Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

giải pháp kinh tế tổ chức nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ở thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGÔ THỊ VIỆT

GIẢI PHÁP KINH TẾ - TỔ CHỨC NHẰM
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở
THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGÔ THỊ VIỆT



GIẢI PHÁP KINH TẾ - TỔ CHỨC NHẰM
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM VÂN ĐÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một
học vị nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc,
mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Nếu có những
sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Ngô Thị Việt


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo thạc sĩ, chuyên
ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đến nay tôi đã hoàn
thành chương trình khóa học và hoàn thiện Luận văn này. Trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá
nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng các thầy, cô giáo
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn.
- UBND thành phố Bắc Giang, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế,
Tài chính - Kế hoạch, Quản lý đô thị, Chi cục Thống kê thành phố Bắc Giang,
UBND các phường, xã, các cán bộ, công chức và các chủ cơ sở sản xuất làng nghề
nơi tôi trực tiếp điều tra;
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Giáo sư Tiến sĩ
Phạm Vân Đình đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả


Ngô Thị Việt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục viết tắt .................................................................................................. vii
Danh mục bảng .................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ...................................................................................................... ix
Danh mục hình ....................................................................................................... ix
PHẦN I MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................ 1
1.1.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu giảm thiểu ONMT làng nghề .................. 1
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề ................................................................ 1
1.1.3. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................ 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 5
2.1. Cơ sở lý luận về giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề .............................. 5

2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 5
2.1.2. Ý nghĩa của giải quyết vấn đề ONMT trong các làng nghề ................ 14
2.1.3. Đặc điểm ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm, thủ công mỹ nghệ (mây tre đan và mộc gia dụng) ................... 17
2.1.4. Nội dung của tổ chức, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường .......... 20
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ........ 23
2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


2.2.1 Trên thế giới ....................................................................................... 31
2.2.2. Thực tiễn ở Việt Nam ........................................................................ 33
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 36
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 36
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 36
3.1.3. Kết luận chung về thuận lợi và khó khăn của thành phố Bắc Giang ........... 44
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 45
3.2.1. Phương pháp tiếp cận......................................................................... 45
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................. 46
3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu............................................................. 46
3.2.4. Phương pháp xử lý tài liệu ................................................................. 48
3.2.5. Phương pháp phân tích ...................................................................... 49
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 49
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 50
4.1. Thực trạng các giải pháp KT-TC giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề ...................................................................................................... 50
4.1.1. Quy hoạch phát triển làng nghề và chương trình xử lý chất thải

trong các làng nghề ............................................................................ 50
4.1.2. Triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng xử lý chất thải trong
làng nghề .................................................................................... 56
4.1.3. Tổ chức các hoạt động xử lý chất thải của các cơ sở SXKD
làng nghề .................................................................................... 58
4.1.4. Quản lý Nhà nước về ô nhiễm môi trường trong các làng nghề .......... 61
4.1.5. Thực hiện lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường làng nghề
vào các chương trình, đề án, quy hoạch có liên quan.......................... 68
4.1.6. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn các nội dung về BVMT làng nghề .... 69
4.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện các giải pháp KTTC giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ............................................... 72
4.2.1. Từ phía các cơ sở sản xuất - kinh doanh............................................. 72
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


4.2.2. Từ phía các cơ quan Nhà nước ........................................................... 81
4.2.3. Từ phía chính quyền địa phương cấp phường, xã ............................... 83
4.2.4. Từ phía cộng đồng dân cư .................................................................. 85
4.3. Hoàn thiện các giải pháp KT-TC chủ yếu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại làng nghề ở thành phố Bắc Giang.................................................. 86
4.3.1. Những căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp.................................. 86
4.3.2. Định hướng mục tiêu phát triển làng nghề ở thành phố Bắc Giang ..... 87
4.3.3. Những giải pháp chủ yếu ................................................................... 90
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 105
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 105
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 106
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý các cấp ...................................................... 106
5.2.2. Đối với các đơn vị SXKD ................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 108

PHỤ LỤC............................................................................................................ 110

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CN-TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSSX


Cơ sở sản xuất

CTR

Chất thải rắn

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-TC

Kinh tế - Tổ chức

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


MTQG

Mục tiêu quốc gia

ONMT

Ô nhiễm môi trường

PCCC

Phòng chống chữa cháy

PTBV

Phát triển bền vững

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

QLNN

Quản lý nhà nước

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng


Tên bảng

Trang

3.1

Tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2006-2010, 2011-2013

37

3.2

Hiện trạng cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2006 - 2013

38

3.3

Thu ngân sách và Đầu tư giai đoạn 2006-2013

38

3.4

Diện tích, dân số các phường, xã năm 2013

42

3.5


Hiện trạng lao động thành phố giai đoạn 2006 - 2013

43

3.6

Thống kê các mẫu điều tra tại các làng nghề nghiên cứu đề tài

48

4.1

Thống kê sự vượt ngưỡng cho phép của một số chỉ tiêu trong nước thải
của một số làng nghề

4.2

53

Thống kê sự vượt ngưỡng cho phép của một số chỉ tiêu trong nước mặt
của một số làng nghề

4.3

54

Mức độ cần thiết của hộ/cơ sở sản xuất nghề về công tác quy hoạch và
chương trình xử lý chất thải làng nghề


55

4.4

Quy hoạch khu bãi rác tập trung tại các làng nghề

58

4.5

Mức thu phí thu gom, xử lý rác thải rắn ở các loại hộ năm 2013

59

4.6

Số đợt dọn vệ sinh ở các phường, xã có làng nghề năm 2014

60

4.7

Thanh tra kiểm tra các cơ sở SXKD trên địa bàn thành phố

67

4.8

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn các nội dung BVMT


71

4.9

Đánh giá của chủ cơ sở sản xuất về kiến nghị chính quyền về chương
trình đào tạo, tập huấn

72

4.10

Diện tích sản xuất của cơ sở sản xuất tại các làng nghề

75

4.11

Tình hình sản xuất của làng nghề

77

4.12

Vốn sản xuất của làng nghề

78

4.13

Các loại hình Hợp tác xã làng nghề


79

4.14

Thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguyên liệu của làng nghề

80

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số sơ đồ
Tên hình
Trang
4.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ................................................... 63
4.2:

Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp phường, xã .................................. 92

4.3:

Mô hình xử lý nước thải làng nghề ........................................................... 101

DANH MỤC HÌNH
Số hình


Tên hình

Trang

3.1: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2013 ....................................... 43
4.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng phương pháp
sinh học .............................................................................................. 102

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
1.1.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu giảm thiểu ONMT làng nghề
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường (ONMT) làng nghề vẫn là bài toán khó
đối với hàng trăm làng nghề ở nhiều vùng trên cả nước. Theo PGS.TS Đặng Kim Chi
(2008), chủ nhiệm đề tài KC 08 - 09: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho
việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở
các làng nghề Việt Nam” thì 100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có
thông số vượt tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Môi trường hiện nay đang là tâm điểm của mọi sự quan tâm, toàn thế giới kêu gọi
bảo vệ môi trường, nguyên nhân là do tình trạng ONMT đang ngày một gia tăng, trái
đất đang nóng dần, đất và nước bị ô nhiễm, tầng ozon bị thủng, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm tiếng ồn … tất cả đều ảnh hưởng tới đời sống của con người. Ngày nay công
nghiệp chế biến phát triển mạnh kéo theo sự gia tăng lượng thải: khí thải, chất thải,
nước thải làm cho môi trường xuống cấp đe dọa tới mọi mặt của xã hội.

Vậy nên, phát triển bền vững và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng
nghề giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam,
không chỉ góp phần tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân mà còn
tạo nên những dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng, miền thông qua các sản phẩm
truyền thống được lưu giữ từ đời này qua đời khác…
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến giảm thiểu ô nhiễm môi
trường làng nghề
Các công trình nghiên cứu của một số quốc gia đã thực hiện thành công cách
quản lý về giảm thiểu ONMT như: Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines,
Malaysia, Indonesia… với phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ
cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở
nào không tuân thủ. Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự
thảo luận của cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình quân… Cùng với
đó, chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong
nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương.
Như vậy, để quản lý môi trường (QLMT) có hiệu quả cao cũng như giải quyết
xung đột môi trường cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và cộng
đồng trong xã hội. Đây là giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.
1.1.3. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thành phố Bắc Giang với 6 làng nghề (mây tre đan, chế biến nông sản thực
phẩm và mộc) cũng đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh Bắc Giang nói chung. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề ở
thành phố Bắc Giang đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của
làng nghề và bảo vệ môi trường.
Vấn đề đặt ra là các cơ sở sản xuất (CSSX) làng nghề đã gây nên ONMT như

