Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.64 KB, 22 trang )

ĐạI HọC QuốC GIA Hà NộI
KHOA LUậT

Lê thị thảo

Một số vấn đề pháp lý
về hợp đồng cho Thuê tài chính ở việt Nam

chuyên ngành: luật kinh tế
mã số:
5.05.15

luận văn thạc sỹ khoa học luật

ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. lê thị thu thủy

Huế - 2002


lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên c-ú độc lập
của cá nhân tôi với sự h-ớng
dẫn khoa học của TS. Lê Thị
Thu Thủy và có sự tham khảo
một số tài liệu. Nếu có gì sai
trái tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Tác giả
Lê Thị Thảo



lời cám ơn
Tôi xin chân thành cám ơn
TS. Lê Thị Thu Thủy cùng toàn
thể các thầy cô giáo đã tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận
văn này. Xin gửi lời cám ơn đến tất
cả các bạn, các đồng nghiệp và
gia đình đã tạo mọi điều kiện để tôi
có thể hoàn thành công trình của
mình!
Tác giả
Lê Thị Thảo


Bảng chữ viết tắt trong luận văn

blds : Bộ luật dân sự
CTTC

: Cho thuê tài chính

HĐCTTC : Hợp đồng cho thuê tài chính
HĐDS

: Hợp đồng dân sự

HĐKT

: Hợp đồng kinh tế




: Nghị định

NHNN

: Ngân hàng nhà n-ớc

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSLĐ

: Tài sản l-u động


Lời nói đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị tr-ờng có sự quản lý của Nhà n-ớc đã mang lại cho nền kinh tế Việt
Nam từng b-ớc chuyển biến mạnh mẽ và đạt đ-ợc những thành tựu to lớn trong
những năm qua. Kinh tế tăng tr-ởng khá, nhịp độ tăng tổng sản phẩm bình quân
hàng năm là 7%. Lạm phát đ-ợc đẩy lùi, đời sống kinh tế của đông đảo quần chúng

nhân dân đ-ợc cải thiện. Tuy nhiên để duy trì đ-ợc nhịp độ phát triển đó, tránh nguy
cơ tụt hậu, tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với nền kinh
tế khu vực và thế giới, đòi hỏi phải có một khối l-ợng vốn lớn, các doanh nghiệp
phải tạo ra những sản phẩm đạt chất l-ợng cao, mẫu mã đủ sức cạnh tranh trên thị
tr-ờng. Để đạt đ-ợc điều đó, vấn đề đặt ra là phải có cơ chế huy động vốn hữu hiệu
nhằm khơi thông các nguồn vốn trong n-ớc, thu hút nguồn vốn đầu t- n-ớc ngoài,
đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII đã đặt ra nhiệm vụ: Phát triển thị trường vốn bằng nhiều
hình thức thu hút tiền gửi trung và dài hạn qua ngân hàng và các công ty tài chính để
cho vay đầu tư phát triển [19,100] và tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX: Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường
vốn trung và dài hạn, thu hút các nguồn vốn bên ngoài, đa dạng hoá các công cụ và
hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi Ngân hàng và các quỹ đầu t- nhằm động
viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội [20,192-194].
Trong điều kiện hiện nay, khả năng tài chính của các doanh nghiệp còn
hạn chế, cơ chế vay vốn thông qua Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, Cho
thuê tài chính (finance lease) - một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn thông
qua hợp đồng cho thuê tài chính đáp ứng đ-ợc nhu cầu về vốn cho các doanh
nghiệp và đáp ứng đ-ợc nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, hoạt động CTTC ở Việt Nam là một hình thức hoạt động tín dụng t-ơng đối mới mẻ. Trong những năm gần đây, qua
quá trình đa dạng hoá các loại hình tín dụng nhằm cung ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn phục vụ cho công cuộc


công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc, hoạt động CTTC đã đ-ợc chú ý đến. Cơ sở pháp lý cho hoạt động CTTC ở Việt Nam đ-ợc khởi điểm
từ khi có Nghị định số 64/CP ngày 09/10/1995 về quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam (sau đây gọi tắt
là NĐ số 64/CP).

Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động CTTC trong thời gian qua
đã thu đ-ợc nhiều kết quả, đã mang lại cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động CTTC cũng gặp không ít khó khăn, v-ớng mắc do ch-a

có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ, ch-a có một hành lang pháp lý vững
chắc an toàn để tạo lập và thực hiện hoạt động CTTC. Hiện nay pháp luật điều chỉnh
hoạt động CTTC chỉ mới dừng lại ở các văn bản d-ới luật: Nghị định 16/CP ban
hành ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC (NĐ16/CP). Bên
cạnh đó, cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện HĐCTTC chịu sự điều chỉnh
của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (25/09/1989) và Bộ luật Dân sự (1996), trong đó có
rất nhiều quy định trong pháp lệnh HĐKT không còn phù hợp với điều kiện nền
kinh tế hiện nay. Các hoạt động của các doanh nghiệp đang đ-ợc điều chỉnh bởi các
luật mới: Luật Ngân hàng Nhà n-ớc Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Luật
doanh nghiệp. Nh- vậy, cơ sở để thiết lập và thực hiện HĐCTTC đã không còn phù
hợp trong trong tình hình mới và hiệu quả pháp lý không cao do chủ yếu đ-ợc điều
chỉnh bởi các văn bản d-ới luật. Mặt khác, ch-a có các văn bản h-ớng dẫn cụ thể về
việc ký kết và thực hiện HĐCTTC. Do đó, nhu cầu đòi hỏi cần phải có một hành
lang pháp lý hoàn thiện, thống nhất đồng bộ và có hiệu lực pháp lý cao để thúc đẩy
hoạt động CTTC. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về HĐCTTC là một
tất yếu khách quan, nhằm thúc đẩy hoạt động CTTC ngày càng phát triển.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Hoạt động CTTC đã đ-ợc nhiều luật gia cũng nh- các nhà kinh tế quan tâm
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau như: Tìm hiểu và sử dụng thị tr-ờng tín dụng
thuê mua" của Trần Tô Tử, Nguyễn Hải Sản - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996;
Cơ sở pháp lý cho hoạt động thuê mua ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp luận văn Thạc sỹ của tác giả Doãn Hồng Nhung,1998; Hoàn thiện cơ chế CTTC
tại Việt Nam - luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Bùi Quang Hải; Tín dụng thuê
mua-hình thức đầu t- mới,Tạp chí Tài chính số ra tháng 12/1996; Những v-ớng


mắc cần tháo gỡ trong hoạt động CTTC, Tạp chí Ngân hàng số 6/1999... Trong các
công trình trên các tác giả đã trình bày, phân tích khá chi tiết một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về hoạt động CTTC ở Việt Nam theo quy định NĐ 64/CP, đã khắc họa
đ-ợc bức tranh chung về hoạt động cho thuê tài chính, cung cấp các thông tin về
kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ CTTC ở các n-ớc trong khu vực và thế giới và

nghiên cứu nghiệp vụ cho thuê d-ới giác độ kinh tế. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên
cứu về cơ sở pháp lý của hoạt động CTTC và HĐCTTC vẫn ch-a đ-ợc đề cập đến
một cách toàn diện. Nh- vậy, có thể nói từ khi hoạt động CTTC chính thức đi vào
hoạt động ở Việt Nam cho đến nay, ch-a có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống về các quy định của HĐCTTC. Trong luận văn này, tác giả cũng không có
tham vọng đề cập tới tất cả những vấn đề của HĐCTTC, mà chỉ xem xét d-ới góc độ
pháp luật, những vấn đề có tính chất cơ bản nhất, góp phần xây dựng cơ chế pháp lý
thúc đẩy hoạt động CTTC.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về HĐCTTC; thực
tiễn hoạt động CTTC thông qua việc thực hiện HĐCTTC, chỉ ra những vấn đề bất
cập cũng nh- những giải pháp cho việc thực thi và tiếp tục hoàn thiện các quy định
của pháp luật này.
- Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
đ-ợc xác định cụ thể nh- sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật hiện hành
về HĐCTTC.
+ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, tiến tới tìm hiểu, phân tích
những quy định của pháp luật về HĐCTTC còn ch-a thống nhất.
+ Đ-a ra những giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
HĐCTTC, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động CTTC ở Việt Nam phát triển.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả không đi sâu nghiên cứu các
quy phạm pháp luật về CTTC mà chỉ đi vào nghiên cứu các quy định của pháp luật
về HĐCTTC và thực tiễn giao kết, thực hiện HĐCTTC.


