Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.03 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN

HÒA QUANG CƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Tìm Hiểu Chiến Lược
Phân Phối Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An” do Hoà Quang Cường
sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________.

Th.S. LÊ THÀNH HƯNG
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin gởi lời cám ơn chân thành đến Bố, Mẹ và các thành viên trong gia
đình. Bố, Mẹ luôn là nguồn động viên to lớn giúp tôi vượt qua khó khăn và là chỗ dựa
tinh thần cho tôi thực hiện những ước mơ trong cuộc đời.

Xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh, Quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi
những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tại trường.
Xin chân thành cám ơn thầy Lê Thành Hưng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Công Ty Cổ Phần Chế
Biến Gỗ Thuận An, đã tạo điều kiện cho tôi thực tập đề tài tốt nghiệp này. Và cũng
không thể quên sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty. Dù rất bận
rộn với công việc nhưng các anh chị đã tranh thủ hỗ trợ, cung cấp tư liệu, thông tin cho
tôi trong quá trình tìm hiểu, khảo sát thực hiện đề tài.
Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ động viên của các bạn, xin gửi lời cám ơn
thân thiết đến các bạn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc Quý thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, công tác tốt. Kính
chúc Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị trong Xí nghiệp luôn gặt hái được
nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoà Quang Cường


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
HOÀ QUANG CƯỜNG. Tháng 06 năm 2009. “Tìm Hiểu Chiến Lược Phân Phối
Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An (T.A.C)”.
HOA QUANG CUONG. June 2009. “Study On Distributing Strategy of Thuan
An Wood Processing Join Stock Company (T.A.C)”.
Đề tài “Tìm Hiểu Chiến Lược Phân Phối Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ
Thuận An” với mục tiêu là
- Tìm hiểu hệ thống phân phối hiện tại của công ty.
- Phân tích thực trạng hoạt động phân phối của công ty trong giai đoạn
2007 – 2008 về quy mô, về khu vực.

- Đánh giá hệ thống phân phối thông qua việc tìm hiểu và phân tích tình
hình phân phối của công ty.
Phương pháp nguyên cứu chủ yếu trong khoá luận là: phương pháp thu thập
thông tin, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu. Đồng thời khoá
luận dùng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
công ty trong thời gian tới.
Kết quả nguyên cứu đã chỉ ra được các mặt mạnh, ưu điểm của doanh nghiệp
đồng thời thấy được các điểm yếu, hạn chế của doanh nghiệp.
Từ những phân tích đánh giá trên, khoá luận xin nêu ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả phân phối sản phẩm của công ty trong thời gian tới
- Tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
- Tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Thâm nhập thị trường nội địa.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1.....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................3
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................4
TỔNG QUAN .................................................................................................................4

2.1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY.................................................................................4
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An ..5
2.3. Nhiệm vụ và chức năng kinh doanh của Cty cổ phần chế biến gỗ Thuận An. ....6
2.3.1. Nhiệm vụ .......................................................................................................6
2.3.2. Chức năng kinh doanh...................................................................................6
2.4. Cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An ..........................7
2.4.1.Cơ cấu tổ chức ................................................................................................7
2.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.............................................................10
2.5. Tình hình hoạt động của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An......................14
2.5.1.Nguyên vật liệu.............................................................................................14
2.5.2. Trình độ công nghệ......................................................................................15
2.5.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ......................................18
2.5.4. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ........................................19
2.5.5. Hoạt động Marketing...................................................................................19
CHƯƠNG 3...................................................................................................................20
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................21
U

3.1. Marketing là gì....................................................................................................21
v


3.1.1. Khái niệm marketing ...................................................................................21
3.1.2. Mục tiêu marketing......................................................................................21
3.1.3. Chức năng marketing...................................................................................22
3.1.4. Marketing MIX............................................................................................23
3.2. Chiến lược phân phối..........................................................................................25
3.2.1. Tầm quan trọng của phân phối trong marketing mix ..................................25
3.2.2. Kênh phân phối............................................................................................26
3.2.4. Những quyết định về quản trị kênh phân phối ............................................36

