Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

giải pháp ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc h’mông trên địa bàn huyện than uyên tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

LA THỊ PHƯƠNG THÚY

GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ CHO HỘ ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THAN UYÊN
TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

LA THỊ PHƯƠNG THÚY



GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ CHO HỘ ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THAN UYÊN
TỈNH LAI CHÂU

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ

: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM THỊ MINH NGUYỆT

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

La Thị Phương Thúy


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế
đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Minh Nguyệt,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Than Uyên, chi
cục Thống kê, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên môi trường,
phòng Dân tộc huyện Than Uyên, Ủy ban nhân dân các xã Mường Than, Ta Gia,
Tà Mung huyện Than Uyên và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện đã
tạo điều kiện và giúp đỡ vô tư, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan để giúp tôi
hoàn thành Luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

La Thị Phương Thúy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1


Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4

Đối tượng nghiên cứu

3


1.5

Phạm vi nghiên cứu

4

1.5.1 Phạm vi về nội dung

4

1.5.2 Phạm vi về thời gian

4

1.5.3 Phạm vi về không gian

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1

5

Cơ sở lý luận

2.1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hộ và kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông 5

2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc H’mông 9
2.1.3 Sự cần thiết của việc ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc H’mông 10
2.1.4 Hoạt động kinh tế chủ yếu của hộ đồng bào dân tộc H’mông

11

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông

15

2.2

18

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm ổn định kinh tế của dân tộc thiểu số ở một số nước

18

2.2.2 Kinh nghiệm ổn định đời sống kinh tế của dân tộc thiểu số ở Việt Nam

20

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu


25

3.1

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

25

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


3.1.3 Đánh giá chung

40

3.2

41

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

41


3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu

43

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích tích số liệu

44

3.3

45

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ ở các nhóm hộ

45

3.3.2 Chỉ tiêu sử dụng nguồn lực của hộ ở các nhóm hộ

45

3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ

45

3.3.4 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng các nguồn thu của hộ ở các nhóm hộ

46


PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

47

4.1

Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ huyện Than Uyên từ năm 2012
đến nay

4.2

47

Thực trạng hoạt động sản xuất của hộ đồng bào dân tộc H’mông của
nhóm hộ điều tra ở huyện Than Uyên

50

4.2.1 Tình hình chung về các hộ điều tra

50

4.2.2 Thực trạng của hoạt động sản xuất của hộ dân tộc H’mông

53

4.3

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất của đồng bào dân

tộc H’mông

78

4.3.1 Nhóm yếu tố bên trong

78

4.3.2 Nhóm yếu tố bên ngoài

89

4.4

Đánh giá thực trạng kinh tế của đồng bào dân tộc H’mông ở huyện Than
Uyên

92

4.4.1 Thành tựu

92

4.4.2 Những nguyên nhân, tồn tại và hạn chế

96

4.5

Giải pháp ổn định kinh tế cho đồng bào dân tộc H’mông ở huyện Than Uyên 97


4.5.1 Giải pháp chung

97

4.5.2 Giải pháp cụ thể đối với hộ dân tộc H’mông ở huyện Than Uyên

104

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

110

5.1

Kết luận

110

5.2

Kiến nghị

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

114
Page v



PHỤ LỤC

110
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ANTQ

: An ninh tổ quốc

BQ

: Bình quân

CC

: Cơ cấu

CNH

: Công nghiệp hóa

DTTS

: Dân tộc thiểu số


DV

: Dịch vụ

GT

: Giá trị

HĐH

: Hiện đại

HTX

: Hợp tác xã

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

QL

: Quốc lộ

UBND


: Ủy ban nhân dân

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phầm

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 2012 -2014

30

3.2


Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2012 – 2014

32

3.3

Tình hình nhân khẩu huyện chia theo dân tộc năm 2014

34

3.4

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2012 – 2014

39

3.5

Số lượng hộ điều tra theo dân tộc và theo thu nhập

43

3.6

Phương pháp, cách thức thu thập số liệu thứ cấp

43

4.1


Phân loại hộ trên địa bàn huyện qua 3 năm 2012 – 2014

49

4.2

Một số thông tin cơ bản về chủ hộ đồng bào dân tộc H'mông

51

4.3

Một số thông tin cơ bản về hộ đồng bào dân tộc Kinh

52

4.4

Doanh thu năm 2014 của hộ đồng bào dân tộc H’mông

55

4.5

Kết quả sản xuất trồng trọt bình quân của hộ dân tộc H’mông qua
3 năm 2012 – 2014

