Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo Trình Mô Đun Chuẩn Bị Đất Giống Và Phân Bón

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 20 trang )

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHUẨN BỊ ĐẤT GIỐNG VÀ
PHÂN BÓN
Mã số: MĐ02
NGHỀ TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG
NGHỆ
Trình độ: Sơ cấp nghề

1


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ02


3

LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình đào tạo nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” cùng với bộ giáo
trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã


cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất gừng, nghệ tại
các địa phương trong cả nước. Do vậy, giáo trình này là một tài liệu hết sức
quan trọng và cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ trồng gừng, nghệ.
Bộ giáo trình này gồm 05 quyển:
1) Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ
2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất, giống và phân bón
3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc gừng
4) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc nghệ
5) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ gừng, nghệ
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi
cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người nông dân thành công trong sản
xuất gừng, nghệ; cán bộ kỹ thuật các trạm khuyến nông; phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Đăc Đoa, Gia Lai; Doanh nghiệp Tư nhân Thanh
Lan; Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây
Nguyên.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông
nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Đắc Đoa, Doanh nghiệp tư nhân Thanh Lan, các nhà khoa
học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây
Nguyên đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để
hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ”.
Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ
chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù
hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình này là quyển 02 trong số 05 quyển của chương trình đào tạo
nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 06 bài

dạy thuộc thể loại tích hợp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý
kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và độc
giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.


4

THAM GIA BIÊN SOẠN
1) Phạm Thị Bích Liễu: Chủ biên
2) Lê Thị Nga
3) Nguyễn Quốc Khánh


5

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN……………………………………..........................2
LỜI GIỚI THIỆU……………………………………………………………….3
MỤC LỤC………………………………………………………………………5
MÔ ĐUN:CHUẨN BỊ ĐẤT, GIỐNG VÀ PHÂN BÓN LÓT …………………7
Bài 01: CHỌN ĐẤT…………………………………………………………….7
1. Quan sát thực bì..........................................................................................7
2. Quan sát địa hình........................................................................................9
3. Quan sát phẫu diện đất...............................................................................9

4. So sánh, lựa chọn đất trồng gừng, nghệ......................................................9
Bài 02: LÀM ĐẤT VÀ LÊN LUỐNG................................................................13
1. Xử lý tàn dư thực vật.................................................................................13
2. Xử lý cỏ dại…………………………………………………………………14
3. Cày hoặc cuốc………………………………………………………………16
4. Bừa………………………………………………………………………….17
5. Xác định kích thước và hướng luống (liếp)……………………………….17
6. Lên luống……………………………………………………………………19
Bài 03: CHUẨN BỊ GIỐNG...............................................................................23
1. Các giống gừng, nghệ trồng phổ biến........................................................23
1.1. Các giống gừng phổ biến.......................................................................23
2. Xác định lượng giống cần trồng ................................................................24
3. Chọn củ giống...........................................................................................24
3.1. Chọn củ gừng giống...............................................................................24
3.2. Chọn củ nghệ giống………………………………………………………28
4. Bảo quản và xử lý giống……………………………………………………30
5. Bẻ hom……………………………………………………………………...31
6. Xử lý hom và bảo quản hom………………………………………………32
7. Chọn hom ủ…………………………………………………………………34
Bài 04: ƯƠM HOM.............................................................................................38
1. Chọn nền ủ………………………………………………………………….38
2. Trải tro hoặc trấu…………………………………………………………..38
3. Xếp thành đống…………………………………………………………….38


6

4. Tủ rơm rạ…………………………………………………………………..38
5. Tưới nước…………………………………………………………………. 38
6. Kiểm tra, chọn hom trồng…………………………………………………38

