Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân huyện duy tiên, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.14 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
............
............

PHẠM VĂN THẬP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN
NƯỚC SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CỦA NGƯỜI DÂN
HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
............
............

PHẠM VĂN THẬP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN
NƯỚC SINH HOẠT HỢP VỆ SINH CỦA NGƯỜI DÂN
HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


MÃ SỐ: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực khách quan và chưa từng
được dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự cộng tác, giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Văn Thập

ii


LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế
Tài nguyên và Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện
luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi
trường tỉnh Hà Nam, UBND huyện Duy Tiên, Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Duy Tiên, Ủy ban nhân dân các xã Mộc Bắc, Đọi Sơn, Tiên Nội, Duy
Minh và thị trấn Hòa Mạc đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu
khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Văn Thập

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii


Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ, biểu đồ

x

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

4

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1 Cơ sở lý luận

5


2.1.1 Một số khái niệm

5

2.1.2 Nội dung nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của
người dân

10

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ
sinh của người dân

15

2.2 Cơ sở thực tiễn khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của
người dân

17

2.2.1 Kinh nghiệm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ
sinh của người dân ở các nước trên thế giới

17

2.2.2 Kinh nghiệm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ
sinh của người dân ở một số địa phương của Việt Nam

iv


24


2.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt
hợp vệ sinh

32

PHẦN III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

35

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

35

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

37

3.2 Phương pháp nghiên cứu

48

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu


48

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

48

3.2.3 Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin

50

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

50

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

51

PHẦN IV . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

52

4.1 Khái quát tình hình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

52

4.1.1 Khái quát về hệ thống cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Duy
Tiên


52

4.1.2 Tình hình cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh

57

4.1.3 Khái quát về tình hình tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người
dân huyện Duy Tiên

60

4.2 Thực trạng các hoạt động tăng cường tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

61

4.2.1 Chủ trương, chính sách của huyện về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi
trường

61

4.2.2 Công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức về nước sinh hoạt hợp vệ
sinh.

63

4.2.3 Hoạt động đầu tư xây dựng các nhà máy cấp nước sạch

66

4.2.4 Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn xây dựng công trình nước

sinh hoạt hợp vệ sinh

69

4.2.5 Quản lý việc thực hiện cơ chế giá nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn
huyện

70
v


4.3 Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của các hộ
điều tra

73

4.3.1 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của nhóm hộ điều tra

73

4.3.2 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của nhóm hộ điều tra

75

4.3.3 Đánh giá về nhu cầu của hộ nông dân về nước sinh hoạt hợp vệ sinh

77

4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt
hợp vệ sinh của người dân huyện Duy Tiên


81

4.4.1 Nhận thức của người dân

81

4.4.2 Điều kiện kinh tế và thu nhập của hộ gia đình

82

4.4.3 Chi phí lắp đặt, sử dụng nước sạch của hộ dân

84

4.4.4 Trình độ học vấn

86

4.4.5 Ảnh hưởng của vùng quy hoạch dự án

87

4.5 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh của người dân
huyện Duy Tiên

88

4.5.1 Định hướng


88

4.5.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh của
người dân huyện Duy Tiên

89

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

97

5.1 Kết luận

97

5.2 Kiến nghị

98

5.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực
nước sinh hoạt

98

5.2.2 Đối với các hộ nông dân

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO


101

PHỤ LỤC

103

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN-TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CTMTQG

Chương trình mục tiêu Quốc gia

KHKT

Khoa học kỹ thuật

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


LHQ

Liên Hiệp Qốc

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

vii


DANH MỤC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng

6

Bảng 2.2 Tỷ lệ % dân số trên thế giới sử dụng nguồn nước uống sạch
năm 2013

18

Bảng 2.3 Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch
& VSMT năm 2012

26

Bảng 2.4 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh ở một số tỉnh, thành phố

27

Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất của huyện Duy Tiên qua các
năm (2012-2014)

38

Bảng 3.2 Tình hình dân số - lao động của huyện Duy Tiên qua các năm
(2012-2014)


40

Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế huyện Duy Tiên qua các năm (2012 -2014)