4. Ph-ơng pháp nghiên cứu:
Luận văn đ-ợc nghiên cứu dựa trên cơ sở ph-ơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin kết hợp với các ph-ơng pháp phân tích và tổng hợp, ph-ơng pháp so
sánh, ph-ơng pháp điều tra, đánh giá và các chủ tr-ơng, đ-ờng lối, quan điểm của

nhà n-ớc ta, các quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội đ-ợc
sử dụng làm cơ sở pháp lý, từ đó rút ra những kết luận có tính chất tổng hợp, đ-a ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về HĐCTTC trong giai đoạn
hiện nay.
5. Cơ cấu của đề tài:
Để đạt đ-ợc mục đích và nhiệm vụ đề ra, với những ph-ơng pháp nghiên cứu
trên, đề tài đ-ợc bố cục nh- sau :
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm ba ch-ơng:
-

Ch-ơng I:

-

Ch-ơng II: Giao kết và thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính

-

Ch-ơng III: Định h-ớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐCTTC ở

Khái quát chung về hợp đồng cho thuê tài chính

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Điểm mới của đề tài:
a) Về lý luận:
- Luận văn là công trình lần đầu tiên nghiên cứu những khía cạnh pháp lý về
HĐCTTC .
- Luận văn phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động CTTC và
HĐCTTC, trên cơ sở đó nêu ra những điểm hạn chế, bất cập của các quy định pháp

luật hiện hành.
- Luận văn đ-a ra những giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp
luật về HĐCTTC.

DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO


[1]. Hiến pháp n-ớc CHXHCN Việt Nam 1992.
[2]. Bộ luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1995.
[3]. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 của Hội đồng nhà n-ớc Việt
Nam.
[4]. Pháp lệnh Ngân hàng nhà n-ớc Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác
xã tín dụng và Công ty CTTC, Nhà xuất bản pháp lý Hà Nội, 1990.
[5]. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 01/01/1990 của Hội
đồng nhà n-ớc Việt Nam.
[6]. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/01/1994 của Hội
đồng nhà n-ớc Việt Nam.
[7]. Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/04/1994 của Hội đồng nhà n-ớc Việt
Nam.
[8]. Luật ngân hàng nhà n-ớc Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng ngày
12/12/1997, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1998.
[9]. Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ tr-ởng quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
[10]. Nghị định số 64/CP ngày 09/10/1995 của Chính phủ về việc ban hành quy
chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC tại Việt Nam.
[11]. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính Phủ về giao
dịch bảo đảm.
[12]. Nghị định số 16/CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty
CTTC.



[13]. Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/05/1995 của Thống đốc Ngân hàng
nhà n-ớc Việt Nam h-ớng dẫn thực hiện quy chế tạm thời về tổ chức và
hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam.
[14]. Thông t- số 03 ngày 09/02/1996 h-ớng dẫn thực hiện quy chế tạm thời về
tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC tại Việt Nam.
[15]. Thông t- số 07 ngày 11/09/1996 h-ớng dẫn đăng ký kinh doanh đối với
công ty CTTC Việt Nam.
[16]. Thông t- số 06/TC/TCT ngày 23/10/1996 của Bộ tài chính h-ớng dẫn
nghĩa vụ cho thuê của các cá nhân và ng-ời n-ớc ngoài cho thuê máy máy
móc, thiết bị ph-ơng tiện vận tải tại Việt Nam.
[17]. Thông t- số 08 ngày 6/ 9 /2001 h-ớng dẫn thực hiện Nghị định số 16/CP.
[18]. Hiệp định thống nhất luật dân sự về tín dụng thuê mua quốc tế (Hiệp hội
tín dụng thuê mua quốc tế ngày 26/5/1988 tại Ottwa-Canada).
[19]. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia Hà Nội, 1996.
[20]. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia Hà Nội, 2001.
[21]. Báo cáo sơ kết hoạt động của các Công ty CTTC, tháng 8/2000.
[22]. Nguyễn Đình Bích, Cần đánh giá đúng về HĐCTTC; Báo pháp luật, số 207
ngày 4/11/2001.
[23]. Trần Bình, Một số vấn đề về phát triển thuê mua tài chính ở n-ớc ta; Tạp
chí Kinh tế và dự báo, số ra ngày 12/02/1997.
[24]. Vũ Cao, Đừng làm giảm sút nhiệt tình của nhà đầu t-; Báo An ninh Thế
giới, ngày 11/04/2001.
[25]. Các chuẩn mực kinh tế quốc tế, Ngân hàng thế giới; Nhà xuất bản chính
trị quốc gia, năm 2000.


