thế nào?
Một số gợi ý nội dung:
Chất thải chăn nuôi mang theo rất nhiều mầm bệnh.
Dịch bệnh từ trại chăn nuôi lây lan ra ngoài chủ yếu qua chất thải chăn nuôi như: phân, nước thải,

rác thải, chất độn chuồng, xác gia cầm chết…
Các chất thải từ gà vịt bệnh không được thu gom, xử lý sẽ là nguồn lây bệnh rất lớn cho môi
trường xung quanh.
Ví dụ:
- Khi các trại nuôi kề nhau có hệ thống kênh rạch chung hoặc liền bên vườn nhà, nước thải,
chất thải từ các đàn vịt bệnh ra đồng, ra kênh, ra nguồn nước sẽ làm lây lan dịch bệnh
- Thả đàn vịt trên cánh đồng vừa có đàn vịt ốm đi qua, hoặc dùng ghe chở vịt ốm, không cọ rửa
sàn… sẽ có nguy cơ cao bị dịch bệnh
- Xác gà vịt chết vì bệnh đem bỏ kênh rạch là nguồn lây nhiễm lớn cho đàn gà, vịt khác
Vịt trông khỏe mạnh vẫn có thể mang mầm bệnh trong cơ thể và lây truyền bệnh cho vịt khác qua
chất thải
13


Con người là yếu tố trung gian truyền bệnh
Ai sang chơi mà đông
dữ ta! Tui mới đi chợ mua
thêm mấy con vòt cồ
đẹp dữ nè!

A!!! Ba đã về

14


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 6
Hỏi:
Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh này?
Theo bà con dịch bệnh có thể lây cho con vịt thông qua con người không?
Ai là những người có khả năng làm dịch bệnh lây lan?

Việc lây lan diễn ra như thế nào?
Một số gợi ý nội dung:
Dịch bệnh có thể lây lan gián tiếp qua con người do các chất thải, chất bài tiết như phân, dớt dãi,
chất thải lò mổ chứa mầm bệnh của vịt bệnh hoặc chết bám trên tay chân, quần áo, giầy dép,
dụng cụ của con người, theo con người đi từ nơi này sang nơi khác.
Người chăn nuôi, người trong gia đình, thú y viên, khách tham quan, người thu mua trứng, mua
gà vịt, hàng xóm.... ra vào trại chăn nuôi đều có thể là đối tượng trung gian truyền bệnh.
Ghi nhớ:


Những người thường xuyên tiếp xúc với vịt là những nhóm đối tượng đầu tiên cần chú ý đề phòng
sự lây lan dịch bệnh cho vịt

15


Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh là nguồn lây gián tiếp

16


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 7
Hỏi:
Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh này?
Theo bà con thì bao thức ăn và nguồn nước uống như vậy khi sử dụng cho vịt có thể làm vịt bị
lây bệnh không?
Một số gợi ý nội dung:
Bệnh có thể lây lan gián tiếp qua thức ăn thừa từ trại vịt bệnh, máng ăn, máng uống nhiễm chất
thải từ đàn gà, vịt ốm hay chim trời và động vật khác bị mắc bệnh.
Bệnh có thể lây lan gián tiếp qua nước uống không an toàn (từ nguồn nước sông, suối, ao, hồ,

mương, rãnh,...) nơi có thể có xác chết gia súc, gia cầm khác.
Thả chung bãi chăn với đàn vịt ốm có nguy cơ lây bệnh cao.
Thức ăn không an toàn (thừa, ẩm mốc, quá hạn sử dụng, rơi vãi…) làm giảm sức đề kháng của
gà vịt và làm gà vịt dễ mắc bệnh.
17


Động vật khác có thể là trung gian truyền bệnh

18


Hỏi:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 8

Bà con nhìn thấy có những con vật nào trong bức tranh này?
Theo bà con, có những loài động vật nào hay ra, vào khu vực nuôi vịt nhà mình? Như vậy có nên
không? Tại sao?
Có nên nuôi chung vào đàn vịt vài con gà thả rông hay vài con vịt xiêm không? Tại sao?
Khi bán vịt, có nên giữ lại các con còi cọc, chậm lớn không? Tại sao?
Bà con có biết những dịch bệnh nào có thể lây trực tiếp từ các loài chuột, chim, côn trùng…cho
vịt không?
Một số gợi ý nội dung:
Gia cầm thả rông, chó, mèo, chim nhà, chim hoang dã, chuột, côn trùng đều có thể là các tác
nhân truyền bệnh và phát tán các chất thải, chất bài tiết như phân, nhớt dãi, chất thải chứa mầm
bệnh của gia cầm bệnh hoặc chết đi từ nơi này sang nơi khác;
Gia cầm còn sót lại từ các lứa nuôi khác nhau có khả năng mang mầm bệnh mà không phát bệnh
và có khả năng lây cho các lứa nuôi mới;
Dịch bệnh có thể lây trực tiếp từ các loài khác nhau như chim, chuột, côn trùng cho vịt.

Ví dụ:
Chuột truyền bệnh: Tụ huyết trùng, Thương hàn;
Muỗi, mò, mạt truyền bệnh Đậu gà;
Chim hoang truyền bệnh: Cúm gia cầm, Tụ huyết trùng, Niu-cát-xơn.

19


Phương tiện chăn nuôi và vận chuyển
có thể là tác nhân truyền bệnh

20


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 9
Hỏi:
Bà con nhìn thấy gì trong hai bức tranh này?
Quan sát bức tranh và liên hệ thực tế chăn nuôi, bà con có thể kể giúp những phương tiện và
dụng cụ thường xuyên có mặt hoặc ra vào khu vực chăn nuôi?
Theo bà con, phương tiện vận chuyển có phải là nơi lưu giữ mầm bệnh không? Tại sao?
Một số gợi ý nội dung:
Các phương tiện và dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi: máng ăn, máng uống, xe chở thức ăn,
dụng cụ làm vệ sinh, nia mành…
Các phương tiện, dụng cụ sử dụng trong công tác vận chuyển: xuồng, ghe chuyên dụng, xe chở
vịt, thùng hoặc khay đựng vịt con, sọt đựng trứng, …
Do thường xuyên tiếp xúc, mầm bệnh có thể được lưu giữ ở các phương tiện vận chuyển và
dụng cụ chăn nuôi rồi theo các dụng cụ, phương tiện này phát tán ra môi trường và là nguồn lây
bệnh cho vịt
21



×