43

Bảng 3.4 Các đơn vị chọn điểm điều tra nghiên cứu

48

Bảng 4.1 Nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Duy Tiên năm 2014

53

Bảng 4.2 Số hộ được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh 2014

58

Bảng 4.3 Các văn bản chủ trương của nhà nước về sử dụng nước sạch và
vệ sinh môi trường

62

Bảng 4.4 Kết quả công tác tuyên truyền về nước hợp vệ sinh trên địa
bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

64

Bảng 4.5 Các công trình cấp nước sạch tập trung huyện Duy Tiên


67

Bảng 4.6 Giá bán nước sinh hoạt

71

Bảng 4.7 Mức sẵn lòng chi trả tiền nước của nhóm hộ đã sử dụng nguồn
nước máy được điều tra

72

Bảng 4.8 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân theo mục đích sử dụng

74

Bảng 4.9 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của các hộ dân

76

Bảng 4.10 Tổng hợp ý kiến của hộ điều tra về nhu cầu sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh

79

viii


Bảng 4.11 Mức sẵn lòng chi trả tiền nước của nhóm hộ đã sử dụng
nguồn nước máy được điều tra


83

Bảng 4.12 Chất lượng nước sinh hoạt của nhóm hộ

84

Bảng 4.13 Mức sẵn lòng chi trả đấu nối công trình nước sạch của nhóm
hộ điều tra

86

Bảng 4.14 Trình độ văn hóa của hộ dân ảnh hưởng đến việc sử dụng
nước hợp vệ sinh

87

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT

Tên sơ đồ, biểu đồ

Trang

Sơ đồ 4.1 Khái quát nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu trên địa bàn huyện
Duy Tiên hiện nay


57

Biểu đồ 4.2 Các kênh tuyên truyền nước hợp vệ sinh cho hộ dân

x

64


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sinh hoạt hợp vệ sinh là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của mọi
người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, điều kiện sống của người dân.
Hiện nay, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đặc biệt ở khu vực nông thôn
luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng. Chính phủ đã ban
hành nhiều cơ chế, chính sách để thực hiện mục tiêu quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn. Từ đó, các công trình cấp nước sạch được đầu
tư xây dựng ở nhiều nơi, người dân nông thôn đã được tiếp cận với các nguồn
nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống.
Ở Việt Nam vẫn còn trên 60% dân số nông thôn chưa có nước sạch để
dùng. Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Tình hình
khô hạn, thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt. Theo tin của Ban Chỉ đạo
quốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy cả nước có
khoảng 43.729 hộ (215.720 người) thiếu nước sinh hoạt. Trong đó Đắk Lắk
12.580 hộ (126.610 người), Gia Lai 6.752 hộ (33.760 người), Ninh Thuận 11.720
hộ (58.600 người). Tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch
chỉ đạt con số rất thấp. Bắc Kạn năm 1997 mới chỉ có 11% dân số được sử dụng
nước sạch, con số này mới chỉ tăng lên đến 24% vào năm 2002. Tại các tỉnh
Đồng Tháp, Tây Ninh, con số này cũng chỉ dừng ở mức 25% và 28%. Trong
toàn quốc có trên 60% hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, phóng uế tự do

và dùng phân tươi bón cây, nuôi cá. Đó là những điều mà Chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn còn chưa đạt được (Trích
dẫn bởi Lê Thu Hương, 2014).
Huyện Duy Tiên đang thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới tại các xã, đến nay bình quân mỗi xã đã đạt 12/19 tiêu chí,
tuy nhiên rất ít xã đạt được tiêu chí 17 về môi trường. Theo Quyết định 491 của
Thủ tướng Chính phủ (2009) để đạt được tiêu chí về môi trường đối với khu
vực đồng bằng Sông Hồng có 90% hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
1