3.2.5. Một số hoạt động phân phối sản phẩm vật chất (Physical Distribution).....37
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................40
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................40
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................40
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................40
CHƯƠNG 4...................................................................................................................40
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................40
4.1. Hiện trạng hệ thống phân phối ...........................................................................40
4.1.1. Các kênh phân phối chính của công ty........................................................40
4.1.2. Hiện trạng kênh phân phối của công ty gỗ Thuận An.................................42
4.2. Căn cứ vào mục tiêu phân phối ..........................................................................44
4.3. Căn cứ vào đặc điểm của thị trường...................................................................45
4.3.1. Thị trường sản phẩm gỗ xuất khẩu..............................................................45
4.3.2. Thị trường sản phẩm gỗ nội địa...................................................................55
4.4. Căn cứ vào sản phẩm..........................................................................................61
4.5. Căn cứ vào năng lực của Công ty.......................................................................63
4.5.1.Vị thế của Công ty gỗ Thuận An so với các doanh nhiệp cùng ngành ........63
4.6. Kết quả hoạt động phân phối trong năm 2008 ...................................................65
4.6.1. Về dòng sản phẩm .......................................................................................65
4.6.2. Khách hàng thị trường xuất khẩu ................................................................66
4.6.3. Khách hàng thị trường nội địa .....................................................................69
4.7. Những chiến lược hỗ trợ phân phối của Cty cổ phần chế biến gỗ Thuận An ...69
4.7.1. Hoạt động marketing ...................................................................................70
vi


4.7.2. Hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, quản trị nhãn hiệu hàng hóa và
quan hệ cộng đồng.................................................................................................70
4.7.3. Chính sách bán hàng....................................................................................71
4.8. Đánh giá về tình hình phân phối của công ty gỗ Thuận An (Ma trận SWOT) ..71

4.8.1. Điểm mạnh bên trong (S) ............................................................................71
4.8.2. Điểm yếu bên trong (W):.............................................................................72
4.8.3. Cơ hội từ môi trường bên ngoài (O):...........................................................72
4.8.4. Thách thức từ môi trường bên ngoài (T):....................................................73
4.9. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của Công Ty
Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An ..........................................................................76
4.9.1. Giải pháp về tăng cường mối quan hệ với khách hàng ...............................76
4.9.2. Giải pháp nhằm tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm:........................77
4.9.3. Giải pháp thâm nhập thị trường nội địa.......................................................77
CHƯƠNG 5...................................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................78
5.1. Kết luận...............................................................................................................78
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................79
5.2.1. Đối với công ty ............................................................................................79
5.2.2. Đối với các kênh phân phối.........................................................................79
5.2.3. Đối với nhà nước .........................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
T.A.C

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An



Quyết định


CP CB

Cổ phần – Chế biến

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

HC – LĐ - TL

Hành chánh - Lao động - Tiền lương

HĐQT

Hội đồng quản trị

ĐHCĐ

Đại hội cổ đông

GDP

Tổng Thu Nhập Quốc Gia
(Gross Domestic Products)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO


Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)

FDI

Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
(Forein Direct Investment)

DN

Doanh nghiệp

TC – KT

Tài chính – Kế toán

SP

Sản phẩm

SX – KD

Sản xuất – Kinh doanh

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Vốn Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An

4

Bảng 2.2. Cơ Cấu Nhân Sự Năm 2008

9

Bảng 2.3. Thu Nhập Bình Quân Qua Các Năm Của Công Ty

10

Bảng 3.1. Chi Phí Ước Tính Cho Từng Yêu Tố Của Phân Phối Hàng
Trên Tổng Chi Phí

38

Bảng 4.1. Doanh Thu Theo Kênh Phân Phối Của T.A.C Qua Các Năm

42

Bảng 4.2. Một Số Đơn Hàng Của Một Số Khách Hàng Lớn Của Công Ty

43

Bảng 4.3. Doanh Thu Tại Thị Trường Nội Địa Qua Các Năm Của Công Ty


44

Bảng 4.4. Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ Của Việt Nam Trong 7 Năm Qua

46

Bảng 4.5. Một Số Thị Trường Chính Của Sản Phẩm Gỗ Việt Nam

47

Bảng 4.6. Một Số Doanh Nghiệp Đạt Kim Ngạch Xuất Khẩu Cao
Trong Tháng 1/2009

48

Bảng 4.7. Một Số Thị Trường Xuất Khẩu Gỗ & Sản Phẩm Gỗ
Năm 2006 Của Việt Nam

49

Bảng 4.8. Doanh Thu Tiêu Thụ Nội Địa Qua Các Năm Của Công Ty.

