Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN CHO TRE LAM QUEN VOI MOI TRUONG XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.13 KB, 8 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG BÔNG

TRƯỜNG MẪU GIÁO MẦM NON


MỘT SỐ KINH NGHIỆM


TRONG VIỆC CHO TRẺ
LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
THEO ĐÚNG QUY TRÌNH

Người Viết :
Chức Vụ : Giáo Viên
Năm Học : 2008 – 2009

1


PHẦN I : PHẦN CHUNG

I. Lý do chọn đề tài:
Ngành học Mầm Non là một bộ phận trong hệ thống Giáo dục quốc dân, là
ngành học đầu tiên có một vị trí và vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề về vật chất và
tinh thần để trẻ tiếp thu tốt chương trình giáo dục phổ thông.
Cho trẻ làm quen với Môi trường xung quanh là một trong những nội dung
giáo dục cơ bản và quan trọng trong trường Mầm non.
Khám phá môi trường xung quanh thực chất là giúp trẻ tìm hiểu môi trường
xung quanh một cách tích cực.Từ trước đến nay trong trường Mầm non vẫn dạy trẻ
tìm hiểu môi trường xung quanh hoặc làm quen với môi trường xung quanh. Trong
thực tế nhiều giáo viên hay chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của sự vật hiện


tượng như: àu sắc, hình dáng, tiếng kêu,công dụng … trong môi trường xung
quanh trẻ mà xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan, chưa chú ý đưa ra cho
trẻ những câu hỏi mở để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Chưa cho trẻ tìm
hiểu môi trường xung quanh theo đúng quy trình. Chính vì vậy mà trẻ ít có những
trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể xảy
ra trong quá trình trẻ tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh.
Khi thực hiện một chủ điểm nào đó trong chương trình , giáo viên có thể lựa
chọn tiến hành bằng nhiều hình thức giáo dục phù hợp và để cho trẻ làm quen với
môi trường xung quanh một cách tốt nhất thì giáo viên nên là người hướng dẫn và
tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cho nên tôi chọn và viết đề tài “ Một số kinh
nghiệm trong việc cho trẻ làm quen với Môi trường xung quanh theo đúng quy
trình ”.
1.Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Khảo sát việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh trong trường
Mầm non trên cơ sở đó tự rút ra một số kinh nghiệm trong việc cho trẻ làm quen
với môi trường xung quanh theo đúng quy trình.
2.Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Một số kinh nghiệm trong việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
theo đúng quy trình.
Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền dành cho ngành học Mầm non,
sự quan tâm của nhà trường, cơ sở vật chất tương đối ổn định .
- Giáo viên luôn được sự quan tâm của nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi
nhất để giáo viên và học sinh có thể dạy tốt, học tốt .
- Sự quan tâm nhiệt tình của cha mẹ học sinh chăm lo đến việc học của các
cháu.
Khó khăn:
- Điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn chưa thể đáp ứng đủ nhu
cầu về đồ dùng học tập trong môn làm quen với môi trường xung quanh cho
trẻ.

2


- Địa phương ít có cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh để phục vụ cho hoạt động
tham quan của trẻ.
- Giáo viên còn coi nhẹ tầm quan trọng của môn làm quen môi trường xung
quanh trong trường lớp Mầm non.

