Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKGP MOT SO BIEN PHAP TO CHUC CONG TAC BAN TRU TRONG TRUONG MAM NON HT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.17 KB, 17 trang )

Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

Đề tài : Một Số Biện Pháp Tổ Chức Tốt Công Tác BánTrú
Trong Trường Mầm Non
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài :
- Tổ chức, quản lý công tác bán trú cho trẻ tại trường mầm non nói chung
và trường mầm non Hoa Đào nói riêng giúp cho các cháu được ăn - ngủ, vui
chơi, học tập theo đúng chế độ sinh hoạt phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Tạo
điều kiện cho trẻ được phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Hình thành
và rèn luyện cho trẻ một số hành vi văn minh trong cuộc sống, sinh hoạt hàng
ngày và làm tiền đề phát triển nhân cách con người mới.
- Tổ chức, quản lý công tác bán trú cho trẻ tạo điều kiện cho cán bộ, giáo
viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa chăm sóc, nuôi dưỡng vừa giáo
dục các cháu, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trọng yêu cầu giáo dục hiện
nay. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục mầm non càng phải thực hiện
tốt chức trách, nhiệm vụ của mình đào tạo thế hệ trẻ cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần phát triển cao về trí tuệ; góp phần bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển của xã hội.
- Tổ chức, quản lý công tác bán trú giúp cho mọi hoạt động trong nhà
trường diễn ra bình thường có kỷ cương, nề nếp tốt và nâng cao uy tín của đội
ngũ.
- Tổ chức, quản lý công tác bán trú cho trẻ tại trường còn tạo điều kiện cho
phụ huynh yên tâm lao động, sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc
sống gia đình và phát triển kinh tế xã hội.
- Với vai trò hết sức quan trọng, song tổ chức, quản lý công tác bán trú
cho trẻ tại trường gặp không ít khó khăn: Giá cả thị trường nhảy vọt, biến động
liên tục, trong lúc đó đời sống của một số phụ huynh đang còn nhiều khó khăn.
- Một số giáo viên mới hợp đồng trình độ, năng lực sư phạm còn hạn chế.

Người thực hiện : Phạm Thị Lương



Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

- Là người Hiệu Trưởng mới về nhận công tác tôi rất băn khoăn trăn trở
và lo lắng làm thế nào để làm tốt công tác bán trú tại trường, đa số giáo viên
nhân viên cấp dưỡng mới chưa thực hiện công tác nuôi dưỡng, vì vậy tôi luôn
cố gắng luôn hoàn thành tốt công tác, tìm nhiều biện pháp để tổ chức cho đội
ngũ giáo viên công nhân viên trong nhà trường nắm bắt được công tác nuôi
dưỡng trẻ và thực hiện, quản lý tốt công tác bán trú trong nhà trường, và lấy làm
đề tài nghiên cứu trong năm học này.
1. Cơ sở lý luận:
- Tổ chức, quản lý tốt công tác bán trú góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
của Đảng.
- Trong trường Mầm non người Hiệu Trưởng cũng có vai trò quan trọng,
là người chịu trách nhiệm chung trong nhà trường, cùng với Hiệu Trưởng thực
hiện tốt nhiệm vụ quản lý về số lượng, chất lượng chăm sóc giáo dục, nuôi
dưỡng, trẻ theo mục tiêu đào tạo.
- Quản lý trường mầm non là việc làm khó khăn, phức tạp bởi ngành học
mầm non có đặc thù riêng biệt: Đối tượng khách thể của quản lý trường Mầm
Non là trẻ em từ 0-5T. Đây là lứa tuổi non nớt, nhạy cảm, ngây thơ nhất, mọi
sinh hoạt của trẻ đều phụ thuộc hoàn toàn vào cô giáo. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên
phải chăm chút, tỉ mỉ, kiên trì, chịu khó. Họ không chỉ dạy trẻ, phát triển năng
khiếu, nhân cách ban đầu, uốn nắn vun đắp cho tâm hồn trẻ mà còn phải dỗ
dành, nâng niu, bế bồng, chăm cho trẻ từng bát cơm, thìa cháo, tập cho trẻ, lời
nói, câu hát, lời chào; sửa sang cho trẻ từng tư thế khi nằm ngủ, khi ngồi tô, vẽ,
cầm thìa để ăn. Do vậy, giáo viên mầm non phải am hiểu sâu sắc về trẻ, có kiến
thức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, có thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng hết lòng

