Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 137 trang )

Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông

MỤC LỤC
Vấn đề 1: Kinh nghiệm dạy ôn thi THPT quốc gia cho các đối tượng học sinh yếu và khá
giỏi.
THPT Phan Văn Hùng ............................................................................................................... 2
THPT Đại Ngãi .......................................................................................................................... 5
Vấn đề 2: Phân tích cấu trúc đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2017 (so sánh với đề
thi THPT quốc gia năm 2016).
THPT Lê Văn Tám ..................................................................................................................... 8
THPT Mai Thanh Thế .............................................................................................................. 12
Vấn đề 3: Phương pháp giải các bài tập khó về Este- Hóa học 12.
THPT Kế Sách.......................................................................................................................... 14
THPT Lịch Hội Thượng ........................................................................................................... 23
THPT Phú Tâm ........................................................................................................................ 30
Vấn đề 4: Kinh nghiệm giải các bài toán về Amin, Aminoaxit - Hóa học 12.
THPT Văn Ngọc Chính ............................................................................................................ 35
THPT Trần Văn Bảy ................................................................................................................ 40
Vấn đề 5: Kinh nghiệm dạy nội dung bài tập Peptit - Hóa học 12.
THPT Thuận Hòa ..................................................................................................................... 47
THPT Huỳnh Hữu Nghĩa ......................................................................................................... 57
THPT Thiều Văn Chỏi ............................................................................................................. 67
Vấn đề 6: Sử dụng định luật bảo toàn electron trong giải các bài toán trắc nghiệm về kim
loại tác dụng HNO3, H2SO4 đặc.
THPT Hoàng Diệu.................................................................................................................... 70
THPT Mỹ Hương ..................................................................................................................... 79
THPT Tp Sóc Trăng ................................................................................................................. 84
Vấn đề 7: Sử dụng phương pháp "quy đổi" để giải các bài toán trắc nghiệm Hóa học.
THPT Hoàng Diệu.................................................................................................................... 91
THCS THPT Khánh Hòa ......................................................................................................... 97
THPT An Thạnh 3 .................................................................................................................. 104


Vấn đề 8: Sử dụng phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học.
THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai .................................................................................. 112
THPT Lương Định Của .......................................................................................................... 118
THPT Nguyễn Khuyến ........................................................................................................... 124
MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY MÔN HOÁ HỌC TẠI TRƯỜNG THPT THÁP
MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP.................................................................................................. 134

Trang 1


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông

KINH NGHIỆM DẠY ÔN THI THPT QUỐC GIA CHO HS YẾU, HS
KHÁ GIỎI
Trường THPT Phan Văn Hùng
Thực hiện công văn số 2708/SGDĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc
Trăng ngày 6 tháng 12 năm 2016 về việc viết tham luận hội nghị chuyên đề "Nâng cao
chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông", tôi xin có vài ý kiến về kinh
nghiệm dạy ôn thi THPT QG cho HS yếu và HS khá giỏi.
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra vào trong tháng 6 và HS được chọn môn thi ngay
từ đầu năm học nên học sinh có thời gian ôn tập nhiều hơn.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng định hướng về nội dung thi, cách ra đề thi: nội
dung nằm trong Chương trình lớp 12 cấp THPT, đề thi cho mỗi môn thành phần của các
bài thi KHTN có 40 câu hỏi trắc nghiệm gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ
mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét
tuyển ĐH, CĐ.
2. Khó khăn
- Kỳ thi THPT quốc gia 2017, môn Hóa học được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ

chức cho HS thi theo bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (tổ hợp Vật lí, Hóa học, Sinh học)
nên nội dung, mức độ kiến thức giáo viên đôi lúc còn lúng túng.
- HS phải học nhiều môn thi hơn, thời gian làm bài thi ít hơn so với các năm
trước.
- Nhiều học sinh hiện nay chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học tập của
mình nên năng lực tự học và sáng tạo của các em phát triển chậm.
II. GIẢI PHÁP
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông, tôi xin chia
sẻ một số kinh nghiệm:
1. Phân loại đối tượng để ôn tập
Khi ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia, giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm để ôn
tập: nhóm I gồm những học sinh tham dự kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT; nhóm II gồm
những học sinh tham dự kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT và xét đại học.
2. Phân loại nội dung, bài tập để dạy
Giáo viên cần biên soạn nội dung, các dạng bài tập theo 2 mức độ cho 2 nhóm để
dạy:
+ Đối với nhóm I: Giáo viên cần soạn những câu hỏi đơn giản, tính tư duy, vận
dụng thấp.
+ Đối với nhóm II: Sau khi cho học sinh giải thành thạo các dạng câu hỏi đơn
giản và tiếp tục giải các dạng câu hỏi nâng cao.
3. Tạo không khí học tập thân thiện

Trang 2


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Giáo viên cần tạo không khí học tập hứng thú với những bài tập từ đơn giản đến
phức tạp khi học sinh lên bảng làm bài tập, nếu học sinh không biết làm thì giáo viên cần
hướng dẫn, chỉ dẫn cho đến khi biết làm.
4. Dạy cho HS cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu, học nhóm

- GV hướng dẫn HS tự học, tự tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Các thông
tin cần tìm kiếm như: phương pháp giải bài tập hóa, các dạng bài tập, đề kiểm tra theo
chuyên đề, các khóa học trên mạng, các bài giảng về các chuyên đề, …
- Hướng dẫn học sinh học nhóm: Mỗi nhóm có từ 3 đến 7 học sinh tham gia. Mỗi
nhóm có 1 nhóm trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm
trưởng. Mỗi nhóm cần có kế hoạch cụ thể:
+ Hoạt động nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định.
+ Sau khi kết thúc một bài, một chương, mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích
cực học và làm bài tập. Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi
thắc mắc, những bài tập chưa làm được.
+ Trong buổi học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình
băn khoăn nhờ các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp
lại gửi giáo viên bộ môn giảng.
5. Hướng dẫn HS các phương pháp giải nhanh các dạng bài tập
- Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy, phương pháp sơ đồ hóa tóm tắt kiến thức đối
với mỗi nội dung bài học, tổng kết chương.
- Nắm vững các phương pháp giải bài tập hóa: qui đổi, đồ thị, bảo toàn elelctron,
bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, ...
- Nắm vững các công thức tính nhanh.
- Nắm vững kiến thức cơ bản và cả những phần nâng cao.
6. Phối hợp tốt giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và gia đình HS
- Một vấn đề không thể không nói đến là vai trò của GVCN và GVBM. Không ai
khác ngoài các thầy cô trực tiếp dạy sẽ nắm rõ điểm mạnh, yếu của từng em để tư vấn,
định hướng cho các em trong việc tự học cũng như trong việc chọn trường.
- GVCN, GVBM thường xuyên kiểm tra, kịp thời đánh giá, một mặt để các em
biết mình đang ở đâu, ở mức nào để có hướng phấn đấu, đồng thời về phía GV sẽ có cách
thức, giải pháp phù hợp để kịp thời uốn nắn các em, giúp các em phát huy điểm mạnh,
hạn chế yếu điểm.
7. Phân chia thời lượng thích hợp cho ôn tập
Muốn đạt được kết quả kỳ thi THPT quốc gia tốt hơn, theo tôi cũng cần có thời

gian “vừa đủ” để cho giáo viên tổ chức ôn tập, điều này cũng tùy thuộc vào tình hình
thực tế của mỗi nhà trường. Trong thời gian ôn tập GV cũng cần có kế hoạch phân bố
thời gian cho mỗi nội dung của chương trình một cách hợp lí.
8. Hướng dẫn HS làm tốt các bài thực hành trên lớp
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nếu có điều kiện làm được càng nhiều
thí nghiệm mang tính chất chứng minh, đối chứng thì học sinh càng nắm bài tốt. Mỗi thí