56


4.6

Kết quả sản xuất trồng trọt bình quân theo nhóm hộ năm 2014

57

4.7

Kết quả sản xuất chăn nuôi bình quân của hộ dân tộc H’mông qua
3 năm 2012 – 2014

4.8

59

Tình hình chăn nuôi một số con vật chính của các nhóm hộ điều
tra năm 2014

60

4.9

Kết quả sản xuất chăn nuôi bình quân theo nhóm hộ năm 2014

61

4.10

Kết quả sản xuất lâm nghiệp bình quân của hộ dân tộc H’mông
qua 3 năm 2012 – 2014


63

4.11

Kết quả sản xuất lâm nghiệp bình quân theo nhóm hộnăm 2014

65

4.12

Số hộ có người tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ và hoạt động
ngành nghề ở hộ đồng bào dân tộc H’mông qua 3 năm 2012 – 2014

67

4.13

Chi phí sản xuất của hộ dân tộc H’mông năm 2014

69

4.14

Xu hướng sản xuất kinh tế của hộ đồng bào dân tộc H’mông qua 3
năm 2012 – 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

71

Page vii


Số bảng

4.15

Tên bảng

Trang

Kết quả sản xuất của hộ đồng bào dân tộc H’mông qua 3 năm
2012 – 2014

76

4.16

Hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ đồng bào dân tộc H’mông năm 2014

77

4.17

Nguồn vốn chủ yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ

78

4.18


Tỉ lệ hộ đã từng vay vốn và lượng vay bình quân

79

4.19

Mục đích vay vốn của nhóm hộ dân tộc H'mông và dân tộc Kinh

80

4.20

Tình hình đất đai và sử dụng đất đai bình quân hộ năm 2014

81

4.21

Tình hình nhân khẩu, lao động của hộ dân tộc H'mông năm 2015

84

4.22

Trình độ lao động trong các hộ đồng bào dân tộc H'mông năm 2014

86

4.23


Tài sản phục vụ sản xuất của hộ tính đến cuối năm 2014

87

4.24

Kết quả phân tích SWOT

95

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi đã nhận được sự quan
tâm đặc biệt, nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án được tổ chức,
triển khai thực hiện trên nhiều lĩnh vực. Các tỉnh miền núi đã có những khởi sắc
về kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao
ngày một cải thiện. Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ nhưng đến nay miền núi nước
ta vẫn là khu vực kinh tế lạc hậu, chậm phát triển so với cả nước, khoảng cách
chênh lệch phát triển giữa miền núi và miền xuôi có xu hướng ngày càng tăng.
Tính bền vững của quá trình phát triển miền núi chưa được đảm bảo bởi còn
nhiều hạn chế, yếu kém. Đời sống của đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, đói nghèo, học vấn thấp, bệnh

dịch, suy dinh dưỡng với tỷ lệ cao là những vấn đề xã hội cấp bách cần phải giải
quyết trong quá trình phát triển miền núi hiện nay.
Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại thì vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi cho
đồng bào dân tộc thiểu số càng trở nên cấp bách. Ngoài việc giảm sự phân hóa
giàu nghèo với dân tộc đa số thì ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
còn góp phần ổn định kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của địa phương, từng
bước đưa đồng bào dân tộc vùng cao sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, có
cuộc sống văn hoá lành mạnh, xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng, đoàn kết
tương trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, mỗi dân tộc thiểu số vùng cao lại có trình độ phát triển kinh tế
- xã hội khác nhau, có sự đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý xã hội, phong tục tập
quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá, nghệ thuật. Cùng với sự thay đổi nhanh
chóng của ngoại cảnh, các chính sách cần có sự thay đổi và điều chỉnh cho phù
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


hợp nhằm tạo ra động lực mới cho phát triển sản xuất của đồng bào các dân tộc
thiểu số. Bởi vậy nghiên cứu về ổn định kinh tế cho hộ đồng bào các dân tộc
thiểu số càng trở nên cần thiết hơn trong việc góp phần giúp các cơ quan chức
năng tham khảo, vận dụng vào điều kiện của từng vùng, từng dân tộc, để có
những chính sách, phương pháp đúng đắn và phù hợp hơn trong việc phát triển
bền vững kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc trong giai đoạn công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước như hiện nay.
H’mông là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam,
thường cư trú ở khu vực núi cao phía Bắc với độ cao trên 800 mét so với mực
nước biển, giáp biên giới Việt – Trung. Với không gian tách biệt với các vùng cư
trú thấp và nền kinh tế phụ thuộc vào trồng lúa, ngô, sắn và nhất là cây thuốc