Bài 05: CHUẨN BỊ PHÂN BÓN ……………………………………………...42
1. Chọn loại phân………………………………………………………………42
1.1. Phân hữu cơ………………………………………………………………42
1.2. Phân vô cơ………………………………………………………………..42
1.2.1. Phân lân………………………………………………………………...42
1.2.2. Phân đạm………………………………………………………………...43
1.2.3. Phân Kali………………………………………………………………...45
2. Tính toán lượng phân bón…………………………………………………46
3. Ủ phân……………………………………………………………………..46
3.1. Ủ nổi……………………………………………………………………..47
3.2. Ủ chìm……………………………………………………………………47
3.3. Ủ phân xanh………………………………………………………………47
4. Bảo quản phân trước khi bón lót…………………………………………..49
Bài 06: CHUẨN BỊ BAO TRỒNG.....................................................................53
1. Chọn bao trồng……………………………………………………………..53
2. Chuẩn bị bao……………………………………………………………….54
3. Chuẩn bị đất………………………………………………………………..54
4. Vào đất, xếp luống…………………………………………………………55
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN……………………………………...59
I. Vị trí tính, chất của mô đun…………………………………………………59
II. Mục tiêu mô đun............................................................................................59
III. Nội dung chính của mô đun..........................................................................59
IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập………………………........................60
V. Tài liệu tham khảo………………………………………………………..64


7

MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT, GIỐNG VÀ PHÂN BÓN LÓT
Mã mô đun: MĐ02

Giới thiệu mô đun:
Mô đun Chuẩn bị đất, giống và phân bón là mô đun chuyên môn nghề,
mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Nội dung mô đun trình
bày các công việc chọn đất, làm đất, chuẩn bị hom, ươm hom, chuẩn bị phân
bón, lên luống và chuẩn bị bao trồng. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống
các bài tập trắc nghiệm và bài tập thực hành cho từng bài học để học viên tự rèn
luyện và kiểm tra năng lực của mình sau mỗi bài học. Trong mô đun, chúng tôi
có trình bày phần hướng dẫn giảng dạy, phương pháp đánh giá và các tiêu chí
đánh giá để giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập.
Bài 01: CHỌN ĐẤT
Mã bài: MĐ02-01
Mục tiêu
- Nhận biết được các loại cây và mức độ sinh trưởng của cây trên đất
bằng mắt thường
- Phân biệt được các dạng địa hình đất
- Đánh giá sơ bộ phẫu diện đất như: màu sắc đất, độ xốp, tầng dày,độ
ẩm, hàm lượng keo đất
- Chọn được đất trồng gừng, nghệ phù hợp
A. Nội dung:
Gừng, nghệ là cây lấy củ, bộ phận thu hoạch chính nằm trong đất. Vì vậy,
việc chọn đất trồng gừng, nghệ phù hợp sẽ giúp cho củ phát triển dễ dàng đem
lại năng suất cao và ngược lại. Trong thực tế sản xuất, chúng ta trồng gừng, nghệ
trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để cho năng suất cao thì nên chọn đất xốp,
đủ ẩm, thoát nước tốt.
Trên những vùng đất đã trồng các cây trồng khác, có được các đặc điểm
trên thì có thể chuyển đổi trồng gừng, nghệ một cách dễ dàng.
Trong trường hợp đất hoang hóa, trước khi trồng gừng, nghệ cần tiến
hành chọn đất qua các bước sau:
1. Quan sát thực bì
Đây là khâu đầu tiên và rất cần thiết, để bước công việc này đạt hiệu quả

thì phải tiến hành vào mùa mưa. Thời gian đi chọn đất trùng với thời gian chuẩn
bị đất làm nương rẫy (miền Nam, tháng 4 - miền Bắc, tháng 12).
Khi quan sát cần phải quan sát toàn diện, toàn bộ khu đất để có kết quả sát
thực.


8

Quan sát thực bì là xem mức độ sinh trưởng của các loại cây hoang dại
sống ở khu vực này đặc biệt là cây bụi, cây hòa thảo. Trường hợp các loại cây
này phát triển tốt thì đất tốt và ngược lại các loại cây này phát triển xấu thì đất
xấu, nghèo dinh dưỡng.
Trên đất có nhiều cây phân xanh như cúc quỳ, cốt khi, cộng sản … thường là
đất tốt.

Hình 2.1.1: Cây Cộng sản (Cây Bông bay)
Khi quan sát cần chú ý đến các loại cây chỉ thị đất như sim, mua, cỏ năn,
cỏ lác, cỏ tranh …các loại cây này mọc nhiều thì đất bị chua không phù hợp cho
trồng gừng, nghệ. Nếu muốn trồng gừng, nghệ thì phải cải tạo độ chua của đất.