Trang 3


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
nghiệm các bước tiến hành, các hiện tượng xảy ra cần được ghi chép cẩn thận và mỗi học
sinh phải tự tay làm từ đó học sinh sẽ nắm vững kiến thức hơn.
9. Tổ chức cho HS các buổi kiểm tra theo cấu trúc đề thi của BGD
GV cần đánh giá sát thực hơn kết quả học tập của học sinh, từ đó có thể điều
chỉnh kịp thời cách dạy để HS đạt kết quả cao trong học tập.
IV. KIẾN NGHỊ
Sở Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức thêm những buổi tập huấn, hội thảo với
nội dung phong phú, chất lượng để giáo viên thật sự có những thông tin bổ ích, giúp giáo
viên có những định hướng tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

Trang 4


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông

KINH NGHIỆM DẠY ÔN THI THPT QUỐC GIA CHO CÁC ĐỐI
TƯỢNG HỌC SINH YẾU VÀ KHÁ GIỎI
Trường THPT Đại Ngãi
Nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia được coi là vấn đề quan tâm hàng đầu

của Lãnh đạo nhà trường và giáo viên giảng dạy các bộ môn có thi tốt nghiệp.
Trong khi đó, môn Hoá học là một môn học khó, nếu không có những phương
pháp giảng dạy phù hợp với học sinh dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu
kiến thức. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày
càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Tuy nhiên vẫn có nhiều học sinh có niềm
đam mê cháy bỏng đối với môn hóa học, luôn cố gắng chuyên cần học tập để đạt điểm
cao trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia (TNTHPTQG).
Vì vậy việc tìm giải pháp để nâng cao chất lượng ôn thi THPTQG nói chung và
công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém, nâng cao học sinh giỏi môn Hóa nói riêng là trách
nhiệm quan trọng của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên – thể hiện ý thức và tâm huyết của
người giáo viên.
Vậy làm thế nào để ôn thi THPT quốc gia cho học sinh có chất lượng, có hiệu
quả? Trong khuôn khổ bài tham luận này, chúng tôi xin được trình bày một số kinh
nghiệm đã áp dụng trong những năm gần đây:
1. Đánh giá phân loại đúng năng lực, trình độ học sinh
Dựa vào ý thức, thái độ tham gia xây dựng bài học, đặc biệt là căn cứ vào kết quả
học tập của năm trước, kết quả của các lần kiểm tra 15 phút, một tiết, thi học kì…chúng
ta rất dễ dàng phân loại được các nhóm đối tượng học sinh. Từ đó giáo viên xây dựng kế
hoạch ôn tập phù hợp với từng nhóm học sinh.
Trong các năm qua, sau khi có danh sách học sinh đăng kí ôn thi, chúng tôi chia
các em thành hai lớp riêng để ôn tập. Lớp thứ nhất dành cho các em đăng kí thi tốt nghiệp
THPTQG, lớp thứ hai dành cho các em đăng kí thi tốt nghiệp THPTQG và xét tuyển đại
học. Đối với từng lớp, chúng tôi xây dựng đề cương ôn tập riêng và đề ra kế hoạch ôn tập
phù hợp với năng lực và trình độ của các em như sau:
- Đối với các em chỉ đăng kí thi tốt nghiệp THPTQG, giáo viên sẽ hệ thống lại
kiến thức của từng bài, từng chương, sau đó hướng dẫn các em giải chi tiết từng câu trắc
nghiệm trong đề cương theo các cấp độ nhận thức từ dễ tới khó.
- Đối với các em đăng kí thi tốt nghiệp THPTQG và xét tuyển đại học, giáo viên
hệ thống kiến thức từng chương theo sơ đồ tư duy, sau đó hướng dẫn các em ôn tập theo
từng chủ đề như: kinh nghiệm giải các bài toán về este, amin, amino axit…., cách sử

dụng phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp
đường chéo, phương pháp tăng giảm khối lượng….
2. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Thường xuyên động viên,
khích lệ các em để các có niềm tin và động lực học tập.
3. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm

Trang 5


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có
nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết
dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản,
làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn
các dạng bài tập đó.
4. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Sự thân thiện của giáo viên, không khí học tập thoải mái cũng góp phần đạt hiệu
quả giáo dục rất cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần
gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập.
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không dùng
lời thiếu tôn trọng đối với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy
làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
- Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến
của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời
động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến.
5. Tổ chức kiểm tra kết quả ôn tập của học sinh theo định kì
Qua kiểm tra, ta sẽ đánh giá được năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh, từ đó

đưa ra phương pháp ôn tập phù hợp, kịp thời uốn nắn giúp đỡ những em có học lực yếu.
6. Thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu học sinh quan tâm lưu ý một số điểm sau trong kì
thi THPT quốc gia
- Do đề thi rút ngắn thời gian và phải thi cùng lúc 3 bài thi nên thí sinh phải luyện
tập thật nhiều và nên cố gắng tính giờ cho một bài thi hoàn chỉnh. Khi giải bài nếu có thể
nên tập trung làm ba bài liên tiếp để cho não hình thành thói quen tư duy.
- Riêng với kiến thức lý thuyết, khi học nên hệ thống thành sơ đồ tư duy hoặc
những kiến thức nào có liên quan thì tập trung thành một chủ đề. Xem kĩ những dòng chữ
màu xanh trong sách giáo khoa (những câu này có thể xuất hiện ở dạng câu hỏi nhận định
đúng hoặc sai).
- Học sinh nên đặt mục tiêu điểm 8 trước; khi nào thấy bản thân có thể đạt được
điểm 8 thì hãy nghĩ tới điểm 9, 10 để tránh sa đà vào các câu quá khó mà bỏ qua những
câu cơ bản (vì mỗi câu có số điểm đều như nhau từ câu khó nhất đến câu dễ nhất).
- Học sinh đừng mất thời gian quá nhiều cho những câu bài tập quá khó. Đôi khi
câu lý thuyết dễ nhất mà không nắm rõ thì nó có thể trở thành câu khó nhất trong cả bài
thi.
- Trước khi thi khoảng một tháng, thí sinh nên dành thời gian giải lại các đề tuyển
sinh của bộ trong các năm gần đây. Đề thi tập trung trong chương trình 12 nên tập trung
giải lại các câu hỏi có liên quan đến bài thi.
- Khi làm bài, không nhất thiết phải giải thật nhiều đề mà nên giải đi giải lại các
dạng cho thật nhuần nhuyễn, tự bản thân phải cố gắng rút ra kiến thức, tư duy, kỹ năng
sau mỗi dạng bài để biến nó thành kinh nghiệm của bản thân.
- Không xem nhẹ bất kì kiến thức nào trong một bài học.