phiện, H’mông đã tìm mọi cách để “có thể duy trì được nền tự trị tộc người”
(Nguyễn Mạnh Tiến, 2015). Chính vì vây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến
tình hình đời sống và sản xuất của đồng bào dân tộc H’mông với nhiều chính
sách hỗ trợ, ưu tiên giúp đồng bào tin tưởng vào chính quyền, tăng cường xây
dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số, từng bước thoát khỏi cảnh nghèo
nàn lạc hậu, nhanh chóng ổn định đời sống kinh tế.
Than Uyên là một huyện miền núi với 10 dân tộc khác nhau cùng sinh
sống. Trong đó, dân tộc H’mông có tỷ lệ dân số khá cao, chiếm 10,34% tổng số
nhân khẩu trong toàn huyện (sau dân tộc Thái và Kinh) có điều kiện kinh tế rất
khó khăn (Phòng Dân tộc huyện Than Uyên, 2014). Dù huyện được thành lập đã
lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu
tình hình sản xuất của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn một cách cụ thể
nhằm phân tích tìm ra nguyên nhân, những yếu tố kìm hãm sự phát triển cũng
như đề ra những giải pháp ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc H’mông nói
riêng và huyện Than Uyên nói chung, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu kinh tế của huyện. Để làm được điều đó phải
xuất phát từ thực trạng cuộc sống cũng như cách làm kinh tế của các nông hộ dân
tộc H’mông. Do vậy, chúng tôi tiến hành chọn: “Giải pháp ổn định kinh tế cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


hộ đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh
tế của hộ đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai

Châu; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc
H’mông, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ổn định kinh tế
cho hộ đồng bào dân tộc H’mông;
(2) Đánh giá thực trạng kinh tế của hộ đồng bào dân tộc H’mông trên địa
bàn huyện Than Uyên trong thời gian qua;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế của hộ đồng bào dân tộc
H’mông trên địa bàn huyện Than Uyên;
(4) Đề xuất giải pháp ổn định kinh tế của hộ đồng bào dân tộc H’mông
trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Lý thuyết về hộ và hộ đồng bào dân tộc H’mông là gì?
(2) Ổn định kinh tế là gì? Tại sao phải ổn định kinh tế cho hộ đồng bào
dân tộc H’mông?
(3) Thực trạng kinh tế của hộ đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn
huyện Than Uyên trong thời gian qua như thế nào?
(4) Yếu tố nào ảnh hưởng đến kinh tế của hộ đồng bào dân tộc H’mông?
Yếu tố nào thúc đẩy? Yếu tố nào kìm hãm? Yếu tố nào quyết định?
(5) Làm thế nào để ổn đinh kinh tế của hộ đồng bào dân tộc H’mông
trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp ổn định kinh tế cho hộ đồng bào

dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hoạt động sản xuất chủ yếu: sản
xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp và sản xuất ngành nghề - kinh doanh, dịch
vụ của hộ đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn nghiên cứu.
1.5 Phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu thực trạng kinh tế của hộ đồng bào dân tộc H’mông
trong 3 năm gần đây (2012-2014), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế
của hộ đồng bào dân tộc H’mông, từ đó đề xuất một số giải pháp ổn định kinh tế
cho hộ đồng bào dân tộc H’mông đang sinh sống trên địa bàn huyện Than Uyên,
tỉnh Lai Châu.
1.5.2 Phạm vi về thời gian
Các số liệu thu thập chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2014. Số liệu điều tra
phỏng vấn các hộ đồng bào dân tộc H’mông từ 04/2015 đến 06/2015.
1.5.3 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn các xã có người dân tộc H’mông đang sinh
sống trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hộ và kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông
2.1.1.1 Khái niệm về hộ và hộ đồng bào dân tộc H’mông

a. Khái niệm về hộ và hộ nông dân
(1) Hộ
Trong Từ điển Tiếng anh (English Dictionary, 1964) định nghĩa “Hộ là tất
cả những người sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những
người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung”.
Trong Tạp chí Khoa học Quốc tế (1987), Gee Me (1988) khi viết về những
thay đổi đặc điểm kinh tế các hộ vùng Đông Nam Á và sau đó một vài nhà kinh tế
Việt Nam đã đưa ra một số khái niệm tương đối hoàn chỉnh về hộ “Hộ là một
nhóm người có cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung trong
một mái nhà, cùng ăn chung một mâm cơm, cùng tiến hành sản xuất chung và có
cùng chung một ngân quỹ”.
Theo Kinh tế hộ nông dân của Đào Thế Tuấn (1995) thì “Hộ là một nhóm
người có cùng chung huyết tộc, sống chung hay không sống chung với những
người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có cùng chung một
ngân quỹ và có phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên sáng tạo ra”.
Như vậy, cả cá nhân và tổ chức khi nhìn nhận về hộ và quan niệm về hộ
không giống nhau. Tuy nhiên trong đó có nét chung để phân biệt về hộ, đó là:
- Hộ là những người có chung hay không chung huyết tộc và có quan hệ
hôn nhân.
- Hộ là nhóm người cùng chung sống dưới một mái nhà.
- Hộ là nhóm người cùng có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
- Hộ là những đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế. Một gia đình có
thể bao gồm nhiều hộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


