Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sổ Tay Hướng Dẫn Sản Xuất Nước Sạch Hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.8 KB, 24 trang )

55651

DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT:
"Tăng cường năng lực thể chế cho kiểm soát
ô nhiễm nước ở Việt Nam"

SỔ TAY HƯỚNG DẪN

SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH HƠN

Hà nội, năm 2008
1


Quá trình công nghiệp hoá nhanh và rộng là một trong
2


những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế
lớn mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với nó là những vẫn
đề về môi trường. Một trong những cách tiếp cận để giải quyết
vấn đề này là phương pháp tiếp cận sử lý cuối đường ống, tức là
sử lý phát thải, chất thải chỉ khi chúng đã phát sinh. Về thực
tiễn, điều này đồng nghĩa với việc xây dựng và vận hành các cơ
sở xử lý nước thải, các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí và
các bãi chôn lấp an toàn - đây là những công việc rất tốn kém.
Trên thực tế, không một quá trình sản xuất nào đạt được
hiệu xuất 100%. Luôn luôn có sự tổn thất nào đó đi vào môi
trường và không thể chuyển thành dạng sản phẩm hữu ích. Tổn
hao đó là sự lãng phí hay sự ô nhiễm luôn gắn liền với sản xuất
công nghiệp. Yếu tố này thường được nhắc đến như là một "cơ


hội bị mất đi trong quá trình sản xuất". Tỷ lệ phát sinh chất thải
thường rất cao và thường có một thực tế là rất ít nhà sản xuất
công nghiệp nhận ra điều này. Hiện nay tiếp cận xử lý cuối
đường ống vẫn đang được áp dụng phổ biến trong các cơ sở
công nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiễm của môi trường
đang gần như cạn kiệt và các đơn vị sản xuất công nghiệp dần
nhận thức được sự cần thiết phải xem xét lại các công đoạn sản
xuất của mình theo thứ tự ngược lại. Điều này đã dẫn đến sự
xuất hiện của khái niệm về một tiếp cận mang tính chửđộng để
giảm chất thải tại nguồn trong quản lý chất thải. Tiếp cận
chủđộng này được gọi là Sản xuất sạch hơn (SXSH).
1. Khái niệm về SXSH
SXSH được định nghĩa là sự áp dụng liên tục chiến lược
môi trường tổng hợp mang tính phòng ngừa trong các quy trình,
sản phẩm, và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi
ro cho con người và môi trường.
-Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn
3


các nguyên liệu thô và năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu thô
độc hại, và giảm lượng và độđộc của tất cả các phát thải cũng
như chất thải;
-Với các sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm thiểu các tác
động tiêu cực trong vòng đời sản phẩm, từ khi khai thác nguyên
liệu thô cho tới khi thải bỏ cuối cùng; và
-Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về
môi trường trong quá trình thiết kế và cung ứng dịch vụ.
Sự khác biệt căn bản giữa EOP hay còn gọi là kiểm soát ô
nhiễm và SXSH là thời điểm. Kiểm soát ô nhiễm là phương

pháp tiếp cận sau khi vấn đềđã phát sinh, "Phản ứng và sử lý";
trong khi đó, SXSH lại mang tính chủđộng, theo "triết lý dựđoán
và phòng ngừa". Phòng ngừa, nhưđược thừa nhận rộng rãi, luôn
luôn tốt hơn sử lý, như câu nói "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Khi giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua SXSH thì đồng
thời cũng giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng. SXSH luôn
hướng tới hiệu suất sử dụng đầu vào gần với 100% trong giới
hạn về khả thi kinh tế. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh
rằng, SXSH không chỉđơn thuần là thay đổi thiết bị: SXSH đề
cập tới thay đổi thái độ quan điểm, áp dụng các bí quyết và cải
tiến quy trình sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm. Các khái
niệm khác tương tự là:
-Giảm thiểu chất thải;
- Phòng ngừa ô nhiễm; và
- Năng suất xanh.
Những khái niệm này về căn bản là tương tự như SXSH,
với ý tưởng nền tảng là làm cho công ty trở nên hiệu quả hơn và
ít ô nghiễm hơn.
2. Thế nào là giải pháp SXSH
4


