Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Tri thức địa phương của dân tộc Chăm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 37 trang )

CTXH

VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ

NHÓM 5


CÁC ĐẶC TRƯNG
VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
CHĂM
NHÓM 5


Vài nét về Dân Tộc Chăm
• Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người
Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam
như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành
phố Hồ Chí Minh, An Giang,...
• Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái
văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt
Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính
là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận,
và Chăm Nam Bộ.


theo tổng điều tra dân số của Nhà nước Việt Nam vào năm 2009, người Chăm chỉ còn
161.729 người.



II. Đặc trưng kiến thức bản địa của dân tộc
Chăm


THÁP CHÀM
GỐM
MÚA CHĂM, NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG
DỆT VÃI
VĂN HỌC


Tiếng nói
• Người Chăm là một trong các dân tộc ở Việt Nam
thuộc loại hình nhân chủng Indonesien. Tiếng nói của
họ có quan hệ rất gần gủi với các ngôn ngữ của các dân
tộc Raglai, Churu, Jarai và Ê-đê, thuộc nhóm ngôn
ngữ Mã lai – Đa đảo (Malayo – Polynesian) được xếp
chung trong một gia đình ngôn ngữ Nam Đảo
(Austronesian).
• Sự phân hóa thành ba phương ngữ khác nhau: phương
ngữ cộng đồng người Chăm Hroi (tiêu biểu cho người
Chăm ở Bình Định, Phú Yên); phương ngữ cộng đồng
người Chăm Klak (tiêu biểu cho người Chăm ở Ninh
Thuận, Bình Thuận); phương ngữ cộng đồng người
Chăm Birau (tiêu biểu cho người Chăm ở An Giang,
Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh).


Chữ viết
• . Lúc đầu, tộc người Chăm vay mượn văn tự Ấn Độ cổ (chữ

Sanskrit) để ghi chép và giao dịch hàng ngày. Dần dần, dựa
trên hệ thống chữ viết này, người Chăm đã sáng tạo nhiều
loại hình chữ viết ngày càng hoàn thiện hơn nhằm để ghi
chép các sự kiện lịch sử, phục vụ nhu cầu giáo dục, truyền
dạy kiến thức và văn hóa cho thế hệ sau.


Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử,
ngoài các văn khắc trên các bia ký, người Chăm vẫn còn
lưu giữ, tìm cách bảo quản các văn bản viết tay bằng
văn tự có nguồn gốc từ Sanskrit và Arabic như là một di
sản văn hóa được cha ông truyền lại từ bao đời nay.
Mặc dù, văn tự Chăm có sự biến đổi qua các thời kỳ
lịch sử khác nhau, nhưng vẫn luôn giữ những qui tắc
cơ bản của cấu trúc và hệ thống của văn tự Sankrit.
Điều này, có thể nói rằng, văn hoá Ấn Độ và văn hoá
Việt Nam nói chung, văn hoá Chăm nói riêng là hai
nền văn hoá đã có mối quan hệ giao lưu từ lâu đời.


KIẾN TRÚC- NGHỆ THUẬT


a) Tháp Chàm
• Tháp chàm là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền
tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc
Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung
Bộ Việt Nam ngày nay). Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp
là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có
những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước

Campuchia như tháp Damray Krap
• Những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng
để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100
năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê
Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian
để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện
được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất dính


• Khu đền tháp Chăm nằm trên diện tích: 4000m2, bao
gồm: Tháp chính - tháp Kalan cao hơn 20m, tháp
cổng - tháp Gopura cao hơn 8m và tháp hỏa - tháp
Kosaghra cao hơn 9m. Giá trị nghệ thuật tiêu biểu tập
trung chủ yếu ở tháp chính - tháp trung tâm.


Tháp trung tâm được xây bằng
gạch, có bốn mặt hình vuông
đối xứng nhau. Mặt trước
hướng về phía đông, có cửa ra
vào, còn ba mặt còn lại ở 3
hướng và cả 3 hướng đều có 3
cửa giả. Tháp có 3 tầng được
cấu trúc như nhau, mỗi tầng
càng lên cao càng thu nhỏ dần
và kết thúc bằng một Linga
bằng đá trên nóc tháp.
Tất cả thành phần kiến trúc đi vào mảng khối, vòm cửa thu vào và vút cao
hình mũi giáo. Trên mặt tường các trụ ốp được tạo với những đường gờ
nổi chạy dọc thân tường tháp, các góc được tạo những phiến đá điểm cách

điệu.


• Một điểm độc đáo khi nói đến tháp Chăm là chất liệu
xây dựng nên chúng đó là đất sét. Đất sét là một phần
quan trọng trong việc làm nên sự tồn tại bền bỉ qua
hàng ngàn năm của các công trình tháp Chăm, bên cạnh
đó, không chỉ độc đáo ở đất sét mà ngay cả chất liệu kết
dính những viên gạch với nhau cũng là một điểm đặc
biệt độc đáo, riêng có, bởi chất liệu kết dính này là tinh
dầu được chiết xuất từ cây Dầu Rái - một loại cây chỉ
có thể tìm thấy ở xung quanh khu Thánh địa Mỹ Sơn.
• Và một nét độc đáo nữa là phương pháp xây dựng
Tháp. Tháp không phải được dựng lên một cách thông
thường mà sử dụng phương pháp mài chập, nghĩa là
dùng hai viên gạch mài nhẵn sau đó ghép gạch lại với
nhau và việc ghép này khá tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian...


