Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

24504794 tttttttttttttttttttttttttttttthsg ly8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.21 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀOTẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2011-2012
MÔN: ĐỊA LÝ
KHỐI LỚP 8
(Thời gian làm bài: 150 phút)

Câu 1: (4 điểm)
Tây Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế? Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, xã hội
của khu vực?
Câu 2: (4 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư
của khu vực Đông Nam Á?
Câu 3: (8 điểm)
Hình dạng lãnh thổ của nước ta có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và
hoạt động giao thông vận tải?
Em hãy cho biết:
-Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?
-Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
-Tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
Câu 4: ( 4 điểm)
Cho bảng số liệu:
Bình quân GDP đầu người của một số nước ở Châu Á năm 2011.
(Đơn vị: USD)
Quốc gia
Cô - oét
Hàn Quốc
Trung Quốc


Lào
GDP/người
19.040
8.861
911
317
a. Vẽ biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của một
số nước ở Châu Á.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích.


HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: ĐỊA LÝ – Khối lớp 8
Câu 1: (4 điểm):
-Tây Nam Á có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, có trữ lượng lớn. (0,75 đ) Chiếm 1/3
sản lượng dầu trên thế giới, khai thác và xuất khẩu dầu mỏ đem lại nguồn lợi nhuận lớn.
(0,75 đ)
-Những khó khăn:
+Với vị trí chiến lược quan trọng cùng với nguồn tài nguyên giàu có. (0,75 đ) Khu vực Tây
Nam Á là nơi dễ xảy ra nhiều tranh chấp gay gắt của các bộ tộc, dân tộc trong và ngoài nước.
(0,75 đ)
+Sự không ổn định về chính trị, cùng với sự can thiệp của nước ngoài (0,5 đ) đã ảnh hưởng
lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực. (0,5 đ)

Câu 2: (4 điểm).
-Mật độ dân số trung bình của khu vực Đông Nam Á tương đương so với mật độ dân số
trung bình của Châu Á và và cao hơn nhiều so với thế giới, song dân cư phân bố không đều.
(1,25 đ)
-Dân cư tập trung đông (trên 100 người/km2 ) ở vùng ven biển của Việt Nam, Mi-an-ma,
Thái Lan, một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. (1,0 đ)

-Trong nội địa và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn. (0,5 đ)
-Nguyên nhân do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho
con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố.
(1,25 đ)

Câu 3: (8 điểm)
*Điều kiện tự nhiên: (2,5 đ)
-Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo
nhiều hướng và dài trên 3260 km đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng,
phong phú và sinh động. (1,0 đ)
-Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. (0,75
đ)
-Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên
nước ta. (0,75 đ)
*Giao thông vận tải: (2,75 đ)
-Đối với giao thông vận tải, hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình
vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không… (0,75 đ)
-Mặt khác, giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình
dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. (0,75 đ)
-Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai, địch họa. (0,5 đ)
-Đặc biệt là tuyến giao thông Bắc – Nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc
giao thông. (0,75 đ)
*Các vịnh, đảo, nước ta: (2,75 đ)


-Đảo lớn nhất của nước ta là đảo Phú Quốc, diện tích: 568 km 2 thuộc tỉnh Kiên Giang. (1,0
đ)
-Vịnh Hạ Long dược UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994. (0,75
đ)
-Quần đảo xa nhất của nước ta là quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Cam Ranh (tỉnh Khánh

Hòa) 248 hải lý (460 km) và cấu tạo bằng san hô. (1,0 đ)

Câu 4: (4 điểm)
a .Vẽ biểu đồ: ( 2 đ)
Yêu cầu: vẽ đủ các cột, chính xác, đẹp, ghi chú đầy đủ.

b .Nhận xét, giải thích: ( 2 đ)
+Nhận xét: ( 0,5 đ)
-Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) giữa các nước không đồng đều.( 0,25 đ)
-Cô - oét là nước có GDP/người cao nhất, sau đến Hàn Quốc,Trung Quốc và thấp nhất là
Lào. ( 0,25 đ)
+Giải
thích: ( 1,5 đ)
-Cô – oét: do có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư,khai thác
trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người cao. ( 0,25 đ)
-Hàn Quốc: là nước công nghiệp mới, có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh. ( 0,25
đ)
-Trung Quốc: tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá cao.
( 0,75 đ)
-Lào : là nước đang phát triển,nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. ( 0,25 đ)



×