Trang 6


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
- Bên cạnh đó, đề minh hoạ có rất nhiều câu hỏi lý thuyết (khoảng 25 câu) nên
thường dành thời gian để kiểm tra phần lí thuyết và luôn sâu chuỗi lại những kiến thức có

liên quan giữa các chương với nhau.
- Mặt khác, đề thi mặt dù Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chủ yếu trong chương
trình 12, nhưng phần bài tập vận dụng cao vẫn có một số kiến thức liên quan đến 10 và
11, bởi vậy giáo viên nên lưu ý với học sinh và cho học sinh làm một số bài tập minh
họa.
Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh không chỉ phụ thuộc chủ yếu vào sự
nhiệt huyết của người giáo viên mà còn phụ thuộc vào ý thức và động cơ học tập của học
sinh. Để nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia, giáo viên nên là người
hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. Hãy "thắp sáng
ngọn lửa" chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh.

Trang 7


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông

PHÂN TÍCH ĐỀ THI MINH HỌA THPTQG 2017, SO SÁNH VỚI ĐỀ
THI THPTQG 2016
Trường THPT Lê Văn Tám
1. Cấu trúc câu hỏi: 40 câu trên 50 phút
- Toán: 15 câu tương đương khoảng 40 % lượng câu hỏi.
- Lý thuyết: 25 câu tương đương khoảng 60 % lượng câu hỏi.
- Kiến thức phần hóa vô cơ: 22 câu chiếm khoảng 55%.
- Kiến thức phần hóa hữu cơ: 18 câu chiếm khoảng 45 %.
2. Ma trận
Mức độ

Biết

Hiểu


Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

12 câu

12 câu

8 câu

8 câu

3. Phân bố các nội dung kiến thức trong đề thi minh họa
Phân bố các nội dung kiến thức trong đề thi minh họa cụ thể
Chuyên đề

Số câu hỏi
trong đề thi

Phân tích, đánh giá

1. Phản ứng oxi hóa - 1 câu
khử, Cân bằng phản
ứng hóa học

Nhóm chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử,
chiếm 1 câu hỏi trong đề thi với mức độ dễ.


2. Phi kim và axit vô 8 câu


Chuyên đề Phi kim chiếm khoảng 8 câu hỏi
trong đề thi. Các câu hỏi ở mức độ dễ và trung
bình, bao gồm kiến thức ở các chương NitoPhotpho, Cacbon-Silic, Oxi-lưu huỳnh, Halogen
tích hợp câu hỏi liên quan đến thí nghiệm nhận
biết các ion và kiến thức thực tế.
Trong đó, dạng BT: NO3- phản ứng với H+ với
Fe2+ hoặc Cu có độ khó cao hơn.

3. Đại cương về kim 5 câu
loại

Chuyên đề Đại cương về kim loại chiếm 5 câu
trong đề thi, câu hỏi mức độ từ dễ đến trung
bình, yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức căn
bản. Phần điều chế kim loại có liên quan nhiều.

4. Kim loại kiềm, Kim 3 câu
loại kiềm thổ, Nhôm
và các hợp chất

Chuyên đề Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ,
Nhôm và các hợp chất chiếm khoảng 4 câu
trong đề thi, gồm cả lí thuyết và bài tập. Các
câu hỏi ở chuyên đề này ở cả 3 mức độ dễ,
trung bình, khó. Có câu hỏi quen thuộc liên
quan đến đồ thị là muối nhôm tác dụng với

dung dịch kiềm.

Trang 8


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông

5. Bài tập Fe, Cu và 5 câu
tổng hợp nội dung
kiến thức Hóa học vô
cơ thuộc chương trình
phổ thông

Chuyên đề Fe, Cu và tổng hợp kiến thức Hóa
học vô cơ được ra dưới dạng nhiều câu hỏi ở
mức độ từ dễ đến khó, các BT ở mức độ khó thể
hiện sự phân loại học sinh một cách rõ rệt, yêu
cầu HS có tư duy vận dụng cao. Các câu hỏi lí
thuyết phần vô cơ tổng hợp thường yêu cầu HS
phải nắm vững các kiến thức Hóa học vô cơ để
chọn
được
đáp
án
chính
xác.
Để làm hết toàn bộ các câu hỏi, học sinh cần
nắm vững kiến thức cơ bản, vận dụng linh hoạt
các phương pháp giải nhanh như: bảo toàn khối
lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron,

đại lượng trung bình, quy đổi, phương trình ion,
đồ thị… để tìm ra kết quả. Tránh sa vào những
biểu thức toán học phức tạp, đồng thời tiết kiệm
thời gian.

6. Este, Lipit

7 câu

Các chuyên đề Este, Lipit chiếm 7 câu khá
nhiều trong đề thi ở mức độ dễ đến khó. Các
câu hỏi khó mang tính chất phân loại HS, đòi
hỏi HS nắm vững kiến thức và tư duy vận dụng
cao. Dạng toán cho rất khó.

7. Cacbohidrat

4 câu

Cacbohidrat chiếm 4 câu trong đề thi đại học, ở
mức độ dễ. Các kiến thức thuộc chuyên đề
Cacbohidrat còn được lồng ghép trong các bài
tập hữu cơ tổng hợp, HS cần nắm vững lí thuyết
cơ bản để tránh mất điểm 1 cách đáng tiếc ở các
câu hỏi dễ.

8. Amin – Amino axit 5 câu
- Protein

Chuyên đề Amin-Aminoaxit- Protein chiếm 5

câu hỏi trong đề thi bao gồm cả LT và BT,
trong đó các câu hỏi LT ở mức độ dễ, các BT
tính toán ở mức độ trung bình và khó. Trong đó
có dạng rất khó liên quan đến peptit. Bài tập
vận dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố,
BTKL

9. Polime, Vật liệu 1 câu
Polime

Chuyên đề Polime, Vật liệu Polime chiếm 1 câu
trong đề thi, câu hỏi này ở mức độ dễ.

10. Tổng hợp nội 1 câu
dung kiến thức Hóa
học hữu cơ thuộc
chương
tình
phổ
thông

Chuyên đề Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa
học hữu cơ chiếm 1-2 câu hỏi trong đề thi được
ra chủ yếu dưới dạng câu hỏi lý thuyết. Các câu
hỏi thuộc chuyên đề này bao quát cả 3 mức
độ dễ, trung bình, khó.