Hình 2.1.2: Cây cỏ tranh


9

Hình 2.1.3: Cây sim, mua
2. Quan sát địa hình
Quan sát địa hình để trồng gừng, nghệ thì vấn đề quan trọng là xem xét
khu đất đó thuộc dạng địa hình nào trong 3 dạng địa hình sau: đất bằng phẳng,
đất dốc hoặc đất trũng thấp.

Trong trường hợp đất bằng phẳng thoát nước tốt hoặc hơi dốc trồng gừng,
nghệ là thích hợp nhất.
Đất đồi dốc thì có ưu điểm là thoát nước tốt nên cũng thể trồng gừng,
nghệ nhưng đất này thường nghèo dinh dưỡng do dễ bị xói mòn.
Đất trũng thấp, khả năng thoát nước kém, dễ bị thối củ, khó trồng được
gừng, nghệ. Trường hợp này, nếu trồng cần phải làm mương thoát nước tốt thì
mới trồng được gừng, nghệ.
3. Quan sát phẫu diện đất
Quan sát phẫu diện đất để trồng gừng, nghệ ta chỉ cần quan sát ở tầng đất
mặt từ 0 - 30cm.
Cách quan sát dễ dàng nhất là dùng dao nhọn chọc xuống đất, nếu đâm
sâu dễ dàng vào lớp đất mặt là đất tơi xốp.
Rút dao lên, thấy đất bám vào má dao, có màu sẫm, đen là đất giàu mùn,
giàu hạt sét, đất đủ ẩm, thích hợp để trồng gừng, nghệ.
4. So sánh, lựa chọn đất trồng gừng, nghệ


10

Sau khi quan sát các nội dung trên của một vùng đất, người quan sát phải
ghi chép cẩn thận các mô tả và các kết luận sơ bộ về từng nội dung quan sát.
Dựa trên các nội dung quan sát và kết luận sơ bộ, đối chiếu với yêu cầu
ngoại cảnh của gừng, nghệ chúng ta so sánh mức độ phù hợp của từng nội dung
với yêu cầu về đất của cây gừng, nghệ. Nếu mức độ phù hợp cao thì trồng được
gừng, nghệ. Nếu mức độ phù hợp thấp thì không trồng được gừng nghệ.

Hình 21.4: Đất cát pha
Nên chọn vùng đất thịt, đất sét pha để trồng gừng, nghệ.

Hình 2.1.5: Đất thịt



11

Đất thích hợp để trồng gừng, nghệ phải là đất tốt vì cây có nhu cầu dinh
dưỡng tương đối cao (đặc biệt là đạm, sau đó là kali và lân), có pH = 5,5 - 7,
tầng canh tác dày 20 -40 cm, không bị ngập úng, tơi xốp và nhiều mùn.

Hình 2.1.6: Đất tơi xốp nhiều mùn
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1. Nên đi chọn đất vào mùa :
a. Mưa
b. Nắng
c. Lạnh
1.2. Đất tốt có nhiều loại cây:
a. Sim, mua, cỏ lác
b. Cỏ tranh, cỏ năn
c. Trinh nữ, cốt khí, cộng sản
1.3. Dạng địa hình nào sau đây không phù hợp trồng gừng, nghệ
a. Địa hình dốc
b. Địa hình bằng phẳng
c. Địa hình trũng, thấp
1.4. Loại đất phù hợp với trồng gừng, nghệ nhất là:
a. Đất cát pha