thế nào? Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường (BVMT) trong các
làng nghề ra sao? Thực thi có hiệu quả các công cụ QLMT như thế nào? Triển khai
các mô hình công nghệ, các biện pháp kỹ thuật nhằm định hướng cho việc xử lý
ONMT làng nghề ra sao? Triển khai công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao
năng lực BVMT làng nghề thế nào? Cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên
cứu để giải quyết vấn đề trên ở thành phố Bắc Giang.
Nhằm mục đích xem xét lại thực trạng, nhân tố ảnh hưởng gây ONMT làng
nghề, đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ trong quá
trình phát triển KT-XH và góp phần bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc
các làng nghề để từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết hạn chế ONMT làng nghề
ở thành phố Bắc Giang, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp kinh tế - tổ chức
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ở thành phố Bắc Giang, tỉnh
Bắc Giang” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tác động và nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


giải pháp kinh tế - tổ chức nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề tại
địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm thiểu ONMT và
các giải pháp KT-TC nhằm giảm thiểu ONMT tại các làng nghề;
- Đánh giá thực trạng, nguyên nhân gây ra ONMT tại các làng nghề ở thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất các giải pháp KT-TC nhằm giảm thiểu ONMT tại các làng nghề ở

thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại ô nhiễm môi trường và các giải pháp KT-TC giảm thiểu ONMT từ
hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) tại làng nghề.
Đối tượng khảo sát:
+ Các hộ tham gia SXKD nghề mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm,
mộc tại địa bàn nghiên cứu.
+ Các cơ quan, tổ chức quản lý môi trường tại các làng nghề mây tre đan, chế
biến nông sản thực phẩm, mộc ở thành phố Bắc Giang.
+ Chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu.
+ Cộng đồng dân cư chịu tác động do ONMT tại địa bàn nghiên cứu: Người
dân xung quanh, người lao động trong các cơ sở sản xuất làng nghề.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi làng nghề mây tre đan, chế biến
nông sản thực phẩm, mộc ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Số liệu minh họa
trong đề tài bao gồm những thông tin cập nhật về các tài liệu đã công bố trong
những năm gần đây và một số nội dung chuyên sâu được điều tra/khảo sát trực tiếp
tại các hộ tham gia SXKD nghề, các đơn vị, tổ chức quản lý SXKD, môi trường
làng nghề và người dân sống trong và ngoài khu vực làng nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.3.3.2. Phạm vi thời gian
- Các dữ liệu và thông tin phục vụ cho đánh giá thực trạng được thu thập từ
năm 2011-2013.

- Các dữ liệu sơ cấp được điều tra trên địa bàn nghiên cứu tại thời điểm năm 2014.
- Các giải pháp đề xuất nhằm thực hiện đến năm 2020.
1.3.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài, tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây:
- Đánh giá thực trạng ONMT và các hoạt động giảm thiểu ONMT tại các làng
nghề ở thành phố Bắc Giang: Làng nghề SXKD mây tre đan, chế biến nông sản
thực phẩm, mộc.
- Nguyên nhân gây nên tình trạng ONMT tại các làng nghề ở thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KT-TC nhằm giảm thiểu ONMT tại các
làng nghề ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình ONMT tại các làng nghề (mây tre đan, chế biến nông sản thực
phẩm, mộc) tại các làng nghề ở thành phố Bắc Giang như thế nào?
- Những hoạt động nào nhằm giảm thiểu ONMT đã áp dụng tại các làng nghề (mây
tre đan, chế biến nông sản thực phẩm, mộc) tại các làng nghề ở thành phố Bắc Giang?
- Cần đề xuất các giải pháp gì và thực hiện nó ra sao nhằm giảm thiểu ONMT
tại các làng nghề ở thành phố Bắc Giang trong thời gian tới?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận về giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Làng nghề
- Khái niệm về làng nghề