4. So sánh với đề thi năm 2016

Trang 9



Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
- Hình thức: Đề cũng cho dài như năm 2016, đề cho 4 trang trong khi đó năm 2016 là 5
trang mà thời gian quá ít do đó yêu cầu học sinh phải làm quen với việc đọc đề thật
nhanh. Rút ra được những thông tin quan trọng nhanh chóng. Quyết đoán với phương án
trả lời.
- Nội dung: Phần lớn câu hỏi là lý thuyết (trên 60%). Toàn bộ nội dung kiến thức nằm
trong chương trình lớp 12 cơ bản bỏ cả phần giảm tải trong khi đó đề thi 2016 cho cả 3
khối 10, 11, 12 và cả chương trình nâng cao, do đó đề thi 2017 phần nào giảm bớt áp lực
cho học sinh việc học quá nhiều kiến thức.
- Kỹ năng: Buộc học sinh học cả quá trình 10, 11, 12 đề cho thuộc loại kiến thức tổng
hợp cụ thể như ở một số câu:
+ S + Hg  HgS dạng này cũng thuộc phần chương Oxi- lưu huỳnh ở lớp 10.
+ Cr + Cl2  CrCl3 dạng này cũng thuộc phần chương halogen ở lớp 10.
+ Kim loại tác dụng với HCl, H2SO4 thuộc chương trình lớp 10.
+ Kim loại tác dụng với HNO3 thuộc chương trình lớp 11.
+ Phản ứng oxi hóa- khử thuộc lớp 10.
Các kiến thức trên học sinh có học lại trong phần kim loại nhưng buộc các em
phải nhớ lại phần đã học để bổ trợ kiến thức cho nhau vì đề cho toán hệ thống giống như
dạng đề 2016.
- Phân hóa:
+ Đề thi có mức độ khó và phân hóa thấp hơn đề thi THPT QG 2016 Tuy nhiên
điều này là hợp lý vì thời gian làm bài giảm xuống. Mặt khác học sinh phải làm bài thi 3
môn Hóa, Lý, Sinh trong cùng buổi thi do đó đề cho như thế cũng phù hợp.
+ Số lượng câu hỏi dài ở năm 2016 có nhiều hơn trong khi đó đề thi minh họa
2017 số lượng câu hỏi dài ít hơn nhưng cũng hợp lí vì thời gian thi quá ít.
+ Không có nhiều câu hỏi phức tạp như năm 2016 phần này BGD cũng cần vừa
với thời gian.
+ Không có quá nhiều chủ đề (do chỉ trong chương trình lớp 12). Về mặt cấu trúc

phần hóa vô cơ đề minh họa 2017 tập trung chủ yếu ở phần kim loại (kim loại kiềm, Al,
Cr, Fe, Cu) phần hữu cơ cho đầy đủ chương trình 12 (este, cacbohidrat, amino axit, hợp
chất của N, polime ) về mặt này thuận lợi cho học sinh dễ làm bài hơn so với năm 2016.
+ Mức độ khó tương đối hơn so với đề 2016 nhưng cũng tương xứng với lượng
thời gian quá ít do đó cấu trúc đề cũng hợp lí.
+ Về độ khó với 24 câu đầu tiên chiếm 60% lượng câu hỏi mức độ câu hỏi vừa
phải, dạng này vừa sức với học sinh chỉ xét tốt nghiệp, 8 câu hỏi tiếp theo chiếm khoảng
20 % với mức độ khó tương ứng với học sinh khá – giỏi buộc các em suy luận nhiều, 8
câu còn lại chiếm 20% rất khó phù hợp với học sinh giỏi – xuất sắc, đòi hỏi các em phải
có kỹ năng nhạy bén tính toán chính xác. Với những yêu cầu này thì đề minh họa có phần
giống đề thi 2016.
+ Mức độ đề cho từ dễ đến khó không tạo áp lực cho học sinh, phần này đề cũng
giống như đề 2016.

Trang 10


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
+ So với đề thi THPT QG 2016 thì đề thi minh họa 2017 số lượng câu hỏi có
trùng lặp một số câu trong các đề thi cũ.
+ Dạng toán cũng nằm trong các chủ đề quen thuộc như ở phần hóa vô cơ (H+,
NO3 -, Fe2+/ Fe3+, Ag+ với Fe2+ hỏi về khối lượng kết tủa, dạng toán đồ thị), phần hóa hữu
cơ (este- lipit, hợp chất chứa N).
Trên đây là một số ý kiến của tôi mong đồng nghiệp góp ý. Tôi Chân thành cảm
ơn!

Trang 11


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông


PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI 2016-2017 HÓA HỌC
Trường THPT Mai Thanh Thế
I. THỰC TRẠNG
- Đổi mới phương pháp thi là vấn đề cấp thiết cho sự nghiệp phát triển giáo dục
hiện nay, mấy năm qua ngành giáo dục nước nhà đã có nhiều phương pháp đổi mới. đổi
mới quy chế thi, đổi mới đem lại bước phát triển mới đây là cái tốt, cái cần, nhưng đổi
mới nhiều quá làm cho học sinh và phụ huynh hoang mang lo lắng.
- Hai năm học 2014-2015 và 2015-2016 đề thi có 50 câu thời gian làm bài 90
phút. Mức độ từ dễ đến khó, từ câu 1 đến câu 30 đề bám sát sách giáo khoa chủ yếu lớp
12. Từ câu 31 trở đi thì mức độ nâng cao mở rộng ra cho ba khối.
- Năm học 2016-2017 quy chế thi tốt nghiệp có sự thay đổi đề 40 câu, thời gian
làm bài 50 phút. Số câu giống với những năm áp dụng thi tốt nghiệp bằng hình thức trắc
nghiệm, nhưng thời gian thì ít hơn trước đây 90 phút, đây cũng là điều mà học sinh cũng
như phụ huynh rất quan tâm và lo lắng không biết đề thi vậy có dễ hơn đề minh họa hay
không, hơn nữa trong một buổi thi ba môn liên tục, không có thời gian để tư duy, đối với
học sinh có học lực yếu, trung bình gặp rất nhiều khó khăn.
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỀ THI MINH HỌA 2016-2017 SO VỚI ĐỀ THI
TNTHPT QUỐC GIA NĂM 2015-2016
a) Nhận xét
- Đề thi gồm 40 câu: 24 câu đầu là phần cơ bản (biết + hiểu) chiếm 60%, 16 câu
còn lại là phần nâng cao (vận dụng thấp + vận dụng cao) chiếm 40%. Thời gian làm bài
thi 50 phút (trung bình mỗi câu 1,25 phút).
- Nội dung kiến thức dàn trải ở các chương trong chương trình lớp 12 cụ thể:
+ Chương 1: Este- Lipit (6 câu)
+ Chương 2: Cacbohidrat (2 câu)
+ Chương 3: Amin-Aminoaxit-peptit (5 câu)
+ Chương 4: Polime (1 câu)
+ Tổng hợp các kiến thức hữu cơ (4 câu)
+ Chương 5: Đại cương về kim loại (7 câu)

+ Chương 6: Kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm (4 câu)
+ Chương 7: Sắt-Crom-Đồng (5 câu)
+ Chương 8 và 9: Phân biệt-hóa học môi trường (2 câu)
+ Tổng hợp các kiến thức vô cơ (4 câu)
- Số câu hữu cơ và vô cơ là 18 câu và 22 câu, lý thuyết chiếm 24 câu bài tập 16 câu.
b) Đánh giá
Đề thi năm rồi có mức độ phân luồng khá cao, 20 câu đầu tiên rất đơn giản chỉ
cần nắm được kiến thức cơ bản có thể làm được. Bắt đầu từ câu 21 trở đi mức độ được