PHẦN II : CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Không có một quy trình nhất định nào trong việc cho trẻ làm quen môi
trường xung quanh mà khi cho trẻ làm quen chúng ta thường thực hiện theo 3 bước
là:
- Nội dung, hình thức cần tích luỹ.
- Hứng thú và khả năng của trẻ .
- Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường lớp.
Tuy nhiên việc vận dụng quy trình này vào thực tế cần linh hoạt không gò bó,
áp đặt.
I.GÂY HỨNG THÚ, KÍCH THÍCH SỰ QUAN TÂM, CHÚ Ý VÀ TÍCH
LUỸ KIẾN THỨC CHO TRẺ :
Trong phần này có nhiều hình thức tổ chức như: Dạo chơi, ham quan, trong
sinh hoạt hằng ngày, hoạt động góc và hoạt động có chủ đích.
Môn tìm hiểu môi trường xung quanh gồm có những phương pháp chính
như: Quan sát, tham quan, trong sinh hoạt hằng ngày, hoạt động góc và hoạt động
có chủ đích…
Thời gian : Tuỳ theo khả năng của trẻ ,tuỳ nội dung và điều kiện cụ thể, mỗi
nội dungcó thể thực hiện trong1 ngày, 2-3 ngày hoăïc trong một tuần .
Quá trình thực hiện:
1.Dạo chơi:
Với các nội dung về : Thế giới động vật, thế giới thực vật, Phương tiện giao

thông, hiện tượng tự nhiên hay một số hoạt động của con người như : Lao động
của người lớn trong trường Mầm non, nghề nghiệp của bố mẹ…thì trong các buổi
dạo chơi cô giúp trẻ quan sát và cùng đàm thoại nhằm khơi gợi sự hứng thú, kích
thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, giúp trẻ xem xét đặt câu hỏi, thử nghiệm
phán đoán và tìm cách giải quyết vấn đề, khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập, tưởng
tượng và sáng tạo đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ.
Tuỳ theo khả năng của trẻ ở từng độ tuổi mà chúng ta có những yêu cầu
khác nhau .Ví dụ như:
+ Lớp mầm : Chỉ cho trẻ biết tên gọi, những đặc điểm tiêu biểu của đối
tượng, hướng trẻ phát hiện ra những cái mới lạ, hấp dẫn trẻ khi quan sát.
+ Lớp Chồi: Chúng ta cần hướng trẻ tìm tòi ,phát hiện mối liên hệ giữa
các sự vật, hiện tượng, con người và gợi cho trẻ tìm tòi , khám phá phát hiện những
đặc điểm giống nhau và khác nhau, đồng thời liên hệ với những đối tượng mà trẻ
đã biết.
3


+ Lớp Lá : Cần cho trẻ thấy sự đa dạng phong phú và các mối liên hệ,
tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong môi trường.
Khi cho trẻ quan sát giáo viên cần lưu ý liên hệ với những kiến thức đã có của trẻ,
khơi gợi ở trẻ những tình cảm tích cực, thái độ đúng đắn với môi trường .
Với hình thức dạo chơi ngoài việc cho trẻ quan sát,cô giáo còn có thể sử
dụng phương pháp thí nghiệm như : hạt nẩy mầm, cây cần nước…
2.Trong sinh hoạt hằng ngày:
Trong các hoạt động giáo dục giáo viên cần tích cực trò chuyện, thảo luận
trao đổi kết hợp xem tranh ảnh, băng hình với từng trẻ, nhóm trẻ, cả lớp hay để trẻ
tự trò chuyện với nhau.Trong hoạt động vệ sinh giáo viên có thể đọc thơ, kể
chuyện cho trẻ để thu hút trẻ vào các công việc như chuẩn bị ăn, ngủ, dọn dẹp…
Giáo viên cần kết hợp với gia đình với nhiều hình thức như : gởi thông báo,
trao đổi trực tiếp, trong cuộc họp phụ huynh…để yêu cầu gia đình trẻ phối hợp