58

Bảng 4.9. Doanh Thu Xuất Khẩu Qua Các Năm Của Công Ty

60

Bảng 4.10. Doanh Thu Từng Nhóm Sản Phẩm Qua Các Năm


62

Bảng 4.11. Tỉ Lệ Phân Phối Theo Dòng Sản Phẩm Năm 2008

65

Bảng 4.12. Doanh Số Xuất Khẩu Sang Một Số Nước Năm 2008

67

Bảng 4.13. Chi Phí Quảng Cáo Sản Phẩm Của Công Ty Qua 2 Năm 2007-2008

70

Bảng 4.14. Ma Trận SWOT Về Chiến Lược Phân Phối Của Gỗ Thuận An

74

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty CPCB Gỗ Thuận An

Trang
8

Hình 2.2. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Tại Công Ty


17

Hình 3.1. Mục Tiêu Của Marketing

21

Hình 3.2. Chức Năng Của Marketing: Phát Hiện Và Thỏa Mãn Nhu Cầu Của Khách
Hàng

22

Hình 3.3. 4P Trong Marketing Mix

24

Hình 3.4. Kênh Phân Phối Trực Tiếp

27

Hình 3.5. Kênh Phân Phối Gián Tiếp

27

Hình 4.1. Kênh Phân Phối Chủ Yếu Của Công Ty Gỗ Thuận An

40

Hình 4.2. Doanh Thu Của Sản Phẩm Sơ Chế Qua Các Năm Của Công Ty Tại Thị
Trường Nội Địa


44

Hình 4.3. Biểu Đồ Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ Của Việt Nam Qua Các Năm

46

Hình 4.4. Doanh Thu Của T.A.C Từ Thị Trường Nội Địa Trong Những Năm Qua 59
Hình 4.5. Doanh Thu Xuất Khẩu Qua Các Năm Của T.A.C

60

Hình 4.6. Doanh Số Từng Dòng Sản Phẩm Qua Năm 2008

62

Hình 4.7. Doanh Số Từng Dòng Sản Phẩm Qua Năm 2007

63

Hình 4.8. Tỷ Trọng Xuất Khẩu Phân Theo Thị Trường Quốc Tế Năm 2008

67

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Thế kỷ XXI với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang trở thành xu hướng
chung của thế giới, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn. Và đặc biệt với năm
2009 với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên được dự báo là một năm
năm hết sức khó khăn với nền kinh tế quốc tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói
riêng. Chính những điều đó đã làm cho mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng xích
lại gần nhau hơn để cùng vượt qua thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.
Đứng trước tình hình trên, nền kinh tế mỗi quốc gia cũng phải có những sự thay đổi
sao cho phù hợp để có thể hòa nhập nhanh chóng với nền kinh tế toàn cầu. Cùng với
việc nhà nước tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh lành mạnh với tất cả các nhà đầu tư
đồng thời tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị
tốt để đón nhận cơ hội mới đồng thời vượt qua những thử thách to lớn đang chờ đợi
chúng ta trong năm 2009.
Sự phát triển vững mạnh của mỗi doanh nghiệp trong nước cả bề rộng lẫn bề
sâu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự lớn mạnh và tốc độ hòa nhập của
nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. Để làm được điều này thì mỗi doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh phải điều chỉnh lại quy trình hoạt động sản xuất để có thể
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh song song với việc nâng cao chất lượng và sản
lượng của doanh nghiệp mình sao cho mọi hoạt động từ khâu đầu tiên cho đến khâu
cuối cùng trong quá trình tiêu thụ phải đạt được hiệu quả cao nhất. Và khi đó thì khâu
phân phối sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá của
mỗi doanh nghiệp. Nó sẽ là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp sẽ phải kiện toàn lại hệ thông phân phối cũng như
nâng cao chất lượng của các kênh phân phối từ đó sẽ tạo ra hiệu quả trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm tại mỗi doanh nghiệp.
Ngành đồ gỗ và trang trí nội thất cũng không thoát khỏi quy luật này, tại thị
trường trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm đúng mức làm cho


hầu hết thị trường trong nước do các sản phẩm ngoại được nhập từ các nước khu vực
Đông Nam Á. Vì thế thị trường trong nước chỉ là sân chơi của hàng ngoại. Còn tại thị