thương yêu, lo lắng và tôn trọng trẻ, phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai của
trẻ.
- Nét đặc thù của quản lý giáo dục mầm non là quản lý đội ngũ cán bộ,
giáo viên gần 100% là nữ. Công việc của họ thật vất vả phức tạp. Tổ chức bán
trú đòi hỏi giáo viên suốt cả ngày phải có mặt tại trường để thực hiện tốt nhiệm
vụ của mình, trong lúc đó họ còn phải thực hiện thiên chức người vợ, người mẹ

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

và phải giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình; chăm lo phát triển kinh tế,
xây dựng cuộc sống gia đình hoà thuận, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Bởi thế nên người hiệu trưởng mới nhận công tác vừa ra sức công tác, lại
vừa tìm hiểu sâu sắc hoàn cảnh điều kiện của giáo viên; cảm thông, chia sẻ và
thương yêu họ thật Sự, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo
viên, biết giải quyết khéo léo, linh hoạt các tình huống có thể xảy ra, biết tập hợp
và trung tâm của sự đoàn kết trong nhà trường, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, lòng
say mê tâm huyết với nghề nghiệp, đức tính kiên trì chịu khó, thật thà trung thực
của giáo viên.
- Tổ chức, quản lý bán trú được tốt ngoài phẩm chất đạo đức, người hiệu
trưởng phải có có trình độ chuyên môn vững vàng, năng lực quản lý tốt, phải
mềm dẻo, linh hoạt, dám nghĩ, dám làm; làm việc vừa có tính nguyên tắc vừa có
lập trường kiên định vững vàng, không nể nang, né tránh.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Trong thời gian gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin
nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong các nhà hàng, quán ăn và các cơ sở

giáo dục mầm non. Giáo viên mầm non trong các nhà nhóm trẻ tư thục đánh đập
các cháu, làm cho phụ huynh hoang mang, lo lắng đồng thời làm mất uy tín của
cán bộ, giáo viên.
- Vì vậy, việc tổ chức, quản lý công tác bán trú cho trẻ trong các trường
mầm non cần được chú trọng đúng mức, công tác an toàn vệ sinh ATTP phải
được đặt lên hàng đầu; không để dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà
trường, và phòng chống tốt dịch tay chân miệng. Không để hành vi thô bạo xảy
ra đối với trẻ.
- Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi nhà trường phải thực hiện nghiêm túc
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Mua thực phẩm đảm bảo tươi, ngon, xanh,
sạch hợp vệ sinh, giàu chất dinh dưỡng, sẵn có tại địa phương, phải hướng dẫn
cô nuôi thực hiện sơ chế biến thực phẩm theo quy trình bếp một chiều, đồ dùng
dụng cụ phục vụ chế biến thực phẩm cho trẻ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, luộc
nước sôi hàng ngày. Nhà bếp, công trình vệ sinh phải thoáng mát lau chùi quét