Theo Khoản b Mục 3 Phần I của Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày
18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một
số nội dung Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển
ngành nghề nông thôn khái niệm “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp
thôn, ấp, bản làng, buôn, phun sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một
xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều
loại sản phẩm khác nhau”.
Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề
nông” (Đặng Kim Chi, 2005).
- Các loại ô nhiễm làng nghề
+ Ô nhiễm môi trường đất
Đất thổ cư của các làng nghề đa phần rất chật chội vừa để ở, vừa xây dựng kho
bãi nhà xưởng, ao hồ bị thu hẹp nhanh, mật độ cây xanh ít, nhất là các làng nghề cơ
khí. Tất cả các nguồn thải của các làng nghề đều thải trực tiếp vào đất kể cả đất
xung quanh làng nghề làm thay đổi thành phần lý hoá tính của đất, năng suất cây
trồng giảm. Trong nước thải của các làng nghề có chứa hàm lượng kim loại cao
vượt tiêu chuẩn cho phép bị đổ thải bừa bãi ngấm vào đất đã làm ô nhiễm môi
trường đất trầm trọng. Ô nhiễm môi trường đất xảy ra nghiêm trọng nhất ở các làng
nghề tái chế kim loại (Nguyễn Thế Trung, 2009).
+ Ô nhiễm môi trường nước
Theo Nguyễn Thế Trung (2009), ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu
đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm
độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô

nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm môi trường nước do tác nhân là các chất hữu cơ của các làng nghề
chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất chế biến gỗ, mây tre đan. Nước thải
không được xử lý chảy trực tiếp vào cống rãnh, ao hồ, hàm lượng các chất hữu cơ
trong nước thải quá lớn, vượt khả năng phân huỷ, đồng hoá của các vi sinh vật,
cũng như các loài động thực vật thuỷ sinh, làm ô nhiễm môi trường nặng nề.
+ Ô nhiễm môi trường không khí
Theo Nguyễn Thế Trung (2009), cho rằng:
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Ô nhiễm môi trường không khí do tác nhân bụi (bụi lắng và bụi lơ lửng). Hầu
hết các làng nghề đều sản sinh ra bụi ở các mức độ khác nhau, ở các làng nghề cơ
khí, đúc, dệt, sản xuất đồ mộc hàm lượng bụi lớn hơn nhiều so với làng nghề mây
tre đan, chế biến thực phẩm.
Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn: Tiếng ồn lớn chỉ tập trung ở một số làng
nghề cơ khí, đúc, mộc, dệt. Các thiết bị gây ồn là: máy cưa, máy bào, máy cán sắt,
máy mài, máy đột dập, máy dệt.
- Liên quan đến chất thải làng nghề
+ Chất thải: Theo khoản 12, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “là vật
chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
+ Chất thải nguy hại: “là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,
dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác” (Khoản
13, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, 2014).
+ Quản lý chất thải: “là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải” (Khoản 15, Điều
3, Luật Bảo vệ môi trường, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 6


2.1.1.2. Môi trường và ô nhiễm môi trường
- Khái niệm về môi trường
Theo Tuyên ngôn của Tổ chức kinh tế văn hóa xã hội Liên Hợp Quốc UNESCO
(1981) thì môi trường được định nghĩa như sau: Môi trường là toàn bộ hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người sáng tạo ra xung quanh mình, trong đó con người
sinh sống bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo
nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình (dẫn theo Nguyễn Hữu Công, 2009).
Theo khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì khái niệm môi
trường được hiểu như sau: Môi trường "Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật".
Theo khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì khái niệm môi
trường như sau: “là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, khái niệm ô nhiễm
môi trường: “là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được định nghĩa là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ.
- Các khái niệm cơ bản khác
+ Tiêu chuẩn môi trường: “Là giới hạn cho phép của các thông số về chất

lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường” (Khoản 5, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển bền
vững của quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là công một trình khoa học liên
ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực KTXH có tính dự báo phát triển.
+ Chất gây ô nhiễm: “là chất hoặc yếu tố hóa học, các yếu tố vật lý và sinh
học xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô
nhiễm” (Khoản 11, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, 2014).
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Bao gồm tất cả các hoạt động nhằm giảm
việc tạo ra chất thải. Các hoạt động bao gồm: giảm thiểu chất thải, giảm chất thải tại
nguồn phát sinh, làm thay đổi đặc tính chất thải, hạn chế ô nhiễm, tái sinh và tái sử
dụng (Lê Văn Hoàn, 2011).
+ Hoạt động bảo vệ môi trường: Theo khoản 3, Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường 2014 thì đó: “là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu
đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện,
phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ
môi trường trong lành”.
+ Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường: Theo khoản 24, Điều 3 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2014 thì đó: “bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái
chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường”.
2.1.1.3. Quản lý môi trường
- Khái niệm về quản lý môi trường
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMT. Theo một số tác giả,
QLMT bao gồm hai nội dung chính là: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý

của các doanh nghiệp, các khu dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có
mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý
môi trường theo ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe của người lao động, dân cư sống
trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất.
Theo tác giả Trần Thanh Lâm (2006): "Quản lý môi trường là sự tác động liên
tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng
đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được
mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành".
Có thể nêu tóm tắt "Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản
lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận
có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có
liên quan đến con người: xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển
bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên" (Lưu Đức Hải, 2005).
Việc QLMT được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh,
huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…
- Công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững kinh tế - xã hội (Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).
Có 3 loại công cụ chính thường được sử dụng nhiều nhất trong quản lý môi
trường, đó là: Các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và các công cụ kỹ thuật, tuyên
truyền vận động, thuyết phục.
2.1.1.4. Công cụ kinh tế và các công cụ quản lý môi trường
- Công cụ kinh tế: là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí và lợi

ích của các hoạt động kinh tế thường xuyên tác động đến môi trường, ngăn ngừa
các tác động tới môi trường.
Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí... đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền
kinh tế thị trường (Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).
Để hiểu rõ hơn về công cụ kinh tế trong QLMT, chúng ta sẽ xem xét bản chất,
vai trò của công cụ kinh tế trong QLMT và một số loại công cụ kinh tế được áp
dụng trong quản lý môi trường ở các phần tiếp theo.
- Các công cụ pháp lý: là các biện pháp mang tính thể chế (luật, các quy chế, hệ
thống các tiêu chuẩn hoặc quy phạm pháp luật khác) được thực hiện nhằm mục đích
gây ảnh hưởng đối với các hoạt động liên quan đến môi trường của các chủ thể kinh
tế, thông qua việc điều chỉnh bằng các quy định pháp luật đối với quy trình sản xuất,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


hoặc các sản phẩm được sử dụng. Tức là các biện pháp bắt buộc người gây ô nhiễm
phải huỷ bỏ toàn bộ, hoặc hạn chế bớt một số hoạt động gây tổn hại đối với môi
trường trong phạm vi một khoảng thời gian, một vùng lãnh thổ hay một lĩnh vực hoạt
động. Các biện pháp cụ thể thường được sử dụng là cấp phép, xác lập các tiêu chuẩn,
khoanh vùng lãnh thổ, các quy định về thưởng, phạt vv... Nói cách khác, đây là các
công cụ điều chỉnh trực tiếp đối với quan hệ tương tác giữa con người và môi trường.
Các quy định pháp lý này tác động trực tiếp đến hành vi của các cá nhân, của các tổ
chức, đến hoạt động của các nhà máy, công xưởng, các quy trình kỹ thuật, và các sản
phẩm đầu vào, đầu ra của sản xuất (dẫn theo Nguyễn Hữu Công, 2009).
So với các công cụ chính sách khác, thấy rằng các công cụ luật pháp có những
ưu điểm là: ảnh hưởng của chúng đối với môi trường chắc chắn hơn, trực tiếp hơn;
đối với các cơ quan, tổ chức, các thể chế nhà nước, việc áp dụng các công cụ này
cũng “quen thuộc” hơn.