(2) Hộ nông dân
Theo Ellis (1998) định nghĩa: “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm

sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự
tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Ở Việt Nam, Đào Thế Tuấn (1995) định nghĩa: “Hộ nông dân là hộ chủ
yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và
hoạt động phi nông nghiệp nông thôn”.
Từ các khái niệm, định nghĩa trên cho thấy hộ nông dân là những hộ sống
ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia hoạt
động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau, hộ nông dân là một đơn vị kinh
tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất và là một đơn vị tiêu dùng.
b. Hộ đồng bào dân tộc H’mông
(1) Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất
trong một nước có nhiều dân tộc.
Khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số
trong một quốc gia đa dân tộc và không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ
phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ
thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Kinh
(Việt) chiếm tuyệt đại đa số nhân khẩu, theo thống kế điều tra dân số năm 1999,
53 dân tộc thiểu số trong cả nước có gần 84 triệu người, chiếm gần 14% tổng số
nhân khẩu trong cả nước. Cho nên cái tên “dân tộc thiểu số”, là khái niệm số
lượng đối ứng tương đối với dân tộc Kinh về nhân khẩu nhiều hay ít, không
mang bất cứ hàm ý kì thị hoặc bất bình đẳng nào, nó là tên gọi chung của các dân
tộc ngoài dân tộc Kinh của Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6



(2) Hộ đồng bào dân tộc H’mông
Đồng bào là một cách gọi giữa những người Việt Nam, có ý coi nhau như
con cháu của cùng tổ tiên sinh ra. Hiện nay trong văn nói cũng như văn viết tại
Việt Nam, từ “đồng bào” được sử dụng rất rộng rãi và bao phủ hầu hết các đối
tượng, có thể nói trong nhiều hoàn cảnh nó được dùng để thay thế từ nhân
dân hay người dân Việt Nam.
Dân tộc H’mông là một trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có khoảng
80 vạn người thuộc nhóm ngôn ngữ: H’mông – Dao (Nguyễn Đăng Văn, 2011).
Từ những khái niệm về hộ, hộ nông dân, đồng bào, dân tộc thiểu số trên
đây, ta có thể có một số cách nhìn nhận về hộ đồng bào dân tộc H’mông:
Hộ đồng bào dân tộc H’mông là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, dùng để chỉ
một nhóm người trong đó chủ hộ là người dân tộc H’mông và chiếm đa phần
trong hộ, nhóm người này có cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng
sống chung trong một mái nhà, cùng ăn chung một mâm cơm, cùng tiến hành sản
xuất chung và có cùng chung một ngân quỹ.
Hộ đồng bào dân tộc H’mông là hộ nông dân, họ sống ở khu vực núi cao,
có hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ đồng bào dân tộc H’mông còn tham gia
hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau, hộ là một đơn vị kinh tế cơ
sở, vừa là một đơn vị sản xuất và là một đơn vị tiêu dùng.
2.1.1.2 Kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông
a. Kinh tế hộ nông dân
Theo quan niệm của Ellis (1998): “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của
những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu
sức lao động gia đình, sản xuất của hộ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn
hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”.
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã
hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất
được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


nhà, ăn chung và mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy
thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
Nhìn chung, kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:
- Đây là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan
hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống.
- Đất đai là yếu tố quan trọng trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân.
Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân
và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ.
- Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động
mang tính thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu khác
của gia đình.
- Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu
có quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ thấp, chưa gắn chặt với thị
trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại.
b. Kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông
Trước hết kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông là một loại hình kinh tế hộ
nông dân nhưng nó đặc trưng bởi những đặc điểm, tính chất của hộ đồng bào dân
tộc H’mông như phong tục tập quán, phương thức hoạt động sản xuất kinh
doanh... phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đặc thù cụ thể.
Kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông là kinh tế hộ nông dân, là những hộ
hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và những
hoạt động phi nông nghiệp ở khu vực miền núi.
Kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông là một trong những hình thức tổ
chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền
vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung trong hộ đồng bào dân tộc H’mông