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

dọn thường xuyên, hệ thống cấp thoát nước, cống rãnh khai thông, không có
ruồi, muỗi, lăng quăng, bọ gậy…
- Luôn kiểm tra giáo viên dạy các lớp trung thực trong báo ăn, thực hiện
nghiêm túc quy chế nuôi dạy trẻ, tổ chức vệ sinh cá nhân như lau mặt rửa tay
cho trẻ trước khi ăn sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, tuyệt
đối không dùng chung đồ dùng của trẻ khác. Chú trọng vệ sinh lớp học, đồ dùng
học tập vệ sinh của trẻ sạch sẽ, buổi sáng giáo viên trước khi cho trẻ ăn phải
trụng muỗng bằng nước sôi hàng ngày….Tổ chức cho trẻ ăn ngon miệng hết

khẩu phần, hình thành và rèn luyện một số hành vi văn minh trong ăn uống, sinh
hoạt hàng ngày, dịu dàng thương yêu trẻ, không quát mắng đánh đập dọa nạt trẻ,
phải “ân cần khi cháu khóc, nhẹ nhàng khi cháu biếng ăn”.
- Tuy nhà trường mới thực hiện công tác bán trú nhưng phải trang bị đầy
đủ thiết bị đồ dùng phục vụ bán trú cho trẻ, đồ dùng phải trang bị theo hướng
hiện đại, an toàn có khả năng sử dụng lâu bền, không gây tai nạn, ngộ độc đối
với trẻ. Thực hiện hợp đồng với các cơ sở có uy tín để mua thực phẩm sạch,
tươi, ngon an toàn.
- Năm học 2007-2014 Bộ giáo dục phát động thực hiện cuộc vận động
“Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Hai
không” với bốn nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích
trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp.
Thực hiện cuộc vận động có hiệu quả giáo viên mầm non phải trung thực trong
mọi công tác. Đặc biệt trong việc tổ chức bán trú cho trẻ giáo viên phải báo ăn
chính xác, đầy đủ, không tùy tiện bớt xén xuất ăn của trẻ; nhà trường mua thực
phẩm phải đúng định lượng giá cả hợp lý, tính khẩu phần chính xác, đúng thực
chất.
- Mặc dù suất ăn của trẻ chỉ 20.000đ/cháu/ngày nhưng toàn trường mỗi
ngày tiền ăn của trẻ cũng trên dưới hai triệu đồng nếu quản lý không chặt chẽ thì
hậu quả thật khôn lường. Vì vậy Nhà trường phải có biện pháp quản lý khoa
học, xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, quy định trách nhiệm cho mỗi cán bộ,
giáo viên; phân công phần hành cho cán bộ, giáo viên cụ thể, nếu có hành vi

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non


xâm phạm đến chế độ ăn của trẻ thì phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, có
như vậy mới ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
nói chung và tổ chức bán trú nói riêng, đồng thời giữ gìn sự đoàn kết trong đội
ngũ và nâng cao uy tín của nhà trường cũng như cán bộ, giáo viên.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu :
1. Mục đích :
- Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề của đề tài “Một số biện pháp tổ
chức tốt công tác bán trú trong trường Mầm Non”, nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm của bản thân và đưa ra kiến nghị đảm bảo tốt công tác bán trú trong nhà
trường.
2. Phương pháp nghiên cứu :
- Để thực hiện tốt mục đích của đề tài tôi đã sử dụng nhóm phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp nghiên cứu tổng hợp.
III. Giới hạn của đề tài :
- Nội dung của công tác tổ chức bán trú rất phong phú và đa dạng nên
cũng nảy sinh rất nhiều biện pháp thực hiện, với thời gian ngắn, năng lực cá
nhân còn hạn chế. Nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề “Một số biện pháp tổ
chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Hoa Đào xã Suối Nghệ, huyện
Châu Đức, tỉnh BRVT – Năm học : 2014 -2015”.
IV. Các giả thiết nghiên cứu :
- Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục
tiêu đảm bảo tốt công tác bán trú. Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối
tác ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm, nhà trường với phụ huynh học sinh
- Áp dụng vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non
Hoa Đào.
V. Kế hoạch thực hiện :
- Đầu năm học Hiệu Trưởng phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt
động chuyên đề trong nhà trường.


Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

- Triển khai văn bản thực hiện VSATTP đến đội ngũ GV-CNV trong nhà
trường.
- Không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, có kế hoạch bổ
sung nâng cấp cơ sở vật chất trong nhà trường để phục vụ tốt trong công tác bán
trú tại trường.
- Làm tốt công tác phối hợp ban ngành các lực lượng ngoài xã hội đóng
góp trang bị về cơ sở vật chất.
- Khen thưởng động viên kịp thời đối với cá nhân, tập thể làm tốt công tác
bán trú trong nhà trường.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng và những mâu thuẫn :
Tổ chức, quản lý bán trú cho trẻ tại trường mầm non Trúc Xanh có những
thuận lợi và khó khăn :
* Thuận lợi :
- Ban giám hiệu nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tích cực
học tập, tự bồi dưỡng, chịu khó, học hỏi các trường bạn.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, thực hiện tốt
mục tiêu nhiệm vụ năm học, giáo viên dạy giỏi trường huyện, tỉnh.
- Cơ sở vật chất của nhà trường mới xây dựng khang trang, công trình vệ
sinh, nguồn nước đã được đảm bảo cho trẻ sử dụng, đồ dùng học tập cũng như
phục vụ bán trú cho trẻ được trang bị đầy đủ. Nhà bếp được xây dựng theo quy
trình bếp một chiều.

- Phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội quy, quy định, hưởng ứng tích cực
trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, nhiệt tình tham gia các phong trào và các hoạt
động của nhóm, lớp.
Tuy vậy, năm học này nhà trường gặp một số khó khăn :
* Khó khăn :
- Bản thân mới về nhận công tác, nhà trường mới thành lập
- Cấp dưỡng mới vào nghề chưa qua trường lớp cũng gặp khó khăn trong
việc thực hiện chế biến thức ăn, và chiết tính ca lo cho trẻ.

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

- Tuy có nhiều khó khăn, tôi luôn cố gắng nỗ lực đi sớm về tối, tìm tòi
nhiều biện pháp tổ chức, quản lý chỉ đạo công tác bán trú tại trường. Sau đây là
một số biện pháp cơ bản, để thực hiện tốt công tác bán trú trong nhà trường
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề :
a) Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
- Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của các cấp tôi đã xây dựng kế
hoạch chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà trường. Lên
thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa hợp lý, cân
đối dinh dưỡng và triển khai tới các bộ phận đoàn thể của nhà trường và triển
khai sậu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: Thông qua Cuộc họp cha mẹ
học sinh, tranh ảnh, thông qua hội thi, động viên phụ huynh cùng tham gia, để
phụ huynh yên tâm gởi con vào trường
b) Biện pháp 2: Công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vào đầu tháng 09 nhà trường tổ chức họp Ban lãnh đạo nhà trường và

các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, và mời các khách hàng về ký hợp đồng
thực phẩm như: thịt, rau, sữa, gạo…Nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều
kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng
với nhà trường phải tươi sống như : rau, thịt…được nhận vào buổi sáng và được
kiểm tra đảm bảo về chất lượng hàng ngày thì nhân viên mới ký nhận, chế biến.
Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như: ẩm mốc, hôi thiu, kém chất
lượng…sẽ cắt hợp đồng. Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu
thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu
chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để
tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng trước khi chế biến cho trẻ.
- Trong năm học này nhà trường tổ chức các hội thi lồng ghép về môi trường,
dinh dưỡng trẻ thơ, nhằm tuyên truyền kiến thức cho toàn thể cán bộ viên chức và
các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của công tác bán trú tại trường.
- Ngoài ra nhà trường còn tổ chức thi trắc nghiệm đến phụ huynh về cách
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

c) Biện pháp 3: Các biện pháp nhằm nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, vệ sinh nơi sơ chế
- Chỉ đạo hướng dẫn cô nuôi nơi sơ chế thực phẩm luôn thường xuyên giữ
vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.
- Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.
- Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thể cán
bộ viên chức trong nhà trường tham gia vào đầu năm học.
- Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng
cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch phục vụ ăn
uống. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ
sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể
ở các khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường,
đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
- Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe trước khi
làm việc vào đầu năm học mới, và sau sáu tháng làm việc tiếp theo. Trong quá
trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch
sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ.
- Tuy mới thành lập nhà trường phối hợp cùng công đoàn tổ chức xây
dựng vườn rau cho bé tại ngay sân trường để góp phần cung cấp dinh dưỡng và
cải thiện bữa ăn cho trẻ.
- Bếp được xây dựng bếp ga có ống hút khí không gây độc hại cho nhân
viên và khói bụi cho trẻ.
- Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử
dụng.