- Các công cụ tuyên truyền, vận động, thuyết phục: là các công cụ nhằm gây
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với chủ thể gây ô nhiễm, với mục đích nâng
cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cá nhân của họ về bảo vệ môi trường khi ra
quyết định, hoặc nhằm vào việc đạt được các quyết định có lợi hơn cho môi trường.
Các công cụ này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước đã được chứng minh là có
những tác động rất đáng kể.
Từ trước đến nay, nhiều chính phủ đã có xu hướng thực hiện các chính sách
môi trường thông qua các công cụ điều chỉnh bằng pháp luật, chủ yếu giảm sát và
xử phạt khi có vi phạm. Lợi thế của các biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật là ở
chỗ chúng cho phép chính quyền có thể trực tiếp kiểm soát hành vi của các đối
tượng, giám sát hậu quả của các hành vi này đối với môi trường. Chính vì vậy, các
công cụ pháp luật hiện nay vẫn được duy trì để bảo đảm tính bắt buộc đối với việc
tuân thủ các quy định luật pháp. Trong khi đó các công cụ kinh tế và các công cụ
tuyên truyền, thuyết phục có thể đảm bảo ở mức cao hơn tính mềm dẻo, linh hoạt và
tính hiệu quả trong việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường, nhất là trong lĩnh
vực kiểm soát ô nhiễm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


Tuy nhiên, phải nói rằng trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể phân biệt
một cách rõ ràng giữa các loại hình công cụ nói trên. Cụ thể là có nhiều trường
hợp, các công cụ được sử dụng vừa mang tính chất của các công cụ kinh tế, lại vừa
mang tính chất của những quy định về luật pháp. Hơn nữa, kinh nghiệm thực tế khi
thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường của nhiều nước cho thấy các loại hình
công cụ này cũng thường được phối hợp với nhau để đạt mục tiêu cuối cùng là cải
thiện chất lượng môi trường. Chính vì thế các nhà hoạch định chính sách thường
không chỉ sử dụng các công cụ kinh tế, các công cụ luật pháp, hay các biện pháp

tuyên truyền, vận động một cách riêng rẽ, mà thường đưa ra các lựa chọn sao cho
các loại hình công cụ này có thể bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau, để đạt được giải
pháp tối ưu cho môi trường (dẫn theo Nguyễn Hữu Công, 2009).
2.1.1.5. Một số công cụ kinh tế áp dụng trong tổ chức quản lý môi trường
- Thuế tài nguyên
Mục đích thuế tài nguyên là nhằm xác lập mức tối đa về sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, khuyến khích những hành vi đảm bảo cuộc sống bền vững.
Thuế tài nguyên phải được sử dụng từng bước để tránh làm mất cân bằng kinh
tế, phải hợp lý và dễ điều chỉnh có lợi cho kinh tế xã hội. Nếu muốn giảm suy thoái
tài nguyên và ONMT. Nếu muốn giảm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường,
Chính phủ cần tăng mức thuế, nếu muốn tăng việc làm, giảm thất nghiệp cần giảm
mức thuế. Thuế tài nguyên gồm các thuế chủ yếu: thuế sử dụng đất, thuế sử dụng
nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng (Đặng Như Toàn, 1996).
- Quỹ bảo vệ môi trường
Ở nhiều nước đã xây dựng quỹ môi trường quốc gia và trên thế giới có Quỹ
môi trường toàn cầu (GEF).
Theo khoản 1, Điều 149, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, quỹ bảo vệ môi
trường “là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường”. Đây
chính là, các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các khoản thu từ phí, lệ phí bảo vệ
môi trường, đóng góp của nhân dân, của các tổ chức quốc gia, tổ chức quốc tế, các
tổ chức phi chính phủ...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


Mục đích chính của quỹ môi trường là tài trợ kinh phí cho việc phòng tránh,
khắc phục, xử lý các vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường. Tiền chi quỹ có thể
dưới dạng cho vay (không lãi hoặc lãi xuất thấp, ưu đãi), hỗ trợ không hoàn lại. Cơ

