Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.58 KB, 23 trang )


KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
CÙNG THAM DỰ HỘI THẢO
NÂNG CAO CHẤT LƯNG DẠY
VÀ HỌC MÔN TOÁN Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG

I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toán học là một môn học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc
sống, một môn học không thể thiếu với mỗi chúng ta. Là môn học trừu
tượng và khó cho người dạy cũng như người học. Đứng trước một yêu
cầu cao khi việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi
phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao để dần đưa đất nước ta
chuyển từ một nước có nền nông nghiệp là chính sang một nước công
nghiệp và tiến dần đến nền kinh tế tri thức. Trước một thách thức như
vậy thì nền giáo dục của chúng ta lại gánh vác một nhiệm vụ hết sức
nặng nề, đòi hỏi ngày cao về chất lượng dạy cũng như kết quả của người
học để đào tạo ra những con người lao động chất lượng cao đáp ứng
cho nhu cầu xã hội.

Để làm được điều đó trước hết phải đổi mới
về phương pháp dạy và phương pháp học. Người
thầy giữ vai trò là người tổ chức, điều khiển giúp
học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện ra những
điều mới. Từ đó tạo cho các em sự hứng thú, tích
cực, chủ động biến những tri thức nhân loại thành
sản phẩm của riêng mình vận dụng vào cuộc sống
phục vụ cho bản thân, cho tương lai đất nước.

Thế nhưng hiện nay việc học toán của các em
học sinh còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là hình


học. Các em còn yếu về kỹ năng trong việc vẽ hình,
dựng hình cũng như sự tư duy phán đoán.Trên cơ
sở thực trạng đó tôi chọn đề tài về rèn luyện kỹ
năng dạy và học bài toán quỹ tích để giúp các em có
kỹ năng thành thạo về vẽ hình, dựng hình, rèn luyện
cho các em sự tư duy cũng như phán đoán để các
em sau khi học xong vận dụng tốt vào cuộc sống,
thấy được rằng quỹ tích rất thiết thực trong đời sống
của chúng ta, rất gần gủi với chúng ta.

II . GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Quỹ tích chỉ được đề cập ở THCS phần hình
học lớp 9, vả lại đây là một môn học khó, trừu tượng
đòi hỏi sự tư duy của người dạy và người học cao.
Mặt khác thời gian nghiên cứu ngắn do đó đề tài này
chỉ đề cập đến vấn đề rèn luyện kỹ năng về cách giải
bài toán quỹ tích thông qua việc vẽ hình, dựng hình
bằng một vài bài toán quỹ tích cụ thể; sau khhi trình
bày lời giải xong minh hoạ lại bằng hình động trực
quan toàn bộ quỹ tích để các em khẳng định lại lý
thuyết về quỹ tích .

III . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Quỹ tích là một phần hình học trừu tượng,
khó đòi hỏi người học phải có sự tư duy, khả
năng phán đoán cao. Mặt khác đây là kiến thức
được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
Do đó nghiên cứu đề tài này người dạy sẽ có
một kỹ năng, phương pháp dạy quỹ tích dễ
hiểu, trực quan sinh động, giúp người học tiếp

thu một cách nhanh chóng về toán quỹ tích,
hình thành cho các em có được kỹ năng vẽ
hình, dựng hình, rèn luyện cho các em kỹ năng
tư duy phán đoán để các em có hiểu biết sau
này vận dụng vào cuộc sống một cách linh hoạt
có hiệu quả.

III - NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN KHI GIẢI BÀI TOÁN
QUỸ TÍCH
Các bước tiến trình giải một bài toán quỹ tích
Bước 1. Phân tích tìm hiểu bài toán - liên hệ
cách giải bài toán quỹ tích
Cần xác định những yếu tố cố định, yếu tố
không đổi, yếu tố thay đổi
Bước 2. Dự đoán quỹ tích và hướng dẫn vè hình:
Ta dùng phương pháp thực nghiệm dựa vào các
điều kiện của bài toán ta xác định một số điểm có tính
chất T (ít nhất là 3 điểm), rồi căn cứ vào đó để dự
đoán quỹ tích thuộc loại đường thẳng hay đường tròn
( Nên chú ý đến các điểm đặc biệt, điểm cố định để dự
đoán)

Bước 3. Chứng minh
Muốn chứng minh quỹ tích ( Tập hợp) các
điểm M thoả mãn tính chất T là một hình H nào đó,
ta phải chứng minh hai phần:
Phần thuận: Mọi điểm có tính chất T đều thuộc hình
H.
Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất
T.

Kết luận : Quỹ tích (hay Tập hợp ) các điểm M có
tính chất T là hình H.

Bài toán vận dụng 1
:
Cho điểm A cố định trên
đường tròn tâm O, B là điểm di
động trên đường tròn tâm O.
Gọi I là trung điểm của AB . Tìm
quỹ tích(tập hợp) trung điểm I
khi B di động trên đường tròn.

×