Vậy trong thực tế các giải pháp nào là giải pháp SXSH?
Cần có các thay đổi nào để biến một quá trình sản xuất trở nên
sạch hơn và hiệu quả hơn?
Nhưđã nói ở trên, các thay đổi không chỉđơn thuần là thiết
bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý một doanh
nghiệp. Các thay đổi được gọi là "Giải pháp SXSH" có thểđược
chia thành các nhóm sau:
- Giảm chất thải tại nguồn;

- Tuần hoàn; và
- Cải tiến sản phẩm
2.1. Giảm chất thải tại nguồn
Về cơ bản, ý tưởng của SXSH là tìm tận gốc ô nhiễm.
- Quản lý tốt nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của
SXSH. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể
thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ
của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van
trước hay tắt thiết bị khi không sử dụng đến tránh tổn thất.
- Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự
quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
- Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện
sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất
và phát sinh chất thải.
- Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời
gian, áp suất, pH, tốc độ,... cần được giám sát và duy trì càng
gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
- Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình
tốt hơn đòi hỏi quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám
sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
5


- Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế nguyên liệu đang sử
dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn.
- Thay đổi nguyên liệu có thể là việc mua nguyên liệu có
chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của
nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
- Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên

liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc
độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt
nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong
thiết bị.
- Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện
đại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao
hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giải
pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất
sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Các giải
pháp này có thể cho tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng
cao hơn so với các giải pháp đã nêu.
2.2. Tuần hoàn:
Giải pháp tuần hoàn được xem xét đối với các loại dòng thải
không thể tránh được. Chúng được quay lại khu vực sản xuất
hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải"
và sửdụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụđơn giản của giải
pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho một quá
trình giặt khác.
- Tạo ra các sản phẩm phụ hữu ích là việc thu thập (và xử lý)
các dòng thải để có thể trở thành một sản phẩm mới để bán ra
thịtrường. Lượng men bia dư thừa có thểđược chế biến thành thức
ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm là một ví dụ.
6


2.3. Thay đổi sản phẩm
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng
một ý tưởng cơ bản của SXSH. Thay đổi sản phẩm là việc xem
xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó.

Nếu có thể thay một cái nắp dậy kim loại đã được sơn bằng
một cái nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã
tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để
sơn hoàn thiện nắp dậy đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có
thểđem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượnghoá chất
độc hại sử dụng. Các thay đổi vềbao bì có thể là quan trọng. Vấn
đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệđược
sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa
cactông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệcác vật dễ vỡ.
3. Lợi ích của SXSH
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể
qui mô bé hay lớn, cũng không kể là định mức tiêu thụ nguyên
liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Hiện nay, hầu hết các doanh
nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng tài nguyên tiêu thụ từ 1015% mà không cần đầu tư lớn!
- Sử dụng nguyên liệu và năng lượng ít hơn
Lợi ích dễ thuyết phục nhất trong SXSH là khả năng giảm
lượng nguyên liệu và tài nguyên tiêu thụ. Việc tiết kiệm năng
lượngvà nguyên liệu làm giảm giá thành chi phí trực tiếp, và do
đó lại sẽ giúp doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn. Với
việc giá thành của nguyên liệu, năng lượngvà nước ngày một
tăng, không có doanh nghiệp nào có khả năng chấp nhận việc
mất các tài nguyên này dưới dạng tổn thất.

7


- Các cơ hội thị trường mới được cải thiện
Nhận thức của người tiêu dùng ngày một tăng về các vấn đề
môi trường tạo nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị
trường quốc tế. Điều này dẫn đến việc có thể mở ra một cơ hội

thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn
với giá thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nỗ lực vào SXSH.
- Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn
Các dự thảo dự án đầu tư cho sản xuất sạch bao gồm các
thông tin về tính khả thi kỹ thuật, kinh tế cũng như môi
trường. Đây là cơ sởvững chắc cho việc tiếp nhận các hỗ trợ
tài chính của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Trên thị
trường quốc tế, các cơ quan tài chính đã nhận thức rõ các vấn
đề về bảo vệ môi trường và xem xét các đề nghị vay vốn từ
góc độ môi trường.
- ISO 14000
SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều để thực hiện hệ
thống quản lý môi trường như ISO14000 vì rất nhiều các công
việc ban đầu đã được tiến hành thông qua đánh giá SXSH.
Chứng chỉ ISO14000 mở ra một thị truờng và đem lại khả năng
tiếp cận thịtrường xuất khẩu tốt hơn.
- Môi trường làm việc tốt hơn
Bên cạnh việc cải thiện hiện trạng kinh tế và môi trường,
SXSH còn có thể cải thiện các điều kiện an toàn và sức khoẻ
nghề nghiệp cho nhân viên. Các điều kiện làm việc thuận lợi có
thể làm tăng sựtự tin cũng như thúc đẩy các quan tâm trong việc
kiểm soát chất thải của nhân viên. Các hành động như vậy sẽ
giúp cho các doanh nghiệp thu được các lợi nhuận từ góc độ
cạnh tranh.

8


- Tuân thủ môi trường tốt hơn
Để đạt được các tiêu chuẩn về dòng thải (khí, lỏng, rắn)

thường yêu cầu phải lắp đặt các hệ thống kiểm soát môi trường
phức tạp và đắt tiền như các nhà máy xử lý nước thải. Thông
thường, SXSH giúp cho việc xử lý trở nên dễ dàng và rẻ tiền
hơn do giảm được lưu lượng, tải lượngvà thậm chí cảđộc tính
của dòng thải.
4. Đánh giá SXSH:
Để có thể xác định các cơ hội về SXSH, cần phải tiến hành
đánh giá SXSH. Việc đánh giá SXSH tập trung vào:
- Các chất thải và phát thải được phát sinh ở đâu;
- Các chất thải và phát thải được phát sinh do nguyên nhân
nào; và
- Làm thế nào để giảm thiểu các chất thải và phát thải.
Đánh giá SXSH là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá
trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình
đó hoặc sản phẩm.

9


Cam kết của lãnh đạo
Một đánh giá SXSH thành công yêu cầu sự cam kết mạnh
mẽ từ phía ban lãnh đạo. Cam kết này cần sự tham gia và giám
sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể hiện qua hành động, không
chỉ dừng lại ở lời nói.
Sự tham gia của công nhân vận hành
Những người giám sát và vận hành cần được tham gia tích
cực ngay từđầu đánh giá SXSH. Công nhân là những người đóng
góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các biện pháp SXSH.
10



Tiếp cận có hệ thống
Để sản xuất sạch trở nên bền vững và có hiệu quả, cần thiết
phải tuân thủ và áp dụng một tiếp cận có hệ thống. Khi bắt đầu
bằng các nhiệm vụ riêng lẻ, công việc có thể sẽ khá hấp dẫn và
they các lợi ích ngắn hạn dần dần xuất hiện. Mặc dù vậy, cảm
giác này có thể sẽ giảm đi rất nhanh nếu không nhận ra được các
lợi ích lâu dài. Chính vì vậy mà cần có thêm một khoảng thời
gian cũng như nỗ lực để đảm bảo tuân thủ thực hiện theo tiếp
cận này một cách có hệ thống và có tổ chức.
Phương pháp luận đánh giá SXSH gồm 6 bước và 18
nhiệm vụ.
4.1. Sáu bước đánh giá SXSH
- Khởi động
- Phân tích các bước công nghệ
- Đề xuất ra các cơ hội SXSH
- Lựa chọn các giải pháp SXSH
- Thực hiện các giải pháp SXSH
- Duy trì SXSH.
4.2. Các nhiệm vụ
Bước 1 - Khởi động
Trước tiên, ban lãnh đạo cần phải cam kết với chương
trình SXSH. Đánh giá SXSH sẽ yêu cầu một khoảng thời gian
để thu thập thông tin và phát triển các giải pháp. Hơn nữa, có
thể cần một số chi phí nhưlắp đặt đồng hồ nước hoặc phân
tích mẫu.
11


Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH,

Ban lãnh đạo cần chỉđịnh một đội thực hiện đánh giá SXSH.
Khi thực hiện việc này, ban lãnh đạo cần nhớ rằng các thành
viên trong nhóm cần có một số quyền hạn, kỹ năng và thời gian
cần thiết để thực hiện đánh giá SXSH.
Nhóm thực hiện nên bao gồm đại diện của các thành phần:
- Cấp lãnh đạo;
- Kế toán hoặc thủ kho;
- Khu vực sản xuất; và
- Bộ phận kỹ thuật, ví dụ như bộ phận cấp hơi hay bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, việc đưa vào nhóm một thành viên là chuyên
gia vềSXSH từ bên ngoài sẽ là rất có ích vì sẽ có thêm một tiếp
cận qua mắt nhìn thứ ba.
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ và xác định
định mức,
Về cơ bản, nhóm SXSH nên có một tổng quan về toàn bộ
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất
cả các quá trình sản xuất, đầu vào và đầu ra.
Cần có một sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và cụ thể
(hoặc sơ đồ của các động tác) để có thể có một khái quát và hiểu
biết đúng về quá trình sản xuất.
Cần chú ý đặc biệt tới các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ như
làm sạch hoặc tái sinh vì quá trình này thường gây nhiều lãng
phí. Đầu vào và đầu ra của sơ đồ cần được ghi tên phù hợp để
làm tài liệu đối chứng sau này.
12


13



Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí,
Dựa trên sơ đồ và thông qua việc khảo sát hiện trạng, nhóm
đánh giá SXSH cần xác định được các công đoạn gây lãng phí.
Cùng với các thông tin hiện có về lượng nguyên liệu và tài
nguyên tiêu thụ, công việc này là cơ sở cho việc quyết định
phạm vi đánh giá SXSH.
Phạm vi đánh giá cần được chọn sao cho thể hiện tính hấp
dẫn về kinh tế khi giải pháp SXSH được xác định. Như vậy, các
công đoạn gây ra tổn thất nguyên liệu/sản phẩm lớn hoặc những
công đoạn có tỷ lệ xửlý lại cao cần được ưu tiên đưa vào trong
phạm vi đánh giá.

14


Bước 2 - Phân tích các bước công nghệ
Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng
tâm kiểm toán
Trong bước này, các cân bằng vật liệu và năng lượngcần
được thực hiện nhằm định lượngcác chất thải được phát sinh, chi
phí và các nguyên nhân của dòng thải.
Các cân bằng sẽ còn là cơ sở cho biết lượng tài nguyên tiêu
thụ và các chất thải phát sinh trước khi thực hiện SXSH.
Với (những) phạm vi được chọn để thực hiện đánh giá
SXSH, (các) sơ đồ công nghệ cần phải được cụ thể hoá hơn để
đảm bảo mô tả đủ tất cả các công đoạn/các động tác và có đầy
đủ các đầu vào và đầu ra trong sơ đồ.
Tiếp theo, cần phải thu thập các thông tin để làm cân bằng.
Có thể sẽ có rất nhiều việc phải làm và đo đạc. Các đồng hồ để
xác định lượng nước và điện tiêu thụ có thể sẽ rất hữu ích và

cần thiết.
Định lượng đầu vào và đầu ra là cách duy nhất để xác định
các tổn thất mà bình thường không được nhận dạng.
Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật liệu, năng lượng
Làm cân bằng năng lượng thậm chí còn phức tạp hơn cân
bằng vật liệu. Thay vì việc lập cân bằng thực, việc điều tra để
ghi lại lượng vào và mất mát cũng có thể là rất có ích.
Đối với hệ thống cấp hơi, bạn cần đo được lượngnhiên liệu
sử dụng, tổn thất của nồi hơi và ước tính các tổn thất nhiệt do bề
mặt bảo ôn kém, rò rỉ hơi và thải nước ngưng.
15


Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dòng thải
Việc xác định tính chất dòng thải gồm 3 phần:
- Định lượngdòng thải (các số liệu cần được lấy từ phần cân
bằng vật liệu);
- Định lượngtác động môI trường bằng cách đo đạc/ước
tính, ví dụ BOD và COD của nước thải; và
- Xác định chi phí cho dòng thải bao gồm chi phí của các
thành phần có giá trị trong dòng thải và chi phí xử lý môi
trường.