[26]. Đặng Minh Châu, Thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua - Một biện pháp

mở rộng kinh doanh của Ngân hàng th-ơng mại; Tạp chí Ngân hàng số
5/1995.
[27]. Vũ Hà C-ờng, Kích thích CTTC; Báo Kinh doanh số 47, ngày 18/04/2001.
[28]. Bùi Hồng Đới, Khả năng tăng tr-ởng d- nợ cho thuê của các Công ty
CTTC; Tạp chí Thị tr-ờng tài chính tiền tệ số 8/2000.
[29]. Bùi Hồng Đới, Những v-ớng mắc cần tháo gỡ trong hoạt động CTTC; Tạp
chí Ngân hàng số 6/1999.
[30]. Giáo trình luật ngân hàng, Tr-ờng Đại học luật Hà nội; Nhà xuất bản
Công an nhân dân,1998.
[31]. Giáo trình luật kinh tế, Đại học quốc gia Hà nội,1997.
[32]. Đoàn Thanh Hà, CTTC - giải pháp về vốn đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp; Tạp chí Tài chính số 11/2000.
[33]. Bùi Quang Hải, Hoàn thiện cơ chế CTTC tại Việt nam, Luận án thạc sỹ
kinh tế, Hà Nội, 1999.
[34]. Lê Duy Hải, Tín dụng thuê mua hình thức đầu t- mới; Tạp chí tài chính số
12/1996.
[35]. Đào Hồng Hoa, Nghiệp vụ thuê mua và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Hà Nội,
1997.
[36]. Phạm Huy Hùng, Bàn thêm về sự cần thiết của tín dụng thuê mua trong
nền kinh tế thị tr-ờng; Tạp chí Ngân hàng só 7/1995.
[37]. Nguyễn Văn Ph-ơng, CTTC rủi ro tiềm ẩn; Báo Đầu t- ngày 19/4/2001.
[38]. Thái Minh, Một vài ý kiến về tín dụng thuê mua; Tạp chí Ngân hàng số 9/1994.
[39]. Doãn Hồng Nhung, Một số ý kiến về thuê tài chính ở n-ớc ta; Tạp chí Nhà
n-ớc và pháp luật số 10/1997.


[40]. Thuận Lộc, Tìm hiểu một số thuật ngữ; Thông tin Ngân hàng Ngoại th-ơng số
4/1995.
[41]. Tài liệu hội thảo về nghiệp vụ thuê mua, 1995.
[42]. Vũ Quốc Trung, Một số vấn đề trong hoạt động CTTC ở Việt Nam; Tạp chí

ngân hàng số 3/2000.
[43]. Lê Công Th-ơng, Ưu thế của ph-ơng thức tín dụng thuê mua; Thời báo
Tài chính Việt Nam số ra ngày 9/6/1996.
[44]. Lê Tuấn, Thị tr-ờng CTTC khúc mắc từ các quy định; Báo Đầu t- chứng
khoán, số 58, ngày 12/01/2001.
[45]. Trần Tô Tử, Nguyễn Hải Sản, Tìm hiểu và sử dụng thị tr-ờng tín dụng
thuê mua; Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1996.
[46]. Hoàng Quý V-ơng, Phạm Tấn Long, Cho thuê tài chính ở Việt nam - tại
sao ch-a phát triển?; Tạp chí Ngân hàng số 9/1998.













×