để họ tiến hành sản xuất. Cũng có chung nguồn ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung và mọi quyền quyết định trong sản xuất, kinh doanh và đời sống là tùy
thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, đặc biệt hỗ trợ và tạo điều kiện để
phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc H’mông
Theo tư duy triết học và tổng kết từ thực tiễn thì ổn định là trạng thái tồn
tại hài hòa các yếu tố phát triển; nó mang tính tương đối và tính động. Ổn định là
phạm trù phản ánh sự ổn định về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh của đất nước. Ổn định là điều kiện để sự phát triển diễn ra tốt. Không có
sự ổn định cần thiết thì sự phát triển không diễn ra theo ý muốn. Sự ổn định gắn
liền với con người và xã hội. Thiếu vắng con người trong mối quan hệ xã hội thì
không có sự hiện diện của ổn định. Ổn định không thể tồn tại dựa vào ý chí chủ
quan mà nó tồn tại trên cơ sở vững chắc các mối quan hệ xã hội, sự đảm bảo
vững chắc công bằng, bình đẳng, kỷ cương, kỷ luật và tâm lý xã hội cùng phát
triển theo luật pháp. Mọi thành viên trong xã hội không thể mong chờ ổn định mà
không đóng góp công sức của mình để tạo dựng sự ổn định cần thiết nhằm phát
triển đất nước (Nguyễn Phú Trọng, 2011).
Ổn định kinh tế là trạng thái tồn tại hài hòa các yếu tố phát triển kinh tế. Ở
mỗi khu vưc, sự ổn định kinh tế được nhìn theo nhiều khía cạnh và mức độ khác
nhau, nhưng vẫn tập trung vào các tiêu chí nhất định nhằm đảm bảo kết hợp hài
hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống xã hội, cân bằng tốc
độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên
nhiên và khoa học công nghệ. Ở khu vực thành thị, các yếu tố trên luôn đạt ở
mức cao nên cần rất nhiều sự cố gắng cũng như đầu tư của xã hội để duy trì sự ổn
định đó. Còn ở khu vực nông thôn hoặc miền núi, mục tiêu ổn định kinh tế trước

tiên gắn với ổn định sản xuất kết hợp với khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn
có. Nên với bất cứ một sự cố gắng hoặc đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất
đều có thể nhanh chóng thấy được sự thay đổi về mặt kinh tế, từ đó tác động trở
lại đến đời sống xã hội. Như vậy, có thể thấy mức độ phát triển kinh tế ảnh
hưởng đến trạng thái ổn định kinh tế, mức độ phát triển kinh tế càng cao thì càng
cần nhiều yếu tố để đạt được trạng thái ổn định kinh tế.
Đối với hộ đồng bào dân tộc H’mông, sinh sống ở khu vực miền núi, điều
kiện để phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì hoạt động sản xuất nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


nghiệp là chủ yếu. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
bao gồm yếu tố bên trong (nguồn lực đất đai, vốn, con người, phong tục tập
quán...) và yếu tố bên ngoài (khí hậu thời tiết, khoa học kỹ thuật, thị trường,
chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước...). Ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân
tộc H’mông là việc giúp các hộ ổn định sản xuất kết hợp khai thác và tận dụng
các lợi thế cũng như khắc phục khó khăn mà các yếu tố ảnh hưởng mang lại.
Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc định hướng phát triển nhằm
xóa dần khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền núi và miền xuôi. Ổn định
kinh tế hộ là mục tiêu quan trọng hàng đầu, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương cũng như của đất nước. Có ổn định kinh tế hộ mới
có ổn định về chính trị, xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng của địa phương.
2.1.3 Sự cần thiết của việc ổn định kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc H’mông
Ổn định kinh tế đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất lớn trong các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, anh ninh quốc phòng.
2.1.3.1 Đối với kinh tế nói chung
Kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời với nền
kinh tế quốc dân. Là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước ở

nhiều vùng miền khác nhau. Ổn định kinh tế hộ không những phát huy được khả
năng tự lực của hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tạo ra của cải vật chất xã
hội, đồng thời quá trình phát triển kinh tế hộ này còn giúp cho quá trình khai thác
tài nguyên thiên nhiên được hiệu quả và tối ưu.
Ổn định kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số là động lực quan trọng góp
phần thúc đẩy kinh tế vùng khó khăn, miền núi, vùng xa từ đó đảm bảo cho cơ
cấu kinh tế quốc dân ở mức hài hòa, không chênh lệch giữa các vùng miền. Từ
đó tạo tính bền vững trong phát triển kinh tế đất nước.
2.1.3.2 Đối với các vấn đề chính trị, văn hóa.
Sự hài hòa giữa các dân tộc trên lãnh thổ quốc gia là nhân tố đảm bảo cho
các vấn đề chính trị. Sự ổn định về chính trị phụ thuộc rất lớn vào các dân tộc.
Nhiều quốc gia đa dân tộc trên thế giới đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


chính trị do xung khắc về lợi ích kinh tế giữa các dân tộc. Mà nguyên nhân sâu
xa của vấn đề là sự phát triển không hài hòa về kinh tế các dân tộc, kinh tế hộ các
dân tộc thiểu số không được trú trọng thì tất yếu dẫn đến xung đột nảy sinh trong
quá trình phát triển. Bởi vậy có thể thấy, ổn định và phát triển kinh tế hộ có vai
trò quan trọng trong việc giữa vững tình hình ổn định chính trị quốc gia.
Ổn định và phát triển kinh tế hộ đồng bào các dân tộc thiểu số là nhân tố
quan trọng nhằm giữ gìn những văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Quá trình phát triển kinh tế gắn liền với việc phát huy và giữa gìn những giá trị
văn hóa truyền thống của các dân tộc. Điều kiện kinh tế tốt hơn, sẽ giúp hộ đồng
bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát huy những giá trị tốt đẹp từ xa xưa của dân
tộc mình. Bên cạnh đó, nó còn là nhân tố thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển
những nền văn hóa mới ở những khu vực đặc thù.
2.1.3.3 Đối với an ninh quốc phòng.