thực hiện như : cùng trẻ tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, đọc thơ ,truyện cho trẻ, trò
chuyện chia sẻ với trẻ hoặc cùng trẻ xây dựng môi trường hoạt động.
3.Tham quan:
Với các nội dung về xã hội như hoạt động, lao động của con người các công
trình công cộng hay về thế giới động vật, thực vật thì chúng ta nên tổ chức đi tham
quan.Tuỳ điều kiện của từng trường hay yêu cầu của từng bài cụ thể mà chúng ta
có thể cho trẻ tham quan ở gần hay xa trường, lâu hay chỉ trong khoảng thời gian
ngắn .
Trong khi tham quan giáo viên có thể tổ chức cho trẻ đàm thoại, thảo luận,
trò chuyện về nội dung của buổi tham quan hoặc sau đó một thời gian tuỳ hoàn
cảnh cụ thể.
4. Hoạt động góc:
Cần tổ chức tốt môi trường sinh hoạt cho trẻ trong các góc theo nội dung cần
tích luỹ ví dụ như:
+ Cung cấp những điều kiện vật chất cho các hoạt động.
+ Trang trí các góc, tường , các góc theo nội dung giáo dục.
Hướng trẻ tự tìm tòi , khám phá trao đổi, chi sẻ và tích cực hoạt động trên cơ
sở hứng thú và khả năng của trẻ ở tất cả các góc.
Trong khi cả lớp tập trung chơi ở các góc thì giáo viên có thể làm việc với
một số cá nhân trẻ như : cùng xem tranh ảnh, đọc truyện đọc thơ, cùng trao đổi
nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ. Giáo viên nên chú ý giúp đỡ đối với những trẻ
nhút nhát có khó khăn trong việc hoà nhập với cả lớp.
II.HÌNH THÀNH CÁC KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG CỦNG CỐ HỆ THỐNG
HOÁ VÀ MỞ RỘNG HIỂU BIẾT CHO TRẺ:
• Hình thức tổ chức : Hoạt động có chủ đích
Là hình thức chủ đạo để có thể củng cố, hệ thống, khái quát, mở rộng vốn
kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Cần thiết phải có một số yêu cầu sau:
-Cần tổ chức các hoạt động phong phú để trẻ tích cực tham gia ví dụ như :
hoạt động với vật thật, tranh ảnh, mô hình,thảo luận, so sánh, phân nhóm ,trải
nghiệm giải quyết vấn đề…

- Củng cố mở rộng kiến thức cho trẻ phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng như :
+ Kỹ năng hoạt động trí tuệ : So sánh, phán đoán, giải quyết vấn đề…
4


+ Kỹ năng xã hội : giao tiếp, hợp tác, làm việc theo nhóm…
-Tổ chức hoạt động tập thể kết hợp linh hoạt với hoạt động nhóm và hoạt
động cá nhân.
- Trong quá trình tổ chức học có chủ đích giáo viên có thể tích hợp một số
nội dung phù hợp ví dụ trong tiết học làm quen môi trường xung quanh có thể tích
hợp về dinh dưỡng, toán , âm nhạc… có liên quan đến đề tài .
* Các loại hoạt động học có chủ đích:
1.Hoạt động học nhằm củng cố, mở rộng hệ thống hoá kiến thức:
Mục đích yêu cầu của loại hoạt động học này là củng cố nhớ lại làm sâu
sắc , chính xác và mở rộng kiến thức về những đối tượng mà trẻ đã biết, đã được
làm quen. Đồng thời phát triển và rèn luyện kỹ năng cho trẻ mà trong đó chủ yếu là
kỹ năng so sánh , nhận xét.
Trong hoạt động này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng trực
quan như vật thật, tranh ảnh, mô hình.Ngoài ra cũng cần chuẩn bị các bộ đồ chơi
như lô tô , ghép hình, nối hình, các bài hát ,bài thơ câu đố…
+ Kể tên và xem tranh ảnh mô hình, vật thật kết hợp với thảo luận, nhận
xét đặc điểm của một số đồ dùng nhằm mở rộng hiểu biết về các đối tượng trong
xã hội .
+ So sánh hai đối tượng để tìm ra điểm giống và khác nhau của chúng.
+ Các hoạt động củng cố: chọn những loại phù hợp với nội dung tiết
học:trò chơi học tập, hát múa , kể chuyện đọc thơ ,vẽ nặn xé dán…
Ở ba độ tuổi chúng ta có thể hướng dẫn như sau:
 3-4 tuổi:
Ở độ tuổi này vốn kiến thức và cả vốn từ của trẻ chưa được phong phú
vì vậy trẻ chỉ nên làm quen với những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ

như rau, hoa, quả, gia súc, gia cầm, phương tiện giao thông đường bộ…
Mỗi tiết học chỉ nên có một ít đối tượng cụ thể và mở rộng kiến thức về các
đối tượng khác.
Tuỳ khả năng của trẻ mà giáo viên có thể cho trẻ so sánh hoặc phân biệt
những điểm khác nhau rõ nét nhất của các đối tượng mà trẻ vừa học.
Để trẻ có thể dễ dàng nhận xét các đặc điểm của các đối tượng giáo viên cần
sử dụng vật thật , tranh ảnh hoặc mô hình và đưa ra các câu hỏi đơn giản ,dễ hiểu
để trẻ có thể trả lời và đảm bảo thời gian không quá dài.
 4-5 tuổi:
Vốn kiến thức, kinh nghiệm và vốn từ của trẻ đã phong phú hơn nên giáo
viên có thể mở rộng phạm vi kiến thức cho trẻ ngoài các nội dung về động vật,thực
vật còn có thể củng cố ,mở rộng thêm kiến thức về nghề nghiệp của cha mẹ, các
loại phương tiện giao thông, các ngày kỷ niệm trong năm…
Khối lượng kiến thức cần củng cố nên nhiều hơn so với trẻ 3-4 tuổi .Trẻ
cần biết so sánh những đặc điểm giống và khác nhau của 1 đến 2 cặp đối tượng,vẫn
phải sử dụng đồ dùng trực quan để trẻ có thể dễ dàng nhận xét các đặc điểm đặc
trưng của các đối tượng nhưng câu hỏi có thể phức tạp hơn .
 5-6 tuổi:
Trẻ đã tích luỹ được một vốn kiến thức rất phong phú,kỹ năng nhận xét so
sánh cũng đã phát triển hơn nhiều so với hai lứa tuổi trước.Do vậy có thể củng cố
5


và hệ thống hoá kiến thức về tất cả các nội dung trong tự nhiên và xã hội mà trẻ đã
tích luỹ được trong hai lứa tuổi trước .Số lượng và đối tượng mà trẻ nhận xét và so
sánh có thể nhiều hơn, giáo viên nên cho trẻ tự nhận xét với các đối tượng gần gũi ,
quen thuộc mà không sử dụng đồ dùng trực quan. Câu hỏi nên mang tính khái quát
cao hơn.Có thể cho trẻ tự đặt ra câu hỏi ,đưa ra những thắc mắc của mình .Giáo
viên giúp trẻ chỉ ra những mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.Ở lứa tuổi này
hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân là chủ yếu.