Trang 12


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
tăng dần; từ câu 30 đến câu 40 đòi hỏi học sinh cần có một kiến thức bao quát hơn. Đặc
biệt từ câu 40 đến câu 50 là những câu cực khó đòi hỏi phải có kiến thức thật vững và tư
duy rất cao. Đề thi năm rồi muốn được điểm 10 không phải là chuyện dễ dàng. Về kiến
thức chủ yếu nằm trong chương trình 12, vẫn có rải rác ở chương trình 10, 11. Câu hỏi
mang tính chất thông hiểu liên quan đến thực tiễn khá nhiều. Các câu khó thường là các
bài tập liên quan đến Fe và hợp chất của Fe, nhiệt phân muối, kim loại phản ứng với axit
( đặt biệt là axit nitrit), peptit,…. Đề thi minh họa môn Hóa năm nay về cấu trúc vẫn
không gì thay đổi nhiều nhưng nhẹ hơn đề thi năm rồi rất nhiều kiến thức trọn vẹn trong
chương trình 12 số lượng câu hỏi khó vẫn có như bài tập về peptit, cacboxylic, kim loại
phản ứng với axit,....
Để làm bài tốt tôi nghĩ rằng ta cần cho học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ
bản và các định luật: bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron,... thường xuyên làm bài tập
để rèn luyện kĩ năng làm bài; tìm các bài khó để làm để nâng tầm để khi đi thi không ngỡ
ngàng và tự tin đối với những câu khó; và điều quan trọng là tốc độ làm bài phải nhanh
và chính xác, cần có chương trình ôn tập hợp lý, cho học sinh làm quen đề thi thử nhiều
lần trong năm. Nên hướng học sinh chọn khối cho phù hợp với khả năng của bản than
tránh trường hợp học sinh chọn đại khi thi.

III. MỘT SỐ Ý KIẾN TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ÔN TẬP CHO HỌC SINH
- Đối với nhà trường phân luồng học sinh phù hợp, hướng nghiệp để học sinh
chọn môn thi vừa khả năng, phân lớp với số lượng học sinh 30 em/ lớp, không để học
sinh đông quá rất khó quản lý và dạy.
- Ôn tập và quản lý học sinh chặt chẽ, có những tiết kiểm tra đánh giá kịp thời.
- Phân loại học sinh thành các lớp học theo trình độ và nguyện vọng để có phương
pháp giảng dạy phù hợp.
- Đối với học sinh phân thời gian học cho phù hợp, thi cử sức khỏe cũng là vấn đề
cần bàn có nhiều em say sưa học bài quá quên đi sức khỏe, tới ngày thi thì đổ bệnh,
nhưng vẫn đi thi dẫn tới kết quả không cao.
- Thường xuyên tập làm đề thi thử nắm vững kiến thức bám sát sách giáo khoa
nhất là chương trình lớp 12.

Trang 13


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP KHÓ VỀ ESTE
Trường THPT Kế Sách
A. MỞ ĐẦU
I. Tầm quan trọng của tham luận
Hiện nay trong tất cả các đề thi THPT, HSG, MTCT,...hầu như đều xuất hiện bài
tập este, do đó việc đề cập một số phương pháp giải bài tập este trong tham luận này góp
phần cần thiết để giải quyết vấn đề đó.
II. Phạm vi áp dụng
Nội dung tham luận giúp giải quyết phần lớn các bài tập este trong các kỳ thi. Có
thể dùng làm tài liệu tham khảo cho HS và GV.
B. NỘI DUNG
Tổng quan về lý thuyết
I. Este

1. Cấu tạo phân tử
- Este đơn chức: RCOOR’ (R: H hoặc gốc hidrocacbon, R’: gốc hidrocacbon).
- Este tạo bởi axit đa chức và ancol đơn chức: R(COOR’)n.
- Este tạo bởi axit đơn chức và ancol đa chức: (RCOO)mR’.
- Este tạo bởi axit đa chức và ancol đa chức: Rm(COO)n.mR’n.
2. Tên gọi
Tên gốc R’ + tên gốc axit (đuôi “at”).
3. Tính chất vật lý
- Nhiệt độ sôi thấp hơn các axit và ancol có cùng số C vì giữa các phân tử etse
không có liên kết hidro.
- Các este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả
năng hòa tan nhiều chất hữu cơ khác nhau. Các este thường có mùi thơm dễ chịu.
4. Tính chất hóa học
a. Phản ứng ở nhóm chức
* Phản ứng thủy phân:
- Trong môi trường axit:
RCOOR’ + H2O

H 2 SO4 ,t

 RCOOH + R’OH
o

- Trong môi trường kiềm:
RCOOR’ + NaOH

t

RCOONa + R’OH
o


* Tác dụng hợp chất cơ Magie:


R '' MgX , H 3O
 R-C(R’’)2-OH
R-COO-R’ 

* Phản ứng khử:

Trang 14


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông


. LiAlH 4 / ete , 2. H 3O

 RCH2OH + R’OH
RCOOR’ 1

b. Phản ứng ở gốc hidrocacbon
* Phản ứng cộng vào gốc không no (H2, Br2, HBr…):
,t


 CH3-CH2COOCH3
CH2=CHCOOCH3 + H2 Ni
o


* Phản ứng trùng hợp:
nCH2=C(CH3)COOCH3 trunghop

 -(CH2-C(CH3)(COOCH3))-n
* Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3:
AgNO3 / NH 3
HCOOR’ 

 2Ag
AgNO3 / NH 3
HCOO-CH=CH-R’ 

 4Ag

5. Điều chế
a. Phản ứng este hóa
,t o

)
2 4 ( đ
 RCOOR’ + H2O

H SO

RCOOH + R’OH

b. Phản ứng điều chế este của phenol
(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH
c. Phản ứng điều chế este vinyl
t



 RCOO-CH=CH2
RCOOH + CH≡CH xt,
o

* Một số phương pháp giải bài tập este:
I. Dạng 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa và điều chế
1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa


H 3O
H 2 , Ni ,t
, âs
 X1 NBS
 X4 PCl
a/ Benzen 

 X2 KCN
 X3 

5  X5 NH

3
Br2 / NaOH
X6 

 X7
o


Giải:
CN

Br

3H2
Ni, to

KCN

NBS
AS

H3O+

Br2 + NaOH

COOH

COCl

CONH2

NH2

NH3

PCl5

Trang 15



Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông

b/

c/

2. Điều chế
a) Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết có sẵn, viết sơ đồ điều chế etyl axetat:
C ,lamlanhnha nh


 CH≡CH
CH4 1500
o



H 2 , Pd  PbCO3 ,t
H 2O , H

 CH2=CH2 
 C2H5OH
o

 C2 H 5OH , H 2 SO4 ( đ ) ,t o

O2 ,mengiam



 CH3COOH      CH3COOC2H5

b) Từ axit propionic, các hóa chất và điều kiện cần thiết khác, hãy viết sơ đồ tổng hợp:
+ etyl amin
+ etylaxetat
+ vinyl butirat
+ phenyl axetat.
II. Dạng 2: Viết CTCT các đồng phân là este
* Số đồng phân este no, đơn chức, mạch hở CnH2nO2: 2n-2 (1 < n < 5).
* Công thức tính số trieste của glixerol và n axit đơn chức =

n 2 (n  1)
2

Ví dụ 1: Tính số đồng phân cấu tạo là este ứng với các CTPT C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2.
Viết CTCT và gọi tên.
Ví dụ 2: Đun nóng hỗn hợp gồm glixerol cùng axit axetic và axit propionic (xúc tác
H2SO4 đ), số trieste thu được là:
A. 4.
Đáp án: B.