trường quốc tế thì hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các Doanh nghiệp Việt Nam chịu sự
cạnh tranh gay gắt từ các Doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Định hướng phát triển thị trường đồ gỗ
của Việt Nam trong những năm tới là ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường
truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để
thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh
hơn tới người tiêu dùng. Ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị
trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục
tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp
và năng động, bao gồm: châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa liên bang Nga.
Đối với Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An cũng vậy, ngoài việc không
ngừng tăng cường củng cố và phát triển bộ máy quản lý tổ chức nhân sự, đầu tư công
nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại vào trong quá trình sản xuất tăng cường và củng
cố hệ thống quản lý chất lượng, thì hoạt động marketing, tham gia các hội trợ triển lãm
tại thị trường trong nước cũng như các hội chợ quốc tế cũng như tìm cách củng cố hệ
thống phân phối, tìm kiếm các nhà phân phối tiềm năng như IKEA, SBS,
HABUFA….. và thiết lập các chiến lược phân phối nhằm đưa sản phẩm đến được với
khách hàng ở các phân khúc thị trường mục tiêu đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí và
tăng lợi nhuận cho công ty, là một vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay.
Được sự đồng ý của khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, sự
cho phép của Ban Giám Đốc Công Ty đồng thời được sự định hướng của thầy hướng
dẫn tôi đã mạnh dạn chọn chuyên đề khóa luận “Tìm Hiểu Chiến Lược Phân Phối
Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An” để góp phần tìm hiểu về hệ thống
phân phối và chiến lược phân phối của công ty và đề xuất một số kiến nghị để giải
quyết một số vấn đề mà Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An đang rất quan tâm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và tìm hiểu những căn cứ của việc lựa chọn kênh phân phối và chiến
2



lược phân phối của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An
- Tìm hiểu hiện trạng kênh phân phối và kết quả hoạt động phân phối của Công
Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An.
- Đề ra những giải pháp & kiến nghị nhằm tận dụng, phát huy những điểm
mạnh và cơ hội, đồng thời khắc phục, hạn chế những khó khăn trong hệ thống phân
phối và chiến lược phân phối của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An
Thời gian: Từ 30/02/2009 tới 30/05/2009
Chủ yếu thu thập số liệu qua các năm 2007 và 2008
1.4. Cấu trúc đề tài
Đề tài được chia thành 5 chương, nội dung khái quát các chương như sau:
CHƯƠNG 1: Mở đầu.
Nêu khái quát sự cần thiết, mục đích, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc đề tài.
CHƯƠNG 2: Tổng quan.
Giới Thiệu sơ lược về Công Ty và một số hoạt động chính của công ty liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày một số khái niệm, cơ sở lý luận về hệ thống phân phối và chiến lược
phân phối. Sau đó đề ra phương pháp nghiên cứu cụ thể.
CHƯƠNG 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích, tìm hiểu thực trạng và đánh giá hệ thống phân phối, căn cứ lựa chọn
kênh phân phối, rồi từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
chiến lược phân phối của Công ty Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An.
CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận về tình hình hoạt động phân phối đồng thời nêu lên kiến nghị đối
với Công ty và Nhà nước.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Tên Công ty CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN
Tên tiếng Anh

THUAN AN WOOD PROCESSING JOINT STOCK

COMPANY
Tên viết tắt: T.A.C
Biểu tượng của Công ty
Vốn điều lệ hiện tại

84.077.500.000 đồng.

Cơ cấu vốn hiện nay của Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An như sau
(thời điểm 31/12/2006):
Bảng 2.1. Cơ Cấu Vốn Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An
Số lượng cổ

Cơ cấu vốn

phần

Giá trị (đồng)

Tỷ lệ(%)


Pháp nhân

626.948

62.694.800.000

74,57

Cá nhân

213.827

21.382.700.000

25,43

Tổng cộng

840.775

84.077.500.000

100

Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán
Địa chỉ

Quốc lộ 13, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

Điện thoại


0650-3718024-3718030

E-mail



Web site

thuananwood.com

Logo Công ty

Fax : 0650-3718026


Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký số: 4603000035 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 24 tháng 12 năm 2001. Đăng ký thay đổi lần
thứ 1 ngày 03 tháng 01 năm 2006. Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 12 tháng 01 năm
2007.
Ngành nghề kinh doanh:
- Khai thác và sơ chế gỗ; Cưa xẻ gỗ thành ván; Bảo quản gỗ; Sản xuất gỗ dán;
Sản xuất đồ gỗ xây dựng; Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ.
- Xây dựng công trình dân dụng; Xây dựng nhà ở; Xây dựng công trình kỹ
thuật; Xây dựng công trình công nghiệp; Lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng.
- Mua bán giường, tủ, bàn, ghế; Mua bán gỗ các loại; Mua bán gỗ các loại; Mua
bán thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp và xây dựng;
- Mua bán mủ cao su.
- Vị trí Công ty đặt tại trung tâm các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cách
thành phố Hồ Chí Minh 23 km, cách thị xã Thủ Dầu Một 7 km.