Tháp Chăm thường có
mặt bằng vuông, dùng
gạch làm vật liệu xây
dựng chính, chỉ có một
ít bộ phận bằng đá như
mi cửa, trụ cửa, bậc cửa.
Mỗi tháp có ba tầng, nhỏ
dần khi lên cao theo
dạng núi Meru - nơi trú
ngụ cùa các thần Bà la
môn.


Tháp chỉ mở một cửa chính hướng về phía Đông, 3 cửa còn lại
đóng kín. Theo quan niệm của người Chăm thì hướng Đông là
hướng của thần linh, Bắc là hướng của ma quỷ, Tây Nam là
hướng của dân chúng nên nhà cửa của người Chăm thường mở
cửa về hướng Tây Nam.


• Tháp Chăm đặt trong sự gắn kết với cộng đồng
dân cư luôn được coi như một trung tâm chính trị,
tôn giáo… là không gian đặc biệt linh thiêng đối
với người Chăm.
• Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp
Chăm-pa cổ kính xây dựng bằng đất nung độc
đáo.Hình ảnh vũ nữ Chăm-pa cổ xưa đã được
chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù
điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt
tác.Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến
trúc dân gian của người Chăm cũng có một lịch
sử và truyền thống lâu đời.


GỐM
• Làng Chăm Bầu Trúc duy nhất có nghề làm đồ gốm từ lâu
đời. Hầu như gia đình nào cũng làm, phần lớn do phụ nữ
đảm đang.


• Lu đựng nước, chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu
sắc thuốc, chiếc cà om đều rất dụng công với những hoa văn

độc đáo của dân tộc


• Sản phẩm gốm Chăm còn được trao đổi rộng rãi với nhiều
vùng và nhiều tộc người khác nữa


Múa Chăm, nhạc cụ truyền thống
Múa Chăm
• Tiếng trống paranưng nổi lên hoà quyện với tiếng kèn
saranai như cuốn hút những bước chân của những chàng
trai, cô gái Chăm bước vào những điệu múa uyển chuyển
nhịp nhàng, những điệu múa say cuốn, mê hoặc lòng người
mang đậm phong cách văn hoá Chăm.


• Múa Dân gian Chăm, còn gọi là múa cộng đồng, thường
diễn ra vào các ngày lễ đầu năm, đầu mùa. Những điệu múa
đặc trưng là đoá pụ (có nghĩa là đội nước, khi múa, những
cô gái đội một cái bình trên đầu- đội đầu là một hình thức
vận chuyển phổ biến của người Chăm), múa quạt, múa
khăn, múa trống paranưng, múa roi, múa chèo thuyền.


• Đa phần các điệu múa của người Chăm đều gắn
liền với lễ hội, mà hệ thống lễ hội của người
Chăm thì vô cùng phong phú. Mỗi điệu múa chứa
đựng những nội dung khác nhau, nhưng đều phản
ánh ước vọng của người Chăm trước thần linh,
thân tộc, thiên nhiên và cộng đồng. Họ mong sao

cho mưa thuận gió hoà, mùa màng được bội thu,
cây cối tươi tốt, con cháu ấm no khoẻ mạnh, hạnh
phúc, được sống yên ổn làm ăn và thờ phụng tổ
tiên.


• . Những điệu múa thể hiện sự cầu mong cho mưa thuận gió
hoà, con cháu khoẻ mạnh, yên ổn làm ăn và thờ phụng tổ
tiên, nhưng cũng có những điệu múa thể hiện ý chí quật
cường sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn thử thách trong
cuộc sống (múa roi).


• Múa dân gian Chăm dựa trên bốn động tác cơ bản như: múa
con công, múa con gà tây, múa quí phái và múa hoàng tử.
Các nghệ nhân đã phát triển, biến hoá, kết hợp lại tạo thành
những động tác múa hoàn chỉnh.Có thể xuyên suốt bài múa
chỉ có bốn động tác chính mang tính chất qui nạp, chủ đạo
nhưng vẫn tạo được ấn tượng độc đáo, cuốn hút người xem
vào không khí linh thiêng, sâu thẳm nhưng chứa đầy ẩn
vọng.


• Múa Chăm là một kho tàng nghệ thuật quí báu không chỉ
của dân tộc Chăm mà còn của Việt Nam và nhân loại. Bên
trong những điệu múa ấy, người ta có thể phần nào cảm
nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa biển, dạt dào và sôi
động, không ít sự lãng mạn trong tâm hồn của dân tộc Chăm



×