Các dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những vùng núi, vùng giáp ranh
biên giới. Có thể coi đây là bức tường vững chắc cho quốc phòng và an ninh biên
giới của quốc gia. Ổn định và phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số sẽ
tạo ra sức mạnh về kinh tế, giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống, đồng thời
tạo ra bức tường vững mạnh hơn trong việc gìn giữ biên cương của tổ quốc.
Ổn định và phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số hợp lý sẽ tạo ra
lượng của cải vật chất lớn cho quốc phòng an ninh ngay tại địa phương. Giúp tiềm
lực của lực lượng vũ trang nhân dân, quốc phòng địa phương vững mạnh hơn trong
công tác bảo vệ tổ quốc.
2.1.4 Hoạt động kinh tế chủ yếu của hộ đồng bào dân tộc H’mông
Nền kinh tế truyền thống của cộng đồng dân tộc H’mông, chủ yếu là
nương rẫy kết hợp với lúa nước. Hoạt động kinh tế của các dân tộc này trước đây
cũng như hiện nay còn ở một trình độ phát triển rất thấp, thể hiện ở ba dạng hình
thức cơ bản sau:
2.1.4.1 Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Đây là đặc trưng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


của nền kinh tế hầu như hoàn toàn dựa vào tài nguyên đất, nước, khí hậu... theo
kiểu tự túc tự cấp, ăn hết bao nhiêu đến vụ sau thì làm bấy nhiêu, không để sản
phẩm ứ đọng quá một vụ.
a. Trồng trọt
Trải qua nhiều đời canh tác mà đồng bào có kinh nghiệm làm nương trên
các triền núi, có độ dốc lớn. Trước đây đồng bào thường phá rừng làm rẫy gieo
lúa nương, trồng ngô, sau ba năm canh tác lại bỏ hoang đi làm nơi khác rồi vài ba
năm sau lại quay lại nương cũ. Ngày nay việc giao đất giao rừng và chuyển giao
kỹ thuật đã giúp đồng bào thâm canh giống mới, hiện tượng phá rừng làm nương

không còn phổ biến nữa.
Đồng bào H’mông chỉ làm ngô một vụ, gieo trồng vào tháng 2 âm lịch và
thu hoạch vào cuối tháng 5, ngày nay một số nơi đã trồng thêm vụ ngô hè để bảo
đảm nhu cầu lương thực. Do năng suất không cao nên bình quân đầu người phải
trồng khoảng 6 - 7 ống ngô (mỗi ống tương đương 0,8 - 1,0 kg ngô hạt) trên diện
tích gieo trồng khoảng 400m2, thu hoạch được khoảng 50kg ngô hạt mới đảm
bảo được nhu cầu lương thực.
Đồng bào H’mông trồng ngô là chính, còn trồng lúa nương, nhưng chỉ chủ
yếu làm xôi và bánh vào các dịp lễ tết. Lúa nương thường được đồng bào trồng
vào tháng 4, tháng 5 để đón mưa và thu hoạch vào các tháng 9, tháng 10. Mỗi
đám nương rẫy canh tác theo lối quảng canh thì chỉ giữ được độ màu mỡ trong
vòng 2 - 3 năm, sau đó nương bị bạc màu, đất thoái hoá, phải bỏ nương đi nơi
khác. Vì vậy năm nào đồng bào cũng phải tiến hành phát nương làm rẫy để vừa
có nương mới, vừa làm nương cũ, phát hết rừng gần thì chuyển sang làm nương
trên rừng xa, phát dưới thấp hết rồi thì phát đến nương cao, có nương lan tới đỉnh
núi làm ảnh hưởng nhiều đến quỹ rừng của địa phương.
Cây sắn cũng được đồng bào vùng cao trồng nhiều để làm thức ăn cho
lợn. Ngoài ra họ còn trồng một số cây khác như trồng đỗ tương và trồng bông.
Rẫy trồng bông và đỗ tương được chọn rất kỹ và phải là mảnh đất tốt nhiều màu
mỡ, có nhiều ánh nắng. Nhiều nơi, đỗ tương đã trở thành cây trồng kinh tế, tăng
thu nhập cho các hộ gia đình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