- Diện tích mặt bằng trụ sở Công ty đặt tại huyện Thuận An tỉnh Bình Dương là:
29.877 m2 trong đó, diện tích nhà xưởng sản xuất là: 14.547 m2 (chiếm 49% tổng diện
tích); đường giao thông nội bộ, sân bãi là: 11.376,5 m2 (chiếm 38% tổng diện tích);
sân vườn cây xanh là 3.963,5 m2 (chiếm 13% tổng diện tích).
- Diện tích mặt bằng chi nhánh của Công ty đặt tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình
Phước (Nhà máy chế biến gỗ Bình Phước – Giai đoạn 1) là: 195.000 m2 trong đó, diện
tích nhà xưởng là 27.080 m2.
- Công suất chế biến: Với máy móc trang thiết bị và nhà xưởng hiện đại, Công
ty thực hiện quy trình công nghệ sản xuất khép kín từ khâu khai thác- cưa xẻ, sấy, sản
xuất và xuất khẩu. Công suất phôi sấy 100.000 m3 /năm, cung cấp phôi sấy gỗ cao su,
tràm, thông cho các nhà máy chế biến gỗ trong khu vực tỉnh Bình Dương, Đồng Nai,
thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm hoàn chỉnh hơn 15.000 m3 gỗ tinh chế / năm.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận
An
Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An là doanh nghiệp cổ phần 100% vốn
5


Nhà nước do 10 cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty cao su Việt
Nam (Tổng Công ty Cao su Việt Nam, Công ty cao su Đồng Nai, Công ty cao su Bình
Long, Công ty cao su Phước Hoà, Công ty cao su Phú Riềng, Công ty cao su Dầu
Tiếng, Công ty cao su Bà Rịa, Công ty Tài chính cao su, Công ty Công nghiệp và Xuất
nhập khẩu cao su, Công ty kho vận và dịch vụ hàng hoá) góp vốn thành lập từ tháng
01 năm 2002. Được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số: 4603000035 ngày 24 tháng 12 năm 2001.
Tháng 04 năm 2005, thực hiện theo quyết định số 193/QĐ-KHĐT ngày 02
tháng 03 năm 2005 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty cao su Việt Nam Công ty Cổ
phần Chế biến Gỗ Thuận An bán 49 % cổ phiếu của các cổ đông sáng lập ra thị trường
cho các nhà đầu tư khác.
2.3. Nhiệm vụ và chức năng kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận

An
2.3.1. Nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch khác
có liên quan nhằm đáp ứng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ký kết các hợp đồng kinh tế trên cơ sở đảm bảo có lãi và kinh doanh có hiệu
quả đồng thời thực hiện đúng chế độ quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại.
Không ngừng nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công
nhân viên. Tích cực tham gia công tác xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển mở rộng sản xuất, không ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước và thay thế hàng nhập
khẩu.
Làm tròn trách nhiệm, bổn phận với nhà nước qua việc thực thi chính sách tài
trợ - bảo trợ các công tác xã hội, nộp ngân sách nhà nước.
2.3.2. Chức năng kinh doanh
Công ty cổ phần chế biến Gỗ Thuận An với chức năng kinh doanh là chế biến
và xuất khẩu các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ cao su và gỗ khác; mua bán; kinh doanh
sản phẩm gỗ và các vật tư thiết có liên quan.
6


Nguồn nguyên liệu : Chính là gỗ cao su dạng gỗ tròn, tràm, bạch đàn, …thu
mua từ các đồn điền cao su thanh lý.
Các công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho sản xuất thường được thu mua trong nước.
Máy móc thiết bị hiện đại hầu hết nhập từ nước ngoài, có đội ngũ chuyên gia hướng
dẫn.
Quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu nên công ty có
những quan hệ trực tiếp với các cơ quan Nhà nước như : Bộ thương mại, Cơ quan hải
quan, Sở lao động, cơ quan Thuế, các Ngân hàng.
Tài khoản tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Dương.

2.4. Cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An
2.4.1.Cơ cấu tổ chức

7


Hình 2.1 : Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty CPCB Gỗ Thuận An
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG
TY