quan điều hành quỹ là ngân hàng, cơ quan tài chính hoặc cơ quan quản lý môi
trường (Lê Văn Khoa, 2002).
- Thuế môi trường
Thuế môi trường dùng để khuyến khích, bảo vệ và nâng cao hiệu suất sử dụng
các yếu tố môi trường, hạn chế các tác nhân gây ra ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn quy
định. Nguyên tắc đánh thuế: thuế phải lớn hơn chi phí để giải quyết phế thải và
khắc phục ô nhiễm. Biện pháp đánh thuế sẽ gây sức ép, buộc nhà sản xuất phải cải
tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu hoặc thay thế bằng
nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn, áp dụng công nghệ không gây ô nhiễm. Các
loại thuế môi trường chủ yếu với việc gây ô nhiễm: bầu không khí, tiếng ồn, các
nguồn nước. Chính phủ các nước còn áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế nhằm
khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường như giảm thuế cho các ngành sản
xuất phân bón vi sinh thay cho phân hoá học, các ngành công nghiệp xử lý nước
thải, rác thải, sản xuất “sản phẩm xanh” (Đặng Như Toàn, 1996).
- Các loại phí và lệ phí bảo vệ môi trường
Các loại phí và lệ phí có thể coi là “cái giá” phải trả cho sự gây ô nhiễm.
Theo khoản 1, Điều 148, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, thì những người
gây ô nhiễm phải chi trả cho các hoạt động xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường
được quy định bởi các “tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh
tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”. Còn, “nguồn thu
từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường” như:
nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xử lý ô nhiễm, ngăn ngừa
ONMT... (khoản 4, Điều 148, Luật Bảo vệ môi trường, 2014).
- Các biện pháp tài chính ngăn ngừa ô nhiễm
+ Giấy phép chuyển nhượng: Giấy này cho phép được đổ phế thải hay sử
dụng một nguồn tài nguyên đến một mức độ nhất định trước do pháp luật qui định
và được chuyển nhượng bằng cách đấu thầu hoặc trên cơ sở quyền sử dụng đã có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 12


sẵn. Các hãng kinh doanh được phép mua và bán giấy phép sử dụng này. Những
giấy phép chuyển nhượng này thuận tiện hơn việc đánh thuế trong trường hợp cần
xác lập một mức độ tối đa số rác thải hoặc định mức sử dụng tài nguyên. Bất cứ một
hệ thống giấy phép chuyển nhượng nào cũng phải dựa trên những tiêu chuẩn thích
hợp và bền vững đối với chất lượng môi trường xung quanh và bảo vệ những nguồn
tài nguyên tái tạo được. Giấy phép chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực nữa khi
những phế thải bị hạn chế đến một tỷ lệ rất nhỏ so với toàn bộ chi phí sản phẩm, lúc
đó sẽ không có sự khuyến khích tham gia nữa. Nó cũng không áp dụng đối với
những chất phế thải độc hại vì những thứ này cần phải được xử lý đặc biệt nghiêm
ngặt. Nói chung, nó được coi là một biện pháp tạm thời trong khi chờ để có được
những tiêu chuẩn chính xác hơn (dẫn theo Nguyễn Hữu Công, 2009).
+ Hệ thống đặt cọc - hoàn trả: Công cụ này được sử dụng trong hoạt động bảo
vệ môi trường bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng
gây ô nhiễm môi trường phải đặt cọc một khoản tiền khi mua hàng, nhằm bảo đảm
cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó)
trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử
dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu
dùng sẽ được hoàn trả lại khoản đặt cọc trước đó. Hệ thống đặt cọc - hoàn trả được
coi là một trong những công cụ hiệu quả, được ưu tiên hàng đầu trong những chính
sách bảo vệ môi trường vì nó đảm bảo tính tuần hoàn, khép kín của quy trình sản
xuất không xả thải (dẫn theo Nguyễn Hữu Công, 2009).
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được áp dụng dựa trên hai nguyên
tắc cơ bản là “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng thụ phải trả tiền”,
những nguyên tắc này yêu cầu người gây ô nhiễm phải trả những phí tổn cho khắc
phục môi trường, đền bù cho những người bị hại do ô nhiễm môi trường, đồng thời
yêu cầu ngững người được hưởng môi trường trong lành cũng phải trả một khoản
phí để dùng cho việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Những nghiên cứu tổng quan về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên
đây sẽ là cơ sở lý luận cho luận văn để có những nghiên cứu sâu hơn về việc áp
dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở nước ta.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