12

b. Đất sét

c. Đất phèn
d. Đất thịt
2.2. Các bài tập thực hành
Bài thực hành số 2.1.1
Thực hành chọn đất trồng gừng, nghệ
- Nguồn lực cần thiết:
Dao, cuốc, máy đo pH cầm tay, giấy A0, bút lông, khu đất hoang.
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên gọi 1 - 3 học viên nêu lại một số cây chỉ thị, cách dùng dao
quan sát đất.
+ Giáo viên nhắc nhỡ những điều cần chú ý: Chọn nơi đại điện của khu
vực để quan sát, chú ý đến cây chỉ thị và thực bì trên đất.
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 4 học viên, giao
cho mỗi 1 khu vực.
+ Mỗi nhóm tổ chức thực hiện công việc: Quan sát thực bì, quan sát phẫu
diện, đo pH đất, ghi chép kết quả…
+ Giáo viên tập trung lớp, các nhóm báo cáo kết quả.
+ Giáo viên nhận xét, kết luận về khu đất quan sát.
+ Cho các nhóm thảo luận khu đất trên có phù hợp với trồng gừng, nghệ
không?
+ Từng nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại thảo luận góp ý
+ Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 10 giờ
- Địa điểm:
Tại vùng đất địa phương
-Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Chọn được nơi đại diện
Mô tả đầy đủ các chỉ tiêu quan sát
Kết luận phù hợp với thực tế
Thành viên nhóm gia đầy đủ, thảo luận tích cực

C. Ghi nhớ:
- Chọn vùng đất xốp, tốt, thoát nước tốt để trồng gừng, nghệ


13

Bài 02: LÀM ĐẤT VÀ LÊN LUỐNG
Mã bài: MĐ02-02
Mục tiêu
- Xử lý sạch thực bì;
- Dọn sạch cỏ dại trước khi trồng;
- Cày đất sâu, không lõi, đất tơi xốp, bằng phẳng trước khi trồng;
- Xác định được kích thước luống và hướng luống cho diện tích đất cụ
thể;
- Lên luống đúng kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Xử lý tàn dư thực vật
Trên đất mới khai hoang, tiến hành xử lý tàn dư thực vật để giải phóng
mặt bằng.

Hình 2.2.1: Đất chuẩn bị khai hoang
Vào đầu mùa khô, phát sạch cây bụi và cỏ dại.


14

Hình 2.2.2: Phát dọn thực bì
Thu gom xác thực vật, đá… cho vào hai bên bờ lô hoặc có thể gom xác
thực vật lại thành băng để đốt. Không nên đốt trải đều trên toàn bộ diện tích
ruộng sẽ ảnh hưởng đến vi sinh vật có lợi trong đất.


Hình 2.2.3: Thu gom cỏ rác
Những vùng có cây to không nên khai hoang sạch, chỉ phát sạch cây bụi,
thảm tươi dưới tán rừng có hệ rễ phân bố nông ở tầng đất mặt. Vì gừng, nghệ có
thể chịu bóng và trồng được trên đất có độ che bóng đến 70%.
2. Xử lý cỏ dại


15

Biện pháp phun thuốc trừ cỏ được bà con ứng dụng phổ biến. Vì ít tốn
công, diệt cỏ hiệu quả. Phun đều trên cỏ, trước khi làm đất từ 7 - 10 ngày.
Có thể phun thuốc diệt cỏ Ametrex 80 WP, liều lượng 1,0 - 1,5 kg/ha
hoặc thuốc trừ cỏ Amiphosate

Hình 2.2.4: Chai thuốc trừ cỏ Amiphosate
Trường hợp làm cỏ thủ công, vừa làm cỏ vừa thu gom tàn dư thực vật cho
vào một nơi để đốt hoặc ủ lại để làm phân hữu cơ cho vụ sau.

Hình 2.2.5: Tàn dư thực vật cho vào bờ lô


16

Cũng có thể gom tàn dư thực vật dùng để che luống khi trồng gừng, nghệ.
3. Cày hoặc cuốc
Đất trồng gừng, nghệ phải được cày hoặc cuốc sâu ít nhất là 20cm.
Trong trường hợp đất mới khai hoang sạch (không còn cây trên ruộng) hoặc đất
đã trồng cây vụ trước thì có thể cày bằng máy cày hoặc cày bằng trâu, bò.


Hình 2.2.6: Cày bằng bò
Trường hợp đất khai hoang có chừa cây to có thể cày trâu, bò theo từng
vùng nhỏ hoặc cuốc.