Việc xác định chi phí dòng thải sẽ cho một bức tranh về
lượng tiền mất mát đối với mỗi dòng thải. Bên cạnh đó, kết quả
này còn tạo nên sự cam kết, chỉ ra tiềm năng tiết kiệm và đầu
tư cần lớn bao nhiêu đểcó thể giảm thiểu hoặc loại bỏ được
dòng thải.
Nhiệm vụ 7: Phân tích nguyên nhân
Với mỗi một dòng thải cần tiến hành phân tích nguyên nhân

để tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn của dòng thải.
16


Việc phân tích nguyên nhân với lý do "thiết bị cũ" hay "chất
lượng thấp" là không
đủ. Bạn cần phải tìm ra
các nguyên nhân thật cụ
thểđối với việc phát
sinh ra dòng thải, ví dụ
"nguyên liệu có hơn 2%
tạp chất được chấp
nhận". Việc phân tích
nguyên nhân càng chi
tiết thi việc đề xuất ra
cơ hội càng dễ dàng.
Như vậy, để làm
được việc phân tích
nguyên nhân tốt cần
phải nắm chắc quá trình
và các thông số vận
hành.

Bước 3 - Đề xuất ra các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 8: Đề xuất các cơ hội SXSH
Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát
triển, liệt kê và mô tả các giải pháp SXSH có thể làm được.

17



Với mỗi một nguyên nhân được xác định sẽ có một, nhiều
hoặc thậm chí không có giải pháp SXSH nào tương ứng. Để xác
định các nguyên nhân cần phải có kiến thức và tính sáng tạo.
Thảo luận và "động não" trong tranh luận có thể hỗ trợ việc
phát triển các giải pháp. Phân tích nguyên nhân tốt sẽ tạo điều
kiện thuận lợi hơn nhiều trong đề xuất cơ hội. Nên xem xét việc
mời các chuyên gia từ các nhà cung cấp tham dự việc đề xuất cơ
hội SXSH.
Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội khả thi nhất
Danh mục các cơ hội SXSH cần được xem xét để xác định:
- Các cơ hội có thể thực hiện được ngay;
- Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp; và
- Các cơ hội bị loại bỏ vì không mang tính thực tế hoậc
khả thi.
Các cơ hội có thể thực hiện được ngay cần được làm ngay.
Hãy lưu giữ danh mục các cơ hội này để ghi lại hiệu quả của
công việc SXSH. Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp nên được
đánh giá ở bước tiếp theo.
18


Bước 4 - Lựa chọn các cơ hội SXSH
Đối với các cơ hội SXSH phức tạp, cần tiến hành nghiên
cứu khả thi một cách chi tiết về các mặt kỹ thuật, kinh tế và môi
trường
Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật
Trong phân tích tính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến
các khía cạnh sau:
- Chất lượng của sản phẩm;

- Năng suất sản xuất;
- Yêu cầu về diện tích;
- Thời gian ngừng hoạt động;
- So sánh với thiết bị hiện có;
- Yêu cầu bảo dưỡng;
19


- Nhu cầu đào tạo; và
- Phạm vi sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần của
nghiên cứu khả thi kỹ thuật:
- Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ;
- Giảm nguyên liệu tiêu thụ; và
- Giảm chất thải.
Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về mặt kinh tế
Tính khả thi kinh tế cần được tính toán dựa trên cơ sởđầu tư
và tiết kiệm dự tính.
Một vài phương pháp được dùng trong thẩm định đầu tư là:
- So sánh chi phí: để so sánh các lựa chọn có thu nhập như
nhau nhưng chi phí khác nhau;
- So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của
từng lựa chọn;
- Hoàn vốn đầu tư: đưa lợi ích vào cùng mối quan hệ với
vốn đầu tư;
- Thời gian hoàn vốn
- Giá trị hiện tại ròng (NPV); và
- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR).
Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp
thường được sử dụng vì phương pháp này đơn giản và có thể

tính toán nhanh. Đối với các giải pháp SXSH tập trung đầu tư,
cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn, ví dụ như NPV
hay IRR.
Nhiệm vụ 12: Đánh giá về ảnh hưởng môi trường
Đối với hầu hết các giải pháp, tính khả thi về môi trường là
20


hiển nhiên. Mặc dù vậy, cần phải đánh giá xem có tác động môi
trường tiêu cực nào vượt quá phần tích cực không.
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các cơ hội để thực hiện
Các kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường cần
phải được kết hợp để chọn ra các giải pháp tốt nhất.
Có thể tiến hành phương pháp cộng có trọng số sau đây:

Bước 5 - Thực hiện các giải pháp SXSH
Rất nhiều các giải pháp không tốn hoặc tốn ít chi phí, ví dụ
như sửa chữa rò rỉ, đóng vòi đang chảy khi không sử dụng hoặc
đào tạo cán bộcần phải được thực hiện ngay từ những bước đầu
của đánh giá SXSH. Các giải pháp này cần được thực hiện ngay
càng sớm càng tốt.
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Để có thể ghi lại thành công của đánh giá SXSH, nhất thiết
phải lưu giữ danh mục của tất cả các giải pháp đã được thực hiện.
Nhiệm vụ 15: Thực hiện các cơ hội SXSH
Các giải pháp còn lại đã được chon để triển khai cần được đưa
vào thực hiện theo kế hoạch đã được ban lãnh đạo phê duyệt.
21



Việc lưu giữ các giải pháp có thể sẽ cần thiết để xin phê
duyệt cũng như xin các khoản kinh phí cần thiết tương ứng.
Kế hoạch thực hiện cần nêu:
- Cần làm gì;
- Ai là người chịu trách nhiệm;
- Bao giờ hoàn thành; và
- Quan trắc hiệu quả như thế nào?
Khi các giải pháp đã được thực hiện, cần thiết phải quan
trắc lượng nguyên liệu tiêu thụ mới / mức độ thải để đánh giá lợi
ích của giải pháp.

Bước 6 - Duy trì SXSH
Nếu như SXSH đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, điều
đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh ởđây là nhóm SXSH
không được để mất đà sau khi đã thực hiện được một vài giải
pháp SXSH.
Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá các kết quả
Duy trì SXSH sẽđạt được tốt nhất khi nó trở thành công
việc quản lý hàng ngày. Để duy trì SXSH cần quan trắc định
kỳở cấp doanh nghiệp và quá trình sản xuất.
22


Các kết quả SXSH cần được báo cáo lại với ban lãnh đạo và
các nhân viên để tiếp tục duy trì các cam kết.
Nhiệm vụ 17: Duy trì SXSH
Chuẩn bị cho một đánh giá mới về SXSH.
Sau khi kết thúc, một đánh giá mới về SXSH cần được bắt
đầu đểđảm bảo sự cải thiện liên tục cho doanh nghiệp. Đây cũng
là mục tiêu của SXSH.

Liên tục đưa SXSH vào công việc quản lý hàng ngày.
Hình thành hệ thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận
hay không, cũng sẽđảm bảo rằng SXSH được duy trì trong
chương trình hoạt động của doanh nghiệp.
Việc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý môi trường
ISO 14000 có thể sẽ mang tính liên tục có giá trị của SXSH.
Nhiệm vụ 18: Lựa chọn trọng tâm mới cho đánh giá.
5. Thông tin về một số tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực SXSH
a/ Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC)
Viện Khoa học và Công nghệ và Môi trường - Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội. Tầng 4, nhà C10, Đại học Bách khoa Hà Nội
Số 1, Đại Cồ Việt, Hà Nội Điện thoại: 84-4- 868 4849; Fax: 84-4868 1618 Email: Website: www.vncpc.org
b/ Văn phòng đại diện phía Nam của Trung tâm sản xuất
sạch Việt Nam
244 Điện Biên PhủQuận 3, thành phố Hồ Chí Minh Điện
thoại 84-8-932 0730; Fax 84-8- 932 5711

23


c/ Trung tâm sản xuất sạch hơn Tp. Hồ Chí Minh
Chi cục bảo vệ môi trường chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh 137 Bis, Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận, thành phố
Hồ Chí Minh Điện thoại: 84-8- 844 3860. Máy lẻ 28
d/ Hợp phần SXSH trong công nghiệp
Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Đan Mạch về
Môi trường - Bộ Công thương
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại/Fax: 84-4- 9365065

Website:

24



×