theo quy chuẩn Quốc gia; 100% các xã có cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu
chuẩn về môi trường, không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các
hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng
theo quy hoạch; chất thải được thu gom và xử lý theo quy định). Chương trình
cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn đã được các cấp ủy đảng, chính
quyền tỉnh Hà Nam hết sức quan tâm. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban
hành nhiều văn bản, chính sách để triển khai thực hiện các chương trình dự án
nước sạch nông thôn. Do vậy, một số công trình cấp nước tập trung đã và đang
được xây dựng để dần thay thế các loại hình cấp nước truyền thống không còn
phù hợp. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ngày
càng được nâng lên, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân nông thôn
về nước sinh hoạt hợp vệ sinh cũng như lợi ích của việc sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh đảm bảo cho sức khỏe, điều kiện sống cho người dân và cộng đồng.
Theo kết quả báo cáo của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Hà
Nam năm 2013 tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh cả tỉnh đạt 87,5%, riêng tại huyện Duy Tiên tỷ lệ này đạt 87% (Trung tâm
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam, 2013).
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế hiện nay trên địa bàn huyện
Duy Tiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế như công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực

nước sinh hoạt, chất lượng nước và chất lượng xây dựng các công trình cấp nước
vẫn còn thấp, một số công trình cũ quy mô nhỏ, phần lớn công trình cấp nước
của các hộ đã cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nông thôn,
giá nước còn cao so với mức thu nhập của người dân nông thôn. Bên cạnh đó
một bộ phận không nhỏ người dân nông thôn chưa ý thức được vai trò, tầm quan
trọng của việc sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, làm cho tỷ lệ người dân được
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn thấp.
Từ những vấn đề nêu trên đặt ra câu hỏi: Để phân tích thực trạng tình hình
tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân huyện Duy Tiên ra sao?
Các hộ dân có được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh không? Có biết về nước
sinh hoạt hợp vệ sinh không? Có mong muốn được sử dụng nước sinh hoạt hợp
2


vệ không? Có sẵn lòng chi trả để được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh không?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ
sinh của người dân và làm thế nào để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước
sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân?
Từ những câu hỏi trên cho thấy việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp
nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là hết sức cần thiết. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của
người dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh
của người dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam từ đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của
người dân trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao khả năng tiếp cận
nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân nông thôn.
- Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh
của người dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn nước sinh
hoạt hợp vệ sinh của người dân huyện Duy Tiên.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước
sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu và điều tra của đề tài là các vấn đề có tính chất lý luận
và thực tiễn liên quan đến nâng cao khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước sinh
hoạt hợp vệ sinh của người dân trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
3


Khách thể nghiên cứu của đề tài là chính sách, yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân nông thôn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận nguồn
nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân tại địa phương.
- Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, trong đó
tập trung nghiên cứu tại 5 xã, TT: Mộc Bắc, Đọi Sơn, Duy Minh, Tiên Nội và TT
Hòa Mạc.
- Phạm vi về thời gian
Đề tài thực hiện trong 15 tháng (từ 01/7/2014 đến 30/9/2015)
Thông tin thứ cấp thu thập của 3 năm gần đây, từ năm 2012 đến năm 2014.


4


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nước sinh hoạt và vai trò của nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, theo Luật Tài
nguyên nước (2012), nước sinh hoạt được hiểu là nước sạch hoặc nước có thể
dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì
“Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị lạ gây khó
chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại”. Hiện
nay, để xác định nước sạch, nước hợp vệ sinh phải lấy nước để xét nghiệm
theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN
02:2009/BYT) do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2009/TT-BYT
ngày 17 tháng 6 năm 2009. Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ
chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt (các cơ sở
cung cấp nước) và các cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho
mục đích sinh hoạt (Bộ Y tế, 2009).
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước
sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực
tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.
Nước có một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên sự sống của tất cả những
sinh vật, có tầm quan trọng đối với mọi mặt, mọi hoạt động của đời sống kinh
tế xã hội. Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với nước và sử dụng nước cho những
mục đích khác nhau nhưng chắc hẳn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đảo lộn rất
nhiều nếu bị mất nước trong một thời gian. Đa số hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của chúng ta đều gắn liền với nước. Từ việc nấu nướng, tắm giặt, vệ sinh
đều cần đến nước. Nếu thiếu nước cho nhu cầu hàng ngày thì rất nguy hại cho
sức khoẻ.