Trang 16

B. 6.

C. 8.

D. 10.



Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
III. Dạng 3: Bài tập nhận biết
Một số phương pháp:
- Đun nóng: các este thường có mùi thơm: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl
butirat có mùi dứa, etyl isovalerat có mùi táo,…
- Dùng dd Br2 nhận biết este không no.
- Dùng dd AgNO3/NH3 nhận biết este dạng HCOOR’...
Ví dụ: Có các lọ mất nhãn sau: ancol etylic, vinyl axetat, axit axetic, etyl axetat. Hãy
nhận biết các chất trên, viết viết phương trình hóa học của phản ứng.
- Dùng quỳ tím nhận biết axit axteic: quỳ tím hóa đỏ.
- Dùng dd Br2 nhận biết vinyl axetat: mất màu dd Brom.
- Pt: CH3COOCH=CH2 + Br2 → CH3COO-CHBr-CH2Br.
- Dùng Na nhận biết ancol etylic: khí H2 thoát ra.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
Còn lại là etyl axetat.
IV. Dạng bài tập về phản ứng xà phòng hóa:
* Khi bài toán thủy phân hoàn toàn một este thu được:
+ Muối của axit đơn chức và ancol đơn chức → este đơn chức RCOOR’.
RCOOR’ + NaOH

t

RCOONa + R’OH
o

+ Thủy phân este đơn chức chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất → este đơn chức
RCOO
dạng vòng:
RCOO


to
+ NaOH

HO-ROONa

mmuối = meste + mNaOH
+ Muối của axit đơn chức và ancol đa chức → este đa chức (RCOO)mR’.
t
(RCOO)mR’ + mNaOH 
mRCOONa + R’(OH)m
o

→ nNaOH = m.neste
+ Muối của axit đa chức và ancol đơn chức → este đa chức R(COOR’)n.
t
R(COOR’)n + nNaOH 
R(COONa)n + nR’OH
o

→ nNaOH = n.neste
+ Muối của axit đa chức và ancol đa chức → este đa chức Rm(COO)n.mR’n.
t
Rm(COO)n.mR’n + n.mNaOH 
mR(COONa)n + nR’(OH)m
o

→ nNaOH = n.m.neste

Trang 17



Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
+ Hai muối của axit đơn chức → este RCOOAr
t
RCOOAr + 2NaOH 
RCOONa + ArONa + H2O
o

→ nNaOH = 2.neste
+ Muối của axit đơn chức và andehit đơn chức → este đơn chức RCOO-CH=CH-R’
t
RCOO-CH=CH-R’ + NaOH 
RCOONa + R’CH2CHO
o

→ nNaOH = neste
+ Muối của axit đơn chức và xeton đơn chức → este đơn chức RCOO-CR’=CH-R’’
t
RCOO-CR’=CH-R’’ + NaOH 
RCOONa + R’’CH2COR’
o

→ nNaOH = m.neste
* Este 2 chức tác dụng dd NaOH cho:
+ 1 muối + 1 ancol + 1andehit → este ROCO-R’-COOCH=CHR’’
t
ROCO-R’-COOCH=CHR’’ + 2NaOH 
ROH + R’(COONa)2 + R’’CH2CHO
o


+ 1 muối + 1 ancol + 1xeton → este ROCO-R’-COOCR’’=CHR’’’
t
ROCO-R’-COOCR’’=CHR’’’ + 2NaOH 
ROH + R’(COONa)2 + R’’’CH2COR’’
o

+ 2 muối + 1ancol → RCOOR’OOCR’’
t
RCOOR’OOCR’’ + 2NaOH 
RCOONa + R’’COONa + R’(OH)2
o

+ 1 muối + 2ancol → ROCOR’COOR’’
t
ROCOR’COOR’’ + 2NaOH 
R’(COONa)2 + ROH + R’’OH
o

+ 1 muối + 1ancol → ROCOR’COOR
t
ROCOR’COOR + 2NaOH 
R’(COONa)2 + 2ROH
o

* Khi cho 2 chất hữu cơ đơn chức mạch hở tác dụng với NaOH cho
+ 2 muối và 1 ancol, có khả năng hai chất đó là
R1COOR’ và R2COOR’ hoặc R1COOH và R2COOR’
+ 1 muối và 1 ancol, có khả năng hai chất đó là
RCOOH và R’OH hoặc RCOOR’ và R’OH hoặc R1COOR’ và R1COOH.

+ 1 muối và 2 ancol có khả năng hai chất đó là:
RCOOR’ và RCOOR’’ hoặc RCOOR’ và R’’OH
Ví dụ 1: Thủy phân hoàn toàn 0,15 mol một este cần dùng vừa đủ 100 g dd NaOH 18%
thu được một ancol và 36,9 g hỗn hợp hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Xác
định công thức hai axit.
Giải: nNaOH = 0,45 mol, ta có nNaOH = 3.neste → este 3 chức.
(R1COO)(R2COO)2R’ + 3NaOH → R1COONa + 2R2COO + R’(OH)3
0,15

Trang 18

0,15

0,3


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Ta có: m muối = 0,15 (R1 + 67) + 0,3 (R2 + 67) = 36,9
suy ra cặp nghiệm hợp lý:
R1 = 43 (C3H7) và R2 = 1 (H)
Vậy hai axit: HCOOH và C3H7COOH.
Ví dụ 2: Đốt cháy 1,6 gam một este đơn chức, mạch không phân nhánh E thu được 3,52
gam CO2 và 1,152 gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150 ml dd NaOH 1M, cô
cạn dd sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan. Xác định CTCT của E.
Giải:
nCO2 = 0,08 mol; nH2O = 0,064 mol.
nO (trong E) = (1,6 - 12.0,08 – 2.0,064)/ 16 = 0,032 → nE = 0,016 mol.
Đặt CTPT E: CxHyOz
Ta có x:y:z = 0,08 : (0,064.2) : 0,032 = 5 : 8 : 2. Vì este đơn chức nên z = 2.
Vậy CTPT E là: C5H8O2.