Cây ăn quả như mận, đào, cam, quýt, mía, chuối, bưởi... được trồng khá nhiều
quanh nhà, trên nương ở vùng cao Lai Châu, song rất phân tán theo các hộ gia đình
nên không đủ lượng để có thể kích thích thương lái đến thu mua, chỉ phục vụ cho nhu
cầu đời sống mà không trở thành hàng hoá được (Trần Bình và cs., 2007).

b. Chăn nuôi
Người dân tộc H’mông ở vùng cao chăn nuôi gia súc như trâu, bò, ngựa,
dê và các loại gia cầm, chủ yếu là để làm sức kéo và nguồn thực phẩm tự cung tự
cấp. Tuy vậy, ngày nay cũng đã có những gia đình có đàn trâu bò khá lớn đến vài
chục con chủ yếu là nuôi bò để bán, nên trước khi bán bò được nhốt chuồng và
vỗ béo bằng thân cây ngô, cây đỗ, cỏ tươi, có khi tưới nước muối nên bò chóng
lớn và béo, tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Song việc chăm sóc đàn trâu bò
đem bán chủ yếu là phục vụ nhu cầu mua sắm đồ dùng trong gia đình như mua
dầu, muối và các đồ dùng khác hoặc làm nhà, sửa nhà, hay để chi dùng cho ma
chay, cưới xin.
Lợn là vật nuôi phổ biến trong các cộng đồng đồng bào vùng cao, thông
thường mỗi gia đình đều nuôi 1- 4 con lợn hoặc nhiều hơn để chuẩn bị cho công
việc như lễ mùa, lễ cưới, làm nhà. Lợn thường nuôi thả rông, chỉ nhốt lợn nái,
lợn bột và lợn vỗ béo, vì vậy năng suất rất thấp. Tuy gần đây, đồng bào bắt đầu
áp dụng tiến bộ khoa học nên ở một số nơi đã không thả rông và năng suất lợn
nuôi cũng tăng lên, song lợn nuôi chưa thành hàng hoá vì chưa có nhu cầu tiêu
thụ nên chưa kích thích được sự phát triển đàn lợn vùng cao. Gà cũng được nuôi
rất nhiều, gà H’mông là một giống gà quý, sau đó đến vịt, ngan, ngỗng, ong cũng
được nuôi nhiều, một số nơi có điều kiện đã nuôi cá. (Trần Bình và cs., 2007)
2.1.4.2 Sản xuất lâm nghiệp
Trồng trọt lúa ngô, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công tạo ra sản phẩm
cần thiết cho tiêu dùng bản thân, nhưng người vùng cao Lai Châu vẫn chưa chịu
rời hái lượm, là nghề khai thác bầu sữa tự nhiên của núi rừng. Hàng ngày, người
H’mông vào rừng săn bắt, hái lượm để phục vụ cho đời sống thường nhật: rau
quả, các loại củ, măng, nấm, chim, thú.. Hái lượm, săn bắt ngoài nhu cầu kinh tế,
đó còn là một nhu cầu văn hoá, là thú vui, một cách để con người hoà mình trở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13



lại với thế giới quen thuộc của mình.
Một trong những hoạt động kinh tế lâm nghiệp phát triển trong các cộng
đồng đồng bào vùng cao là săn bắt thú rừng. Ngày nay săn bắt không thành hoạt
động chính nữa vì đồng bào đã định cư. Việc săn bắn, hái lượm tuy không còn
đóng vai trò quyết định trong cuộc sống đồng bào vùng cao, nhưng sản phẩm
rừng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Những thúc ép về nhu cầu thực
phẩm trong cuộc sống hàng ngày làm cho cuộc sống vẫn còn lệ thuộc rất nhiều
vào nguồn tài nguyên rừng (Trần Bình và cs., 2007).
2.1.4.3 Sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống
Đồng bào dân tộc H’mông vùng cao thường phát triển các nghề phụ như
dệt vải: rèn đồ dùng, dụng cụ; đan lát, làm ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho
hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
Đồng bào H’mông dệt vải để thoả mãn nhu cầu may mặc, nên nghề dệt phát
triển từ xa xưa. Mỗi gia đình đều có một khung cửi để dệt vải dùng trong gia đình.
Dệt vải lanh tốn rất nhiều thời gian và công sức, nhưng bên cạnh ý nghĩa kinh tế
còn ý nghĩa xã hội, bởi sự khéo léo và chăm chỉ trong dệt vải là một trong những
tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức của chị em. Chính vì thế chị em đang ở độ
tuổi xây dựng gia đình thường rất bận rộn với việc dệt vải.
Một số người trong các cộng đồng người H’mông biết rèn nông cụ và
súng kíp. Súng hoả mai của người H’mông là mặt hàng được ưa dùng, còn nghề
rèn của đồng bào H’mông nổi tiếng với kỹ thuật tôi, khoan đạt đỉnh cao.
Dân tộc H’mông đã sáng tạo ra chiếc cày, chiếc cuốc mang nét đặc trưng
riêng, ở khắp vùng cao các dân tộc đều dùng loại nông cụ này mang tên chiếc cày
Mông, chiếc cuốc bướm.
Nghề mộc để sản xuất các đồ bằng gỗ trong gia đình như thùng, chậu, bát,
thìa gỗ. Nghề làm cối giã bằng gỗ và bằng đá cũng phát triển vì đây là những công
cụ không thể thiếu được trong mỗi gia đình người H'mông.
Đan lát là nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao để phục vụ nhu cầu sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 14