5


Bảng 2.1. Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng
T
T

Tên chỉ tiêu

1

Màu sắc(*)

2

Đơn vị
tính

Giới hạn tối đa cho
phép
I
II

TCU

15

15


Mùi vị(*)

-

Không có
mùi vị lạ

Không có
mùi vị lạ

3

Độ đục(*)

NTU

5

5

4

Clo dư

mg/l

5

pH(*)


-

6
7
8
9

Hàm lượng
Amoni(*)
Hàm lượng
Sắt tổng số
(Fe2+ +
Fe3+)(*)
Chỉ số
Pecmanganat
Độ cứng tính
theo
CaCO3(*)

Trong
khoảng
0,3-0,5
Trong
khoảng
6,0 - 8,5

Trong
khoảng 6,0
- 8,5


mg/l

3

3

mg/l

0,5

0,5

mg/l

4

mg/l

TCVN 6185 - 1996
(ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW
2120
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150
B và 2160 B
TCVN 6184 - 1996
(ISO 7027 - 1990)
hoặc SMEWW 2130 B

Mức độ
giám sát
A

A
A

SMEWW 4500Cl hoặc US EPA
300.1

A

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW
4500 - H+

A

SMEWW 4500 - NH3 C hoặc
SMEWW 4500 - NH3 D

A

TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe

B

4

TCVN 6186:1996 hoặc ISO
8467:1993 (E)

A

350


-

TCVN 6224 - 1996 hoặc
SMEWW 2340 C

B

-

10

Hàm lượng
Clorua(*)

mg/l

300

-

11

Hàm lượng
Florua

mg/l

1.5


-

12

Hàm lượng
Asen tổng số

mg/l

0,01

0,05

13

Coliform tổng
số

50

150

14

E. coli hoặc
Coliform chịu
nhiệt

0


20

Vi
khuẩn/
100ml
Vi
khuẩn/
100ml

Phương pháp thử

TCVN6194 – 1996
(ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW
4500 - Cl- D
TCVN 6195 - 1996
(ISO10359 - 1 - 1992) hoặc
SMEWW 4500 - FTCVN 6626:2000 hoặc SMEWW
3500 - As B
TCVN 6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc
SMEWW 9222
TCVN6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc
SMEWW 9222

A
B
B
A
A


Nguồn: (BộY tế, 2009)
Giải thích:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước
của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý
đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
6


Nước quan trọng và cần thiết như vậy, nhưng việc sử dụng còn rất lãng
phí và có nhiều hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước, tỷ lệ hộ dân được sử dụng
nước hợp vệ sinh còn thấp, nhất là dân số ở nông thôn. Theo Nguyễn Hồng Quân
(2014), tính đến hết tháng 6 năm 2014, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh của cả nước là 84%, tỷ lệ đạt thấp tập trung ở các vùng miền
núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Đây là những vùng có tỷ lệ cao về
người nghèo, dân tộc thiểu số (Nguyễn Hồng Quân, 2014).

2.1.1.2 Khái niệm nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012b), tại Quyết định số
2570: Nước sinh hoạt hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử
lý thoả mãn các điều kiện trong, không màu, không mùi, không vị. Định nghĩa này
còn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn: Nước máy hợp vệ
sinh, đây là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có
đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thoả mãn các điều kiện: trong,
không màu, không mùi, không vị. Giếng đào hợp vệ sinh là giếng đào phải nằm
cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành
giếng cao tối thiểu 0,6 m hoặc được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất
3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt

nẻ. Giếng khoan hợp vệ sinh là giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia
súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác; sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch,
đá, không bị nứt nẻ. Các nguồn nước hợp vệ sinh như nước suối hoặc nước mặt
không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hoá chất, thuốc bảo
vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề. Nước mưa được thu hứng từ
mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau khi đã xả bụi bẩn trước khi thu hứng)
trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng. Ngoài ra, còn nước mạch
lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất
thải của người hoặc động vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề. Các
nguồn nước đạt các yêu cầu nêu trên đó là các nguồn nước hợp vệ sinh (Nguồn: Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012b).