Vì mE + mNaOH = 10 + 6 = 16 = m chất rắn, nên E là este đơn chức vòng
RCOO

to
+ NaOH

HO-ROONa

Ta có ME = R + 44 = 1,6/0,016 → R = 56 (C4H8).
CTCT:
H2C

CH2

CO

H2C

CH2

O

V. Dạng bài tập phản ứng cháy:
CnH2n + 2 – 2k – 2xO2x +

3n  1  k  3 x
O2 → nCO2 + (n + 1 – k – x)H2O
2

* Nếu bài toán cho đôt cháy hoàn toàn một hay hỗn hợp các este mà thu được nCO 2 = nH 2 O

→ este no, đơn chức, mạch hở CnH2nO2
Ta có neste = 1,5. nCO 2 – nO2

→n=

nCO 2
1,5nCO 2  nO2

* Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm ancol X và axit hoặc este Y (đều no, đơn chức,
mạch hở) thì
nX = nH 2 O – nCO 2
* Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm andehit hoặc xeton X và axit hoặc este Y thu
được nCO 2 = nH 2 O thì X, Y đều là hợp chất no, đơn chức, mạch hở

Trang 19


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Ví dụ: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X
cần vừa đủ 3,976 lít O2 (đktc). Thu được 6,38 g CO2. Mặt khác, X tác dụng với dd NaOH
thu được một muối và hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Xác định CTPT hai este.
Giải:
Vì hai este tác dụng với dd NaOH thu được một muối và hai ancol đồng đăng kế tiếp
→ hai este đồng đẳng kế tiếp n =

nCO 2
1,5nCO 2  nO2

=


0,145
= 3,625
1,5.0,145  0,1775

Vậy CTPT hai este là: C3H6O2 và C4H8O2.
VI. Dạng kết hợp phản ứng cháy và thủy phân
- Kết hợp các định luật bảo toàn như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố…kết hợp
biện luận.
Ví dụ 1: Cho 2,85 g hợp chất hữu cơ X (C,H,O) tác dụng hết với nước (có xúc tác axit)
tạo ra hai chất A, B. Khi đốt cháy hết A tạo 2,016 lít (đktc) khí CO2 và 1,62 g H2O. Còn
khi đốt cháy hết B tạo 0,672 lít (đktc) CO2 và 0,81 g H2O. Biết tổng lượng O2 tiêu tốn
cho hai phản ứng này là 3,024 lít (đktc).
a) Xác định CTPT X, biết CTPT trùng CTĐG nhất.
b) Nếu chất a có M = 90, chất X tác dụng với Na giải phóng H2 thì có xác định
được cấu tạo A, B, X không?
Giải:
a) Xét 2 pư đốt cháy: mA +mB + mO2 = mCO2 + mH2O
→ mA +mB = (0,09 + 0,03).44 + (0,09 + 0,045).18 – 0,135 . 32 = 3,39 g
- Xét pư thủy phân X:
mX + mH2O = mA +mB → mH2O = 3,39 – 2,85 = 0,54 g.
→ nH2O = 0,03 mol.
- Xét đồng thời phản ứng thủy phân và phản ứng cháy:
+ Bảo toàn H:
mH(X) + mH(H2O thủy phân) = mH(A+B) = mH (H2O sản phẩm cháy)
→ mH(X) = (0,09 + 0,045).2 – 0,03.2 = 0,21 g.
+ Bảo toàn C:
mC(X) = mC(A+B) = mC (CO2 cháy)
→ mC(X) = (0,09 + 0,03).12 = 1,44 g.
mO(X) = 2,85 – 0,21 – 1,44 = 1,2 g.
Đặt CTTQ X: CxHyOz

→ x:y:z = 8:14:5 → CTPT C8H14O5
b) Xác định A:

Trang 20


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Vì khi đốt cháy A: nCO 2 = nH 2 O → A có dạng CnH2nOa (a ≤ n). Vì MA = 90 → 14n + 16a =
90 → n = a = 3.
→ A có CT C3H6O3 và nA = 0,03 mol. Vì X có thể tác dụng Na sinh ra H2 nên X có
nhóm OH hoặc COOH → Các CTCT thỏa mãn A: CH3CH(OH)COOH hoặc HOCH2CH2-COOH.
Xác định B: xét pư thủy phân nX:nH2O:nA = 0,015:0,03:0,03 = 1:2:2
Hệ số pt: C8H14O5 + 2H2O → 2C3H6O3 + B
→ B có CT C2H6O (0,015 mol), CTCT B là: C2H5OH.
→ X có CT là CH3CH(OH)COOC2H5 hoặc HO-CH2CH2-COOC2H5.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm hai este, Cho sản phẩm qua bình đựng
P2O5 dư, m bình tăng 6,21 g. Sau đó cho tiếp qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34,5 g
kết tủa. Mặt khác cho 6,825 g hỗn hợp hai este đó tác dụng vừa đủ dung dịch KOH, thu
được 7,7 g hỗn hợp hai muối và 4,025 g một ancol. Tìm CTPT và khối lượng mỗi este,
biết rằng khối lượng phân tử hơn kém nhau không quá 28 đvC.
Giải:
Ta có: nCO 2 = nH 2 O = 0,345 mol → este no, đơn chức, mạch hở.
Vì tạo ra hỗn hợp hai muối và một ancol nên có thể đặt CTTB hai este là RCOOR '

RCOOR ' + KOH → RCOOK + R’OH
x

x

x


x

Theo ĐLBTKL:
mKOH = 56x = 7,7 + 4,025 – 6,825 = 4,9 g.
→ x = 0,0875 mol.
→ MR’OH = 46 (C2H5OH).
→ Mmuối = R + 83 = 88 → R = 5, → I: (H và CH3) hoặc II: (H và C2H5)
* Cặp nghiệm I:
a  b  0, 0875
a  0, 0625


84a  98b  7, 7
b  0, 025

mHCOOC2H5 = 4,625 g; mCH3COOC2H5 = 2,2 g.
* Cặp nghiệm II:
a  b  0, 0875
a  0, 075


84a  112b  7, 7 b  0, 0125

mHCOOC2H5 = 5,55 g; mC2H5COOC2H5 = 1,275 g.
C. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm

Trang 21



Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
- Nội dung tham luận giải quyết được cho học sinh hiểu về lý thuyết và một số dạng bài
tập về este từ đó học sinh có thể giải quyết được phần nào các bài tập liên quan trong các
kỳ thi.
- Nội dung tham luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho HS và GV.
2. Tồn tại
Do thời gian và giới hạn độ dài của tham luận nên tham luận đưa ra khá ít về ví dụ
bài tập ở các dạng.
3. Kiến nghị
Sở GDĐT thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, học hỏi như thế này để
nâng cao chất lượng môn hóa nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của tỉnh Sóc
Trăng.