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC
BAN ISO + CoC

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH - LDTL

PHÒNG SẢN XUẤT KINH
DOANH

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN

XN TINH CHẾ TRUNG
TÂM

CHI NHÁNH CÔNG TY

PHÒNG

TCHC-LĐTL

PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN

PHÒNG
SẢN XUẤT
KINH
DOANH

BỘ PHẬN KỸ THUẬT

XƯỞNG
SẤY KHO

XƯỞNG
TẠO
PHÔI

XƯỞNG
ĐỊNH
HÌNH 1

XƯỞNG
ĐỊNH
HÌNH 2

XƯỞNG
SƠN

HOÀN
CHỈNH

XÍ NGHIỆP SƠ CHẾ

XƯỞNG

XƯỞNG
CƯA

NGÂM,
TẨM

KHO
NGUYÊN
LIỆU

XÍ NGHIỆP TINH CHẾ

XƯỞNG
TẠO
PHÔI

XƯỞNG
ĐỊNH
HÌNH

XƯỞNG
SƠN


Nguồn: Phòng HC – LĐ - TL
8


Như những công ty khác, công ty cổ phần chế biến gỗ thuận an luôn luôn hoàn
thiện bộ máy quản lý sao cho phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và
khách hàng. Cơ cấu tổ chức càng hoàn hảo thì càng tác động tích cực đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Công ty tổ chức theo cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Ban giám
đốc có trách nhiệm điều khiển toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với
sự tham gia của các phòng ban. Đển tổ chức sản xuất và từng bước nâng cao trình độ
quản lý của nhân viên và tay nghề của công nhân. Công ty đã có kế hoạch đào tạo và
tuyển dụng nhân sự có nghiệp vụ cao.
Theo những quy định trong luật nhà nước, lãnh đạo công ty bao gồm những
thành viên chủ chốt của công ty có trình độ, có năng lực kinh doanh và tổ chức, quản
lý kinh doanh và chịu trách nhiệm trước chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước được
chính phủ uỷ quyền.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Nhân Sự Năm 2008
Phân loại nhân sự

Tỷ trọng

Đơn vị

Số lượng

Người

53

5,82


858

94,18

30

3,29

44

4,83

837

91,88

(%)

1.Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Gián tiếp
- Trực tiếp
2. Trình độ văn hoá
- Đại học

Người

- Cao đẳng, trung học
- Tình độ phổ thông


Nguồn: Phòng HC – LĐ - TL
Hầu hết cán bộ, công nhân viên của công ty đều có tay nghề tương đối thuần
thục, một số nhân viên có thâm niên cao trong nghề đảm bảo cho sản lượng sản xuất
ổn định. Hiện nay,công ty đã cơ giới hoá, hiện đại hoá toàn bộ. Đồng thời công ty
cũng tận dụng được nguồn lao động thời vụ. Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo
cho công nhân về quản lý sản xuất, quy trình công nghệ và gởi đi học nâng cao tay
nghề. Tiếp tục tuyển dụng và đào tạo cán bộ cho các vị trí còn thiếu.
9


Bảng 2.3. Thu Nhập Bình Quân Qua Các Năm Của Công Ty
Năm

Số lao động

Thu nhập bình quân

Tỷ lệ

Đồng/ người/ tháng

(%)

2006

478

2.397.418

-


2007

901

2.567.159

107

2008

911

2.852.457

111
Nguồn: Phòng HC – LĐ - TL

Nhận xét : Năm 2006 tổng số lao động của công ty Thuận An chỉ có 478 người
vì dây chuyền sản xuất còn hạn chế. Con số này được tăng đều theo tốc độ đầu tư cơ
sở vật chất nên đến năm 2008 tổng số lao động đã tăng lên 911 người, ổn định về tay
nghề nên sản xuất đạt năng suất và chất lượng rất tốt. Đây là kết quả phấn đấu của
công ty, đặc biệt là ứng dụng công nghệ và ý thức trách nhiệm của người lao động.
Để ổn định lao động và phát huy tiềm năng của lực lượng lao động, vấn đề tiền
lương, tiền thưởng hết sức quan trọng nhằm cạnh tranh lao động với các doanh nghiệp
khác cùng ngành nghề và cùng địa bàn. Công ty đã hết sức cố gắng tập hợp đoàn kết,
nhưng cần sự hỗ trợ về tài chính của Hội Đồng Quản Trị và các cổ đông để đạt được
mục đích ổn định lực lượng của lao động.
2.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan

quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ
Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm
của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm
giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của
HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết
ĐHCĐ quy định.
10


Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc: Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất
về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám
đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của
Công ty.
Khối tham mưu: Gồm các phòng, ban có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban
Giám đốc. Khối tham mưu của Công ty gồm Phòng Tổ chức Hành chính – Lao động
Tiền lương; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Sản xuất Kinh doanh với chức năng
được quy định như sau:
Phòng Tổ chức Hành chính – Lao động Tiền lương
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty ký