7


2.1.1.3 Khả năng tiếp cận
Sự tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm,
thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi càng nhiều người
càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng
lợi từ một hệ thống hay vật chất. Theo Jesse Ribot và Nancy Penluso (2010) cho
rằng thuật ngữ tiếp cận, được định nghĩa là “khả năng hưởng lợi từ cái gì đó”.
Theo hai tác giả này tiếp cận nên được hiểu là tập hợp các quyền và quan hệ cho
phép cá nhân hay nhóm “lấy được, quản lý và giữ được (khả năng hưởng lợi)”.
(UNDP, 2012). Còn theo Bertrand và các cộng sự định nghĩa tiếp cận là mức độ
những gói dịch vụ hợp lý đến được và sử dụng bởi các cá nhân ở một địa điểm
nào đó. Tiếp cận có nhiều phương diện khác nhau gồm phương diện vật chất,
hành chính, kinh tế, nhận thức tâm lý (Trích dẫn bởi Lê Thu Hương, 2014).
Từ các khái niệm trên cho thấy: tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh
có thể được hiểu là khả năng của các hộ dân có nhu cầu về nước sinh hoạt hợp vệ
sinh có thể mua, có thể nhận được để dùng cho sinh hoạt.

Nghiên cứu về sự tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của hộ dân là việc
xem xét cả hai phía cung và cầu của mối tương tác để đánh giá xem cung phù hợp
với cầu ở mức độ nào. Tìm hiểu mối quan hệ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tác
động tới cung và cầu như nhận thức, chi phí sử dụng nước, phong tục tập quán của
người dân… dẫn đến việc khó, hoặc không tiếp cận được nguồn nước sinh hoạt.
2.1.1.4 Khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh là việc người dân được
sử dụng nước hợp vệ sinh từ một hoặc nhiều nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân. Khả năng tiếp cận nguồn
nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân ở một địa phương cao hay thấp thể
hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ này là giá trị
chỉ số tổng số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh từ nước máy hợp vệ sinh
(công trình cấp nước tập trung), từ nguồn nước nhỏ lẻ và các nguồn nước hợp
vệ sinh khác chia cho tổng số dân nhân với 100%. Trong thực tế cung cấp
nước sinh hoạt cho hộ dân, khi một bên có phát sinh nhu cầu và một bên có
8


khả năng cung cấp sẽ có tương tác giữa hai bên- đó là khi bên có nhu cầu đã
tiếp cận được với nguồn nước sinh hoạt và nhu cầu được đáp ứng. Tuy nhiên,
vẫn có giả định rằng những trường hợp có cung và có cầu nhưng vẫn chưa dẫn
tới việc sử dụng nước sinh hoạt. Điều này có thể do cung chưa thực sự phù
hợp với cầu hoặc có những rào cản hạn chế việc sử dụng này ngay cả khi họ
có nhu cầu chẳng hạn chi phí (giá nước, chi phí đấu nối, lắp đặt, các chi phí
khác liên quan, chi phí cơ hội cho thời gian bỏ ra), phong tục tập quán, chính
sách…
Cung cấp nước sinh hoạt là lượng nước được khai thác, xử lý mà nhà máy
cấp nước tập trung cung ứng (với tư cách là người bán) có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với điều kiện các yếu
tố khác không đổi (Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2012c).

2.1.1.5. Vai trò của nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Nước là điều kiện tối cần thiết cho sức khoẻ và đời sống con người: có thể
nói không có nước thì không có sự sống trên Trái Đất. Nước chiếm trên 2/3 trọng
lượng cơ thể con người, cơ thể người trưởng thành chứa tới 65% là nước, nước
trong não chiếm tới 80% và trong cơ là 75%. Nước tham gia vào mọi quá trình
chuyển hoá trong cơ thể và vận chuyển bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Trung
bình một người trong suốt cuộc đời (70 tuổi) uống hết khoảng 35.000 lít nước.
Mỗi người chúng ta cần có ít nhất là 1,5 lít nước uống mỗi ngày, người ta có thể
nhịn đói được một tháng nhưng không thể nhịn uống nước trên một tuần.
Điều đó cho thấy, nước có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với đời
sống con người, nhưng đó chỉ là nước sạch, nhưng khi nhiễm bẩn thì ngược lại
theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì có tới 80% các loại bệnh tật liên
quan đến việc sử dụng nước bị ô nhiễm. Các loại bệnh phổ biến thường gặp ở
nông thôn là bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, phụ khoa… Đôi khi
chúng còn lây lan nhanh thành dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc và
thậm chí sinh mạng con người.
Nước sinh hoạt hợp vệ sinh được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của
các hộ gia đình cho các mục đích tắm, giặt giũ, làm cơm, cho các mục đích khác
9