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

-Thùng rác thải, nước gạo…luôn được thoát và để đúng nơi qui định, các
loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày khi có xe đổ rác kịp thời.
- Hướng dẫn nhân viên phải mặc trang phục khi nấu ăn : Đeo tạp dề, đội

mũ khi chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng
tiệt trùng.
Hàng
ngày
trước
khi
đến
bếp
hoạt
động,
nhà trường đã có kế hoạch phân công cụ thể các nhân viên cấp dưỡng thay nhau
đến sớm, làm công tác thông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn
sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nấu nước sôi trụng
cối say thịt, nồi ấm sữa trước khi phân chia thức ăn cho trẻ, nếu có điều gì biểu hiện

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

không an toàn thì nhân viên cấp dưỡng, báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết
và kịp thời xử lý.
Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh
xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp - dụng cụ nhà bếp - dụng cụ ăn uống nơi
sơ chế thực phẩm - chia cơm - nơi sơ chế thức ăn chín….
- Khu nhà bếp chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà
vệ sinh, bãi rác, khu chăn nuôi….không có mùi hôi xảy ra khi chế biến thức ăn.
- Dao thớt sau khi chế biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được

sử dụng riêng biệt giữa thực phẩm sống và chín.
- Người không phận sự không được vào bếp.

d) Biện pháp 4: Vệ sinh môi trường
* Nguồn nước :
- Nước là loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng
nhiều, công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày với
trẻ.
- Nhà trường sử dụng nước máy có xét nghiệm, để chế biến thực phẩm
cho trẻ….. nếu có biểu hiện khác thường thì nhân viên nhà bếp báo ngay cho
nhà trường, báo ngay với cơ quan y tế để xử lý kịp thời .
Nước uống được sử dụng nước uống Lavie, các lớp đều có bình nước
Lavie bình đựng nước được cọ rửa hằng ngày.
* Xử lý chất thải :

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

- Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như: Nước
thải, khí thải, rác thải…. Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ
rau củ, rác từ thiên nhiên lá cây, các loại ni lông, vỏ hộp sữa học đường. Rác
thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom
và xử lý hàng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rác thải tồn đọng và
mùi hôi thối . …
- Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi thối. Khu vệ sinh
đại tiểu tiện luôn được nhân viên vệ sinh cọ rửa sạch sẽ.

- Xây dựng môi trường sạch đẹp là một trong các tiêu chí hưởng ứng
phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ” năm học 2008 –
đến nay nhà trường đã phát động đến toàn thể cán bộ viên chức, các bậc cha mẹ
học sinh và các cháu cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch – đẹp.
Đây là phong trào đã được CBVC và toàn thể cha mẹ học sinh, các cháu học sinh
đồng tình hưởng ứng cho nên cảnh quan môi trường, lớp học luôn xanh mát.
- Ý thức vệ sinh chung : Bảo vệ chăm sóc tạo cảnh quan môi trường, bỏ
rác đúng nơi quy định, đồ chơi đẹp - sạch - an toàn là tất cả CBGV và cha mẹ
học sinh hưởng ứng tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
e) Biện pháp 5 : Tuyên truyền giáo dục VSATTP trong cán bộ giáo viên
và học sinh.
- Nhà trường lập ban chỉ đạo y tế học đường gồm :
+ 1 đ/c Ban giám hiệu phụ trách phần nuôi dưỡng.
+ 1 đ/c phụ trách y tế.
+ 1 đ/c đại diện cha mẹ học sinh.
- Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác bán trú và phòng chống
các dịch bệnh trong nhà trường.
- Theo chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra
hàng ngày, định kỳ… cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành
viên trong ban chỉ đạo.