Quyết định thành lập số 10/QĐ-HĐQT ngày 11 tháng 03 năm 2002. Phòng có chức
năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản trị nhân sự hành chính văn phòng và lao động tiền lương. Các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của Phòng được tóm lược như sau:
Chức năng: Hoạch định nhân sự, tuyển chọn nhân viên, bố trí, và quy hoạch
cán bộ. Đào tạo và phát triển nhân viên, giải quyết các mối tương quan lao động như:
Khen thưởng, kỹ luật, cho nghỉ việc, bổ nhiệm, điều động, giải quyết tranh chấp lao
động. Quản trị tiền lương và các chế độ chính sách như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, an toàn lao động, an ninh trật tự... Quản lý lưu trữ hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân
viên, quản trị hành chánh văn phòng, tiếp khách. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các
chuyến đi công tác. Quản lý các phương tiện thông tin liên lạc, hồ sơ văn thư và
11


phương tiện đi lại. Điều hành và kiểm tra theo tuyến quyền hạn nhằm mục đích phục
vụ các bộ phận khách cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện các chính sách vế tuyển dụng, phát triển và
đào tạo nhân sự. Xây dựng nội quy lao động, quy chế tổ chức quản lý, quy chế khen
thưởng, kỷ luật, quy chế trả lương, thưởng của Công ty. Xây dựng kế hoạch tiền
lương, Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công
nhân. Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài sản, an ninh trật tự toàn
Công ty. Kiểm tra quyết toán quỹ lương các đơn vị trực thuộc Công ty hàng tháng,
hàng năm và tính lương thanh toán cho Cán bộ công nhân viên khối văn phòng Công
ty. Quản lý hồ sơ lý lịch Cán bô công nhân viên, văn thư lưu trữ. Theo dõi thống kê
tình hình biến động lao động toàn Công ty hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Thực
hiện các chính sách đối với người lao động về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm tai nạn.
Phòng Tài chính – Kế toán: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ do Chủ tịch Hội
đồng Quản trị Công ty phê duyệt theo quyết định số 10/QĐ – HĐQT ngày 11 tháng 03
năm 2002. Các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng được tóm lược như sau:
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện công

tác Tài chính, kế toán thông kê tại Công ty. Tổ chức giám sát nội bộ và quản lý các
hoạt động kinh tế của Công ty. Tổng hợp và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính của Công ty.
Nhiệm vụ: Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán,
thống kê phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty đồng thời
tuân theo pháp lệnh về kế toán – thống kê do Nhà nước quy định. Xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch tài chính, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư
xây dựng cơ bản, tiền lương của Công ty. Tổ chức ghi chép, tính toán và hạch toán
chính xác, trung thực, kiệp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn
và sử dụng kinh phí của đơn vị. Tính toán và trích nộp đúng, đủ và kip thời các khoản
nộp ngân sách, thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu,
12


phải trả. Bảo quản tiền mặt và các chứng khoán có giá trị như tiền, tổ chức tính toán và
phân phối tận tay đến người lao động các khoản tiền lương, tiền thuởng hàng tháng. Tổ
chức hướng dẫn kiểm kê tài sản, vật tư, hàng hoá, thành phẩm và đánh giá lại tài sản
theo đúng chủ trương và chế độ của nhà nước. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi
hành kip thời các chế độ, thể lệ tài chính kế toán thống kê của nhà nước. Kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật thu
nộp ngân sách, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền
vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kiệp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi
phạm chính sách, chế độ, kỹ luật kinh tế tài chính của Nhà nước. Cung cấp các số liệu,
tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt
động kinh tế, tài chính, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế. Lập đầy đủ
và đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê vá quyết toán của Công ty theo chế độ quy
định. Thực hiện kế hoạch đào tào, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng đội ngủ cán
bộ nhân viên kế toán trong Công ty.
Phòng SXKD

Là phòng chuyên môn nghiệp vụ do Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty thành
lập theo quyết định số 10/QĐ-HĐQT ngày 11 tháng 03 năm 2002. Phòng có chức
năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý điều hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chức năng: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư
xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Tiếp tục mở
rộng thị trường trong và ngoài nước. Quản lý các hoạt động và nghiệp vụ xuất nhập
khẩu của Công ty tuân theo tiêu chuẩn ISO 2001-9000 và CoC. Quản lý và điều hành
các hoạt động của Công ty.
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản
theo tháng, theo quý, theo năm của Công ty, đề xuất giao kế hoạch sản xuất kinh
doanh cho các xưởng. Quản lý theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của các xưởng hàng tuần,
hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm
13