như dùng để lau rửa, vệ sinh…Chính vì vai trò thiết yếu cho cuộc sống của con
người tham gia vào mọi hoạt động trong sinh hoạt của con người, nên cuối cùng
sau hơn 15 năm tranh luận, cuối tháng 7-2010, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã
bỏ phiếu công nhận tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một
trong những quyền căn bản của con người, với 122 phiếu ủng hộ, 44 phiếu trắng
và 0 phiếu chống. Đó là một sự công nhận khá muộn màng, vì nhiều quyền cơ
bản của con người được công nhận trước đó không thể tồn tại nếu không có
nước. Chẳng hạn quyền được sống, quyền được ăn... Cho đến nay, việc thiếu tiếp
cận nước sạch là vi phạm nhân quyền lớn nhất trên thế giới. Theo bà Maude

Barlow - cố vấn cao cấp về nước cho Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, gần
2 tỷ người sống trong các khu vực căng thẳng về nước và 3 tỷ người không có
nước dùng trong vòng 1 km từ nơi ở của họ. Cứ 3,5 giây có 1 trẻ em chết do
uống nước bẩn (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2010).

2.1.2 Nội dung nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh
của người dân
2.1.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về vai
trò của nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Hiện nay, phần lớn người dân nông thôn còn thiếu hiểu biết về nước sinh
hoạt hợp vệ sinh, bệnh tật và sức khỏe, đặc biệt là người dân nông thôn khó khăn
nơi các phương tiện thông tin đại chúng chưa được hiện đại. Kinh nghiệm trong
nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn đề thì với sự
giúp đỡ của nhà nước, họ có thể vươn lên khắc phục khó khăn, cải thiện được
môi trường sống cho mình tốt hơn. Vì vậy, các hoạt động tuyên truyền vận động
cộng đồng dân cư có tầm quan trọng lớn lao đối với thành công của mọi chiến
lược phát triển và vai trò cơ bản của Nhà nước trong tương lai là tập trung vào
các hoạt động tuyên truyền và quản lý hơn là trực tiếp xây dựng các công trình
cấp nước tập trung.
Triển khai các chương trình tuyên truyền, giáo dục về nước sinh hoạt hợp
vệ sinh để hướng tới thay đổi hành vi cộng đồng. Người dân phải được giáo dục
nâng cao ý thức về việc sử dụng và bảo quản tài nguyên nước, các nguồn cung
10


cấp nước. Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên
nước, nguồn nước, tạo cơ chế và điều kiện để người dân hỗ trợ giám sát, đấu
tranh, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước. Như vậy công
tác thông tin tuyên truyền chính là cầu nối, làm thay đổi nhận thức, phong tục tập
quán sử dụng nước sạch của hộ dân, đây cũng chính là nội dung quan trọng trong

bất kỳ một chương trình, đề án nào về nước sạch và vệ sinh môi trường.
Hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng, mức độ ảnh hưởng của phạm vi
tuyên truyền ngày càng sâu rộng, như những chương trình truyền thông ở cộng
đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng nhiều và được cộng
đồng hưởng ứng có thể kể đến các chương trình, các hoạt động truyền thông có
tác dụng tích cực như tổ chức tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn; Phát động phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe
nhân dân; phát động chiến dịch truyền thông ngày thế giới rửa tay với xà phòng;
tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới và ngày hội vệ sinh,
trường học; xây dựng và chỉ đạo thực hiện khung kế hoạch truyền thông cho
chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng và
phát thông điệp tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trên kênh đài
truyền hình Việt Nam và đài tiếng nói Việt Nam; duy trì thường xuyên, liên tục
trang tin và thư viện điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu về tin tức, sự kiện và tìm
kiếm tài liệu của độc giả và các đơn vị về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn ...
Một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công tác tuyên truyền còn thấp
hiện nay là:
- Các cấp, ngành, tỉnh không xây dựng kế hoạch truyền thông tổng thể về
nước sạch.
- Tần suất các hoạt động truyền thông không đều và chưa thường xuyên,
phần lớn hoạt động tập trung vào dịp tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh
môi trường.
- Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện các
hoạt động, các đơn vị được phân bổ vốn tự thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt
11