2.1.2. Ý nghĩa của giải quyết vấn đề ONMT trong các làng nghề
2.1.2.1. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách về BVMT tại các làng nghề
Ban hành Quy chế quản lý làng nghề và các văn bản có liên quan nhằm giúp
phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và trách nhiệm cụ thể của UBND cấp
tỉnh, cấp huyện và đặc biệt là cấp xã trong quản lý làng nghề, các đối tượng sản xuất
trong làng nghề nói chung và BVMT làng nghề nói riêng.
Nhằm sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về phát triển ngành nghè nông
thôn, chú trọng những nội dung về BVMT. Hoàn thiện hệ thống tiêu chí công nhận
làng nghề đã ban hành, xem xét nghiên cứu kỹ hơn khi công nhận làng nghề trong
việc xử lý chất thải và BVMT; nghiên cứu đề xuất các tiêu chí “làng nghề xanh”
gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch.
Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các
cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống, làng nghề được nhận phát triển gắn
với hoạt động du lịch; về vay vốn ưu đãi để chuyển đổi công nghệ sản xuất; đào tạo
nhân lực, mặt bằng sản xuất,… theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các
giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải và
chất thải rắn tại các làng nghề.
Xây dựng, ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề
được công nhận, đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống theo quy định tại
Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 19/2011/QH13 của Quốc hội.
2.1.2.2. Góp phần thực thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường
Giúp tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề và các cơ sở sản

xuất trong làng nghề theo rõ ràng, cụ thể hơn như: Loại hình sản xuất và nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường; các làng nghề được công nhận, làng nghề chưa được công
nhận và làng nghề truyền thống; mức độ ONMT làng nghề như thế nào trên phạm vi
toàn quốc. Từ đó, lập quy hoạch tổng thể để quản lý và phát triển làng nghề trên
toàn quốc theo tính truyền thống, vùng nguyên liệu sản xuất, bản sắc văn hóa dân
tộc… gắn với các quy định về BVMT để triển khai có hiệu quả Chương trình bảo
tồn và phát triển làng nghề.
Giúp cho việc tổ chức quản lý được chặt chẽ hơn trong việc hình thành làng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


nghề mới, việc công nhận mới các làng nghề và tập trung rà soát danh mục các làng
nghề đã được công nhận bảo đảm các điều kiện về BVMT. Giúp cho việc các làng
nghề chưa được công nhận nhưng đáp ứng các điều kiện về BVMT có cơ hội được
các cấp xem xét, lập kế hoạch khắc phục với lộ trình cụ thể để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Giúp tổ chức kiểm tra, rà soát lại việc tuân thủ các quy định về BVMT đối với
toàn bộ các khu, cụm công nghiệp (CCN) làng nghề. Từ đó, đề xuất và triển khai
nâng cấp, điều chỉnh và bổ sung các khu, CCN làng nghề bảo đảm các quy định về
BVMT để di dời các CSSX gây ONMT ra khỏi khu dân cư.
Tổ chức triển khai quyết liệt công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá
tác động môi trường, Đề án BVMT chi tiết hoặc đăng ký, xác nhận Bản cam kết
BVMT, Đề án BVMT nhằm đơn giản hóa hơn và giám sát chính xác hơn trong việc
đầu tư hệ thống xử lý chất thải đối với các CSSX trong làng nghề.
Nhằm đẩy mạnh công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy
định của pháp luật về BVMT đối với các cơ sở SXKD trong làng nghề, đặc biệt tập
trung vào các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ONMT cao, hoặc các

cơ sở có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ONMT cao và các làng nghề chưa
được công nhận.
Nhằm tổ chức triển khai và thực hiện công tác thu phí BVMT đối với nước
thải, khí thải, chất thải rắn đối với toàn bộ các CSSX trong làng nghề theo quy định.
Giúp các cấp, ngành, chính quyền, địa phương lập kế hoạch và theo dõi, giám
sát, công khai thông tin về chất trường môi trường tại các làng nghề, theo dõi
thường xuyên, liên tục đối với các làng nghề hiện đang ONMT nghiêm trọng để có
biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích các làng nghề xây
dựng Hương ước, Quy ước về BVMT hoặc Hương ước, Quy ước trong đó có nội
dung về BVMT nhằm thiết thực với các làng nghề, hộ dân.
2.1.2.3. Triển khai các mô hình công nghệ, các biện pháp KT-TC nhằm định hướng
xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề hiệu quả hơn
Giúp tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới hệ thống xử lý nước thải tập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


×