Hình 2.2.7: Làm đất trên đất dốc
Trên đất tơi xốp có thể dùng cày đa năng vừa nhanh vừa hiệu quả


17

Hình 2.2.8: Cày đa năng
4. Bừa
Sau khi cày, ta phải bừa kỹ đảm bảo đất tơi nhỏ. Có thể bừa 2-3 lần, các
lần bừa nên vuông góc với nhau để đất dễ tơi nhỏ. Cũng có thể bừa bằng máy
hoặc bằng trâu, bò.

Hình 2.2.9: Bừa đất
Nhiều địa phương không áp dụng cơ giới, không lợi dụng được sức kéo
trâu, bò thì phải đập đất thủ công cho đất tơi nhỏ.
5. Xác định kích thước và hướng luống (liếp)
Trường hợp đất cao, thoát nước tốt, không bị úng vào mùa mưa, tầng đất
dày thì không cần lên luống chỉ cần cuốc rãnh rồi trồng.


18

Hình 2.2.10: Ruộng không lên luống
Vùng đồng bằng Nam Bộ và một số vùng đất thoát nước kém phải làm
luống. Những nơi thoát nước tốt nhưng đất có tầng canh tác mỏng thì phải lên
luống để tầng đất dày, cho củ to.

Kích thước luống: luống có thể rộng từ 1- 1,2 m tùy khoảng cách trồng,
chiều cao luống từ 20-30 cm, chiều dài không quá dài để dễ dàng cho việc tưới,
tiêu nước. Tốt nhất ta đào thêm 1-2 mương dẫn nước ở giữa, để tưới tiêu nước
được dễ dàng.
* Hướng luống: phải vuông góc với mương tưới nước để tưới - tiêu nước
được thuận lợi.

Hình 2.2.11: Hướng luống và hướng mương tiêu


19

Nếu không làm mương thì nên lên luống theo hướng Đông - Tây để luống
gừng, nghệ nhận được nhiều ánh sáng thuận lợi cho quá trình quang hợp của
cây.

Hình 2.2.12: Luống gừng theo hướng Đông - Tây
6. Lên luống
Dùng thước đo khoảng cách luống, cắm cọc và giăng dây cho thẳng hàng
rồi kéo đất phần rãnh đắp lên phần luống theo đúng kích thước luống.
Làm đất trên mặt luống: mặt luống phải được làm thật bằng phẵng, phay
đất thật nhỏ để rễ gừng, nghệ dễ sinh trưởng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1. Xử lý tàn dư thực vật vào lúc nào là hợp lý để khai hoang trồng gừng,
nghệ
a. Vào đầu mùa mưa
b. Vào đầu mùa khô
c. Trước khi trồng 1 tháng
d. Cả a, b, c đều đúng

1.2. Xác thực vật khai hoang xử lý như thế nào là hợp lý nhất
a. Đốt trải đều trên toàn bộ diện tích ruộng
b. Gom thành đống rồi đốt
c. Thu gom cho vào góc bờ ruộng
1.3. Cày đất hoặc cuốc đất trồng gừng, nghệ sâu ít nhất là
a. 15 cm
b. 20cm


20

c. 25cm
d. 30cm
1.4. Bừa đất như thế nào để đất nhanh nhỏ vụn
a. Các lần bừa phải cùng hướng
b. Các lần bừa phải vuông góc với nhau
c. Cả a, b, đều đúng
1.5. Đất trồng gừng, nghệ nào sau đây nhất thiết phải lên luống
a. Đất dốc
b. Đất bằng phẳng
c. Đất thấp trũng
1.6. Trồng gừng, nghệ nên lên luống ở vùng đất
a. Có tầng đất mặt dày
b. Có tầng đất mặt mỏng
c. Đất có nhiều sỏi
d. cả a, b, c đều đúng
1.7. Ưu tiên chọn hướng luống:
a. Đông – Tây
b. Vuông góc với hướng mương thoát nước
c. Trùng với hướng mương thoát nước

2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 2.2.1
Xử lý tàn dư thực vật đất.
- Nguồn lực cần thiết:
Cuốc, cào, sọt, dao phát.
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nhắc nhỡ những điều cần chú ý: An toàn lao động, dọn sạch
thực bì.
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 4 học viên, giao
cho mỗi 1000m2 đất và dụng cụ cần thiết.
+ Mỗi nhóm tổ chức thực hiện công việc.
+ Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ



×