Trang 22


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ ESTE
HÓA HỌC 12
Nguyễn Văn Vẹn – Trường THPT Lịch Hội Thượng
1. Mở đầu
Chuyên đề Este - Lipit là phần quan trọng và có liên quan nhiều trong các kỳ thi
THPT Quốc gia. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa chỉ trình bày những nội dung cơ bản
nên học sinh rất lúng túng khi tổng hợp kiến thức và vận dụng để giải bài tập nâng cao,
do đó các em thường khó khăn và sợ gặp phải các bài tập este – lipit khó. Từ thực tế
giảng dạy, chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp giải các dạng bài tập khó của Este lipit nhằm giúp các em khắc phục các khó khăn trên và tự tin khi xử lí các câu hỏi về
este- lipit.
2. Một số dạng bài tập este – lipit

Một số lưu ý cần nắm
 Este được tạo bởi axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở và ancol no, đơn chức,
mạch hở (este no, đơn chức, mạch hở): CmH2m+1COOCm’H2m’+1 hay CnH2nO2 (m ≥ 0; m’≥
1; n ≥ 2 ).
 Este đa chức được tạo bởi axit cacboxylic đa chức và ancol đơn chức:
R(COOR’)n
 Este đa chức được tạo bởi axit cacboxylic đơn chức và ancol đa chức:
(RCOO)nR’
 Este đa chức được tạo bởi axit cacboxylic đa chức và ancol đa chức (cùng có n
nhóm chức): R(COO)nR’
 Tóm lại, có thể đặt CTTQ của este : CxHyOz (x, z ≥ 2; y là số chẵn, y  2x)
Dạng 1: Bài toán về phản ứng thuỷ phân este
1.1. Thuỷ phân một este đơn chức
- Trong môi trường axit: Phản ứng xảy ra thuận nghịch
RCOOR’ + HOH

H+, to

RCOOH + R’OH

- Trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá): Phản ứng một chiều, cần đun nóng
t
RCOOR’ + NaOH 
RCOOH + R’OH
0

Bài 1: Xà phòng hóa 2,76 gam một este X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
4,44 gam hỗn hợp hai muối của natri. Nung nóng hai muối này trong oxi dư, sau khi phản
ứng hoàn toàn, thu được 3,18 gam Na2CO3, 2,464 lít khí CO2 ( ở đktc) và 0,9 gam
nước.Công thức đơn giản cũng là công thức phân tử của X. Vậy CTCT thu gọn của X là:

A. HCOOC6H5.

B. CH3COOC6H5.

C. HCOOC6H4OH.

D. C6H5COOCH3.

Giải:
Sơ đồ phản ứng:

Trang 23


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
2,76 gam X + NaOH  4,44 gam muối + H2O (1)
4,44 gam muối + O2  3,18 gam Na2CO3 + 2,464 lít CO2 + 0,9 gam H2O (2).
nNaOH = 2 n Na2CO3 = 0,06 (mol); m NaOH =0,06.40 = 2,4 (g).
m H2O (1) =m X +mNaOH –mmuối = 0,72 (g)
mC(X) = mC( CO2) + mC(Na2CO3) = 1,68 (g); mH(X) = mH(H2O) – mH(NaOH) = 0,12 (g);
mO(X) = mX – mC – mH = 0,96 (g). Từ đó: nC : nH : nO = 7 : 6 : 3.
CTĐG và cũng là CTPT của X là C7H6O3.  đáp án C.
Bài 2: Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH
thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc)
thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút thu
được khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. CTCT của X là:
A. C2H5COOCH3.

B. CH3COOC2H5.


C. C2H5COOC3H7.

D. C2H5COOC2H5.

Giải: Theo đề bài: X đơn chức, tác dụng với NaOH sinh ra muối và ancol
 X là este đơn chức: RCOOR’.
Mặt khác: mX + m O2 = m CO 2 + m H 2O  44. nCO 2 + 18. n H 2O = 2,07 + (3,024/22,4).32 = 6,39
gam
Và 44. nCO 2 - 18. n H 2O = 1,53 gam  nCO 2 = 0,09 mol ; n H 2O = 0,135 mol
n H 2O > nCO 2  Z là ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức: CnH2n+1OH (n ≥1)

Từ phản ứng đốt cháy Z 

n H 2O
nCO 2

=

n  1 0,135
=
 n = 2.
0,09
n

Y có dạng: CxHyCOONa  T: CxHy+1 MT = 12x + y + 1 = 1,03.29
 x = 2, y = 5  C2H5COOC2H5 đáp án D.
1.2. Thuỷ phân hỗn hợp các este
Bài 3: Một hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < My). Đun nóng 12,5 gam hỗn
hợp A với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no B, đơn
chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC và hỗn hợp hai muối Z. Đốt cháy 7,6

gam B thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X, Y
trong hỗn hợp A lần lượt là:
A. 59,2%; 40,8%.

B. 50%; 50%.

C. 40,8%; 59,2%.

D. 66,67%; 33,33%.

Giải:
Từ đề bài  A chứa 2 este của 2 ancol đồng đẳng kế tiếp
Đặt công thức chung của ancol là C n H 2 n 1 OH

Trang 24


Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
nCO 2 = 7,84/22,4 = 0,35 mol; nH 2O = 9/18 = 0,5 mol  nB = n H 2O - n CO 2 = 0,5 – 0,35 =

0,15 mol
n CO 2

n =

nB

C H OH : 0,1 mol
= 2,33. Vậy B  2 5


C 3 H 7 OH : 0,05 mol

Đặt công thức chung của hai este là RCOOR
 neste = nNaOH = nmuối = nY = 0,15 mol
 mZ = 12,5 + 0,15.40 – 7,6 = 10,9 g  M muèi = M R + 67 =

10,9
=72,67  M R = 5,67.
0,15

Như vậy trong hai muối có một muối là HCOONa. Hai este X, Y có thể là:
HCOOC 2 H 5
(I) 

C x H y COOC 3 H 7

HCOOC 3 H 7
C x H y COOC 2 H 5

hoặc (II) 
x  1
y  3

- Trường hợp (I)  

- Trường hợp (II)  12x + y = 8 ( loại)
X : HCOOC 2 H 5 : 59,2%
 đán án A
Y : CH 3 COOC 3 H 7 : 40,8%


Vậy A 

1.3. Thuỷ phân este đa chức
+ R(COOR’)n + nNaOH  R(COONa)n + nR’OH, nancol = n.nmuối
+ (RCOO)nR’ + nNaOH  nRCOONa + R’(OH)n, nmuối = n.nancol
+ R(COO)nR’ + nNaOH  R(COONa)n + R’(OH)n, nancol = nmuối
Bài 4: Cho 0,01 mol một este X của axit hữu cơ phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch
NaOH 0,2 M, sản phẩm tạo thành chỉ gồm một ancol Y và một muối Z với số mol bằng
nhau. Mặt khác, khi xà phòng hoá hoàn toàn 1,29 gam este đó bằng một lượng vừa đủ là
60 ml dung dịch KOH 0,25 M, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn dung dịch được
1,665 gam muối khan. Công thức của este X là:
A. C2H4(COO)2C4H8.

B. C4H8(COO)2C2H4.

C. C2H4(COOC4H9)2.

D. C4H8(COO C2H5)2.

Giải:
Ta có: nZ = nY X chỉ chứa chức este
Sỗ nhóm chức este là:

n NaOH
0,1.0,2
=
= 2  CT của X có dạng: R(COO)2R’
nX
0,01


Từ phản ứng thủy phân: naxit = nmuối = 1 nKOH = 1 .0,06.0,25 = 0,0075 mol
2

2

 M muối = MR + 83.2 = 1,665 = 222 MR = 56  R là: -C4H80,0075

Trang 25


×