hoạt trong gia đình, một số sản phẩm đan lát đem bán, trao đổi lấy hàng hoá khác.
Ngoài những nghề trên, trong mỗi khu vực cư trú đều có một số người làm
các nghề khác phục vụ nhu cầu của bà con như chạm bạc, ép dầu, làm đường
mật, làm cối đá, nhưng những nghề này không thành truyền thống, nhất là sau
khi bà con đã định canh, định cư gần đường giao thông, giao lưu hàng hoá phát
triển, đã làm cho các nghề truyền thống dần mất đi, một số nghệ nhân không còn
hành nghề nữa, dụng cụ chế tác cũng bị mất hoặc đã bị hỏng.
Như vậy, giá trị của nghề thủ công truyền thống trong đời sống đồng bào
Hmông vùng cao Lai Châu biểu hiện ở hai nội dung cơ bản:
(1) Giá trị kinh tế của chính những sản phẩm được tạo ra. Các sản phẩm
này thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt của con người trong đời sống cá nhân, gia
đình, cộng đồng.
(2) Giá trị về bản sắc văn hoá tộc người phản ánh dưới nhiều góc độ, đa
dạng và rất phong phú thông qua các sản phẩm của các nghề thủ công truyền
thống tạo ra.
Đây là các giá trị vừa thoả mãn các nhu cầu sử dụng vừa thoả mãn các giá
trị tinh thần khác mang đặc trưng văn hoá tộc người ví dụ như nghệ thuật tạo
hình, nghệ thuật trang trí với các loại đồ án hoa văn dệt, đan, mà khi tiếp xúc với
các sản phẩm hay sử dụng người ta dễ nhận biết đó là của tộc người này hay của
tộc người khác (Trần Bình và cs., 2007).
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ đồng bào dân tộc H’mông
2.1.5.1 Nhóm yếu tố bên trong
a. Nguồn lực về tài chính
Trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là
điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định
đến phương thức sản xuất kinh doanh của hộ. Có vốn, có thể mở rộng quy mô sản

xuất chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, có vốn thì có thể mua sắm trang thiết bị
hiện đại phục vụ cho sản xuất, làm giảm chi phí, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ
nông dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


b. Nguồn lực về đất đai
Đối với sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể
thay thế được, bởi đất không chỉ là nơi cư trú, trao đổi chất dinh dưỡng của cây
trồng, mà tính chất nông hoá của đất có liên quan mật thiết đến từng loại nông sản
phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
c. Nguồn lực về lao động
Nguồn lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu tiến
bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải có
chuyên môn mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
d. Công cụ sản xuất
Công cụ sản xuất có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó
quyết định đến năng suất lao động và thể hiện trình độ áp dụng công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Muốn sản xuất có hiệu quả thì phải sử dụng
công cụ phù hợp.
e. Phong tục tập quán sản xuất
Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khác nhau, đặc biệt yêu cầu
thích nghi của các giống cây trồng, vật nuôi cũng khác nhau ở mỗi vùng sinh thái,
đòi hỏi phải có những kỹ thuật canh tác và nuôi trồng phù hợp với điều kiện từng
vùng. Ngoài ra mỗi vùng, mỗi địa phương còn có những ngành nghề truyền thống
khác nhau, quan niệm về kinh doanh thương mại dịch vụ cũng khác nhau. Chính vì
những đặc điểm đó mà tập quán sản xuất ăn sâu vào ý thức của nông dân. Ngày

nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật và thị trường phát triển, những hộ nào biết thay
đổi những tập quán sản xuất cũ lạc hậu, hiệu quả thấp và phát huy được những
ngành nghề truyền thống có khả năng cạnh tranh với thị trường thì cải thiện được
thu nhập và ngược lại. Vì vậy, phong tục tập quán là nhân tố quyết định đến sự
thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập,
góp phần ổn định kinh tế của hộ dân tộc H’mông.
2.1.5.2 Nhóm yếu tố bên ngoài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


×