khách hàng, xúc tiến thương mại để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
thực hiện các biện pháp Marketing. Xây dựng, tổ chức và quản lý các đơn hàng và
quản lý tiêu thụ. Tiếp tục, đàm phán, soạn thảo và đề xuất ý kiến cho các hợp đồng
kinh tế. Tổ chức sản xuất khi có các đơn hàng mới, xây dựng quy trình kỹ thuật và
định mức kinh tế kỹ thuật sản phẩm. Lập kế hoạch nhu cầu vật tư, hoá chất, nguyên
liệu phục vụ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch định mức kinh tế kỹ thuật.
Thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Cùng với xưởng xây dựng và
quản lý đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, cán bộ quản lý xưởng. Phối hợp với
các xưởng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất để đảm bảo giao
hàng đúng hạn với khách hàng. Xây dựng đơn giá lương các mặt hàng với các xưởng.
2.5. Tình hình hoạt động của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An
2.5.1.Nguyên vật liệu
Nguồn nguyên vật liệu

Nguồn nguyên liệu chính là gỗ cao su, theo dự kiến kế hoạch thanh lý vườn cây
của các công ty cao su trong trong thời gian tới đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nguyên
liệu và kế hoạch phát triển ổn định của Công ty. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình thị
trường, nguồn nguyên liệu cũng có thể là các loại nguyên liệu thay thế khác như keo lá
tràm, thông...
Với nguồn gỗ cao su thanh lý cũng như một số nguồn gỗ khác kết hợp đảm bảo
đáp ứng được cho đơn vị lâu dài.
Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển là một trong những yếu tố
quan trọng là chủ động được nguồn nguyên liệu. Vì thế, một trong những yếu tố để
phát triển và tăng tính cạnh tranh trong ngành chế biến gỗ là chủ động được nguồn
nguyên liệu.
Công ty Chế biến Gỗ Thuận An có lợi thế đa phần cổ đông là các công ty cao
su khu vực miền Đông, nơi có nguồn nguyên liệu cao su thanh lý khá tập trung. Theo
dự kiến kế hoạch thanh lý các vườn cây sao su của các công ty như sau:
Khu vực tỉnh Bình Phước: Công ty cao su Bình Long, Công ty cao su Lộc Ninh,
14


Công ty cao su Đồng Phú, Công ty cao su Phú Riềng... bình quân khoảng 2.100 –
2.300 ha/năm.
Khu vực tỉnh Bình Dương: Công ty cao su Phước Hoà, Công ty cao su Dầu
Tiếng...bình quân khoảng 2.000 ha/năm.
Như vậy, nếu tính chung cho khu vực Bình Dương và Bình Phước với 4.100 4.300 ha cây cao su thanh lý như trên thì hàng năm công ty có thể sản xuất khoảng
130.000 m3 gỗ phôi, có thể sản xuất đạt 65.000 m3 gỗ cao su tinh chế xuất khẩu và có
thể sản xuất 160.000 m3 ván MDF từ gỗ cành cho mỗi năm
2.5.2. Trình độ công nghệ
Hiện nay, Công ty có 2 nhà máy chế biến gỗ với dây chuyền công nghệ khép
kín từ khâu khai thác đến khâu tiêu thụ với công suất phôi sấy khoảng 100.000 m3 /
năm và sản phẩm hoàn chỉnh 15.000 m3 /năm.

Dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty thuộc loại tiên tiến so với các công
ty khác trong cùng ngành nghề hoạt động. Việc chọn công nghệ sản xuất phù hợp
nhằm tạo ra các sản phẩm được xử lý đúng tiêu chuẩn, chất lượng cao, bảo đảm cho
tiêu chuẩn xuất khẩu. Quy trình công nghệ được tóm lược như sau:
a) Khâu sơ chế
Giai đoạn 1: Cưa, cắt
Gỗ cao su được đưa về xưởng chế biến sau khi đốn từ 2 đến 3 ngày. Sau khi
kiểm tra phân loại, gỗ tròn được đưa qua hệ thống cưa để có được quy cách sản phẩm
theo yêu cầu.
Giai đoạn 2: Tẩm
Gỗ sau khi cưa cắt được đưa vào hệ thống ngâm tẩm bằng áp lực với các hoá
chất. Hoá chất thẩm thấu hoàn toàn vào thanh gỗ nhằm chống mối mọt, sau khi tẩm gỗ
được chuyển qua khu vực hong phơi tự nhiên trước khi chuyển vào lò sấy.
Giai đoạn 3: Sấy khô
Sấy khô là một quy trình thăng chốt trong sản xuất, có ảnh hưởng đến chất
lượng gỗ. Công đoạn sấy phải được tiến hành nghiêm ngặt theo thời biều và được
kiểm tra kỹ lưỡng. Sau khi sấy xong, gỗ được kiểm tra chất lượng để chuyển sang
15


×