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

- Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: xây dựng góc tuyên

truyền, viết bài tuyên truyền, ở lớp và ở bảng tin của nhà trường.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ
sinh môi trường tới các bậc cha mẹ để có biện pháp phối hợp chặt chẽ.
- Xây dựng 10 nguyên tắc vàng cho người làm bếp và 10 lời khuyên dinh
dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cần biết.
f) Biện pháp 6 : Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm
- Trước khi chế biến thực phẩm sống, chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng rửa
dụng cụ: Dao, thớt sạch sẽ trách để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao, thớt, sử
dụng xong phải rửa sạch và đem phơi nắng.
- Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, chỉ dẫn cấp dưỡng
không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín.
- Hướng dẫn giáo viên vào các buổi họp bán trú tất cả dụng cụ cho trẻ ăn
uống: Bát, thìa, ly… phải được rửa sạch, trụng nước sôi để ráo trước khi sử
dụng.

- Buổi sáng kiểm tra khâu tiếp phẩm chặt chẽ, kiểm tra các thực phẩm của
người bán hàng trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày và phát hiện những
thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng , nếu không đảm bảo phải đổi
ngay thực phẩm.

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

III. Hiệu quả áp dụng :
1. Đối với cán bộ viên chức :
- 100% cán bộ giáo viên hiểu và nắm được công tác thực hiện công tác

cho trẻ ăn bán trú trong trường mầm non.
- Tập thể cán bộ viên chức từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý đều
có ý thức trách nhiệm trong quá trình thực hiện công tác bán trú trong nhà
trường.
- Kiểm tra bếp: Nhà bếp đã được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và
công nhận đạt bếp vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác
giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp mọi lúc mọi nơi.
2. Đối với trẻ :
- Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống
con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học
tích hợp, vui chơi, ca dao đồng dao …
- Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi
trường như: Không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy
định, vệ sinh lớp học hàng ngày… biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng
đối với sức khỏe con người.

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh :
- Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và
phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp
chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và
cùng nhau làm tốt công tác giáo dục trẻ.

C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác :
- Vấn đề thực hiện tốt công tác bán trú trong trường Mầm Non là mối
quan tâm lớn của nhà nước và xã hội. Chất lượng tốt về công tác bán trú đòi hỏi
tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Với ngành Giáo dục và Đào
tạo, trong đó giáo dục Mầm Non có một phần trách nhiệm lớn. Thế nên việc
thực hiện công tác bán trú trong trường Mầm Non là việc quan trọng và rất cần
thiết, góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Việc thực hiện công tác bán trú ở trường Mầm Non Hoa Đào là vấn đề chú
trọng nhất hiện nay. Vì nó có vai trò quan trọng trong kết quả chăm sóc nuôi dưỡng
ở trường Mầm Non. Là điều kiện để trẻ phát triển về thể lực, góp phần hình thành
nhân cách trẻ toàn diện, là tiền đề để trẻ tham gia học tập ở lớp 1 sau này, góp phần
tạo niềm tin nơi phụ huynh, để phụ huynh yên tâm gởi con vào trường.
- Thực hiện công tác bán trú là mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài.
Vì vậy công tác tổ chức bán trú tại trường phải được bồi dưỡng, kiểm tra thường
xuyên, chu đáo trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển :
- Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bán trú của trường
mầm non Hoa Đào. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau :
+ Xây dựng kết hoạch cụ thể cho từng công việc, đảm bảo tính khoa học,
phù hợp với thực tế của đơn vị mình.
+ Có kế hoạch bồi dưỡng cho cô nuôi, tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu
công tác nuôi dưỡng, trong nhà trường, để rút kinh nghiệm cho từng cá nhân.
+ Thực hiện qui chế dân chủ, công khai, tài chính hàng ngày cho phụ huynh
nắm bắt kịp thời, đánh giá, mạnh dạn khắc phục tồn tại.