2.Hoạt động học hình thành khái niệm sơ đẳng và phân nhóm đối tượng:
Loại tiết học này chủ yếu tiến hành ở lớp Lá .Qua quá trình làm quen với
môi trường xung quanh ở các lứa tuổi trước trẻ lớp Lá đã tích luỹ được nhiều hiểu
biết, có những biểu tượng cụ thể về các sự vật hiện tượng xung quanh.Nên giáo
viên có thể hình thành những biểu tượng khái quát về các hiện tượng tự nhiên và
xã hội .
Mục đích yêu cầu của hoạt động này là chỉ ra những đặc điểm ,đặc trưng
chung của một nhóm đối tượng trên cơ sở đó hình thành một số khái niệm sơ đẳng
( khái quát ) trong hoạt động này kỹ năng so sánh và kỹ năng phân nhóm đối tượng
là những kỹ năng chủ yếu cần phát triển.Cần chuẩn bị và sử dụng các đồ dùng trực
quan như tranh ảnh ,mô hình, vật thật,bài tập nối hình…
Phương pháp cơ bản của hoạt động là xem tranh ảnh ,mô hình, vật thật và
đàm thoại.
Việc học có thể tổ chức dưới dạng hoạt động tập thể kết hợp với hoạt động
theo nhóm và hoạt động cá nhân cần được chú trọng nhiều hơn. Giáo viên có thể
vừa là người điều khiển vừa phân tích đúng sai cho các nhóm.Câu hỏi cần mang
tính khái quát cao, các biện pháp thủ thuật giáo viên sử dụng cần đảm bảo phát
triển trí tuệ cho trẻ mạnh mẽ nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào học phổ thông.
III. CỦNG CỐ – BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN TRI THỨC:
Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng được hình thành ở hai phần trước ở
bước này mục đích chính là củng cố cho trẻ những kiến thức và kỹ năng đó đồng
thời tiếp tục bổ sung và phát triển tri thức cho trẻ.
• Các hình thức tổ chức:
1.Hoạt động góc:
Trong lúc cho trẻ hoạt động góc giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được hoạt
động tích cực ở các góc như thiên nhiên, xây dựng, phân vai theo chủ đề, góc tạo
hình…Các hoạt động này giúp trẻ củng cố kiến thức và rèn luyện một số kỹ năng.
2.Sinh hoạt hằng ngày:
+ Xem tranh ảnh mô hình: khi trẻ xem cô giao một nhiệm vụ nào đó cho
trẻ nhằm vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết.

+ Kể chuyện, đọc thơ, múa, hát: Khuyến khích trẻ nhớ và kể lại những
câu chuyện những bài thơ, bài hát về các đối tượng đã được làm quen.
+ Trò chơi học tập : cho trẻ vận dụng kiến thức để chơi các trò chơi học
tập hoặc giải các bài tập đơn giản .
+Vẽ, nặn, xé, dán: Cho trẻ vẽ nặn xé dán những đối tượng đã được làm
quen.Cô nhận xét và động viên trẻ.
+ Lao động: Cho trẻ lao động ở góc thiên nhiên như tưới cây, nhổ cỏ ,lau
lá…Khuyến khích trẻ giúp đỡ trong nhóm lớp.
6


+ Hoạt động ngoài trời: Tiếp tục cho trẻ quan sát các đối tượng có sự thay
đổi rõ nét hoặc đối tượng mới trong sân vườn trường.
Những hoạt động thường ngày có thể thay đổi để biến thành những kinh
nghiệm quý báu của trẻ .Chúng ta hiểu rằng trẻ cần thăm dò môi trường của
chúng .Môi trường cho trẻ hoạt động tốt trẻ được tìm kiếm và hoạt động nhiều hơn
về những gì chúng thấy .Chúng ta cần tạo cho trẻ môi trường phong phú và hướng
trẻ tìm hiểu theo đúng quy trình để trẻ tìm tòi, khám phá, lớn lên và phát triển một
cách tốt nhất.

PHẦN III: KẾT LUẬN

+ Kết quả:
Sau khi tôi cho trẻ làm quen môi trường xung quanh tương đối bám sát
các quy trình thì trẻ nắm bài tốt hơn .Trẻ nhớ lâu hơn và có những câu hỏi rất
thông minh, trẻ chủ động hơn trong học tập.
+ Bài học kinh nghiệm:
Trên đây là một quy trình tương đối đầy đủ .Tuy nhiên khi vận dụng tuy
từng giáo viên sẽ có cách thực hiện khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là
cung cấp bổ sung và phát triển vốn tri thức cho trẻ để trẻ bước vào trường phổ

thông một cách vững vàng và tự tin hơn.
+ Ý kiến –kiến nghị :
Có thêm nhiều tài liệu và băng đĩa phục vụ cho môn làm quen với môi
trường xung quanh vì kiến thức cần cung cấp trong môn học này rất nhiều mà ở địa
phương còn nhiều hạn chế ,thiếu thốn nhiều.

7


Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


8



×