động truyền thông một cách riêng rẽ, ít phối hợp với nhau và với các hội đoàn thể
có thế mạnh trong triển khai các hoạt động tuyên truyền như đoàn Thanh niên,

hội Phụ nữ, hội Nông dân…
- Cộng tác viên cơ sở yếu và thiếu. Ở các thôn, xóm không có đội ngũ cộng
tác viên truyền thông mà chỉ dựa vào các hoạt động lồng ghép của các hội, đoàn
thể. Một số dự án tài trợ quốc tế có thiết lập mạng lưới tuyên truyền viên cấp
thôn nhưng tính bền vững không cao do không có kinh phí hỗ trợ cho đội ngũ
này sau khi dự án kết thúc.
- Kinh phí phân bổ cho truyền thông thấp, không thu hút được sự tham gia
của các cộng tác viên, các tổ chức đoàn thể.
- Các doanh nghiệp cung cấp nước sạch, Trung tâm nước sạch &VSMT
cũng chưa thật sự quan tâm đến hoạt động truyền thông, nguyên nhân do nhận
thức về vai trò truyền thông nước sạch và do lợi nhuận kinh doanh thấp nên ít
đầu tư nhiều các hoạt động truyền thông (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012a).
2.1.2.2 Xây dựng các công trình cấp nước tập trung
Hệ thống cấp nước tập trung là loại hình cấp nước công nghiệp và hiện đại,
có thể bảo đảm được chất lượng nước tốt, phát triển bền vững, sử dụng tiện lợi
góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh theo hướng đô thị hóa, giảm bớt
cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Các hệ thống này rất thích hợp với vùng
đông dân có mật độ dân số cao.
Để thực hiện tốt công tác xây dựng các hệ thống cấp nước sạch nông thôn
thì một yếu tố không thể thiếu được và cũng là một yếu tố hết sức quan trọng đó
là công tác đầu tư xây dựng. Hình thức đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, có
thể là Nhà nước đầu tư, tư nhân đâu tư hay các tổ chức nước ngoài đầu tư thông
qua Chính phủ Việt Nam. Thế nhưng phải đầu tư sao cho đúng cho phù hợp với
nhu cầu thực tiễn đề ra. Vì thế thông qua Chương trình, nhà nước sẽ hỗ trợ chi
phí xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung ở nông thôn nhằm khuyến khích
cộng đồng dân cư tham gia góp vốn và nhân lực xây dựng loại công trình này.
Mức hỗ trợ của nhà nước sẽ được xem xét ấn định tùy theo điều kiện cụ thể và
có thể lên tới 40% chi phí xây dựng cho những năm trước mắt và những năm
12