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang



Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

+ Làm tốt công tác phối hợp với ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng
ngoài xã hội
+ Ban giám hiệu đoàn kết, và tập thể sư phạm nhà trường phải hết sức
đoàn kết. Đó là điều kiện cơ bản nhất trong thực hiện công tác bán trú tại trường.
+ Giáo dục đối với trẻ, làm tốt công tác tuyên truyền về công tác thực hiện
bán trú đến phụ huynh học sinh.
+ Bản thân không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao công tác ngày
càng hoàn thiện hơn.
III. Đề xuất
- Phòng GD&ĐT quan tâm, đầu tư trang thiết bị về cơ sở vật chất.
- Mở các hội thảo chuyên đề vệ sinh ATTP giữa các trường Mầm Non,
nhằm học hỏi những kinh nghiệm với nhau trong quá trình thực hiện công tác
bán trú trong trường Mầm Non.
- Y tế tăng cường công tác kiểm tra các đơn vị, trường học về nguồn
nước, bếp ăn và vệ sinh ATTP để chấn chỉnh những vướng mắc cần khắc phục
nhằm nâng cao công tác trong nhà trường.
- Mỗi cán bộ viên nhân đều có ý thức trách nhiệm thương yêu trẻ cùng
với nhà trường phối hợp thực hiện tốt công tác trong trường Mầm Non tổ chức
ăn bán trú tại đơn vị mình.

Xác nhận, đánh giá, xếp loại của Suối Nghệ , ngày 20 tháng 01 năm 2015
Ban giám hiệu :

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
bản thân tôi viết, không sao chép nội
dung của người khác.


HIỆU TRƯỞNG

Người viết

Phạm Thị Lương

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Mai Chi – Lê Minh Hà “Hướng dẫn vệ sinh ATTP trong các cơ sở
giáo dục Mầm Non”. Nhà xuất bản Giáo dục – Tp. Hồ Chí Minh năm 2003
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý giáo viên Mầm Non
Năm 2014 - 2015 Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
3. Hà Huy Hải “Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe”. Nhà xuất bản Bộ Y tế Hà
Nội
4. Nguyễn Thị Bích Yến “Quản lý hoạt động bán trú ở trường Mầm Non”.
5. Tài liệu “Điều lệ trường Mầm Non”.
6. Qui chế nuôi dạy trẻ

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú trong trường mầm non


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1
I. Lí Do Chọn Đề Tài.........................................................................................1
1. Cơ Sở Lý Luận...............................................................................................2
2. Cơ Sở Thực Tiễn............................................................................................3
II. Mục Đích Và Phương Pháp Nghiên Cứu......................................................5
1. Mục Đích Nghiên Cứu...................................................................................5
2. Phương Pháp Nghiên Cứu.............................................................................5
III. Giới Hạn Của Đề Tài...................................................................................5
IV. Các Giả Thiết Nghiên Cứu..........................................................................5
V. Kế Hoạch Thực Hiện....................................................................................5
B: PHẦN NỘI DUNG......................................................................................6
I. Thực Trạng Và Những Mâu Thuẫn................................................................6
1. Thuận lợi........................................................................................................6
2. Khó khăn và thách thức.................................................................................6
II. Các Biện Pháp Giải Quyết Vấn Đề...............................................................7
III. Hiệu Quả Áp Dụng....................................................................................13
C. KẾT LUẬN.................................................................................................14
I. Ý Nghĩa Của Đề Tài Đối Với Công Tác......................................................14
II. Bài Học Kinh Nghiệm, Hướng Phát Triển .................................................14
1. Bài Học Kinh Nghiệm.................................................................................14
2. Hướng Phát Triển.........................................................................................14
III. Đề Xuất Kiến Nghị....................................................................................15
Tài Liệu Tham Khảo........................................................................................16

Người thực hiện : Phạm Thị Lương

Trang




×