sau có thể tăng dần lên 60%, 80% và 100% tùy theo tính chất và yêu cầu cấp
thiết của từng giai đoạn và sự huy động đầu tư của các tổ chức kinh tế trong
nước và nước ngoài.
Người dân trực tiếp sử dụng các công trình cấp nước này có thể được hỗ trợ
hoàn toàn hay được hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư.
Nguồn kinh phí mà người dân phải chi trả có thể từ thu nhập của từng hộ
gia đình hoặc được vay ưu đãi tiền của quỹ tín dụng cấp nước và vệ sinh nông
thôn, ngân hàng chính sách và các tổ chức khác để chi trả cho phần góp của
mình. Đối với người nghèo ngoài kinh phí hỗ trợ cho hệ thống cấp nước tập
trung vẫn nhận được khoản hỗ trợ dành cho người nghèo để họ chi trả phần
vốn đóng góp của mình vào công trình cấp nước tập trung và đường ống
nhánh tới nhà.
2.1.2.3 Vận động hộ dân đầu tư xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ hợp vệ sinh
Tại địa bàn nông thôn cơ cấu nguồn nước sử dụng của hộ dân dùng trong
sinh hoạt rất đa dạng. Do điều kiện kinh tế, mức sống thấp nên phần lớn người dân
sử dụng nước giếng khoan và giếng khơi dùng trong sinh hoạt hàng ngày và nước
sạch dùng để ăn, uống chủ yếu là nước mưa và nước máy. Theo kết quả điều tra vệ
sinh môi trường nông thôn Bộ Y tế năm 2011 cho thấy cơ cấu nguồn nước ăn
uống, sinh hoạt chính ở các hộ gia đình ở nông thôn hiện nay vẫn chủ yếu là nước
giếng khơi, nước giếng khoan và nước mặt chiếm tỷ lệ cao nhất là ở khu vực nông
thôn. Nhìn chung chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt không đáp ứng được
tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh, nguồn nước mặt thường chịu các tác nhân gây ô
nhiễm là các loại chất hữu cơ. Các nguồn nước này chủ yếu mới qua xử lý lọc và
chứa trong bể, lu để sinh hoạt hàng ngày. Nội dung cần đặt ra là chúng ta phải
hướng dẫn các hộ dân xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt quy mô hộ; hướng
dẫn các biện pháp sử dụng nước an toàn, sử dụng các nguồn nước thay thế nước
mưa, nước mặt qua xử lý lọc… (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012a).
2.1.2.4 Xây dựng cơ chế giá nước sinh hoạt hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện
kinh tế của người dân

Do mục đích của chương trình nước sạch nông thôn là thực hiện chính sách
13


an sinh xã hội, giá nước sinh hoạt sẽ có 3 khung. Điều quan trọng là có đủ khung
giá để cho phép một cơ cấu giá có ý nghĩa nhằm tạo ra một hệ thống giá lũy tiến.
Đồng thời, độ rộng của khung cần có khả năng điều tiết một mức tiêu dùng tối
thiểu thích hợp (ở mức 4-5% thu nhập hàng tháng của một hộ có thu nhập thấp).
Ngoài mục tiêu đảm bảo chính sách an sinh xã hội và đáp ứng được nhu cầu chi
phí hoạt động của công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn phải đảm bảo đạt
được 5 mục tiêu chủ yếu sau:
- Kinh tế - đảm bảo tiền nước gắn liền với các chi phí kinh tế, do đó đạt
được hiệu quả phân bổ nguồn vốn trong lĩnh vực cấp nước.
- Tài chính - đảm bảo mỗi công ty cấp nước có đủ doanh thu trang trải tất cả
các chi phí hoạt động của mình, các khoản nợ, thuế và một phần chi phí xây dựng
cơ bản.
- Xã hội - đảm bảo người nghèo trong cộng đồng có thể được cấp nước an
toàn với giá mà họ có thể trả được.
- Bảo toàn - giá nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nhu cầu về
nước và bảo toàn các nguồn lực.
- Hành chính - đảm bảo mọi yêu cầu đều có thể được các công ty cấp nước
thực hiện (đo lượng nước tiêu thụ, lập hóa đơn và thu tiền nước) và các mức giá
nước linh hoạt đối với người tiêu dùng.
2.1.2.5 Tăng cường công tác xã hội hóa trong công tác cung cấp nước sinh hoạt
hợp vệ sinh
Nguồn vốn là một trong những vấn đề quan trọng trong việc thực hiện
Chương trình cấp nước sinh hoạt. Huy động các nguồn vốn trong nước và thu hút
đầu tư nước ngoài để phát triển cấp nước sinh hoạt là sự nghiệp của toàn dân, vì
vậy, cần xã hội hóa công tác này, huy động mọi nguồn vốn trong nước, phát huy
nội lực, đồng thời thu hút vốn nước ngoài cho đầu tư xây dựng hệ thống cấp

nước sinh hoạt. Bao gồm:
- Nhà nước dành ngân sách thỏa đáng dưới hình thức vốn trợ cấp và vốn
vay tín dụng ưu đãi để giúp cho hộ dân trên địa bàn nông thôn có điều kiện cải
thiện các công trình cấp nước nhỏ lẻ phục vụ cho sinh hoạt gia đình mình.
14


×